Lời mở đầu
Cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước là quá
trình phát triển của hệ thống các ngân hàng.Ngân hàng ngày càng
khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước.Trong đó ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung toàn
ngành ngân hàng.
Quá trình thực tập tại phòng giao dịch VPBank Giải Phóng thuộc ngân hàng
thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã giúp em có điều
kiện bổ sung,hoàn thiện những kiến thức đã đ ược trang bị ở nhà trường.
Trong thời gian thực tập tại ngân hàng, dưới sự hướng dẫn của thầy cô và sự chỉ
bảo tận tình của các anh chị trong phòng đã giúp em có được cái nhìn thực
tiễn về tổ chức và hoạt động của NHTM nói chung và phòng giao dịch
VPBank Giải Phóng nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÂN CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH-PH ÒNG GIAO DỊCH VPBANK GIẢI PH
ÓNG
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển :
1.1.1.Lịch sử hình thành của Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh
nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
1.1.1.1.T ên g ọi
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Vi ệt Nam
có tên giao dịch là Ngân Hàng ngoài quốc doanh,tên giao dịch quốc tế :
VietNam Joint-stock Commercial Bank for Private Enter prises.T ên vi ết t ắt:
VPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
(VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian
hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993
theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB do ủy ban nhân dân H à Nội cấp ngày
04 tháng 09 năm 1993.
1.1.1.2.Vốn điều lệ
Khi mới thành lập, Ng ân h àng c ó vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND. Sau đó, do
nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Tháng
9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ
phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng
lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp
theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2007 v ốn điều lệ tăng lên 2000 t ỷ.Trong năm 2008 VPBank tiến
hành tăng vốn từ 2.000 tỷ VNĐ lên thành 2.117.474.330.000 VNĐ bằng việc
phát hành thêm 5% cổ phần (tương đương với 11.747.433 cổ phần) cho đối tác
chiến lược OCBC. Như vậy tính đến cuối năm 2008 vốn điều lệ VPBank đạt
2.117.474.330.000VN Đ.
Hội đồng Quản trị VPBank cũng đang cân nhắc đến một số nguồn để thực hiện kế
hoạch tăng vốn lên 3000 tỷ đồng đến cuối năm 2009 như sau:
- Phát hành thêm cổ phần cho đối tác OCBC để tăng tỷ lệ sở hữu của OCBC tại
VPBank lên mức tối đa 20% vốn điều lệ VPBank;
- Sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
- Phát hành cổ phần mới cho cổ đông hiện hữu, một số đối tác và cán bộ nhân
viên VPBank.
1.1.1.3.M ạng l ư ới ho ạt đ ộng
Trong 2 năm đầu hoạt động ,mạng lưới hoạt động của VPBank mới chỉ có 3 chi
nhánh và 6 phòng giao dịch .Trong suốt quá trình hình thành và phát triển,
VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô tăng cường mạng lưới hoạt động tại
các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank
mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép
mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà
Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở
thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp
kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài
Gòn.Năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng
giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần
Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng
Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho
mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và
Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế),
Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà
Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao
dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả
(trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN
Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc
mở rộng mạng lưới giao dịch, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai
Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng
Khoán.
Trong năm 2008 VPBank đưa vào hoạt động thêm 29 điểm giao dịch trên phạm
vi toàn quốc nâng số điểm giao dịch của VPBank lên 129 điểm giao dịch hoạt
động trên tổng số 135 điểm giao dịch đã có giấy phép.
Vpbank luôn quan tâm đến hoạt động nhân sự và đào tạo,vì con ngư ời l à nhân
tố quan trọng nhất quyết định thành công của ngân hàng.Tính đến nay, tổng số
nhân viên của VPBank là 2.681 người .Số cán bộ nhân viên có trình độ đại học và
trên đại học chiếm 77% tổng số nhân viên.Bên cạnh công tác tuyển dụng,VPBank
rất quan tâm đến công tác đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
của nhân viên .
1.1.1.4.Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân
• Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước
• Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân
• Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
• Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành
• Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
• Huy động nguồn vốn từ nước ngoài
• Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán
quốc tế
• Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình
thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
1.1.1.5.Các giải thưởng đã đạt được
Với sự nỗ lực cả trong hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội, tập
thể lãnh đạo và nhân viên VPBank đã đạt được nhiều thành tích đáng chú ý và
được xã hội công nhận:
-Cúp vàng “Doanh nghiệp vì tiến bộ xã hội và Phát triển bền vững”
-Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dành cho Tập thể lao động xuất
sắc năm 2005
-Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2004 do Ngân hàng
UNION BANK – Mỹ trao tặng
-Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2005 do Ngân hàng
THE BANK OF NEWYORK – Mỹ trao tặng
-Giấy khen: đối với Tập thể lãnh đạo và nhân viên Hội sở VPBank “ Đã có
thành tích góp phần chấn chỉnh, củng cố hoạt động của VPBank” của Ngân hàng
Nhà nước thành phố Hà Nội (23/7/2004)
-Công nhận danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2005 của Công đoàn
Ngân hàng Việt Nam (27/4/2006)
-Giấy khen: “ Đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu
nhi Thủ đô năm 2005” của Ban chấp hành TNCS Hồ Chí Minh TP Hà Nội trao tặng.
-Chứng nhận “Doanh nhân văn hóa” của Trung tâm Văn hóa doanh nhân Việt
Nam đối với Tổng Giám đốc Lê Đắc Sơn (năm 2006)
-Giải thưởng : “ Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” của Tổng liên đoàn
Lao động Việt Nam.
-Công nhận Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh của Đảng bộ thành phố Hà Nội.
-Giấy chứng nhận của hội sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận VPBank đạt Nhãn
hiệu nổi tiếng 2007.
-Giấy chứng nhận Ngân hàng Thanh toán xuất sắc năm 2006 do Ngân hàng
Citibank trao tặng
-Chứng nhận"Doanh nhân Văn hóa" của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt
Nam đối với TGĐ Lê Đắc Sơn năm 2007
-Bằng khen và cúp Thăng Long "Nhà Doanh nghiệp giỏi thành phố Hà Nội" do
UBND Thành phố Hà Nội trao tặng cho TGĐ Lê Đắc Sơn
-Đơn vị đạt giải phong trào xuất sắc Hội diễn ca múa nhạc kỷ niệm 60 năm ngày
thương binh liệt sỹ do UBND Quận Hoàn Kiếm trao tặng
-Giấy khen đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
nhiệm kỳ 2002-2007 do Thành Đoàn trao tặng
-Giấy khen do UBND Thành phố trao tặng cho Tập thể Tốt năm 2007
1.1.1.6 Sứ m ệnh ph át tri ển
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đề ra sứ
mệnh phát triển của mình như sau:
Là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm: lợ
i ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi
ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của
cộng đồng.
- Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng
trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú,
đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
- Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời
sống tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định
và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân
hàng. Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao
trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá
- Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì
mức cổ tức cao hàng năm
- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính
đối với ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã
hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng
1.1.1.8.Tầm nhìn chiến lược c ủa ng ân h àng VPBannk
Tập thể ngân hàng VPBank Phấn đấu đến năm 2010: Trở thành ngân hàng hàng
đầu khu vực phía Bắc, Ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có
tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy.
Khách
hàng
cá
nhân