Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy tập làm văn miêu tả lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.87 KB, 11 trang )

Một số biện pháp đổi mới phương pháp
dạy môn Tập làm văn miêu tả ở lớp 4
Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng
mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan trực tiếp của mình.
Phần Mở đầu

I/ Lý do chọn đề tài
Môn tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4, bản thân tôi đang là
giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình thay đổi kỹ năng sống
vào môn tập làm văn, môn đạo đức, khoa học, nên bản thân cần phải nỗ lực phấn đấu
đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh . Nhìn từ phía khoa học và công nghệ
thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên tri thức. Thời đại văn minh
mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền
kinh tế dựa trên khoáng sản là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh
thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố: Thông tin- Tri thức trở thành tài nguyên quan
trọng nhất. Khoa học- Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất và trực tiếp. Hàm lượng trí
tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng là máy tính cá nhân và Internet là
phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất.
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy
và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ
giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.
Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp
các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với
môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành
trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh
và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn
thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và
câu, chính tả, kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần
có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai


sau.
II/ Cơ sở thực tiễn
- Đổi mới việc dạy cũng thế, trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự
sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập
làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu
vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài SGK Tiếng Việt
thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn
đa dang, phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn
lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ
lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách
cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt.
Từ những lý do khách quan và chủ quan trên để khắc phục những hạn chế trong việc dạy
Tập làm văn ở Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã
chọn nghiên cứu dề tài: "Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy môn Tập làm
văn miêu tả ở lớp 4".
phần Nội dung

Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng
mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan trực tiếp của mình. Văn
miêu tả là thể loại văn bản mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể
của người viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ giầu
sức gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ.
Kết cấu bài văn miêu tả cũng tuân thủ kết cấu 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể hiện tình cảm, quan hệ của người miêu tả với
đối tượng miêu tả.
+ Thân bài: Tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu tả ở những góc nhìn nhất
định.
+ Kết luận: Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ trực tiếp của người miêu tả
và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả.


Như vậy, bài văn là một văn bản gồm ngôn từ, nội dung chứa trong ngôn từ chính là văn.
Văn và ngữ luôn sóng đôi với nhau: văn cần đến ngữ để biểu hiện, ngữ cần đến văn để
nói nên ý nghĩa. Văn là nghệ thuật của ngôn từ, văn là cái đẹp, có người lại nói văn học là
nhân học, văn học là tình cảm, đạo đức lý tưởng, là tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên
và con người. Văn có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người
thêm phong phú và sâu sắc.
Chương trình Tập làm văn lớp 4 gồm 68 tiết, trong đó văn miêu tả chiếm 38 tiết gồm các
mảng kiến thức sau:
- Thế nào là miêu tả?
- Quan sát để miêu tả cho sinh động.
- Trình tự miêu tả ( Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối ).
- Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả ( Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối)
Các kiến thức trên được cụ thể hóa thành hai loại bài. Đó là, loại bài hình thành kiến thức
và loại bài luyện tập thực hành.
I/ Thực trạng việc dạy Tập làm văn - Thể loại văn miêu tả lớp 4.
1/ Tình hình chất lượng học tập môn Tiếng Việt và phân môn Tập làm văn của học sinh.
Chương trình phân môn tập làm văn lớp 4 hiện đang học thể loại bài miêu tả, nhìn chung
các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài làm của các em còn viết theo
một khối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em
chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa….
Tóm lại: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phân môn luyện từ và câu nhưng khi
áp dụng vào viết văn thì các em thường mắc các lỗi trên, kết hợp với việc chưa biết sử
dụng các biện pháp nghệ thuật, vốn từ lại nghèo nàn nên bài văn miêu tả của các em còn
khô khan, lủng củng, nghèo cảm xúc. Bài văn trở thành một bảng liệt kê các chi tiết của
đối tượng miêu tả.
Kết quả cụ thể như sau:

Lớp Số HS
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm dưới TB

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
4B 23 2 8,7% 7 30,4% 12 52,2% 2 8,7%

Từ thực trạng việc dạy học phân môn Tập làm văn nói chung và việc dạy học làm văn
miêu tả ở lớp 4 nói riêng tôi thấy cần thiết để có những biện pháp sáng tạo trong văn
miêu tả lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học.
II/ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả lớp 4.
1- Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi
đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp:
Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh Tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu
những điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em quan sát, cách tư duy về
đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng
về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩa sâu
sắc khi miêu tả.
ở tuổi học sinh Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của một
quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp xếp theo một trình
tự nhất định. Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả sẽ càng
thuận lợi bấy nhiêu.
Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc,
tạo nên cái " hồn" chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở
các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng
tới cái thiện.
2- Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay từ tiết đầu tiên
của thể loại bài này.
Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù
có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại
những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng,
đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái riêng biệt của mỗi người.
Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: "Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân
thật". Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của ngườu

viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết "bịa" một cách tùy ý. Để tả
hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo,
giả dối, bệnh công thức sáo rỗng, thói già trước tuổi.
Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được: trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải
là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, đây là một trong
những miêu tả trong sinh học, địa lý… và các thể loại văn khác.
Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích
mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ
hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn.
3- Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp và
giải pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết.
Muốn một bài văn hay, có "hồn", có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ phong phú và
phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp, Chính vì vậy giáo viên cần chú ý
cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc, luyện từ và câu và cả trong khi dạy các môn
khác hay trong những buổi nói chuyện trong các tiết sinh hoạt. Hướng dẫn các em lập sổ
tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một từ hay, một câu văn hay các em ghi
vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng.
Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt
câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,
có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm.
* Khi làm một bài văn miêu tả về con mèo chúng ta cần miêu tả:
- Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng ngọc.
Giáo viên hỏi: Em nào nhận xét cách đặt câu hỏi của bạn? Học sinh có thể nhận xét: bạn
đã sử dụng biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng ngọc.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác để miêu tả cái đuôi của chú mèo
sao cho sinh động hơn:
- Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên, đăm chiêu nhìn và nghe
ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên.
- Hay: Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân thon dài mềm
mại, uyển chuyển trông thật đáng yêu.

Như vậy cùng là miêu tả về bộ lông của chú gà trống, cái đuôi của chú mèo nhưng những
câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm như các
câu trên thì hiệu quả khác hẳn, ta thấy miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình
cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe.
4- Tập làm văn và phân môn thực hành, tổng hợp tất cả những phân môn thuộc
môn Tiếng Việt , vì vậy muốn dạy tốt tập làm văn cần dạy tốt
Ví dụ: Khi học về câu kể Ai là gì ? học sinh hiểu tác dụng, cấu tạo của kiểu câu này, biết
nhận ra nó trong đoạn văn và từ đó học sinh biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc
nêu nhận định về một con người, một vật:
Chích bông là con chim rất đáng yêu.
Hoa đào, hoa mai là bạn của mùa xuân.
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
- Nội dung của bài văn có hấp dẫn, có lôi cuốn được người đọc hay không một phần phụ
thuộc vào hình thức biểu hiện bên ngoài của nó, đó chính là chữ viết. Vì vậy muốn có bài
văn hấp dẫn thì giáo viên chú ý rèn kỹ năng viết cho học sinh trong các giờ chính tả.
Chính tả giúp học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp và trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
- Nếu như tập đọc rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh, chính tả rèn kỹ năng viết cho học
sinh thì phân môn kể chuyện rèn kỹ năng nói hay cách nói khác là kỹ năng sản sinh văn
bản dưới dạng nói của học sinh. Kể chuyện vừa bồi dưỡng tình cảm, giúp học sinh biết
quý trọng người tốt, phê phán cái xấu, vừa giúp học sinh học tập cách miêu tả, cách diễn
đạt trong mỗi câu chuyện.
Tóm lại các phân môn của Tiếng Việt tuy mỗi phân môn có nội dung riêng, phương pháp
riêng nhưng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau mà luôn bổ sung cho nhau, kiến
thức của phân môn này hỗ trợ cho việc học những phân môn khác. Với phân môn Tập
làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của những phân môn khác, muốn học tốt Tập
làm văn học sinh cần học tốt các phân môn còn lại.
5- Hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài.
Bài văn không thể thiếu phần mở bài và kết bài, những phần này thường thu hút người
đọc, người nghe chú ý cách đặt vấn đề và cách cảm nghĩ về vấn đề mà người trình bày.
Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh xây dựng một đoạn văn mở bài và kết bài là rất

cần thiết.
- Đoạn văn mở bài: Có hai cách mở bài mà học sinh được học đó là mở bài trực tiếp và
mở bài gián tiếp. Không nhất thiết phải gò bó học sinh làm mở bài theo cách nào để cho
các em tự chọn cho mình cách mở bài hợp lý nhất và phù hợp với khả năng của từng em.
Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng
những câu thơ, những câu hát,…nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề, không lan man,
xa đề, không rườm ra. Giáo viên có thể cho học sinh làm việc nhóm đôi hoặc cá nhân tự
nêu cách vào bài của mình, sau đó cho các bạn nhận xét. Chẳng hạn với bài tả con mèo,
một học sinh mở bài:''Hè vừa rồi, mẹ em đi chợ mua được một con mèo tam thể. Chú ta
là thành viên thứ năm của gia đình em, nay đã được bốn tháng."
- Giáo viên nêu câu hỏi: Đây là cách vào bài nào?( trực tiếp)
- Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh nêu cách mở bài khác sinh động hơn:" Nhà em đã từ
lâu không có một chú chuột nào dám bén mảng tới vì có một chú lính gác cừ khôi, đó
chính là chú Mướp. Mướp ta đã được một năm tuổi, nó thật hiền dịu nhưng cũng thật
tinh nhanh, nó như người bạn thân của em."

Hay với đề bài miêu tả cây đa cổ thụ nơi làng quê, học sinh mở bài như sau:
"ở đầu làng em có một cây đa cổ thụ nó dễ phải bằng trăm năm tuổi. Cả làng gọi đó là
cây đa ông Đài , vì ông Đài là người trồng ra nó, nhưng ông Đài là ai, sống và chết từ
bao giờ thì cả làng không ai nhớ cả."
Học sinh khác lại viết:"Từ bến đò phía xa em đã nhìn thấy làng em. Phải qua một cánh
đồng bao la, một con đường liên xã dài hơn hai cây số, em đã nhìn thấy làng quê yêu
dấu: Cây đa cổ thụ in bóng xanh thẫm trên bầu trời. Mỗi lần đi xa về, em cảm động
tưởng như cây đa làng quê đang giơ tay vẫy chào, đón đợi."
Từ các cách mở bài khác nhau các em nhận xét và tìm ra ý đúng, ý hay để mở bài một
cách hợp lý nhất.
- Đoạn văn kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong bài văn nhưng lại rất quan
trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với đối tượng
miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình làm phần kết
luận khô cứng, gò bó, thiếu tính chân thực. Chủ yếu các em thường làm kết bài không mở

rộng, kết bài như vậy không sai nhưng chưa hay, chưa hấp dẫn người đọc. Vì vậy đòi hỏi
người giáo viên phải gợi ý để học sinh biết cách làm phần kết bài có mở rộng bằng cảm
xúc của mình một cách tự nhiên thông qua những câu hỏi mở, sau đó cho các em nhận
xét, sửa sai và chắt lọc để có được những kết bài hay.
ê"Cây gạo có thể sống đến nghìn năm. Nó là nhân chứng thầm lặng của dòng đời. Cô
giáo em nói thế. Đi học về, đứng trên bên đò, hoặc đi xa về, ngắm nhìn ba cây gạo, em
thấy lòng bồn chồn xôn xao. Cây gạo là hồn quê, là tình quê vơi đầy."
Văn chương không phải là sợ đúng, sai với làm văn đúng thôi chưa đủ phải thấm đượm
cảm xúc của người viết. Song tình cảm không phải thứ gò ép bắt buộc, tình cảm ấy phải
chân thực, hồn nhiên, xuất phát từ chính tâm hồn các em. Bài văn không thể hay nếu
thiếu cảm xúc của người viết, cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn thể hiện ở
từng câu, từng đoạn của bài. Vì vậy giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách bộc lộ cảm
xúc trong bài văn một cách thường xuyên liên tục, từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến
những tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, tiết viết bài và ngay trong tiết trả bài nữa.
6- Chuẩn bị kỹ càng phần củng cố bài trong các tiết tập làm văn:
Củng cố bài là phần chiếm không nhiều thời gian trong cả tiết học nhưng lại là lúc giáo
viên tóm tắt toàn bộ nội dung kiến thức của bài và mở ra hướng kiến thức mới cho tiết
học sau, vì vậy cần chú ý ở phần củng cố bài hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của các em.
- Như trên đã nói, cần giúp học sinh nhìn nhận mọi sự vật ở nhiều khía cạnh, góc độ khác
nhau, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của các em nên ở phần củng cố bài, giáo viên
không nên đưa ra những bài văn mẫu hoàn chỉnh làm các em bắt trước, sao chép, dễ tạo
cho các em cách làm văn sáo rỗng, na ná như nhau mà nên đưa ra những đoạn văn miêu
tả những tác giả khác nhau. Cùng trong một tiết học, có thể đưa ra nhiều đoạn văn miêu
tả toàn diện, phong phú hơn và từ đó các em sẽ biết chắt lọc, tìm tòi những chi tiết đặc
sắc, học tập được các câu, các từ hay, cách diễn đạt hợp lý cho bài làm của mình.
Chẳng hạn, trong tiết luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật, phần củng cố bài,
giáo viên có thể đọc cho các em nghe một vài đoạn như sau:
"Con Rô sạch sẽ lắm. Mỗi lần mẹ gọi : "Rô đi tắm" là nó vẫy đuôi chạy theo, ngoan
ngoãn như một đứa bé được nuông chiều. Thân hình nó không hề có một con bọ, con rận
nào cả. Không biết mẹ dạy con Rô từ bao giờ mà nó biết đi vệ sinh vào một chỗ phía sau

nhà. Nó rất ý tứ. Mỗi khi có khách đến chơi nhà nó nằm im trên tấm đệm, đôi tai vểnh
lên nghe bố mẹ và khách nói chuyện. Khách đứng dậy ra về, con Rô cũng theo bố mẹ đi
ra cửa như để tiễn chân khách…
Các đoạn văn đưa ra cũng không nên quá dài hay quá ngắn vì nếu dài quá học sinh sẽ khó
tiếp thu, ngắn quá sẽ không đảm bảo nội dung. Đặc biệt đoạn văn phải được diễn đạt
mạch lạc đúng cấu trúc ngữ pháp, lời văn giản dị, câu văn giàu hình ảnh và phải mang
tính mẫu mực cả về nội dung và hình thức.
- Khi đưa ra các đoạn văn mẫu cần phải phân tích, đánh giá để học sinh thấy được cái
hay, cái đẹp trong từng đoạn văn, giúp học sinh nhận rõ nội dung miêu tả, sự khác biệt
trong miêu tả và nét đặc sắc trong hành văn.
Ví dụ: Đọc cho học sinh nghe đoạn văn " Những cánh bướm trên bờ sông" : "Ngoài giờ
học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ màu sắc, đủ
hình dáng. Con xanh biếc pha đen như nhung, bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm
nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm
quạ to bằng hai bàn tay người lớn, mầu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm
trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió hệt
như tàn than của những đám đốt hương…"
Phân tích: Đoạn văn ngắn gọn nhưng đã miêu tả khá sinh động vô số loài bướm. Hình
ảnh những chú bướm hiện lên qua con mắt của mấy cậu học trò vốn say mê với thiên
nhiên. Một từ tha thẩn miêu tả các cậu ra bờ sông bắt bướm, một từ chao ôi diễn tả cảm
xúc mạnh mẽ trong lòng các cậu đến bật thành tiếng kêu chứng tỏ sự kinh ngạc và lòng
say mê của các cậu học trò đến tột độ, tạo nền cho bài miêu tả, tạo nền cho hình ảnh
những cánh bướm xuất hiện. Liên tiếp sau đó, mỗi câu văn được tác giả dùng để nói tới
một con bướm. Mỗi con bướm lại tả bằng các tính từ, các hình ảnh so sánh gợi tả vẻ đẹp
đầy hấp dẫn: Đen như nhung, loang loáng, vàng sẫm, lượn lờ đờ như trôi trong nắng, líu
ríu như hoa nắng…Tác giả đã khéo chọn những hình ảnh mới mẻ, độc đáo để so sánh làm
nổi bật dáng bay của từng loại bướm. Nó làm nên vẻ đẹp hấp dẫn riêng của đoạn văn
miêu tả này.
Việc đưa ra đoạn văn mẫu cùng với lời phân tích rõ ràng như vậy sẽ giúp học sinh hình
dung ra đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động hơn, giúp học sinh vận dụng cách

dùng từ đặt câu vào bài viết của mình.
7- Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài:
Tất cả những công việc, từ những việc làm thông thường hàng ngày đến việc nghiêm túc
đều thực hiện theo một chu trình nhất định, bắt đầu từ việc lập kế hoạch đến việc triển
khai thực hiện kế hoạch đó và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm
so với kế hoạch đó và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với
kết quả bỏ qua bất cứ khâu nào trong các khâu trên, nhất là các khâu kiểm tra, đánh giá:
có kiểm tra đánh giá thì mới có thể biết được những ưu, khuyết điểm trong công việc đã
thực hiện, để điều chỉnh cho những việc tiếp theo.
Dạy tập làm văn cũng không nằm ngoài chu trình chung đó. Mỗi loại bài thường dành
một tiết kiểm tra để học sinh thực hành viết văn, quá trình thực hành ấy cần được xem
xét, đánh giá rút kinh nghiệm thật cẩn thận, nghiêm túc thì mới có tác dụng rèn kỹ năng
viết văn cho học sinh, tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện tiết trả bài chính là thực hiện
khâu cuối cùng "kiểm tra, đánh giá "nhằm mục đích giúp học sinh hiểu được những nhận
xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của cả lớp để liên hệ với bài làm của mình
giúp học sinh biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và
của các bạn, từ đó học sinh có thể học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. Với
mục đích như vậy thì tiết trả bài không thể làm qua loa đại khái, càng không thể bớt xén
thời lượng.
Trong tiết trả bài, ngoài việc tiến hành các trình tự như trong sách bài soạn đã hướng dẫn,
giáo viên cần thay đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Sau phần giáo viên
nhận xét chung, giáo viên cần chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗi thống kê khi chấm
bài và nêu các câu văn, đoạn văn hay đã chuẩn bị trước. Sau đó, giáo viên trả bài và có
thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn để các em trao đổi với bạn về cách làm
bài của mình, đọc cho nhau nghe các câu hoặc giúp nhau sửa lỗi trong bài làm. Từ đó
học sinh sẽ thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, của bạn và biết tự sửa chữa
hoặc viết lại đoạn văn của mình cho đạt yêu cầu. Sau những trao đổi như vậy cũng sẽ
giúp học sinh tránh được những lỗi không đáng có trong thực hành viết văn và trong cả
giao tiếp hàng ngày.
8- Chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài học góp phần làm nên 50% sự thành công trong dạy

học:
Trong bất kỳ hoạt động nào việc chuẩn bị cũng hết sức quan trọng, chuẩn bị cũng chính
là kế hoạch cho công việc mình định làm, đó là việc làm đầu tiên, tất yếu của mỗi hoạt
động. Soạn bài là việc làm đầu tiên, tất yếu của người giáo viên, Bài soạn chính là bản kế
hoạch của giờ lên lớp, ngày nay được gọi là kế hoạch bài học.
Để có được kế hoạch bài học cụ thể, rõ ràng có chất lượng, có tác dụng thiết thực, đem lại
hiệu quả cao, người giáo viên phải huy động tối đa tất cả năng lực, phẩm chất của mình
như năng lực hiểu biết và chế biến tài liệu, năng lực hiểu học sinh, năng lực ngôn ngữ…
lòng yêu nghề, niềm tin sự nhiệt tình và lòng đam mê nghề nghiệp. Giáo án có chất lượng
phải chuyển hoá được những kiến thức của sách vở đến với học sinh một cách nhẹ nhàng,
tự nhiên tức là giáo án được thực hiện hoá qua bài giảng trên lớp chứ không thể là giấy
vô tri, vô giác chỉ để giám hiệu ký duyệt cho "đủ thủ tục"
Mỗi giáo viên cần nhận xét sâu sắc tầm quan trọng của việc chuẩn bị kế hoạch bài học
trước khi lên lớp, kế hoạch ấy có thể được ghi chép lại cẩn thận trong giáo án, cũng có
thể là tự suy nghĩ sắp xếp trong trí óc miễn là nó phải được thực hiện một cách nghiêm
túc và hết sức tự giác. Có kế hoạch bài giảng chu đáo tức là giáo viên đã chuẩn bị tốt mọi
nội dung thực hiện trên lớp, từ tiết lý thuyết đến các tiết thực hành xây dựng đoạn văn và
tiết trả bài, từ phần kiểm tra bài cũ đến phần củng cố bài học. Như vậy giáo viên có thể
thực hiện được bảy biện pháp trên một cách dễ dàng và chất lượng dạy học chắc chắn sẽ
được nâng cao.
Qua nghiên cứu thực tế tôi có thể mạnh dạn đưa ra các giai đoạn của việc soạn giáo án
một bài cụ thể như sau:
¡ Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học
¡ Giai đoạn 2: Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học
¡ Giai đoạn 3:Lựa chọn phương pháp dạy học
¡ Giai đoạn 4: Thiết kế các hoạt động dạy học
Muốn có đầy đủ thông tin và kiến thức cho một bài giảng, thực hiện được tốt các giai
đoạn trên, người giáo viên cần không ngừng học tập nâng cao trình độ, tham gia đủ các
lớp học chuyên môn, các buổi hội thảo do nhà trường và các cấp quản lý triển khai, chịu
khó sưu tầm các loại sách vở liên quan đến chuyên môn, tự lập cho mình tủ sách riêng để

tiện tra cứu khi cần thiết. Đặc biệt trong thời đại mà khoa học công nghệ thông tin đã
phát triển mạnh mẽ, người giáo viên hơn ai hết phải là người đi đầu trong việc tự học tập
để tiếp thu khoa học công nghệ thông tin hiện đại ấy. Việc tra cứu tìm tư liệu trên mạng
cũng rất đơn giản, lại không tốn kém đáng kể về kinh tế, ngoài giờ lên lớp, mỗi ngày ta
có thể dành một thời giờ để lên mạng tìm những thông tin cần thiết cho các bài giảng,
như vậy vốn kiến thức của chúng ta sẽ phong phú lên rất nhiều và bài giảng chắc chắn sẽ
hấp dẫn hơn, nhất là với việc dạy văn miêu tả thì điều này lại càng cần thiết.
Dạy văn miêu tả lớp 4 là một việc làm khó, nhất là nếu chúng ta đơn độc thực hiện lại
càng khó hơn nên rất cần sự đóng góp trí tuệ của tập thể, của bạn bè đồng nghiệp. Vì vậy,
chúng ta cần nghiêm túc trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Mỗi buổi có thể trao đổi về một chủ đề, về một tiết tập làm văn nào đó, có thể cả tổ xây
dựng mỗi tiết một giáo án mẫu sau đó về nhà mỗi người sẽ tuỳ thuộc vào đối tượng học
sinh lớp mình mà cụ thể hoá thành kế hoạch của riêng mình. Như vậy sẽ phát huy được
sức mạnh của tập thể và mỗi chúng ta cũng học hỏi được từ đồng nghiệp rất nhiều.
Tóm lại: Dạy như sách đã khó nhưng dạy để sách trở thành vốn tri thức phát triển của học
sinh lại càng khó hơn. Với tập làm văn, người dạy phải gửi cả tâm hồn mình vào bài dạy,
thầy trò phải cùng đắm mình vào đối tượng miêu tả theo một dòng cảm xúc, cùng hoà
chung tình cảm để cùng tìm hiểu về cảm nhận với niềm say mê, thích thú. Muốn vậy
người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp. Chuẩn bị đầy đủ về tâm
thế, về nội dung, phương pháp, đồ dùng, phương tiện dạy học, mục tiêu, ý nghĩa giáo
dục, khả năng, trình độ của học sinh. Phải tìm tòi, nghiên cứu để có được những câu hỏi
gợi mở phù hợp với trình độ học sinh, chuẩn bị cả những từ, những câu văn thích hợp để
sửa sai hoặc để làm mẫu cho học sinh. Nó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực sáng tạo trong
suốt quá trình dạy học. Chỉ có nghiên cứu sáng tạo mới cho giáo viên có được những giờ
dạy văn miêu tả mới mẻ, hiệu quả cao. Nếu không có những sáng tạo mới trong dạy tập
làm văn nhất là văn miêu tả thì giờ dạy văn miêu tả chỉ là sự kiệt kê các chi tiết của đối
tượng miêu tả, giờ học sẽ gượng ép, gò bó, thiếu tâm hồn văn học.
III/ Kết quả
Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào dạy Tập làm văn lớp 4B kết quả cụ thể như

sau:

Lớp
Số học
sinh
Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm < 5
SL % SL % SL % SL %
4B 23 5 21,7% 10 43,5% 7 30,4 1 4,4%

Bài làm của nhiều em đã tiến bộ rõ rệt, các em đã biết viết văn miêu tả giàu hình ảnh,
giàu cảm xúc, đặc biệt nhiều em đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Nhân hóa,
so sánh, dùng điệp từ, điệp ngữ…bài làm sinh động, cảm xúc chân thật. Tuy vẫn còn một
số ít bài viết khô cứng, liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả nhưng không có hiện
tượng sao chép văn mẫu, không có bài làm na ná như nhau. Mặc dù chỉ là sự chuyển biến
ít ỏi song trong giảng dạy Tập làm văn thì kết quả như vậy cũng là điều đáng quý. Mặt
khác các biện pháp trên mới chỉ được áp dụng khi dạy văn miêu tả lớp 5, nếu có thể thực
hiện từ khi dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 2, 3,4 thì tôi tin chắc rằng chất lượng làm văn
của các em sẽ khả quan hơn rất nhiều.



PHần Kết luận

I/ Kết luận:
Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện đổi mới chương
trình sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới
đất nước trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những
yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến 2010. Một trong những
yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đó là đội ngũ giáo viên, để đáp ứng nhu cầu
đổi mới giáo dục, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy, đem hết

khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới có được những kết quả
như mong muốn. Với việc dạy tập làm văn, nhất là văn miêu tả 4 thì việc làm này càng
cần thiết hơn bởi việc dạy tập làm văn là rất khó, học sinh lớp 4 tuy đã gần cuối cấp tiểu
học nhưng việc làm văn cũng mới dừng ở mức độ "tập", nội dung chương trình lại hoàn
toàn mới, năm thứ 3 được thực hiện nên còn nhiều bỡ ngỡ cả về thày và trò.
Không phải ai sinh ra cũng mang sẵn trong mình một tâm hồn văn chương mà khả năng
ấy phải được bồi đáp dần qua năm tháng, qua trang sách và những bài giảng hàng ngày
của thày cô. Muốn có được khả năng ấy của mỗi học sinh thì chính mỗi giáo viên phải
định hướng, gợi mở cho các em phương pháp học tập như những cây non được ươm
trồng cần bàn tay con người chăm sóc, vun xới thì nó sẽ trở nên tươi tốt. Với học sinh lớp
4, các em không thể vừa bắt tay vào viết văn đã có được những dòng văn hay mà văn hay
là kết quả của một quá trình rèn luyện liên tục, bền bỉ, dẻo dai. Văn hay không thể có
được ở những học trò lơi là đèn sách. Với tinh thần đó, việc rèn kỹ năng làm văn vừa để
nhằm mục đích nâng cao năng lực viết văn vừa nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện của
học sinh. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành bài tập nghiên cứu khoa học này.
II/ Bài học kinh nghiệm

Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy để nâng cao chất lượng dạy tập làm văn người giáo viên
cần:
- Tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, đặc điểm tâm lý của học sinh, hiểu và nắm chắc đặc
điểm, chức năng của văn miêu tả và cần giúp các em hiểu rõ các đặc điểm ấy ngay từ tiết
đầu tiên của thể loại văn miêu tả.
- Vì tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn
Tiếng việt nên muốn dạy tập làm văn có chất lượng cần thiết phải dạy tốt các phân môn
còn lại.
- Cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp, để khi thực hiện kế hoạch bài học trên lớp giáo
viên cần đọc cho học sinh nghe các câu văn, câu thơ có sử dụng các biện pháp nghệ
thuật, cung cấp cho cac em những đoạn văn mẫu…giúp các em mở rộng vốn từ, mở rộng
vốn hiểu biết và từ đó học tập vận dụng vào bài làm của mình.
- Cần coi tiết trả bài như một khâu không thể thiếu của các hoạt động tiếp theo. Trả bài là

tiết học mà giáo viên dành nhiều thời gian để sửa lỗi cho học sinh, giúp học sinh điều
chỉnh những sai sót mắc phải trong bài viết để bài viết sau sẽ hoàn chỉnh hơn, hấp dẫn
hơn.
III/ ý kiến đề xuất
Để kết quả của đề tài có thể được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả, tôi xin có một số ý
kiến đề xuất sau đây:
*Đối với Bộ GD&ĐT:
- Cần tăng thời lượng cho các tiết dạy tập làm văn xây dựng đoạn văn miêu tả để học sinh
được rèn kỹ năng nhiều hơn.
- Kiểm soát các loại sách nâng cao, sách tham khảo, sách chuyên đề phục vụ cho việc dạy
và học tập làm văn lớp 4.
- Nghiên cứu các ngữ liệu đưa vào sách giáo khoa cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù
hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
* Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT:
- Hàng năm cần tổ chức các phong trào thi đua viết thơ văn, sáng tác nhỏ của tuổi thơ để
các em có điều kiện phát huy tài năng của mình.
- Thường xuyên mở các hội thảo, nói chuyện chuyên đề với các chuyên gia về dạy và học
tập làm văn để giáo viên được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
- Trong các kỳ hội giảng, hội thi nên khuyến khích giáo viên dạy tập làm văn để trao đổi
tìm ra phương pháp hay.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường: Trang bị những thông tin hiện đại,
máy tính nối mạng Internet để giáo viên có thể tra cứu, tìm các thông tin phục vụ cho
giảng dạy.
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Do có số lượng giáo viên nhiều hơn so với quy định ( 1,17 GV/ lớp ) nên có thể bố trí
để giáo viên dạy theo phân môn để tiết kiệm thời gian soạn bài, giúp giáo viên có thêm
thời gian đầu tư nghiên cứu chuyên sâu những môn được phụ trách.
- Tăng cường đầu sách trong thư viện để giáo viên có đủ tư liệu tham khảo phục vụ cho
giảng dạy nhất là các tạp chí: Giáo dục Tiểu học, Thế giới trong ta…
- Nâng cao hiệu quả các giờ chuyên môn, khuyến khích giáo viên đầu tư trao đổi kế

hoạch bài học, cùng thống nhất soạn giáo án tập thể để phát huy sở trường của từng cá
nhân và sức mạnh của tập thể.
- Hàng năm thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm quan du lịch để
nâng cao hiểu biết về cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam.

Ngày 11 tháng 10 năm 2010
Người viết



Phạm Thị Nhung
Figure 1

×