Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Giáo trình Suy hô hấp sơ sinh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.3 KB, 12 trang )

SUY HÔ HẤP SƠ SINH
Mục tiêu
1. Mô tả các dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán và phân loại mức độ suy hô hấp
sơ sinh.
2. Xác định được các nguyên nhân chính gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
3. Liệt kê cách điều trị suy hô hấp sơ sinh.
4. Trình bày cách phòng suy hô hấp sơ sinh.
- Suy hô hấp là một hội chứng rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, nhất là ở trẻ đẻ
non (hầu hết các trẻ dưới 28 tuần và khoảng 40% trẻ 34 tuần bị suy hô hấp do bệnh
màng trong), đặc biệt thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ. Tử vong vì suy hô
hấp đứng hàng đầu của tử vong sơ sinh. Nếu không tử vong trẻ sơ sinh suy hô hấp
nặng cũng sẽ dễ bị những di chứng về tinh thần kinh nặng nề.
1. Định nghĩa và sinh lý bệnh của suy hô hấp
1.1. Định nghĩa
Suy hô hấp là sự rối loạn nặng nề việc trao đổi oxy máu với sự giảm thật sự áp
lực riêng phần của khí oxy trong máu động mạch (PaO2 < 60 mmHg), áp lực riêng
phần của khí cacbonic tăng (PaCO2 > 50 mmHg).
1.2. Sinh lý bệnh
- Suy hô hấp sơ sinh biểu hiện sự không thích nghi của phổi; trẻ sơ sinh không
tự cung cấp được oxy bằng 2 phổi của mình lúc ra môi trường bên ngoài. Ngay sau
sinh hoặc sau một thời gian vài giờ đến vài ngày trẻ sơ sinh xuất hiện suy hô hấp khi
không có khả năng thích nghi của các cơ quan có liên quan; đó là hệ hô hấp, tuần
hoàn, thần kinh, chuyển hóa. Sau khi ra đời hệ hô hấp với phổi bắt đầu hoạt động biểu
hiện nhịp thở đầu tiên; để duy trì hoạt động hô hấp cần tạo được dung tích dự trữ cơ
năng bảo đảm sự trao đổi khí liên tục giữa các phế nang và các mao mạch, đồng thời
sức căng bề mặt cần phá vỡ (nhờ Surfactant) để phế nang không bị xẹp.
- Muốn cho sự trao đổi khí ở phổi tốt hệ tuần hoàn phải bảo đảm cung cấp đầy
đủ chất lượng máu qua phổi, tạo sự thăng bằng giữa thông khí và tuần hoàn. Sự thích
nghi của phổi sơ sinh còn cần sự phối hợp của hệ thần kinh trung ương (để duy trì
động tác thở và điều hòa nhịp thở) cũng như tình trạng năng lượng do chuyển hóa cơ
thể cung cấp. Bất kỳ một thương tổn bệnh lý nào, một sự không hoàn chỉnh nào của


các cơ quan quan trọng này đều dẫn đến suy hô hấp.
2. Những dấu hiệu lâm sàng
2.1. Ba dấu hiệu chính
2.1.1. Rối loạn tần số thở
- Thở nhanh ≥ 60 lần / phút.
- Thở chậm < 30 lần / phút ( khi bị tắc nghẽn đường thở hay ở giai đoạn kiệt
sức).
- Thở không đều với cơn ngưng thở >15 giây tái diễn hay thở nấc.
2.1.2. Dấu thở gắng sức
Những dấu hiệu của sự gắng sức để thở được thể hiện bởi chỉ số Silverman với
những triệu chứng sau
Bảng điểm chỉ số Silverman
Điểm 0 1 2
Di động ngực bụng
Cùng chiểuNgực ít di động Ngược chiều
Cánh mũi phập phồng
Không Vừa Mạnh
Rút lõm hõm ức
Không Vừa Mạnh
Co kéo liên sườn
Không Vừa Mạnh
Tiếng rên
Không Qua ống nghe Nghe bằng tai

- Tổng số điểm bình thường = 0 điểm
- Suy hô hấp nhẹ: < 3 điểm
- Suy hô hấp vừa: 3 - 5 điểm
- Suy hô hấp nặng: > 5 điểm
Như vậy qua tổng số điểm của chỉ số Silverman giúp đánh giá được mức độ suy
hô hấp.

Trong những phút đầu tiên (1, 5 phút) sau đẻ của trẻ sơ sinh, mức độ này được
thể hiện bằng chỉ số Apgar.
Bảng chỉ số Apgar
Điểm 0 1 2
Nhịp tim
Không có <100 lần/phút >100 lần/phút
Nhịp thở
Không thở Yếu, không đềuTốt, khóc to
Trương lực cơ
Mềm nhũn Co gập cơ ít Co gập tốt
Đáp ứng với kích thích
Không đáp ứng Nhăn mặt Ho, hắt hơi
Màu da
Xanh tái Tím ở chi Hồng hào

Tổng số điểm:
- Bình thường: > 7 điểm.
- Có ngạt: 4 - 7 điểm.
- Ngạt trầm trọng: 0 - 3 điểm.
2.1.3. Tình trạng tím
Biểu hiện tím có thể khu trú (môi, đầu chi) hay toàn thân, kín đáo hay rõ ràng,
liên tục hay thoáng qua.
2.2. Các dấu hiệu khác
Ngoài 3 biểu hiện trên còn cần hỏi và khám đầy đủ về các cơ quan sau
- Hô hấp: Có ho; nhìn nghe phổi để tìm sự bất cân xứng, rì rào phế nang, có ran.
- Tuần hoàn: Mạch ngoại biên, huyết áp, thời gian đổ đầy mao mạch, vị trí tiếng
tim rõ, nhịp tim, nghe tiếng thổi.
- Tiêu hoá: Bỏ bú, phân; nhìn bụng chướng hay lõm, sờ gan, lách to.
- Thần kinh: Li bì, kích thích, giảm hay tăng trương lực cơ, cử động bất thường,
co giật, hôn mê.

- Thể tích nước tiểu...
3. Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Đo khí máu : pH (< 7,1 - 7,2); PaO2 (< 60mmHg); PaCO2 (> 50mmHg).
- Đường máu, điện giải đồ, CRP.
- Công thức máu, tiểu cầu.
- Đặc biệt là chụp X quang lồng ngực.
- Ngoài ra cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân như siêu âm qua
thóp trong xuất huyết não màng não...
4. Chẩn đoán theo nguyên nhân chính
4.1. Nguyên nhân tại phổi
4.1.1. Bệnh màng trong
- Đây là một hội chứng hoặc do thiếu số lượng và sự trưởng thành của tế bào
phổi (tế bào sản xuất ra chất surfactant) hoặc do stress như ngạt, giảm thể tích tuần
hoàn, toan máu, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, mẹ dùng thuốc an thần, xuất huyết ở mẹ
gây cản trở sản xuất chất surfactant của tế bào phổi.
- Thường thì trẻ có tiền sử suy thai. Bệnh màng trong hay gặp ở trẻ đẻ non hơn
trẻ đủ tháng, chủ yếu xảy ra ở trẻ cân nặng lúc sinh 1000 - 2000gr, tần suất mắc bệnh tỉ
lệ nghịch với tuổi thai và cân nặng lúc sinh. Nếu là song thai thì trẻ thứ 2 dễ bị hơn trẻ
đầu.
- Lâm sàng biểu hiện bằng thở nhanh, tiếng rên ở thời kỳ thở ra, cánh mũi phập
phồng, co rút hõm ức - liên sườn và tình trạng tím rõ. Biểu hiện toàn bộ dấu hiệu lâm
sàng xảy ra trong vòng 6 - 12 giờ sau khi sinh. Thở nhanh, có khi lên quá 100 lần/phút
là đặc điểm của bệnh màng trong. Ngoài ra có thể thấy phù ở bàn tay, bàn chân.
- Trẻ cần phải thở oxy với FiO2 50 - 60 % mới có thể đảm bảo PaO2 > 50
mmHg. Toan hô hấp xảy ra do tăng PaCO2 hoặc bị ngưng thở, lúc này cần phải thở
máy.
- Bệnh màng trong không nghĩ đến nếu bệnh nhi không cần thở oxy trong giai
đoạn 24 giờ đầu sau sinh.
- Hình ảnh X quang đặc biệt với 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1 : Khí vào phế nang kém vì thế ứ khí ở phế quản tạo hình ảnh ứ

khí ở các nhánh phế quản.
+ Giai đoạn 2 : Rất nhiều phế nang bị xẹp, khí không vào được tạo hình ảnh
lấm tấm mờ những hạt mịn. Đồng thời các tổ chức kẻ bị phù nề tạo hình ảnh lưới.
+ Giai đoạn 3 : Khí không vào được phế nang, phổi bị xẹp hoàn toàn tạo hình
ảnh mờ đều ở nhu mô, có thể cả 2 phổi, khó phân biệt với tim.
4.1.2. Hội chứng hít nước ối, phân su
- Hít phân su, nước ối hay xảy ra ở trẻ đủ tháng hoặc trẻ già tháng (chiếm 5%
dịch ối nhuốm phân su) bị ngạt do suy thai hay thiếu máu rau thai nên xuất hiện động
tác thở đầu tiên trước khi sinh ra, gây tắc đường thở bởi phân su, nước ối. Nguyên
nhân gặp ở những trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, rối loạn cơn co tử cung.

×