Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.17 KB, 17 trang )

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết
định hình phạt trong trường hợp phạm tội có
tổ chức theo luật hình sự Việt Nam
Phí Thành Chung
Khoa Luật
Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40
Người hướng dẫn: GS.TS. Võ Khánh Vinh
Năm bảo vệ: 2010
Abstract. Trình bày một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt trong trường hợp
phạm tội có tổ chức. Phân tích thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm
tội có tổ chức. Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm tội có tổ chức.
Keywords. Luật hình sự; Hình phạt; Tội phạm; Pháp luật Việt Nam

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm. Vì vậy, các quy định về quyết định
hình phạt trong trường hợp đồng phạm cũng chính là các quy định về quyết định hình phạt
trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Ở nước ta, ngay từ khi chưa có Bộ luật hình sự
(BLHS), trong một số văn bản pháp luật cũng đã đề cập đến vấn đề quyết định hình phạt
trong trường hợp đồng phạm và phạm tội có tổ chức. Cho đến nay, trong cả hai BLHS, quyết
định hình phạt trong phạm tội có tổ chức được chính thức quy định tại Khoản 4 Điều 17
BLHS 1985 và được kế thừa tại Điều 53 BLHS 1999. Tuy nhiên, các quy định này của BLHS
chỉ quy định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm mà chưa chỉ ra các căn cứ đặc
thù được áp dụng để quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Mặt khác,
về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng quy định này còn tồn tại những quan điểm khác
nhau về các căn cứ quyết định hình phạt riêng áp dụng trong trường hợp đồng phạm nói
chung và phạm tội có tổ chức nói riêng. Trong thực tiễn xét xử, một số cơ quan điều tra, truy
tố, xét xử có sự nhầm lẫn phạm tội có tổ chức với các hình thức đồng phạm khác, khơng có
sự thống nhất trong các tiêu chí nhận dạng hình thức đồng phạm đặc biệt này. Điều này cũng


đã dẫn đến việc quyết định hình phạt khơng chính xác đối với người phạm tội. Hơn nữa, khi
các cơ quan tố tụng đã xác định đúng về trường hợp phạm tội có tổ chức thì lại có sự tranh
chấp trong việc đánh giá tính chất của đồng phạm có tổ chức, tính chất, mức độ tham gia của
từng người vào việc phạm tội. Về mặt lý luận, các quy định của bộ luật hình sự hiện hành về
phạm tội có tổ chức còn quá chung chung, các dấu hiệu chủ yếu mang tính định tính. Trong
khi đó, các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật cịn ít, tính cập nhật khơng cao. Vì vậy, việc
nghiên cứu một cách hệ thống về mặt lý luận chế định quyết định hình phạt trong trường hợp


phạm tội có tổ chức, trên cơ sở đó giải quyết những vướng mắc mà thực tiễn đặt ra, đề xuất
những phương án hoàn thiện pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có
tổ chức, đảm bảo sự nhận thức thống nhất trong thực thi pháp luật là vấn đề mang tính cấp
bách, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật về quyết định hình
phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, dưới góc độ pháp lý hình sự, một số nhà hình sự học đã nghiên cứu về chế
định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên, các cơng trình
này chủ yếu đề cập đến vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm và ở một
chừng mực nhất định có nghiên cứu về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp phạm
tội có tổ chức như là một trường hợp đặc biệt. Hiện nay, chưa có một cơng trình độc lập
nghiên cứu về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức với tư cách là một
chế định độc lập với những đặc điểm về quyết định hình phạt riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của đề tài là làm sáng tỏ về mặt lý luận một cách có hệ thống và tồn
diện về chế định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức để từ đó đóng
góp về mặt khoa học giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xây dựng và áp
dụng pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, nâng cao hiệu
quả điều chỉnh của chế định này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về

quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức theo Luật hình sự Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề pháp lý có liên quan tới quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm tội có tổ chức trong luật hình sự Việt Nam trong Bộ luật hình sự năm 1999
dưới góc độ luật hình sự, cả lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai
đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng
về Nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh,
diễn giải, suy diễn logic và phương pháp xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có
tổ chức
Chương 2:Thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp
phạm tội có tổ chức
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CĨ TỔ CHỨC
1.1. Phạm tội có tổ chức
1.1.1. Khái niệm phạm tội có tổ chức
Sau nhiều lần pháp điển hóa, tại Khoản 3 Điều 17 BLHS 1985 và Khoản 3 Điều 20
BLHS 1999 đều quy định: "phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt
chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm".


Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn chung chung, trừu tượng. Cụm từ "câu kết chặt chẽ"

được nhận định không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Hiện nay, xung quanh khái niệm phạm tội có tổ chức cịn có nhiều ý kiến khác nhau về
bản chất pháp lý của khái niệm này.
Theo chúng tôi, việc xác định những trường hợp phạm tội có tổ chức cần tránh hai xu
hướng là xác định quá rộng hoặc xác định quá hẹp về khái niệm này.
Vì vậy, căn cứ vào tinh thần của Nghị Quyết số 02/HĐTP ngày 16-11-1988 hướng dẫn
bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5-1-1986 giải thích về "sự câu kết" trong phạm tội có
tổ chức và sự phân tích ở trên, chúng tơi cho rằng: phạm tội có tổ chức là hình thức đồng
phạm đặc biệt. Trong hình thức đồng phạm này có sự phân cơng vai trò giữa người thực
hành và người cầm đầu, chỉ huy trong việc thực hiện tội phạm. Dấu hiệu phạm một tội nhiều
lần, phạm nhiều tội và sự câu kết lâu dài không phải là dấu hiệu bắt buộc của hình thức đồng
phạm này.
1.1.2. Phân biệt khái niệm "phạm tội có tổ chức" với một số khái niệm khác có liên
quan
"Phạm tội có tổ chức", "tổ chức tội phạm", "tội phạm có tổ chức", tội phạm có sử dụng
cụm từ "tổ chức" là những khái niệm khác nhau, có nội hàm giáp ranh với nhau nhưng không
đồng nhất với nhau.
Tổ chức tội phạm (tổ chức phạm tội)
Tổ chức tội phạm có những đặc trưng sau để phân biệt với hình thức đồng phạm có tổ
chức:
Thứ nhất, tổ chức tội phạm phải là một tổ chức được kết cấu chặt chẽ hoặc rất chặt chẽ, có sự
phân hóa vai trị, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các thành viên. So sánh với phạm tội có tổ
chức, thì phạm tội có tổ chức bao gồm cả trường hợp phân công vai trị, nhiệm vụ rõ ràng và cả
trường hợp khơng dứt khốt rõ ràng.
Thứ hai, tổ chức tội phạm có một cơ cấu ổn định về mặt tổ chức, luôn chịu sự điều hành
của một nhóm thủ lĩnh. Cịn phạm tội có tổ chức thì đặc trưng này thể hiện ở mức độ thấp
hơn.
Thứ ba, tổ chức tội phạm thường có hạ tầng cơ sở đảm bảo cho tổ chức tội phạm hoạt động
mang tính ổn định thường xuyên trên một địa bàn xác định. Đối với phạm tội có tổ chức, nội
dung này biểu hiện ở mức độ thấp.

Vì vậy, tổ chức tội phạm thực chất cũng là một hình thức đồng phạm có tổ chức nhưng
có cơ cấu tổ chức cao hơn, chặt chẽ, bền vững hơn so với phạm tội có tổ chức thơng thường.
Tội phạm có tổ chức
Hiện nay có ba cách tiếp cận cơ bản về khái niệm phạm tội có tổ chức. Đó là từ góc độ luật
hình sự, từ góc độ tội phạm học, từ góc độ tội phạm học và luật hình sự.
Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh với tội phạm có tổ chức, chúng tơi cho rằng tội phạm có
tổ chức là khái niệm được sử dụng trong cả hai lĩnh vực tội phạm học và luật hình sự. Từ góc
độ của luật hình sự, để xây dựng khái niệm tội phạm có tổ chức phải xuất phát từ những cơ sở
sau:
- Tội phạm có tổ chức là tội phạm theo quy định của BLHS.
- Khái niệm tội phạm có tổ chức muốn được thừa nhận phải phản ánh đầy đủ những dấu
hiệu bản chất của tội phạm có tổ chức.
- Khái niệm tội phạm có tổ chức khơng được trái, không được mâu thuẫn với khái niệm
tội phạm được quy định tại điều 8 BLHS 1999.
- Cụm từ "có tổ chức" dùng để chỉ tính chất của tội phạm đó. Điều đó có nghĩa là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội do một tổ chức tội phạm, nhóm phạm tội có tổ chức thực hiện.
Từ những cơ sở trên, có thể đưa ra định nghĩa tội phạm có tổ chức như sau: Tội phạm có
tổ chức là hệ thống những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, phải chịu hình phạt do một


nhóm tội phạm có cơ cấu tổ chức rõ ràng, chặt chẽ, cố ý xâm hại những quan hệ xã hội được
pháp luật hình sự bảo vệ.
Như vậy, tội phạm có tổ chức có thể do tổ chức tội phạm hoặc nhóm phạm tội có tổ chức
chuyên nghiệp thực hiện.
Tội phạm có sử dụng cụm từ tổ chức trong BLHS
Khái niệm phạm tội có tổ chức được phân biệt với các tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ
chức" ở những điểm sau:
Thứ nhất, Đối với các tội phạm sử dụng cụm từ "tổ chức" chỉ cần một người có hành vi thỏa
mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm (CTTP) của tội này là có thể phạm tội này. Nếu có
nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ chức" thì cũng khơng

cần có sự cấu kết chặt chẽ giữa họ thì mới cấu thành tội này. Nhưng khi những người đồng phạm
này có sự cấu kết chặt chẽ với nhau thì những người này là đồng phạm của tội đó dưới hình thức
phạm tội có tổ chức.
Thứ hai, cơ sở trách nhiệm hình sự (TNHS) của phạm tội có tổ chức là điều luật cụ thể quy định
tội phạm mà những người đồng phạm tham gia thực hiện và điều luật quy định về chế định đồng
phạm. Trong khi đó, việc xác định TNHS đối với trường hợp phạm tội cụ thể có sử dụng cụm từ "tổ
chức" chỉ cần căn cứ vào điều luật quy định tội phạm đó.
Thứ ba, trong trường hợp phạm tội có tổ chức, những người tham gia thực hiện tội phạm
cùng phạm một tội. Nhưng trong tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ chức", thì người có hành vi
tổ chức là người phạm tội này, còn người được tổ chức thực hiện tội phạm khi có hành vi
phạm pháp thì chỉ là vi phạm hành chính hoặc tội phạm nhưng là những tội khác.
1.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt
Chúng tơi cho rằng định nghĩa khái niệm quyết định hình phạt cần được hiểu tồn diện
như sau: Quyết định hình phạt là hoạt động thực tiễn của Tòa án do Hội đồng xét xử thực
hiện căn cứ vào các quy định pháp luật hình sự, trên cơ sở kết quả của hoạt động định tội
danh để xác định biện pháp xử lý tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của
người phạm tội. Trong quyết định hình phạt, Tịa án quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt
hoặc xác định khung hình phạt, quyết định loại và mức hình phạt hay biện pháp tư pháp thay
thế hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự để áp dụng đối với người phạm tội thể
hiện trong bản án kết tội đối với họ.
1.2.2. Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
Pháp luật hình sự Việt Nam khơng có quy định riêng về quyết định hình phạt trong trường
hợp phạm tội có tổ chức ngồi các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội có tổ chức thì về ngun tắc phải tuân thủ
các quy định chung về quyết định hình phạt. Tuy nhiên, đồng phạm nói chung, phạm tội có tổ
chức nói riêng là một quy định bổ sung cho chế định tội phạm. Nó có những đặc thù riêng nên
khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án còn cần phải căn cứ vào những

quy định có tính chất bổ sung.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa quyết định hình phạt trong phạm tội có
tổ chức như sau: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức là trường hợp
đặc biệt, được thực hiện bởi Tòa án (Hội đồng xét xử) sau khi xác định tội danh chung mà
những người phạm tội có tổ chức cùng tham gia thực hiện trên cơ sở so sánh, đối chiếu, kiểm
tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu trong hành vi của từng người phạm tội có tổ
chức với các dấu hiệu của CTTP cụ thể do điều luật tương ứng tại Phần các tội phạm BLHS
và cấu thành tội phạm của chế định phạm tội có tổ chức. Khi quyết định hình phạt, Tịa án
phải cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm đặc biệt của phạm tội có tổ chức so với các
trường hợp đồng phạm khác, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người phạm tội


có tổ chức, nhân thân người phạm tội có tổ chức để quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt
hoặc xác định khung hình phạt, quyết định loại và mức hình phạt hay biện pháp tư pháp thay
thế hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự áp dụng đối với từng người phạm tội có
tổ chức thể hiện trong bản án kết tội đối với họ.
1.3. Các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ
chức
1.3.1. Các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
Các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức là những tư
tưởng chủ đạo, cơ bản trong quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự
để Tồ tưởngán căn cứ vào đó quyết định hình phạt một cách cơng bằng, hợp lý, đúng pháp
luật, đảm bảo mục đích của hình phạt đối với những người phạm tội có tổ chức.
Trên cơ sở phân tích bản chất và các đặc điểm của quyết định hình phạt và nguyên tắc
quyết định hình phạt, chúng tơi cho rằng việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội
có tổ chức phải dựa trên bốn nguyên tắc: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN),
nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, ngun tắc cơng bằng trong
quyết định hình phạt.
- Nguyên tắc pháp chế XHCN
Nội dung của pháp chế XHCN là sự tuân thủ và tôn trọng triệt để pháp luật của các cơ quan

nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân trong hoạt động, có nghĩa là khi
quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, Tịa án phải căn cứ vào các quy định
của luật hình sự, các quy định liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt trong trường
hợp phạm tội có tổ chức.
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trước hết ở việc Tịa án chỉ có thể quyết định
một hình phạt đối với người phạm tội. Ngoài ra, đối với việc quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm tội có tổ chức, nguyên tắc pháp chế còn yêu cầu chủ thể quyết định hình
phạt phải chứng minh được sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng cố ý tham gia thực
hiện tội phạm.
Trong luật hình sự, nội dung nguyên tắc pháp chế XHCN khi quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm tội có tổ chức được thể hiện trong các quy định khơng chỉ của Phần chung
mà cịn cả các quy định của Phần các tội phạm BLHS.
Nội dung của nguyên tắc pháp chế còn biểu hiện ở chỗ, khi quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm tội có tổ chức, Tịa án phải tn theo trình tự tố tụng nhất định, các điều
kiện áp dụng của từng loại hình phạt cụ thể và đặc biệt Tịa án chỉ có thể tuyên những hình
phạt được quy định trong BLHS.
Mặt khác, nội dung nguyên tắc pháp chế XHCN khi quyết định hình phạt trong trường hợp
phạm tội có tổ chức địi hỏi các quy định về mục đích hình phạt, căn cứ quyết định hình phạt
phải được Tịa án triệt để tuân thủ khi quyết định phạt.
- Nguyên tắc nhân đạo XHCN
Nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
được thể hiện trong các quy định Phần chung và Phần các tội phạm BLHS 1999.
Thực hiện nguyên tắc nhân đạo XHCN khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội
có tổ chức địi hỏi khi quyết định hình phạt, Tịa án phải xuất phát từ tư tưởng nhân đạo để áp
dụng và tuân thủ triệt để các quy định của luật hình sự về hình phạt cũng như quyết định hình
phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Theo đó, Tồ án phải cân nhắc, đánh giá một cách
hài hoà, hợp lý trong một thể thống nhất lợi ích của xã hội của Nhà nước và của người phạm
tội có tổ chức.
Đồng thời, thực hiện nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi hình phạt, các biện pháp tư pháp và các
biện pháp cưỡng chế về hình sự khác được áp dụng đối với người phạm tội nói chung và

người phạm tội có tổ chức nói riêng khơng nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác và hạ thấp
nhân phẩm con người.


Một nội dung khác của nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở chỗ luật hình sự quy định đường
lối quyết định hình phạt nghiêm khắc đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,
những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tổ chức… nhằm bảo vệ có hiệu quả
quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội, Nhà nước và nhân dân khỏi sự xâm hại của tội phạm.
- Nguyên tắc cá thể hóa TNHS
Nội dung của ngun tắc cá thể hóa khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội
có tổ chức được thể hiện trong luật hình sự cũng như trong thực tiễn áp dụng luật hình sự.
Trong luật hình sự, nguyên tắc cá thể hóa TNHS trong quyết định hình phạt trong trường
hợp phạm tội có tổ chức được thể hiện trong các quy phạm Phần chung và các quy phạm
Phần các tội phạm BLHS.
Trong áp dụng pháp luật, nguyên tắc cá thể hóa trong quyết định hình phạt trong trường
hợp phạm tội có tổ chức địi hỏi Tịa án phải cân nhắc đầy đủ các căn cứ quyết định hình phạt
trong trường hợp phạm tội có tổ chức để từ đó làm cơ sở cho Tịa án quyết định hình phạt
đúng đắn với người phạm tội.
Như vậy, cá thể hóa khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức trong luật
là cơ sở pháp lý để Tòa án cá thể hóa trong áp dụng và ngược lại, chính việc cá thể hóa hình phạt
trong áp dụng là quá trình đưa các quy phạm pháp luật hình sự vào thực tiễn giúp cho việc cá thể
hóa trong luật được thực hiện trong thực tế.
- Nguyên tắc công bằng
Trong lĩnh vực hình sự, ngun tắc cơng bằng được thể hiện là sự tương xứng giữa tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và TNHS của người thực hiện hành vi
phạm tội phải chịu.
Như vậy, đòi hỏi thứ nhất của nguyên tắc này trong việc quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm tội có tổ chức là hình phạt đã tuyên phải tương xứng với tội chung mà
những người phạm tội có tổ chức đã cùng tham gia thực hiện. Ngoài tội phạm, nguyên tắc
cơng bằng địi hỏi khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức Tịa án cịn

phải cân nhắc cả nhân thân người phạm tội có tổ chức và các tình tiết khác có trong vụ án.
Ngun tắc cơng bằng trong quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
cịn địi hỏi hình phạt được tuyên cần phải phản ánh một cách đúng đắn dư luận xã hội, ý thức
pháp luật và đạo đức xã hội, phải có sức thuyết phục mọi người, đảm bảo tính xác định, tính
lập luận và bắt buộc phải có lý do.
Một địi hỏi khác của ngun tắc cơng bằng trong quyết định hình phạt trong trường hợp
phạm tội có tổ chức là tính hợp lý của việc quyết định hình phạt.
Trong BLHS, nội dung của ngun tắc cơng bằng trong quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm tội có tổ chức được thể hiện ở cả trong Phần chung và Phần các tội phạm
BLHS.
1.3.2. Căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
Khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức Tòa án phải tuân theo
những đòi hỏi quan trọng có tính chất ngun tắc là: a. Các quy định của BLHS; b. Tính chất
và mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội; c. Nhân thân người phạm tội; d. Các tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng TNHS; đ.Tính chất đồng phạm; e. Tính chất, mức độ tham gia của từng người
phạm tội có tổ chức.
1.3.2.1. Các quy định của Bộ luật hình sự

×