Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của hạt dẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.12 KB, 5 trang )

Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của hạt dẻ
- Là đồ ăn vặt yêu thích của nhiều chị em, tuy
nhiên hạt dẻ còn có nhiều công dụng đáng
ngạc nhiên khác với sứ c khỏe mà có thể bạn
chưa biết đâu nhé!
Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ.
Ngay từ thời xa xưa con người đã sử dụng hạt dẻ để chế biến
thức ăn, làm thuốc vì trong hạt dẻ có chứa thành phần dinh
dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin
C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1 - 61,3
mg/ 28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa
khoảng 9,5 - 26,7mg vitamin.
Đó là chưa kể đến trong hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B
như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng
kể bao gồm: can-xi, sắt, ma giê, phốt-pho, man-gan, đồng, selen,
kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số
lượng 119 mg-715mg trong 100g.
Thành phần của hạt dẻ chứa nhiều chất giúp chống oxy hóa. Hạt
dẻ còn giàu axit linoleic, một loại axit béo thuộc họ Omega-3.
Không giống như các loại hạt khác, thành phần dầu trong hạt dẻ
không cao. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại
hạt khác. Trong hạt dẻ còn chứa chất phytosterol. Mặt khác, hạt
dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng.
Tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe:
Chất xơ cao giúp ổn định lượng đường trong máu
Hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao (100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam
chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và
không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo
thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm
cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ không


hòa tan giúp bạn có thể đi tiêu một cách dễ dàng. Điều này giúp
làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như
viêm niêm mạc ruột.
Những người bị bệnh dạ dày nên tránh ăn nhiều hạt dẻ vì ăn
nhiều hạt dẻ sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng
cho dạ dày, người bị nặng thì sẽ bị xuất huyết dạ dày, gây ra đầy
hơi trong đường tiêu hóa, dạ dày, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến
táo bón. Vì vậy, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để
tránh táo bón.
Giàu carb giúp ổn định năng lượng.
Hạt dẻ là loại hạt có hàm lượng carbohydrate khá cao (45
gam carb trong 100 gam hạt dẻ). Carbs cần thiết cho việc tái tạo
và cung cấp năng lượng trước mắt hoặc lâu dài, đồng thời góp
phần ổn định chức năng hệ thần kinh. Carbohydrate trong hạt dẻ
là carb tổng hợp nên được tiêu hóa chậm giúp bạn no lâu. Tuy
nhiên, nếu bạn là người đang theo "chủ nghĩa low-carb" để tránh
tăng cân thì bạn không nên ăn nhiều hạt dẻ.
Giàu vitamin giúp cải thiện chức năng não, phòng ngừa ung thư
Các vitamin B tan trong chất béo có mặt trong hạt dẻ giúp
sản xuất các tế bào máu đỏ, phá vỡ protein, chuyển hóa tinh bột
và chất béo thành năng lượng. Quá trình này đồng thời thúc đẩy
làn da khỏe mạnh và tăng cường chức năng não.
Hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin C (100 gam hạt dẻ chứa 43
gam vitamin C). Vitamin C là chất cần thiết cho răng, xương và
mạch máu chắc khỏe. Vitamin C còn được coi là một chất chống
oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó, có thể
nói, hạt dẻ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc
tự do gây ra.
Giàu khoáng chất giúp giảm rủi ro mắc nhiều bệnh
Ngoài các loại vitamin phổ biến, hạt dẻ còn chứa nhiều loại

khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh
tật rất hữu ích. Hạt dẻ có chứa hàm lượng mangan cao. Mângn
là một trong các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ gốc tự
do trong cơ thể và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim. Theo
trường Trung tâm Y tế Maryland (Mỹ), mangan cũng đóng một
vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa. Một khẩu phần ăn gần
100 gam hạt dẻ chỉ chứa hơn 1 microgram mangan nhưng chiếm
tới 50% lượng mangan được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày.
Mangan cũng giúp sản xuất liên kết mô và đông máu.
Hạt dẻ rất giàu folate, 100 g hạt cung cấp 62 mg folate (chiếm
15,5% lượng folate cơ thể cần mỗi ngày). Folate và axit folic
cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ, tổng hợp
DNA. Tiêu thụ đầy đủ các thực phẩm giàu folate trong thời gian
mang thai còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai
nhi.
Đồng là một khoáng chất vi lượng giúp tăng cường sức mạnh
của xương, hình thành tế bào máu và ổn định chức năng thần
kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một khoáng chất vi lượng
chỉ cần thiết trong một số lượng nhỏ của cơ thể.
Chứa nhiều kali nên tốt cho tim mạch
Cứ 518 gam hạt dẻ có chứa 100 gam kali. Kali là vi chất giúp
tăng huyết áp hành động truy cập của natri, làm giảm nhịp tim
và huyết áp. Nhờ đó, ăn hạt dẻ hàng ngày sẽ có tác dụng bảo vệ
tim, phòng ngừa xơ vữa động mạch và hạn chế nguy cơ tăng
huyết áp.
Lưu ý khi sử dụng hạt dẻ
Tuy hạt dẻ rất có ích nhưng teens cũng không nên ăn hạt dẻ ăn
hạt dẻ “vô điều độ” ngay tại một thời điểm. Ăn lượng vừa đủ,
đều đặn hàng ngày sẽ giúp phát huy được tác dụng của hạt dẻ.
Khi ăn hạt dẻ teens cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có

dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong
thay đổi thì cần phải bỏ ngay.
Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ các bạn nên lưu
ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Khi rang teens cũng không
nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét nhé! Vỏ hạt dẻ khá cứng vì
vậy để có món hạt dẻ ngon bọn mình nên luộc sơ qua trước khi
rang. Để bảo quản hạt dẻ được tốt, các bạn nên để chỗ thoáng
mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.

×