Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giá trị chữa bệnh tuyệt vời của trinh nữ hoàng cung, cà gai leo và một số cây thuốc nam quanh ta.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.5 KB, 34 trang )

Giá trị chữa bệnh tuyệt vời
của Trinh Nữ Hoàng
Cung.
Trinh nữ hoàng cung (có tên khoa
học: Crinum latifolium L) có tác dụng tăng
huyết áp tạm thời, có tác dụng kháng sinh
mạnh, ức chế khối u, ức chế phát triển của tế
bào ung thư. Có tác dụng gây sung huyết da.
Cây Trinh nữ hoàng cung
Bộ phận dùng: Lá (Folium Crinii latifolii), thân hành của
cây.
Phân bố: Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau trồng ở các nước
vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia và phía
Nam Trung Quốc. Cây Trinh nữ hoàng cung đang được
trồng ở nhiều nơi nước ta, từ miền Bắc đến miền Nam.
Thu hái: Tháng 6-7, có thể thu hoạch lá. Chỉ thu những lá
bánh tẻ, thu đến khi cây ngừng sinh trưởng.
Công năng: Có tác dụng tăng huyết áp tạm thời, có tác dụng
kháng sinh mạnh, ức chế khối u, ức chế phát triển của tế bào
ung thư. Có tác dụng gây sung huyết da.
Công dụng: Điều trị một số dạng ung thư như ung thư phổi,
u xơ tuyến tiền liệt, ung thư vú, trị u tử cung, ho, dị ứng, đau
khớp, viêm da, mụn nhọt…
Cách dùng, liều lượng: Ngày 20-50g dạng nước sắc.
Bài thuốc:
1. Chữa đau khớp, chấn thương tụ máu:
• Lá Trinh nữ hoàng cung lượng vừa đủ, xào nóng, băng
đắp nơi đau.
• Củ trinh nữ hoàng cung 20g, dây Đau xương 20g,
Huyết giác 20g, lá Cối xay 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc
uống ngày một thang.


• Củ Trinh nữ hoàng cung nướng cho nóng, đập dập,
băng đắp nơi sưng đau (Kinh nghiệm Ấn độ).
2. Chữa ho, viêm phế quản:
• Lá trinh nữ hoàng cung 20g, Tang bạch bì 20g, Xạ can
10g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia
2-3 lần trong ngày.
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Bồng bồng 12g, lá Táo
chua 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang,
chia 2-3 lần uống trong ngày.
3. Chữa u xơ tuyến tiền liệt (đái không thông, đái đêm, đái
buốt, đái dắt ở người cao tuổi).
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang,
chia 2-3 lần uống trong ngày.
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, hạt Mã đề (Xa tiền tử)
12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia
2-3 lần trong ngày.
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, rễ Cỏ
xước 12g, dây Ruột gà (Ba kích sao muối 10g), Cam
thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần
uống trong ngày.
4. Chữa u xơ tử cung (đau bụng dưới, có thể rong kinh, rong
huyết, ra máu âm đạo…).
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang,
chia 2-3 lần uống trong ngày.
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Hạ khô thảo 20g, rễ Cỏ
xước 12g, Hoàng cầm 8g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống
ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, Ích mẫu
12g, Ngải cứu tươi 20g, lá Sen tươi 20g, Cam thảo dây
6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong

ngày.
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Trắc bách sao đen 12g,
Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.
5. Chữa mụn nhọt:
• Lá hoặc củ Trinh nữ hoàng cung, lượng vừa đủ, giã nát
(hoặc nướng chín) đắp lên mụn nhọt khi còn nóng.
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Bèo cái 20-30g, Cam thảo
dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống
trong ngày.
• Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g. Cam
thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần
uống trong ngày.
6. Chữa dị ứng mẩn ngứa: Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim
ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống
ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chú ý: Hiện nay trong nhân dân có nhiều người nhầm lẫn
cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, đặc biệt
là cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.), sử dụng lá
đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó phải phân
biệt rõ cây Trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại
Việt Nam.
Tổng hợp các nghiên
cứu về Cà gai leo
1. Nghiên cứu thành phần hóa học
Đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu cây Cà Gai Leo
(Solanum procumbens Lour. Solanaceae) làm thuốc
chống viêm gan và ức chế xơ gan” của tác giả Nguyễn Thị
Bích Thu thực hiện từ năm 1998 đến năm 2002 do PGS.TS
Phạm Kim Mãn và GS. Đoàn Thị Nhu hướng dẫn công bố cụ
thể về hóa học:

+ Đã chứng minh thân, lá, rễ và quả CGL có những thành
phần hóa học chủ yếu như alcaloid, Glycoalcaloid, steroid
saponin, flavonoid, phytosterol, chất béo, carotenoid,
coumarin, acid hữu cơ, đường khử tự do, acid amin.
+ Kết quả của đề tài cũng chứng minh Glycoalcaloid là hoạt
chất chính có tác dụng ức chế sự phát triển xơ gan, chống
viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của Cà gai leo.
+ Đề tài đã xây dựng quy trình chiết xuất bào chế viên
chứa hàm lượng cao Cà gai leo 250mg để thử lâm sàng trong
đề tài luận án tiến sĩ y học năm 1999: “Một số đặc điểm
lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị
bệnh nhân viêm gan virut B mạn hoạt động bằng thuốc
HAINA” của Bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa với sự hướng dẫn
của PGS. PTS Nguyễn Văn Mùi và PGS. TS Nguyễn Tuấn
Anh.
2. Nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan.
- Năm 1991, TS Nguyễn Minh Khai phát hiện ra dịch chiết
của cây Cà gai leo có tác dụng ngăn chặn sự phát triển xơ
trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm trên chuột.
- Năm 1998, trong luận án tiến sĩ y học: “ Nghiên cứu lâm
sàng, cận lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề
nghiệp với trinitrotoluen (TNT) và thăm dò tác dụng bảo
vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm.” của Nguyễn Phúc
Thái do PGS.PTS Nguyễn Khắc Hải và GS. TS Nguyễn
Phúc Hưng cho thấy: Dịch chiết từ cây Cà gai leo có tác
dụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của
TNT trong nghiên cứu thực nghiệm kéo dài 6 tuần. Những
tác dụng thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào
gan (Giảm bớt việc tăng men gan so với lô chuột không
uống Cà gai leo); hạn chế việc tăng trọng lượng gan do

nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan
trên tiêu bản vi thể (lô uống TNT có Cà gai leo không bị mất
cấu trúc nan hoa tiểu thùy gan à không có hiện tượng chảy
máu nhu mô gan). Đây là những bằng chứng cụ thể về hiệu
quả bảo vệ gan của dịch chiết cây Cà gai leo.
Năm 1999, những công bố đầu tiên về độc tính cấp, bán
trường diễn , tác dụng chống viêm, tác dụng trên colagenase,
hoạt tính chống oxy hóa, tác dụng trên miễn dịch, ức chế quá
trình xơ gan trên thực nghiệm do nhóm tác giả TS. Nguyễn
Thị Bích Thu, TS. Nguyễn Minh Khai, PGS. TS Phạm Kim
Mãn và GS Đoàn Thị Nhu được công bố:
+ Độc tính cấp: Chuột nhắt uống với liều gấp 500 lần liều
dùng có tác dụng ở ngừoi tính theo kg thể trọng, chuột vẫn
không chết chứng tỏ thuốc có độ an toàn cao về mặt độc tính
cấp.
+ Độc tính bán trường diễn: Độc tính bán trường diễn được
thử trên thỏ với liều sử dụng trên người và liều gấp 5 lần liều
sử dụng trên người.
Về hóa sinh và huyết học không có tác dụng độc so với lô
chứng
Về mặt tổ chức học: Gan, thận, tinh hoàn (buồng trứng)
không có sự khác biệt so với lô chứng.
Điều này chứng tỏ, sử dụng sản phẩm chiết xuất từ cây cà
gai leo thực sự an toàn trên người bệnh.
+ Tác dụng chống viêm: Kết quả chứng minh cao chiết toàn
phần Cà gai leo và glycoalcaloid(Chiết xuất từ cao Cà gai
leo) có tác dụng chống viêm mạn có ý nghĩa thống kê.
+ Tác dụng trên colagenase: Cao chiết toàn phần cà gai leo
có tác dụng trên calagenase rõ rệt. Tác dụng ức chế
colagenase góp một phần quan trọng trọng điều trị của Cà

gai leo đối với các bệnh như viêm khớp, viêm răng lợi…
(những tổ chức chứa nhiều colagen, khi bị viêm colagenase
sẽ được hoạt hóa làm phân hủy tổ chức bệnh lý này).
Cà gai leo có tác dụng chống viêm, đồng thời có khả năng ức
chế sự tiến triển của xơ. Tác dụng ngăn chặn sự tiến triển của
xơ có thế do thuốc vừa có tác dụng ức chế sinh tổng hợp
colagen lại vừa có vai trò kích hoạt colagenase làm hoạt hóa
enzym này phân giải colagen làm giảm xơ.
+ Tác dụng ức chế quá trình xơ gan: Sau 12 tuần thử
nghiệm, kết quả của hai dạng dịch chiết toàn phần từ cây Cà
gai leo và glycoalcaloid trên mô hình xơ gan tỉ lệ giảm so
với lô đối chứng (gây xơ gan nhưng không dùng thuốc) lần
lượt là 27,0% và 27.6%. Điều này chứng tỏ: Cao chiết toàn
phần và Glycoalcaloid chiết từ Cà gai leo có tác dụng ngăn
chặn sự phát triển của xơ trên mô hình xơ gan thực nghiệm.
+ Hoạt tính chống oxy hóa: Dịch chiết toàn phần từ cây Cà
gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa có ý
nghĩa tương ứng là 47,5% và 38,1%. Cà gai leo có tác dụng
chống oxy hóa, bảo vệ gan, ngăn ngừa xơ gan vì làm giảm
tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan. Những kết quả thu được
góp phần giải thích phần nào cơ chế tác dụng chống viêm và
bảo vệ gan của cây Cà gai leo.
+ Tác dụng lên hệ miễn dịch của Cà gai leo: trong đề tài
tiến sĩ “Nghiên cứu cây Cà gai leo làm thuốc chống viêm
gan và ức chế xơ gan” của Nguyễn Thị Bích Thu, dịch chiết
của cây Cà gai leo có tăng dụng kích thích sự tăng trưởng
của các tế bào lympho T. Điều này chứng tỏ dịch chiết Cà
gai leo có tác dụng tăng cường miễn dịch cơ thể. Đây cũng là
cơ sở để giải thích cho tác dụng chống virút viêm gan B của
cây Cà gai leo. Vì khi, virút viêm gan B tồn tại trong cơ thể

người bệnh và làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy
nhiên, cần có nhiều nghiên cứu thêm để chứng minh chắc
chắn vấn đề này.
+ Tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư gan: Cũng
trong đề tài trên của Nguyễn Thị Bích Thu, dịch chiết Cà gai
leo đã được chứng minh tác dụng ức chế được một số dòng
tế bào ung thư do virut như tế bào ung thư gan (Hep 3B,
PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…, ngoài ra còn ức chế được
gen gây ung thư do vi rút.
3. Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn
tính từ thuốc được bào chế từ cao Cà Gai Leo.
Năm 1999, đề tài luận án tiến sĩ y học: “Một số đặc
điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu
điều trị bệnh nhân viêm gan virut B mạn hoạt động bằng
thuốc Cà gai leo” của Bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa với sự
hướng dẫn của PGS. PTS Nguyễn Văn Mùi và PGS. TS
Nguyễn Tuấn Anh thu được kết quả tốt mở ra hướng điều trị
mới cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính:
+ Điều trị thuốc chứa 250mg cao Cà gai leo/viên với liều
uống 6 viên/ngày, trong 2 tháng. Đề tài thực hiện trên 60
bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động, 30 bệnh nhân
uống thuốc từ Cà gai leo kết hợp với phức hợp “cơ sở”, có
đối chiếu so sánh với nhóm bệnh nhân chỉ điều trị đơn thuần
bằng phức hợp thuốc “cơ sở”.
+ Các bệnh nhân dùng thuốc có thành phần chiết xuất từ Cà
gai leo có tác dụng giảm nhanh các triệu trứng lâm sàng,
transaminase và bilirubin về bình thường nhanh hơn, tổn
thương Giải phẫu bệnh lý giảm rõ rệt, hồi phục rõ rệt của các
bào quan, nhân và màng tế bào gan. Tất cả các bệnh nhân
điều trị đều ăn ngon, ngủ tốt và tăng từ 2-4 kg trong quá

trình điều trị.
+ Sau khi điều trị bằng chế phẩm từ Cà gai leo, có 7 bệnh
nhân (23,3 %) HBsAg trở về âm tính và 44% số bệnh nhân
chuyển đảo huyết thanh biểu hiện bằng sự xuất hiện Anti-
Hbe. So với nhóm bệnh nhân không sử dụng chế phẩm Cà
gai leo, không có bệnh nhân nào HBsAg âm tính, chỉ có 3
bệnh nhân (10%) chuyển đảo huyết thanh xuất hiện Anti-
Hbe.
+ Tiếp tục theo dõi nhóm bệnh nhân HBsAg trở về âm tính
sau 6 tháng và 12 điều trị thấy vẫn giữ nguyên âm tính sau
điều trị.
+ Qua theo dõi 30 bệnh nhân viêm gan B mạn thể hoạt động
được điều trị bằng chế phẩm từ Cà gai leo, chúng tôi thấy
thuốc không gây một triệu chứng bất thường nào trong suốt
quá trình điều trị. Đối với công thức máu ngoại vi, thuốc
cũng không gây ảnh hưởng gì đến số lượng bạch cầu và công
thức bạch cầu. Trên thực nghiệm, Viện Dược liệu Trung
ương cũng đã chứng minh rằng với liều Cà gai leo dùng gấp
hàng trăm liều ở người cũng không gây ảnh hưởng gì đến
động vật thực nghiệm và cũng không làm biến đổi các chỉ số
huyết học và sinh hóa so với nhóm động vật chứng.
Như vậy, thuốc có thành phần chiết xuất từ cây Cà gai leo có
độc tính thấp và an toàn trong sử dụng điều trị. Đây cũng là
ưu điểm thường thấy ở các thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc.
Từ năm 2002 đến năm 2004, TS Nguyễn Minh Khai tiếp tục
chủ nhiệm đề tài “ Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân
viêm gan virút B mạn hoạt động bằng thuốc
HAINA” Lâm sàng giai đoạn 3.
Viện Dược liệu trung ương chịu trách nhiệm sản xuất thuốc
HAINA(có hàm lượng 250mg cao Cà gai leo/viên) theo tiêu

chuẩn cơ sở, cung cấp cho các cơ sở thử lâm sàng do TS.
Nguyễn Minh Khai phụ trách
Đề tài được thực hiện tại 3 bệnh viện trung ương hàng đầu
của Việt nam:
+ Viện Quân y 103 chịu trách nhiệm thử nghiệm trên 30
bệnh nhân viên gan B mạn thể hoạt động có đối chứng với
30 bệnh nhân không dùng Cà gai leo do TS. Trịnh Thị Xuân
Hòa phụ trách.
+ Bệnh viên TW Quân đội 108 chịu trách nhiệm thử nghiệm
trên 30 bệnh nhân viêm gan B mạn thể hoạt động có đối
chứng với 30 bệnh nhân không dùng Cà gai leo do TS.
Nguyễn Trọng Chính phụ trách.
+ Viện Quân Y 354 chịu trách nhiệm thử nghiệm trên 30
bệnh nhân viêm gan B mạn thể hoạt động có đối chứng với
30 bệnh nhân không dùng Cà gai leo do BSCKII. Nhạc Lai
phụ trách.
Kết quả điều trị trên 90 bệnh nhân Viêm gan B Mạn thể hoạt
động bằng thuốc từ Cà gai leo hàm lượng 250mg cao Cà gai
leo, uống 6 viên/ngày trong 2 tháng so sánh với 90 bệnh
nhân nhóm chứng (nhóm không dùng thuốc) tại 3 bệnh viện
103, 354 và 108. Nhóm tác giả đã rút ra kết luận:
- Thuốc từ Cà gai leo có tác dụng giảm nhanh các triệu
chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu
vàng, da niêm mạc vàng….) sau một tháng điều trị. Sau 2
tháng điều trị thì đại đa số bệnh nhân đều hết các triệu chứng
lâm sàng.
- Các xét nghiệm sinh hóa, đặc biệt là enzym trasaminase
(SGOT, SGPT) có ý nghĩa đánh giá khách quan tình trạng
tổn thương tế bào gan ở bệnh nhân viêm gan B mạn thể hoạt
động. Ở nhóm điều trị bằng Cà gai leo, nhận thấy đại đa số

bệnh nhân đều có xét nghiệm enzym trở về bình thường sau
1 tháng điều trị. Cùng với transaminase, bilirubin máu cũng
trở về bình thường ở hầu hết bệnh nhân.
- Theo dõi diễn biến các marker của HBV có ý nghĩa
quan trọng để đánh giá khách quan tiến triển của bệnh.
• Ở cả 3 bệnh viện 103, 354 và 108 nhóm bệnh nhân điều
trị bằng thuốc từ Cà gai leo có tỷ lệ chuyển đảo huyết
thanh (nghĩa là xuất hiện Anti-Hbe, bệnh nhân hết
HBeAg) cao lần lượt là 23,3%, 26,7% và 63,3%. So với
interferon thời gian điều trị từ 4-6 tháng, cũng chỉ thấy có
25-35% bệnh nhân hết HbeAg.
• Trong nghiên cứu của chúng tôi tại 3 Bệnh viện: viện
354 có 5 bệnh nhân (16,6%) mất HBsAg, Viện 103 có 1
bệnh nhân HBsAg (-) nhưng phải sau 6 tháng điều trị
bệnh nhân này đã xuất hiện anti-HBs. Viện 103 có
nghiên cứu nồng độ HBsAg cho 27 bệnh nhân kết quả
cho thấy: nồng độ trung bình HBsAg ở nhóm được điều
trị bằng Cà gai leo giảm rõ rệt so với nhóm chứng
(5589±358 so với 6418±312 với P < 0,001).
• Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của sinh học phân tử, người ta
đã áp dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán các tác nhân vi
sinh vật gây bênh. Trong bệnh viem gan B mạn, kỹ thuật
PCR đã đếm được cụ thể số lượng của các copies của
HBV để xác định nồng độ virút trong huyết thanh do đó
có thể đánh giá chính xác sự nhân lên của virút, quá trình
tiến triển của bệnh. Trong nghiên cứu này đã sử dụng xét
nghiệm HBV-DNA. Kết quả ở nhóm được điều trị bằng
HAINA ở cả 3 bệnh viện 103, 354, 108 thấy có 40%,
66,7%, 66,7% (cả 3 bệnh viên 62,9%) bệnh nhân có
HBV-DNA < 5copis/ml, có ý nghĩa là nồng độ virút ở

mức thấp.
Để đánh giá thêm, viện 103 đã điều trị cho 7 bệnh nhân kéo
dài 6 tháng, nhận thấy kết quả tốt hơn, có thêm 2/7 bệnh
nhân chuyển đảo huyết thanh, có thêm 2 bệnh nhân HBV-
DNA <5copies/ml và đặc biệt có 1 bệnh nhân sau 4 tháng
điều trị HBsAg về âm tính và đến tháng thứ 5 xuất hiện anti-
HBs. Không thấy xuất hiện bất kì tác dụng phụ nào của
thuốc.
• Tại bệnh viên 103, 7 bệnh nhân được điều trị bằng Cà
gai leo kéo dài 6 tháng kết quả có 1 bệnh nhân mất
HBsAg và xuất hiện Anti-HBs.
• Thuốc không gây một tác dụng ngoại ý nào nào trên
lâm sàng.
TÓM TẮT: Trong số các dược liệu có tác dụng bảo vệ
gan thì Cà gai leo thể hiện được tính ưu việt tuyệt đối
trong những vấn đề sau:
• Là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng
ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo
thành các sợi collagen
• Là dược liệu duy nhất được kiểm chứng lâm sàng
trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động
(được thử tại những bệnh viện hàng đầu quốc gia trên
nhiều bệnh nhân). Kết quả lâm sàng cũng rất khả
quan: tỷ lệ âm tính cao (mất hoàn toàn vi rút khỏi cơ
thể),
Bài thuốc dân gian
từ cây cà gai leo
Cây cà gai leo có tên khoa học Solanum
hainanense hoặc Solanum procumbens lour,
thuộc họ cà (Solanaceae). Cây mọc hoang

nhiều nơi ở nước ta. Theo các nghiên cứu thì
cà gai leo là một vị thuốc dân gian rất quý chữa
được nhiều bệnh như viêm gan, sơ gan, hỗ trợ
điều trị các bệnh về gan. Dưới đây là một số bài
thuốc dân gian từ cà gai leo hiệu quả
Bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo
- Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung
thư: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30 g, cây dừa cạn 10 g, cây chó
đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10 g. Tất cả sao vàng, sắc uống
mỗi ngày 1 thang.
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Cà gai leo 10 g, dây
gấm 10 g, thổ phục linh 10 g, kê huyết đằng 10 g, lá lốt 10 g.
Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
- Làm giải rượu:
Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc
rượu rất tốt. 100 g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn
150 ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Hoặc 50 g cà gai
leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay
nước. Dùng bài thuốc này sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ
tốt tế bào gan.
Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế
bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc
nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống
nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng giải rượu.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ
gan…): Dùng 35 g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít
nước, còn 300 ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men
gan, giải độc gan rất tốt.
Thảo dược “Cà gai leo”
chữa viêm ganB

Trong số các dược liệu có tác dụng bảo vệ
gan được sàng lọc thì cây cà gai leo và mật
nhân là thảo dược được đặc biệt chú ý.
“Nam dược trị nam nhân”
Việt Nam có khoảng 10 triệu người bị viêm gan B (VGB),
25 – 40% số này tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan. Vì
thế, việc tìm ra thuốc điều trị có hiệu quả luôn là mong mỏi
của các nhà dược học. Vì thế, khi phát hiện dược chất bảo vệ
gan trong 2 loại thảo dược cà gai leo và mật nhân, các nhà
khoa học ở Việt Nam đã nghiên cứu khá kỹ.
Cà gai leo tên khoa học là Solanum hainanense Hance, thuộc
họ cà (Solananceae). Cà gai leo được PGS – TS Phạm Kim
Mãn, TS Nguyễn Thị Minh Khai – Viện Dược liệu T.Ư
nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước. Bộ
phận dùng là rễ, cành, lá, quả thu hái quanh năm, đem rửa
sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Mỗi ngày dùng 100g sắc
uống hoặc đun thay nước uống hàng ngày. Theo TS Minh
Khai, loại thảo dược này phát huy tác dụng khá tốt khi sử
dụng dạng cây thuốc (chưa chiết xuất).
Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa phong
thấp, đau nhức răng, sâu răng, chảy máu chân răng. Một số
báo cáo cho biết cà gai leo có tác dụng chữa say rượu, ngộ
độc rượu rất tốt. Nhiều người cho rằng khi uống rượu chỉ cần
dùng rễ cà gai leo sát vào răng sẽ tránh được say rượu. Nếu
bị say thì uống nước sắc cây cà gai leo là sẽ nhanh chóng
tỉnh rượu. Nghiên cứu hóa dược đã chứng minh hoạt chất
chính của cà gai leo là Glycoalcaloid, có tác dụng bảo vệ
gan, ức chế phát triển xơ gan.
Tăng hiệu quả khi bào chế
Ở dạng thuốc đã bào chế, thuốc bảo vệ gan chiết xuất từ cà

gai leo cho kết quả tốt. TS Minh Khai cho biết, thực nghiệm
lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan mạn cho thấy 66,7%
số này giảm và hết triệu chứng bệnh bởi thuốc có tác dụng
làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức
hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da và niêm mạc vàng…), men
gan Tranaminase và Bilirubin trở về mức bình thường nhanh
hơn so với nhóm chứng. Thuốc không gây tác dụng phụ.
Một nghiên cứu khác về thực nghiệm lâm sàng điều trị ngộ
độc gan do tiếp xúc với hóa chất cho thấy cao đặc cà gai leo
có tác dụng hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc,
ngăn chặn thoái hóa mỡ và chảy máu vi thể trong nhu mô
gan, giảm sự hủy hoại tế bào và nhu mô gan, do đó bảo tồn
được cấu trúc tiểu thuỳ gan. Theo các nhà dược liệu học, so
với một số thuốc mới hiện nay, cà gai leo thể hiện tính ưu
việt vì nó có thể làm hết các triệu chứng cơ năng của bệnh
viêm gan B mạn tính hoạt động như vàng da, vàng mắt, đau
tức hạ sườn phải, kém ăn mệt mỏi…
Cùng với cà gai leo, mật nhân cũng được các nhà khoa học
coi là một dược liệu quan trọng dùng làm thuốc chữa viêm
gan. Mật nhân còn có tên khác là chục bệnh, bách bệnh, có
những tác dụng dược lý đã được chứng minh như tăng cường
sinh lý, có mối liên quan giữa hoạt tính sinh dục nam và
lượng tiết tố sinh dục nam trong huyết thanh, lợi mật, làm
chậm quá trình hư biến ở gan, tăng sự tái tạo của tế bào gan,
giảm bilirubin máu.
Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân cây mật nhân được
dùng chữa chứng khó tiêu, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy, sốt
rét, giải độc rượu, đau lưng mỏi gối do thấp… Đặc biệt, mật
nhân còn có tác dụng bảo vệ gan và thải trừ độc tố khỏi cơ
thể rất mạnh.

Căn cứ vào những tác dụng đặc biệt của cà gai leo và mật
nhân, mới đây các nhà khoa học Viện Dược liệu Việt Nam
cùng Công ty Dược Tuệ Linh đã nghiên cứu và sản xuất
thành công viên giải độc gan bào chế từ cà gai leo và cao
mật nhân. Để chứng minh hiệu quả, viên giải độc gan – mật
nhân được đưa vào thử lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B
mạn tính tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện 354 cho kết
quả rất khả quan. Nó có khả năng làm giảm nồng độ virus
trong máu của bệnh nhân, thậm chí làm mất virus viêm gan
B.
Gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã thử
chế phẩm này vào việc hỗ trợ điều trị cho trên 33 bệnh nhân
viêm gan B mạn tính cũng cho kết quả tốt. Đặc biệt, viên
thuốc này có tác dụng tích cực trong việc giải độc gan do
uống bia rượu, có tác dụng giải bia, rượu nhanh – tăng cường
chức năng gan thận, bảo vệ gan khỏi các tác động do bia
rượu gây nên. Làm giảm men gan, chống máu nhiễm mỡ,
gan nhiễm mỡ.
Tác dụng chữa bệnh
của hoa hòe.
Hoa hòe vị đắng, tính hơi lạnh, có công
dụng thanh nhiệt, làm mát và cầm máu. Nó
thường được dùng để chữa các chứng bệnh
chảy máu như đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu,
băng huyết… Ngoài ra, hoa hoè còn có tác
dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ hoa hòe
Tăng huyết áp:
Hoa hòe, tang ký sinh mỗi thứ 25g, hạ khô thảo, cúc hoa,
thảo quyết minh mỗi thứ 20g; xuyên khung, địa long mỗi thứ

15g, sắc uống. Nếu mất ngủ, thêm toan táo nhân sao 15g, dạ
giao đằng 25g. Đau ngực thêm đan sâm 20g, qua lâu nhân
25g. Có cơn đau thắt ngực thêm huyền hồ sách 12g, phật thủ
20g, bột tam thất 7,5g. Di chứng tai biến mạch não thêm
ngưu bàng tử 25 g, câu đằng 30g. Xơ vữa động mạch thêm
trạch tả 20g.
Đại tiện ra máu:

×