Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn PHÁT TRIỂN MẠNG lưới TRUNG tâm học tập CỘNG ĐỒNG góp PHẦN xây DỰNG mô HÌNH xã hội học tập ở TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.07 KB, 12 trang )

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
GÓP PHẦN XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP
Ở TỈNH KIÊN GIANG
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục (GD) trong tỉnh có bước phát
triển cả về quy mô và mạng lưới trường lớp, nhưng so với yêu cầu và tiềm năng
vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Sự ra đời của các Trung tâm học tập cộng đồng
(TT HTCĐ) đã góp phần thúc đẩy phong trào khuyến học tại địa phương và gắn
với sự phát triển của tổ chức Hội khuyến học (HKH). Tuy nhiên kết quả hoạt
động của TT HTCĐ nhìn chung còn nhiều hạn chế. Hầu hết các TT chưa có trụ
sở riêng, CB quản lý chủ yếu do HKH kiêm nhiệm. Các TT HTCĐ được thành
lập trước khi có Luật GD 2005 và Quy chế 09 nên quá trình hoạt động gặp nhiều
khó khăn. Do đó phát triển mạng lưới các TT HTCĐ trên địa bàn tỉnh là cần
thiết trong quá trình thực hiên các mục tiêu phát triển GD trước mắt và lâu dài
của tỉnh Kiên Giang.
A. CÁC CHỦ TRƯƠNG VỀ XÂY DỰNG XHHT VÀ THỰC
TRẠNG GIÁO DỤC Ở TỈNH KIÊN GIANG
1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước
- Luật Giáo dục 2005 (Đ 46)
- Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2005-2010.
- Thông báo số 268/TB- VPCP ngày 24/12/2007 về Kết luận của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về mô hình tổ chức, quản lý và cơ chế tài chính
của các TT HTCĐ.
- Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
- Chỉ thị 02/2008/CT-TTg ngày 8/1/2008 về đẩy mạnh phong trào khuyến
học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
2
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng xã, phường,
thị trấn, ban hành kèm theo QĐ số 09/2008/QĐ- BGDĐT ngày 24/3/2008 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.


- Thông tư 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của
trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn.
- Thông tư 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn
việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Trung tâm học tập cộng
đồng.
- Chỉ thị 07-CT/TU ngày 28/7/2004 của Ban thường vụ tỉnh ủy Kiên Giang
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học.
- Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 4/10/2007 của TUKG thực
hiện Chỉ thị 11-CT/TW.
- Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 24/3/2008 của UBND tỉnh Kiên Giang về
Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
2. Thực trạng giáo dục tỉnh Kiên Giang
2.1. Giáo dục phổ thông, mầm non
Năm học 2011-2012 toàn tỉnh có 602 trường (MN 78, TH 304, THCS
169, THPT 51), có 93 trường đạt chuẩn quốc gia vói 8629 phòng học, đạt tỷ lệ
1,4 lớp/1 phòng học; huy động 11.356 lớp với 316.128 học sinh; học sinh 6-14
tuổi đi học đạt 96% so với dân số độ tuổi; huy động học sinh người dân tộc
37.173 em, chiếm tỷ lệ 11,67% so với học sinh phổ thông.
Chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp hàng
năm ổn định. Đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và được bồi
dưỡng chuẩn hóa, đào tạo nâng cao. Hiện toàn ngành giáo dục có trên 22 ngàn
CB, GV, NV, trong đó có 17600 giáo viên.
2.2. Giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực
3
- Tỉnh có 4 trường Cao đẳng, 1 trường Cao đẳng nghề, 5 trường TCCN và
TC nghề. Tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân khoảng 100-120 SV; 34 cơ sở dạy nghề,
(trong đó có 20 cơ sở tư thục). Qui mô đào tạo hằng năm bình quân trên 10.000
học sinh.

- Qua thống kê số thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) và tỉ lệ thí sinh trúng
tuyển trên số thí sinh đăng ký thi, tỉnh Kiên Giang có tỷ lệ học sinh trúng tuyển
vào đại học, cao đẳng hàng năm khoảng 35% hs-40% trên tổng số 15.000 lượt
hs ĐKDT. Trong đó mỗi năm có gần 1000 học sinh trúng tuyển (hệ Cao đẳng)
vào các trường Cao đẳng trong tỉnh.
2.3. Giáo dục thường xuyên
- Tỉnh Kiên Giang đã được Bộ Giáo Dục & Đào tạo công nhận đạt chuẩn
PCGDTH-ĐĐT vào tháng 12/2007. Liên tiếp hang năm tỉnh đều đạt chuẩn
PCGDTH-ĐĐT mức độ 1, với tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt từ 98% trở
lên; tỷ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đat từ 87% trở lên.
Tỉnh đã dược công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHCS vào tháng
12/2008 với tổng số người trong độ tuổi 15-35 biết chữ đạt tỷ lệ 97,71%; tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp THCS (2 hệ) 98,80%. Thanh niên, thiếu niên từ 15-18 tuổi
có bằng tốt nghiệp THCS tỷ lệ 80,55%.
- Hiện toàn tỉnh có 20 cơ sở dạy BTVH, 60 cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học
(NN-TH) theo chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX).
- Các cơ sở đào tạo trong tỉnh liên kết đào tạo với 10 trường ĐH, CĐ
ngoài tỉnh cho 6000 SV. Liên kết với các huyện, doanh nghiệp trong tỉnh đào tạo
trình độ Trung cấp cho trên 1000 người. Có trên 4000 người đang học các
chương trình đào tạo từ xa.
2.4. Những yếu kém, bất cập
+ Quy mô GDMN phát triển chậm. Chất lượng giáo dục phổ thông còn
thấp so với mặt bằng chung và có sự chênh lệch đáng kể giữa các địa bàn trong
tỉnh.
4
+ Tỷ lệ học sinh bỏ học cao, kết quả công tác Phổ cập giáo dục trung học
cơ sở (PCGD THCS) chưa vững chắc, học sinh (HS) đi học đúng tuổi ở cấp
trung học còn thấp.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, lao động nông nghiệp chiếm 65-70%
tổng số lao động trong tỉnh, thời gian nông nhàn còn nhiều.

+ Giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp nhu
cầu lao động của xã hội.
+ Hoạt động của các TT HTCĐ còn lúng túng; còn 3 huyện chưa có TT
GDTX; cơ sở dạy nghề còn ít.
Nguyên nhân những yếu kém trên là do:
- Mạng lưới trường lớp không tập trung; đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ,
một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế về trình độ, năng
lực.
- Trách nhiệm và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo của các ngành, các cấp còn nhiều
hạn chế. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về vị trí, vai trò của giáo dục và
đào tạo chưa đúng mức, một số còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
- Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập,
chưa có đầu mối quản lý thống nhất nguồn nhân lực của tỉnh, quản lý giáo dục
nghề nghiệp và đào tạo tách rời quản lý giáo dục phổ thông. Chưa quan tâm
công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS sau THCS và đầu tư phát triển
hệ thống GDTX.
3. Hội khuyến học với việc phát triển TT HTCĐ
- Từ năm 2004 Hội Khuyến học phối hợp với ngành GD và Chính quyền
các cấp chỉ đạo xây dựng TT HTCĐ xã, phường, thị trấn. Ngân sách NN hỗ trợ
ban đầu 15 triệu đồng/ một TT để mua sắm phương tiện làm việc. Nhiều TT
được tổ chức, doanh nghiệp tài trợ để xây dựng phòng học.
5
- Các TT HTCĐ đã tổ chức hoạt động với nhiều hình thức phong phú bồi
dưỡng cho trên 70000 lượt người lao động về các chuyên đề pháp luật, chính
sách, khoa học kỹ thuật, kỹ thuật sản xuất.

B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1 . Mục tiêu
+ Xây dựng TT. HTCĐ xã, phường, thị trấn nhằm tạo cơ hội cho thanh

niên và nhân dân được học tập, tiếp thu, cập nhật kiến thức áp dụng vào lao
động sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Củng cố vững chắc kết quả công tác CMC, PCGD THCS, nâng cao dân
trí và tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
+ Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
(XHHT) ở cơ sở.
Chỉ tiêu cụ thể:
• Nâng cao kết quả xoá mù chữ, phấn đấu tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi
từ 15 trở lên đạt trên 98% , trong đó đối với số người có độ tuổi từ 15-35
đạt tỷ lệ trên 99%; đặc biệt tăng nhanh tỷ lệ xoá mù chữ đối với người dân
tộc Khmer; người trong độ tuổi lao động.
• Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80% số cán bộ xã , phường, thị trấn được học tập
văn hoá, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về quản lý , pháp luật , kinh tế và
xã hội nhằm giúp nâng cao khả năng công tác.
• Đạt tỷ lệ trên 85% số người lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp , lâm
nghiệp, ngư nghiệp được tiếp cận và thụ hưởng các chương trình bồi
6
dưỡng giúp nâng cao hiểu biết , khả năng lao động , sản xuất và nâng cao
chất lượng cuộc sống.
• Đến năm năm 2015 có 90% TT HTCĐ hoạt động có hiệu quả.
2. Tổ chức và hoạt động của TT HTCĐ
2.1 Vị trí của TT HTCĐ trong hệ thống GDTX
+ TT. HTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục ở
địa phương, phát triển theo chủ trương xã hội hóa giáo dục.
+ Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khỏan riêng.
2.2 Nhiệm vụ
+ Củng cố chất lượng công tác CMC và PCGD.
+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong nhân dân.
+ Tham gia các chương trình, dự án phát triển KT-XH tại địa phương.
2.3 Hoạt động của TT HTCĐ

- Chương trình:
+ TT HTCĐ thực hiện các chương trình GDTX theo quy định.
+ Liên kết thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu
người học
- Kế hoạch: Giám đốc trung tâm xây dựng kế họach mở lớp hàng năm đề nghị
UBND cấp xã và phòng Giáo dục – Đào tạo phê duyệt.
- Tổ chức lớp học:Căn cứ vào đối tượng, chương trình học tập và điều kiện
CSVC, trung tâm tổ chức các lớp học theo địa điểm, thời gian phù hợp.
2.4 Tổ chức và quản lý
- TT. HTCĐ không bố trí biên chế sự nghiệp giáo dục hoặc cán bộ chuyên
trách, nhân sự trung tâm gồm cán bộ quản lý, nhân viên và giáo viên làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm và hợp đồng:
7
+ Giám đốc trung tâm: là Phó Chủ tịch UBND xã.
+ Phó Giám đốc trung tâm: Chủ tịch Hội khuyến học xã, Hiệu trưởng
(phó HT) trường Tiểu học, THCS.
+ 01 kế toán, 1 thủ quỹ: làm việc kiêm nhiệm.
+ Giáo viên: Là giáo viên do Phòng GD-ĐT biệt phái hoặc do Trung tâm
hợp đồng.
+ Báo cáo viên, cộng tác viên: do Giám đốc trung tâm mời theo yêu cầu
của từng lớp học cụ thể.
- Phân cấp quản lý
+ UBND xã trực tiếp quản lý TT. HTCĐ.
+ Phòng GD-ĐT chỉ đạo, kiểm tra công tác chuyên môn.
+ Các TT dạy nghề, TT GDTX – HN, trường phổ thông trên địa bàn phối
hợp thực hiện các lớp tại TT. HTCĐ.
2.5 Cơ sở vật chất và kinh phí
- Cơ sở vật chất
+ Trung tâm đã có trụ sở riêng thực hiện quản lý theo quy định hiện hành.
+ Trung tâm chưa có trụ sở riêng được sử dụng trụ sở của xã hoặc hợp

đồng cơ sở để mở lớp.
+ Trung tâm được đầu tư xây dựng phòng học và phương tiện làm việc.
- Kinh phí
• Ngân sách NN hỗ trợ:
+ KP hỗ trợ mua sắm trang thiết bị ban đầu.
+ KP hoạt động thường xuyên: thực hiện theo thông tư 96/2008/TT-BTC
ngày 27/10/2008 của Bộ tài chính.
• Kinh phí vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân…

3. Giải pháp
8
3.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở Giáo dục thường xuyên trong hệ
thống giáo dục của tỉnh
- Củng cố TT GDTX cấp tỉnh trên cơ sở tăng cường tổ chức hoạt động
theo quy chế ban hành theo quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng
01 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT. Chuyển các Trung tâm kỹ thuật tổng
hợp và hướng nghiệp (TT KTTH-HN) huyện, thị hiện có thành Trung tâm giáo
dục thường xuyên (TT GDTX), thành lập mới TT GDTX cho các huyện chưa
có. TT GDTX thực hiện đồng thời các nhiệm vụ GD hướng nghiệp, dạy nghề và
giáo dục thường xuyên.
- Từng bước hình thành mạng lưới các cơ sở GDTX trên khắp địa bàn bao
gồm: TT HTCĐ ở xã, TT GDTX ở huyện, TT dạy nghề ở huyện hoặc Trường
nghề ở cụm huyện.
- Phát triển mô hình TT HTCĐ trực thuộc sự chỉ đạo chuyên môn của
Phòng giáo dục – đào tạo, đặt dưới sụ quản lý trực tiếp của UBND xã, cơ chế
hoạt động theo chủ trương xã hội hóa GD.
- Xây dựng quy chế lồng ghép các chương trình dự án giữa các ngành, đoàn
thể với TT HTCĐ nhằm tạo sự phối kết hợp cho hoạt động giáo dục cộng đồng.
- Hàng năm, có kế hoạch đầu tư tăng cường CSVC cho các TT thuộc hệ
thống GDTX trong kế hoạch xây dựng cơ bản của ngành GD.

3.2. Xây dựng các quy chế phối hợp giữa TT GDTX và TT HTCĐ
Nhiệm vụ của các TT GDTX là:
- Tư vấn, hướng dẫn các Trung tâm học tập cộng đồng trong việc thực
hiện tốt nội dung giáo dục.
- Phối hợp tổ chức các lớp học XMC và Sau XMC, Tin học, ngoại ngữ,
dạy nghề thường xuyên tại các TTHTCĐ.
- Cử giáo viên tham gia giảng dạy, cung ứng chương trình đào tạo, tài liệu
học tập nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục thường xuyện của các
TTHTCĐ.
9
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý,
hướng dẫn viên và cộng tác viên tại các TTHTCĐ trên địa bàn.
3.3. Đa dạng hóa các hình thức học tập
- Khuyến khích các cơ sở GD thực hiện chương trình GDTX để tạo điều
kiện học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động.
- Mở rộng hình thức đào tạo vừa học vừa làm, đào tạo liên thông, liên kết
đào tạo để tạo điều kiện học tập cho người lao động có nhu cầu bồi dưỡng,
chuẩn hóa trình độ chuyên môn.
- Đẩy mạnh việc sử dụng các phương tiện thông tin – truyền thông, phương
tiện phát thanh – truyền hình để phát triển hình thức học từ xa.
- Tổ chức lớp học theo thời gian linh họat: học ban ngày, ban đêm, học vào
các ngày nghỉ.
3.4. Củng cố, kiện toàn tổ chức các TT HTCĐ được Hội khuyến học thành
lập trước năm 2008
- Khảo sát đánh giá lại chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TT HTCĐ
hiện có (được HKH thành lập trước năm 2008).
- Hướng dẫn lập thủ tục đề nghị UBND cấp huyện ra QĐ thành lập theo
Quy chế 09.
- Thực hiện phân cấp theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010
của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và Quy chế

tổ chức và hoạt động của TT HTCĐ.
- Ban hành các quy định và triển khai thống nhất về tổ chức, quản lý và
kinh phí hoạt động của TT HTCĐ trên địa bàn tỉnh.
3.5. Xây dựng đội ngũ giáo viên cho các cơ sở GDTX
- Tăng cường giáo viên cho các TT Giáo dục thường xuyên tỉnh, TT Ngoại
ngữ - Tin học, TT GDTX huyện, thị, biệt phái giáo viên kiêm nhiệm công tác
phổ cập THCS sang làm thư ký thường trực TT HTCĐ. Xây dựng chương trình
10
và kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục người lớn cho đội ngũ giáo viên ,
tình nguyện viên, cộng tác viên ở các cơ sở GDTX. Bồi dưỡng giáo viên cốt cán
dạy tiếng Khmer, Hoa.
- Huy động giảng viên, giáo viên ở các ngành khác tham gia làm CTV
giảng dạy ở các cơ sở giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng
nâng cao kiến thức về sản xuất kinh doanh cho người lao động trong độ tuổi ở
các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
3.6. Phát triển chương trình, nội dung theo yêu cầu người học
- Ngành giáo dục cung cấp tài liệu học tập theo Chương trình đáp ứng yêu
cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ cho các TT
GDTX, TT HTCĐ.
- Chủ động phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động
nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.
- Tích cực tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
C. MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
1. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản cụ thể hóa các chủ
trương về xây dựng XHHT và phát triển mạng lưới GDTX. Từ năm 2010, Sở
GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các Quyết định:
- QĐ chuyển các TT KTTH-HN huyện, thị thành các TT GDTX.
- QĐ số 02/2011/QĐ-UBND ngày 14/1/2011 về phân bổ kinh phí cho TT
HTCĐ.
- QĐ số 35/2011/QĐ-UBND ngày 05/10/2011 về phụ cấp kiêm nhiệm đối

với CBQL các TT HTCĐ.
2. Củng cố các TT HTCĐ: trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của
các TT HTCĐ và Quy chế 09, các phòng GD&ĐT đã đề nghị UBND huyện ra
QĐ thành lập TT HTCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đồng thời kiện
11
toàn Ban quản lý và hỗ trợ kinh phí hoạt động. Qua đánh giá của HKH 25% TT
HTCĐ hoạt động Khá , 45% Trung bình , 30%Yếu.
3. Chỉ đạo các hoạt động của TT HTCĐ, TT GDTX: Căn cứ vào nhiệm
vụ năm học, ngành giáo dục xây dựng kế hoạch năm học đối với GDTX, hướng
dẫn hoạt động của các TT GDTX, TT HTCĐ. Công tác chỉ đạo được lồng ghép
với nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên của ngành, phối hợp chặt chẽ với Hội
khuyến học duy trì các hoạt động của TT HTCĐ.
KẾT LUẬN
1. Đất nước ta đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
KT-XH. Xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đã tạo ra những cơ hội lớn,
đồng thời đặt ra những thách thức cho sự phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục.
Xây dựng XHHT là nhằm đáp ứng yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực và
đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế.
2. Xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển, đồng thời, gắn kết liên
thông cả hai bộ phận cấu thành: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên,
trong đó GDTX là bộ phận quan trọng, làm tiền đề để xây dựng XHHT. Để xây
dựng XHHT, mỗi cá nhân, tập thể cần nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm
trong việc học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, đẩy mạnh phong
trào khuyến học, khuyến tài ở cơ sở.
3. Tỉnh Kiên giang có điểm xuất phát thấp về giáo dục, mặt bằng dân trí
còn thấp và không đồng đều, nhưng lại là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để
phát triển KT-XH. Xây dựng XHHT, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực là điều
kiện quan trọng để phát huy lợi thế nội lực, thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH
nhanh và bền vững, đưa tỉnh Kiên giang trở thành tỉnh có vị trí cao trong khu
vực và cả nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập. Phát triển mạng lưới các

TT HTCĐ trên địa bàn tỉnh là công cụ quan trọng để xây dựng XHHT.
12
13

×