Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.96 KB, 2 trang )
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
KHOA THẦN KINH
HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ VÀ DỰ PHÒNG
BỆNH CO GIẬT DO SỐT TẠI NHÀ
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, tổ chức não chưa hoàn thiện nên dễ bị kích thích khi sốt
gây co giật.
Với những trẻ đã được chẩn đoán co giật do sốt, người chăm sóc trẻ cần xử trí
và dự phòng co giật tại nhà theo hướng dẫn sau:
Khi thấy trẻ mệt, kém chơi cần đo nhiệt độ cho trẻ xem trẻ có sốt không
(trẻ sốt khi nhiệt độ ở nách ≥ 37,5 độ hoặc nhiệt độ ở miệng và hậu môn ≥
37,9 độ).
XỬ TRÍ KHI TRẺ SỐT:
1. Chườm ấm vùng trán, nách và bẹn cho trẻ khi trẻ sốt (giặt khăn với
nước ấm chườm cho trẻ: nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng
1-2 độ).
2. Mặc quần áo mỏng, nới lỏng quần áo
3. Cho trẻ uống nhiều nước
4. Tất cả các ngày trẻ sốt, cho trẻ uống thuốc chống co giật (theo đơn
của bác sỹ):
- Valproic (Depakin, Promag, Encorate) uống liều 20mg/kg/ngày,
chia 2 lần HOẶC
- Phenobarbital (Gardenal), uống liều 3-5mg/kg/ngày, chia 2 lần
HOẶC
- Diazepam (Seduxen), uống liều 1mg/kg/ngày, chia 3 lần
5. Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay khi trẻ sốt ≥ 38 độ (theo đơn của bác
sỹ):
- Đặt hậu môn hoặc uống Paracetamol (Efferalgan, Panadol, …)
liều 10 – 15 mg/kg/lần, nếu sốt lại sau 4 giờ có thể uống lặp lại liều.
- Nếu trẻ không hạ được nhiệt độ dưới 38 độ hoặc sốt trở lại trước
4 giờ thì uống Ibuprofen (Fenica, Ibrafen, Sotstop, Babypain)
liều 5-10 mg/kg/lần.