Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

NCKHSPUD DUY TRÌ sĩ số học SINH PHỔ cập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.04 KB, 14 trang )

NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



3
Tên đề tài:
Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm
bằng cách tổ chức cho học viên thực hành khai thác thông tin trên Internet
( Thực hiện ở Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh)

Tên tác giả: Nguyễn Hồng Sử
Đơn vị: Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh

I. Tóm tắt
Trong những năm qua, công tác tổ chức dạy và học Phổ cập tại Trường Trung
học cơ sở (THCS) Tố Hữu, huyện Sông Hinh gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó,
khâu khó khăn nhất, nhưng lại quan trọng nhất, đó là việc vận động học viên (HV)
đến các lớp học Phổ cập ban đêm và duy trì sĩ số học viên trong suốt thời gian học.
Qua kiểm tra Sổ ghi đầu bài- theo dõi tình hình học viên tại các lớp học phổ
cập ở Trường THCS Tố Hữu cho thấy: tỷ lệ chuyên cần đạt thấp. Tình trạng này dễ
dẫn đến nguy cơ không giữ được chuẩn Quốc gia phổ cập trên địa bàn xã Đức Bình
Đông, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến thành quả công tác Phổ cập của huyện Sông Hinh
và tỉnh Phú Yên.
Qua tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy những HV thường xuyên vắng
học, nguyên nhân là do liên quan đến cách thức tổ chức dạy Phổ cập của nhà
trường, trong đó việc tổ chức dạy phổ cập, nếu chỉ dạy đủ nội dung các môn văn
hóa theo qui định như công tác quản lý thông thường đã làm thì sẽ không gây được
hứng thú, không hấp dẫn cho 100% học viên tự giác đến lớp.
Vậy làm thế nào để học viên Phổ cập Trung học cơ sở (HVPC-THCS) tự giác
đến lớp và duy trì được sĩ số các lớp học này trong suốt quá trình dạy học, đây
chính là nỗi trăn trở của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường.


NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



4
Giải pháp của tôi là phải lồng ghép, kết hợp giữa việc dạy các môn văn hóa
theo qui định của chương trình Phổ cập với việc tổ chức dạy, hướng dẫn cho các
em học viên làm quen với máy vi tính và biết cách khai thác thông tin trên Internet.
Từ đó sẽ giúp các em hứng thú đến lớp để duy trì được sĩ số học viên và sẽ góp
phần nâng cao chất lượng công tác Phổ cập của nhà trường.
Nghiên cứu này được thực hiện trong hai lớp 8 Phổ cập tại Trường THCS Tố
Hữu. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến công tác duy trì sĩ số học
viên: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Trung bình tỷ lệ
chuyên cần của lớp thực nghiệm là: 8,22; của lớp đối chứng là:6,66. Kết quả kiểm
chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa trung bình lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc tổ chức cho học viên
Phổ cập làm quen với máy tính và Internet đã tạo được hứng thú, tự giác đến lớp
cho các em và để duy trì được sĩ số các lớp Phổ cập.
II. Giới thiệu
Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “phổ cập là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một
trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-
2020…”
Hàng năm các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể các địa phương từ Tỉnh
đến Huyện, xuống Xã đều đưa nhiệm vụ Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
(PCGD-THCS) vào các nghị quyết và chương trình hành động của từng địa
phương, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
Điều lệ trường Trung học cơ sở qui định, thực hiện công tác PCGD-THCS là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm và bắt buộc đối với các trường THCS đóng

trên địa bàn của mỗi địa phương. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhưng thực
NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



5
hiện lại gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là ở các vùng miền núi, vùng kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, khâu
quan trọng và khó khăn nhất, nó quyết định sự thành công hay thất bại của công tác
dạy học phổ cập đó là: việc vận động HV đến lớp và duy trì sĩ số HV trong từng
buổi học cũng như trong suốt thời gian 8 tháng tổ chức dạy học.
Trường THCS Tố Hữu được thành lập từ năm 2009, nhà trường được giao
nhiệm vụ phụ trách công tác PCGD-THCS trên địa bàn gồm thôn Bình Giang và
Buôn Thung của xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh. Học sinh đa số là con em
đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng thuộc diện phải học PCGD-THCS chiếm tỷ lệ
cao (do trường mới thành lập nên có nhiều học sinh nghỉ học từ các năm trước).
Đây là địa bàn thuộc thôn, buôn đặc biệt khó khăn, nằm cách trung tâm xã hơn 12
km và trung tâm huyện hơn 17 km. Hệ thống thông tin, liên lạc hạn chế, đường
giao thông từ thôn, buôn đến xã, lên huyện không thuận tiện, không có các dịch vụ
vui chơi, giải trí, không có đường dây nối mạng Internet. Toàn khu vực, chỉ duy
nhất Trường THCS Tố Hữu có 01 phòng máy vi tính gồm 15 máy và được kết nối
Internet bằng modum mạng không dây do Viettel cung cấp miễn phí. Năm 2013 đã
nâng cấp đường truyền cáp quang và kết nối được nhiều máy hơn.
Qua thực tế những năm trước đây cho thấy, biện pháp quản lý công tác duy trì
sĩ số HV của hiệu trưởng thường làm đó là: Muốn huy động HVPC đến lớp và duy
trì được sĩ số bằng cách, nhà trường phải phối hợp với đoàn thể và các cấp chính
quyền địa phương, thường xuyên tổ chức đến từng nhà học viên để vận động, tuyên
truyền, thuyết phục, đưa đón học viên cả khi đi học cũng như lúc về nhà. Đây là
giải pháp không kích thích sự hứng thú và ý thức tự giác cho học viên, vừa tốn thời
gian, vừa tăng gánh nặng cho giáo viên. Bỡi vậy, cho dù đã đưa được các em đến

lớp nhưng để duy trì được sự chuyên cần trong từng buổi học, bảo toàn sĩ số trong
suốt thời gian từ 7,5 đến 8 tháng học thì đồi hỏi ban giám hiệu và giáo viên nhà
NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



6
trường phải tìm ra những giải pháp thiết thực, lâu dài, phù hợp với đơn vị, địa
phương để giúp các em hứng thú, tự giác đến lớp, duy trì được sĩ số và góp phần
nâng cao chất lượng dạy học phổ cập THCS.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài này đã tiến hành nghiên cứu việc tổ chức
dạy, hướng dẫn cho các em học viên làm quen với máy vi tính và biết cách khai
thác thông tin trên Internet để giúp các em hứng thú, tự giác đến lớp để duy trì
được sĩ số học viên. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác Phổ cập của nhà
trường.
Giải pháp thay thế: Tôi nghiên cứu và tìm ra cách thu hút học viên đến lớp
phổ cập để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng công tác này. Tôi quyết định lựa
chọn hoạt động: tổ chức cho học viên làm quen với máy tính và Internet nhằm tạo
hứng thú, tự giác đến lớp cho học viên Phổ cập để duy trì sĩ số các lớp học ban
đêm.
Vấn đề nâng cao chất lượng công tác PCGD-THCS đã có nhiều bài viết được
trình bày trong các hội thảo, hội nghị liên quan. Ví dụ:
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác PCGD-THCS của Phòng GD&ĐT
huyện Đồng Xuân.
- Một vài giải pháp vận động học viên đến lớp phổ cập của Cán bộ chuyên
trách Phổ cập huyện Sơn Hòa.
- Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên, Nguyễn Văn Tá chỉ đạo: ”Tăng cường phối
hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục, nhà trường với các cấp ủy, chính quyền địa
phương, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh để
vận động học sinh đến lớp; tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của học

sinh, cha mẹ học sinh về những lợi ích của việc học tập; từng trường học căn cứ
vào chất lượng học sinh đầu năm xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu với các
hình thức, nội dung phù hợp giúp các em tự tin trong học tập”
NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



7
Các bài viết này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của
việc nâng cao chất lượng công tác PCGD-THCS thông qua sự phối hợp, sự hỗ trợ
của các đoàn thể, chính quyền địa phương và của các cấp lãnh đạo đối với các nhà
trường THCS. Điều này cũng đã có nhiều báo cáo tham luận, Sáng kiến kinh
nghiệm và đề tài khoa học của các thầy cô giáo đã đề cập đến vấn đề này.
Tuy nhiên, các bài viết nêu trên chủ yếu bàn về việc nâng cao chất lượng
công tác PCGD-THCS. Trong đó, tập trung làm rõ trách nhiệm của các cấp lãnh
đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhà trường, phụ huynh và người học nói chung
mà chưa có tài liệu nào, bài viết nào đi sâu vào việc phân tích trên cơ sở tận dụng
cơ sở vật chất nhà trường, tổ chức hướng dẫn làm quen với máy tính và Internet để
tạo hứng thú cho người học đến lớp để duy trì sĩ số và góp phần nâng cao chất
lượng Phổ cập.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá hiệu quả hơn
thông qua việc tạo hứng thú, tự giác cho học viên đến lớp để duy trì sĩ số bằng cách
tổ chức hướng dẫn học viên làm quen với máy tính và Internet. Qua đó, giúp Ban
giám hiệu, giáo viên phụ trách Phổ cập và các giáo viên dạy của nhà trường giảm
bớt áp lực trong công tác vận động học viên đến lớp để duy trì sĩ số các lớp Phổ cập
ban đêm.
Vấn đề nghiên cứu:
Tổ chức cho học viên làm quen với máy tính và thực hành khai thác thông tin
trên Internet sau mỗi buổi học có giúp học viên hứng thú và tự giác đến lớp phổ cập
ban đêm để duy trì sĩ số HV không ?

Giả thuyết nghiên cứu:
Có, tổ chức cho học viên làm quen với máy tính và thực hành khai thác
thông tin trên Internet sau mỗi buổi học sẽ giúp học viên hứng thú và tự giác đến
NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



8
lớp để duy trì sĩ số các lớp phổ cập ban đêm tại trường THCS Tố Hữu, huyện Sông
Hinh.
III. Phương pháp
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh của 02 lớp 8 Phổ cập của
Trường THCS Tố Hữu. Vì bản thân tôi là CBQL chỉ đạo trực tiếp công tác phổ cập
của nhà trường nên tôi có điều kiện thuận lợi cho việc NCKHSPUD.
Giáo viên dạy phổ cập: Giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề tương đương
nhau và đều là giáo viên trẻ, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác
giảng dạy và giáo dục học sinh, biết cách hướng dẫn học viên sử dụng Internet, tất
cả giáo viên đều phân công dạy 02 lớp 8 Phổ cập gồm lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm.
Học viên phổ cập: hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm
tương đồng nhau về sĩ số, tỉ lệ dân tộc, giới tính, khoản cách đến lớp và tỷ lệ
chuyên cần trong 10 ngày học như sau:
Bảng 1. Khảo sát 02 lớp 8 phổ cập về một số mặt
Nhóm nghiên cứu
T.số
HV
Nam

Nữ

Dân
tộc
Khoản cách
trung bình
Từ nhà đến
lớp
Tỷ lệ chyên
cần trong
10 ngày
Lớp 8 (B.thung):
Nhóm đối chứng
9 5 4 9 0,5-1,5km
6,7
Lớp 8 (B.Giang):
Nhóm thực nghiệm
9 4 5 8 0,5-1,5km
6,6


NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



9
3.2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 8 (B.thung) gồm 9 HV là lớp Đối chứng và
lớp 8 (B.Giang) gồm 9 HV là lớp thực nghiệm. Tôi dùng kết quả khảo sát sự
chuyên cần của 02 lớp trước tác động làm cơ sở để đảm bảo sự tương đương về tỷ
lệ chuyên cần.
Sử dụng thiết kế 4: kiểm tra sau tác động với các nhóm phân chia ngẫu

nhiên.
Nhóm Tác động Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
Tổ chức hứng dẫn khai thác Internet O1
Đối chứng
Tổ chức hứng dẫn khai thác Internet O2

3.3. Quy trình nghiên cứu
Sau khi điều tra số liệu các lớp, thực hiện mở lớp theo kế hoạch. Nhà trường
chỉ đạo giáo viên phụ trách phổ cập và các giáo viên dạy phổ cập, tuyên truyền về
cách thức tổ chức dạy học Phổ cập của nhà trường.
Sau thời gian dạy 30 ngày ( chưa tác động), tôi tiến hành kiểm tra Sổ ghi đầu
bài- kiểm tra chuyên cần của học sinh qua các buổi dạy của 02 lớp 8 trong vòng 10
ngày tiếp theo. Tiến hành thống kê số lượt chuyên cần học trong 10 ngày đó của
từng học sinh (Xem phụ lục Phụ lục).
Tiến hành nghiên cứu và thực hiện tác động:
Đối với lớp 8 thực nghiệm: Tôi phân công và chỉ đạo giáo viên dạy theo hình
thức: Vừa dạy các môn văn hóa theo qui định của chương trình phổ cập đến khi kết
thúc buổi dạy theo thời khóa biểu. Sau mỗi buổi học, dành thời lượng từ 30-40 phút
để hướng dẫn học viên làm quen với máy tính và khai thác thông trên Internet.
NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



10
Đối với lớp 8 đối đối chứng: Tôi phân công và chỉ đạo giáo viên dạy các
môn văn hóa theo qui định của chương trình phổ cập bình thường đến khi kết thúc
buổi dạy theo thời khóa biểu.
3.4. Đo lường
Kiểm tra sau tác động là kết quả thống kê tỷ lệ chuyên cần trong 10 buổi học.

IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Bảng 1. So sánh tỷ lệ chuyên cần sau tác động

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Trung bình
6,66 8,22
Độ lệch chuẩn
1,0 0,97
Giá trị p của T-test
0,000368
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)
1.56

Như trên đã chứng minh, kết quả hai nhóm ngẫu nhiên đã chọn là tương
đồng nhau về tỷ lệ chuyên cần. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch tỷ lệ chuyên
cần bằng T-test cho kết quả p = 0,000368, cho thấy sự chênh lệch kết quả tỷ lệ
chuyên cần nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch
kết quả tỷ lệ chuyên cần nhóm thực nghiệm cao hơn tỷ lệ chuyên cần nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (8,22-6,66):1,0= 1,56
Theo bảng tiêu chí, chênh lệch giá trị chuẩn SMD = 1,56 cho thấy mức độ
ảnh hưởng của việc tổ chức hướng dẫn cho học viên làm quen máy tính và Internet
ảnh hưởng đến sự hứng thú và duy trì sĩ số học viên của nhóm thực nghiệm là rất
lớn.
NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm




11
Giả thuyết của đề tài “ Tổ chức cho học viên thực hành khai thác thông tin
trên Internet sau buổi học sẽ giúp các em tự giác đến lớp để duy trì sĩ số phổ cập
ban đêm tại trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh” đã được kiểm chứng.
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có tỷ lệ chuyên cần là
8,22; kết quả kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có tỷ lệ chuyên cần là 6,66.
Độ lệch của hai nhóm là 1,56. Điều đó cho thấy tỷ lệ chuyên cần của hai lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có tỷ lệ chuyên
cần cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai lần kiểm tra là SMD = 1,56. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test tỷ lệ chuyên cần kiểm tra sau tác động của hai lớp là
p = 0,000368 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch tỷ lệ chuyên cần của
hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực
nghiệm.
* Hạn chế
Nghiên cứu này thực hiện với việc Tổ chức cho HVPC thực hành khai thác
thông tin trên Internet sau buổi học là giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu
quả cán bộ quản lý, người dạy cần phải nhiệt tình, kiên trì, phải có nhiều thời gian
chăm lo cho công tác Phổ cập, đặc biệt phải có phòng máy tính và giáo viên biết
hướng dẫn học viên, có kỹ năng thiết kế các hoạt động phù hợp, hợp lý.
V. Kết luận và khuyến nghị
Nghiên cứu của tôi là bước đầu trong việc khám phá mới về các hoạt động
dạy học phổ cập mang lại sự cải thiện tính tự giác và hứng thú cho học viên đến lớp
để duy trì sĩ số phổ cập. Tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu: “Nhìn lại quá trình,
lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong NCKHSPUD vào nghiên cứu này.
NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm




12
Việc thu thập dữ liệu tập trung vào kết quả về tỷ lệ chuyên cần của học viên các lớp
Phổ cập ban đêm.
Tổ chức cho HVPC thực hành khai thác thông tin trên Internet sau buổi học
là một phương pháp giúp cho lãnh đạo nhà trường, giáo viên, cha mẹ học viên và
các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương giảm bớt áp lực về công tác vận động và
duy trì sĩ số các lớp phổ cập, giúp học viên được thân thiện hơn, gần gũi hơn, hứng
thú hơn, tự giác hơn trong việc đến lớp. Mọi người cảm thấy an tâm công tác, an
tâm cho con em mình đến trường hơn.
Cuối cùng tôi xin đề xuất một số kiến nghị:
Đối với cấp lãnh đạo: cần quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh; quan tâm đến tinh thần của giáo viên.
Nhằm động viên, thúc đấy tinh thần giáo viên giảng dạy có chất lượng; đồng thời
thu hút được người tâm huyết với phổ cập giáo dục.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học, có kỹ năng sử dụng thành
thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Phải có tâm huyết với nghề: “Tất cả vì học
sinh thân yêu”.
Đối với cha mẹ học sinh: cần quan tâm, chăm sóc con em mình đúng mức
hơn, thường xuyên phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục, động viên,
nhắc nhở con em đến lớp.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ, có thể ứng dụng vào từng đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giáo
dục của đơn vị.
Tác giả đề tài



NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm




13

VI. Tài liệu tham khảo
- Mạng internet:
- ,
- , , …
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt Bỉ – Bộ
GD&ĐT, 2010.
- Sổ ghi đầu bài 02 lớp 8 phổ cập năm 2013 của trường THCS Tố Hữu,
huyện Sông Hinh.






























NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



14


PHỤ LỤC 1
THỐNG KÊ CHUYÊN CẦN CỦA HỌC VIÊN TRƯỚC TÁC ĐỘNG
(Trong 10 buổi)
1. LỚP ĐỐI CHỨNG
TT

Họ và tên
Số buổi học
Chuyên cần
Trước tác động
1
Y Cung

8
2
Lê Mô Y Hiệp
7
3
Lê Mô Y Thắm
5
4
Hoàng Anh Dũng
6
5
Lê Mô Y He
9
6
Kpá Hờ Mai
7
7
Nay Y Bin
6
8
Nay Sơn
4
9
Kpá Y Khải
7

2. LỚP THỰC NGHIỆM
TT

Họ và tên

Số buổi học
Chuyên cần
Trước tác động
1
Y Leo
7
2
Kpá Hờ Nga
7
3
Kpá Anh Dũng
5
4
Y Gô
6
5
Y Sim
9
6
Kpá Y Vương
7
NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm



15
7
Lê Mô Y Nên
6
8

Kpá Y Đen
4
9 Nay Y Đen
8

PHỤ LỤC 2
THỐNG KÊ CHUYÊN CẦN CỦA HỌC VIÊN SAU TÁC ĐỘNG
(Trong 10 buổi)
1. LỚP ĐỐI CHỨNG
TT

Họ và tên
Số buổi học
Chuyên cần
Sau tác động
1
Y Cung
8
2
Lê Mô Y Hiệp
7
3
Lê Mô Y Thắm
6
4
Hoàng Anh Dũng
6
5
Lê Mô Y He
8

6
Kpá Hờ Mai
7
7
Nay Y Bin
6
8
Nay Sơn
5
9
Kpá Y Khải
7

2. LỚP THỰC NGHIỆM
TT

Họ và tên
Số buổi học
Chuyên cần
Sau tác động
1
Y Leo
8
2
Kpá Hờ Nga
9
3
Kpá Anh Dũng
7
NCKHSPUD: Tạo hứng thú tự giác đến lớp để duy trì sĩ số học viên phổ cập ban đêm




16
4
Y Gô
8
5
Y Sim
10
6
Kpá Y Vương
8
7
Lê Mô Y Nên
7
8
Kpá Y Đen
8
9 Nay Y Đen
9
























×