Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

LUẬN VĂN THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG GIA CÔNG PHỐI LIỆU VÀ TẠO HÌNH NHÀ MÁY GẠCH MEN CÔNG SUẤT 2.500.000M2 NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.96 KB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KĨ THUẬT XÂY DỰNG
BỘ MÔN VẬT LIỆU VÀ CẤU KIỆN XÂY DỰNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG GIA CÔNG PHỐI LIỆU
VÀ TẠO HÌNH NHÀ MÁY GẠCH MEN.
CÔNG SUẤT 2.500.000 M2/NĂM.

SVTH : HOÀNG THANH PHONG
MSSV :
GVHD : Th.s NGUYỄN HÙNG THẮNG

TP.HỒ CHÍ MINH 12 / 2008


MỤC LỤC

• LỜI MỞ ĐẦU
Trang 1
• PHẦN A : TỔNG QUAN
Trang 3
CHƯƠNG I: BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Trang 4
I.Sơ lược về vai trò của ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành
gốm sứ xây dựng nói riêng
Trang 4
II.Tình hình phát triển của công nghệ gạch men trong thời gian qua


Trang 5
III.Nhu cầu và định hướng phát triển của ngành vật liệu xây dựng
trong những năm sắp tới
Trang 6
IV.Sự cần thiết đầu tư
Trang 8
CHƯƠNG II: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT NHÀ MÁY
Trang 9
I.Chọn địa điểm đặt nhà máy
Trang 9
II.Vị trí địa lý –kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai
Trang 10
CHƯƠNG III.TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM GẠCH
LÁT NỀN TRÁNG MEN
Trang 14
I.Giới thiệu chung về sản phẩm gốm sứ xây dựng
Trang 14
II.Gạch lát nền tráng men
Trang 14
CHƯƠNG IV.GIỚI THIỆU LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Trang 17
I.Tình hình cung ứng nguyên liệu cho ngành gốm sứ hiện nay. Trang 17
II.Yêu cầu nguyên liệu của sản phẩm gạch lát nền
Trang 20
III.Lựa chọn nguyên liệu của sản phẩm gạch lát nền
Trang 20
• PHẦN B : PHẦN CÔNG NGHỆ
Trang 22
CHƯƠNG V: THIẾT LẬP DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Trang 23

I.Lựa chọn phương pháp sản xuất
Trang 23
II. Dây Chuyền Công Nghệ phân xưởng gia công phối liệu và tạo
hình
Trang 25
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN PHỐI LIỆU CỦA XƯƠNG
VÀ MEN
Trang 31
I.Nguyên liệu
Trang 32
II.Tính toán thành phần phối liệu xương
Trang 34
III.Tính toán thành phần phối liệu men
Trang 37
IV.Tính toán thành phần phối liệu men và engobe
Trang 40


CHƯƠNG VII: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT
Trang 45
I.Tính các thông số sản phẩm , xương và men
Trang 45
II.Tính cân bằng vật chất cho xương sản phẩm theo năm Trang 49
III.Tính cân bằng vật chất cho men và engobe theo năm Trang 55
IV.Tính cân bằng vật chất cho xương, men và engobe theo năm,
tháng, ngày, ca, giờ
Trang 58
V.Lập bảng cân bằng vật chất
Trang 81
CHƯƠNG VIII. TÍNH CHỌN VÀ KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ KỸ

THUẬT CỦA CÁC THIẾT BỊ MÁY MÓC TRONG NHÀ MÁY
Trang 86
I.Tính kho chứa nguyên liệu
Trang 86
II.Máy nghiền bi
Trang 88
III.Bể trữ bùn phối liệu có cánh khuấy
Trang 99
IV.Tháp sấy phun
Trang 102
V.Tính bunke chứa bột ép
Trang 104
VI.Máy ép thủy lực
Trang 106
VII.Tính chọn các thiết bị khác
Trang 112
• PHẦN C : TÍNH TOÁN ĐIỆN NƯỚC
Trang 124
CHƯƠNG IX: TÍNH TOÁN ĐIỆN NƯỚC
Trang 125
I.Tính Điện
Trang 125
II.Tính toán lượng nước dùng trong xưởng
Trang 128
• PHẦN D : TÍNH TOÁN KINH TẾ
Trang 130
CHƯƠNG X: TÍNH TOÁN KINH TẾ
Trang 131
I . Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Trang 131

II .Vốn đầu tư thiết bị chính
Trang 131
III . Tổng vốn đầu tư và khấu hao
Trang 132
IV .Ước tính giá thành sản phẩm
Trang 132
V . Tính thời gian hoàn vốn
Trang 134
• LỜI KẾT
Trang 136
• TÀI LIỆU THAM KHAÛO
Trang 137


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam, trên con đường phát triển và hội nhập , đã và đang tăng cường
đầu tư chiều sâu, cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ và trang thiết bị . Với
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lực lượng lao động dồi dào, việc tiếp
thu công nghệ tiên tiến của các nước và sự huy động vốn đầu tư cả trong và
ngoài nước. Cho nên , các khu công nghiệp , khu chế xuất liên tục ra đời , với
tốc độ rất nhanh . Điều đó dẫn đến sự bùng nổ của ngành xây dựng
Do sự bùng nổ của ngành xây dựng, đòi hỏi ngành vật liệu xây dựng phải
đáp ứng nhu cầu cả về chất lượng và số lượng . Trong sự phát triển đó công
nghiệp gốm sứ Việt Nam nói chung và công nghệ gạch ốp lát tráng men nói
riêng đã, đang và sẽ phát triển rất nhanh.
Ngoài ra, với chính sách đầu tư , định hướng một cách đúng đắn của Đảng

và Nhà nước trong lónh vực này, các công ty Việt Nam được khuyến khích
nắm bắt sự chuyển giao công nghệ mới của các nước như Ý-Mỹ-Tây Ban Nha
…, nhằm cải tiến chất lượng , sản lượng sản phẩm nội địa và giảm giá thành
sản phẩm
Bên cạnh đó, nhờ sự đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế nên đời sống
nhân dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy, nhu cầu đổi mới về cơ sở vật chất
này càng tăng lên, trong đó gạch ốp ceramic hay còn gọi là gạch ốp lát tráng
men đang là thị hiếu của người tiêu dùng, là mặt hàng đã phát triển rất nhanh
trong những năm qua và sẽ ngày càng khẳng định ưu thế trong thời gian tới.
Do đó, việc đầu tư và phát triển thêm một dây chuyền sản xuất gạch ốp
ceramic là phù hợp với sự định hướng và về nhu cầu phát triển thị trường.
Nhận thấy được tầm quan trọng và cần thiết của vấn đều nêu trên, nên em
đã chọn để tài “ Thiết Kế Phân Xưởng Gia Công Phối Liệu và Tạo Hình
Nhà Máy Gạch Men với Công Suất 2.500.000 m2/năm” làm đề tài thiết kế
tốt nghiệp và hoàn tất chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành vật liệu và
cấu kiện xây dựng .
Phần thuyết minh đề tài tốt nghiệp này bao gồm 8 phần chính:
- Tổng quan;
- Thiết kế công nghệ;
- Kiến trúc – Xây dựng;
- Tính toán điện – nước;
- Tính toán kinh tế;
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 1


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng


Do sự hạn chế về mặt kiến thúc cũng như tài liệu tham khảo nên luận văn
tốt nghiệp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được những ý kiến xây dựng của Quý thầy cô, các anh chị và các
bạn sinh viên để đề tài thiết kế tốt nghiệp cũng như kiến thức của em ngày
càng được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn q thầy cô, đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời
gian qua.

Tp. HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2003
Sinh viên Hoaøng Thanh Phong

SVTH : Hoaøng Thanh Phong

Trang : 2


Luận văn Tốt Nghiệp

SVTH : Hoàng Thanh Phong

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

Trang : 3


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng


CHƯƠNG I

BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
I.
SƠ LƯC VỀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
NÓI CHUNG VÀ GỐM SỨ XÂY DỰNG NÓI RIÊNG:
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của ngành vật liệu xây dựng trong
nền kinh tế quốc dân . Nó không chỉ góp phần quan trọng vào quá trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong mọi lónh vực như: kinh tế, văn hóa,
công nghiệp… mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho mọi người dân trong cộng đồng xã hội.Trong đó không thể
không kể đến sự đóng góp to lớn của ngành vật liệu xây dựng.
Thông thường chi phí về vật liệu chiếm đến 74_75% đối với các công
trình dân dụng, 70% đối với công trình giao thông và 50% đối với các công
trình thủy lợi cho tổng giá thành xây dựng .
Ngành gốm sứ nói chung và ngành gốm sứ xây dựng nói riêng là một
ngành nghề đã được phát triển từ rất lâu đời , có từ 2000 năm trước công
nguyên chứng tỏ từ ngàn xưa tổ tiên chúng ta đã biết sử dụng đất sét , nặn và
nung nó tạo thành sản phẩm phục vụ các nhu cầu về ăn uống , trang sức vv…
Đến đầøu thế kỷ 20 mới phát triển thành ngành công nghiệp lớn. Từ thủ
công cho đến hiện đại, từ những cơ sở sản xuất nhỏ mang tính chất truyền
thống đến những nhà máy rất lớn được trang bị máy móc rất hiện đại. Sản
xuất ra các sản phẩm phục trong mọi lónh vực như xây dựng ,cơ khí ,y tế , điện
năng , hàng không vũ trụ…
Cùng với xu hướng phát triển khoa học công nghệ , xã hội hóa ngày
càng cao về mọi mặt , đời sống vật chất tinh thần được nâng cao. Ngoài nhu
cầu ăn ngon , mặc đẹp, con người còn ý thức ở sạch và đẹp. Chính những
yêu cầu hết sức thiết thực, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại,
ngành vật liệu xây dựng cũng ngày càng nâng cao về chất lượng và sản
lượng, sản phẩm làm ra phải đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.

Công nghệ kỹ thuật có những bước cải tiến khá hoàn chỉnh phù hợp
với tình hình, điều kiện nước ta hiện nay để ngày càng cung cấp cho thị trường
nhiều sản phẩm chất lượng tốt hơn , bền , mẫu mã đa dạng , giá thành hạ
Đối với công nghiệp sản xuất gốm xây dựng, trong những năm gần đây
đã được chú trọng và phát triển rất mạnh mẽ, trong đó điển hình là gạch ốp
lát tráng men, sứ vệ sinh, các loại gạch, ngói đã từng bước đáp ứng được nhu
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 4


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

cầu sử dụng ở trong và ngoài nước và ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn
chất lượng.
Cho đến nay có thể nói ngành gốm sứ xây dựng ở Việt Nam đã có thể
cung cấp cho toàn bộ quá trình xây dựng ở trong nước, đôi khi cũng dẫn đến
tình trạng cung lớn hơn cầu. Tuy nhiên đó chỉ mới là những biểu hiện tạm
thời, vì theo những dự báo của chính phủ trong những năm sắp tới, sẽ có
những thiếu hụt lớn do nhu cầu xây dựng của đất nước ngày càng tăng .Vì vậy
ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành gốm sứ xây dựng nói riêng cần
phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển để có thể phục vụ nhu cầu của xã
hội trong những năm sắp tới.
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ GẠCH MEN
TRONG THỜI GIAN QUA :
Trước đây chỉ có một nhà máy sản xuất gạch ốp cũ kỹ, sản lượng khoảng
vài trăm ngàn m2/năm. Đến năm 1999, tổng sản lượng gạch ceramic là
khoảng 32 triệu m2/năm.Tất cả các dây chuyền này đều sử dụng công nghệ

tiên tiến nhất trong sản xuất gạch men là nung nhanh một lần. Ta có thể nói
rằng, trong những năm qua công nghệ tiên tiến của ngành sản xuất vật liệu
xây dựng đã được tiếp nhận có hiệu quả ở Việt Nam.
Sở dó ngành vật liệu xây dựng nói chung và công nghệ sản xuất gạch men
nói riêng đạt được thành tích cao như vậy là vì:
1- Với nguồn tài nguyên của đất nước hiện nay, ta có thể sản xuất gốm
sứ xây dựng rất phong phú. Trong thời kỳ đất nước đổi mới, Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương phát triển mạnh lónh vực này.
2- Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển ngành vật liệu xây dựng, mặc
dù trong hoàn cảnh kinh tế còn rất khó khăn, tài chính còn eo hẹp nhưng tổng
vốn đầu tư cho ngành công nghiệp vật liệu tương đối cao, đã góp phần nâng
cao thêm năng lực sản xuất của ngành nói chung và gạch ốp ceramic nói
riêng. Với thời gian ngắn, trong cơ chế đổi mới, ngành công nghiệp gốm sứ
xây dựng đã bắt đầu khởi sắc, mạnh dạn đầu tư để có những sản phẩm mới,
tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng của xã hội.
3- Đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, đầu tư chiều sâu, từng bước
hiện đại hóa nền công nghiệp vật liệu xây dựng trong đó có ngành gốm sứ là
bước đi đúng đắn của ngành trong những năm qua. Chúng ta đã tiếp nhận
được công nghệ hiện đại, tự động đối với ngành sản xuất gạch ốp lát tráng
men là lò con lăn nung nhanh, công suất ít nhất là 1 triệu m2/năm. Máy ép
công suất cao, áp lực lớn 3.200 – 3.600 Tấn để dảm bảo lực ép P=300-400
kgf/cm2 và có thể cao hơn nữa để sản xuất ra gạch ốp lát có kích thước lớn
theo yêu cầu của xây dựng.
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 5


Luận văn Tốt Nghiệp


GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

Tuy nhiên với tổng công suất gạch ceramic của các công ty, nhà máy như
hiện nay thì không đủ để đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường trong nước với
gần 80 triệu dân và thị trường ngoài nước. Do đó phần lớn sản phẩm gạch
ceramic hiện nay là gạch nhập ngoại với đủ nguồn gốc từ Tây Ban Nha, Ý,
Trung Quốc, Mỹ, ... với chất lượng cao và giá thành tương đối cao
Tiếp tục đầu tư hoàn thành xây dựng những dây chuyền sản xuất gạch ốp
lát có chất lượng cao, tùy theo yêu cầu thị trường và xu thế đổi hướng sử dụng
cả gạch ốp tường bên ngoài và thị trường quốc tế, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư
ngoài dự báo nhu cầu đã đề ra.
Đất nước đang đổi mới và đi lên, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh
chóng, việc cải thiện nơi ăn chốn ở cho dân ở nông thôn là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước. Do đó, ngành vật liệu xây dựng, nhất là ngành gốm sứ
xây dựng đang có nhiều cơ hội để phát triển.
III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VẬT
LIỆU XÂY DỰNG TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI:
Để thực hiện mục tiêu mà “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã
hội” Quốc hội đã đề ra là đưa GDP bình quân đầu người tăng lên 7,05% vào
năm 2003, tăng mạnh vốn đầu tư toàn xã hội, đòi hỏi ngành vật liệu phải tăng
tốc độ phát triển trung bình hàng năm khoảng 20% và 25% cho riêng công
nghệ gốm sứ ceramic. Vì thế, công nghiệp gốm sứ phải tăng tốc độ cao hơn
để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng xã hội và từng bước thay thế dần sản phẩm
ngoại nhập, nhất là mặt hàng có chất lượng cao.
Theo đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước đáp ứng cho
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa nước ta thành một nước
công nghiệp vào năm 2020 , mối quan hệ ngoại giao, thương mại đã và đang
thay đổi từng ngày. Hiệp định thương mại được ký kết với nhiều quốc gia ,
đặc biệt là hiệp định thương mại Việt – Mỹ . Chúng ta đã gia nhập Asean hội
nhập khu vực và sắp tới mục tiêu là WTO hội nhập thế giới .Điều đó có

nghóa là sự gia tăng đầu tư nước ngoài rất lớn và cạnh tranh với các sản phẩm
của nước ngoài rất khốc liệt , có nghóa là chúng ta phải đáp ứng nhu cầu cơ
bản nhất là cơ sở hạ tầng .Do đó,phải cung cấp một lượng vật liệu xây dựng
rất lớn cho đất nước và phải chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh đó .
Nhìn chung sự phát triển của ngành sản xuất gốm xây dựng trong những
giai đoạn trước đây còn rất hạn chếù do những yếu tố có tính chất vó mô như :
sự bất cập trong cơ chế của nền kinh tế, sự phát triển không đồng đều với các
ngành cơ khí chế tạo máy, ngành hóa học v.v...Tuy nhiên cho đến những năm
gần đây sự phát triển của ngành sản xuất gốm xây dựng mới thật sự bùng nổ
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 6


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

và phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường,
đời sống nhân dân đươc nâng lên rất cao, dẫn đến nhu cầu xây dựng cũng
tăng nhanh.
Đặc biệt là khi chủ trương của nhà nước cho phép đẩy mạnh đầu tư xây
dựng trong các công trình có tính chất thời đại: khu công nghiệp, khu chếù
xuất, cụm xí nghiệp, những tòa cao ốc chọc trời , phát triển mạnh mẽ , từ đó
dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng lên rất nhanh , trong đó gốm xây
dựng là một bộ phận trọng điểm không thể thiếu được. Do đó ngành sản xuất
gốm xây dựng bắt buộc phải đẩy nhanh sự phát triển về mọi mặt để theo kịp
với tình hình thực tế.
Ngoài ra, song song với sự tăng lên không ngừng nhu cầu của thị
trường tiêu thụ là sự tiếp thu rất nhanh chóng những thành tựu khoa học kỹ

thuật tiên tiến trên thế giới của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nước ta
trong lónh vực sản xuất gốm xây dựng. Hai yếu tố đã thực sự là tiền đề thúc
đẩy sự phát triển về mọi mặt của ngành gốm xây dựng, các sản phẩm gốm
ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã.
Theo những số liệu điều tra chính phủ cho thấy tốc độ tăng trưởng của
ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất gốm sứ nói
riêng liên tục tăng mạnh từ năm 1991-1997 (tốc độ phát triển 15-18%). Cho
đến năm1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu
vực 1997, cho nên tốc độ tăng trưởng có giảm đi chút ít nhưng vẫn đạt tỉ lệ
khá cao: 1999 tăng 16.2%; 2000 tăng 16.5%; và sự tăng trưởng này tiếp tục
tăng trưởng trong những năm tới.
Để lập phương án qui hoạch định hướng phát triển công nghiệp vật liệu
xây dựng ở nước ta đến năm 2020, bộ xây dựng đã tiến hành nghiên cứu về
tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng .
Bảng1.1 Tổng hợp dự báo nhu cầu tiêu thụ từ năm 2000 và 2020
Chủng loại
Xi măng
Gạch xây
Vật liệu lợp
Đá xây dựng
Cát xây dựng
Gạch ốp, lát
Sứ vệ sinh

Đơn vị
sản phẩm
Triệu tấn
Tỉ viên
Triệu m²
Triệu m²

Triệu m²
Triệu m²
Triệu sp

SVTH : Hoàng Thanh Phong

Năm
2000
13.91
8.79
66
20.2
17.5
42
2.3

Năm
2005
28-29
10.94
85
25
25.7
62
2.9

Năm
2010
42-46
13.07

98
30
32.8
75
3.5

Năm
2020
66-68
15-16
118-120
42-43
44-45
95-100
4.9-5
Trang : 7


Luận văn Tốt Nghiệp

Kính xây dựng
Gạch chịu lửa
Đá ốp, lát

Triệu m²
Nghìn tấn
Triệu m²

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng


32.8
57.5
1.26

40
86
1.5

60.8
115.5
2.0

85-90
160-165
2.2-2.5

IV.

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ :
Theo sự kết quả điều tra phân tích thị trường, sau thời kỳ đóng băng
của các công trình xây dựng trên cả nước do thiếu vốn đầu tư .Nguyên nhân là
cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Nam Á vào năm 1997 đã khiến cho các nhà
đầu tư nước ngoài rút vốn, hiện nay tốc độ xây dựng đã có chiều hướng tích
cực trở lại . Nhu cầu về xây dựng ngày càng tăng và kéo theo nó là sự gia
tăng về nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung và các sản phẩm gốm sứ nói
riêng .
Trước đây trên thị trường phía Nam số lượng nhà máy sản xuất các sản
phẩm gốm sứ rất ít. Thời điểm bấy giờ , mức sống người dân còn thấp nhu
cầu về các sản phẩm có chất lượng cao và tiện nghi như các sản phẩm gốm sứ
chưa phát huy được tác dụng…

Nhưng trong những năm gần đây thị trường vật liệu xây dựng đặc biệt
là thị trường gốm sứ đã trở nên hết sức sôi động . Nắm bắt được nhu cầu này,
hàng loạt các công ty sản xuất gốm sứ xây dựng cả trong nước và nước ngoài
đã được thành lập . Ngoài các công ty trong nước như Thiên Thanh , Thanh
Thanh , gạch Sài Gòn Viglacera … còn có các nhãn hiệu nổi tiếng của các
hãng nước ngoài như American Home , ToTo … Hiện nay với hàng loạt các
công ty sản xuất gốm sứ Ùnhư vậy lượng các sản phẩm sản xuất đã đáp ứng
được nhu cầu của thị trường . Tuy nhiên với tốc độ phát triển của ngành xây
dựng hiện nay chỉ trong vài năm nữa thì sản lượng sản phẩm sản xuất sẽ
không đủ để cung cấp cho thị trường .
Bên cạnh đó nhà nước ta đang tập trung phát triển các ngành công nghệ
mũi nhọn.Một trong các ngành công nghệ mũi nhọn đó là ngành công nghệ
vật liệu . Hàng loạt các viện nghiên cứu về vật liệu đã ra đời trong những
năm vừa qua.Các trung tâm nghiên cứu này sẽ góp phần đắc lực vào sự phát
triển của các công ty sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam. Trong tương
lai gần với sự giúp đỡ của các trung tâm nghiên cứu, tương lai phát triển của
ngành sản xuất gốm xây dựng nói chung sẽ rất rực rỡ .
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhà nước đang khuyến
khích và tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.Các thủ tục đầu tư đã được đơn
giản hóa tối đa . Thời gian xin và được cấp giấy phép đầu tư , giấy phép sử
dụng đất cùng các giấy tờ quan trọng khác nay đã khá nhanh chóng . Tất cả
các thủ tục hành chính trước đây thường kéo dài hàng tháng cho đến hằng
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 8


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng


năm là điều phiền phức cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài .
Hiện nay với chủ trương mới của nhà nước tất cả các thủ tục trên đã trở nên
dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều .
Trong tình hình xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng gia tăng,
các vật liệu gốm như tấm ốp, lát là vật liệu không thể thiếu, chiếm một số
lượng lớn trong xây dựng công trình. Tóm lại việc đầu tư xây dựng một nhà
máy sản xuất gạch lát nền trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết và có
lợi.
Trước đây gạch ốp lát tráng men có giá thành cao do khấu hao thiết bị
ngoại nhập và giá gạch ốp lát nhập khẩu . Hiện nay nhờ dổi mới công nghệ
liên tục và sản xuất hàng loạt mà giá thành gạch lát nền hạ xuống rất nhiều .
Gạch ốp lát tráng men không còn là mặt hàng xa xỉ trong ngành vật liệu xây
dựng nữa mà nó rất thông dụng cho người có thu nhập trung bình . Ngoài ra
nhờ một yếu tố khách quan nữa là thị hiếu của những người có thu nhập cao
chuyển sang đá ốp lát tự nhiên có giá thành rất cao , họ ít sử dụng gạch men
ngoại nhập nữa cho nên các nhà sản suất gạch men phải chuyển hướng sang
những người có thu nhập trung bình và nhờ thế mà sản lượng tăng lên rất
nhanh , giá thành liên tục giảm đều cho phù hợp với sự phát triển .Tuy nhiên
không vì thế mà chất lượng giảm, các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu ,đổi
mới đầu tư mở rộng.Cho nên việc đầu tư thêm một dây chuyền sản suất gạch
men nữa vào thời điểm hiện nay là hoàn toàn hợp lý.
CHƯƠNG II

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT NHÀ MÁY
I. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT NHÀ MÁY:
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế cũng như những thông tin nắm bắt được
qua các phương tiện thông tin liên lạc, nhà máy thiết kế dự định được đặt tại
khu công nghiệp Biên Hòa II nằm ở phường Long Bình , Thành Phố Biên Hòa
, Tỉnh Đồng Nai đối diện khu công nghiệp Biên Hòa I .

Sở dó nhà máy được chọn địa điểm tại đây là vì đã được căn cứ vào những
điều kiện thích hợp chủ quan cũng như khách quan mà nơi này có thể đáp ứng
được.
-Kết cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn của một khu công nghiệp .
-Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất , như Bình
Dương , Sông Bé , Lâm Đồng và tại Đồng Nai .
-Gần nơi tiêu thụ sản phẩm
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 9


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

-Nguồn nhân lực địa phương dồi dào
-Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và
sản phẩm
-Chi phí xây dựng cơ bản thấp
-Địa hình xây dựng bằng phẳng
-Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi đặt nhà máy
-Đảm bảo tình hình an ninh xã hội
-Điều kiện khí hậu thuỷ văn tương đối ổn định
HƯỚNG ĐI
BÌNH DƯƠNG

KCN
BIÊN HÒA 1


XA LỘ HÀ NỘI
HƯỚNG ĐI TP.HCM

500 M
SIÊU THỊ
CORA

CỔNG KCN
BIÊN HÒA 2
HƯỚNG ĐI KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 2

CÔNG TY SƠN
NIPONVN

HƯỚNG ĐI
VŨNG TÀU

NHÀ MÁY SX
ỐNG GANG

NHÀ MÁY THUỐC
TRỪ SÂU CARGILL
VỊ TRÍ ĐẶT NHÀ MÁY

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI :
1. Vị trí địa lí và địa hình :
Tỉnh Đồâng Nai thuộc tỉnh miền đông nam bộ , có diện tích 5.862,37 km2
chiếm 1,76% diện tích cả nước và 25,5% diện tích miền đông nam bộ gồm 9
đơn vị hành chính trực thuộc : TP.Biên Hòa là trung tâm Kinh tế Chính trị Văn
hóa cuả và các huyện Long Thành , Nhơn Trạch , Thống Nhất , Vónh Cửu ,

Long Khánh , Xuân Lộc , Định Quán ,Tân Phú .
Tỉnh Đồâng Nai có địa thế tương đối đặc biệt ; nằm giữa hai thành phố lớn
là Vũng Tàu và Thành Phố Hồ Chí Minh, tạo thành vùng tam giác trọng điểm
khu vực phía nam ( Biên Hòa - Vũng Tàu - Thành Phố Hồ Chí Minh ).
SVTH : Hoaøng Thanh Phong

Trang : 10


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

Phía đông giáp tỉnh Bình Thận , phía đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng , phía tây
giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước , Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ,
phá tây giáp Thành Phố Hồ Chí Minh .
Tỉnh Đồng Nai có địa hình trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ
đến đồng bằng Nam Bộ . Tỉnh Đồng Nai có địa hình tương đối bằng phẳng ,
92% diện tích có độ dốc < 15 độ ( trong đó có 82,09% có độ dốc < 8 độ ) , 8%
diện tích có độ dốc > 15 độ .
Tỉnh Đồng Nai có ba loại địa hình chính là : địa hình đồng bằng có độ cao
trung bình 5-10m , địa hình vùng đồi có độ cao trung bình 45m , địa hình đồng
bằng có độ cao trung bình 300m chiếm 2% diện tích .
Ngoài ra Đồng nai còn có hệ thống sông rạch lớn , thuận lợi cho giao thông
đường thủy , gồm các sông chính như sau : Sông Đồng Nai , Sông La Ngà ,
Sông Bé , Sông Nhà Bè …Hồ thuỷ điện Trị An là nơi điều tiết lượng nước lớn
để làm thủy điện , tưới tiêu ngăn lũ …
2. Khí hậu thuỷ văn :
Đồng nai là khu vực có hai mùa rõ rệt trong một năm: mùa nắng và mùa
mưa tương phản nhau , đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.

Mùa nắng thuận tiện cho việc sản xuất kéo dài gần 5-6 tháng trong một năm ,
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau . Mùa mưa kéo dài gần 6-7 tháng trong một
năm , từ tháng 4 đến tháng 11 ( chủ yếu tập trung vào tháng 6 đến tháng 10 ) .
Có thể nói thời tiết khí hậu ở đây là đặc biệt có lợi cho phát triển công
nghiệp, không có bão lớn, không có lũ lụt gây thiệt hại nặng nề, nhiệt độ
trung bình là 26 ÷ 27oC , độ ẩm không khí dao động trong khoảng 72 ÷ 84%
lượng mưa trung bình 1800mm và nước ngọt của sông Đồng Nai chưa bị ô
nhiễm nặng nề như các vùng khác , lưu lượng đạt trên 20 triệu m3/ngày.

Tháng

NĐTB
Trong
Ngày
(oC)

Mưa
(mm)
Tổng
lượng

SVTH : Hoàng Thanh Phong

Số
ngày

Độ
ẩm
TB
(%)


Số
giờ
nắng

Gió
Hướng Vtb Vmax
gió
(m/s) (m/s)

Trang : 11


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


25.7
26.6
27.8
28.8
28.8
27.4
27
27
26.7
26.6
26.3
25.7

14
5
12
50
221
315
296
274
332
264
115
51

2
1
2
5

16
22
23
23
23
21
12
7

74
72
72
74
80
84
84
85
86
83
82
78

194
207
220
207
157
154
120
150

117
140
159
180

Đ
Đ
ĐN
ĐN
Đ
T
TN
T
T
T
B
B

2.5
2.8
3.2
3.2
2.7
3.2
3.2
3.4
2.9
2.6
2.4
2.3


13
13
14
17
18
20
22
24
21
28
18
17

Năm

26.9

1949

159

81

1915

T

2.9


27

3. Nguồn cung cấp điện nước :
Về nguồn điện sử dụng trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt thì được
cung cấp bởi nhà máy thủy điện Trị An với công suất trên 400 MVA. Ngoài
ra, còn có thể sử dụng điện của nhiều nơi khác nhau như: nhà máy điện Nhơn
Trạch công suất 1.200 MVA , nhà máy thủy điện Đa Nhim 160 MVA , nhà
máy nhiệt điện Phú Mỹ 300 MVA , nhà máy điện Bà Rịa và những đường dây
chuyển tải điện 12 KV đi xuyên qua tỉnh Đồng Nai . Bên cạnh đó còn có
những trạm phát điện với công suất trên 1.000 KVA cho một số nhà máy công
nghiệp.
Về nguồn nước có nguồn nước mặt sông Đồng Nai đủ cung cấp cho Đồng
Nai , Bình Dương và Thành Phố Hồ Chí Minh .Các nhà máy nước hiện cung
cấp cho các cụm khu công nghiệp như : nhà máy nước Biên Hòa 36.000
m3/ngày , nhà máy nước Long Bình 30.000 m3/ngày , nhà máy nước Thiện
Tân 100.000 m3/ngày , nhà máy nước Nhơn Trạch 15.000 m3/ngày , sắp tới
nhà máy nước Thiện Tân sẽ nâng công suất lên 1.000.000 m3/ngày , nhà máy
nước Nhơn Trạch 200.000 m3/ngày…
4. Hệ thống giao thông :
Về hệ thống giao thông vận chuyển thì rất thuận tiện về cả đường bộ,
đường thuỷ, đường hàng không lẫn đường sắt . Đường bộ thì có các Quốc lộ 1,
20, 51, 52 và nhiều đường liên tỉnh khác nối liền Đồng Nai với các tỉnh trong
khu vực, nhưng đặc biệt nhất vẫn là Quốc lộ 51, đường nối liền với cửa biển
quan trọng nhất phía Nam. Ngoài ra, với xa lộ cao tốc nối liền thành phố Hồ
Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu sẽ làm cho giao thông đường bộ của tỉnh
Đồng Nai đặc biệt phát triển . Sắp tới sẽ có đường cao tốc dẫn tới Lâm Đồng
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 12



Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

Hệ thống các cảng xuất nhập khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cách
Thành phố Biên Hoà khoảng 35 km. Phú Mỹ là cảng nước sâu chỉ cách ranh
giới tỉnh Đồng Nai có 13 km, tàu có trọng tải lớn (khoảng 40.000 tấn) có thể
ra vào được. Bên cạnh đó là cảng Gò Dầu gắn liền với khu công nghiệp Gò
Dầu cho tàu 5.000 tấn lưu thông được.Cảng Đồâng Nai cách đó khoảng 5 km
Sân bay quốc tế được xây dựng tại Long Thành sẽ làm phát huy tiềm năng
của các hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp Đồng Nai, vấn đề lưu thông
vận chuyển bằng đường hàng không sẽ thuận tiện hơn. Song song đó, với
tuyến đường sắt Bắc – Nam xuyên qua tỉnh luôn nhộn nhịp , sẽ là một điều
kiện thích hợp để xây dựng và phát triển nhà máy tại Đồng Nai.
Một ưu điểàm không nhỏ của Đồng Nai là có mạng lưới viễn thông phát
triển rất tốt, ngày càng có chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu
thông tin liên lạc.
5. Đặc điểm kinh tế – xã hội :
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phiá nam , là trọng điểm đầu
tư của chính phủ . Trong năm 2002 kinh tế Đồng Nai tăng trưởng ổn định : tốc
độ tăng trưởng kinh tế 12,2% ( so với cả nước 7,05% ) , tăng trưởng GTSX
công nghiệp 16,4% ( so với cả nước 14,5% ) ; cơ cấu công nghiệp trong GDP
tăng lên 55,3% , ngành dịch vụ tăng 12% .
Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh có tốc độ phát triển mạnh trên nhiều lónh vực
của cả nước. Với địa lợi như đã đề cập ở trên thì Đồng Nai nói chung và Khu
công nghiệp Biên Hòa II nói riêng sẽ có được một thị trường tiêu thụ sản
phẩm rất to lớn (TP.HCM 5 triệu dân , Đồng Nai 2 triệu dân ) . Điều đó được
chứng minh qua việc phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp lớn của Thành
phố Hồ Chí Minh , Bình Dương , Vũng Tàu và ngay chính trong địa phận tỉnh

Đồng Nai để phục nhu cầu to lớn của xã hội .
Bên cạnh đó, với các tỉnh , thành phố đang phát triển mạnh mẽ lân cận tỉnh
Đồng Nai , có rất nhiều dự án đầu tư lớn tập trung ở đó cũng là một điều kiện
thuận lợi đối với khu công nghiệp đang lớn mạnh này.
Ngoài ra, Đồng Nai với dân số gần 2 triệu người , trình độ văn hóa tương
đối kha ù, nơi dừng chân của phần lớn cư dân từ nơi khác đến , chính là nguồn
cung cấp nhân lực dồi dào cho các khu công nghiệp , đây thực sự là lực lượng
lao động đáng quan tâm .Về trật tự an ninh thì được đảm bảo và ngày càng
được củng cố tốt hơn.
+Tóm lại, nhà máy sản xuất gạch men được đặt tại Khu công nghiệp Biên
Hòa II thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai có thể nói là hợp lý về rất nhiều mặt như
gần nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất, gần nguồn tiêu thụ sản phẩm,
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 13


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

thuận lợi trong giao thông vận chuyển, thông tin liên lạc, là nơi có nguồn nhân
lực dồi dào, cơ sở vật chất phát triển và được sự ủng hộ của thời tiết.
CHƯƠNG III

TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM
GẠCH LÁT NỀN TRÁNG MEN
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN PHẨM GỐM SỨ XÂY DỰNG:
Vật liệu gốm xây dựng là vật liệu đá nhân tạo nung, được sản xuất từ
nguyên liệu chính là đất sét bằng cách tạo hình và nung ở nhiệt độ cao.Ngày

nay để sản xuất loại vật liệu này bên cạnh đất sét người ta còn dùng các loại
nguyên liệu khoáng khác , các oxít tinh khiết…Loại vật liệu gốm mới khắc
phục được nhược điểm của gốm sứ cổ truyền.
Trong xây dựng hiện đại vật liệu gốm được dùng trang trí nhà cửa từ
khối xây, ốp trang trí mặt ngoài và bên trong nhà đến cốt liệu rỗng cho loại
bê tông nhẹ tiên tiến . Các sản phẩm sứ vệ sinh và đồ dùng gia đình được
dùng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.Các sản phẩm gốm bền axít , bền
nhiệt được dùng trong công nghiệp hóa học, luyện kim và các ngành công
nghiệp khác.
Ưu điểm chủ yếu của vật liệu gốm là có độ bền và tuổi thọ cao, từ
nguyên liệu địa phương có thể sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thích hợp
với các yêu cầu sử dụng , công nghệ sản xuất đơn giản, giá thành hạ.Song vật
liệu gốm vẫn còn những nhược điểm lá: giòn, dễ vỡ, tương đối nặng, khó cơ
giới hóa xây dựng…
Sản phẩm gốm xây dựng rất đa dạng về chủng loại và tính chất, bao
gồm: vật liệu xây, vật liệu lợp, vật liệu lát, vật liệu ốp, sản phẩm cách nhiệt,
cách ẩm, sản phẩm chịu lửa, sản phẩm chịu axit, các sản phẩm ống nước…
II.
GẠCH LÁT NỀN TRÁNG MEN:
1. Giới thiệu sản phẩm nhà máy:
Các loại gạch men trên thị trường như: gạch men lát nền, gạch men ốp
tường trong và ngoài công trình, gạch ốp lát không tráng men, gạch gốm
granite, ... đều là những chủng loại khá phong phú của gạch ốp ceramic nói
chung. Tuy nhiên quan trọng và thông dụng nhất hiện nay vẫn là gạch men ốp
tường và gạch men lát nền.
Vì vậy, sản phẩm mà nhà máy chọn để sản xuất là gạch lát nền tráng
men có độ hút nước nhỏ (3-6%) độ bền cơ cao và tùy theo chức sử dụng có
các tính chất khác như : độ cứng , dộ chống mài mòn , độ bền hóa … với ba
SVTH : Hoàng Thanh Phong


Trang : 14


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

loại kích thước khác nhau: 300x300 mm, 400x400 mm và 500x500 mm.
2. Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật sản phẩm của nhà máy được áp
dụng dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6415 :1998 :
2.1 Hình dạng và kích thước cơ bản :
+Viên gạch có dạng hình vuông , dạng tấm mỏng, thẳng cạnh, trên bề
mặt gạch được phủ một lớp men và các hoa văn trang trí tùy theo yêu cầu
sản phẩm. Mặt dưới viên gạch là những gờ (cao 1mm) sọc ca rô (cạnh 2cm)
vuông góc với cạnh viên gạch.

Nơi sản xuất

300 x 300

400 x 400

500 x 500

+Kích thước danh nghóa:
- 300 x 300 x 8 mm
- 400 x 400 x 9 mm
- 500 x 500 x 10 mm
2.2 Các yêu cầu kỹ thuật :
§ Cả ba loại gạch 300x300 , 400x400 và 500x500 đều có diện tích lớn hơn

410 cm2 theo TCVN 6415 :1998 ta lập được bảng mức sai lệch về kích
thước , hình dạng và chất lượng bề mặt sau :
TÊN CHỈ TIÊU

SVTH : Hoàng Thanh Phong

300x
300x7

400x
400x8

500x
500x9

Trang : 15


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

1.Sai lệch kích thước trung bình của mỗi viên 300±1,8 400±2,4 500±3,0
gạch so với kích thước danh nghóa tương ứng
mm
mm
mm
là ≤ ± 0,6%
+Sai lệch kích thước trung bình của mỗi viên
gạch so với kích thước trung bình tổ mẫu 10

viên tương ứng là ≤ ± 0,5%
2.Sai lệch chiều dày trung bình của mỗi viên 8±0,4
9±0,45 10±0,5
mm
mm
mm
mẫu so với chiều dày danh nghóa: ≤ ± 5 %.
3.Sai lệch lớn nhất của độ thẳng cạnh so với kích thước làm việc tương ứng:
≤ ± 0,5 %.
4.Sai lệch lớn nhất của độ vuông góc so với kích thước làm việc tương ứng:
≤ ± 0,6 %.
5.Cong trung tâm: sai lệch lớn nhất ở vị trí trung tâm so với chiều dài đường
chéo: ≤ ± 0,5%.
+ Cong cạnh mép: sai lệch lớn nhất ở vị trí giữa cạnh mép so với kích thước
cạnh đó: ≤ ± 0,5%.
+ Vênh góc: sai lệch lớn nhất ở vị trí góc so với chiều dài đường chéo: ≤ ±
0,5(%).
§ Các chỉ tiêu cơ lý hóa :
- Trọng lượng thể tích: γo = 1,9-2,2 (g/cm3)
- Độ hút nước : Hp = (3 ÷ 6)% (0÷2%)
- Độ bền uốn : σu ≥ 220 (Kg/cm2)
- Độ cứng bề mặt Morh : ≥ 5 (7÷8)
- Hệ số dãn nở nhiệt, từ nhiệt độ phòng thí nghiệm lên 100oC: ≤ 9.10-6
K-1.
- Độ bền nhiệt , tính theo chu kì chịu được thay đổi nhiệt độ từ nhiệt độ
phòng thí nghiệm đến105 oC không nhỏ hơn 10 lần
-Tiếng kêu trong khi gõ chứng tỏ độ kết khối đạt yêu cầu.
§ Phân loại gạch :
+Gạch loại I: không được xuất hiện khuyết tật trên men
+Gạch loại II: cho phép 1 khuyết tật trên men , cho phép vết rạn men

không quá 1 mm , bề rộng khe nứt không được lớn hơn 0,1 mm và ở góc cho
phép 1 vết khuyết men
+Gạch loại III: cho phép có từ 2 khuyết tật trên men.

SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 16


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

CHƯƠNG IV

GIỚI THIỆU LỰA CHỌN
NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
I. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU CHO NGÀNH GỐM SỨ
HIỆN NAY:
Cở sở của sự phát triển mạnh mẽ sản phẩm gạch ceramic, bên cạnh nhu
cầu cao của thị trường, là nguồn nguyên liệu silicat phong phú của nước ta.
Trừ một số ít nhà máy với vốn đầu tư của nước ngoài là sử dụng một
phần nguyên liệu nhập khẩu, các nhà máy khác đều dùng hoàn toàn nguyên
liệu Việt Nam để chế tạo xương gạch.
Như đã nói ở phần trên, nguồn tài nguyên của đất nước ta để sản xuất
gốm sứ xây dựng là rất phong phú. Trong thời kì đất nước đổi mới, Nhà nước
ta chủ trương phát triển mạnh lónh vực này.
1) Đất sét :
Là nguyên liệu chính cho ngành sản xuất gốm sứ. Việt Nam có lợi thế : là
một nước miền nhiệt đới, có diện tích đồng bằng lớn nên nguồn cung cấp đất

sét được xem là dồi dào và có trữ lượng lớn.
Đất sét dẻo : Trúc Thôn ( Hải Dương ) ,Tân Uyên-Tân Phong ( Bình Dương
) , Tam Bố ( Đà Lạt ), Qủang Ninh , Hà bắc , Vónh Yên , Phú Thọ , Yên Bái ,
Lào Cai , Hà Tây , Thanh Hóa … là các loại đất sét thường dùng trong công
nghiệp gốm sứ.
Đất sét có chứa khoáng Kaolinite là tốt nhất , đất sét có chứa khoáng
Kaolinite và 20% montmorillolitte còn hàm lượng thạch anh không đáng kể có
thể sử dụng tốt cho sản xuất gốm sứ. Tuy nhiên, vấn đề rất quan trọng cho
nguồn đất sét tại Việt Nam đang là công tác thăm dò, chế biến, pha chế để có
thể ổn định được chất lượng đầu vào của nhà máy.
Hiện nay, việc khai thác đất sét vẫn còn mang nặng tính thủ công, sơ sài và
chưa có một công nghệ chế biến, gia công rõ rệt. Các công đoạn tuyển đất sét
hiện nay ở Việt Nam chỉ dừng lại ở khâu lắng lọc bằng nước để loại bỏ cát,
chưa đi đến được một công đoạn pha chế đất sét đồng nhất ngay tại khu mỏ.
Do đó, xuất hiện hai loại đất sét thô và đất sét lọc.
Do sự thiếu đầu tư về kỹ thuật cùng với thiết bị công nghệ đã là một khó
khăn cho các nhà sản xuất sử dụng đất sét tại Việt Nam. Thông thường thì các
nhà sản xuất hiện nay để đối phó tình trạng này, họ tự trang bị cho mình
những cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm, có đủ thiết bị để thử nghiệm
thường xuyên nguyên liệu đầu vào, ổn định được sản xuất.
SVTH : Hoaøng Thanh Phong

Trang : 17


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

Qui trình khai thác đất sét tại Việt Nam, nhìn chung vẫn theo sơ đồ sau:


BÓC TẦNG PHỦ

KHAI THÁC

ĐẤT SÉT THÔ
CUỐC THÔ

LẮNG LỌC

PHƠI, Ủ

ĐẤT SÉT LỌC
CUỐC LỌC

2) Cao lanh :
- Cao lanh trong cả nước có trên 300 triệu tấn, nhiều mỏ có trữ lượng cao như
Cao Lanh Đà Lạt , Sông Bé ,La Phù , Đồng Hới , Đà Nẵng và cao lanh
Inđonesia
- Cao lanh có tính dẻo vừa phải , dễ bóp nát vụn , hút nước mạnh có màu
vàng đến trắng ngà . Cho cao lanh thêm vào phối liệu thay thế 1 phần đất
sét , nhằm giảm độ dẻo của đất sét , giảm độ co , nứt , biến dạng khi nung .
Ngoài ra cao lanh còn có khả năng tăng độ trắng của sản phẩm .
3) Tràng thạch:
- Tràng thạch có mặt ở cả ba miền nam, trung, bắc; trữ lượng hàng chục triệu
tấn.
- Tràng thạch là nguyên liệu thiên nhiên chứa kiềm duy nhất không tan trong
nước, một đặc tính cần thiết sử dụng cho công nghệ gốm. Tràng thạch là
nguyên liệu chính thứ hai, được sử dụng tương đối nhiều trong các ngành
sản xuất gốm sứ. Không khác với trình độ khai thác đất sét tại Việt Nam,

hiện trạng khai thác tràng thạch ở Việt Nam vẫn còn mang tính thô sơ.

BỐC TẦNG PHỦ
THÀNH PHẨM
SVTH : Hoàng Thanh Phong
≤ 5 mm

NỔ MÌN

NGHIỀN BÁNH
ĐÁ

ĐẬP THÔ 4x6

TUYỂN LỰA Trang : 18
THỦ
CÔNG


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

Nguồn nguyên liệu này được đầu tư rất ít và mang tính thời vụ hơn là quy
hoạch khu mỏ rõ rệt. Hiện nay, tại Việt Nam có ba khu vực lớn cung cấp
tràng thạch là Vónh Phú , Đà Nẵng , Phú Thọ , Quảng Nam và An Giang.
Nhìn chung, trữ lượng các mỏ lớn, nhưng độ ổn định của sản phẩm không
cao, hàm lượng kiềm còn thấp, đặc biệt là tràng thạch giàu Potasium
(orthoclase, microline) hay giàu sodium (abite) cũng chưa được phân loại sản
phẩm.

4) Nguyên liệu men frit:
+Hiện nay, các loại men frit sử dụng tại các nhà máy sản xuất ở Việt
Nam vẫn còn phải nhập từ nước ngoài. Chỉ một số ít sử dụng cho các loại sản
phẩm nung hai lần được sản xuất trong nước và sử dụng cho nội bộ như tại
Long Hầu (Thái Bình), nhà máy Thanh Thanh sử dụng cho sản phẩm gạch ốp
tường. Để có thể sản xuất hoàn toàn lượng men frit trong nước cho tất cả các
nhà máy , chúng ta phải phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu. Mà
điều này chính là sự thách thức đối với các thế hệ trẻ chúng ta. Vì thế, dây
chuyền sản xuất gạch lát nền phải sử dụng lượng men frit nhập từ nước ngoài
(Ý).
+Yêu cầu kỹ thuật của men frit cho công nghệ nung nhanh và đa số các
nhà máy hiện nay đang sản xuất đòi hỏi:
- Độ đồng nhất của frit;
- Độ ổn định của thành phần;
- Độ biến đổi trạng thái theo nhiệt độ;
- Độ dãn nở.
+Hiện nay, chưa có đơn vị nào trong nước đầu tư vào việc sản xuất loại
nguyên liệu này, chúng được nhập từ Ý qua các hãng CERDEC, COOKSON
MATTHEY COVER, FERRO, từ Đài Loan như CHINA GLAZE. Sư lựa chọn
các loại men này tùy thuộc vào thị trường, vào chiến lược sản phẩm của mỗi
nhà máy.
+Chất lượng mặt men, chất lượng bản thân sản phẩm, ngoài những yếu tố
thiết bị và nguyên liệu, còn tùy thuộc nhiều vào trình độ kỹ thuật, trình độ
quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật của mỗi đơn vị.
♦ Ngoài ra cần phải sử dụng một số nguyên liệu khác để điều chỉnh thành
phần phối liệu như mong muốn :
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 19



Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

+Quartzit, thạch anh, cát trắng thì vùng nào cũng có, trữ lượng gần 600
triệu tấn. Như cát Sông Bé , nhưng Cát Cam Ranh là tốt nhất
+Bên cạnh đó các dạng nguyên liệu khác như đá vôi (Hà Tiên) , Bột talc
(Vónh Phú ) , Đôlômic( Thanh Hóa ) , silicat zircon, barit cũng có nhiều để cho
công nghiệp gốm sứ xây dựng sử dụng trong xương và men.
II.
YÊU CẦU NGUYÊN LIỆU CỦA SẢN PHẨM GẠCH LÁT NỀN :
( Tham khảo : TCVN 6300 -6301: 1997 , Bài giảng Gốm Xây Dựng )
+Nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất tấm lát nền là loại cao lanh và đất
sét dẻo chất lượng cao, nhiệt độ kết khối thấp, khả năng liên kết cao và có
khoảng nhiệt độ nóng chảy rộng.
+Thành phần hoá học của đất sét , sử dụng trong sản xuất tấm lát dao
động trong giới hạn rộng
TPHH
%

SiO2
60-65

Al2O3
18-22

CaO + MgO
1


Na2O + K2O
1-2

MKN
8-10

+Theo thành phần khoáng, đất sét tốt nhất là kaolinit-thủy mica có hàm
lượng mica lớn, còn hàm lượng thạch anh thấp.
+Thành phần hoá học của cao lanh , sử dụng trong sản xuất tấm lát dao
động trong giới hạn rộng
TPHH SiO2
%
50-62

Al2O3
26-28

Fe2O3
4

CaO + MgO
1

Na2O + K2O
1-2

MKN
8-10

+Ở nhiệt độ cao đất sét và cao lanh phân giải ra oxýt nhôm và oxýt

silic , sau đó tái kết hợp khoáng mulít là thành phần chính của xương.
+Để điều chỉnh các tính chất công nghệ như độ co khi sấy và nung ,
tăng cường độ sấy , đảm bảo lượng SiO2 người ta đưa vào các vật liệu phụ gia
là các chất làm gày , cát và chất trợ dung .Vật liệu gày là samốt nghiền mịn
hay từ các mãnh vỡ của tấm đã nung ….
+Tràng thạch làm giảm nhiệt độ nóng chảy và làm phụ gia gầy , làm
cho khoáng mulít xuất hiện sớm 1160 oC so với 1250 oC khi không có tràng
thạch .
+Chất lượng của tấm lát nền phụ thuộc vào thành phần cỡ hạt có kích
thước nhỏ hơn 1 µm trong phối liệu. Hàm lượng tối ưu của nhóm cỡ hạt này
nằm trong giới hạn 60-75%.
+Lớp men phủ làm tăng tuổi thọ của tấm lát , giảm độ hút nước, mở
rộng chủng loại mặt hàng sản phẩm.Lớùp men phủ có độ cứng và độ bền
SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 20


Luận văn Tốt Nghiệp

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

chống mài mòn cao.Nguyên liệu chủ yếu để chế tạo men là đất sét, cao lanh,
cát, đá phấn…và các loại nguyên liệu khác. Còn vấn đề các tấm có màu như
ý muốn người ta sử dụng các chất màu in trên khung lụa hoặc dùng chính màu
của xương
III. LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU CỦA SẢN PHẨM GẠCH LÁT NỀN :
Như đã giới thiệu phần trên và dựa vào tính chất cơ lý , thành phần
khoáng hóa và vị trí vùng nguyên liệu so với địa điểm nhà máy dự định , ta
chọn các loại nguyên liệu sau :

1.Đất Sét Tân Phong(Đồng Nai) , có thể thay thế bằng Đất Sét Tam Bố
(Đà Lạt)
2.Cao Lanh Thô Tân Uyên (Bình Dương)
3.Cao Lanh Lọc Tân Uyên (Bình Dương)
có thể thay thế bằng Cao
Lanh Sông Bé
4.Tràng Thạch Đà Nẵng
5.Ngoài cáùc thành phần nguyên liệu trên, còn sử dụng các nguyên liệu
khác như:Đất sét Trúc Thôn, Hải Dương,Cát Sông Bé hoặc Cam Ranh , Đá
vôi Hà Tiên , Cao lanh Đà Lạt ...để điều chỉnh .

SVTH : Hoàng Thanh Phong

Trang : 21


Luận văn Tốt Nghiệp

SVTH : Hoàng Thanh Phong

GVHD: Thạc só Nguyễn Hùng Thắng

Trang : 22


×