Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Xây dựng và ứng dụng ngân hàng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có sử dụng hình ảnh trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh về nội dung kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch mã”, Sinh học cơ bản 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRUNG TÂM GDTX BUÔN HỒ


XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN CÓ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH
TRONG VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC
BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ, SINH HỌC CƠ BẢN
12 – THPT

NGƯỜI THỰC HIỆN: TẠ HỮU THÙY LINH

Buoân Hoà, thaùng 01 naêm 2011
1


MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2
Phần II. NỘI DUNG............................................................................................... 2
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 2
2. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ........................................................... 5
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 6
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 17
1. Kết luận .................................................................................................. 17
2. Kiến nghị ................................................................................................ 17



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2


Chữ viết tắt

Đọc là

CNTT

Công nghệ thông tin

DHTC

Dạy học tích cực

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KTĐG

Kiểm tra đánh gia


MCQ

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

NTBS

Nguyên tắc bổ sung

Nu

Nuclêôtit

NXB

Nhà xuất bản

PTTQ

Phương tiện trực quan

SV

Sinh vật

TB

Tế bào

THPT


Trung học phổ thông

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

TNTL

Trắc nghiệm tự luận

3


Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của nền tri thức nhân
loại, khoa học giáo dục đã có những b ước chuyển mình mạnh mẽ nhằm đào tạo những con
người có khả năng tiếp cận và thích ứng với sự thay đổi từng ngày của tri thức. Những b ước
chuyển mình trong khoa học giáo dục không chỉ ở mục tiêu, nội dung, ph ương pháp dạy
học, cách thức tổ chức, quản lý mà còn ở việc KTĐG.
KTĐG là khâu cuối cùng trong việc dạy học, nhằm đánh giá chất lượng học tập của
HS và hiệu quả giảng dạy của GV so với mục tiêu ch ương trình dạy học, đồng thời phát
hiện những gì chưa đạt được để kịp thời khắc phục. Trong các phương pháp KTĐG, TNKQ
đã được áp dụng cho nhiều môn học và đang dần được nhân rộng. Bằng phương pháp
TNKQ, chúng ta có thể kiểm tra được một lượng kiến thức lớn trên phương diện rộng, hạn
chế được việc học lệch, học tủ, đồng thời đảm bảo được tính khách quan, tiết kiệm thời gian
và dễ dàng trong khâu chấm.
Tuy nhiên, KTĐG thường gây ra sự căng thẳng và áp lực cho HS . Để khắc phục
được điều này, có nhiều hình thức kết hợp được sử dụng, trong đó có hình thức kết hợp các
PTTQ trong KTĐG như sử dụng đoạn phim ngắn, mô hình, hình ảnh,... Với điều kiện cơ sở

vật chất tại các tr ường hiện nay, việc sử dụng kết hợp hình ảnh t rong KTĐG là một ph ương
pháp đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém,...nh ưng mang lại hiệu quả cao trong dạy học, giúp
HS có thể hình dung lại kiến thức đã học, tạo sự hứng thú trong học tập. Hình ảnh có thể sử
dụng trong KTĐG dưới hình thức TNTL và TNKQ. Vì t hế có thể khai thác kiến thức trên
kênh chữ và kênh hình, thu hút được sự tập trung và tăng khả năng tư duy trừu tượng của
HS trong quá trình KTĐG.
Di truyền học được đưa vào phần đầu chương trình Sinh học 12, lấy cơ sở từ kiến
thức lớp 9 và lớp 10. Đây là lĩnh vực có khối l ượng kiến thức lớn, khó và đòi hỏi khả n ăng
tư duy trừu tượng cao. Vì vậy việc sử dụng hình ảnh, phim,... trong giảng dạy nói chung và
trong KTĐG nói riêng là rất cần thiết, đã và đang được nhiều GV vận dụng. Tuy nhiên câu
hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh ch ưa được xây dựng và ứng dụng rộng rãi.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn giảm bớt c ăng
thẳng, áp lực trong KTĐG nhưng vẫn có thể đánh giá chất lượng học tập của HS, đặc biệt

4


trong lĩnh vực Di truyền học, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng và ứng
dụng ngân hàng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có sử dụng hình ảnh trong
việc kiểm tra đánh giá chất l ượng học tập của học sinh về nội dung kiến thức bài 2.
“Phiên mã và dịch mã” , Sinh học cơ bản 12 - THPT”
2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch mã”
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có sử dụng hình ảnh trong quá
trình dạy học các kiến thức thuộc nội dung bài 2. “Phiên mã và dịch mã”
- Cung cấp tài liệu cho việc dạy học và làm tài liệu cho việc nghiên cứu và dạy học
- Nâng cao hiểu biết về phần phiên mã và dịch mã
- Tập làm quen với công tác xây dựng ý tưởng và viết sáng kiến kinh nghiệm
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học, khoa học trắc nghiệm nhằm có cơ
sở lý luận về vấn đề xây dựng câu hỏi TNKQ và việc kết hợp sử dụng hình ảnh trong
TNKQ.
- Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc và nội dung dạy học trong bài 2. “Phiên mã và dịch
mã” – Sinh học 12 – THPT.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh thuộc nội dung
kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch mã” – Sinh học 12 – THPT ở các dạng câu hỏi: Đúng sai, ghép đôi, MCQ (Multipe Choice Question).
- Thực nghiệm sư phạm ở đơn vị công tác ( Trung tâm GDTX Buôn Hồ).
Phần II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Việc sử dụng các PTTQ trong dạy - học
- PTTQ được sử dụng nhằm cung cấp kiến thức, hình thành các kỹ năng quan sát và
phân tích nội dung kiến thức có trong PTTQ, đồng thời phát triển hứng thú học tập ở người
học, hỗ trợ quá trình tổ chức điều khiển quá trình dạy - học. Các PTTQ được sử dụng: hình,
mô hình, vật thật, đồ dùng phục vụ thí nghiệm, các đoạn phim học tập,…

5


- Hình ảnh trong dạy học là phương tiện đơn giản c ho phép GV tiết kiệm thời gian
trên lớp, truyền đạ t nhanh, trực quan cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng
tình huống nêu vấn đề. Nhờ có hình ảnh GV có thể truyền đạt lượng thông tin về những đối
tượ ng hoặc quá trình khó quan sát trực tiếp. Dùng hình dạy học trên lớp, GV là người chỉ
dẫn và nêu vấn đề. Sau khi được nghe giải thích HS có thể dùng hình để tự học, giúp cho
việc thông hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế .
1.2. Vai trò và các phương pháp KTĐG kết quả học tập của HS
KTĐG là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy-học với chức năng đánh giá hiệu
quả của quá trình dạy - học nhằm phát hiện những điều ch ưa đạt để kịp thời điều chỉnh.
KTĐG chất lượng học tập của HS nhằm mục đích xác định năng lực, trình độ của
người học thông qua điểm số tổng hợp từ các lần KTĐG. Việc đánh giá đúng chất l ượng

học tập của HS cần được theo dõi, đánh giá trong suốt quá trình học tập. Đánh giá phải tiến
hành thường xuyên, có kế hoạch dựa vào mục tiêu dạy - học và đồng thời phải đảm bảo tính
khách quan. Việc KTĐG chất lượng học tập của HS có thể được thực hiện bằng nhiều
phương pháp khác nhau. Do đó, để nâng cao chất lượng và khách quan hoá quá trình KTĐG
cần th ường xuyên cải tiến, đổi mới, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp kiểm tra, vận
dụng sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật hiện đại và các PTTQ khác như phim, hình
ảnh,…
Phân loại các phương pháp KTĐG được thể hiện ở sơ đồ 2.1
Các phương pháp KTĐG

Quan sát

Vấn đáp

Viết

Trắc nghiệm khách quan

TNTL
Diễn
giải

Tiểu
luận

Luận
văn

MCQ


Đúng
sai

Ghép
đôi

Điền
khuyết

Sơ đồ 2.1. Các phương pháp kiểm tra đánh giá
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này thường được sử dụng trong đánh giá kết
quả thực hành, mang nặng tính chất định tính và tính chủ quan.

6


- Phương pháp vấn đáp: Là hình thức hỏi và trả lời trực tiếp giữa GV và HS. GV đưa
ra câu hỏi và HS vận dụng những kiến thức mình đã học, liên hệ với thực tế để t rả lời sau
một thời gian ngắn suy nghĩ. Phương pháp này mang tính chất định lượng, độ chính xác
tương đối cao, có giá trị về nhiều mặt như: Phát huy được tính tích cực, độc lập của HS
trong học tập; rèn luyện kỹ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ nói; rèn luyện k ỹ năng giải quyết
những tình huống có vấn đề. Nh ưng không thích hợp với việc đánh giá một l ượng kiến thức
lớn trên nhiều HS trong một thời gian ngắn.
- Phương pháp thi viết: Hình thức này sử dụng để kiểm tra kết quả học tập của HS
sau khi học ở nhiều mức độ, phạm vi. Phương pháp này có thể kiểm tra được nhiều HS
trong thời gian ngắn. Giúp HS rèn luyện khả n ăng biểu đạt bằng ngôn ngữ viết. Gồm TNTL
và TNKQ.
+ TNTL là hình thức kiểm tra trong đó HS vận dụng kiến thức đã học và khả năng
biểu đạt bằng ngôn ngữ viết để hoàn thành câu hỏi mà GV đưa ra dưới dạng một bài viết.
+ TNKQ (Objective test) được hiểu là một bài tập nhỏ hoặc một câu hỏi có kèm câu

trả lời sẵn và yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời. Bài trắc
nghiệm được gọi là khách quan chủ yếu bởi vì hệ thống chấm và cho điểm là khách quan
chứ không chủ quan như đối với bài TNTL.
- Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức TNTL và TNKQ được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1. So sánh trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
TNTL

TNKQ

+ Đòi hỏi thí sinh phải tự suy nghĩ ra

+ Thí sinh phải chọn một câu đúng

câu trả lời rồi diễn đạt bằng ngôn ngữ nhất trong các phương án trả lời được đưa
riêng của bản thân .

ra.

+ Cấu trúc đề kiểm tra TNTL có rất

+ Cấu trúc đề kiểm tra TNKQ có số

ít câu hỏi nhưng thí sinh cần nhiều thời lượng câu hỏi lớn nhưng đòi hỏi thí sinh
gian để suy nghĩ và phải diễn đạt bằng lời trả lời trong khoảng thời gian giới hạn.
lẽ dài dòng , có thể sử dụng ngôn từ hoa
mỹ.
+ Một đề TNKQ tuy khó soạn nhưng

+ Một đề TNTL tương đối dễ soạn
nhưng khó chấm điểm.


dễ chấm điểm.

7


+ Thí sinh tự do bộc lộ suy nghĩ cá

+ Bài TNKQ chỉ chứng tỏ kiến thức

nhân, người chấm tự do cho điểm theo xu thông qua tỉ lệ câu trả lời đúng, người ra
hướng riêng .

đề tự bộc lộ kiến thức thông qua việc đặt
câu hỏi.

+ Chất lượng bài TNTL phụ thuộc
vào kỹ năng người chấm bài .

+ Chất lượng bài TNKQ phụ thuộc
vào kỹ năng người ra đề.

Từ sự so sánh trên cho thấy TNKQ có nhiều ưu điểm: Khảo sát được số lượng lớn thí
sinh; kết quả nhanh; điểm số đáng tin cậy, công bằng, chính xác, vô tư; ngăn ngừa "học tủ"
của HS.
2. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Hệ thống các kiến thức c ơ bản và chuyên sâu phần Di truyền học ở ch ương trình
Sinh học 12 (cụ thể: bài 2. “Phiên mã và dịch mã” - Sinh học 12) và giáo trì nh bậc đại học
có liên quan.
- Các tài liệu về TNKQ và TNKQ có sử dụng hình ảnh ứng dụng trong quá trình

KTĐG thuộc các dạng khác nhau (Đúng sai, ghép đôi, MCQ).
- Câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu, giáo trình lý luận dạy học, các ph ương pháp KTĐG, các
phương pháp sử dụng hình ảnh trong dạy học.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức ở bài 2. “Phiên mã và dịch mã” - Sinh học 12.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch
mã” - Sinh học 12.
3.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Sau khi hoàn thành các câu hỏi TNKQ có sử dụng hình ảnh, tôi sẽ gửi cho một số
giảng viên đại học, các thầy cô giáo có kinh nghiệm ở trường THPT xem, nhận xét và góp ý
cho việc chỉnh sửa để hoàn thiện các câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh.
3.3. Phương pháp thiết kế, xây dựng các câu hỏi TNKQ

8


- Sau khi tìm hiểu nội dung kiến thức ở bài 2. “Phiên mã và dịch mã” - Sinh học 12,
tôi xác định rõ mục tiêu của việc dạy học và KTĐG ở bài 2. “Phiên mã và dịch mã” - Sinh
học 12 để có thể xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hình ảnh.
- Sưu tập, xử lý, thiết kế hình ảnh có liên quan đến nội dung kiến thức bài 2. “Phiên
mã và dịch mã” - Sinh học 12 phù hợp với các kiểu trắc nghiệm hình ảnh
- Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm hình ảnh.
3.4. Phương pháp thực nghiệm
3.4.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá hiệu quả sử dụng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có sử dụng hình
ảnh trong việc kiểm tra nội dung kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch mã”
3.4.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
- Học sinh lớp 12C, 12D Trung tâm GDTX Buôn Hồ

3.4.3. Nội dung thực nghiệm
- Sử dụng các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có sử dụng hì nh ảnh trong quá
trình dạy học.
- Đánh giá mặt định tính (xét thái độ và tinh thần tham gia học tập của học sinh)
trong buổi học và đánh giá định lượng qua bài kiểm tra 15 phút
4. Kết quả nghiên cứu
4.1.Phân tích nội dung kiến thức
Phân tích nội dung kiến thức và phân loại mục tiêu kiến thức dựa theo các mức độ
nhận biết, thông hiểu và vận dụng trong nội dung bài 2. “Phiên mã và dịch mã” - Sinh học
12 – THPT.
Bảng 3.1. Phân loại nội dung và mục tiêu kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch mã” –
Sinh học 12 – THPT theo mức độ
Mục tiêu

Nội
dung

Phiên


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

- Nêu được khái nịêm - Khái quát được cơ chế của quá trình

- Giải các


phiên mã.

bài tập liên

phiên mã.

- Nêu được các Enzim, - So sánh được quá trì nh tự sao và quan
nguyên liệu tham gia phiên mã.

quá

9

đến
trình


phiên mã

- So sánh được sự khác nhau giữa quá phiên mã

- Nhận biết được các trình phiên mã ở SV nhân sơ và SV
sản phẩm của phiên mã

nhân thực.

- Nêu được khái niệm - Khái quát được cơ chế dịch mã
Dịch



dịch mã.

- Giải bài

- So sánh được quá trình sinh tổng hợp tập

phần

- Vai trò của Ribôxôm, prôtêin ở SV nhân sơ và SV nhân thực

dịch mã và

pôliribôxôm trong quá - Hiểu và giải thích được cơ chế của

tổng

trình dịch mã.

Prôtêin.

hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.

hợp

4.2. Kết quả xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có sử dụng hình
ảnh bài 2. “Phiên mã và dịch mã”
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn đưa ra sơ đồ xây dựng ngân hàng câu
hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh như sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu của


Bước 3A. Chuẩn bị

nội dung cần KTĐG
Bước 3B. Tìm kiếm, xử lý và
Bước 2. Lập kế hoạch cho việc

thiết kế tài liệu dưới dạng kênh

xây dựng ngân hàng câu hỏi và

hình

bài tập trắc nghiệm
Bước 3C. Tìm kiếm và thiết kế
Bước 3. Soạn câu hỏi và bài

tài liệu dưới dạng kênh chữ

tập trắc nghiệm
Bước 3D. Đối chiếu sự tương
quan của kênh hình và kênh chữ

Bước 4. Kiểm định câu hỏi
và bài tập trắc nghiệm

Bước 3E. Hoàn chỉnh và đóng
Bước 5. Đưa câu hỏi và bài

gói câu hỏi hoặc bài tập TNKQ


tập vào ngân hàng

có sử dụng hình ảnh

Sơ đồ 3.1. Các bước xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan có
sử dụng hình ảnh

10


* Ví dụ về thiết kế câu hỏi TNKQ có sử dụng hình ảnh và nhập câu hỏi vào
website: Câu hỏi thuộc bài 2. Phiên mã và dịch mã
- Bước 3A. Chuẩn bị
+ Mục tiêu câu hỏi: Nhận biết được quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân thực
+ Phương án trả lời: Quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân thực có các đặc
điểm: quá trình phiên mã tạo thành mARN sơ khai trải qua giai đoạn cắt intron và nối exon
để tạo thành mARN hoàn chỉnh, phiên mã xảy ra trong nhân TB, mARN hoàn chỉnh được
vận chuyển ra tế bào chất để thực hiện quá trình dịch mã
+ Từ khoá quan trọng là “phiên mã”, “dịch mã”, “SV nhân thực” được dịch sang
tiếng Anh lần lượt là “trancription”, “translation”, “eu karyote”
- Bước 3B. Tìm kiếm, xử lý và thiết kế hình ảnh quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở SV
nhân thực trên internet
+ Tìm kiếm hình ảnh
• Tìm kiếm thông thường trên (Hình 3.1a) bằng
cách gõ từ khoá vào khung từ khoá. Click vào mục Hình ảnh trên trang website, sau đó
click vào mục Tìm kiếm . Tìm hình ảnh trên kênh thông tin tiếng Việt rồi tiếp tục tìm trên
kênh thông tin tiếng Anh. Đưa từ khoá vào dấu ngoặc kép “” để lọc được hình ảnh tốt hơn
• Tìm kiếm nâng cao tại (Hình 3.1b) để có được
hình ảnh có chất lượng: click vào mục Tìm kiếm nâng cao (trong là
Advance search), chọn kích cỡ tại mục Kích thước, click Tìm với google để tìm hình ảnh.

• Có thể tìm hình ảnh trên nhiều trang website chia sẻ hình ảnh khác:
, ,…
• Dowload hình ảnh (Hình 3.1c): Chọn hình ảnh có chất l ượng tốt, click chuột
phải, chọn save picture as, chọn đường dẫn lưu hình ảnh.
+ Xử lý sư phạm đối với hình ảnh vừa tìm được: Dịch các chú thích trên hình ảnh
vừa download (Hình 3.2a) sang tiếng Việt, thiết kế hình ảnh chỉ mang các chú thích bằng
tiếng Việt (Hình 3.2b) bằng chương trình paint (hoặc dùng thanh công cụ AutoShapes trên
powerpoint, chương trình Artweaver,…)

11


a

b

c

.
Hình 3.1. Quy trình tìm kiếm và dowload hình ảnh
Các chú thích trên hình vừa dowload
• Prokaryote : SV nhân sơ

• Transcription: phiên mã

• DNA : ADN



• Growing amino acid chain: Kéo


các đoạn intron)

dài chuỗi axit amin

• Cytoplasm: tế bào chất

• Eukaryote: SV nhân thực

• Transport: sự vận chuyển

Processing: tách ARN thừa (cắt

• Nucleus: nhân
+ Chọn hình ảnh và xử lý phù hợp với mục tiêu câu hỏi.

12


Với mục tiêu đặt ra là xác định được quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân thực
thì hình ảnh được sử dụng làm câu hỏi chỉ mang các đặc điểm của quá trình sinh tổng hợp
prôtêin ở SV nhân thực (Hình 3.2c).
Sử dụng các công cụ Eraser/color eraser trong chương trình Paint để xoá đi thông tin
của quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân sơ và tên SV nhân chuẩn trong hình vừa
được dịch.

a

b


c

Hình 3.2. Hình ảnh gốc (a), hình ảnh đã được dịch sang tiếng Việt (b),
hình ảnh sau khi xử lý phù hợp với mục tiêu câu hỏi (c)

13


- Bước 3C. Thiết kế câu hỏi TNKQ dưới dạng kênh chữ phù hợp với mục tiêu câu
hỏi và hình ảnh đã chọn, xử lý
+ Câu dẫn cho câu hỏi TNKQ dưới dạng kênh chữ
Quá trình nào dưới đây mang các đặc điểm sau: quá trình phiên mã tạo thành mARN sơ
khai trải qua giai đoạn cắt intron và nối exon để tạo thành mARN hoàn chỉnh, phiên mã xảy
ra trong nhân TB, mARN hoàn chỉnh được vận chuyển ra tế bào chất để thực hiện quá trình
dịch mã
+ Các phương án trả lời
A. Sinh tổng hợp Prôtêin
B. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân chuẩn
C. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân sơ
D. Sinh tổng hợp ADN và ARN
(Đáp án của câu hỏi này là câu B)
- Bước 3D. Đối chiếu sự tương quan của kênh chữ và kênh hình
Kênh chữ

Kênh hình

Quá trình nào dưới đây mang các đặc
điểm sau: quá trình phiên mã tạo thành
mARN sơ khai trải qua giai đoạn cắt intron
và nối exon để tạo thành mARN hoàn chỉnh,

phiên mã xảy ra trong nhân TB, mARN hoàn
chỉnh được vận chuyển ra tế bào chất để thực
hiện quá trình dịch mã
A. Sinh tổng hợp Prôtêin
B. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân chuẩn

Hình 3.3. Hình ảnh sử dụng để đối

C. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân sơ

chiếu với kênh chữ

D. Sinh tổng hợp ADN và ARN
Nhận xét: Đặc điểm của quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân chuẩn được thể
hiện trong hình 6 do đó câu dẫn không cần thiết phải mang những đặc điểm này.

14


Câu hỏi được điều chỉnh
Hình bên thể hiện quá trình nào trong các
quá trình cho dưới đây?
A. Sinh tổng hợp Prôtêin
B. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân chuẩn
C. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân sơ
D. Sinh tổng hợp ADN và ARN
Hình 3.4. Hình sử dụng trong câu hỏi
trắc nghiệm
- Bước 3E. Hoàn chỉnh và đóng gói câu hỏi TNKQ có sử dụng hình ảnh
+ Hoàn chỉnh và đóng gói câu hỏi trên chương trình MS.Powerpoint

• Dạng trình chiếu: Click vào câu trả lời bạn cho là đúng, kết quả sẽ xuất hiện
trong khung “Kết quả ”. Click vào “Làm lại” nếu bạn muốn làm lại.
• Nhập câu hỏi TNKQ có sử dụng hình ảnh, các text box trình chiếu (Phần kết
quả, lựa chọn làm lại) vào Slide (Hình 7)

Hình bên thể
hiện quá trình
nào trong các
quá trình cho
dưới đây?
Kết quả
A. Sinh tổng hợp Protein
Bạn
Bạnđã
đãtrả
trả
lời
lờiđúng!
sai!

B. Sinh tổng hợp Protein ở sinh vật nhân chuẩn
C. Sinh tổng hợp Protein ở sinh vật nhân sơ

Làm lại

D. Sinh tổng hợp ADN và ARN

Hình 3.5. Slide trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm
• Tạo hiệu ứng cho phần kết quả: tạo 1 hiệu ứng xuất hiện và 1 hiệu ứng thoát cho
text box “Bạn đã trả lời đúng!”; 3 hiệu ứng xuất hiệ n và 1 hiệu ứng thoát cho text box “Bạn

đã trả lời sai!”. Hiệu ứng thoát của text box “Bạn đã trả lời đúng!” và text box “Bạn đã trả
lời sai!” được trình chiếu cùng 1 lần bằng cách chọn đồng thời 2 đối tượng và cài đặt hiệu
ứng thoát. Click Slideshow trên thanh công cụ, chọn Custom Animation để xuất hiện cửa sổ
Custom Animation ở góc phải màn hình (H ình 3.6a)

15


a

b

c

Hình 3.6. Mở cửa sổ cài đặt hiệu ứng Custom Amination và cách chọn hiệu ứng xuất
hiện, hiệu ứng thoát
• Tạo hiệu ứng xuất hiện: chọn đối tượng bằng cách click phải vào đối tượng, trên
cửa sổ Custom Animation click theo đường dẫn Add effect/ Extrance/ chọn kiểu xuất hiện
(có nhiều dạng xuất hiện: blinds, box,…) (Hình 3.6b)
• Tạo hiệu ứng thoát: chọn 2 đối tư ợng (2 text box “Bạn đã trả lời đúng!” và “Bạn
đã trả lời sai!”), trên cửa sổ Custom Animation click theo đường dẫn Add effect/ Exit/ chọn
kiểu thoát (có nhiều dạng thoát blinds, box,…) (Hình 3.6c)
• Liên kết cho hiệu ứng:
Liên kết cho text box “Bạn đã t rả lời đúng!”
Hiệu ứng xuất hiện khi click vào câu trả lời B: Click phải vào hiệu ứng xuất hiện
của text box “Bạn đã trả lời đúng!” trên cửa sổ Custom Animation, tiếp tục click Timing/
Triggers/ Start effect on click of/ rounded rectangle 3: B.Sinh…. (hình 3.7a, b)
Hiệu ứng thoát khi click vào text box “Làm lại”: Click phải vào hiệu ứng thoát
của text box “Bạn đã trả lời đúng!” trên cửa sổ Custom Animation, tiếp tục click Timing/
Triggers/ Start effect on click of/ Shape 10: Làm lại (hình 3.7c, d)

Liên kết cho text box “Bạn đã trả lời sai!”

16


Hiệu ứng xuất hiện khi click vào câu trả lời A: Click phải vào hiệu ứng xuất hiện
của text box “Bạn đã trả lời sai!” trên cửa sổ Custom Animation, tiếp tục click Timing/
Triggers/ Start effect on click of/ rounded rectangle 3: A.Sinh….
Hiệu ứng xuất hiện khi click vào câu trả lời C: Click phải vào hiệu ứng xuất hiện
của text box “Bạn đã trả lời sai!” trên cửa sổ Custom Animation, tiếp tục click Timing/
Triggers/ Start effect on click of/ rounded rectangle 3: C.Sinh….
Hiệu ứng xuất hiện khi click vào câu trả lời D: Click phải vào hiệu ứng xuất hiện
của text box “Bạn đã trả lời sai!” trên cửa sổ Custom Animation, tiếp tục click Timing/
Triggers/ Start effect on click of/ rounded rectangle 3: D.Sinh….
Hiệu ứng thoát khi click vào text box “Làm lại”: Click phải vào hiệu ứng thoát
của text box “Bạn đã trả lời sai!” trên cửa sổ Custom Animation, tiếp tục click Timing/
Triggers/ Start effect on click of/ Shape 10: Làm lại

b

a

c

d

Hình 3.7. Liến kết cho text box “Bạn đã trả lời đúng!”

17



Đưa câu hỏi vừa hoàn thành vào ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng
hình ảnh thuộc nội dung phiên mã và dịch mã (mỗi câu hỏi là 1 slide trong file
MS.Powerpoint.
- Liên kết từng nội dung vào website:
+ Tạo website bằng chương trình MS.Frontpage: vào Start/ Programs/ Microsoft
office/ Microsoft office Frontpage 2003 để khởi động chương trình
+ Liên kết cho các nội dung sau khi hoàn thành việc tạo khung cho website: Click
phải vào nội dung “Phiên mã và dịch mã ” trên website, click Hyperlink, chọn đường dẫn
đến thư mục chứa file câu hỏi vừa được tạo thành (Hình 3.8a, chọn OK để xác nhận đường
dẫn. (Hình 3.8b)
Dạng trình chiếu của website: click vào nội dung, cửa sổ hiển thị yêu cầu người dùng
lựa chọn lệnh tiếp theo (chọn Open nếu muốn mở sản phẩm, Save nếu muốn lưu sản phẩm,
Cancel nếu muốn thoát)

a

b
Hình 3.8. Liên kết sản phẩm vào website

3.1.1.

Kết quả xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hình ảnh dựa vào mục tiêu

kiến thức ở các mức độ thuộc nội dung kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch mã” - Sinh học
12 – THPT. Kết quả đạt được đến nay bao gồm 57 câu bao gồm 9 câu trắc nghiệm đúng –
sai, 4 câu trắc nghiệm ghép đôi và 43 câu MCQ (phụ lục 1)
- Kết quả xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh theo nội
dung kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch mã” Sinh học 12 – THPT.


18


Bảng 3.3. Phân bố kết quả xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm
khách quan có sử dụng hình ảnh thuộc nội dung kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch mã”
– Sinh học 12 – THPT
Nội dung
- Phiên mã và dịch mã

Số lượng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hình ảnh
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

19

21

16

4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Học sinh có hứng thú học và làm bài kiểm tra một cách thoải mái hơn, dễ hình dung
hơn. Đặc biệt là khả năng quan sát, phân tích hình ảnh, khả năng tư duy giải quyết các tình
huống có vấn đề mà GV đặt ra. Đồng thời, việc vận dụng kiến thức đã học vào việc giải
quyết các vấn đề tương tự diễn ra nhanh và chính xác hơn, tốc độ làm bài và ý t hức độc lập
trong giờ kiểm tra của HS cao hơn.
Mặt khác, qua trò chuyện, thảo luận với HS cho thấy các em rất thích thú với bài dạy

sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hình ảnh . HS thường chú ý, tập trung quan sát, phân
tích nội dung với mức độ cao hơn, đặc biệt kích thích được tính tích cực chủ động, khả năng
vận dụng, phân tích, tổng hợp của các em, thể hiện ở tinh thần phát biểu xây dựng b ài và k ết
quả các bài kiểm tra cao hơn .
Như vậy, qua việc xử lí định lượng cũng như định tính các kết quả thu được trong
TN, chúng ta có thể khẳng định về hiệu quả của việc thiết kế bài dạy theo hướng tích cực
hoá hoạt động học tập của HS có sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hình ảnh để hỗ trợ
cho việc dạy - học và KTĐG bài 2. “Phiên mã và dịch mã” - Sinh học 12 – THPT phần Di
truyền học đó là không những nâng cao hiệu quả học tập mà còn tăng cường độ bền kiến
thức cho HS. Điều này, chứng tỏ được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặ t
ra là: Nếu ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh được xây dựng phù hợp
với mục tiêu, nội dung kiến thức chương trình thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả KTĐG kết
quả học tập của HS về các kiến thức thuộc bài 2. “Phiên mã và dịch mã” - Sinh học 12 –
THPT với dung lượng kiến thức lớn, sâu, rộng và giảm bớt sự căng thẳng của HS trong quá
trình KTĐG.

19


Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thu
được một số kế t quả sau
1.1. Phân tích được mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản trong bài 2. “Phiên mã và dịch
mã” - Sinh học 12 – THPT ở các mức độ nhận biết, thông hiểu v à vận dụng làm cơ sở để
xây dựng và ứng dụng ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ả nh.
1.2. Đề xuất được phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử
dụng hình ảnh.
1.3. Xây dựng được 57 câu bao gồm 9 câu trắc nghiệm đúng – sai, 4 câu trắc nghiệm
ghép đôi và 43 câu MCQ

1.4. Đề xuất cách sử dụng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh trong dạy học
1.5. TN sư phạm để thấy được hiệu quả của việc sử dụng ngân hàng câu hỏi và bài tập
TNKQ có sử dụng hình ảnh.
2. Kiến nghị
2.1. Cần tiếp tục xây dựng, ứng dụng và tiến hành TN trên phạm vi rộng với số lượng
lớn HS để đánh giá một cách chính xác, nâng cao hơn nữa giá trị của ngân hàng câu hỏi và
bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh trong việc KTĐG chất lượng học tập của HS về nội
dung kiến thức bài 2. “Phiên mã và dịch mã” - Sinh học 12 – THPT
2.2. Mở rộng phạm vi xây dựng và ứng dụng ngân hàng câu hỏi, bài tập TNKQ có sử
dụng hình ảnh trong việc KTĐG chất lượng học tập của HS trong các phần khác của môn
sinh học và các môn học khác.
2.3. Cần kết hợp ứng dụng ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh
với nhiều phương pháp DHTC khác để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
2.4. Cần triển khai mở rộng phương pháp DHTC sử dụng CNTT ở trường THPT nhằm
nâng cao giá trị sử dụng của ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh đồng
thời có biện pháp tổ chức tập huấn phát triển kỹ năng sử dụng máy tính cho đội ngũ GV góp
phần làm tăng chất lượng dạy học nói chung và môn sinh học nói riêng.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Cừ cùng nhóm tác giả (2002), Từ điển bách khoa sinh học, NXB khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Trịnh Nguyên Giao, Phan Thu Phương (2007), Câu hỏi và bài tập tự luận trắ c
nghiệm sinh học 11, NXB Đại học Sư phạm, Hồ Chí Minh.
3. Phạm Thành Hổ (2006), Di truyền học, NXB Giáo dục, Hồ Chí Minh.
4. Đỗ Mạnh Hùng (2006), Lý thuyết và bài tập sinh học tập 1, tập 2NXB Giáo dục, Hồ
Chí Minh.
5. Trương Thị Thanh Mai (2007), bài giảng Di truyền học đại cương, Đà Nẵng.

6. Hoàng Trọng Phán (2007), Bộ đề thi trắc nghiệm tuyển sinh Đại học – Cao đẳng
Sinh họ c, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Phan Thu Phương, Quốc Thành, Nguyên Giao (2006), Câu hỏi tự luận và bài tập
trắc nghiệm Sinh học 10, NXB Giáo dục, Hồ Chí Minh
8. Nguyễn Văn Quý, Văn Chiến (2007), 300 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Sinh học
phổ thông, NXB Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ (2006), Dạy học sinh học ở trường trung học
phổ thông tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Hải Tiến, Trần Dũng Hà (2008), 1234 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm điển
hình Sinh học, NXB Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Đỗ Thị Trường (2007), Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy HS học ở
trường trung học phổ thông , Đà Nẵng.
Các nguồn tài liệu internet
12. />13. o/read.php?77.html
14. />15. />Cùng các trang web tìm kiếm:

l
l
PHỤ LỤC

21


Ngân hàng câu hỏi và bài tập TNKQ có sử dụng hình ảnh thuộc nội dung kiến thức bài 2,
Phiên mã và dịch mã - Sinh học 12 – THPT

Sử dụng hình 1 để trả lời câu 1, câu 2, câu
3

Hình 1

Câu 1. Quá trình nào trong các phương án sau được mô tả bằng sơ đồ ở hình trên? (a)
A. Quá trình tự nhân đôi ADN

C. Quá trình dịch mã

B. Quá trình phiên mã

D. Quá trình sinh tổng hợp Prôtêin

Câu Những loại ribônuclêôtit nào dưới đây được sử dụng trong quá trình phiên mã diễn
ra ở hình trên (a)
A. A, U, G, X

B.A, T, G, X

C. A, T, G, X, U

D. A, G, X

Câu 3. Hãy xác định vị trí trong TB nhân thực diễn ra quá trình mô tả ở hình trên? (a)
A. Tế bào chất

B. Nhân tế bào

C. Ty thể

D. Thể gongi

Câu 4. Lựa chọn phương án trả lời phù hợp với
quá trình được mô tả ở hình 2? (a)

A. Quá trình tự nhân đôi ADN
B. Quá trình phiên mã
C. Quá trình dịch mã
D. Quá trình tổng hợp Prôtêin
Hình 2

22


Câu 5. Sơ đồ ở hình 3 thể hiện cơ chế
của quá trình nào dưới đây? (a)
A. Quá trình nhân đôi ADN
B. Quá trình phiên mã
C. Quá trình dịch mã
D. Quá trình sinh tổng hợp Prôtêin

Hình 3
Câu 6. Mạch 3’  5’ trên ADN trong cơ chế
phiên mã ở hình 4 được gọi là gì? (b)
A. Mạch mã gốc (mạch khuôn mẫu)
B. Mạch ARN đang hình thành
C. Mạch ADN bổ sung với mạch khuôn
D. Mạch ARN tổng hợp muộn

Hình 4

Câu 7. Chọn đáp án phù hợp khi nói về
enzim được đánh dấu “?” ở hình 5? (a)
A. Enzim ADN pôlimeraza
B. Enzim ARN pôlimeraza

C. Enzim tháo xoắn
Hình 5

D. Enzim nối ligaza
Câu 8. Thứ tự đúng của các phần được đánh số
trong cơ chế phiên mã được mô tả ở hình 6? (b)
A. ARN pôlimeraza, mở đầu, kết thúc, kéo dài
B. ARN pôlimeraza, mở đầu, kéo dài, kết thúc
C. Mở đầu, kéo dài, đóng mạch, kết thúc
D. Mở đầu, tháo mạch, kéo dài, kết thúc

Hình 6

23


Câu 9. Từ hình ảnh mô tả bên cạnh, hãy
xác định chính xác tên c ủa quá trình này (b)
A. Phiên mã ở tất cả các SV
B. Phiên mã ở SV nhân chuẩn
C. Phiên mã ở SV nhân sơ
D. Quá trình dịch mã

Hình 7

Câu 10. Hình 8 thể hiện cơ chế của
quá trình nào trong các quá trình dưới
đây? (b)
A. Phiên mã ở tất cả các SV
B. Phiên mã ở SV nhân thực

C. Phiên mã ở SV nhân sơ
D. Quá trình dịch mã
Hình 8
Câu 11. Quan sát hình 9 và sắp xếp tên gọi
của những phần được đánh số ở theo thứ tự
(1), (2), (3), (4) (b)
A. mARN hoàn chỉnh, Exon, Intron,
Pre – mARN
B. Pre – mARN, Intron, Exon, mARN
hoàn chỉnh
C. Pre – mARN, Exon, Intron, mARN
hoàn chỉnh
Hình 9

D. Exon, Pre – mARN, mARN hoàn
chỉnh, Intron

24


Câu 1 Hãy xác định tên chú thích (1), (2), (3)
về vị trí trong TB được mô tả ở hình 10 (b)
A. Nhân tế bào, màng nhân, tế bào chất
B. Tế bào chất, màng nhân, nhân tế bào
C. Xoang trong ty thể, màng trong ty thể,
xoang ngoài ty thể
D. Xoang ngoài ty thể, màng trong ty thể,
xoang trong ty thể

Hình 10


Câu 13. Hình 11 thể hiện quá trình nào trong
các quá trình cho dưới đây? (b)
E. Sinh tổng hợp Prôtêin
F. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân chuẩn
G. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân sơ
H. Sinh tổng hợp ADN và ARN
Hình 11
Câu 14. Quan sát hình, hãy lựa chọn quá trình phù
hợp với sự mô tả ở hình 12? (b)
A. Sinh tổng hợp Prôtêin
B. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân chuẩn
C. Sinh tổng hợp prôtêin ở SV nhân sơ
D. Sinh tổng hợp ADN và mARN
Hình 12
Câu 15. Nhận định đúng về quá trình được mô tả ở hình 13? (a)

Hình 13
A. Hoạt động dịch mã của Ribôxôm tạo ra nhiều chuỗi polipeptit c ùng loại
B. Hoạt động dịch mã của Pôliribôxôm tạo ra nhiều chuỗi polipeptit khác loại

25


×