Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 170 trang )

dongphuong
ProfileBài viết Photo Box »

Tài Liệu Thuyết Minh Mỹ Tho Châu Đốc
14/02/2012 15:11 | 253 lượt xem
Tuyến Tp.HCM – Mỹ Tho - Tx.Châu Đốc ( 246 Km )
Dzoãn Tiến Đạt
IA. Tp.HCM – Tx.Tân An ( 47 Km )
1. Tp HỒ CHÍ MINH :
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Năm 1698, Nguyễn Phước Chu - tức chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc
là Cảnh) vào Nam kinh lý và lập phủ Gia Định.
Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy người Việt Nam đã tới buôn bán và
khẩn hoang lập ấp rải rác trong đồng bằng sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam và sông Mê
Nam bên Xiêm rồi.
Biên niên sử Khơ Me chép:Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện
nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp con
chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước
Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có
người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay
vận chuyển hàng hóa.
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại
Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé).
Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân
Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến
dưới thuyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.
Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1681 đến năm
1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua
Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền
lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi
Campuchia hồi 1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng


đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận lệnh
của chúa.
Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc
thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng Khơ Me,
thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan
nghênh. Vì sứ thần đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ
lâu, chứ không phải sứ giả mới tới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá quan trọng và đông
đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻ hạ của sứ thần, nào binh sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ.
Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh, Nam Vang) hồi
1665 đã thấy "hai làng An Nam nằm bên kia sông, cộng số người được độ 500 mà kẻ theo đạo
Công giáo chỉ có 4 hay 5 chục người". Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người
Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên
chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho,
Hà Tiên, v.v
Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng
bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên ở
giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay
Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng
thừ năm 150 trên một khúc quanh của sông Mê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ
Loubère vẽ năm 1687, thì kinh đô Ayuthia nằm trong một hòn đảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê
Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ, lâu đài được ghi khá rõ ràng. lại có thêm chú chích minh
bạch như: A=Thành phố, B=cung điện, C=bến cảng, D=xưởng thủy hải quân, E=xưởng thủy ghe
thuyền, F=phố thị, G=chủng viện Chung quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng
cho dân Xiêm hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở
phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người
Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận
lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng người Việt ở
đây khá đông và là một trong mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi
rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này chỉ người Đàng Trong và
cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong thời gian chưa có phân ranh Trịnh

Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi - Cauchinchina -
Cochinchine để gọi chung Việt Nam. Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng
có người Đàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi,
nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet thì cả nam
nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia, người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bôn (Chantaburi) và
Bangkok là những thương điếm trung chuyển từ Hà Tiên tới kinh đô Xiêm.
Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện:Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc
Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm
đem bính đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa
danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc
Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.
Sử ta còn ghi rõ:năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho "nhóm người Hoa"
muốn "phục Minh chống Thanh" là Dương Ngạn Địch tới Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên
Hòa và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập
nghiệp từ lâu. Như Trịnh Hoài Đức đã chép: các chúa Nguyễn "chưa rảnh mưu tính việc ở xa
nên phải tạm để đất ấy cho cư dân bản địa ở, nối đời làm phiên thuộc ở miền Nam, cống hiến
luôn luôn". Nhưng năm 1658, "Nặc Ong Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng
Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt
được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên
thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là
Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai lhẩn
ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.
Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Kính vào "kinh lý" miền Nam.
Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy "đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ nay.
Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia
Định và 2 huyện Phước Long, Tân Bình (một phần nay là TPHCM). Đúng là dân làng đi trước,
nhà nước đến sau. Và miền biên cảnh Nam Bộ sáp nhập vào cương vực Việt Nam một cách thật
êm thắm và hòa hợp dân tộc vậy.
Hình ảnh đầu tiên tạo nên địa thế Sài Gòn chính là vùng Bến Nghé – Sài Gòn. Vùng này xưa kia
là rừng rậm đầm lầy, hoang vắng, "mênh mông rừng tràm, bạt ngàn rừng dừa", song cũng nổi

tiếng là vùng đất màu mỡ phì nhiêu có đường giao thông thuận tiện.
Năm 1698Chúa Nguyễn sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền biên cảnh phía Nam,
lập phủ Gia Định và thời điểm này được ghi vào lịch sử như cột mốc thời gian để tính tuổi cho
thành phố
Năm 1896, thành phố đổi tên từ "Gia Định Tỉnh" thành Sài Gòn và từ đây tên tuổi này ngày càng
rực sáng trên trường quốc tế qua những hình ảnh và trang sử rất gợi nhớ: "Là trung tâm thương
mại sầm uất, có thương cảng thuận tiện cho giao lưu kinh tế với nước ngoài"; "Sài Gòn hòn ngọc
của Viễn Đông", "Sài Gòn có cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước"; Sài
Gòn còn là điểm khởi đầu của Nam Bộ kháng chiến oanh liệt. Trong kháng chiến chống Mỹ, Sài
Gòn luôn đi đầu trên mọi trận tuyến, lịch sử Sài Gòn gắn liền với những trang sử đấu tranh hào
hùng của công nhân, lao động, trí thức, học sinh, sinh viên và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh
vĩ đại đã tô thắm thêm cho bản anh hùng ca dựng nước và giữ nước của người Sài Gòn, của
dân tộc Việt Nam kiên cường. Từ đây lịch sử đã sang trang mới, "Sài Gòn" được Quốc Hội đổi
tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh" (tháng 07/1976), và một thời kỳ mới đã bắt đầu - Thời kỳ xây
dựng xã hội mới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Địa danh: Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
- 1698 – 1802: Phủ Gia Ðịnh
- 1790 – 1802: Gia Ðịnh Kinh
- 1802 – 1808: Gia Ðịnh Trấn
- 1808 – 1832: Gia Ðịnh Thành
- 1836 – 1867: Tỉnh Gia Ðịnh
- 1889 – 1975: Tỉnh Gia Ðịnh (Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh)
- 1976 đến nay: Thành phố Hồ Chí Minh
Địa danh Gia Định đã xuất hiện từ 300 năm qua, nhưng khi là phủ, là tỉnh, là toàn xứ Nam bộ, lại
chỉ định những địa bàn hành chính to nhỏ rất khác nhau. Thật là phức tạp, chúng ta cần xem xét
cho thấu đáo.
Phủ Gia Định từ 1698 đến 1802.
Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang
"hàng ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ". Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự khẩn hoang lập ấp
đó, Cảnh bèn lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phước Long (Biên Hòa) và Tân Bình (Sài Gòn,

từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông). Diện tích rộng khoảng 30.000 km2.
Năm 1708, Mạc Cửu xin cho trấn Hà Tiên thuộc quyền Chúa Nguyễn. Năm 1732, chúa Nguyễn
cho lập châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ (sau là Vĩnh Long). Năm 1756, tổ chức cai trị đạo
Trường Đồn (sau là Định Tường).
Năm 1757, chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó toàn miền
Nam thuộc về lãnh thổ và chính quyền Việt Nam.
Từ 1779, phủ Gia Định bao gồm cả:
Dinh Phiên trấn (Sài Gòn)
Dinh trấn Biên (Biên Hòa)
Dinh Trường Đồn (Định Tường)
Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang).
Trấn Hà Tiên.
Như vậy, diện tích phủ Gia Định là diện tích toàn Nam bộ rộng khoảng 64.743 km2.
Gia Định kinh từ 1790 đến 1802
Sau khi thâu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành Bát Quái rộng lớn theo cách bố phòng
Vauban, theo định hướng phong thổ Aá Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam và mệnh danh là
Gia Định kinh.
Gia Định trấn từ 1802 đến 1808.
Năm 1802, Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân rồi lên ngôi và lấy đế hiệu Gia Long. Gia
Long bèn hạ cấp Gia Định kinh xuống làm Gia Định trấn thành. Cải tên phủ Gia Định làm trấn Gia
Định và đặt "trấn quan" để cai quản cả ngũ trấn là: trấn Phiên An, trấn Biên Hòa, trấn Định
Tường, trấn Vĩnh Long, trấn Hà Tiên.
Gia Định thành từ 1808 đến 1832
Gia Định thành thay cho Gia Định trấn. Gia Định thành là đơn vị hành chính lớn cũng như Bắc
thành cai quản cả xứ Bắc gồm nhiều trấn. Có lẽ phải đổi tên Gia Định trấn ra Gia Định thành để
khỏi lẫn với 5 trấn dưới quyền cai quản. Từ đó, thành cai quản trấn. Để dễ phân biệt. Khi Trịnh
Hoài Đức viết Gia Định thành thông chí là có ý nghiên cứu toàn hạt 5 trấn đã kể trên.
Tỉnh Gia Định từ 1836 đến 1867.
Năm 1832, sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng liền cải ngũ trấn thành lục tỉnh là
Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đổi thành Gia Định - nơi trú

đóng của Tổng trấn - làm tỉnh thành Phiên An - nơi trị sở của Tổng đốc coi riêng Phiên An thôi.
Năm 1835, sau vụ Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho phá thành Bát Quái và xây dựng Phụng thờ nhỏ,
gọi là tỉnh thành Phiên An.
Năm 1936, cải tỉnh Phiên An ra tỉnh Gia Định. Tỉnh thành Phiên An cũng đổi ra tỉnh thành Gia
Định. Tỉnh Gia Định đương thời rộng khoảng 11.560 km2.
Năm 1859, Pháp tới chiếm Sài Gòn và phá bình địa thành Gia Định (Pháp gọi là thành Sài Gòn).
Sau Hòa ước 1862 mất đi ba tỉnh miền Đông, Pháp vẫn chia tỉnh Gia Định làm 3 phủ như cũ: Tân
Bình, Tân An, Tây Ninh.
Hạt Gia Định từ 1885 đến 1889.
Từ năm 1867, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn. Tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn
tỉnh Gia Định trước, song không chia ra phủ huyện, mà chia ra 7 hạt tham biện (inspection), trong
đó có hạt Sài Gòn (không kể thành phố Sài Gòn). Hạt Sài Gòn gồm 2 huyện Bình Dương và Bình
Long. Nhưng từ năm 1872, hạt Sài Gòn gồm thêm huyện Ngãi An (Thủ Đức) nguyên thuộc tỉnh
Biên Hòa.
Năm 1885,đổi tên hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định (có lẽ để phân biệt rõ với thành phố Sài Gòn).
Tỉnh Gia Định từ 1889 đến 1975.
Năm 1889,bỏ danh xưng hạt (arrondissement), lấy tên tỉnh cho thống nhất với toàn quốc Việt
Nam. Tỉnh Gia Định là 1 trong 20 tỉnh của cả Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Tỉnh Gia Định (thu hẹp) này
chia ra 18 tổng với 200 xã thôn, rộng khoảng 1.840 km2.
Năm 1944,thiết lập tỉnh Tân Bình trên một phần đất của tỉnh Gia Định (bắc Sài Gòn như Phú
Nhuận, Phú Thọ, Hạnh Thông, Tân Sơn Nhì , vùng Thủ Thiêm và một phần Nhà Bè). Tỉnh này
chỉ tồn tại đến cuộc Cách mạng 5-1945 rồi giải thể. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân
Pháp, một phần không nhỏ của địa phận tỉnh Gia Định đã là căn cứ Cách mạng kháng chiến.
Năm 1956,vùng Củ Chi được trích ra để lập thêm 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, Hậu Nghĩa
lấy phần đất phía tây vẫn gọi là quận Củ Chi. Bình Dương lấy phần đất phía đông gọi là quận
Phú Hòa.
Sau vụ chia cắt, Củ Chi cho 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, tỉnh Gia Định (1970) còn chia ra 8
quận với 74 xã, rộng 1.499 km2. Tình hình đó tồn tại đến ngày Giải phóng 1975.
Từ năm 1975đến nay, địa danh Gia Định không còn dùng để chỉ bất cứ một đơn vị hành chính
nào. Song nhân dân miền Nam vẫn nhớ tên đó với nhiều ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp, Sử sách

Thành phố và toàn Nam Bộ luôn nói đến Gia Định từ suốt 300 năm qua để ghi dấu bao chiến
công và thành tích phát triển vượt bậc của phần đất phía Nam của Tổ quốc.
1.2. Tổng quan du lịch Tp HCM.
Ngay cái nhìn đầu tiên, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu sắc của một đô
thị lớn nhất, náo nhiệt nhất và năng động nhất trong cả nước.
Những phố xá đèn sáng choang, sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya. Những dòng
xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt. Dãy dãy cửa hiệu với hàng hóa
phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh tiếng "Sài Gòn - thiên đường mua sắm".
Nhan nhãn những quán ăn, cửa tiệm, nhà hàng với thực đơn rất đa dạng khiến ẩm thực trở
thành một cái thú không thể thiếu đối với du khách đến nơi đây.
Nhưng đàng sau sự sôi nổi ấy là một cuộc sống phóng khoáng mà hài hòa, với những phong tục
tập quán lâu đời của một nền văn hóa truyền thống đã thích nghi với cuộc sống khai hoang mở
đất ở một vùng đồng bằng sông nước, và sớm giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và
phương Tây.
Hàng trăm chùa chiền, hàng trăm ngôi đình thờ phụng các anh hùng đất nước và các tiền hiền
có công mở cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các chứng tích của sự nghiệp giải phóng thành phố
và đất nước được trân trọng bảo tồn. Ngoài các lễ tết chính thức, người dân thành phố tổ chức
rất trọng thể nhiều lễ hội theo truyền thống "uống nước nhớ nguồn" như Lễ hội Nghinh Ông,
Ngày giỗ tổ nghề, Ngày Thầy thuốc, Ngày Nhà giáo, Ngày Báo hiếu, Ngày Phụ nữ…
Các kiến trúc của Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông xưa được giữ gìn và tôn tạo, trở thành những
điểm tham quan lý thú. Bên cạnh đó là những công trình hiện đại phát huy từ cảm hứng trong
kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ởû nơi đất hẹp người đông này, du khách sẽ bất ngờ với những
đại lộ rợp bóng cổ thụ trăm năm, những công viên rộng rực rỡ hoa lá, những khu biệt thự thanh
bình. Bên cạnh những tòa cao ốc mới ở trung tâm thành phố, khách sẽ có dịp ghé thăm Chợ Lớn
của người Hoa với những khu phố cổ nhộn nhịp, hoạt động thương mại và sản xuất luôn nhộn
nhịp ngày đêm.
Là trung tâm du lịch và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có hệ
thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển, từ những điểm vui chơi giải trí cho đến
khách sạn, nhà hàng.
Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào cũng có

thể là mùa du lịch.
Người dân thành phố, thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du khách từ mọi
phương trời.
1.3. Tuyến điểm du lịch.
Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu biểu mà
bạn không thể bỏ qua.
Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với các
tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và không chỉ về
lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông Nam Á, cung cấp
nhiều kiến thức lý thú.
Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những tài sản
quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo Nam bộ tiêu biểu,
những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là những chùa "cách
tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với
kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa Hoa
cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa đã được công nhận
di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia.
Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị nào ở Đông
Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật phương Tây như
Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố theo phong
cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà nước chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật,
Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển, Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện với
trường phái Chiết Trung, nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân
Gôtic…
Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện mạo vui
mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.
Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình độc đáo
trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân dân
thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn
Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh

thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.
1.4. Lễ hội và ẩm thực.
Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa
dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới
bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc
tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế,
theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa"
để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh
và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái
chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam.
Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết
của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau
sống, đồ chua nhiều hơn…
Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn hoang
mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng rô ti, châu chấu
chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món lẫu sành
điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông
điên điển… Món nướng thì nào là nướng than hồng, nướng trui, nướng mọi, nướng lu, nướng
đất sét… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình
những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương trời.
Từ bình dân đến cao cấp, mỗi nhà hàng tạo một ấn tượng riêng. Tuy nhiên, khuynh hướng
chung vẫn là tìm về với phong cách dân tộc và địa phương. Nhà hàng máy lạnh nhưng trang trí
mây tre lá và gốm sứ Việt Nam, người phục vụ trong áo dài khăn đóng. Lại có nhà hàng thiết kế
cột gỗ mái ngói, hoành phi câu đối, dàn nhạc dân tộc cùng cung cách phục vụ của cung đình.
Bên cạnh đó là những nhà hàng hải sản trang trí lưới cá dăng dăng và dãy dãy bể rộng đủ loại
tôm, cua, cá. Nhưng có lẽ được yêu thích nhất vì phù hợp với khí hậu miền nhiệt đới, với tâm
tình của con người Nam bộ, là những làng nướng mái lá đơn sơ bốn bề rộng mở, với gốc chuối,
ao sen, khăn rằn, áo bà ba và những món ăn có nguồn gốc dân dã nhưng đã được nâng cấp từ
hình thức đến hương vị thành những đặc sản tuyệt vời. Đi đầu trong phong cách này phải nói

đến Làng Du lịch Bình Quới với chương trình Buffet Ẩm thực Khẩn hoang.
Không kể món Hoa gốc Chợ Lớn vốn được xem như một bộ phận của ẩm thực Sài Gòn, bạn sẽ
có dịp thưởng thức ẩm thực thế giới trong các khách sạn sang trọng hay tại các nhà hàng Hồng
Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Pháp, Ý, Đức, Tiệp, Mỹ… do
chính những đầu bếp bản quốc nấu nướng. Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức những bữa
tiệc chay với các món ăn trang trí đẹp mắt và hương vị đậm đà, thật sự làm ngạc nhiên thực
khách.
Sở thích của người Sài Gòn là ngồi nơi thoáng đãng, ăn uống lai rai, tán gẫu với bạn bè, vừa
ngắm cảnh người qua lại tấp nập trên đường phố. Vì thế mà hàng quán bán thức ăn nhẹ, thức ăn
chơi hiện diện khắp mọi nơi.
Có đến hàng trăm thức ăn nhẹ, như bánh mì, phở, hủ tiếu, mì, cháo, bún, xôi, cơm tấm, bánh
cuốn, bánh bao… Mỗi thức lại có vài chục món, như riêng xôi, bạn có thể chọn xôi vò, xôi bắp,
xôi gấc, xôi vị, xôi mặn, xôi gà, xôi lạp xưởng, xôi đậu đen, xôi đậu xanh, xôi đậu phụng Mỗi
món, tùy theo quán, lại có khẩu vị riêng, của miền Nam, Trung, Bắc, kể cả những khẩu vị đặc
trưng của người Hoa.
Lại có những quán ăn chơi bên vỉa hè mà khách hàng chính là các bạn trẻ, nhưng cũng không
hiếm những người lớn tuổi thích tìm một chút "bụi bụi" hay những gia đình đưa con nhỏ đi dạo
chơi và ghé vào. Quán đơn lẻ cũng nhiều, nhưng nổi tiếng vẫn là những khu phố bán đủ các món
ăn chơi hoặc nguyên một khúc đường chỉ bán một món duy nhất. Chẳng hạn như bột chiên
đường Võ Văn Tần, gỏi bò khô Đinh Tiên Hoàng, thạch chè Nguyễn Đình Chiểu, chè 3 màu – xôi
mặn Bùi Thị Xuân, hột vịt lộn – nghêu sò Pasteur, bò bía Bà Huyện Thanh Quan, cocktail sữa
Nguyễn Tri Phương, bánh canh cua Ngã Sáu… Cũng thật là những nơi thú vị cho du khách sau
một vòng dạo phố ban đêm, ngồi lai rai ngắm cảnh.
Cho nên thật không có gì quá đáng khi nói rằng ẩm thực Sài Gòn thuộc loại hàng đầu trong cả
nước. Xin đừng quên thưởng thức những món ngon Sài Gòn khi đến với thành phố này.
1.5. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 641 khách sạn với 17.646 phòng.
Hệ thống khách sạn bao gồm từ những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng đầu
như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý, các khách sạn đã có quá trình hoạt động cả
trăm năm mà dịch vụ được ngay cả các vị nguyên thủ quốc gia, các doanh nhân tầm cỡ khen

ngợi, được các tổ chức quốc tế về du lịch trao tặng nhiều giải thưởng và danh hiệu về chất lượng
cao cho đến các khách sạn bình dân đáp ứng nhiều nhu cầu linh động và đa dạng của khách.
Phần lớn các khách sạn đều chiếm những vị trí đẹp nhất trong trung tâm thành phố, gần các khu
thương mại, cận kề sân bay, nhà ga, bến xe… Và đặc điểm chính là các khách sạn đều có tính
chuyên nghiệp cao, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và phong cách phục
vụ. Mỗi khách sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách sạn thương nhân
tuyệt hảo, Rex là "Ngôi nhà Việt Nam", Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển phương Tây, Bông Sen
gây ấn tượng bằng ẩm thực "buffet gánh", Đệ Nhất nổi tiếng với dịch vụ tiệc cưới… Ngay những
khách sạn nhỏ cũng tạo phong cách như sự phục vụ tận tâm, thân tình như trong gia đình, hay
những dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách.
Ngành khách sạn của thành phố Hồ Chí Minh có thể tự hào khi so sánh với các nước trong khu
vực.
2. Tỉnh LONG AN :
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo
cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đámới cách đây 3.000 năm và
Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắtcách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có
tới 100 di tích văn hoá Óc Eovới 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể di tích Bình Tả, gồm ba
cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo - văn hoá
Phù Namcó niên đại từ thế kỷ thứ 1đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời
cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà
nước Phù Nam- Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Long An còn có 40 di
tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Tính chung, Long An có 186 di tích
lịch sử văn hoá, trong đó đã có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễnđổi các trấn thành sáu tỉnh là: Định Tường, Biên Hòa, Gia
Định, Vĩnh Long, An Giangvà Hà Tiên. Sau khi Phápchiếm trọn miền Nam, đã chia 6 tỉnh này
thành 21 tỉnh, tỉnh Định Tường tách ra để thành lập 3 tỉnh mới là Tân An, Mỹ Thovà Gò Công.
Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh Tân An , Hậu Nghĩa và Chợ Lớn.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh
đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trựcđánh các đồn bốt

của người Pháp.
Nguyễn Đình Chiểuđã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa
sĩ Cần Giuộc.
2.2. Tổng quan du lịch Long An.
Mảnh đất Long An, cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 4.338 km2, với
1.300.100 người dân sinh sống ở thị xã Tân An và các huyện: Mộc hóa, Tháp Mười, Lai Vu,
Châu Thành. Long An hấp dẫn khách du lịch chủ yếu do giá trị nhân văn của nền văn hóa ốc Eo,
một nền văn hóa đã hình thành và phát triển ở châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ thứ nhất đến
thứ 6 sau Công nguyên do tiếp nhận tinh hoa văn hóa ấn Ðộ. Ở LONG AN CÓ gần 20 di tích tiền
sử và gần 100 di tích văn hóa ốc Eo được phát hiện, thu thập 12 nghìn hiện vật. Long An còn có
trên 40 di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc và danh lam thắng cảnh quan trọng như: Cụm di tích
Bình Tả (Ðức Hòa), di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Ðức (thị xã Tân An), di tích lịch sử
Văn Nhựt Tảo, di tích đồn Rạch Cát, ngôi nhà trăm cột (ấp Trung, xã Long Hiệu Ðông, huyện
Cần Ðước), di tích lịch sử khu vực Ngã tư Ðức Hòa.
Diện tích: 4.338 km2 (1694 sq miles). Dân số(01/04/1999): 1,306,202 người. Tỉnh ly: Thị xã Tân
An. Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa,
Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer.
Cách Sài Gòn 47 km (30 miles), Long An là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc
giáp Tây Ninh và các nước Cam-Pu-Chia, phía Đông giáp Sài Gòn, phía Nam giáp Tiền Giang và
phía Tây giáp Đồng Tháp.
Là một tỉnh nông nghiệp, đất Long An màu mỡ trải ra trên hai triền sông của hai con sông lớn
sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Ở phía Bắc tỉnh có một số gò, đồi thấp, còn lại thì bằng
phẳng. Phần đất phía Tây thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười.
Long An có một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau, chia cắt địa bàn tỉnh
thành nhiều vùng. Thực ra Long An chưa phải là đồng bằng sông Cửu Long, mà chỉ là đồng
bằng sông Vàm Cỏ giữa hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long.
Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, hai mùa mưa và khô rõ rệt nhiệt độ trung bình 27,4 ° C, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình 1.620 mm/năm (64 in/năm). Long An đông dân chủ
yếu là người Việt (Kinh) và đồng bào gốc Khmer ở phía Tây tỉnh. Long An có 4 tôn giáo được
đông người theo là Phật, Kitô, đạo Cao Đài và đạo Tin Lành.

2.3. Tuyến điểm du lịch.
Cụm di tích Bình Tả: Cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả (gồm Gò Xoài, Gò Đồn
và Gò Năm Tước) cách thị xã Tân An 40 km (25 miles) về phía Đông Bắc, tại ấp Bình Tả, xã Đức
Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nằm trong một quần thể di tích thời tiền sử được phân
bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Đông, cụm di tích này thuộc nền văn hóa Óc Eo - Phù
Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên.
Có ba di tích trong cụm đã được khai quật: di tích Gò Năm Tước, Gò Xoài và Gò Đồn được phân
bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Ngôi đền Gò Xoài nằm ở độ sâu 1,70 - 1,90 m (5,4 - 5,7
ft) có thể coi là địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Đặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng
vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng 646 chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu
kinh Phật giáo. Nhiều hiện vật được khai quật tại đây có giá trị như các tượng thần Siva, thần giữ
đền, tượng Vinu, các linh vật Linga, Yoni. Nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quí, sa
thạch và hàng loại di chỉ khác về con người từ thời tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng
bán kính 10 km (6 miles) đã được phát hiện.
Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thần Siva, thuộc tôn giáo Bà
La Môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên được truyền bá mạnh mẽ vào
miền Nam Đông Dương từ đầu công nguyên. Nằm trong tổng thể di chỉ khảo cổ ở Đồng Tháp
Mười và vùng phù sa cổ Đức Hòa (Long An), di tích Óc Eo được xây dựng nhằm mục đích tôn
giáo đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm chính trị, văn hóa của nước Phù Nam - Chân
Lạp thời cổ đại.
Chùa Linh Sơn (chùa Núi): Chùa nằm trên khu di chỉ khảo cổ Rạch Núi. Chùa do Hòa thượng
Minh Nghĩa khai sáng vào giữa thếkỷ 19. Chùa được trùng tu sửa chữa vào các năm 1926, 1970
và 1988. Kiến trúc ngôi chính điện hiện nay do Hòa thượng Thiên Lợi sửa chữa năm 1970. Trong
chùa còn lưu giữ trên 100 bức tượng, trong đó có nhiều pho tượng cổ bằng gỗ quí như tượng cổ
Tiêu Diện, cao 0,40 m (1,2 ft). Ngoài ra trong khuôn viên chùa có tháp Hòa thượng Quảng Trí và
Hòa thượng Thiện Lợi.
Nhà bảo tàng Long An: Ở ngay trung tâm thị xã Tân An, thuộc phường 4. Bảo tàng Long An
trưng bày nhiều cổ vật quí hiếm có ý nghĩa văn hóa nghệ thuật, trong đó có nhiều hiện vật được
khai quật từ các di chỉ văn hóa tại địa phương, rất thú vị cho khách đến tham quan nghiên cứu.
Ngôi nhà 120 cột: Thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, cách thị xã Tân An khoảng 50

km (31 miles). Ngôi nhà làm bằng gỗ quí (cẩm lai, gõ đỏ), được xây dựng trên 100 năm với vẻ
rêu phong cổ kính, với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh vi trong trang trí nội thất từ những bàn
tay khéo léo, điêu luyện của 15 người thợ tài hoa ở miền bắc vào. Hoa văn ở đầu kèo, đầu cột
làm cho bạn có cảm giác như mình đang đứng giữa một khu rừng có hoa lá, cỏ cây, chim
muông
Bạn sẽ hết sức thú vị với những đường nét pha trộn sự tinh tế của điêu khắc mang đặc điểm của
ba miền. Ngôi nhà đã thu hút nhiều nghệ nhân các vùng lân cận đến nghiên cứu về kỹ thuật xây
dựng, cũng như nhiều khách du lịch đến đây để tham quan.
Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười: Ngược dòng sông Vàm Cỏ Tây, thuyền du lịch sẽ đưa du
khách đến trung tâm Đồng Tháp Mười, vùng du lịch sinh thái đặc trưng của vùng đất trũng Nam
Bộ, cách Tân An khoảng 50 km (31 miles) thuộc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và
Tân Thạnh.
Đến đây du khách tận mắt nhìn thấy những cánh rừng tràm bạt ngàn, thoang thoảng hương
thơm với từng đàn ong mật lượn quanh, những cánh đồng sen rộng lớn với muôn vàn đóa hoa
sen khoe sắc dưới ánh nắng. Có nhiều loại động vật quí hiếm đang được bảo vệ tại vùng Đồng
Tháp Mười như: Cò, Sếu đỏ, Rùa, Rắn làm tăng vẻ đẹp vùng sinh thái. Đặc biệt khách có thể
thưởng thức các món ăn Nam Bộ như canh chua bông điên điển, gỏi ngó sen, cá lóc nướng trui
chấm muối ớt với vài ly rượu đế đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ.
Cụm vườn Thanh Long (Châu Thành): Khoảng 5km (3 miles) xuôi về phía Nam thị xã Tân An là
huyện Châu Thành, huyện nổi tiếng về trái thanh long và dưa hấu. Thanh long là loại trái cây đặc
sản được trồng phổ biến ở vùng này, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cành Thanh long
được thả leo trên cây dông uốn mình như những con rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp
dẫn khách tham quan và thưởng thức nét đẹp của vườn cây, vị ngọt mát của loại trái cây này.
Vườn hoa kiểng Thanh Tâm: Vườn hoa nằm tại trung tâm thị xã Tân An, là vườn hoa cây kiểng
bon sai nhiều loại, có loại trên 100 tuổi. Nhiều loại cây đạt huy chương vàng hội chợ hoa xuân
các tỉnh phía Nam. Với tài nghệ của các nghệ nhân, các kỳ quan thế giới được thu nhỏ trong
vườn: núi Phú Sĩ, đền Angco, Kim Tự Tháp, thành nội Huế
DI TÍCH LỊCH SỬ ''VÀM NHỰT TẢO''
Là nơi giao hội giửa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, Vàm Nhựt Tảo là một vùng sông
nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Nhưng vào ngày

10/12/1861, vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L' Espérance của quân xâm
lược Pháp. Người đã làm nên sự kiện mà nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi là ''oanh thiên địa'' ấy
chính là người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực.
Ông sinh năm 1839 tại xóm Nghề, làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An
(nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn
công thành Gia Định, ông đã tham gia vào đội nghĩa binh kháng chiến dưới quyền chỉ huy của
Trương Định và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân An.
Được sự giúp đở của hương chức làng Nhựt Tảo ông đã bố trí một kế hoạch táo bạo, thông
minh để đánh tàu L' Espérance, một tiểu hạm chủa Pháp đang hoành hành trên vùng sông nước
huyện Cửu An.Sáng ngày 10/12/1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một
bộ phận địch rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm
ghe buôn lúa tiến sát tàu địch.
Trong lúc trình giấy thông hành, ông đã bất ngờ giết tên lính Pháp rồi cùng nghĩa quân tấn công
lính Pháp trên tàu L' Espérance. Không kịp trở tay, toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt ( chỉ có 5 tên
chạy thoát). Nghĩa quân dùng dầu và đồ dẩn hỏa đốt cháy tàu L' Espérance. Ngọn lửa bốc cao
từ từ nhấn chìm tàu xuống đáy sông sâu. Tin chiến thắng Nhựt Tảo bay đi làm nức lòng quân
dân cả nước. Triều đình Huế đã thăng Nguyễn Trung Trực lên chức Quản Cơ, hậu thưởng cho
nghĩa quân, cấp tử tuất và hổ trợ tiền cho làng Nhựt Tảo (bị quân Pháp triệt hạ).
Thực dân Pháp cũng hết sức bàng hoàng vì chúng không thể ngờ rằng nghĩa quân có thể gây
cho chúng tổn thất lớn như thế. Để ghi dấu kỷ niệm ''đau thương'' này, Thực dân Pháp đã cho
xây dựng một bia tưởng niệm bên bờ sông Nhựt Tảo .Thời gian lặng lẽ trôi, vàm Nhựt Tảo vẫn
còn đó như gợi lại trong lòng khách vãng lai một niềm hoài cổ. Tàu L' Espérance sau gần 120
năm nằm yên dưới đáy sông sâu đã được khai quật. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó
có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 h iện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các
hiện vật gỗ ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be,
lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L' Espérance vẩn còn một số mảnh
gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lỗ. Tất cả những hiện vật nêu trên đã được bảo quản và
trưng bày tại Bảo Tàng Long An nhằm giới thiệu khách tham quan trong và ngoài nước những
bằng chứng cụ thể về chiến công oanh liệt của người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực
cách nay hơn một thế kỷ.

Ngày nay, nếu xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến địa phận xã An Nhựt Tân, du khách sẽ được ngắm
nhìn vùng sông nước hữu tình vàm Nhựt Tảo. Sông nơi đây khá rộng, dòng nước trong xanh, hai
bên bờ là những mái nhà xinh xắn nép mình dưới rặng dừa nước và một số loài cây hoang dại
như vẹt, bần, đước, mắm. Cách vàm 200m là chiếc cầu treo bắc qua sông Nhựt Tảo nối liền 2 xã
An Nhựt Tân và Bình Trinh Đông.
Những buổi bình minh đứng trên cầu treo nhìn ra vàm sông ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp như
tranh nơi đây. Sương tan là đà trên mặt sông dài như được nhuốm hồng bởi ánh bình minh, đó
đây văng vẳng tiếng hò khoan dìu đặt của người dân chài lưới. Gần vàm là ngôi chợ khá lâu đời,
hiện vẩn còn 2 dãy phố lợp ngói khá cổ kính. Đối diện chợ là trụ sở ủy ban nhân dân xã An Nhựt
Tân. Khuôn viên ủy ban có bia kỷ niệm chiến thắng Nhựt Tảo được xây dựng năm 1980. Nói
chung dưới sự tác động của thiên nhiên và con người hơn một thế kỷ qua, di tích vàm Nhựt Tảo
đã có sự thay đổi nhất định so với thời điểm xảy ra trận đánh ngày 10/12/1861. Tuy nhiên những
gì còn hiện hữu ở vàm Nhựt Tảo cũng đã minh chứng tài năng quân sự của Nguyễn Trung Trực-
người đầu tiên duy nhất đánh chìm được một tiểu hạm trong cuộc kháng chiến chống Pháp nửa
cuối thế kỷ XIX. Chiến thắng Nhựt Tảo cũng cho thấy rằng ta có thể đánh bại quân xâm lược
bằng mưu trí và lòng dũng cảm dù chỉ được trang bị vũ khí thô sơ. Mặt khác ''trận hỏa hồng Nhựt
Tảo'' chính là biểu tượng của tinh thần yêu nước, bất khuất trước ngoại xâm của nhân dân ta.
Chính những người ''dân ấp, dân lân'' chỉ vì ''mến nghĩa'' mà đứng lên đánh Pháp đã làm nên
chiến thắng vang dội Nhựt Tảo trong khi Triều đình Huế vì yếu hèn đã vội cầu hòa, cắt đứt một
phần giang sơn gấm vóc cho quân xâm lược. 135 năm sau ngày Nguyễn Trung Trực đánh chìm
tàu L' Espérance, vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia
năm 1996 bởi những giá trị, ý nghĩa sâu sắc chứa đựng trong đó.
Một dự án tôn tạo di tích quy mô đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt và bước đầu
thực hiện. Trong tương lai, đền thờ, tượng đài anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực và những
hạng mục công trình khác sẽ được xây dựng bên bờ vàm Nhựt Tảo, sẽ làm cho vùng sông nước
nên thơ này không những có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị tham quan du lịch.
Tour du lịch Tân An - Mộc Hóa (Đồng Tháp Mười):
Đây là tuyến du lịch sinh thái là chủ yếu, có thể kết hợp bằng cả hai phương tiện bộ và thủy.
Tuyến du lịch này có thể tham quan một số điểm như sau: Lăng mộ Cụ Nguyễn Huỳnh Đức-Bảo
Tàng Long An-Cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây-Khu Núi Đất Mộc Hóa-Cửa khẩu Bình Hiệp-Chùa

Nổi-Hệ sinh thái Rừng Tràm-Cảnh quan đầm sen-Chiến khu Nhơn Hòa Lập-Di tích khảo cổ Gò
Bắc Chiêng, Gò Bảy Liếp-Trung Tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp
Mười.,v v
Hiện nay, Công ty Du lịch Long An mở tuyến du lịch đi Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát
triển dược liệu Đồng Tháp Mười. Đây là tuyến du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên Đồng Tháp
Mười với những nét đặc trưng như sau:
+ Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười thuộc xã Bình Phong
Thạnh, huyện Mộc Hóa-cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km, cách thị xã Tân An 60 km đường
bộ và 45 phút chạy tàu du lịch-có diện tích 1.041 ha, trong đó có 800 ha rừng tràm nguyên sinh,
hồ nước rộng 100 ha (vào mùa khô). Trung tâm nghiên cứu các dược liệu từ cây cỏ vùng Đồng
Tháp Mười như dầu tràm, mật ong, v v
+ Sản phẩm du lịch chính tại đây là ngắm chim, cò với mật độ dày đặc, nhất là trong khoảng thời
gian từ tháng 9 đến tháng 3 (cao điểm trong tháng 11), đi tắc ráng trong kênh, rạch tìm hiểu về
thực vật (đặc biệt các cây thuốc) và địa lý Đồng Tháp Mười. Đến Trung tâm, quý khách sẽ được
phục vụ những món ăn dân dã đặc trưng của vùng Nam bộ từ nguyên liệu có sẵn tại chỗ, du
khách có thể mua sắm các sản vật của Trung tâm như mật ong, cá khô, dược phẩm,.v.v Nếu
có nhu cầu quý khách cũng có thể nghỉ lại qua đêm để thưởng thức cảnh quan thiên nhiên vùng
Đồng Tháp Mười về đêm đầy thơ mộng. Sau khi tham quan Khu Trung tâm, quý khách sẽ được
đến tham quan Cửa khẩu Bình Hiệp (tiếp giáp nước bạn Campuchia).
2/. Tour du lịch Tân An - Cần Giuộc - Cần Đước:
Đây là tour du lịch mang tính lịch sử nhân văn, phương tiện đi lại có thể cả đường bộ và đường
thủy với cự ly ước khoảng 50 km. Tour du lịch này sẽ tham quan một số điểm như sau: Lăng mộ
Cụ Nguyễn Huỳnh Đức-Bảo Tàng Long An-Khu lưu niệm Cụ Nguyễn Trung Trực (Nhật Tảo)-Nhà
Trăm cột- Chùa Tôn Thạnh-Đồn Rạch Cát-Chùa Núi-Hệ sinh thái Rừng ngập mặn.v.v
3/. Tour du lịch Tân An - Đức Hòa - Đức Huệ:
Các điểm du lịch chủ yếu là: Lăng mộ Cụ Nguyễn Huỳnh Đức-Bảo Tàng Long An-Ngả Tư Đức
Hòa-Di chỉ khảo cổ Óc-Eo-Khu di tích lịch sử cách mạng Bình Thành-Cửa khẩu Tho Mo,.v v
Sông Vàm Cỏ Đông
Chảy từ biên giới Campuchiatại xã Biên Giới, huyện Châu Thànhrồi qua các huyện Châu
Thành, Bến Cầu,Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.

Chiều dài hơn 150 km.
Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu
Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ
Đông và Sông Vàm Cỏ Tâyhợp lưu vào cửa Soài Rạpđổ ra biển. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ
của Vàm Cỏ Đôngnên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng
hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh
ở Đồng bằng sông Cửu Long), điển hình là tại cảng Bến Kéo (huyện Hòa Thành) rất tấp nập.
Sông này nổi tiếng với bài hát cùng tên là bài "Vàm Cỏ Đông" (Sáng tác: Trương Quang Lục,
thơ: Hoài Vũ)
Lời bài hát Vàm Cỏ Đông
Ở tận sông Hồng em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi, với lòng tha thiết.
Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông.
Ơi, ơi Vàm Cỏ Đông! Ơi hỡi dòng sông! Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng, Ðuổi Pháp
đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng. Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong. Giặc đi đời giặc, sông càng
xanh trong.
Ơi, ơi Vàm Cỏ Đông! Ơi hỡi dòng sông! Có anh du kích dũng cảm kiên cường, Lẫn ánh trăng mờ
băng lửa đạn qua sông, Diệt tan tàu giặc, giữ gìn quê hương. Diệt tan tàu giặc, giữ gìn quê
hương.
Vàm Cỏ Ðông đây! Vàm Cỏ Đông đây! Ta quyết giữ từng chiếc xuồng tấm lưới cây dầm. Từng
con người làm nên lịch sử và dòng sông trong mát quanh năm.
Vàm Cỏ Ðông đây! Vàm Cỏ Ðông đây! Ta quyết giữ từng mái nhà nép dưới rặng dừa. Từng thuở
ruộng người đen màu mỡ tình hò hẹn sớm trưa.
Ở tận sông Hồng em có biết, Quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lòng tha thiết.
Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông. Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông.
LĂNG MỘ VÀ ĐỀN THỜ NGUYỄN HUỲNH ĐỨC
Cách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc
lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần
thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công
Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn.
Khuôn viên lăng Nguyễn Huỳnh Đức có diện tích hơn 3000m2, được giới hạn bởi tường rào, có

cổng tam quan mở về hướng Đông, trên cổng đắp nổi dòng chữ ''Tiền quân phủ''. Lăng Tiền
quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) bằng đá ong và vữa tam
hợp theo hướng bắc-nam. Lăng được xây dựng theo lối cổ, đăng đối nghiêm ngặt, có vòng thành
hình chữ nhật dài 35m, rộng 19m, cao1,2m, dày 0,4m bao quanh.
Án ngữ lối vào mộ ở phía bắc tường thành là bình phong đá ong cao 3m có đắp nổi hoa văn mai
- lộc. Từ bình phong có đường thần đạo dài 17m dẩn đến phần chính của mộ gồm biểu thành,
các trụ biểu, hai bình phong và bia mộ. Trên hai bình phong có khắc 2 bài văn tế Nguyễn Huỳnh
Đức của Trịnh Hoài Đức và Trấn thủ Định Tường Nguyễn Văn Phong.
Toàn bộ ngôi mộ được trang trí hoa văn rồng, hoa lá, mặt trời, mây, hoa sen và nhiều câu đối
chữ Hán. Nổi bật trong ngôi mộ là bia đá cao 1,56m, rộng 0,95m được mang vào từ Huế. Mặt bia
có dòng chử hán: ''Việt Cố Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn, Chưởng Tiền Quân, Tặng Thôi
Trung Dực Vận Công Thần, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Thái Phó
Nguyễn Huỳnh Quận Công Chi Mộ''. Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với
một nấm mộ phẳng dài 3,4m, rộng 2,7m, cao 0,3m. Xung quanh mộ là những cây sứ cổ thụ tỏa
hương ngào ngạt tạo nên vẻ thâm nghiêm cho nơi an nghĩ của một đại thần khai quốc. Nói
chung lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng theo lối kiến trúc đầu đời Nguyễn: giản dị mà
hùng tráng. Cách mộ 20m về phía Nam là đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Từ năm 1819 đến 1959,
gia tộc thờ ông trong ngôi nhà xưa do Vua Gia Long sai người dựng cách ngôi mộ khoảng 500m.
Vào năm 1959, để tiện cho việc thờ cúng, gia tộc đã xây dựng ngôi đền thờ mới này theo kiểu tứ
trụ, 2 tầng mái, cửa gỗ trông ra hướng Đông. Ngay sau cửa chính đền thờ có đặt hương án
chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần Tiền quân
Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802. Phía sau hương án có bộ ván độc mộc dài 3,4m - rộng
1,8m- dày 0,14m có niên đại hơn 300 năm vốn là di vật của người đã khuất. Trong cùng là bàn
thờ chính với khánh thờ đặt trên hương án và chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc
của các triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức phong tặng cho tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức. Bên
trong đền thờ còn bố trí 3 bộ lỗ bộ, tàn lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi sự nghiệp của Tiền quân
Nguyễn Huỳnh Đức do Vua Gia Long ngự ban. Ngoài ra những hiện vật cổ có niên đại thế kỷ
XVIII và XIX còn được lưu giữ trong đền thờ như: đoản kỷ Vua Xiêm tặng năm 1798, Khánh lệnh
đồng Vua Gia Long tặng năm 1819, bức hoành ''Vạn Lý Danh'' Vua Tự Đức tặng năm 1854. Phía
sau đền thờ là ngôi chánh điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản

vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng (nguyên viện trưởng Viện khảo cổ Sài Gòn). Trước đây vào
năm 1972 gia tộc đã cho xây dựng 2 cổng lớn ở hai đầu con đường vòng cung dẫn vào lăng với
thiết kế giống nhau theo kiểu cổng tam quan truyền thống. Trên cổng có hàng chữ Hán ''Tiền
quân phủ'' và ''Lăng Nguyễn Huỳnh Đức'' bằng đồng. Nhìn từ xa, cổng lăng toát lên vẻ đường bệ,
uy nghi như chào đón khách tham quan.
Trong dân gian và sử sách, cuộc đời của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đã trở thành huyền
thoại. Ông có tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại làng Tường Khánh- huyện Kiến
Hưng (nay là xã Khánh Hậu - Thị xã Tân An) trong một gia đình võ tướng đã 3 đời. Ông theo phò
Nguyễn Ánh từ năm 1780 lập nhiều công trạng lớn, được ban họ vua và giữ nhiều chức vụ quan
trọng như: Chưởng Hậu Quân, Chưởng Tiền Quân, Tổng Trấn Gia Định Thành, Tổng Trấn Bắc
Thành, tước Quận Công. Tương truyền ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường,
mọi người đều gọi là ''Hổ tướng''. Ông mất vào ngày 9/9/1819, được dân gian xem như một vị
thần. Hằng năm vào 3 ngày 7-8-9 / 9 âm lịch, nhân dân trong vùng tề tựu cùng gia tộc làm lễ
cúng ông hết sức trọng thể. Truyền thống này đã được kế tục từ năm 1819 cho đến nay.
Đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến
trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ta còn
được biết đến cuộc đời và sự nghiệp của một ''Hổ tướng'' lừng danh đất Ba Giồng và cũng là
người có công khai phá Giồng Cai Én (Khánh Hậu), được nhân dân tôn thờ như một vị Tiền
Hiền. Với những ý nghĩa ấy, ngay từ đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa đã liệt hạng lăng
Nguyễn Huỳnh Đức là 1 trong 404 cổ tích ở Đông Dương. Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã ra quyết định công nhận lăng Nguyễn Huỳnh Đức là di tích
Quốc gia ngày 11/5/1993 (số quyết định 534-QĐ/BT).
Gạo Nàng thơm Chợ Đào
Chợ Đào thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Gạo Nàng thơm chợ Đào hạt thon dài, chà trắng ra, bên trong có hột lựu hồng hồng. Gạo mới
gặt, chà xong như có một lớp dầu, đưa tay vào bao gạo, giở tay lên gạo bòn bám trên tay mình.
Gạo có mùi rất thơm, vào bao nylon để 4 đến 5 tháng mang ra nấu vẫn thơm lừng. Nhưng để
đến 10 tháng thì mùi thơm sẽ nhạt, hạt gạo cứng dần, độ dẻo và độ xốp không cao nữa.
Gạo Nàng thơm chợ Đào một năm cấy được một mùa. Lúa gieo tháng 6, 7 đến ngày đông chí thì
đồng loạt trổ bông, đến 20 tháng Chạp thì gặt được. Lúa cho dù có cấy sớm trước 1, 2 tháng thì

nó cũng chờ đến ngày tiết đông chí mới trổ. Do vậy, mỗi năm chỉ trồng được một vụ.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Năm 1858, thực dân Phápnổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Địnhvào
đầu năm1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân
An, Cần Giuộc, Gò Công v.v. Nhân dân Nam Bộcăm phẫn và sục sôi tinh thần chống Pháp. Đêm
ngày 16 tháng 12năm 1861, đúng rằmtháng 11năm Tân Dậu, theo diễn tả trong Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc, mặc dù "chỉ là dân ấp, dân lân", "ngoài cật có một manh áo vải", "trong tay cầm một
ngọn tầm vông" nhưng những nghĩa sĩnông dânđã quả cảm tập kíchđồn giặc ở Cần Giuộc, tiêu
diệt được một số quan quân của Pháp và tri huyện"tay sai". Khoảng hai mươi nghĩa sĩ hi sinh.
Tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định,
giao cho Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ hi sinh trong
trận này.
Vẻ đẹp bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc và thái độ cảm
phục, xót thương của tác giả đối với họ. Với nội dung chân thật và tình cảm xót xa, bài văn tế có
một sức truyền cảm mạnh mẽ, được Bộ Lễ của triều đình Huế cho sao và truyền đi khắp nước
để động viên tinh thần chiến đấu của người dân chống thực dân Pháp. Qua do khich le co vu cho
cac tang lop dau tranh gianh doc lap sau nay.
Tính chất trữ tình, thủ pháp tương phản,phức tạp hóa và việc sử dụng ngôn ngữ.
Tác phẩm là một bản anh hùng ca vừa thiêng liêng vừa hùng hồn
Hai câu đầu của bài văn tế khái quát khung cảnh bảo táp của thời đại - phản ánh biến cố chính trị
lớn lao chi phối toàn bộ thời cuộc. Đó là cuộc đụng độ giữa thế lực xâm lăng tàn bạo của thức
dân Pháp và ý chí chiến đấu kiên cường để bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Hiện lên trên cái
nền tảng ấy là hình ảnh của động quân áo vãi được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện
thực, không theo ước lệ của văn học trung đại, không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lý tưởng hóa.
Điều đáng chú ý là những chi tiết chân thực đều được chọn lọc rất tinh tế, nên đậm đặc chất
sống, mang tính chất khái quát đặc trưng cao: "Vốn chẳng phải quân cờ quân vệ, theo dòng ở
lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Ngòai cật có một
manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm đao
tu, nón gõ. Chính với những hình ảnh trên mà bức tượng đài ánh lên một vẻ đạp mộc mạc, chân
chất và hết sức độc đáo.

Cao Văn Lầu
Ông Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập
với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Năm 1901, ông Cao
theo gia đình đến lập nghiệp tại Bạc Liêu rồi ở luôn tại đây cho đến hết đời (ông qua đời ngày
13/8/1976). Thuở nhỏ, ông học chữ nho rồi học chữ quốc ngữ đến "lớp nhì năm thứ hai" (Cours
moyen 2e année) tức lớp 4 ngày nay; sau đó quy y tại chùa Vĩnh Phước - Bạc Liêu. Sau khi rời
cửa Phật, ông học nhạc lễ và là một trong những môn đệ giỏi về nhạc lễ của nhạc sư Lê Tài Khị
(Nhạc Khị). Ông sử dụng rành rẽ đàn tranh, cò, kìm và trống lễ. Nhắc đến ông, người ta nhớ
ngay đến bản Dạ cổ hoài lang (1919) được xem là tiền thân của bản vọng cổ ngày nay. Ông viết
bản nhạc trên gồm 20 câu, nhịp 2 để trút cạn nỗi niềm tâm sự.
Nỗi niềm ấy đã nhiều lần ông thổ lộ với bạn tri âm: "Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm
viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con. Tam niên vô tử bất
thành thê. Vợ chồng ăn ở với nhau trong 3 năm, vợ không sinh con, chồng được quyền bỏ để
cưới người khác hầu có con nối dõi tông đường. Thời phong kiến có những quan niệm chưa
đúng. Người ta cho rằng vợ chồng không sinh con là do lỗi của người đàn bà.
Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống
lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có
tấm lòng nhân hậu, xót thương cho vợ chồng tôi gặp phải cảnh đau lòng mà cho ở đậu qua ngày,
với hy vọng vợ chồng tôi sẽ có con và chiến thắng cái quan niệm khắc nghiệt, lạc hậu, chịu ảnh
hưởng nặng đạo lý thời phong kiến”.
Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “Đêm đông gối chiếc cô phòng", tâm tư nặng trĩu
u buồn nên nhạc sĩ Sáu Lầu đêm đêm mượn tiếng đàn nắn nót đôi câu bớt cơn phiền muộn. Ông
thừa hiểu người bạn đời cũng đau xót như ông. Bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong bối cảnh như
thế.
Trong thời gian tác phẩm chưa hoàn chỉnh, nhạc sĩ Sáu Lầu cùng anh em tài tử địa phương đàn
tới đàn lui bản này, lấy ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp về phương diện sáng tác. Chuông,
trống "công phu" ngân vang khiến anh em nhạc sĩ đất Bạc Liêu nhớ lại hồi chín, mười tuổi, ông
Sáu Lầu quy y làm "Sa di" tại chùa Vĩnh Phước. Chú tiểu từng đánh trống, dộng chuông công
phu hai buổi sớm chiều. Do đó, anh em đề nghị thêm hai chữ "Dạ cổ" (tiếng trống về đêm) cho ý
nghĩa thêm sâu đậm. Ông Sáu hoan nghênh nên bản nhạc có tên hoàn chỉnh là "Dạ cổ hoài

lang", tức "Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng".
Dạ cổ hoài langkhởi điểm từ nhịp 2. Đó là đứa con của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Nhưng khi Dạ
cổ hòa nhập vào sân khấu cải lương thì hai soạn giả tiền phong góp công đầu để biến bản nhạc
này từ nhịp 2 trở thành nhịp 4 là Huỳnh Thủ Trung (tức Tư Chơi) và Mộng Vân (Trần Tấn
Trung). Tiếng nhạn kêu sương là bản Vọng cổ hoài lang nhịp 4 đầu tiên do soạn giả Huỳnh Thủ
Trung (1907-1964) sáng tác vào năm 1925. Trên những chặng đường phát triển, khi Vọng cổ
hoài lang được nâng lên nhịp 8 (từ khoảng năm 1934 đến 1944) thì nó có tên mới là Vọng
cổ, không còn đuôi hoài lang. Từ khoảng 1944-1954, vọng cổ tăng lên nhịp 16; thời kỳ kế tiếp:
1955 - 1964: tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.
Hậu thế đã nhận định như sau: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp
2. BảnVọng cổ từ nhịp 4 trở đi, trên những chặng đường phát triển, thuộc công trình chung của
tài tử tứ phương. Còn ông tổ cải lương dứt khoát không phải là Cao Văn Lầu. Bản Dạ cổ hoài
lang chào đời năm 1919, trong khi sân khấu cải lương ra đời khoảng năm 1916.
Sài Gòn - Mỹ Tho, con đường sắt xưa nhất Đông Dương
Ngay sau khi xâm chiếm xong Việt Nam, người Pháp đã nhanh chóng hoạch định xây dựng
tuyến đường sắt đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác vùng đất giàu có này. Ý
đồ ban đầu của họ là xây dựng tuyến đường sắt đến Vĩnh Long, sau đó nối tiếp tới Phnom Penh,
Campuchia.
Tuy nhiên sau những cuộc tranh luận kéo dài về hiệu quả kinh tế và sự cần thiết xây dựng tuyến
đường sắt, người Pháp đã quyết định, trước mắt chỉ xây dựng đường sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho
– con đường sắt đầu tiên của Đông Dương.
Đầu năm 1881, chuyến tàu thuỷ đầu tiên chở nguyên vật liệu từ Pháp sang xây dựng tuyến
đường cập cảng Sài Gòn. Vào giữa năm, công trường hình thành với 11.000 lao động được huy
động. So với công trường làm đường bộ cùng thời gian này, công trường đường sắt Sài Gòn –
Mỹ Tho là công trường được tổ chức quy mô hơn, tiến hành rất khẩn trương, và có mặt nhiều sĩ
quan công binh tại chỗ cùng nhiều kỹ sư từ Pháp sang.
Để đưa tàu hoả vượt qua các con sông lớn vì lúc này chưa xây dựng được cầu, biện pháp kỹ
thuật được kỹ sư Têvơnê, giám đốc Sở Giao thông công chánh Nam Kỳ lúc đó đề xuất là dùng
phà. Chiếc phà khổng lồ máy hơi nước chở được 10 toa xe (tương tự như phà mà Pháp đã làm
để đưa tàu vượt sông Gianh sau này), được lắp đặt đường ray và một thiết bị để nối đường ray

trên mặt đất với ray phà.
Chiều rộng đường sắt khổ 1 mét, là khổ đang được sử dụng rộng rãi thời bấy giờ trong ngành
đường sắt Anh, Pháp.
Người Pháp dự tính tuyến đường sắt này là một phần của tuyến Sài Gòn - Cần Thơ (để sau đó
sẽ nối tuyến đi tiếp qua Phnom Penh , Campuchia). Như vậy ngay từ đầu người Pháp đã có ý
niệm rõ ràng về xây dựng tuyến đường sắt nối đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở
đồng bằng sông Cửu Long để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện
rộng là nối kết các vùng kinh tế của các nước thuộc địa với nhau.
Những năm tiếp sau, các tuyến đường sắt được xây dựng là: Sài Gòn - Hà Nội, Sài Gòn - Lái
Thiêu - Thủ Dầu Một - Lộc Ninh và Sài Gòn - Gò Vấp - Hóc Môn.
Rộng hơn, Sài Gòn – Mỹ Tho là tuyến đầu tiên của kế hoạch hình thành hệ thống đường sắt nối
vào hệ đường sắt quốc tế, dự định như sau: Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau ;
tuyến Cần Thơ - Châu Đốc - Phnom Penh - Bat Đom boong - Bangkok - Miến Điện - Ấn Độ và
các nước Trung Đông (tuyến này đã có sẵn đường quốc tế) ; tuyến Bangkok - Mã Lai và tuyến
Bangkok-Nakhon (Thái Lan) - Vientiane. Đặc biệt tuyến cuối cùng này sẽ qua Udon của Thái Lan
là nơi rất nhiều người Việt sinh sống.
Tuyến này có lợi cho phát triển kinh tế của Việt Nam , đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long,
đồng thời giữ quan hệ thân hữu với Lào và Campuchia (họ sẽ có đường thoát ra biển ở Cần Thơ
và Sài Gòn). Thế nhưng do chiến tranh nên các tuyến liên vận quốc tế này đã không được xây
dựng.
Theo nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, công ty Eiffel trực tiếp thi công, sau bốn năm, tuyến đường
sắt Sài Gòn – Mỹ Tho dài 70 km đã hoàn thành sau khi tiêu tốn 11,6 triệu franc. Ông Đầu cho
biết, khó khăn khi làm tuyến đường này không thuộc về đền bù đất đai như bây giờ, vì lúc đó nhà
nước có chế độ đất công, đất tư rất rõ ràng. Theo ông Đầu, khó nhất là do những yếu tố thuộc
tâm linh. Tuyến đường chạy qua gò bãi, bãi tha ma, dân sợ động long mạch, nhà cầm quyền mất
nhiều thời gian để giải thích cho dân thông.
Điểm khởi đầu xuất phát từ ga Sài Gòn (tại vị trí nay là công viên 23-9) tuyến đi theo các đường :
Cống Quỳnh - Phạm Viết Chánh – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Ngã ba An
Lạc - Quốc lộ 1 (đi bên trái và sát QL1 theo hướng Sài Gòn – Cần Thơ). Đến khu vực Bình Điền
(Bình Chánh) tuyến tách xa QL1 và vượt sông Chợ Đệm ở vị trí cách cầu Bình Điền đường bộ về

phía hạ lưu khoảng 300 m, sau đó tuyến lại cặp sát bên trái QL1 cho đến khu vực Bến Lức thuộc
tỉnh Long An. Sau khi vượt sông Vàm Cỏ Đông, tuyến cắt qua QL1, sang bên phải và tiếp tục đi
cặp sát QL1 cho đến thị xã Tân An, vượt sông Vàm Cỏ Tây bằng cầu đường sắt Tân An, cắt qua
QL1 về bên trái và tiếp tục đi cặp sát QL1, cắt qua ngã ba Trung Lương, chạy dọc theo tỉnh lộ 62
và kết thúc tại ga Mỹ Tho nằm sâu trong thành phố, sát cạnh chợ.
Tổng cộng có 15 ga đã được xây dựng trên tuyến gồm: Sài Gòn, An Đông, Phú Lâm, An Lạc,
Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Bình An, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Lương Phú,
Trung Lương, Mỹ Tho. Như vậy bình quân 4,7 km có một ga, cự ly ngắn giữa các ga thể hiện
tính chất vận tải khách ngoại ô của tuyến đường sắt này. Vị trí ga Mỹ Tho được người Pháp lựa
chọn tạo nên đầu mối giao thông sắt - thuỷ - bộ. Chuyến tàu đầu tiên-Ngày 20-7-1885 chuyến tàu
đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối
cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam. Nhà sử
học Nguyễn Đình Đầu cho biết, trong chuyến tàu khai trương, người Pháp dùng đầu máy mang
tên Vaico, tức là Vàm Cỏ (nhưng khi phiên ra tiếng Pháp đã bị viết sai). Mỗi ngày có bốn cặp
chạy trên tuyến đường này, chuyến đầu tiên xuất phát từ Mỹ Tho lúc 1 giờ 30 sáng, đến Sài Gòn
5 giờ sáng. Ở Sài Gòn, chuyến Sài Gòn – Mỹ Tho cũng sẽ xuất phát trùng giờ. Chuyến thứ 2 lúc
9 giờ sáng, chuyến thứ ba lúc 1 giờ chiều và chuyến 6 giờ tối. Vì phải vượt phà, mỗi chuyến chạy
mất ba tiếng rưỡi.
Đến tháng 5-1886 cầu trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã hoàn thành cho phép tàu chạy
một mạch tới Mỹ Tho, thời gian chạy rút xuống còn 2 tiếng rưỡi. Số lãi thu được từ tuyến đường
sắt này tính đến năm 1896 là 3,22 triệu franc, đến năm 1912 là hơn 4 triệu franc.
Lý do, theo ông Nguyễn Đình Đầu, là trước đây, tuyến này rất lãi, nhưng thập kỷ 50 của thế kỷ
20, xe hơi phát triển cùng với hệ thống đường bộ Sài Gòn - Mỹ Tho được đầu tư gần như xa lộ
nên người ta chuyển sang đi đường bộ. Có những ngày toàn đoàn tàu chỉ có vài chục người, lỗ
quá nên nhà nước bỏ tuyến đường này đi. Sau 73 năm tồn tại, năm 1958, tuyến đường sắt này
đã bị chính quyền Sài Gòn cũ cho ngưng chạy tàu. Hiện nay toàn bộ tuyến đường sắt Sài Gòn –
Mỹ Tho đã bị tháo dỡ, ngay cả ga Sài Gòn cũng bị dời ra Hoà Hưng. Trên đại lộ Hùng Vương
thỉnh thoảng còn lộ ra vài đoạn đường ray cũ chưa bị tháo dỡ. Nền đường sắt dọc Quốc lộ 1 từ
thành phố Hồ Chí Minh đến Mỹ Tho nhường chỗ cho việc mở rộng QL 1 hoặc đã bị những khu
dân cư, khu công nghiệp dọc tuyến lấn chiếm. Cầu cống dọc tuyến bị tháo dỡ hoàn toàn, tại vị trí

các cầu lớn như cầu Bình Điền, cầu Bến Lức, cầu Tân An chỉ còn các mố hai bên bờ sông, các
trụ cầu đã bị phá bỏ để nhường chỗ cho giao thông thuỷ. Sau 125 năm, chỉ còn một nhà ga duy
nhất tên Gò Đen (xã Long Hiệp, Bến Lức, Long An) sát Quốc lộ 1A và đang nằm trong kế hoạch
giải toả.
2.4. Lễ hội và ẩm thực.
Lễ Cầu Mưa: Những năm hạn hán nhân dân tại các vùng sản xuất nông nghiệp của Long
An thường tổ chức cầu mưa, tế lễ trời đất, mong thần linh ban cho mưa xuống. Lễ cầu
mưa có hai phần: phần lễ theo nghi thức truyền thống và phần hội là các cuộc đua ghe
trên sông rạch, cũng có nơi làm lễ rước rồng. Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình
làng làm lễ cúng thần linh và tổ chức ăn mừng vui chơi.
2.5. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
Công ty Du lịch Long An:
Địa chỉ: 748 Quốc lộ 1, khu phố Bình Quân II, phường 4, thị xã Tân An.
Điện thoại: 072.826718 - 072.826425 - Fax: 072.826227.
Công ty Cổ phần Du lịch Bông Sen. (được công nhận 1 sao):
Địa chỉ: Số 7 Võ Công Tồn, phường 1, thị xã Tân An.
Điện thoại: 072.821321 - Fax: 072.822985.
Công ty có 2 nhà hàng, 33 phòng ngủ, khu massage được trang bị hiện đại.
Khách sạn Phương Nga:
Địa chỉ: Số 1/7C đường Hùng Vương, phường 2, thị xã Tân An.
Điện thoại: 072.827288.
Khách sạn có 39 phòng.
Khách sạn Huỳnh Thảo:
Địa chỉ: Số 80 đường Hùng Vương, phường 2, thị xã Tân An.
Điện thoại: 072.827168.
Khách sạn có 21 phòng.
Nhà hàng - Khách sạn Nhựt Long:
Địa chỉ: Số 368 đường Hùng Vương, phường 3, thị xã Tân An.
Điện thoại: 072.833735.
Khách sạn có 1 nhà hàng và 35 phòng nghỉ.

Nhà hàng - khách sạn Hoài Thương:
Địa chỉ: Số 24 đường Lê Văn Tao, phường 2, thị xã Tân An.
Điện thoại: 072.823597.
Khách sạn có 1 nhà hàng và 8 phòng nghỉ.
Công ty Du lịch lữ hành nội địa ATC:
Địa chỉ: 85 Quốc lộ 1, phường 5, thị xã Tân An.
Điện thoại: 072.829336.
Điện thoại: 072.850216.
Khách sạn có 1 nhà hàng và 20 phòng nghỉ.
IB. Tx.Tân An – Trung Lương ( 18 Km )
Tỉnh TIỀN GIANG :
* Lịch sử hình thành và phát triển.
Nằm ở Hạ lưu sông Tiền (một nhánh lớn của sông Cửu Long), tỉnh Tiền Giang có quá trình hình
thành và phát triển về địa chất tương tự như khu vực Nam bộ, với 3 thời kỳ chính: Paleozoi
muộn (Cổ sinh muộn), Mesozoi (Trung sinh) và Kainozoi (Tân sinh).
Vào cuối Kainozoi, do hoạt động Tân kiến tạo, vỏ đất ở khu vực bị nứt nẻ ở nhiều nơi, sụt lún
làm chênh lệch các lớp đá. Hậu quả của chuyển động này là hai khối được nâng lên. Ở Việt
Nam, có khối nâng Nam Trung bộ. Ở Campuchia, có khối nâng Đông Campuchia. Giữa hai khối
nâng là khối sụt, gồm những trũng rộng lớn. Sông Cửu Long và những phụ lưu của nó chảy qua
đây, mang theo các vật liệu bùn, sét, cát lấp đầy các trũng để hoàn thành lớp trầm tích Plio-
Pleistoxen cách nay khoảng 700.000 năm.(1)
Sau đó diễn ra các giai đoạn biển tiến và biển lùi. Cách ngày nay khoảng 6.000 năm, có đợt biển
tiến, làm cô lập các giồng cao. Di tích còn lại là giồng Tân Hiệp (huyện Châu Thành).(2)
Cách nay khoảng 5.000 năm có hiện tượng biển lùi. Mực nước biển rút dần. Trong khoảng 4.000
năm đến 2.700 năm cách ngày nay, dao động biển khá rõ rệt, các cồn cát duyên hải lộ hẳn ra
khỏi mặt nước, các thảm thực vật khá đa dạng và thế giới động vật giàu lượng loại. Do tác động
của sóng và dòng hải lưu, các đống sò điệp tụ lại các cồn mới nổi lên. Khảo cổ học đã phát hiện
tại huyện Cai Lậy các vỉa sò điệp, dấu vết của bờ biển xưa. (3)
Từ khoảng 2.700 năm trước, vùng Tiền Giang đi vào thế ổn định.Vào khoảng trước hoặc đầu
Công Nguyên (trên dưới 2.000 năm trước), những người đầu tiên đã đến vùng châu thổ sông

Cửu Long, trong đó có Tiền Giang để sinh sống.
Đây là các tộc người Indonésien, người Nam Á hải đảo, thuộc vùng châu Á gió mùa, có cùng
nguồn gốc với một số tộc người ở Tây Nguyên - Việt Nam.(3)
Địa bàn cư trú chính của họ là vùng châu thổ sông Cửu Long, gồm một phần của miền Đông
Nam bộ, một phần nhỏ Nam Campuchia, vùng đất ven vịnh Thái Lan và phía bắc bán đảo Mã
Lai. Họ lập nên nhà nước cổ đại đầu tiên ở Đông Nam Á đất liền, đó là vương quốc Phù Nam.(4)
Tỉnh Tiền Giang vào những thế kỷ đầu Công Nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Định chế
chính trị ban đầu của Phù Nam còn mang nhiều tính chất thị tộc. Triều đại thứ nhất theo truyền
thuyết là sự kết hợp giữa hai thị tộc: Mặt trăng của Liễu Diệp và Mặt trời của Hỗn Điền. Dần dần
xã hội có sự phân cực giữa các tầng lớp nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Tầng lớp tăng
lữ là chỗ dựa của triều đình Phù Nam(5). Theo Lương Thư, tộc người Phù Nam nguyên là “sống
trần truồng, xăm mình, tóc buông xuống lưng, không biết đến y phục, cả(6) trên lẫn phía dưới”.
Cho đến đầu thế kỷ thứ III “họ vẫn trần truồng” trừ phụ nữ đã biết mặc áo đơn sơ, làm bằng một
tấm vải có lỗ để chui đầu. Về sau, “đàn ông đóng khố, con nhà quyền quý làm khố bằng gấm”.
Khi thiết triều, vua ngồi nghiêng một bên “chân phải co lên, chân trái buông xuống đất”.
Người Phù Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo, hai tôn giáo được truyền bá dưới
dạng tín ngưỡng dân gian và trong hình thức định chế hóa (đền thờ, stupa, cung đình…).
Xã hội Phù Nam có các tầng lớp nông dân, thợ thủ công, thương nhân và giới tăng lữ(7)
Người Phù Nam có chữ viết. Các minh văn ở Gò Xoài (ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức
Hòa, tỉnh Long An) và minh văn ở Gò Thành (xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền
Giang) cho thấy minh văn được viết bằng ngôn ngữ Pali lai (Hybrid-Pali), có dấu vết Sanskrit và
bằng một thứ văn tự Deccan (Nam Ấn).(8)
Phù Nam được coi là cường quốc thương nghiệp. Từ giữa thế kỷ thứ III, Phù Nam khống chế
nền thương nghiệp hàng hải ở Đông Nam Á và bành trướng lãnh thổ, đem quân đi chinh phục
hơn “10 vương quốc” làm phiên thuộc, trong đó có Lâm Ấp. (9)
Nền thương nghiệp phát triển và sự bành trướng nhanh chóng về lãnh thổ của Phù Nam đã dẫn
đến việc các tiểu vương ở xa dựa vào các thương nhân giàu có để củng cố thế lực tạo ra nạn cát
cứ, khiến cho Phù Nam bước vào thời kỳ suy thoái từ giữa thế kỷ thứ VI, hoàn toàn sụp đổ vào
khoảng thế kỷ thứ VII. Vùng châu thổ sông Cửu Long thuộc Phù Nam khi đó trở nên hoang vu.
Người Chân Lạp trước sự bành trướng của đế quốc Khmer đã đến vùng Tiền Giang, vùng rìa

của Thủy Chân Lạp, gần như hoang vu, dân cư rất thưa thớt.(10)
Một số di tích của người Phù Nam tại Tiền Giang được người Khmer sử dụng, nhưng hầu hết bị
phá bỏ. Có lẽ do chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai vương quốc ở giai đoạn Phù Nam
suy tàn, người Chân Lạp đã phá bỏ các vết tích văn hóa của người Phù Nam, vì thế nhiều kiến
trúc lớn đã hoàn toàn sụp đổ.
Do dân số quá ít, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lại sống trên một vùng đất khắc nghiệt “dưới sông
sấu lội, trên rừng cọp đua”, người Chân Lạp chưa tạo được dấu ấn văn hóa đậm nét trên vùng
đất ở phía Bắc sông Tiền.
Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp(11). Để chấm dứt việc thuần phục nước
Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm qua
cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn(12)
Nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp. Trong lúc châu thổ
sông Cửu Long gần như hoang vu, Batom Reachea cho người Việt định cư, được quyền sở hữu
đất đai mà người Việt khai phá.
Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt, từ miền Trung và miền Bắc, trong đó phần lớn
là từ vùng Ngũ Quảng, đến khai hoang và định cư.
Lịch sử vùng Tiền Giang của 16 thế kỷ sau Công Nguyên vẫn còn ẩn giấu trong lòng đất Tiền
Giang. Những cố gắng của ngành khảo cổ học trong việc khảo sát, khai quật một số di tích khảo
cổ trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX, mới cung cấp được một số tư liệu quí, nhưng còn ít ỏi
về các nền văn hóa cổ tại Tiền Giang.
* Tổng quan du lịch tỉnh Tiền Giang.
Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn
331.500 lượt. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và
sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích
lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương
Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm
du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn
Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công.
Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm
bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Điện lưới quốc gia đến toàn bộ trung tâm

các xã, phường, thị trấn. Lượng nước sạch cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt đạt
55.000m3/ngày đêm cho các khu đô thị và nhiều vùng nông thôn. Mạng lưới giao thông đường
bộ khá hoàn chỉnh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền, chiều dài 120km
chảy ngang qua tỉnh về phía Nam và 30km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tiền
Giang trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công
Đông đến Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 40km
IC. Trung Lương – TT.Cai Lậy ( 25 Km )
Thành phố MỸ THO :
* Lịch sử hình thành và phát triển.
Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ tướng Chính phủ
công nhận vào ngày 07 tháng 10 năm 2005), là đô thị tỉnh lỵ, nằm ở bờ bắc hạ lưu sông Tiền.
Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông
Tiền và tỉnh Bến Tre, có diện tích tự nhiên 49,98 km2, trong đó phần diện tích nội thị là 9,17 km2.
Dân số thường trú và tạm trú khoảng 215.000 người, có 15 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11
phường và 04 xã).
Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm. Từ năm 1623 - một bộ phận người Việt từ
Miền Bắc và Miền Trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo Định (Phường 2, 3, 8 và xã Mỹ
Phong, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, hiện nay còn di tích lưu lại), chủ yếu sống bằng nghề nông
và buôn bán. Vào cuối thế kỷ 17, Nam Bộ có hai trung tâm mua bán lớn là Mỹ Tho và Biên Hòa.
Thế mạnh của phố chợ Mỹ Tho là mua bán, đặc biệt là hàng nông thủy sản rất dồi dào, chiếm ưu
thế cả vùng. Từ đó đến nay, Mỹ Tho đã không ngừng phát triển, mặc dù đã trải qua biết bao
thăng trầm của lịch sử, nhất là đối với ngành thương mại, đã hơn 300 năm giữ vai trò chợ đầu
mối điều phối hàng hóa cho các nơi trong tỉnh cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long với
thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chiến tranh, để bảo đảm cho sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương với chiến trường trọng
điểm Mỹ Tho ngày càng ác liệt, theo đề nghị của Khu 8, năm 1967 - Trung ương Cục Miền Nam
đã chuẩn y nâng thị xã Mỹ Tho lên cấp thành phố ngang với cấp tỉnh và trực thuộc Khu 8. Về
phía địch, Mỹ Tho cũng là thành phố.
Từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ của tỉnh

Tiền Giang (được nhập lại từ tỉnh Mỹ Tho - tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho).
Do có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, sau ngày giải phóng, Nhà nước đã
quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng cho nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Mỹ
Tho.
Ngày nay thành phố Mỹ Tho là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh
Tiền Giang, là một trong những đô thị đặc trưng vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
* Tổng quan du lịch Tp Mỹ Tho.
Do vị trí hết sức thuận lợi về giao thông thủy - bộ, nằm gần thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ
về các tỉnh Miền Tây, từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ
và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy các vùng của tỉnh và khu vực phát triển.
Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng
36,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 47,5% và nông, ngư nghiệp chiếm 15,6% (số liệu năm 2004),
trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng 20% với đoàn tàu đánh bắt 400 phương tiện, được trang bị
khá hiện đại các thiết bị đánh bắt và phục vụ đánh bắt.
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1995 đến nay trên 10%; giá trị công
nghiệp xây dựng trên địa bàn đến năm 2006 khoảng 1.000 tỷ đồng, thu ngân sách 150 tỷ đồng,
đầu tư xây dựng trên 110 tỷ đồng.
Thành phố có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch xanh
miệt vườn, sông nước. Số lượng khách tham quan du lịch hàng năm đều tăng (năm 2001:
350.000 khách, năm 2002: 400.000 khách đến tham quan du lịch thành phố Mỹ Tho).
Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu
Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi
vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra
biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là
những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của thành phố.
Thành phố Mỹ Tho có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử đấu tranh cách mạng hết sức vẻ
vang, là đơn vị được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Thành phố có trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu là một trong những

trường trung học lớn nhất và sớm nhất Nam bộ, là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước suốt
hơn 120 năm qua. Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều trường đào tạo văn hóa, nghiệp
vụ của trung ương và tỉnh. Trong suốt 30 năm qua, Mỹ Tho luôn là lá cờ đầu của tỉnh về phát
triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - thể dục thể thao.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang, sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của
Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang thành phố, nên Mỹ Tho đã hoàn thành cơ bản nội dung
các tiêu chí của đô thị loại II mà Chính phủ quy định, và ngày 07 tháng 10 năm 2005 đã được
Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II. Được tỉnh hỗ trợ đầu tư về vốn cho yêu cầu xây
dựng cơ sở hạ tầng nên bộ mặt đô thị Mỹ Tho đã có thay đổi phát triển khang trang hơn: hệ
thống đường giao thông nội thị, ngoại thành, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, cấp nước được
nâng cấp; vệ sinh môi trường được chú ý hơn; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được
cải thiện so với trước đây.
Việc xây dựng thành phố lên đô thị loại II nhằm để củng cố vị trí trung tâm của tỉnh, hỗ trợ cho
các vùng trong tỉnh và phụ cận, phát huy hết tiềm năng của thành phố đóng góp cho tỉnh, cho
vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đồng thời việc phát triển thành phố lên đô thị loại II
nhằm để thực hiện tốt Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết đại hội VIII của Đảng bộ thành phố;
đáp ứng nguyện vọng thiết tha của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố, với mong
muốn thành phố Mỹ Tho ngày càng văn minh, hiện đại hơn.
* Tuyến điểm du lịch.
Chương trình tham quan
+ Tham quan chùa Vĩnh Tràng.
+ Tham quan trại rắn Ðồng Tâm.
+ Du thuyền trên sông Tiền, tham quan chợ nổi cảng cá.
+ Tham quan 1 trong 3 điểm sau :
- Khu Du Lịch Thới Sơn : Tham quan vườn hoa kiểng, vườn trái cây, lò nấu rượu, nhà dân,
thưởng thức trái cây, uống trà và rượu mật ong, kẹo, mứt dừa . nghe ca nhạc tài tử. Ði đò chèo
trong rạch nhỏ.
- Cồn Phụng : Tham quan khu di tích Ðạo Dừa và khu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Về khu
du lịch Thới Sơn 3 tham quan nhà dân, vườn cây ăn trái và thưởng thức trái cây.

- Thới Sơn 4 : Tham quan vườn trái cây, nhà dân, nghe ca nhạc tài tử, thưởng thức trái cây, đi
đò chèo trong rạch nhỏ.
- Khách có thể đặt ăn tại Nhà hàng Thới Sơn hoặc Nhà hàng Trung Lương với những món ăn
đặc sản Việt Nam.
Khu di tích lịch sử Ấp Bắc
Khu di tích lịch sử quốc gia Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú (huyện Cai Lậy-Tiền Giang) cách trung tâm
huyện lỵ 10 km về hướng đông. Tại đây, bia kỷ niệm có ghi: Chiến thắng Ấp Bắc ngày
02/01/1963 đã đánh bại các chiến thuật: bủa lưới, phóng lao, trực thăng vận và thiết xa vận mà
đế quốc Mỹ cho là tân kỳ. Chiến thắng Ấp Bắc nói lên đầy đủ ý chí quật cường của dân tộc Việt
Nam; sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân; là tiếng chuông báo hiệu sụp đổ của chế độ
Ngô Đình Diệm cùng chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.
Từ trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Tân Phú đến khu di tích chừng 500 m. Chính tại nơi đây hơn 40
năm về trước, đã diễn ra trận đánh ác liệt, dồn dập, đi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Đống Đa
hay Chi Lăng. Khu di tích là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên chừng 2 ha bao gồm:
tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép, xe bọc thép, máy bay lên thẳng những chiến lợi phẩm sau trận
đánh, pháo 105 ly, mộ 3 chiến sĩ gang thép, nhà quản trang, xen kẻ trong khu vườn hoa lúc nào
cũng khoe sắc và toả hương thơm ngát. Cạnh vườn hoa là những ao nhỏ, bên dưới trồng hoa
súng đỏ. Từng đàn cá rô phi, điêu hồng vô tư lội tung tăng dưới làn nước trong vắt. Du khách có
thể ngồi trên những chiếc băng đá phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh vật nơi đây. Có lẽ ấn tượng
nhất trong khuôn viên này là tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép cao sừng sửng, nặng 18 tấn:
người cầm súng, người cầm thủ pháo hiên ngang đứng trên xe tăng địch, làm cho ta phảng phất
hình ảnh của những chiến sĩ cầm cờ Tổ quốc trên nóc hầm tướng De Castrie ở trận Điện Biên
Phủ năm nào.
Tác giả là nhà điêu khắc Nguyễn Hải, do cơ sở đúc đồng Phương Nam(Thủ Đức - TPHCM) thực
hiện, khánh thành nhân kỷ niệm 35 năm chiến thắng Ấp Bắc. Hình ảnh uy nghi của các anh như
đưa chúng tôi trở về cảnh súng nổ, bom rền hơn 40 năm về trước.
Sáng sớm ngày 02/01/1963, khi Tỉnh Uỷ đang họp tại xã Hưng Thạnh(thuộc huyện Tân Phước
Tiền Giang ngày nay) thì được tin địch mở cuộc càn quét do Bộ Tư lệnh sư đoàn 7 và chiến
đoàn bảo an thuộc tiểu khu Định Tường đảm trách. Cuộc càn quét diển ra trong phạm vi xã Tân
Phú(thuộc vùng giải phóng liên hoàn nối liền hai huyện Cai Lậy Châu Thành, tiếp giáp vùng căn

cứ của tỉnh) để vây diệt trung đội địa phương của ta mà chúng phát hiện đang trú quân tại đó.
Điểm cụ thể mà chúng đổ quân bao vây diệt lực lượng ta là Ấp Bắc. Lực lượng của ta chỉ có đại
đội 1 tiểu đoàn 514 và đại đội 1 tiểu đoàn 261. Năm giờ sáng ngày 2/1/1963, tiểu đoàn A của
địch chia làm 2 cánh tiến vào Ấp Bắc bị ta chặn đánh buộc chúng phải gọi tăng viện. Cùng thời
gian này, trận địa công binh của ta dùng thủy lôi đánh chìm một tàu tại Vàm kinh 3 và bắn hỏng 2
chiếc khác. Đến 9g30 bọn chúng đã cho trực thăng đổ bộ xuống Ấp Bắc. Dưới sự chỉ huy của đại
đội trưởng Bảy Đen, đại liên ta được lệnh nổ súng vào đội hình địch. Số chết, số bị thương, số
còn lại chạy tán loạn. Địch tiếp tục tăng quân tấn công vào đội hình đại đội I/514. Đợi địch tới
gần, toàn đại đội nổ súng diệt hơn 50 tên, số sống sót tháo chạy trở lại. Đến 13g30, tiểu đoàn B
và xe M113 của địch mở đợt tiến công vào đội hình đại đội I/261. Tình hình lúc này khá gay go,
ba xe M113 và một tốp bộ binh tiến tới sát công sự. Do địa hình lồi lõm nên hoả lực của ta chi
viện không kết quả. Trận địa có nguy cơ bị địch chọc thủng. Anh Nguyễn Văn Đừng, một tiểu đội
trưởng của đại đội I/261, cùng hai bạn chiến đấu bí mật bò cặp bờ ranh rồi cả 3 áp sát vào ngôi
mộ cổ.
Anh Đỗ Xuân Chinh người phụ trách khu di tích chỉ vào ngôi mộ cổ chằng chịt vết đạn, phía dưới
chân tượng đồng, kể: Theo những cụ cao niên ta kể lại thì đây là ngôi mộ của một bà Cả. Ba
chiến sĩ Nguyễn Văn Đừng, Đỗ Văn Trạch và Hùng (không biết họ) đã nấp ở ngôi mộ này cầm
cự suốt, không cho địch tiến vào trận địa rồi bất ngờ nhảy lên xe M113 ném thủ pháo phá huỷ 1
xe, diệt 5 tên địch trên xe, 2 xe còn lại hốt hoảng tháo chạy trở ra. Khi 3 đồng chí quay về công
sự thì bị địch chặn đánh và đã hy sinh anh dũng. Nhân dân đặt cho tổ cái tên trìu mến và đầy tự
hào Tổ gang thép Nguyễn Văn Đừng, riêng 3 chiến sĩ ấy tôn vinh Ba chiến sĩ gang thép.
Địch tiếp tục tăng quân tiến công nhiều đợt nữa và dùng máy bay L19 bay trên trận địa gọi ta ra
hàng. Đích thân tên Cao Văn Viên, tư lệnh lữ đoàn dù, ngồi trên trực thăng quan sát cuộc tiến
công. Tiều đoàn dù được 16 chiếc Dacota thả xuống trận địa đại đội I/514. Đợi địch xuống thật
gần, toàn đại đội nổ súng, một số tên bị diệt ngay trên không. Ta, địch xen kẻ cách nhau từng bờ
mương, liếp chuối. Bọn lính dù đứa bị mắc lủng lẳng trên ngọn cây, đứa bị kẹt trên mái nhà bị
nhân dân ta phát hiện báo cho chiến sĩ ta tiêu diệt. Đến 20 giờ, địch tổ chức thêm một đợt tiến
công nữa nhưng cũng bị ta đẩy lùi.
Rời khu vực tượng đài, anh Chinh dẫn chúng tôi đến khu mộ 3 chiến sĩ gang thép. Ba ngôi mộ
nằm song song nhau, phía trên lúc nào cũng nghi ngút khói hương của khách tham quan, các

anh đều được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Sát ngôi mộ là bảng thành
tích của trận đánh Ấp Bắc: 450 tên ngụy quân Sài Gòn chết và bị thương, 3 cố vấn Mỹ chết và 4
tên khác bị thương, 8 máy bay trục thăng bị bắn hạ, 3 xe lội nước M113 bị cháy, 1 tàu chiến bị
đánh chìm. Về thăm Ấp Bắc, nguyên chỉ huy phó Bộ Chỉ huy quân sự TP.HCM Trần Xuân Trí đã
xúc động viết nên những vầng thơ, trong đó có đoạn:
Những Ấp Bắc, Củ Chi, Bến Cát
Địa danh này được Bác biểu dương.
Đã rộn ràng những bài ca, câu hát
Tên tuổi anh cả nước biểu dương.
Từ khi khu di tích được khánh thành đến nay đã đón hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài
nước đến tham quan, tìm hiểu. Đây cũng là nơi giáo dục cho học sinh trong tỉnh về truyền thống
đấu tranh bất khuất của tổ tiên trong sự nghiệp giữ nước. Rời khu di tích, nhìn hai bên đường,
chúng tôi không khỏi vui mừng trước những cánh đồng lúa trĩu hạt, những rẫy dưa chi chít quả
căng tròn. Lác đác trên cánh đồng, nhiều mô hình bằng xi -măng xác máy bay, xe M113 bốc
cháy. Tất cả như minh chứng cho một sức sống mới trên mảnh đất anh hùng.
* Lễ hội và ẩm thực.
HỦ TÍU MỸ THO
Hủ tíu là món ăn quen thuộc của người Hoa, du nhập vào đất Mỹ Tho từ hàng trăm năm nay.
Nhưng được "Mỹ Tho hóa" theo cách riêng, trở thành món ăn ngon có tiếng của địa phương.
Hủ tíu Mỹ Tho làm bằng bánh bột gạo chan nước súp (nấu bằng xương hầm, khô mực nướng,
tôm khô cùng một số gia vị đặc trưng) bên trên mặt bày miếng sườn non, con tôm bổ đôi cùng
với thịt và lòng, ăn với nước tương và rau giá.
Dân bán hủ tíu Mỹ Tho có lối tiếp thị khá độc chiêu. Họ thường bày thùng nước lèo ngay trước
cửa hàng để mỗi khi giở nắp chan, hương thơm ngào ngạt sẽ rủ rê người qua lại. Theo những
người cố cựu, hủ tíu Mỹ Tho ngon nhất thường làm bằng gạo Gò Cát, trong và chắc hạt (thuộc
xã Mỹ Phong - ngoại thành Mỹ Tho) nên cọng bánh hơi dai, khi trụn sơ nước sôi, rưới một ít mỡ
hành trông rất bắt mắt.
* Cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
Khách sạn Chương Dương
Ðến với Khách sạn Chương Dương quí khách sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh sinh

động , nhộn nhịp của những chiếc ngư thuyền qua lại trên dòng sông Tiền.
Địa chỉ: Số 10, Đường 30/4,Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
Tel: (073) 870875/ 870876
Fax: (073) 874250
Giá phòng: 28$ - 38$
Khách sạn Hồng Phúc
Nhà hàng khách sạn Hồng Phúc diện tích trên 8000 mét vuông, có sân vườn, có khung cảnh
thoáng mát được trang trí hoa kiểng và hòn non bộ đẹp.
Địa chỉ: 246/8 Ấp Bắc, P5, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang.
Tel: (073) 876260/ 872548
Fax: (073) 874532
Giá phòng: 10$ - 12$
Khách sạn Sông Tiền
Địa chỉ: 101 Trưng Trắc, P.1, Mỹ Tho, Tiền Giang.
Tel: (073) 872009
Fax: (073) 884745
Giá phòng: 10$ - 18$.
Khách sạn Hướng Dương
Địa chỉ: 33, Trưng Trắc, P.1, Mỹ Tho, Tiền Giang.

×