Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Bài giảng Suy hô hấp sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.63 KB, 28 trang )

1



Suy hô hâp so sinh
SUY HÔ HẤP SƠ SINH


* Mục tiêu
1. Nêu được một số dấu hiệu để đánh giá suy hô hấp sơ sinh thường gặp
2. Xác định nguyên nhân suy hô hấp sơ sinh thường gặp
3. Xứ trí và điều trị một số bệnh suy hô hấp sơ sinh thường găp.
4. Dự phòng một số bệnh suy hô hấp sơ sinh

* Nội dung:
1. Định nghĩa:
Suy hô hấp cấp là một hội chứng của nhiều nguyên nhân gây nên, rất hay
gặp trong thời kỳ sơ sinh, nhất là những ngày đầu sau đẻ, khi trẻ mới bắt đầu
làm quen với môi trường bên ngoài tử cung, SHH có thể xuất hiện vài giờ
hay vài ngày sau sinh,tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.khi có biểu hiện rối
loạn chức năng phổi :
PaO
2
< 50 mmHg ,PaCO
2
> 60 mmHg, pH < 7,25
Là tình trạng rất nặng ở trẻ sơ sinh, có nhiều nguy cơ dẫn đến tử vong cao
nhất ở lứa tuổi sơ sinh, nếu cứu được cũng để lại những dị tật nặng nề suy hô
hấp chiếm tỷ lệ cao ở sơ sinh đẻ non: Bệnh màng trong là nguyên nhân chính,
cũng cần phải phân biệt với các nguyên nhân khác như viêm phổi, nhiễm
trùng huyết, cơn thở nhanh thoáng qua ở sơ sinh và các dị tật bẩm sinh nội


hoặc ngoại khoa .
2



Suy hô hâp so sinh
Trong bài học này bác sĩ NHI khoa phải nhận biết nhanh chóng suy hô hấp sơ
sinh để xử trí kịp thời nhằm hạn chế tử vong cũng như di chứng não.
2. Sinh lý bệnh: Trước khi sanh, tuần hoàn thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào
mẹ qua bánh nhau. Sau sinh, phổi bắt đầu hoạt động để tự cung cấp dưỡng
khí cho cơ thể.Trẻ bị ngạt sau sanh khi tình trạng thiếu oxy kéo dài, sự thông
khí chưa xảy ra ở phổi, trong khi tuần hoàn mẹ sang con đã bị cắt .Trong tình
huống này, tuần hoàn sơ sinh sẽ tồn tại mạch tắt phải trái qua lỗ bầu dục và
ống động mạch, nên máu lên phổi rất ít và sự trao đổi oxy ở phổi sẽ kém.
Tình trạng thiếu oxy làm cho mạch máu phổi co lại, máu từ phổi không đổ về
tim trái. Hậu quả là áp suất phần khí O2 trong máu động mạch giảm dần,
trong khi áp suất phần khí CO2 trong máu động mạch sẽ tăng lên, pH < 7.



Ban đầu trẻ ở trong tình trạng ngạt sinh lý sau đó chuyển sang toan hô hấp.
Sự chuyển hóa glucose từ đuờng ái khí sẽ đổi theo đường yếm khí, do đó
3



Suy hô hâp so sinh
năng lượng sinh ra sẽ giảm đi trong khi acide lactique, acide pyruvique gia
tăng làm cho pH máu càng giảm nhiều hơn.
3. Đặc điểm giải phẩu sinh lý bộ máy hô hấp của trẻ sơ sinh:

- Mũi và xoang cạnh mũi: mũi trẻ sơ sinh nhỏ và ngắn do xương mặt chưa
phát triển. Niêm mạc dễ xung huyết và rất mỏng có nhiều mao mạch.Trẻ
không thở bằng miệng được nên dễ bị khó thở khi bị xung huyết niêm mạc.
Lúc mới sinh có xoang hàm, xoang sàng chưa phát triển rõ rệt, vì vậy trẻ sơ
sinh ít bị viêm tỏa đến xoang.
- Mũi thanh quản hầu họng: ở trẻ sơ sinh khoang hầu họng rất hẹp, tổ chức
lypho chưa phát triển nên dễ bị nhiễm trùng.
- Thanh quản nhỏ và hẹp,có nhiều tổ chức và màng mao mạch, xương sụn
mềm, nên khi bị viêm nhiễm dễ bị chít hẹp và gây khó thở.
- Lồng ngực mềm, các xương sườn nằm nghiêng chéo nhiều, hình bầu dục
nên dễ biến dạng và giảm sức cản - Phế quản và phổi: tần số hô hấp 30-40 lần
/phút, sơ sinh thiếu tháng 60 lần/phút. Phế quản nên sức cản cao. Đường dẫn
khí ngắn nên dễ viêm lan toả dạng phế quản phế viêm.
4. Cơ chế bệnh sinh: ( Tổng hợp )






4



Suy hơ hâp so sinh














5. Các bước đánh giá trẻ SHH nặng
Tiền căn , Khám LS,,Xq tim phổi ,Phết máu ngoại biên , Cấy máu ,Đường
huyết, Ca,Khí máu ĐM, Hyperoxia test,ECG, SA tim
5.1. Khi có trẻ bị suy hơ hấp cần phải có hướng chẩn đốn sớm ngun
nhân gây suy hơ hấp: Đánh giá suy hô hấp:Bệnh sử và lâm sàng
,X quang phổi ,Hematocrit ,Đường huyết ,Huyết áp, Tình trạng khí
máu
5.2. Yếu tố lâm sàng giúp chẩn đoán: Tuổi thai ,Các yếu tố
nguy cơ nhiễm trùng trong bệnh sử ,Dấu hiệu suy hô hấp : rên rỉ ,
Thích nghi hệ hơ hấp
Giãn nở phổi & gia tăng chất nội tiết


Oxy hóa máu cải
thi
ện

Cortisol, Epinephrine
Vasopressin, T3, PG

Căng giãn cơ học


Phóng thích TG MM

Hoạt hóa kênh Na

Hoạt hóa TB Type II

Giãn mạch phổi

Hấp thu dịch phổi

Bài tiết Surfactant

5



Suy hơ hâp so sinh
phập phồng cánh mũi, co lõm ngực, thở nhanh. Các bất thường đi
kèm , Hình ảnh x quang
5.3.Chẩn đốn phân biệt SHH
Bệnh sử

Chẩn đóan có thể

Tiền sử Mẹ
Tiểu đường
Suyển
Nghiện thuốc
CHA do thai
Đa ối

Thiểu ối
Lúc sanh
Vở ối > 18 giờ hoặc Mẹ sốt
Sanh mổ chưa chuyển dạ
Sanh khó ngơi mơng
Khởi phát ngay sau sanh
Sanh mổ
Sanh non
Già tháng/ ngạt
Khởi phát nhiều giờ sau sanh
Thở nhanh thống qua, RDS
Thở nhanh thống qua
Hơi chứng ngưng thuốc
Đa HC, hạ ĐH
Teo thực quản
Thiểu sản phổi

NTH, viêm phổi
Thở nhanh thống qua, RDS, Cao áp
phổi tồn tại
Liệt dây TK hồnh
TKMP, thốt vị hồnh
Thở nhanh thống qua
RDS
Viêm phổi hít phân xu
TBS tím, Viêm phổi hít, Teo thực
quản

6




Suy hơ hâp so sinh
6. Bệnh lý thường gặp :
6.1. Bệnh màng trong : Bệnh màng trong (HMD)
6.1.1 Dịch tể học : Bệnh màng trong gặp khắp nơi trên thế giới, là ngun
nhân quan trọng gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh non tháng.30% trẻ sơ
sinh tử vong do bệnh màng trong hoặc các biến chứng của bệnh này .Tần suất
mắc bệnh tỉ lệ nghịch với tuổi thai và cân nặng lúc sinh :
Tuổi thai Tỉ lệ mắc bệnh màng trong
< 28 tuần 60-80%
32-36 tuần 15-30%
> 37 tuần 5%
Hiếm gặp ( 38 tuần tuổi thai. Tần suất mắc bệnh khoảng 10-15% ở trẻ sơ sinh
có trọng lượng lúc sanh < 2.500g ,tần suất mắc bệnh sẽ cao khi trọng lượng
lúc sinh thấp .
Yếu tố nguy cơ :Mẹ tiểu đường ,bị xuất huyết khi sanh ,cao huyết áp , suy
thận,bị vỡ ối sớm.Trẻ sanh ngạt , sanh mổ ,sinh đơi con thứ hai .
• Nguyên nhân tử vong chính của sơ sinh non tháng
• Có nhiều tiến bộ trong điều trò của chuyên khoa sơ sinh
• Điều trò hiệu quả làm tăng tỉ lệ sống ở tuổi thai thấp 24
tuần.
6.1.2. Bệnh sinh : Ngun nhân do phổi khơng tiết được chất surfactant là
chất có tác dụng làm cho phế nang khơng bị xẹp và giữ được khí cặn ở cuối
thì thở ra .
Lực phế nang và phương trình Laplace
7




Suy hơ hâp so sinh

Sức đàn hồi phổi giảm 1-2 ml/cmH
2
O-kg đến 0.2 -0.5 , do giảm số
lượng phế nang được thơng khí , và tăng áp xuất đàn hồi của các phế nang
được thơng khí , sức cản phổi tăng rõ ,giảm thơng khí ít được nhấn mạnh hơn
sự thay đổi oxy hố .
• Bất ổn phế nang do tăng áp lực bề mặt ở giao diện khí- dòch.
• Sự ổn đònh thể tích phế nang lệ thuộc vào cân bằng giữa:
1) áp lực bề mặt ở giao diện khí-dòch,
2) tái lập tính đàn hồi mô
• Phế nang không đồng dạng trong phổi
• Có một giới hạn khác nhau của áp suất mở và đóng tới
hạn trong các
phế nang
• Vài phế nang còn xẹp, vài cái được thông khí nhưng vẫn còn
xẹp
trong thì thở ra, vài cái vẫn nở ra trong cả thì hít vào và thở ra
Chức năng phổi trong HMD
8



Suy hơ hâp so sinh
• Giảm FRC từ 30 ml/kg, đến 4-5 ml/kg. Do mất thể tích và phù

kẽ.
• FRC làm thay đổi oxy hóa, với sự cải thiện được tạo ra bởi
áp suất

căng, điều trò thay thế surfactant hoặc hồi phục lâm sàng
6.1.3. Triệu chứng lâm sàng& CLS :
Trẻ có biểu hiện khó thở đột ngột vài giờ sau đẻ .Trẻ khó thở ngày
càng tăng , thở nhanh gặp ở trẻ có tuổi thai lớn hơn , rên nhiều ,co kéo lồng
ngực , lõm mũi ức , tím tái ngày càng nặng ,chỉ số Silverman nhanh chống
tăng lên 7.Rên và phập phồng cách mũi co lõm ngực dưới sườn dưới ức là
những dâu hiệu lâm sàng nổi bật , ln khảo sát các ngun nhân khác của
suy hơ hấp,
• Thở nhanh có thể là triệu chứng khởi đầu, đặc biệt là ở
tuổi thai lớn
hơn
• Rên, phập phồng cánh mũi và co lõm ngực (dưới sườn,
dưới ức) là
những dấu hiệu lâm sàng nổi bật
• Luôn luôn khảo sát các nguyên nhân khác của suy hô hấp
CLS Đo khí máu ,chụp Xquang tim phổi có hình ảnh gợi ý chẩn đốn:
giai đoạn 1: ứ khí phế quản lớn,
giai đoạn 2: nhiều hạt mờ rãi rác hình ảnh lưới hạt,
9



Suy hô hâp so sinh
giai đoạn 3:bờ tim không rõ ,2 phổi mờ,
giai đoạn 4:chỉ thấy nhánh khí phế quản.
6.1.4. Xử trí :
-Tuyến cơ sở : Gợi ý chẩn đoán khi trẻ sanh non có dấu hiệu suy hô
hấp sớm cần chuyển ngay lên tuyến cao hơn ,trước khi chuyển phải tuân thủ
giữ ấm –stress do lạnh sẽ thúc đẩy các nguyên nhân khác của suy hô hấp.
Những việc cần làm : lau khô ,giữ ấm , giường sưởi ấm, lồng ấp ,mặc

áo, giảm bớt nhiệt do bay hơi và lưu chuyển ,nên đội mũ .
Theo dõi đường huyết, đảm bảo trong mức bình thường,Cung cấp
oxygen để giữ trẻ hồng hào . Tuyến trên : Kiểm soát thân nhiệt : Qúa cao
hay quá thấp đều làm tăng nhu cầu chuyể hoá , nếu các bệnh lý làm giảm hạn
chế thu nhận ô xy thì không thể nhận biết được sự gia tăng nhu cầu chuyển
hoá , giữ ấm cho trẻ .Cho thở CPAP ( bài riêng )
Đảm bảo đủ dịch 70ml-80ml/ kg/ ngày đối với Glucose 10%, Trẻ nhỏ hơn có
thể cần nhiều dịch hơn , thêm điện giải vào ngày thứ 2, ( xem bài nuôi ăn TM
)Cần theo dõi nhịp tim, đánh giá huyết áp kiểm tra tưới máu ngoại biên và tái
đầy mao mạch , tránh lấy máu quá nhiều. Khảo sát các nguyên nhân khác
:Nhiễm trùng: dùng kháng sinh , đánh giá điều trị dự phòng KS, nếu trên LS
điển hình thì điều trị đặc hiệu KS.
Tại trung tâm điều trị chuyên sâu sơ sinh : cũng cần theo dõi sát những biến
chứng cấp tính hay gặp: Hội chứng thoát khí :Khảo sát khi có sự thay đổi
đột ngột trên lâm sàng ( thường gặp ở trẻ thở máy ,tràn khí màng phổi là
thường gặp nhất ) , xử trí nếu tràn khí nhiều , Xuất huyết nội sọ : gặp ở trẻ
10



Suy hô hâp so sinh
sinh non bệnh màng trong nặng , hiếm gặp ở trẻ sơ sinh ở 33 tuần tuổi , trẻ có
LS đột ngột thay đổi kèm thoát khí và thóp cùng với tưới máu .Còn ống
động mạch :Thường rõ trong giai đoạn hồi phục .Những dấu hiệu của suy tim
xung huyết : Tăng nhu cầu o xy , tim lớn ,toan chuyền hoá giảm lượng nước
tiểu , Điều trị: giảm dịch vào cơ thể , Indomethacin . Dự phòng bằng cách
thăm khám thai thường , tránh nguy cơ đẻ non , tránh thai ngạt.Ngoài ra
trước khi sanh có thể truyền tĩnh mạch Dexamethason hoặc Bethamethasone
cho mẹ mang thai khoảng 24-33 tuần và tỉ lệ lecithin /Sphingomyelin trong
nước ối < 2/1 trước sanh 48-72 giờ .

7. Cơn thở nhanh thoáng qua ở trẻ sơ sinh:
“Bệnh phổi ướt” hoặc RDS type II
7.1. Dịch tể học
Bệnh chiếm 1-2% trẻ sơ sinh ,nhất là trẻ đủ tháng. 9%: trẻ sinh mổ ,
sanh nhanh mẹ có truyền dịch ,Nhẹ và tự hết.
7.2. Bệnh sinh: Cơn khó thở nhanh thoáng qua xảy ra do chậm hấp thu các
chất trong dịch phế nang làm cho phế nang không thông khí tốt.
7.2.1. Bài tiết dịch phổi bào thai:
• Phổi bào thai ngập dịch trong thai kỳ
• Dịch tạo ra bởi tế bào biểu mô phổi bào thai
• Phụ thuộc vào hoạt tính vận chuyển chloride vào phổi
• Dịch phổi bào thai được bài tiết # 4-5ml/Kg/giờ
• Dịch giữ cho phổi bào thai giãn nở một nửa
 phổi bào thai tăng trưởng
11



Suy hô hâp so sinh
7.2.2. Hấp thu dịch phổi :sau khi sanh trong sự thích nghi của phổi :Dịch
được tái hấp thu / CDạ và sau sinh Phụ thuộc vào hoạt tính kênh Na biểu
mô: Kênh Na hoạt động  Hấp thu Na & nước ,hoạt tính kênh Na do yếu tố
nội tiết kiểm soát ,Mạch máu phổi & hệ bạch huyết  làm sạch dịch , Chậm
hấp thu dịch phổi  vấn đề hô hấp
7.3. Bệnh học:
Chậm hấp thu dịch phổi: Sanh mổ  Lồng ngực trẻ không được ép bởi
ÂĐ , Hoạt hóa kênh Na biểu mô chậm , Phổi chưa trưởng thành:
Thiếu phosphatidylglycerol < 36 tuần , Thiếu surfactant nhẹ.
7.4. Triệu chứng lâm sàng Thở nhanh thoáng qua ở trẻ sơ sinh:trẻ
sanh mổ : Nhịp thở nhanh ( >60/ph – 120/ph) & tím nhẹ , Không thở

co kéo hoặc thở rên , Nhẹ & tự hết  1 - 3 ngày , Thường cần FiO
2
< 40%
7.5. Chẩn đoán phân biệt:
7.5.1. Cao áp phổi tồn tại: SA tim có shunt (P) –(T) qua ÔĐM,Chênh
lệch SaO2 trước và sau ÔĐM,Cần FiO2 100% để duy trì PaO2 60mmHg,
Không có TBS
7.5.2. Bệnh màng trong: Sanh non ,Thiếu Oxy máu, toan chuyển hóa,
Xq: Hình ảnh lưới hạt
RDS -lưới hạt, kiếng mờ, ↓ V phổi, khí phế quản đồ
Thở nhanh thoáng qua -dịch trong rãnh liên thùy, dịch mô kẻ
Viêm phổi – thâm nhiễm
VP hít phân su – thay đổi , mờ rải rác
12



Suy hô hâp so sinh
7.6. Điều trị & xử trí: Bệnh tự khỏi trong khoảng 24 giờ. Nếu vẫn còn khó
thở sau 1 ngày cho thở áp lực dương, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch thực
hiện tại tuyến y tế trung ương.

Oxygen: Thở Oxygen, NCPAP: FiO
2
> 0.3
với LS SHH
,
FiO
2
>0.4

Kháng sinh: Cepha III + Ampicilline nếu:Cần O2 > 6 giờ ,Cần ↑ FiO2 ,TC
nặng thêm
Dinh dưỡng: Nuôi ăn TM: Nhịp thở > 80/ph, Nuôi ăn qua ống thông:
Nhịp thở 60 – 80/ph, Bú: Nhịp thở < 60/ph.
8. Nhiễm khuẩn phổi :
8.1. Dịch tể học và cơ chế bệnh sinh:
Viêm phổi bẩm sinh (trong bào thai) không phải là không thường gặp khi giải
phẫu tử thi; 15 - 38% trẻ sinh chết bị viêm phổi sơ sinh, ít thấy có thâm
nhiễm phế nang và phá huỷ mô phế quản phổi, nguyên nhân vi khuẩn kết quả
cấy thường âm tính.
Viêm phổi hít hoặc nuốt dịch ối nhiễm trùng thường gây viêm phổi do vi
khuẩn Rất thường gặp, nếu xảy ra sau 3 giờ tuổi thì thường do kỹ thuật đỡ
sanh hoặc chăm sóc sau sinh không tốt.
Nếu xảy ra <3 giờ tuổi thì thường do nhiễm trùng bào thai , diễn tiến thường
nặng. Nhiễm trùng này xảy ra trong khi hoặc sau sinh thường biểu hiện triệu
chứng giống như triệu chứng viêm phổi ở trẻ lớn. Phổi chứa những vùng phế
nang tiết dịch, xung huyết, xuất huyết và hoại tử. Bệnh Viêm phổi ở trẻ sơ
sinh có thể do các tác nhân sau gây ra: vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, nấm.
Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau chuyển dạ. Trẻ có thể bị nhiễm trùng
13



Suy hô hâp so sinh
qua nhau thai, qua nước ối, lúc chuyển dạ, và mắc phải tại bệnh viện sau khi
sinh. Nhiễm trùng mắc phải có thể do không rửa thig đầy đủ hoặc quá tải
trong đơn vị sơ sinh. Các tác nhân theo đường truyền bệnh được tóm tắt trong
bảng .
Khả năng nhiễm trùng gia tăng với thời gian vở ối: < 6 giờ là 3,3% , 12-24
giờ: 51,7% , >24 giờ: 90%. Vi trùng : liên cầu, vi trùng gram âm : E coli

thường ở âm đạo mẹ .Liên cầu nhóm B ,tụ cầu, pseudomonas do khâu săn
sóc thở máy.
8.2. Xử trí :
Tuyến y tế cơ sở : phát hiện bệnh nghi ngờ chuyển gấp tuyến tế cao hơn.
Tuyến y tế trung ương :Oxy liệu pháp (thở máy, kháng sinh theo kháng
sinh đồ, nguồn lây,tiền căn nhiễm trùng của mẹ .
- Trong khi chờ đợi kháng sinh đồ nên chọn kháng sinh phổ rộng như
Claforan,Ampicillin, Gentamycin,Colistin. . .
- Điều trị kháng sinh nhanh nhất có thể được trong trường hợp do vi khuẩn.
Trong nhiễm trùng sơ sinh sớm kết hợp 1 kháng sinh thuộc nhóm Betalactam
+ 1 kháng sinh thuộc nhóm Amynoside.Viêm phôỉ do nhiễm trùng mắc phải
ở bệnh viện: dùng kháng sinh penicillinase - resistant penicillin hoặc
Vancomycin + Amynoglycoside hoặc Cephalosporine thế hệ 3. Nhiều đơn vị
chăm sóc sơ sinh đặt biệt phân lập được Staphylococcus epidermidis hoặc
Staphylococcus Aureus kháng methicillin cần phải chỉ định Vancomycin.
Nếu nghi ngờ do Ureaplasma urealyticum hoặc Chlamydia trachomatis, cần
chỉ định Erythromycin.
14



Suy hô hâp so sinh
-
Những nguyên thường gặp gây viêm phổi sơ sinh
Qua nhau thai:
 Rubella
 Cytomegalovirus
 Herpes Simplex vius
 Adenovirus
 Virus quai bị

 Toxoplasma
 Listeria
Monocytogeneses
 Mtuberculosis
 Treponema pallidum
Lúc sinh:
 Liên cầu khuẩn nhóm B
 E.Coli
 Tụ cầu vàng
 Klebsiella
 Liên cầu khuẩn nhóm
khác
 H influenza
 Candida sp
Dịch ối:
 Cytomegalovirus
 Herpes simplex virus
 Enterovirus
 Genital mycoplasma
 Listeria monocytogenes
 Chlamydia trachomatis
 M tuberculose
 Liên cầu khuẩn nhóm B
 E.Coli
 Haemophilus influenza
Mắc phải:
 S aureus
 S epidermidis
 Liên cầu khuẩn nhóm B
 Klebsiella

 Enterobacter
 Pseudomonas
 Influenza virus
 Respiratory syncytial virus
15



Suy hô hâp so sinh

C trachomatis


Enterovirus

8.3. Triệu chứng:
8.3.1 Tiền sử: nếu bị bệnh từ trong bào thai, trẻ thường sinh ra trong tình
trạng ốm nặng hoặc tử vong. Khai thác tiền sử ở mẹ có thể ghi nhận mẹ bị
nhiễm trùng trong khi chuyển dạ, có thể có triệu chứng của viêm nhiễm màng
ối
8.3.2. Khám thực thể:
Nếu trẻ có triệu chứng ngay sau sinh, thường có dấu hiệu nhiễm trùng toàn
thân: mệt mỏi kém linh hoạt, bú kém, sốt, suy hô hấp hoặc ngừng thở, phổi
nghe rale hoặc không.
- Phim phổi: Tổn thương X.Q giống tổn thương bệnh màng trong, ở giai đoạn
sớm của bệnh đặt biệt trong viêm phổi do Liên cầu khuẩn nhóm B. Hoặc tổn
thương không đặc hiệu dưới dạng những đám mờ không đồng đều. Những ổ
Abcess thường gặp trong viêm phôỉ do tụ cầu hoặc K. pneumoniae.

8.4. Cận lâm sàng: Soi cấy dịch dạ dày, họng, mũi hầu thường không chính

xác. Hút trực tiếp khí quản qua đèn nội khí quản rồi lấy bệnh phẩm nhuộm
Gram và cấy có khi tìm được vi khuẩn. Trẻ viêm phổi thường kèm nhiễm
khuẩn huyết và viêm màng não mủ. Cấy dịch não tuỷ và cấy máu là cần thiết.
Làm khí máu.
16



Suy hô hâp so sinh
- Điều trị kháng sinh nhanh nhất có thể được trong trường hợp do vi khuẩn.
Trong nhiễm trùng sơ sinh sớm kết hợp 1 kháng sinh thuộc nhóm Betalactam
+ 1 kháng sinh thuộc nhóm Amynoside
- Điều trị chống đỡ: theo mõi nhịp tim, nhịp thở, truyền dịch, dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của Anh về tỷ lệ tử vong chu sinh: viêm phổi gây tử
vong ở lô trẻ sinh ra chết và chết thời kỳ sơ sinh 5,5%. Tỷ lệ tử vong chung
của nhiễm trùng huyết thay đổi từ 5% - 10% ở trẻ sơ sinh đủ tháng, cao đến
67% ở trẻ sơ sinh < 1500 g. Trẻ bị viêm phổi nặng do Liên cầu khuẩn nhóm
B
chiếm 50% tỷ lệ tử vong. Viêm phổi là biến chứng làm tăng nguy cơ tử vong
ở trẻ bị tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh hệ thần kinh, hệ tiêu hoá.
8.5. Phòng ngừa: Bảo đảm vô trùng khâu săn sóc trẻ sơ sinh như :dụng cụ
giúp thở tiêm chích Nhân viên y tế tiếp xúc với trẻ phải mang khẩu trang,
rữa tay trước và sau khi tiếp xúc với trẻ thực hiện tại bệnh viện. Tại cơ sở y tế
giáo dục quản lý thai nghén, khuyên bà mẹ khám thai định kỳ để phát bệnh
điều trị ngay như huyết trắng, đỡ đẻ vô trùng, săn sóc sau sanh vô trùng
8.6. Một số nguyên nhân gây suy hô hấp sơ sinh:
8.6.1. Hẹp đuờng thở : thường gặp các dị tật sau :
Tắc cửa mũi sau,
Hội chứng Pierre Robin (gồm có dấu hiệu lâm sàng: xương hàm dưới
không phát triển, lưỡi tụt ra sau, chẻ vòm hấu), mềm sụn thanh quản .

8.6.2. Tổn thương nhu mô phổi : Thường gặp các dạng dị tật như :
17



Suy hô hâp so sinh
Bất sản phổi, xuất huyết phổi, xuất huyết phổi, kén phổi, bệnh màng
trong, hội chứng hít sặc, nhiễm trùng phổi, thoát vị cơ hoành.
8.6.3. Nguyên nhân ngoài phổi :
- Suy tim
- Bệnh lý hệ thần kinh cơ: Thiếu oxy não, liệt cơ hoành sau sang chấn sản
khoa, Werdnig Hoffmann.
- Rối loạn chuyển hóa nặng: Hạ đường huyết, hạ calci máu.
9. Một số bệnh cảnh ngoại khoa thường gặp:
9.1. Thoát vị cơ hoành : Trẻ tím tái ngay sau sanh , ngực phồng lên , ít cử
động , trong khi bụng phẳng, tiếng tim lệch sang phải.Cần đặt sonde dạ
dày,nằm nghiêng sang phía thoát vị.Không cho thở masque vì có thể làm
căng dạ dày, chuyển ngay tới trung tâm ngoại khoa.
9.2. Teo thực quản bẩm sinh: Trẻ ứa nhiều bọt,xuất hiện tím tái khi cho bú,
có tiền căn đa ối .Cần ngưng ăn, hút dạ dày thường,chuyển ngay sang ngoại
khoa.
9.3. Hội chứng Pierre Robin: Có các dấu hiệu sau: xương hàm dưới không
phát triển , lưỡi tụt ra sau , không có thắng lưỡi và chẻ vòm hầu.

10. Hội chứng hít ối : Hội chứng hít phân xu (MAS)

18




Suy hơ hâp so sinh


MAS gặp trong 10-15% trẻ sơ sinh ,Hiếm khi xảy ra trước 34 tuần
tuổi thai
Thường gặp loại MAS nhuộm dày hoặc từng mảng. Loại nhuộm
mỏng ở trẻ khỏe không cần Rx đặc biệt. Không thể ngăn ngừa
tất cả MAS
10.1. Dịch tể học : trẻ già tháng gặp nhiều , trẻ sanh ngạt ,dây rốn bất thường
, sinh khó , ngơi thai bất thường.5-15% trẻ đủ tháng và già tháng có chứa
phân su trong dịch ối .Trẻ < 37 tuần , tỉ lệ dịch ối chứa phân su là 2% ,trẻ >
42 tuần tỉ lệ này là 44% .5% trẻ này bị viêm phổi do hít nước ối phân su và
30% trong số bệnh nhi cần phải thở máy.
10.2. Lâm sàng : Nếu bị ngạt lúc chuyển dạ trẻ sẽ thở sớm, và hít phải nước
ối. Do đó trẻ tím tái, mũi miệng tràn đầy nước ối ngay lúc sanh, có thể ngạt
nặng gây chết lâm sàng.
• X quang ngực- mờ tăng, thâm nhiễm không đều
19



Suy hơ hâp so sinh
– Có vùng tăng sáng, có vùng xẹp
– Thâm nhiễm mờ không đồng nhất
• Có thể khó phân biệt với tình trạng ứ dòch, viêm phổi.
10.3. Xử trí : Tuyến y tế cơ sở: Hút dịch ối bằng phương tiện sẵn có bóng
hút cao su , chuyển gấp lên tuyến trên. Bệnh viện Tỉnh, Thành phố: Đặt nội
khí quản hút dịch,cho thở oxy ,thở máy ,kháng sinh. Phát hiện và điều trị kịp
thời các biến chứng như nhiễm trùng phổi, tràn khí màng phổi.
10.4 . Những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng:

10.4.1 . Những dấu hiệu lâm sàng:
Dấu hiệu ngạt trong khi chuyển dạ:- Nước ối nhiễm phân su. Thay đổi
nhịp tim thai : Bình thường nhịp tim thai 120-160 lần / phút . Nếu trong thời
kỳ chuyển dạ, tim thai chậm dưới 100 lần/ phút (đếm nhịp sau cơn co tử cung
), chứng tỏ có tình trạng suy tim thai .
10.5. Dấu hiệu ngạt khi sanh : Đối với trẻ mới sanh cần tính chỉ số Apgar
để biết mức độ ngạt.
Cách tính điểm Apgar :
Lâm sàng Điểm
0 1 2
Nhịp tim Khơng nghe < 100lần/phút > 100lần/phút
Hơ hấp Khơng thở Thở khơng đều Thở đều, khóc to
khóc yếu
Trương lực cơ Mềm nhũn Vận động yếu Vận động tốt
Phản xạ Khơng có Phản ứng yếu Phản ứng tốt
20



Suy hô hâp so sinh
nhăn mặt chi cử động tốt
Màu da Toàn thân tím Thân hồng chi tím Toàn thân hồng

Thời điểm đánh giá Apgar : 1 phút sau sanh , 3 phút , 5 phút và 10 phút sau
sanh .
Kết quả Apgar:
- Dưới và bằng 3 : Ngạt nặng , cần hồi sức tích cực.
- Từ 4 đến 7 :Có ngạt , cần hồi sức .
- Từ 7 : Tình trạng tốt , chỉ cần theo dõi.
10.6. Dấu hiệu suy hô hấp sau sanh :

- Thay đổi hô hấp : Tần số thở tăng trên 60 lần / phút hay chậm dưới 30
lần/phút luôn luôn là biểu hiện bệnh lý. Theo dõi cách thở nếu trẻ thở không
đều có cơn ngừng thở trên 20 giây kèm theo đổi màu da là biểu hiện rối loạn
hô hấp.
- Màu da xanh tím dưới khí trời : Tìm thấy ở môi, đầu chi hoặc toàn thân,
chứng tỏ PaO2 trong máu động mạch giảm dưới 60 mmHg .
- Dấu hiệu phản ứng : Dựa vào chỉ số Silverman.

Số điểm 0 1 2
Tiếng rên (grunting ) 0 Qua ống nghe Nghe bằng tai
Cánh mũi phập phồng 0 + ++
Co kéo liên sườn 0 + ++
Lõm xương ức 0 + ++
21



Suy hô hâp so sinh
Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực < bụng Ngược chiều

-3-5 điểm : suy hô hấp nhẹ .
-> 5 điểm : suy hô hấp nặng .
Phân loại khó thở (WHO) Đếm nhịp thở trong 1 phút ko đếm trong 30 giây
,Nhịp thở đều hay không đều Ngưng thở sinh lý hay bệnh lý .
Thở không hiệu quả
Nhịp thở
/phút
Thở rên hoặc rút
lõm lồng ngực
Phân loại

> 90 l/ph Có Khó thở nặng
> 90 l/ph Không Khó thở trung bình
60 – 90 Có Khó thở trung bình
60 – 90 Không Khó thở nhẹ

10.7. Chẩn đoán lâm sàng :
- Phát hiện những xáo trộn đi kèm : hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn cấp (huyết
áp hạ, thời gian phục hồi màu da kéo dài ), hạ đường máu.
- Nhận ra những dấu hiệu nặng : Xáo trộn tri giác, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi,
nhịp thở xáo trộn bất thường, giảm nhanh dấu hiệu phản ứng, gia tăng xanh
tím,co giật,hôn mê.
22



Suy hơ hâp so sinh
- Tìm xem bệnh nhân có ngun nhân ngoại khoa để loại bỏ :Hẹp lỗ mũi
sau,Teo thực quản,Hội chứng Pierre Robin,Thốt vị cơ hồnh
10.8. Không phải trẻ nào có triệu chứng hô hấp đều bò suy
hô hấp. Cần Xem các nguyên nhân ngoài phổi:Bệnh tim, Giảm
thể tích, đa hồng cầu, thiếu máu ,Toan chuyển hóa, hạ đường
huyết, hạ thân nhiệt, xuất huyết não, thuốc, bệnh cơ
10.9. Những xét nghiệm cận lâm sàng cần làm: Khí trong máu, X quang
tim phổi, Cơng thức máu, Đường máu ,Calci máu, Xét nghiệm vi trùng học,
Siêu âm.
11. Ngun tắc điều trị suy hơ hấp ở trẻ sơ sinh :
11.1. Tuyến y tế cơ sở: phát hiện sớm triệu chứng suy hơ hấp sơ sinh và
ngạt sau sinh ,sơ cứu tạm thời với những trang thiết bị sẵ n có và chuyển
ngay đến tuyến y tế cao hơn.
11.2. Bệnh viện từ huyện trở lên: Tuỳ theo phương tiện có sẵn sẽ xử trí theo

các bước:
Nơi ni trẻ sơ sinh nên chuẩn bị sẵn sàng hộp cấp cứu để sử dụng ngay khi
có bệnh nhân suy hơ hấp .Khi hồi sức trẻ bị suy hơ hấp cần nhanh chóng
nâng PaO2 trong máu lên mức bình thường để tránh các biến chứng thiếu oxy
máu, hạn chế phù não và toan khí . Song song nên giúp trẻ tránh kiệt sức
bằng cách cung cấp đầy đủ năng lượng .
11.3 Tư thế : Ngay sau khi ra đời, phải đặt trẻ ở tư thế dẫn lưu ,nằm sấp, đầu
thấp, mặt nghiêng về một bên.Sau sanh khi trẻ có dấu hiệu khó thở nên đặt
bệnh nhân ở tư thế đầu thấp hơn ngực và nghiêng về một bên, để đàm dãi dễ
23



Suy hơ hâp so sinh
thốt ra ngồi và để cổ khơng bị gập 11.4. Thơng khí : Nên hút đàm nhớt
càng sớm càng tốt .Hút sạch nhớt họng hầu , mũi , miệng.Tùy theo phương
tiện sẵn có, có thể dùng bóng bằng cao su hoặc ống hút nhớt hay máy hút
điện để hút đàm .Hút bằng máy là tốt nhất, với áp lực từ 50-100cm H2O.p
lực đường thở dương liên tục :Thường 5-7 cm H
2
O,
11.4.1. Oxy liệu pháp : - Chỉ định: Cung cấp oxy khi trẻ có dấu hiệu khó thở
khơng cần phải đợi đến khi trẻ có biểu hiện tím tái.Chỉ ngưng cung cấp oxy
khi trẻ tự thở được, khơng tím tái, nhịp thở bình thường 40-60 lần /phút .
- Ngun tắc :
* Oxy trị liệu pháp phải được thực hiện khẩn trương và tích cực.
* Khí thở có độ ẩm 80-90%
* Nồng độ oxy thích hợp từ 30-100% tùy mức độ tím tái .
* Khí thở phải ấm bằng nhiệt độ cơ thể 37 độ C.
- Phương pháp cung cấp oxy : Phuơng pháp thay đổi tùy theo mức độ

suy hơ hấp và khả năng trang thiết bị sẵn có, thường có các phương pháp sau:
11.4.2. Ống xơng mũi: Chỉ định khi bệnh nhân cần thở oxy nồng độ 30-40%
với lưu lượng 1l/phút .Đầu xơng phải đặt tới ngã ba họng –khí quản–thực
quản .Chiều sâu bằng khoảng cách mũi-trái tai bệnh .Cần kiểm tra thường
xun ống xơng khơng bị tắc bằng cách nhúng đầu xơng vào một ly nuớc sạch
, nếu có bọt là tốt .
11.4.3. Cannula :xơng mũi có hai vòi đặt vào 2 lỗ mũi.
11.4.4. Mặt nạ cao su :áp mặt nạ vào mũi và miệng .Qua mặt nạ,nếu cho trẻ
thở oxy với lưu lượng 5l/phút sẽ đạt nồng độ oxy 30-40%, hoặc với lưu
24



Suy hơ hâp so sinh
lượng 10l/phút thì nồng độ oxy sẽ là 100%.Khi giúp thở mặt nạ cần gắn vào
bóng cao su và nhân viên y tế bóp bóng theo nhịp thở bình thường của trẻ sơ
sinh 40 l/phút.
11.4.5. Mũ nhựa trong : Mũ có màu trong suốt, trùm hết đầu và cổ bệnh nhân
.Lưu lượng oxy đưa vào mũ nhựa có thể là 5 l/phút nếu chỉ cho thở oxy nồng
độ 30-40% và 10 l/phút,chỉ định cho trẻ thở nhanh kèm tìm tái ở độ trung
bình và khơng có rối loạn huyết động học kèm theo.
11.4.6. Thở oxy áp lực dương (NCPAP) qua cannula Continuous Positive
Airway Pressure (CPAP) chỉ định đối với trẻ khơng đáp ứng với thở oxy qua
xơng
• hoặc cannula FiO
2
trên 0.3 với suy hô hấp lâm sàng
• FiO2 trên 0.4
• Co lõm ngực nặng sau rút nội khí quản
• Giảm thông khí: CPAP có thể giúp đỡ

• Có thể điều chỉnh suy thông khí bằng cách:
• Giảm xẹp phổi
• Cải thiện dung tích cặn chức năng
• Điều chỉnh bất thường thông khí-tưới máu
• Giảm phù phổi
• Giảm shunt trong phổi.
Nguy cơ :
• Khó kiểm soát ở các trẻ thở tự phát, nhất là trẻ thở
nhiều
25



Suy hơ hâp so sinh
• Dễ thoát khí
• Không thể cho surfactant
• Có thể ảnh hưởng xấu lên thông khí
11.4.7. Nội khí quản và thở máy : Chỉ định khi tình trạng trẻ bị suy hơ hấp rất
nặng và khơng cải thiện sau hồi sức qua mặt nạ , hay Apgar khơng phục hồi
sau hồi sức .
• FiO
2
hơn 0.35 -0.4 khi đang thở CPAP
• Can thiệp sớm nếu tình trạng xấu dần
• Giảm công hô hấp ,Ngưng thở thường xuyên
• Lập kế hoạch điều trò surfactant
• Tuyệt đối: với ngưng thở kéo dài hoặc giảm oxy máu khi
không có bệnh tim.
Nguy cơ :
• Có thể cần thuốc an thần, giảm nhòp thở tự phát

• Thoát khí, đặc biệt khi sức đàn phổi cải thiện
• Chấn thương do áp suất-thể tích và nguy cơ tổn thương phổi
mãn tính
11.4.8. Dùng oxy áp lực cao gấp 2-3 lần áp suất của khí trời:Bệnh nhân được
đặt vào phòng kín , trong đó , áp suất oxy cao gấp 2-3 lần khí trời .Vì vậy,
khí tự vào dễ dàng trong phổi, khơng đòi hỏi động tác hít vào của bệnh nhân.
11.4.9. Săn sóc bệnh nhân thở oxy : Phải thay đổi tư thế sau mỗi bữa ăn ,gõ
nhịp nhàng vào lồng ngực để tránh xẹp phổi và ứ đọng đàm nhớt .Cần hút
đàm nhớt qua ống nội khí quản và kiểm tra ống xơng, trước mỗi bữa ăn .

×