Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

giúp học sinh viết đúng các tiếng có phụ âm đầu là “d” hoặc “r” hay “ gi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.82 KB, 20 trang )

Phần I : Mở đầu
I/ Lí do chọn đề tài:
Trong khi dạy Tiếng Việt, chúng ta hẳn đã biết chính tả là một
phân môn rất quan trọng, nó giúp cho học sinh hoàn thiện quá trình
đọc thông, viết thạo.Chính tả là phân môn có tích chất công cụ, tích
chất thực hành, làm cơ sở cho việc dạy học các môn khác của Tiếng
Việt. Cùng với phân môn tập viết, chính tả cung cấp kiến thức hoàn
thiện kĩ năng, tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt
động giao tiếp. Mục đích của chính tả là rèn khả năng “đọc thông,
viết thạo”, chủ yếu là viết đúng chuẩn mực chữ viết và dạng chữ viết
của ngôn ngữ. Mà chính tả Tiếng Việt chủ yếu là ghi âm tiết. Để viết
đúng chính tả, các em phải nắm được sự phân tích cấu tạo của âm
tiết. Nừu nắm được sự phân tích cấu tạo của âm tiết và thuộc bảng
chữ cái thì việc đọc thành tiếng hay đọc thầm từng âm tiết và biểu
hiện bằng cách kết hợp chữ cái thể hiện các âm đoạn theo trật tự của
chúng. Chính vì vậy, phân môn chính tả được coi trọng hàng đầu. Để
đạt kết quả cao khi viết chính tả,các em cần nắm vững qui tắc chính
tả và hình thành kĩ năng kĩ xảo theo phương pháp có ý thức. Ngoài ra,
dạy chính tả không những luyện nét chữ mà còn rèn nết người, giúp
cho việc hình thành nhân cách tốt cho học sinh. Muốn đạt được điều
đó, trước tiên giáo viên phải cung cấp cho học sinh các qui tắc chính
tả cần thiết. Từ đó các em biết luyện tập, vận dụng trở thành kĩ năng,
kĩ xảo viết đúng chính tả.
Đã rất nhiều năm tôi từng theo dõi các em viết đúng chính tả,
tôi đã tìm tòi rất nhiều phương pháp để hướng dẫn các em viết đúng
chính tả các tiếng viết với phụ âm l/n và các tiếng viết với phụ âm s/x
rồi áp dụng rất có hiệu quả cao cho mọi đối tượng học sinh. Song tôi
tiếp tục nghiên cứu phương pháp giúp học sinh viết đúng các tiếng
viết với phụ âm d/ r/ gi. Tôi biết đây là cặp âm khi viết rất hay nhầm
lẫn phụ âm nọ với phụ âm kia. Qua quá trình theo dõi học sinh cùng
với mong muốn của mình, tôi đã nghiên cứu, thực nghiệm trên nhiều


đối tượng học sinh, tôi đã tìm ra biện pháp khắc phục và ngăn ngừa
những lỗi viết chính tả sai nhầm các tiếng viết với “d” hoặc “r” hay
“gi” theo phương pháp có ý thức. Sau đây, tôi sẽ trình bày sáng kiến
của mình với đề tài: “Giúp học sinh viết đúng các tiếng có phụ âm
đầu là “d” hoặc “r” hay “ gi” để đồng nghiệp tham khảo và đóng góp
ý kiến cho phương pháp của tôi hoàn thiện hơn.
11
II/ Mục đích nghiên cứu:
Như đã nói ở trên, chính tả là phân môn rất quan trọng trong
khi học Tiếng Việt. Các em có viết chính tả đúng thì nghĩa của từ mới
được hiểu đúng hơn, câu văn được dùng với đúng nghĩa của từ đó.
Đặc biệt, khi đọc văn bản mình viết mới chuẩn xác hơn. Nói đúng
hơn, viết đúng chính tả là một kĩ năng quan trọng nhất khi viết văn
bản. Cho nên hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả là một điều
không thể thiếu. Chính vì vậy, mục đích nghiên cứu chính của tôi là
giúp các em viết đúng chính tả đặc biệt là các tiếng được viết với phụ
âm “d” hoặc “r” hay “gi”. Với mục đích này, một mặt tôi muốn bổ
sung cho các em một số thủ thuật viết đúng chính tả, một mặt để
trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản khi viết chính tả hoặc
viết văn. Giúp các em sớm hình thành kĩ năng, kĩ xảo khi viết đúng
các tiếng có phụ âm đầu là “d” hoặc “r” hay “gi” nói riêng, viết đúng
chính tả nói chung. Tạo niềm say mê, hưng thú học tập cho các em.
Do vậy, muốn các em viết đúng các tiếng có phụ âm đầu là “d” hoặc
“r” hay “gi’, chúng ta hãy sâu sắc nghiên cứu các thủ thuật viết các
tiếng đó. Từ đó, chúng ta mới đạt được mục tiêu mình mong muốn là:
“Viết đúng, viết đẹp”.
III/ Đối tượng nghiên cứu:
Năm nay, tôi tiếp tục dạy học sinh lớp 3 nên tôi đã nghiên
cứu trực tiếp trên lớp mình giảng dạy. Sau đó, tôi lấy kết quả đối
chiếu với các lớp cùng khối. Thực tế mà nói, đối với học sinh khá,

giỏi, các em viết ít sai lỗi chính tả hơn, các em chỉ sai khi gặp từ nào
mà các em chưa biết nhiều hoặc chưa hiểu nghĩa của từ đó hay chưa
biết đến bao giờ; còn đối với học sinh trung bình yếu thì các em mắc
lỗi chính tả phổ biến hơn. Cho nên, tôi muốn thực nghiệm trên tất cả
các đối tượng học sinh ở lớp 3. Đối với học sinh trung bình yếu, tôi
trang bị cho các em dần dần các thủ thuật viết với “d” hoặc “r’ hay
“gi”cơ bản trước rồi mới nâng cao dần. Đối với học sinh khá giỏi, tôi
trang bị cho các em thêm những thủ thuật rộng hơn, giúp các em có
thể tự mình biết hệ thống các từ ngữ viết với d/r/gi. Có như vậy,kết
quả rèn viết đúng chính tả mới đạt tới đỉnh cao, các em mới có hứng
thú khi viết.
22
IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Căn cứ vào mục đích và đối tượng nghiên cứu học sinh,
căn cứ vào tình hình thực tế học sinh. Tôi muốn cùng các đồng
nghiệp của mình hãy tham gia chữa lỗi chính tả cho học sinh bằng
cách trang bị cho các em một số thủ thuật về nhận biết các chữ khi
nào thì viết với “d” , khi nào viết với “r’ hay khi nào thì viết với “gi”.
Từ đó, các em vừa phát âm chuẩn, vừa viết đúng chính tả. Cho nên,
nhiệm vụ nghiên cứu của chúng ta là:
- Một là: Nghiên cứu thủ thuật dựa vào cấu tạo của âm tiết.
- Hai là: Nghiên cứu thủ thuật dựa vào cách láy âm đầu.
- Ba là: Thủ thuật dựa vào cách láy vần.
- Bốn là: Hệ thống các từ chỉ viết với “d” hoặc “r’ hay “gi”.
Để học sinh nắm tốt các thủ thuật này, chúng ta phải biết phối
kết hợp sinh động giữa phương pháp có ý thức với phương pháp
không có ý thức, phương pháp tích cực và phương pháp và phương
pháp tiêu cực. Phải biết phối hợp việc luyện tập thường xuyên về
chính tả với việc luyện tập về ngôn ngữ. Phải biết phân loại các lỗi
chính tả để tìm cách khắc phục thích hợp.

V/ Phương pháp nghiên cứu,tiến hành:
Muốn học sinh nắm tốt các thủ thuật trên, tôi đã đọc tham
khảo rất nhiều sách giáo viên, sách giáo khoa, các tài liệu có liên
quan. Tìm hiểu tài liệu về từ ứng với nghĩa, vận dụng phương pháp
miêu tả của ngữ âm học vào việc xây dựng các nguyên tắc chính tả.
Đồng thời, tôi tiến hành dự giờ, trao đổi với giáo viên về phương
pháp và nội dung dạy chính tả. Tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp mình,
lấy lớp khác làm đối chứng. Dạy chính tả theo phương pháp có ý
thức. Mặt khác, trong các tiết dạy chính tả, chúng ta phải phối kết hợp
nhiều phương pháp như: phương pháp quan sát, phương phápđàm
thoại, phương pháp thống kê, phương pháp phân loại, phương pháp
so sánh. Có sử dụng các phương pháp dạy học sịnh động, hài hoà, các
em dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ sâu sắc các thủ thuật mà chúng ta
hướng tới. Chắc chắn các em học tập hăng say, kết quả viết chính tả
đạt theo ý muốn.
33
VI/Phạm vi nghiên cứu:
Đã nhiều năm tôi nghiên cứu về các thủ thuật viết chính tả
đối với các cặp từ tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn như: l/n, s/x, ch/ tr,…
Năm nay , tôi đi sâu vào nghiên cứu các thủ thuật giúp học sinh viết
đúng các từ, tiếng có phụ âm đầu là “d” hoặc “r” hay “ gi” đối với các
em ở lớp 3, với tất cả các đối tượng học sinh. Mục đích là để trang bị
cho các em các thủ thuật cần thiết khi viết với “d” hoặc “r” hay “gi”.
Nhưng để đạt được mục đích đó không phải là một quá trình đơn giản
mà đó là một quá trình đầy khó khăn, vất vả bởi vốn từ vựng của các
em còn hạn chế. Vậy nên, chúng ta phải thật sự khéo léo, nhẹ nhàng
đưa đến dần cho các em tiếp cận với từng thủ thuật một thì các em
mới dễ dàng tiếp thu và nhớ lâu được.
VII// Dự kiến kế hoạch nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của mình, tôi đã đề

ra thời gian và nội dung kế hoạch thực hiện theo từng bước sau:
*Bước 1: Tiến hành khảo sát học sinh viết chính tả ngay từ
đầu năm học. Giáo viên chuẩn bị một đoạn văn có nhiều từ, tiếng viết
với d/r/gi. Sau đó đọc cho học sinh viết chính tả rồi chấm điểm, thống
kê các hiện tượng viết sai chính tả, phân loại các lỗi, lập bảng thống
kê kết quả.
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh nắm các thủ thuật viết đúng
chính tả với các tiếng có phụ âm “d” hoặc “r” hay “gi” ở các tiết
chính tả và các tiết học bồi dưỡng nâng cao.
* Bước 3: Tiến hành kiểm tra, thống kê kết quả viết chính tả
khi học xong mỗi một thủ thuật và khi tổng kết mỗi thủ thuật.
* Bước 4: Phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi kết
thúc mỗi thủ thuật và sau khi tổng kết thực nghiệm.
44
Phần II: Nội dung
I/ Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh Tiểu học, quá trình
nhận thức của trẻ em mang đậm màu sắc cảm tính. Trực quan làm học
sinh Tiểu học nhanh chóng phát hiện ra cái bên ngoài của tri thức. Do
đó, sự nhận thức về vốn từ vựng không chắc chắn, dẫn đến các em
mới viết sai nhầm chính tả. Mặt khác, trong nhà trường hiện nay, hiện
tượng phạm lỗi chính tả khá phổ biến, nhất là các tiếng có phụ âm
d/r/gi. Mà kiến thức về ngôn ngữ có liên quan đến chính tả, trước hết
là vấn đề chính âm. Nếu học sinh không nắm vững chính âm thì dễ
viết sai chính tả. Do vậy, chúng ta phải dạy học sinh phát âm đúng.
Mặt khác phải phối hợp luyện tập thường xuyên và lâu dài về chính
âm, với sự rèn luyện ngôn ngữ, phải giúp các em phân biệt sự phát
âm khác nhau giữa d/ r/ gi. Bên cạnh đó, dạy chính tả cho học sinh
phải theo phương pháp chính tả có ý thức kết hợp với phướng pháp
chính tả không có ý thức. Chính tả có ý thức sẽ giúp cho học sinh

nắm được các qui tắc chính tả mà không cần nhớ máy móc từng
trường hợp riêng biệt, rút ngắn thời gian rèn luyện để hình thành các
kĩ năng kĩ xảo chính tả, học sinh được rèn luyện về khả năng tư duy.
Còn chính tả không có ý thức giúp học sinh nắm được các trường hợp
chính tả “ bất qui tắc”, các em phải ghi nhớ một cách máy móc từng
trường hợp chính tả cụ thể. Tuy theo phương pháp này sẽ mất nhiều
thời gian và công sức nhưng cũng có hiệu quả cao. Cho nên khi dạy
học sinh viết đúng chính tả phải kết hợp cả hai phương pháp này.
II/ Lịch sử vấn đề nghiên cứu :
Chính tả là một phân môn rất quan trọng của Tiếng Việt.
Nhiều giáo sư đã nghiên cứu về phân môn này. Song, để đi sâu vào
nghiên cứu, áp dụng với từng học sinh thì còn hạn chế. Trong các nhà
trường Tiểu học, nhiều thầy cô đã từng dày công nghiên cứu các công
55
trình viết đúng chính tả các cặp âm, vần dễ lẫn như l/ n, ch/tr, s/x,…
khá thành công. Giờ đây, tôi muốn cùng các dồng chí nghiên cứu về
cách viết đúng chính tả của các tiếng viết với “d” hoặc “r” hay
“gi”nhé.Nhìn lại quá trình rèn viết chính tả cho học sinh, tôi thấy vấn
đề nghiên cứu giúp các em viết đúng các từ, tiếng có chứa âm d/r/gi
cũng được áp dụng từ trước nhưng với phương pháp còn sơ sài, đơn
điệu, các em nắm cách viết còn hời hợt, nhiề khi vẫn chưa nhớ cách
viết nên còn viết sai - viết theo cảm tính. Các em có chú ý đến thầy cô
phát âm để viết đúng chính tả, nhưng hiện tượng viết nhầm giữa d/ r/
gi vẫn xảy ra. Các trường hợp như vậy là do quá trình tiếp thu kiến
thức của các em còn hạn chế nhiều mặt. Cho nên, để học sinh viết
đúng các tiếng viết với “d” hoặc “r’ hay “gi”, giáo viên phải dần từng
bước giúp các em nắm chắc được các thủ thuật quan trọng. Từ đó các
em mới có kĩ năng,kĩ xảo trong khi viết chính tả.
III/ Thực trạng của dạy và học:
Trong nhiều năm gần đây, mỗi người giáo viên chúng ta

đã thật sự lưu tâm sâu sắc tới chất lượng học sinh viết đúng chính tả,
song chất lượng học sinh đạt được chưa cao lắm. Các em có ý thức
viết đúng chính tả tương đối tốt, nhưng thật đáng tiếc hiện tương các
em viết sai nhầm chính tả còn khá phổ biến, nhất là đối với học sinh
trung bình yếu. Qua quá trình theo dõi học sinh viết chính tả, tôi thấy
lỗi chính tả phổ biến nhất thường xảy ra ở các cặp từ, tiếng có phụ âm
dễ lẫn như: l/n, ch/tr, s/x, d/ r/ gi,…Ví dụ: “giản dị” thì các em lại viết
là “dản dị” hay viết là “dản gị”; “ tham gia” thì các em lại viết là
“tham ra”; “ giơ tay” thì các em lại viết “dơ tay”;…Hiện tượng này
xảy ra không phải do lỗi phát âm mà chủ yếu là do các em chưa có
kiến thức vững về từ vựng, các em còn hiểu sai cấu tạo của các âm
tiết trong Tiếng Việt. Để nắm vững tình hình của học sinh cùng với
các hiện tượng viết sai nhầm chính tả, tôi tiến hành cho học sinh làm
bài kiểm tra sau:
Câu 1: Điền “d” hay “ r” hoặc “gi” vào chỗ chấm trong các
từ sau :
…oạ nạt …ung…inh bứt…ứt
…ai…ẳng …óng…ả bủn…ủn
Câu 2: Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước từ viết đúng
chính tả trong các từ sau:
a/ A. déo dắt B.réo rắt C. réo dắt D. déo rắt
66
b/ A. dằn rỗi B. rằn dỗi C.dằn dỗi D. rằn rỗi
Câu 3: Viết đoạn văn sau:
Cha mẹ Phương sống rất giản dị. Hàng ngày đi làm chỉ mặc
bộ quần áo màu đơn giản nhưng sạch sẽ. Hết giờ là, cha mẹ phụ
mỗi người một việc lo cơm nước giặt giũ, chăm sóc cho chúng em.
Khi đi học về , làm bài xong, em cũng giúp đỡ cha mẹ những việc
có thể làm được như : rửa bát, quét nhà…
Sau đó, tôi thu bài, chấm bài rồi thống kê kết quả, kết quả đạt

được như sau :
Tổng số HS 9-10 7- 8 5- 6 1- 4
30
SL % SL % SL % SL %
5 17 11 37 12 40 2 6
Nhìn vào bài kiểm tra, tôi thấy các em mắc nhiều lỗi chính tả ở
các từ sau: rung rinh, gióng giả, giặt giũ, dằn dỗi, đơn giản, bứt dứt,

Từ đó, tôi nhận thấy muốn cho các em viết đúng chính tả, giáo
viên phải hình thành cho học sinh có thói quen nhận biết về từ vựng
sâu sắc. Bên cạnh đó chúng ta cần phải trang bị cho các em mmootj
số thủ thuật nhất định. Những thủ thuật đó như thế nào chính là cái
chúng ta cần hướng tới để cho học sinh viết đúng chính tả đạt hiệu
quả cao.
IV/ Những kinh nghiệm và giải pháp chỉ đạo:
Để học sinh viết đúng chính tả đạt kết quả cao, trong quá
trình hướng dẫn học sinh, tôi lần lượt trang bị cho các em các thủ
thuật cần thiết để các em viết đúng các tiếng có phụ âm “d” hoặc “r”
hay “gi”. Trước tiên chúng ta cùng nghiên cứu thủ thuật thứ nhất.
1/Thủ thuật dựa vào cấu tạo âm tiết:
Xét về phương diện cấu tạo âm tiết thì “r” và “gi”
không kết hợp với vần có âm đệm, còn “d” thì kết hợp với vần có âm
đệm. Đây là thủ thuật dễ nhớ nhất, nhớ lâu nhất. Nhưng đối với học
sinh lớp 3, sự phân biệt vần nào có âm đệm, vần nào không có âm
đệm quả thật rất khó khăn, nhất là đối với học sinh yếu kém. Cho
nên, giáo viên phải giới thiệu để học sinh nắm được các vần có âm
đệm để học sinh ghi nhớ, đó là : oa, oai, oan, oay, oac, oam, oang,
oanh,oach, oat,oăn, oăt,oăng, oe, oet,oen,…Sau đó mới hướng các em
nắm được thủ thuật. Chính từ đó, các em thấy trong Tiếng Việt có:
doạ dẫm, doạ nạt, doạ già doạ non, đe doạ, hù doạ, doãi chân chèo,

77
doãi chân, doãi tay, phủ doãn, doãng chân ra, doạng chân, doanh
lợi, doanh nghiệp, doanh thu, doanh số, doanh trại, chuyên doanh,
hợp doanh, kinh doanh, liên doanh, quốc doanh, tư doanh, tự doanh,

Ngoài ra, những tiếng của từ Hán - Việt mang thanh ngã,
thanh nặng thì viết với “d” ( diễn biến, diện tích, diệu kì, diệu kế, diện
mạo, diện kiến, diễm phúc, diễn xuất, diễn văn, diệt chủng, diệt vong,
diện kiến, dục vọng, duyệt binh, dưỡng đường, dưỡng sinh,…); còn
mang thanh hỏi, thanh sắc thì viết với “gi” (giải thích, giả định, giám
sát, đơn giản, giáo sư, giải cứu, giải đáp, giải ngũ, giải nhiệt, giải
oan,giải pháp, giải phẫu, giải phóng, giải mã, giải tán, giải thể, giải
trí, giám định, giám hộ, giám khảo, giám mục, gián điệp, giản lược,
giấc nồng, gián tiếp, gián thu, gián đoạn, giáng hoạ, giáng phúc,
giáng sinh,…
Khi học sinh nắm được thủ thuật này rồi, tôi cho học sinh luyện
tập các dạng bài tập sau:
Bài 1: Điền “d” hoặc “r” hay”gi” vào chỗ chấm:
…iệt chủng, …ải pháp, …ám khảo, liên …oanh, đe …oạ,
quốc …oanh, …án tiếp, …áng sinh,…
Bài 2: Em hãy gạch dưới các từ, tiếng viết sai lỗi chính tả
rồi sửa lại cho đúng:
dám khảo roạ dẫm dáng phúc
roãi tay rám mục dán đoạn
Bài 3: Viết đoạn văn sau:
Cô giáo bước vào lớp, chúng em đứng dậy chào. Cô
mỉm cười vui sướng nhìn chúng em bằng đôi mắt dịu hiền. Tiết học
đầu tiên là tập đọc. Giọng cô thât ấm áp khiến cả lớp lắng nghe. Cô
giảng bài thật dễ hiểu. Những cánh tay nhỏ nhắn cứ rào rào đưa
lên phát biểu. Boongxhooif trống vang lên. Thế là hết tiết học đầu

tiên và em cảm thấy rất thích thú.
Các em sau khi đã được trang bị thủ thuật nên làm bài rất tốt.
Cứ như vậy, thường xuyên chúng ta giao bài luyện tập chắc chắn các
em viết chính tả rất tốt, hạn chế rất nhiều lỗi chính tả có thể xảy ra.
Sau khi các em đã nắm chắc thủ thuật này rồi, tôi tiếp tục
hướng dẫn các em nắm thủ thuật thứ hai.
2/ Thủ thuật dựa vào cách láy âm đầu:
* Xét về mặt láy âm, “r” không láy với “d” và “gi”. Đối với
“r”có ba kiểu láy âm, điệp âm cho sự phân biệt. Những từ láy âm điệp
âm đầu với “r” có sắc thái nghĩa riêng mà những từ láy âm điệp âm
88
đầu với “d” và “gi” không có. Những từ láy âm điệp âm đầu với “r”
mô phỏng tiếng động, chỉ sự rung động, chỉ sắc thái của ánh sáng. Tôi
lần lượt hướng dẫn các em nắm được các cách viết này.
+ Những từ láy âm điệp âm đầu với “ r” mô phỏng tiếng
động như: ra rả, rả rích, rào rào, rầm rầm, rầm rập, rì rầm, rúc rích,
réo rắt,rêu rao, rền rĩ, rên rỉ, róc rách, rúc rích, răng rắc, rành rọt,
rộn rã, rì rào,…
+ Những từ láy âm điệp âm đầu với “r” chỉ một sự rung
động, điều mà ta không thấy ở các từ láy âm với “gi”, “d” như: run
rẩy, rung rinh, rưng rức, rùng rợn, rờn rợn, rơm rớm, rưng rưng,
rộn ràng, …
+ Những từ láy âm điệp âm đầu với “r” chỉ sắc thái của
ánh sáng như : rạng rỡ, roi rói, rần rập, rực rỡ, rỡ ràng,…
Ngoài ra còn một số từ láy âm “r” khác không thuộc ba loại
trên như : rối ren, rác rưởi, rải rác, rảng rang, rủ rê, răm rắp, rón
rén, rẻ rúng, rầm rộ, rã rượi, riết róng, rôm rả, rộng rãi, rờ rẫm, rơm
rác, rún rẩy, rủng rỉnh, rụt rè, rục rịch, rườm rà,
Sắc thái miêu tả của những từ láy âm với “ r” là rất mạnh cho
nên sự lẫn lộn “d”, “gi” về mặt từ láy là tương đối ít ở các em.

** Đối với “ d” và “gi”thì chỉ điệp âm đầu với chính nó mà
thôi.
Các từ láy điệp âm đầu với “d” là: dai dẳng, dài dạc, dại dột,
dắt díu, dí dỏm, dở dang, dõng dạc, dông dài, dồn dập, dửng dưng,
dãi dầu, dan díu, dạn dày, dạt dào, dạt dề, dằn dỗi, day dứt, dành
dành, dàu dàu, dành dụm, dăng dăng, dầm dề, dân dã, dần dà, dần
dần, dật dờ, dây dưa, dị dạng, dính dáng, dìu dắt, dịu dàng, dìu dặt,
doạ dẫm, dỗ dành, dồi dào, dơ dáng, du dương, dớn dác, duyên
dáng,dập dềnh, dặt dìu, diêm dúa, dò dẫm, do dự, dong dỏng, dùng
dằng, dư dả, dữ dội, …
Các từ láy điệp âm đầu với “gi” là: gia giảm, giữ gìn, giậm
giật,gióng giả, giục giã, giông giống, giãy giụa, giặc giã, giẹo giọ,
giệch giặc, giềnh giàng, giệnh giạng, giữ giàng, giậm giật, giàn giụa,
giun giủi, …
Sau khi đã có một hệ thống các từ láy “r”, “d”, “gi” các em
cần ghi nhớ các từ này theo kĩ năng học thuộc, nhớ lâu để áp dụng.
Cho nên hàng ngày, tôi thường cho các em thi đua kể các từ láy trong
nhóm học tập, thi kể trước lớp. Mặt khác, tôi cho các em làm một số
bài tập sau:
99
Bài 1 : Trong những câu sau, từ nào viết sai chính tả. Em
hãy viết lại cho đúng:
- Suối chảy dóc dách. - Cánh hoa rung rinh.
- Nụ cười rạng rỡ. - Chân bước rộn ràng.
- Sức khoẻ rẻo rai. - Khúc nhạc du dương.
Bài 2 : Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo ra từ
láy thích hợp: A B
rực dàng

giục rỡ

dịu dự
danh giã
Bài 3: Học sinh viết một đoạn văn có nhiều từ láy âm đầu d/ r
/gi để củng cố về từ láy.
Với phương pháp này, tôi thấy các em rất có hứng thú làm bài
và làm bài đạt kết quả cao. Trên cơ sở đó, tôi tiếp tục hướng dẫn các
em thủ thuật thứ ba.
3/ Thủ thuật dựa vào cách láy vần:
Như chúng ta đã biết, ngoài láy âm còn có láy vần. Qua
tìm hiểu về từ láy đối với “d” hoặc “r” hay “gi”, chúng ta thấy “r” còn
láy với âm đầu khác còn “d”, “gi” thì không. Chính vì vậy, chúng ta
cần hướng dẫn cho học sinh một mẹo nhỏ là: nếu gặp một từ láy mà
không biết rõ viết với “r” hoặc “d” hay “gi” mà tiếng đó lại láy âm
với âm khác thì tiếng đó sẽ viết với “r”, trừ một số trường hợp là viết
với “d” như: lẹt dẹt/ lẹt rẹt, lầm rầm / lầm dầm, …Sau đó, giáo viên
hướng dẫn học sinh nắm được “r” láy với các âm nào, rồi hướng dẫn
các em tập hệ thống các từ láy đó. Cuối cùng giáo viên nên mở rộng
cách viết ở một số từ khác. Thông thường “r” hay láy với các âm đầu
sau:
+ “b” láy với “r”: bứt rứt, bủn rủn, bối rối, bịn rịn, bộn rộn,
bời rời,
+ c (k) láy với “r” :cập rập, co ro, kèo rèo, cọm rọm, cà rà,
cao ráo,…
Ngoài ra, “r” còn láy với một số âm đầu khác, song rất ít gặp.
1010
Với thủ thuật này, các em rất thích tìm hiểu và phát hiện từ
mới. Để ren cho các em có kĩ năng, kĩ xảo khi viết, tôi cho học sinh
làm một số bài tập sau ;
Bài 1: Điền “r” hay “d” hoặc “gi” vào chỗ chấm trong
đoạn văn sau:

Cứ mỗi ngày, lịch lại thay một gương mặt mới, …ạng …ỡ
và vui vẻ. Vào ngày chủ nhật, lịch thay chiếc áo …ản …ị hàng
ngày bằng màu sắc đỏ tươi, làm ửng hồng cả trang …ấy trắng
tinh. Mỗi lầnđưa tay lên bóc tờ lịch, em cảm thấy nó quyến luyến vì
phải từ biệt ngôi nhà yêu …ấu của nó để …a đi.
Bài 2: Tìm từ láy theo yêu cầu của giáo viên đề ra.
Bài 3 : Viết đoạn văn ngắn có ít nhất 3 từ láy.
Được luyện tập nhiều các em đã nắm tương đối chắc các thủ
thuật trên. Để giúp các em có phương pháp phân biệt d/r/gi tốt hơn,
tôi tiến hành hướng dẫn các em hệ thống một số từ thường chỉ viết
với “d” hoặc “r” hay “gi”.
4/ Hệ thống các từ thường chỉ viết với “d” hoặc “r’
hay “gi’:
Thủ thuật này giúp các em nắm được một hệ thống các từ
thường chỉ viết với “d” hoặc “r” hay “gi”. Để thủ thuật này đến với
các em một cách tự nhiên, chúng ta nên tổ chức cho các em thi đua
tìm từ theo nhóm rồi tiến hành củng cố, giới thiệu thêm một số từ
khác nữa.
* Các từ thường chỉ viết với “d” là: diện, diễn, doanh, doạ,
doãng, diệu, doãn, duyên, duyến, duy, duyệt, dư, dưng, dửng, dài,
dưỡng, dược, dự, duỗi, dũng,dõng,doá, diều, diêm, diềm, diễm,diệt,
dịch, diếc, dẫn, dấp, …
*Các từ thường chỉ viết với “r” là : rõ, rết, rách, rợ, rịn, rộn,
rèo, rẩy, rủ, rau, rèn, rút, rợi, rét, rát, rạch, ráy, rắc, rắn, rên,
rệp,rọi, rổ, rộng, rỗng,rơm, rớm , rởm, rợp, rúc, rủi, ruốc, ruộng,
ruồng, ruột, rụt, rửa, rước, rươi, rực, rướm, rườm, rượu,…
* Các từ thường chỉ viết với “gi” là: giúp, giẹo, giếng, giản,
giảm, giam, giảng, giãn, giẵm, giấc, giật, giọng, gióng, giũa, giựt,…
Ngoài ra, tôi còn kết hợp hướng dẫn học sinh nắm được vốn
từ ghép có tiếng viết với “d” hoặc với “r” hay với “gi”.

+ Các từ ghép có chứa tiếng viết với “d”:bán danh, bán diện,
bao dung, bảo dưỡng, bạo dạn, bát diện, bầu dục, bén duyên, bẹp
dúm, bẹp dí, bí danh, bia danh, biến dạng, biên dịch, biểu diễn, biểu
dương, biệt danh, biệt dạng, biệt dược, bình dân, bóng dáng, bồi
1111
dưỡng, bỗng dưng, bút danh, cải danh, can dự, căn dặn, cấp dưỡng,
cầu dao, câu dầm, chân dung, chi dùng, chỉ dẫn, chính diện, chỗi
dậy, chu du, chú dẫn, chưng diên, co dãn, công danh, công dân, công
dụng, cưỡng dâm, dàn bài, dáng chừng, danh bạ, danh lợi, danh
mục, danh nghĩa, danh hiệu, danh hoạ, danh ngôn, danh nhân, dàn
hoà, dàn cảnh, danh phân, danh thiếp, danh thủ, danh tiếng, danh
tiết, danh từ, danh vọng, danh y, dáng vẻ, dáng chừng, dao động, dạo
mát, dày sít, dân ca, dân chài, dân chủ, dân công, dân lập, dân
phòng, dân trí, dân sinh, dân sự, dân tộc, dân vận, dấn thân, dẫn
cưới, dẫn chứng, dẫn đầu, dẫn điện, dẫn hoả, dẫn nhiệt, dấu tay, dầu
xăng, dây cáp, dây trần, dây xích, dấy loạn, dây chuyên, dè sẻn, dậy
mùi, dậy thì, dễ thương, dệt kim, di bút, di cư, di chúc, di chuyển, di
động, di sản, di tản, di tích, di truyền, di vật, dĩ nhiên, dĩ vãng, dị
đoan, dị nghị, dị ứng, dịch hạch, dịch tễ, dịch tả, dịch vị, dịch vụ,
diêm sinh, diễm lệ, diễm phúc, diễn biến, diễn đàn, diễn đạt, diễn tả,
diệu kế, diệu kì, diên tích, diện mạo, diệt chủng, diệt vong, dịu ngọt,
do thám, doanh thu, doanh thương, dọc ngang, dòm ngó, doanh
nghiệp, doanh số, dối trá, dốt nat, du đãng, du học, du hành, du
khách, du kích, du mục, du nhập, du thuyền, du xuân, dục vọng, dùi
cui, dung nhan, dung sai, dung thân, dung môi, dung mạo, dung túng,
dung tích, dũng cảm, dũng khí, dũng mãnh, dụng cụ, dụng ý, duy
nhất; duyên cớ,duyên kiếp, duyên nợ, …
+ Các từ ghép có chứa tiếng viết với “r”: bán rao, bận rộn,
bệ rạc, bí rợ, bỏ rơi, bỏng rạ, búa rìu, cà rốt, cà rỡn, cà ri, cà rá, càn
rỡ, cắt ruột, chân rết, chân răng, trầu rìa, chín rục, chui rúc, chuột

rút, chửi rủa, co rút, cống rãnh,rã họng, rách bươm, ràng buộc, râu
câu, ranh con, rành mạch, rạng đông, rẻ mạt, reo hò, rét buốt, rối
bời, rối loạn, rỗng tuếch, rộng lượng, rùm beng, rung cảm, rút cuộc,
rung cảm,rượu chè, rượu, chổi, rượu tăm, rượu thuốc, hò reo,…
+ Các từ ghép có chứa tiếng viết với “gi” : bàn giấy, bát
giác, băng giá, bắt gió, khai giảng, bế giảng, biên giới, biện giải,
bóng gió, bột giặt, bờ giậu, cải giá, can giá, cảnh giác, cáo gian, cầm
giá, cất giấu, chân giả, chém giết, chú giải, chứng giám, co giật,
cướp giật, cứu giúp, thế giới, gia bảo, gia cảnh, gia công, gia cư, gia
dụng, gia đạo, gia hạn, gia nghiệp, gia quyến, gia sản, gia súc, gia
tốc, gia tài, gia tăng, gia thất, gia tiên, gia truyền, giá vị, giá biểu,
giá lạnh, giá thành, giá thú, giá trị, già cả, già cỗi, già họng, giả bộ,
giả dạng, giả danh, giả mạo, giả tưởng,giả thiết, giác mạc, giác ngộ,
giác quan, giai cấp, gai điệu, giai đoạn, giai phẩm, giải cứu, giải
1212
đáp, giải độc, giải khát, giải khuây, giải lao, giải mã, giải nghệ, giải
ngũ, giải nhiệt, giải oan, giải pháp, giải phẫu, giả phóng, giải quyết,
giải tán,giải tích, giải toả, giải thể, giải thoát, giải thưởng, giải trí,
giải trừ, giải vây, giãi bày, giám định,giám hộ, giám khảo, giám sát,
giám thị, giảm sút, giảm thọ, gian ác, gian khổ, gian lận, gian manh,
gian tham, gian thương, gian truân, gián điệp, giả lược, giang sơn,
giang hồ, giao ban, giao bóng, giao ca, giao cấu, giao dịch, giảng
hoà, giảng đường, giạng háng, giáng chức, giáng hoạ, giáng sinh,
giao đấu, giao điểm, giao hữu,giao kèo, giao kết, giao lưu, giao tiếp,
giao thiệp, giao thông, giao thừa, giao ước, giáo án, giáo sĩ, giáo
sinh, giáo sư, giáo trình, giáo hoá, giáo hoàng, giáo hội, giáo huấn,
hiaos khoa, giáo lý, giáo viên, giảo quyệt, giáp mặt, giáp ranh, giàu
sụ, giãy nẩy, giằng co, giấc nồng, giật lùi, giây lát, gièm pha, gieo
cấy, gieo neo, giẹp lép, giọng lưỡi, giới hạn, giới nghiêm, giới tính,
giúp ích, giúp việc, giữa chừng, giữ miếng, giữ lời, giường thờ,…

Với thủ thuật này, tôi đã trang bị cho các em được rất nhiều từ
cần lưu ý khi viết với “d” hoặc “r” hay “gi”. Song đòi hỏi ở các em sự
chăm chỉ luyện tập để ghi nhớ, đòi hỏi các em phải luyện viết nhiều
các văn bản có nhiều d/r/gi. Cho nên, thường xuyên hàng ngày, tôi
luyện cho các em viết một lần các văn bản có nhiều hiện tượng chính
tả này, rồi giao bài cho các em luyện tập thêm ở nhà.

* Tóm lại: Với các thủ thuật mà tôi đã trình bày ở trên, các
em sẽ có rất nhiều kiến thức để viết đúng các từ, tiếng viết với “d”
hoặc “r” hay “gi”, các em sẽ rất tự tin khi viết đến các từ, tiếng này.
Từ đó, các em có khả năng giao tiếp tốt, phát âm chuẩn xác hơn. Đó
là mong muốn lớn của tôi.

V// Tổng kết kinh nghiệm:

Trên đây tôi đã trình bày các phương pháp, thủ thuật để
giúp các em có khả năng viết đúng chính tả các từ, tiếng có phụ âm
d/r/gi. Với các thủ thuật này, tôi đã áp dụng ở rất nhiều năm nay rồi,
với tất cả các đối tượng học sinh. Mỗi năm trôi qua, cùng với kinh
nghiệm của mình, tôi nhận thấy kết quả được nâng lên rõ rệt ở từng
tháng. Với năm học này, tính đến tháng tư, để năm được kết quả, tôi
đã tiến hành cho các em nghe- viết một đoạn văn sau:
“…Để rồi đến một ngày được bà đưa về quê tôi mới nhận
ra một điều thiêng liêng lắm. Dường như, khi mẹ tôi sinh ra tôi, mẹ
1313
đã để cho hình bóng quê hương in vào tâm khảm tôi từ lúc nào
không rõ.Quê hương đúng như những gì tôi vẫn nghĩ. Cái mùi
rơm rạ,mùi đất, mùi lúa chín…hiển hiên mồn một quanh tôi, thân
quen như người con đi lâu ngày trở về với mẹ. Cái cảm giác ấy tôi
biết rằng chỉ có những người thật sự yêu quê hương dù chưa một

lần được thấy hình ảnh của nó mới có được.”
Sau khi chấm bài xong, tôi đã hệ thống kết quả cụ thể như
sau:
Tổng số HS 9- 10 7- 8 5- 6 1- 4

30
SL %
18 60
SL %
12 40
SL %

0 0
SL %
0 0

Bên cạng đó, tôi cũng nhận thấy được sự thích thú học theo
phương pháp này của các em . Mỗi lần các em được tìm hiểu một thủ
thuật mới, các em lại có thêm được một kiến thức sâu rộng hơn, hiểu
sâu hơn về thủ thuật đã biết. Điều đó đều có ý thức, kĩ năng tìm tòi,
nhận biết cao hơn về cách viết chính tả đúng không phải chỉ dừng lại
những chữ viết với “d” hoặc “r” hay “gi” mà còn với các phụ âm
khác cần so sánh. Đối với học sinh trung bình khá trở lên, số lượng
các em viết đúng rất cao, rất ít xảy ra sai ở các chữ được phân biệt;
còn đối với học sinh yếu, tỉ lệ các em viết nhầm lẫn giữa “d” với “r”
hay “gi” giảm đi rất nhiều. Với kết quả trên, tôi muốn nói rằng: Nếu
các đồng nghiệp đi sâu vào sự nghiên cứu các thủ thuật này thì chắc
chắn sự viết sai nhầm chính tả giữa d/r/gi không còn nữa hoặc ít xảy
ra. Với phương pháp này càng làm tăng thêm hứng thú học tập cho
học sinh. Các em đều có ý thức, kĩ năng viết đúng, viết đẹp hơn so

với trước. Tất nhiên, đó không phải là “một sớm, một chiều” mà cả
một quá trình công phu rèn luyện mới thành công được.

VI/ Phân tích tổng hợp những bài học kinh
nghiệm:
Trải qua nhiều năm theo dõi học sinh luyện tập viết đúng
chính tả ở mỗi cặp âm, vần khác nhau, tôi nhận thấy học sinh viết
đúng chính tả nói chung hay viết đúng các từ, tiếng có chứa âm d/r/gi
nói riêng hay không, phần lớn phụ thuộc vào các em nắm thủ thuật
viết đúng chính tả như thế nào, ý thức rèn luyện ra sao. Từ đó, mỗi
chúng ta đều biết cần nên hướng dẫn các em nắm được các thủ thuật
viết đúng chính tả ở mỗi cặp âm cần so sánh là điều tất nhiên. Bên
1414
cạnh đó, chúng ta cần phải hướng dẫn các em nắm được phương pháp
tiếp nhận các thủ thuật đó một cách có ý thức, chủ động rèn luyện.
Điều đó không phải dễ dàng đối với tất cả các đối tượng học sinh.
Cho nên, khi hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả, chúng ta cần
phải:
1.Trong các tiết học chính tả ,giáo viên phải gây hứng
thú cho học sinh vào việc phát hiện ra cách viết đúng chính tả ở các
chữ cần thiết, chẳng hạn các chữ viết với “d” hoặc “r” hay “gi”, giúp
học sinh thích thú rèn chữ viết đúng, viết đẹp.
2. Chúng ta nên gợi mở kích thích hướng học sinh tự tìm
tòi, phát hiện ra các thủ thuật để viết đúng chính tả, biết cách nhận
biết so sánh theo từng cặp âm (vần) dễ lẫn.
3. Cần rèn luyện cho học sinh có ý thức, thói quen viết
đúng chính tả, các em phải biết bực mình khi đưa cây bút viết nhầm
(sai) một lỗi chính tả nào đó.
4. Khi dạy chính tả, chúng ta phải coi việc rèn viết đúng
chính tả như một “công trình” xây dựng lâu dài, không nóng vội mà

phải kiên trì khắc phục, rèn luyện.
5. Giáo viên khi dạy phải thường xuyên thay đổi hình
thức luyện tập , phải đưa ra được một số hình thức đối chiếu đúng -
sai để học sinh tự khảng định kiến thức của mình.
6. Khi dạy, giáo viên phải chú trọng phương pháp luyện
tập có ý thức.
VII/ Những điều còn bỏ ngỏ:
Trên đây tôi đã trình bày phương pháp rèn cách viết đúng
cho học sinh ở những tiếng viết bởi phụ âm “d” hoặc “r” hay “gi”, áp
dụng cho mọi đối tượng học sinh từ giỏi đến yếu kém, phương pháp
nào đi chăng nữa thì vẫn có mặt hạn chế của nó. Đó là sự tiếp thu
kiến thức của học sinh yếu kém. Các em học sinh yếu kém có kiến
thức từ vựng kém nên sự tiếp thu và vận dụng các thủ thuật còn hạn
chế, chưa sâu sắc. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 3, sự nhận thức về
cấu tạo âm tiết còn chưa chắc chắn, kiến thức về từ láy chưa biết
nhiều. Bên cạnh đó, mỗi văn bản có một sắc thái riêng, dẫn đến cách
viết cũng phải phụ thuộc theo. Cho nên khi dạy, giáo viên phải hướng
dẫn chậm, chắc kết hợp luyện tập thường xuyên thì các emmowis
nắm các thủ thuật viết chính tả tốt được. Mặt khác, muốn đồng bộ các
em đều viết đúng, phát âm đúng những từ, tiếng viết với “d” hoặc “r”
hay “gi” thì đòi hỏi phải có sự kiên trì, chịu khó rèn luyện học hỏi của
các em, sự kiên trì hướng dẫn học sinh viết đúng ở giáo viên là rất
1515
quan trọng. Tôi luôn coi đây là một bài toán khó nhất mà đòi hỏi mỗi
người giáo viên chúng ta không ngừng suy nghĩ, tìm tòi các phương
pháp giảng dạy phù hợp nhất để học sinh là số liệu trả lời cho lời giải
của bài toán này.
VIII/ Khả năng vận dụng vào thực tiễn:

Vừa rồi tôi đã trình bày một số thủ thuật viết đúng chính

tả ở các tiếng viết với d/ r/ gi.Với phương pháp này chúng ta vận
dụng dạy đối với tất cả học sinh, áp dụng cho mọi giáo viên thì kết
quả dạy chính tả đạt rất cao. Bởi đó là những thủ thuật viết đúng
chính tả dễ gần, dễ hiểu đối với các em. Điều quan trọng là các em đã
và dần dần nắm được hết các thủ thuật viết đúng chính tả nói chung,
viết đúng các từ, tiếng có chứa âm d/ r/gi. Mặc dù vẫn còn hạn chế ở
một số yếu kém, nhận biết chậm, sự chuyên cần chưa cao. Song khi
dạy, mỗi người giáo viên chúng ta đều phải từ từ hướng dẫn học sinh
nắm được lần lượt các thủ thuật đó. Đối với học sinh giỏi, yêu cầu
các em phải viết đúng, viết đẹp và hiểu các thủ thuật. Đối với học
sinh trung bình khá thì chỉ các em nắm được các thủ thuật và viết
đúng là tốt, biết phat hiện và sửa sai lỗi chính tả. Đó cũng là mong
muốn của mỗi người giáo viên chúng ta.
Phần III: Kết luận
I/ Kết quả thành công:
Với nhiều năm nghiên cứu các thủ thuật viết đúng chính
tả, tôi rút ra được khá nhiều kinh nghiệm. Cho nên, ngay từ đầu năm
học, tôi đã tiến hành áp dụng phương pháp này khi dạy chính tả. Cứ
sau mỗi một thủ thuật, tôi lại tiến hành kiểm tra một lần. Sau khi
chấm bài xong, tôi thấy rất mẫn nguyện với kết quả viết bài của các
em, các em không chỉ viết đúng mà các em còn viết rất đẹp, đúng
cách trình bày của mỗi thể loại văn bản. Điều quan trọng là các em đã
luôn biết chú ý đến lỗi chính tả có thể xảy ra. Điều đó chứng tỏ rằng
tôi đã trang bị được cho các em các thủ thuật rất sâu sắc , tạo cho các
em niềm say mê, hứng thú học tập rất tốt. Cũng có thể nói đây chính
lả kết quả thành công lớn của chúng ta. Thông qua sự vận dụng
phương pháp này, tôi thấy đây cũng là phương pháp rất phù hợp với
mọi đối tượng học sinh, giúp các em dễ dàng tiếp thu và rèn được sự
1616
chuyên cần trong học tập. Vậy nên, khi dạy học chính tả nói riêng,

dạy các môn học nói chung, chúng ta cần chuyên sâu nghiên cứu các
phương pháp giảng dạy tốt nhất, giúp cho các em có được một kiến
thức sâu rộng hơn. Tôi tin chắc rằng nếu chúng ta quyết tâm, chúng ta
sẽ thành công lớn trong giảng dạy.
II/ Phương hướng tiếp tục hoàn thiện:
Hàng ngày, hàng giờ đứng trên bục giảng, tôi đều chú
trọng tới sự rèn luyện chữ viết của các em, mong sao các em ngày
một viết đúng, viết đẹp hơn. Có như vậy dần dần mới phát hiện ra
nguyên nhân học sinh viết sai từ đâu rồi sẽ đề ra phương pháp sửa sai
cho học sinh , hướng các em biết phân biệt, so sánh các cặp phụ âm
khác nhau, các cặp vần khác nhau. Sau đó sẽ từng bước hướng các
em tới những thủ thuật theo ý muốn của mình để các em làm bài tập
tốt theo yêu cầu cụ thể đối với học sinh lớp 3. Mong muốn của tôi là
mình sẽ cố gắng học hỏi các đồng nghiệp, đọc thêm sách báo để trau
dồi kiến thức cho bản thân, rồi từ đó suy nghĩ, tìm tòi ra các ý tưởng
mới, phương pháp tuyệt diệu nhất để dạy phân môn chính tả nói
riêng, môn Tiếng Việt nói chung. Có được như vậy, thực sự tôi mới
rất tự tin khi đứng tên bục giảng, thực sự mỗi ngày lên lớp là một
ngày vui.

1717
III/ ý kiến đề xuất:
* Đối với giáo viên: Chúng ta hãy tích cực dự giờ, học
hỏi đồng nghiệp, chuyên cần đọc sách báo nói về phương pháp giảng
day ở tất cả các bộ môn để trau dồi các phương pháp dạy học cho bản
thân.
* Đối với tổ chuyên môn :Ngay từ đầu năm, tổ sẽ lập
được kế hoạch chuyên môn của hàng tuần, hàng tháng, nên chú trọng
các biện pháp, hình thức đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các
môn học, giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà

trường.
*Đối với nhà trường: Thường xuyên hàng năm phát
động sâu rộng phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm tới toàn thể giáo
viên. Động viên khen thưởng kịp thời các sáng kiến kinh nghiệm đạt
kết quả cao.
*Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên hàng năm tổ
chức thu và chấm sáng kiến kinh nghiệm sớm hơn mọi năm, rồi gửi
các sáng kiến hay về các trường để đồng nghiệp học hỏi.
IV/ Lời kết:
Trên đây, tôi vừa trình bày phương pháp giúp học sinh
viết đúng chính tả các từ, tiếng viết với “d” hoặc “r” hay “gi”, một
mặt tôi muốn góp một phân nhỏ vào việc đổi mới phương pháp day
học phân môn chính tả nói riêng , môn Tiếng Việt nói chung. Mặt
khác, tôi muốn các đồng nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến xây dựng
để cho tôi hoàn thiện phương pháp này hơn. Kính mong cácđồng
nghiệp xem xét và đóng góp ý kiến nhiệt tình để tôi có nhiều thành
công trong sự đổi mới phương pháp dạy học hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn !

Hoàn Long, ngày 2 tháng 5 năm 2011.
Người viết
Nguyễn Thị Tuyết Hạnh.
1818
Mục lục
STT Nội dung Trang
1. Phần I: Mở đầu 1
2. I. Lý do chọn đề tài 1
3. II. Mục đích nghiên cứu 2
4. III. Đối tượng nghiên cứu 2
5. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6. V. Phương pháp nghiên cứu tiến hành 3
7. VI. Phạm vi nghiên cứu 3
8 . VII. Dự kiến kế hoạch nghiên cứu 4
9. Phần II - Nội dung 5
10. I. Cơ sở lý luận 5
11. II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
12. III. Thực trạng của dạy và học 6
13. IV. Những kinh nghiệm giải pháp chỉ đạo 7
14. V. Tổng kết kinh nghiệm 13
15. VI. Phân tích tổng hợp những bài học kinh nghiệm 14
16 . VII. Những điều còn bỏ ngỏ 15
17. VIII. Khả năng vận dụng vào thực tiễn 15
18. Phần III - Kết luận 16
19. I. Kết quả thành công 16
20. II. Phương hướng tiếp tục hoàn thiện 16
21. III. ý kiến đề xuất 17
22. IV. Lời kết 17
1919
Đánh giá nhận xét của hội đồng khoa học
trường tiểu học hoàn long



















Đánh giá nhận xét của hội đồng khoa học
ngành GD & ĐT huyện yên mỹ


















2020

×