Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.3 KB, 15 trang )

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội


Nguyễn Thị Cẩm Thúy


Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Chi
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Hà Nội.
Đưa ra một số kinh nghiệm thị trường du lịch ở một số tỉnh, thành trong nước. Phân
tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những nội lực, ngoại lực để phát triển
thị trường du lịch Hà Nội. Làm rõ thực trạng du lịch Hà Nội trong những năm gần
đây. Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thị trường du lịch
Hà Nội. Đề xuất các giải pháp và các định hướng cơ bản nhằm phát triển thị trường
du lịch Hà Nội đến năm 2020.

Keywords. Kinh tế chính trị; Du lịch; Hà Nội

Content
Mở đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của con người ngày càng được
nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Khi nhu cầu về vật chất tương đối được thoả mãn thì nhu cầu
về tinh thần cũng được đề cao. Một trong những nhu cầu đó là đi du lịch. Do vậy, du lịch đã, đang
và sẽ là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Thị trường du lịch Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng trưởng
nhanh chóng, tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phong phú, vị trí địa lý thuận lợi đã góp phần
cho ngành du lịch phát triển, đem lại lợi nhuận cao trong nền kinh tế.


Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, văn hoá và du lịch quan trọng của
Việt Nam, là nơi được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh thắng, là một trong những nơi thu hút
khách quốc tế lớn nhất Việt Nam. Quy mô của Hà Nội được mở rộng đã hình thành nên một thị
trường du lịch nội địa hấp dẫn.
Tuy nhiên, là thị trường mới phát triển, thị trường du lịch Hà Nội hiện không tránh khỏi những
hạn chế. Do vậy, lượng khách du lịch tới Hà Nội trong thời gian qua chưa thực sự tương xứng với
tiềm năng to lớn của thủ đô.
Những mặt hạn chế đó cần sớm có giải pháp khắc phục để phát triển thị trường du lịch Hà
Nội theo đúng định hướng XHCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ mục
đích đó, việc đánh giá thực trạng của thị trường du lịch ở Hà Nội trong thời gian qua và tìm ra
giải pháp thích hợp để phát triển thị trường này trong thời gian tới là việc làm cần thiết, có ý
nghĩa thiết thực và mang tính ứng dụng cao. Vì vậy, đề tài “Phát triển thị trường du lịch
Hà Nội” được tác giả lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp.
Đây là vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, cung cấp một số luận cứ khoa học
về du lịch cũng như thực trạng phát triển thi trường du lịch thủ đô với những mặt mạnh và
yếu của nó cho các nhà quản lý và những người quan tâm.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thị trường du lịch, những nhân tố thúc đẩy và cản trở sự phát triển thị
trường du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường du lịch Hà Nội (giai đoạn 2008-2010)
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường du lịch Hà Nội.
Chương 1: thị trường du lịch, những nhân tố thúc đẩy và cản trở sự phát triển của
thị trường du lịch.
1.1. Một số nhận thức chung về thị trường du lịch:
1.1.1. Quan niệm về thị trường du lịch
Lý thuyết du lịch lần đầu tiên được đưa ra do các giáo sư người Thuỵ sỹ là Hunziker và
Krapf “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu
trú tạm thời của các cá nhân tại nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc của họ”

Điều 4, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, thuật ngữ “Du lịch” được giải thích: “Du lịch là

các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

Qua nghiên cứu một số quan niệm về du lịch có thể rút ra điểm chung nhất: Du lịch là một
phạm trù phản ánh hoạt động của con người rời khỏi nơi lưu trú thường xuyên không nhằm mục
đích sản xuất mà nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần thông qua các hoạt động tham
quan, nghỉ dưỡng, giải trí...
1.1.2. Thị trường du lịch và những đặc trưng của thị trường du lịch
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại thị trường du lịch
- Khái niệm thị trường du lịch.
“Thị trường du lịch là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa người với người
trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ du lịch dưới tác động của các quy luật
thị trường”
Thị trường du lịch có các chức năng cơ bản sau:
Chức năng thực hiện.
Chức năng điều tiết.
Chức năng thông tin.
- Phân loại thị trường du lịch.
+ Căn cứ vào vị trí địa lý và biên giới lãnh thổ, thị trường du lịch chia làm hai loại là thị trường
du lịch quốc gia và thị trường du lịch quốc tế
+ Căn cứ vào đặc điểm không gian của cung và cầu có thể chia thành thị trường nhận
khách và thị trường gửi khách.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng, thị trường du lịch được phân thành hai loại là thị trư-
ờng du lịch thực tế và thị trường du lịch tiềm năng.
+ Căn cứ vào tính thời vụ trên thị trường du lịch có thị trường du lịch thời vụ và thị
trường du lịch quanh năm.
+ Căn cứ vào đặc thù của hàng hoá dịch vụ du lịch có thể chia thành các loại thị trường
du lịch như: Du lịch khách sạn, du lịch văn hoá, du lịch thiên nhiên, du lịch Motel, du lịch
Bungalow, du lịch camping, du lịch nhà trọ thanh niên, làng du lịch...
+ Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch có các loại thị trường: Du lịch miền biển, du

lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê...
+ Căn cứ vào phương tiện giao thông có các loại hình: Du lịch đi bộ, du lịch xe đạp, du lịch ô tô,
du lịch tàu hoả, du lịch tàu thuỷ, du lịch máy bay...
1.1.2.2. Đặc trưng của thị trường du lịch
Thị trường du lịch có tính độc lập tương đối được thể hiện ở một số đặc trưng cơ bản sau:
- Thị trường du lịch gắn liền với khách du lịch.
- Trên thị trường du lịch về cơ bản không có sự dịch chuyển khối lượng hàng hoá.
- Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ nét.
- Thị trường du lịch hình thành ở cả nơi khách đến và nơi xuất phát của du khách.
- Đối tượng trao đổi chủ yếu trên thị trường du lịch là dịch vụ, hàng hoá chiếm tỷ trọng
nhỏ.
- Cung, cầu trên thị trường du lịch có sự tách biệt cả về không gian và thời gian.
- Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài hơn so với trao đổi hàng hoá
thông thường.
1.1.3. Các yếu tố cơ bản của thị trường du lịch
1.1.3.1. Cung trên thị trường du lịch
Cung du lịch là toàn bộ các hàng hoá, dịch vụ du lịch được người bán đưa ra thị trường
nhằm thoả mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch trong một thời gian nhất
định.
Phần lớn những đặc điểm của cung du lịch trên thị trường du lịch đều bắt nguồn từ những đặc
điểm của cầu du lịch và thể hiện ở những mặt sau:
Cung chủ yếu không ở dạng hiện vật mà thông qua các dịch vụ.
Cung chủ yếu không có tính mềm dẻo cao.
Tính độc lập trong hoạt động và sự phụ thuộc lấn nhau tạo thành sản phẩm chung của các
thành phần trong cung du lịch.
Cung du lịch hạn chế về số lượng và thường được tổ chức một cách thống nhất trên thị
trường.
Cung trên thị trường du lịch có tính chuyên môn hoá cao.
1.1.3.2. Cầu trên thị trường du lịch
Cầu du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về dịch vụ hàng hoá, đảm

bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích
du lịch. Đây là tổng số lượng sản phẩm du lịch mà du khách có khả năng và sẵn sàng mua với
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Đặc điểm của cầu du lịch xuất phát từ đặc thù của sản phẩm du lịch trên thị trường, thể
hiện ở những điểm sau:
Cầu du lịch rất phức tạp và đa dạng, nhưng chủ yếu là cầu dịch vụ.
Tính tổng hợp của cầu. Cầu du lịch có thể khái quát là tổng hợp tất cả nhu cầu hàng ngày cộng thêm
nhu cầu phát sinh nhằm thoả mãn động cơ đi du lịch.
Cầu du lịch có tính linh hoạt cao.
Cầu du lịch mang tính chu kỳ. Bởi lẽ cầu về du lịch được quy định bởi mối quan hệ với thời gian rỗi
của con người.
Cầu du lịch phân tán rộng khắp và cách xa nguồn cung về không gian.
Tính thời vụ của cầu. Cầu du lịch thay đổi rất lớn theo các mùa trong năm.
1.1.3.3. Quan hệ cung cầu, giá cả và cạnh tranh trên thị trường du lịch
- Quan hệ cung- cầu và giá cả
Thông thường sự hình thành cầu và khối lượng cầu tỷ lệ nghịch với sự biến đổi của giá cả
hàng hoá và dịch vụ du lịch. Nếu giá cả hàng hoá tăng lên thì khối lượng cầu trong du lịch
giảm xuống, nơi nào giá cả hàng hoá du lịch thấp thì cầu du lịch nơi đó sẽ tăng lên.
- Cạnh tranh trên thị trường du lịch
Cạnh tranh trên thị trường du lịch do nhiều nhân tố quy định làm cho giá cả trên thị
trường du lịch lúc lên, lúc xuống. Tuy nhiên dưới sự tác động và điều tiết của các quy luật
của thị trường, những trạng thái cạnh tranh này sẽ dần được điều chỉnh về mức cân bằng
nhưng ngay sau đó sẽ lại phá vỡ thế cân bằng đó.
1.1.3.4. Môi trường thể chế cho thị trường du lịch
Trong điều kiện hiện nay, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đảm bảo tính
định hướng XHCN, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và dân cư.
Nhân tố chính trị hoà bình.

Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng.
Quá trình toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức.
1.2.1. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thị trường du lịch
1.2.1.1. Nhân tố xã hội.
- Các nhân tố có liên quan đến nhân khẩu học
- Thời gian rỗi của người dân
- Mức sống về vật chất
- Trình độ văn hoá
- Các nhân tố liên quan đến chính trị
- Các nhân tố khác: Tình hình phát triển kinh tế của đất nước; điều kiện phát triển về giao
thông vận tải…
1.2.1.2. Tài nguyên du lịch.
- Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên nhân văn
- Các nhân tố về khoa học công nghệ
- Những thay đổi về phương thức kinh doanh
- Vấn đề an toàn và sức khỏe khi đi du lịch
- Vấn đề môi trường và phát triển bền vững
1.2.1.3. Yếu tố sẵn sàng phục khách du lịch.
- Điều kiện về tổ chức:
Sự quản lý của nhà nước về du lịch, ban hành các văn bản pháp luật, các cơ chế chính
sách, cơ chế quản lý trong lĩnh vực du lịch, tạo lập môi trường du lịch …
- Điều kiện về kỹ thuật:
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội
- Điều kiện về kinh tế:
Đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, vì du lịch
phải luôn chú trọng về phương diện tiện nghi, giá cả, chất lượng phục vụ….
1.2.2. Những nhân tố cản trở sự phát triển thị trường du lịch
- Về hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, các thủ tục hành

chính…
- Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm cho các dịch vụ phục vụ nhu cầu của
du khách bị ảnh hưởng.
- Về ô nhiễm môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch hiện nay là một
nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển du lịch.
- Các nhân tố khác: chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, giá cả, tệ nạn xã hội,
chất lượng dịch vụ, công tác quảng bá du lịch… cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát
triển du lịch.
1.3. Kinh nghiệm thị trường du lịch một số Tỉnh, Thành
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch của một số Tỉnh, Thành phố trong
nước.
1.3.1.1. Thị trường du lịch Đà Nẵng
Năm 2010 được xem là năm khá thành công của du lịch Đà Nẵng, do tập trung đẩy mạnh kích
cầu, khai thác tối đa thị trường khách nội địa thay vì quá trú trọng vào thị trường khách quốc tế vốn
sụt giảm nghiêm trọng. Ngành du lịch Đà Nẵng đã tự làm mới mình bằng nỗ lực xây dựng hình
thành được nhóm sản phẩm, thương hiệu du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh cao nhằm khai thác
hiệu quả tiềm năng thị trường khách nội.
Cùng với các chương trình, chính sách giảm giá, khuyến mãi kích cầu du lịch thời gian
qua, việc Đà Nẵng mạnh dạn đột phá vào những hướng đi mới cho ngành du lịch đã mang lại
những kết quả lạc quan, hứa hẹn nhiều triển vọng tăng tốc bền vững trong tương lai.
1.3.1.2. Thị trường du lịch Quảng Ninh.
Có thể nói, năm 2010 là một năm ngành du lịch Quảng Ninh có nhiều bước tiến mới
trong tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch. Năm 2011 là năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm
2011- 2015, ngành du lịch Quảng Ninh đặt mục tiêu tổng quát là; thúc đẩy tăng trưởng du
lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch.
Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch và đẩy mạnh cải cách
hành chính, tạo môi trường thuận lợi đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường quảng bá xúc tiến và
hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Chú trọng phát triển
thị trường tiềm năng và thị trường mới. Xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện và văn
minh.

1.3.2. Những bài học vận dụng để phát triển thị trường du lịch Hà Nội
Nghiên cứu sự phát triển của thị trường du lịch Đà Nẵng và Quảng Ninh, có những bài
học kinh nghiệm có thể vận dụng vào phát triển thị trường du lịch Hà Nội.
- Phát huy vai trò quản lý nhà nước trên thị trường du lịch, đảm bảo phát triển thị
trường du lịch theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.
- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp trong
chiến lược phát triển của thị trường.
- Đẩy mạnh kích cầu, khai thác tối đa thị trường khách nội địa, đồng thời mở rộng
khai thác thị trường quốc tế.
- Xây dựng hình thành được nhóm sản phẩm, thương hiệu du lịch đặc trưng vốn có
của vùng..
- Hướng đến phát triển mạnh các nhóm sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử, du lịch
sinh thái, du lịch lễ hội...
- Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao trên
địa bàn.
- Giảm giá, khuyến mại.
- Thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững
Chương 2 : Thực trạng phát triển thị trường du lịch Hà Nội (giai đoạn 2008-2010).
2.1. Các nhân tố tác động đến thị trường du lịch Hà Nội.
2.1.1. Tài nguyên du lịch.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, một nơi có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, đặc biệt tài
nguyên thiên nhiên và nhân văn sẽ giúp cho Hà Nội có thể phát triển được thị trường du lịch manh
mẽ trong tương lai gần.
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Vị trí địa lý và địa hình.
Hà Nội có lợi thế về một số điều kiện tự nhiên và tài nguyên, lợi thế về phân bố địa hình, có
sông, nhiều hồ, đầm, công viên, cây xanh...
- Khí hậu, Thuỷ văn.
Hà Nội mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24
o

C, lượng
mưa trung bình 2300-2400mm; vùng núi cao có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18-20
o
C.
- Tài nguyên nước.
Trên địa bàn Hà Nội có hệ thống nước mặt và nước ngầm phân bố khắp địa bàn tạo nên
cảnh quan độc đáo, hấp dẫn khách du lịch, thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch.
- Tài nguyên sinh vật.
Hà Nội có tiềm năng về quỹ đất với cơ cấu thổ nhưỡng đa dạng, có nguồn tài nguyên sinh
vật phong phú, nhiều chủng loại, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, giáo dục bảo vệ
môi trường.
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
- Di tích lịch sử văn hoá.
Hà Nội là vùng đất cổ có nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Hà Nội còn có rất nhiều
điểm di tích lịch sử văn hoá khác có giá trị hấp dẫn du khách tham quan.
- Lễ hội truyền thống.
Hà Nội là nơi có nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng trong nước và quốc tế như: Lễ hội Phù
Đổng; Lễ hội Đống Đa; Lễ hội đền Cổ Loa; Hội chùa Hương; Hội hát chèo; Hội làng Đa Sỹ; Hội
Bãi Tự nhiên...
- Các điểm du lịch làng nghề.
Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề đã được ghi danh như: Làng hoa Ngọc Hà, nghề gỗ Liên
Trung Liên Hà, áo dài Phú Trạch, dệt lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái; làng Gốm Bát Tràng..
2.1.2. Dân cư và điều kiện kinh tế xã hội
Theo kết quả cuộc điều tra dõn số ngày 1 thỏng 4 năm 2009, dõn số Hà Nội là 6.451.909 người.
.
Hà Nội cú 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dự vậy, thành phố vẫn thiếu lao

×