Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc của chi nhánh Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.24 KB, 33 trang )

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM BÁNH KẸO NHẬP KHẨU
TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CHI NHÁNH CÔNG
TY CỔ PHẦN PHÚ TRƯỜNG QUỐC TẾ TẠI HÀ NỘI”.
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia
tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những nghành có
tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ
lẻ đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng
định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản
phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, cạnh tranh rất
tốt với hàng nhập khẩu. Với dân sô quy mô lớn ,cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân cư
thành thị tăng khá cũng khiến choViệt Nam trở thành một thị trường khá tiềm năng
về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo, không chỉ đối với
doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài. Theo
ước tính hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cở sản xuất nhỏ
và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường.
Cách đây 10 năm phần lớn bánh kẹo lưu thông trên thị trường Việt Nam đều
là hàng của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia nhập về, thì hiện nay các thương
hiệu bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và khẳng định được tên tuổi có ưu
thế trong cuộc chiến giành thị phần, và hơn nữa sau hàng loạt vụ việc các sản phẩm
hàng nhái có xuất xứ không rõ ràng từ nước ngoài gây hại đến sức khỏe con
người, người tiêu dùng trong nước lo ngại tránh dùng hàng ngoại, điều này có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển, làm giảm vị thế cạnh tranh của các sản phẩm bánh
kẹo nhập khẩu. Hiện nay với những quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu
được nhà nước quản lý chặt chẽ, ràng buộc nhiều về việc dán tem nhập khẩu với
các ghi chú phải có đợn vị nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, ngày sản xuất và
tích cực chống nhập lậu dạng tiểu nghạch đã gây khó khăn nhiều cho các doanh
nghiệp nhập khẩu.
Vì vậy trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Phú Trường quốc tế chi
nhánh tại Hà Nội, qua tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tôi ,bên


cạnh những thành công mà Công ty đã đạt được tôi nhận thấy chi nhánh Công ty
gặp rất nhiều khó khăn như trên trong hoạt động kinh doanh của mình., tôi đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo
nhập khẩu trên thị trường miền Bắc của chi nhánh Công ty cổ phần Phú
Trường quốc tế tại Hà Nội”.
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
- Về lý luận: chuyên đề tổng hợp một số khái niệm tới phát triển thương mại
một mặt hàng trên thị trường. Để làm được điều đó, chúng ta phải trả lời những câu
hỏi như: thế nào là phát triển thương mại? Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương
mại sản phẩm bánh kẹo là gì? Căn cứ vào những vấn đề trên, tôi lấy đó làm cơ sở
để đi sâu nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm phát triển thương mại
sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc.
- Về thực tiễn: chuyên đề miêu tả thực trạng phát triển thương mại mặt hàng
bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc thông qua chi nhánh công ty Phú
Trường quốc tế tại Hà Nội, cụ thể về mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hiệu
quả thương mại. Qua đó đánh giá hoạt động phát triển thương mại của công ty
trong thời gian qua có những thành công và hạn chế nào? Những nhân tố nào tác
động tới việc phát triển thương mại đó? Từ đó đưa các giải pháp đối với công ty
Phú Trường quốc tế và chi nhánh công ty tại Hà Nội. Tất cả các giải pháp nêu ra ở
trên nhằm làm cho hoạt động thương mại của công ty ngày càng hiệu quả hơn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung
đưa ra các giải pháp để phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu trên
thị trường miền Bắc :
- Đối với nhà nước: Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thương mại
mặt hàng sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu như thuế, môi trường pháp lý…, điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
- Đối với công ty : Đưa ra các giải pháp để cạnh tranh, hỗ trợ , cung cấp
thông tin cho các đại lý trong quá trình hoạt động kinh doanh, để đưa sản phẩm của
mình ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết tới, để tắng tính cạnh tranh cho

sản phẩm trên thị trường.
- Đối với chi nhánh: Đưa ra các giải pháp về nghiên cưú thị trường, nguồn
nhân lực, vốn…để có thể khai thác lợi thế cạnh tranh, phát huy tối đa nguồn lực
của mình giúp doanh nghiệp ngày càng tăng tính cạnh tranh và hoạt động hiệu quả
hơn.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung : Chuyên đề tập trung vào phát triển thương mại theo quy
mô, chất lượng, tốc độ tăng trưởng, hiêụ quả thương mại hướng vào mục tiêu bền
vững. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo
nhập khẩu trên thị trường miền Bắc, chuyên đề chỉ ra những thành công, hạn chế
cần khắc phục và nguyên nhân.
- Về đơn vị nghiên cứu : Điển hình tại chi nhánh Công ty Phú Trường quốc
tế tại Hà Nội
- Về không gian : Nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo
nhập khẩu trên thị trường miền bắc
- Về thời gian : Sử dụng số liệu nguồn thực trạng trong khoảng thời gian
2008-2010 và đưa ra các giải pháp trong cho năm 2011 và những năm tiếp theo.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Các khái niệm cơ bản
- Bánh kẹo: là loại sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm
Thực phẩm là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột
(cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay
động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh
dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích
- Khái niệm thương mại
Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương
mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu
sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo pháp lệnh trọng tài
Thương mại ngày 17/6/2010 thì hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay
nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối; đại diện; đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho
thuê; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; đầu tư; tài chính, ngân hàng, bao hiểm; thăm dò
khai thác; vận chuyển hàng hóa và các hành vi thương mại khác theo quy định của
pháp luật.
- Bản chất phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo
Phát triển là quá trình lớn lên và gia tăng vêmọ nhi mặt của một lĩnh vực
trong một khoảng thời gian nhất định, bao hàm sự gia tăng về quy mô, thay đổi cơ
cấu và nâng cao hiệu quả, chất lượng của lĩnh vực đó. Theo đó, phát triển thương
mại có thể được hiểu là sự nỗ lực nhằm gia tăng quy mô thương mại, thay đổi chất
lượng thương mại theo hướng đạt được sự tối ưu và hiệu quả trong hoạt động
thương mại. Vấn đề cốt lõi trong việc phát triển thương mại đó là mở rộng quy mô
và nâng cao chất lượng của hoạt động thương mại.
Phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo cũng giống như phát triển thương
mại các mặt hàng khác, ngoài việc phải kết hợp tổng hòa được các nội dung chính
được hàm chứa trong bản chất của vấn đề phát triển thương mại, còn có những đặc
thù riêng dựa theo tính chất kinh doanh của sản phẩm này. Để đạt được hiệu quả
thương mại đối với sản phẩm bánh kẹo, cần chú trọng đến việc gia tăng về sản
lượng, doanh thu, và tổng giá trị thương mại của mặt hàng bánh kẹo; thay đổi cơ
cấu thị trường tiêu thụ và các hình thức kinh doanh sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu;
nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu và nhân lực phục vụ cho
hoạt động phát triển thương mại.
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo
- Các chỉ tiêu định lượng :
+) Sự gia tăng sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ
Gia tăng sản lượng tiêu thụ : Q
1
– Q
0
= ∆Q
Gia tăng doanh tiêu thụ : ∑P

1
Q
1
– P
0
Q
0
= ∆PQ
Trong đó : Q : là sản lượng
P : là giá sản phẩm
+) Sự gia tăng tốc độ sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ:
Tốc độ tăng sản lượng =
Tốc độ tăng doanh thu =
Tăng trưởng doanh thu sản phẩm BK =
- Quy mô phát triển thương mại: Các doanh nghiệp tìm cách tăng sản lượng
bán ra, mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh trên thị trường, tăng cường nỗ lực tìm
kiếm khách hàng để đẩy mạnh tiêu thụ cho doanh nghiệp. Phát triển thương mại về
mặt quy mô là tạo đà cho sản phẩm bán nhiều hơn, quay vòng nhanh và giảm bớt
thời gian trong quá trình lưu thông.
- Chất lượng phát triển thương mại: Phát triển thương mại về mặt chất lượng
là sự đổi mới, cải tiến hoạt động thương mại sản phẩm nhằm tạo lòng tin của khách
hàng đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. Phát triển
thương mại góp phần thõa mãn hơn nhu cầu của khách hàng, khắc phục nhược
điểm còn tồn tại trong sản phẩm. Lĩnh vực thương mại có sự dịch chuyển về cơ cấu
hàng hóa theo hướng gia tăng hàng hóa có chất lượng tốt, khai thác hiệu quả thị
trường cũ đồng thời tiếp tục mở rộng thêm các thị trường tiềm năng.Cụ thể, các
doanh nghiệp tìm cách cung cấp các loại sản phẩm bánh kẹo có chất lượng tốt, mẫu
mã đẹp, sang trọng, cung cấp các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Từ đó làm
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và phát triển thương mại theo chiều sâu.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế: Là hoạt động làm tăng giá trị gia tăng, nâng cao

lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả xã hội. Doanh nghiệp cần tìm cách sử dụng
hiệu quả nguồn lực vốn và lao động để nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị
trường. Từ đó làm tăng thị phần của doanh nghiệp, tăng sự đóng góp của doanh
nghiệp vào GDP
- Phát triển thương mại hướng tới mục tiêu bền vững: Phát triển thương mại
hướng tới phát triển bền vững với mục tiêu gia tăng lợi nhuận, tạo thêm công ăn
việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời bảo vệ môi
trường. Hay nói khác đi là phải biết kết hợp giữa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường thì sự phát triển thương mại nói chung và lĩnh vực thương mại sản phẩm
nói riêng mới bền vững và lâu dài không ảnh hưởng đến việc phát triển trong
tương lai. Phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường
miền Bắc cũng để tạo thêm được công ăn, việc làm cho người lao động, nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường.
1.5.3. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu về phát triển thương mại sản
phẩm bánh kẹo nhập khẩu của chi nhánh công ty tại Hà Nội trong thị trường
Miền Bắc.
Từ hệ thống lý luận và thực tiễn cùng với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu,
chuyên đề sẽ tập trung tìm hiểu việc phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo
nhập khẩu của chi nhánh công ty tại Hà Nội trên thị trường miền Bắc cụ thể:
Về mặt lý luận: Nghiên cứu vấn đề phát triển thương mại về mặt bản chất,
tính chất, nội dung. Từ đó nêu lên những đặc thù riêng của phát triển thương mại
sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu và lựa chọn các nội dung phát triển hiệu quả thương
mại đối với sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu theo hướng mở rộng thị trường tiêu thụ,
nâng cao chất lượng kinh doanh và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.
Về mặt nội dung: Từ hệ thống lý luận ở trên, kết hợp với các phương pháp
khoa học như thu nhập và phân tích dữ liệu , chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu
thực trạng chung của thị trường sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu trong nước, và các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu. Qua
đó rút ra những thành công và tồn tại của công ty.
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN
PHẨM BÁNH KẸO NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH HÀ NỘI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TRƯỜNG QUỐC TẾ.
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.1.1. Phương pháp thu nhập dữ liệu
Phương pháp thu nhập dữ liệu : là phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm
thu thập dữ liệu từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ việc quan sát, tìm
kiếm hoặc điều tra, làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thiết.

Cách thức tiến hành phương pháp:
- Đầu tiên cần xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ của vấn đề cần
nghiên cứu là gì? Từ đó mới xác định được cần phải thu nhập những dữ liệu gì,
vào thời gian nào, phạm vi gì?
- Tiếp theo tiến hành thu nhập dữ liệu : điều tra, phỏng vấn những đối
tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu ( thu được dữ liệu sơ cấp); tìm kiếm các tài
liệu đã có sẵn liên quan tới vấn đề nghiên cứu những người đi trước đã tổng hợp
được và tìm kiếm trong thư viện, hiệu sách, cơ quan quản lý nhà nước mà có liên
quan, doanh nghiệp nơi thực tập, tra cứu và tìm kiếm qua Internet ( thu được dữ
liệu thứ cấp).
2.1.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm
tổng hợp phân tích các dữ liệu đã thu nhập, từ đó tạo cơ sở để đưa kết luận về vấn
đề nghiên cứu.
Cách thức tiến hành:
- Phân tích bằng phương pháp thống kê, so sánh sử dụng các chỉ số
thông qua các bảng hoặc biểu đồ, ngoài ra có thể phân tích theo các ý kiến nhận
định đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý,sử dug phân loại tổng hợp các dữ
liệu: xem đâu là dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp
- Phân tích dữ liệu: nội dung của dữ liệu, ảnh hưởng của dữ liệu đến
vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra kết quả phân tích dữ liệu.

Để giải quyết vấn đề phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu
của chi nhánh công ty tại Hà Nội, chuyên đề sử dụng các tài liệu như : báo cáo
tổng hợp kinh doanh, kế hoạch bán hàng của chi nhánh cũng như những thông tin
liên quan đến vấn đề trên sách báo, internet…nhằm mục đích nêu lên thực trạng
chung của hoạt động thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu của chi nhánh
công ty tại Hà Nội.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát
triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu của công ty
2.2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế, và chi nhánh Công ty
tại Hà Nội
a) Khái quát về Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế
Cuối năm 1994, các sản phẩm kẹo sing-gum (chewing gum) của hãng
WRIGLEY – công ty hàng đầu Thế giới về chewing gum – tái xuất hiện tại thị
trường Việt Nam sau nhiều năm vắng bóng thông qua một số nhà nhập khẩu và
phân phối. Với sức mạnh của thương hiệu, chất lượng của sản phẩm cùng với nỗ
lực của các nhà phân phối, mạng lưới phân phối kẹo sing-gum WRIGLEY đã phát
triển nhanh chóng và mạnh mẽ trên toàn thị trường Việt Nam .
Đầu năm 2006, đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn
từ việc Việt Nam sẽ gia nhập WTO, các nhà phân phối của WRIGLEY tại Việt
Nam đã quyết định hợp nhất thành một công ty duy nhất để phát huy tối đa nguồn
lực, nâng cao vị thế cạnh tranh, chuẩn bị cho những bước phát triển mạnh mẽ trong
tương lai. Ngày 20/4/2006, công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà Nội, tên
giao dịch là Rich Field Worldwidw JSC, chính thức được thành lập, đánh dấu một
cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của nhà phân phối chính thức của
WRIGLEY tại Việt Nam.Với hơn 300 đối tác (nhà phân phối) và khoảng 500.000
cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm của công ty trải khắp các tỉnh thành, Rich
Field Worldwidw JSC hiện đang sở hữu một trong những mạng lưới phân phối
rộng lớn nhất ở Việt Nam.
Từ hai sản phẩm ban đầu là Doublemint thanh và Juicy Fruit tổng hợp thanh,
đến nay, tổng số sản phẩm mà RICH FIELD WORLDWIDE JSC phân phối trên

thị trường Việt Nam đã lên đến năm nhãn hàng (chewing gum Doublemint, Cool
Air, Juicy Fruit, Extra, kẹo mềm Sugus) với hơn 40 chủng loại khác nhau. Sản
phẩm của công ty có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi: từ những tủ thuốc lá ven đường,
quán nước, tiệm tạp hóa, quầy thuốc tây, canteen trường học, nhà máy, các chợ đến
các siêu thị, các trung tâm thương mại lớn.
Trong chiến lược phát triển của mình, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Rich
Field Worldwidw JSC sẽ tiếp tục đưa vào thị trường Việt Nam thêm nhiều sản
phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu
ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam.
Ngày 20/4/2006, công ty cổ phần Phú Trường quốc tế, tên giao dịch là Rich
Field Worldwidw JSC, chính thức được thành lập, đánh dấu một cột mốc quan
trọng trong tiến trình phát triển của nhà phân phối chính thức của WRIGLEY tại
Việt Nam.Với ba trụ sở chính là:
- Công ty cổ phần Phú Trường quốc tês, tại B-09, Khu phố Nam Thông 1,
Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
- Chi Nhánh công ty Phú Trường quốc tế tại Hà Nội.A9 Ngách 535/19 Kim
Mã - Ba Đình - Hà Nội
- Văn Phòng Đại Diện công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Đà Nẵng, 52
Phạm Văn Nghị, phường Thạc Giáng, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
b) Khái quát về chi nhánh Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà Nội
Tên công ty: chi nhánh Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà Nội
Tên giao dịch: BRANCH OFRICH FIELD WORLDWIDE JOINT STOCK
COMPANY IN HÀ NỘI
Cơ quan quản lý cấp trên: Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà Nội
Ngày thành lập: Ngày 20 tháng 4 năm 2006
Địa chỉ: Số 3, ngách 535/2 đường Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba
Đình, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84 4) 37710113, 37710114,
Fax: (+84 4) 37710026
Ngày 20/4/2006, Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà Nội, tên giao

dịch là Rich Field Worldwide JSC, chính thức được thành lập, đánh dấu một cột
mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của nhà phân phối chính thức của
Wrigley tại Việt Nam.Với ba trụ sở chính là:
Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà Nội, tại B-09, Khu phố Nam
Thông 1, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Chi Nhánh Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà Nội.A9 Ngách
535/19 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Văn phòng đại diện Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Đà Nẵng, 52
Phạm Văn Nghị, phường Thạc Giáng, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Lĩnh vực hoạt động chính của chi nhánh tại miền Bắc là :
+ Chăm sóc khách hàng trong phạm vi miền Bắc.
+ Tổ chức vận chuyển và phân phối sản phẩm trên toàn miền bắc.
+ Tiến hành các hoạt động khác trong phạm vi phân cấp của Công ty
cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh công ty Phú Trường quốc tế tại Hà Nội được
xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh
công ty trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, tiếp đến là phòng kinh
doanh, phòng dịch vụ khách hàng, phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự,
phòng IT và nhập liệu.
Tổng số lao động sử dụng tính năm 2010 là: 413 người
Trong đó cán bộ nhân viên là: 389 người
Lãnh đạo là: 3 người. Lao động quản lý 21 người
Số người có trình độ trên Đại học: 17 người.
Số người có trình độ Đại học: 245
Cán bộ có trình độ Cao đẳng, Trung cấp là 151 người.
Trong đó có 357 người tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh (tính cả
trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học).
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
2.2.2. Đánh giá tổng quát tình hình phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo
nhập khẩu của Công ty chi nhánh tại Hà Nội

- Quy mô, tốc độ tăng trưởng thương mại sản phẩm
Sự gia tăng về quy mô thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu của công
ty là tiên tục và khá ổn định thể hiện qua sự gia tăng về doanh thu về kinh doanh,
tỷ lệ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép cuộn qua các năm.
Trong những năm qua doanh thu từ kinh doanh sản phẩm thép cuộn của DN liên
tục tăng, và chiến tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu từ tất cả các hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Năm 2009 tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của
DN hơn 290 tỷ đồng. Năm 2010 tổng doanh thu đạt gần 375 tỷ đồng. Tốc độ sản
lượng tiêu thụ sản phẩm của DN nhanh và ổn định trong thời gian từ 2008 đến
2010. số lượng năm tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo năm 2008 là hơn 136000 thùng
đến năm 2009 tăng lên hơn 232.128 thùng đến năm 2010 con số này đạt hơm
298.582 thùng.
Tốc độ tăng về quy mô thương mại sản phẩm bánh kẹo của công tăng nhanh
nhưng cơ cấu mặt hàng này không co sự thay đỗi. Các mặt hàng bánh kẹo kinh
doanh chủ yếu của doanh nghiệp là các loại Chewing gum Doublemint, CoolAir,
Juicy Fruit, Extra, Kẹo mềm Sugus và hầu như không có sự thay đỗi qua các năm.
Các sản phẩm này đều rất phổ biến và thông dụng ở thị trường
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm : Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp tập trung chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh trong miền Bắc, chi
nhánh Công ty cũng đã mở rộng ra một số tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình…Nhưng doanh thu chủ yếu từ kinh doanh sản phẩm bánh kẹo tập
trung ở Hà Nội.
- Hiệu quả thương mại : Hoạt đông sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bánh
kẹo nhập khẩu đã đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Trong giai đoạn 2008 đến
2010 lợi nhuận trong kinh doanh sản phẩm bánh kẹo tăng từ 68743 triệu đồng lên
hơn 125000 triệu đồng tăng hơn 50%. Vọi sự phát triển hiệu quả thương mại,
công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đóng góp cho xã hội và
bảo vệ môi trường.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm
bánh kẹo nhập khẩu của chi nhánh công ty tại Hà Nội

+) Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TM sản phẩm bánh kẹo NK từ
môi trường bên ngoài DN
- Quy định nhà nước về việc nhập khẩu bánh kẹo
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, thì việc mở rộng quyền kinh doanh đối
với các doanh nghiệp này giúp doanh nghiệp mở rộng mặt hàng nhập khẩu không
bị hạn chế, không phụ thuộc vào giấy phép đăng ký kinh doanh nữa.
Theo Quyết định số 42/2005/BYT của Bộ Y Tế hồ sơ công bố tiêu chuẩn
sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, với những quy chế trong quyết định này sản phẩm
bánh kẹo nhập khẩu phải đạt các chỉ tiêu về cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái),
chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá
lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời
hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói
(theo Mẫu ).
Theo luật Công Ty 1990, Điều 11 qui định: Ngoài một số ngành, nghề mà
pháp luật cấm kinh doanh, việc thành lập công ty trong các ngành, nghề Chuyên
kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phải được Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng cho
phép.
Luật doanh nghiệp năm 1997, NĐ đi kèm hướng dẫn, Theo NĐ số
57/1998/NĐ–CP , Điều 8 qui định việc Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: Thương
nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định
của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng
ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006, Điều 3 về quyền kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu: Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng
xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu,
thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề
đăng ký kinh doanh.
Một số quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm: Theo quy định này thì các
sản phẩm lưu thông tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải đảm bảo các quy định về
chất lượng cũng như tiêu chuẩn đối với hàng hóa. Các sản phẩm của công ty sau

khi nhập khẩu về được đưa vào kho đóng gói, một số sản phẩm được đóng gói lại
cho bao bì mầu mã đẹp hơn, xử lý việc ghi nhãn hàng hóa sau đó được kiểm tra
trên một hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam
một cách cẩn thận nếu đủ tiêu chuẩn mới được đưa ra thị trường, còn những sản
phẩm chưa đạt yêu cầu sẽ được trả lại kho tiến hành xử lý.
Yêu cầu về nhãn mác hàng hóa: Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày
30/8/2006 của thủ tướng chính phủ về nhãn hàng hóa. Trong đó quy định các hàng
hóa nhập khẩu nước ngoài phải dán nhãn hàng hóa khi phân phối trên thị trường
Việt Nam. Theo quy định này công ty tiến hành nghiêm túc việc dãn nhãn hàng
hóa, thực hiện ghi đầy đủ theo quy định của nhà nước : tên nhà nhập khẩu, nhà
xuất khẩu, hạn sử dụng, tên thành phần chính của sản phẩm…
Đồng thời quy trình thực hiện các thủ tục hải quan đều gây tốn kém thời gian
và gia tăng chi phí đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là biện pháp quản lý
nhập khẩu của nhà nước nhằm ngăn chặn các vấn đề hàng giả, hàng kém chất
lượng và tiến hành thu thuế nhập khẩu để đảm bảo nguồn chi cho ngân sách.
Công ty Phú Trường quốc tế đã nghiêm túc chấp hành các quy định của nhà nước,
chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để thông quan hàng hóa, kê khai chính xác đầy đủ theo
đúng thực tế, tuân thủ các hướng dẫn của các bộ hải quan, không có hành vi gian
lận làm giả giấy tờ, gian lận trốn thuế,thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của
mình.
- Nhu cầu thị trường và tâm lý người tiêu dùng :
Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân miền Bắc ngày càng
tăng lên, nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo cũng tăng lên tương ứng về chất lượng,
mẫu mã. Điều này rất có lợi cho các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu một phần nào
đó đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng miền Bắc rất tinh tế trong việc lựa chọn các sản phẩm. tính
cộng đồng trong xu hướng tieu dùng của người miền Bắc rất cao. Nếu sản phẩm bị
mất long tin, hầu như toàn bộ thị trường sẽ quay lưng lại với bạn. Nắm được những
đặc điểm này của người tiêu dùng miền Bắc để tạo hướng đi cho các doanh nghiệp
đó là nên tạo những sản phẩm vừa có chất lượng, vừa sang trọng, giá cả lại phải

chăng.
Tỉ lệ thích xem quảng cáo và bị ảnh hưởng bởi những gì chiếu trong quảng
cáo ở Hà Nội là 23%, cao hơn từ gấp hai đến ba lần so với TP.HCM. Đối với
người Hà Nội, quảng cáo là nguồn tham khảo hữu ích khi muốn mua hàng. Họ cảm
thấy tin tưởng hơn đối với sản phẩm quảng cáo nhiều và việc họ thích sản phẩm
nào hơn cũng phụ thuộc vào độ nổi tiếng của quảng cáo đó. Dựa vào đặc tính này
của miền Bắc, các doanh nghiệp sẽ có những chương trình quảng cáo cho phù hợp.
- Đặc điểm của mặt hàng bánh kẹo ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ nhập
khẩu :
Bánh kẹo là mặt hàng thực phẩm, đồ ăn nên việc đảm bảo vệ sinh từ khâu
sản xuất, vận chuyển và bảo quản là đặc biệt quan trọng. Trong quá trình nghiên
cứu tại công ty Phú Trường quốc tế tại Hà Nội, em thấy rằng mặt hàng bánh kẹo có
ảnh hưởng khá lớn đến quy trình nghiệp vụ nhập khẩu của công ty như sau:
Thứ nhất hàng hóa bánh kẹo không phải là mặt hàng tiêu thụ thường xuyên,
không phải là nhu yếu phẩm,không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người,
có nhiều sản phẩm thay thế sử dụng, chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố suy giảm
kinh tế, được tiêu thụ nhiều khi đời sống được nâng cao, kinh tế xã hội phát triển,
mọi người sẽ có nhu cầu ăn ngon hơn nên khi tiến hành lập phương án kinh doanh
cần tính toán đến các yếu tố thay đổi của nền kinh tế, tình hình kinh tế nói chung
để dự đoán mức cầu của thị trường.
Thứ hai là do mặt hàng bánh kẹo có thể làm giả, gây ảnh hưởng đến tâm lý
của người tiêu dùng cũng như uy tín của công ty, nên việc đóng gói hàng nhập
khẩu cần có biện pháp ngăn chặn việc làm giả bằng cách dán nhãn hàng hóa để
phân biệt cho người tiêu dùng biết đâu là sản phẩm của công ty, việc này hoàn toàn
phù hợp với yêu cầu của nhà nước, vừa có lợi cho công ty, vừa thuận tiện cho kiểm
tra giám sát hàng hóa. Công ty cũng cần chú ý trong việc dự đoán các khả năng
làm giả có thể xảy ra và có biện pháp hạn chế,kiểm soát hàng hóa của mình như
kiểm soát trong quá trình vận chuyển để tránh việc đưa hàng những hàng hóa làm
giả có “vỏ xịn lõi giả” gây ảnh hưởng đến uy tín công ty.
- Sức cạnh tranh và biến động của thị truờng :

Sức cạnh tranh, và nhu cầu thay đổi của thị trường đòi hỏi công ty tại Hà
Nội phải luôn tìm kiếm sản phẩm mới, ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thị
trường, hoàn thiện các sản phẩm cũ, gia tăng chất lượng phục vụ khách hàng hơn
nữa. Yếu tố tác động trực tiếp tới hành vi của người tiêu dùng là giá và chất lượng
của hàng hóa, vì vậy Công ty luôn quan tâm đặc biệt tới chất lượng của hàng hóa,
tìm kiếm các sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng, công ty coi trọng việc cạnh
tranh bằng chất lượng để tạo lập uy tín, thương hiệu của mình. Do vậy trong khâu
nhập công ty luôn cố gắng tìm kiếm các sản phẩm chất lượng cao, hoàn thiện về
quy trình nghiệp vụ để giảm chi phí, mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm
tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất.
- Cạnh tranh với sản phẩm trong nước
Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô (bao
gồm cả Kinh đô miền Nam và Kinh đô miền Bắc), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị,
Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ
chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế
quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối
tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người
Việt Nam.Trước những lợi thế nhất định của bánh kẹo trong nước, công ty phải có
những chính sách cụ thế để phát triển thị trường.
+) Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TM sản phẩm bánh kẹo NK từ
môi trường bên trong DN
- Nguồn lực con nguời và tài chính của doanh nghiệp
Nguồn lực con người là vốn quý nhất trong kinh doanh, cơ bản quyết định
sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực buôn bán quốc tế đòi hỏi
người tham gia phải có một trình độ nhất định thì mới có thể đảm đương, hoàn
thành các nhiệm vụ được giao. Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu công ty Phú Trường quốc tế luôn chú trọng đến trình độ nghiệp vụ của cán
bô, nhân viên trong công ty. Chú trọng chất lượng từ khâu tuyển dụng, đến chế độ
quản lý, khuyến khích nhân viên làm việc một cách hăng say, nhiệt tình và gắn bó
với sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp tạo

đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, phô trương thanh thế và
nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
- Tổ chức bán hàng của doanh nghiệp:
Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng
thúc đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cao hay thấp. Công tác
tôt chức bán hàng gồm nhiều mặt:
+ Hình thức bán hàng : một doanh nghiệp nếu kết hợp tổng hợp các hình
thức: bán buôn, bán lẻ tại kho, tại của hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các đại
lý tất nhiên sẽ tiêu thu được nhiều sản phẩm. Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường
các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân phối sản phẩm, nếu kinh
doanh có hiệu quả sẽ tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
+ Tổ chức thanh toán: khách hàng sẽ thấy thoải mái hơn khi áp dụng nhiều
phương thức thanh toán khác nhau, và như vậy khách hàng sẽ lựa chọn cho mình
phương thức thanh toán tiện lợi nhất. Để thu hút đông đảo khách hàng đến với
doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên áp dụng nhiều hình thức thanh toán đem lại sự
thuận lợi cho khách hàng.
+ Dịch vụ kèm theo khi bán : Để cho khách hàng được thuận lợi và cũng là
tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, các
doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như: dịch vụ vận chuyển,
bảo quản, có bảo hanh, sữa chữa sản phẩm Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này
sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận lợi hơn yên tâm và thoải mái khi sử dụng
sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp.
- Mục tiêu với chiến lược phát triển của doanh nghiệp:
Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ. Nếu doanh nghiệp xác định đúng đắn
mục tiêu đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn với thực tế thị trường thì khối
lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên, tránh tình trạng tồn kho hay
thiếu hàng hóa cung cấp cho khách hàng trên thị trường.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu
Bảng 1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chính của công ty ( 2008 – 2010 )

Đơn vị tính: thùng
Sản phẩm SL tiêu thụ 2008
SL tiêu thụ
2009
SL tiêu thụ
2010
1. Cool Air 104231 156701 206001
2. Juicy Fruit 4123 7553 7789
3. Chewing gum
Doublemint
38734 39175 41402
4.Kẹo mềm sugus 8764 15961 27433
5. Extra 9453 12739 15951
Tổng 136597 232129 298576
(Nguồn: phòng kinh doanh )
Từ bảng 1 ta có biểu đồ 1 :
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên, nhìn chung ta thấy số lượng tiêu thụ tập trung vào sản phẩm
cool Air, cụ thể:
Năm 2009 công ty tiêu thụ được 156701 thùng sản phẩm cool Air tăng
51,29% so với năm 2008, năm 2010 công ty tiêu thụ được 206001 thùng tăng
31,46 % so với năm 2009. Lượng tiêu thụ của sản phẩm này hàng năm đều có tăng
nhưng lượng tăng từ năm 2009 – 2010 có phần giảm hơn so với năm 2008-2009 vì
vậy cần có biện pháp tốt để giữ vững và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chủ lực của
công ty.
Tiếp theo đó là sản phẩm Chewing gum Doublemint cũng chiếm tỷ trọng lớn
trong số sản phẩm tiêu thụ chính của Công ty. Năm 2009 so với năm 2008 tăng
101,13%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 105,68%.
Còn lại đối với sản phẩm Juicy Fruit, extra, Kẹo mềm sugus tuy số lượng
tiêu thụ hạn chế hơn so với hai sản phẩm trên nhưng hàng năm vẫn có sô lượng

tiêu thụ tăng lên đáng kể.
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ tính theo doanh thu của các khu vực
(năm 2008 – 2011 )
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
DT tiêu thụ
năm 2008
DT tiêu
thụ năm
DT tiêu
thụ năm
So sánh 09/08 So sánh 09/10
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1. Hà Nội 74312,34 96510,64 100686,81 22198,3 29,87% 4176,17 4,43%
2.KV1 172437,79 228548,5 237580,61 56110,71 32,53% 9032,11 3,97%
2. KV 2 12367,167 20485,295 28200,92 8118,128 65,64% 7715,625 37,66%
3. KV 6 7256,879 12101,832 17620,51 4844,953 66,84% 5518,678 45,6%
4. KV khác 24156,23 32754,369 41745,635 8598,139 35,59% 8991,266 27,45%
Tổng cộng 216218,066 293889,99 325147,67 77671,93 232,5% 31257,68 118,75%
( Nguồn : phòng kinh doanh )
Trong đó: Kv1 bao gồm các tỉnh đồng bằng sông hồng
Kv2 bao gồm các tỉnh đông bắc bộ
Kv6 bao gồm các tỉnh tây bắc bộ
Kv khác bao gồm 1 số tỉnh miền trung : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu tiêu thụ ở các khu vực đều tăng lên
qua các năm nhưng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ ở các khu vực chênh lệch nhau
tương đối lớn. Cụ thể:
Ở khu vực 1 có số lượng tiêu thụ khá lớn, doanh thu tiêu thụ năm 2008 so
với năm 2009 tăng 32,53 %, năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 3,97% ; trong khu
vực nổi bật lên là Hà Nội có mức tiêu thu tương đối lớn mặc dù diện tích hẹp so

với các tỉnh khác trong khu vực khác, chứng tỏ rằng Hà Nội là một thị trường tiêu
thụ hiện tại và tiềm năng của chi nhánh công ty tại miền Bắc, doanh thu tiêu thụ
năm 2010 tăng đáng kể so với năm 2009 là 4,43 % và chiếm tới gần 50% doanh
thu tiêu thụ của cả khu vực 1 . Tại khu vực miền Bắc chi nhánh cũng đã mở rộng
thị trương hầu hết đến các tỉnh Tây Bắc Bộ ( KV 6 ) bao gồm Tuyên Quang, Hà
Giang, Lai Châu, Sơn La và qua từng năm doanh thu đều tăng lên đáng kể như
doanh thu tiêu thụ năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 66,84 %.
Ở khu vực 2 doanh thu tiêu thụ cũng tương đối lớn , doanh thu năm 2009 là
20485,295 triệu đồng, doanh thu tiêu thụ năm 2010 là 28200,92 triệu đồng vì vậy
năm doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 37,66 % . Đây là các khu vực
chính của chi nhánh tại miền Bắc , công ty cần phải khai thác triệt để các khu vực
này.
Là chi nhánh của công ty Phú Trường Quốc Tế tại miền Bắc, nhưng chi
nhánh công ty cũng đã chú trọng hơn đến thị trường miền Trung. Đây được coi là
thị trường dễ tính, với sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý dần
dần thâm nhập vào thị trường miền Trung và đã có chỗ đứng cho sản phẩm nhập
khẩu của Công ty. Doanh thụ tiêu thụ hàng năm tăng dần, năm 2010 đạt 41745,635
triệu đồng tăng lên 27,05% so với doanh thu năm 2009 đạt 32754,369 triệu đồng.
Bảng 3 :Tỷ trọng sản phẩm công ty tiêu thụ ở thành thị, nông thôn
trong miền Bắc
(Nguồn : phòng kinh doanh)
Sản phẩm
Khu vực
Coolair Juicy ftuit
Chewinggum
Doublemint
Kẹo mềm
Sugus
Extra
1. Thành thị 60% 70% 65% 95% 80%

2. Nụng thôn 40% 30% 35% 5% 20%
Ta thấy rằng ở khu vực thành thị sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu của công ty
tập trung tiêu thụ ở thành thị chiếm hơn 60%, đặc biệt là kẹo mềm sugus tập trung
tiêu thụ ở thành thị tới 95%. Chỉ có sản phẩm Coolair có mức tiêu thụ ở thành thị
và nông thôn gần như là bằng nhau.
Bảng 4 : tình hình tiêu thụ tính theo quý (2009 - 2010)
Đơn vị tính : triệu đồng
Quí
Doanh thu tiêu thụ So sánh 09/10
Năm 2009 Năm 2010 Tương đối Tuyệt đối %
Quí 1 79669,9 100918,8 126,67 21248,3 26,67
Quí 2 67469,9 88658 131,4 21188,1 31,4
Quí 3 70869,9 94567,07 133,4 23697,17 33,4
Quí 4 72669,9 91532 125,95 18862,1 25,95
Tổng
290679,6 375675,87
(Nguồn : phòng kinh doanh)
Bánh kẹo là sản phẩm có chứa một lượng lớn bột mỳ, sữa đường, đây
là những chất gay cảm giác khô, nóng khi sử dụng. Do đó điều kiện về nhiệt ddoojj
thời tiết có ảnh hưởng rất lượng đến tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Thường khi
mùa lạnh sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, trong mùa lạnh lại có những ngày lể
tết, cưới xin nên nhu cầu bánh kẹo cũng rất lớn. Mùa hè nóng nực lại có nhiều sản
phẩm thay thế , điều này khó khăn cho hoạt động của tiêu thụ sản phẩm của Công
ty.
Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008-2010
TT Các chỉ tiêu ĐVT
Thực
hiện năm
2008
So sánh

Thực hiện
năm 2009
So sánh
Thực hiện
năm 2010
So sánh
1 Doanh thu Tr.đồng
206231,4 140,09% 290679,6 140,7% 375675,87 129,24
2 Nộp NSNN Tr.đồng
19.513 100% 28.067 100% 35.567 100%
3 Lợi nhuận Tr.đồng
68.743 90,18% 96.893 140,9% 125.225 129,5%
( Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010)
Qua các chỉ tiêu ở bảng trên có thế thấy những thành tựu lớn của Công ty
trong thời gian qua. Cụ thể :
Về doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2009 so với năm 2008 là
40,07% năm 2010 so với năm 2009 tăng 29,24% đạt 375675,37 triệu đồng.
Về lợi nhuận phát sinh của Công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao ( hơn
30% ) phải nói rằng đây là kết quả đáng mừng đôi với một chi nhánh tự hoạch toán
kinh doanh của chi nhánh Công ty Phú Trường quốc tế tại Hà Nội. Nhờ có sự cố
gắng nỗ lực cộng thêm sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo Công ty không
ngừng lớn mạnh, tao lập uy tín cao đối với thị trường miền Bắc.
CHƯƠNG 3 : CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM BÁNH KẸO NHẬP
KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY PHÚ TRƯỜNG QUỐC TẾ
TẠI HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC.
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng phát triển thương
mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu của công ty phú trường quốc tế tại hà nội
trện thị trường miền bắc.
3.1.1.Những thành công phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu

trên thị trương miền bắc
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, công ty cổ phần Phú Trường
quốc tế phải cạnh tranh gay gắt với các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước. Với
long quyết tâm cao, Công ty đã ngày càng khẳng định mình trên thị trường. Trong
những năm qua, Công ty đã có những thành công nhất định trong việc phát triern
thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc.
- Chi nhánh tại Hà Nội luôn cố gắng mở rộng thị trường để tăng sản lượng
bán. Mạng lưới tiêu thụ của Công ty đã lan rộng ra các tỉnh miền Bắc, Công ty đã
khai thác tốt thị trường miền Bắc. Với sự chú trọng tới phát triển thương mại, Công
ty đã gặt hái được nhiều thành công. Chi nhánh tại Hà Nội luôn hoàn thành và đạt
chỉ tiêu mà công ty giao cho. Đồng thời là chi nhánh ở miền Bắc nhưng Công ty
cũng đã phát triển thị trường của mình ra các tỉnh miền Trung, đẩy mạnh tiêu thụ
trên thị trường này và đã thu được những thành công đáng kể.
- Trong tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty lên kế hoạch và
phân công giao trách nhiệm cho từng khâu nghiệp vụ, từng phòng ban và cá nhân,
Trong đó, bộ phận hoạt động nhập khẩu mà cụ thể là Phòng Xuất nhập khẩu dưới
sự chỉ đạo của đồng chí Trưởng phòng đã thực hiện tốt các nghiệp vụ từ đơn giản
đến phức tạp trong quan hệ với bạn hàng, hoạt động nhập khẩu diễn ra liên tục, kịp
thời tạo ra những nguồn hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

×