Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Kỹ năng giao tiếp áp dụng Dễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.81 KB, 42 trang )

Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
1
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ


LỜI TỰA

Tôi không biết vì lí do gì mà bạn có cuốn sách này trong
tay, cũng có thể bạn đã mua, một ai đó tặng bạn hay vô tình bạn
cầm được và đọc… Nhưng nếu bạn MUỐN thành công và hạnh
phúc trong cuộc sống sau này thì tôi dám chắc cuốn sách này giúp
ích cho bạn rất nhiều.
Tôi không biết bạn đã từng quan tâm tới giao tiếp là gì,
làm sao để giao tiếp tốt hơn hay chưa và cũng có thể bạn đã từng
đọc những cuốn sách “dày cộp”về giao tiếp nhưng rốt cuộc bạn
cũng chỉ ứng dụng được rất ít vào cuộc sống của bạn. Tôi đã từng
như thế, vì vậy khi tôi viết cuốn sách này, tôi muốn bạn sẽ nhận
được những kỹ năng giao tiếp đơn giản, dễ dàng áp dụng và tôi
không muốn viết thừa một từ nào trong cuốn sách này.
Nếu bạn sẵn sàng đọc nó thì tôi cũng dám hứa với bạn
những thông tin mà tiếp sau đây bạn đọc đủ cuốn hút và hấp dẫn,
khiến bạn không thấy mệt mỏi và chán nản hay muốn dừng giữa
chừng. Những điều được viết ra trong cuốn sách này vô cùng ngắn
gọn, nó như “cao hổ cốt”và công việc của bạn chỉ cần “pha ra và
uống”. Nếu đọc hết cuốn sách này với khoảng 45 phút, tôi tin bạn
sẽ trở thành người giao tiếp thiện nghệ mà ít người sở hữu được ở
lứa tuổi như tôi và bạn hiện nay. Nghĩ tới những điều đó, tôi biết
trái tim bạn sẽ nổ tung ra, bạn sẽ cảm thấy thật sự mãn nguyện và
hạnh phúc.



Sao Phương Bắc Group
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
2
Chương I: 3 bản tính đặc trưng của con người và 3 câu chuyện
ý nghĩa
1. Ba bản tính đặc trưng của con người
a) Lòng tự tôn
“Nhu cầu lớn nhất của con người là
được tôn trọng và được đề cao”
-Thomas Dewey-
Người ta nhận thấy rằng nhu cầu được tôn trọng của con
người mạnh mẽ hơn những nhu cầu về sinh lý bởi nhu cầu này vốn
dễ được đáp ứng. Nhu cầu được tôn trọng mãnh liệt hơn nhu cầu về
tình cảm, vì chỉ cần có được tình cảm thì nhu cầu này được thỏa
mãn. Nhu cầu được tôn trọng cũng quan trọng hơn nhu cầu được
che chở bởi khi an toàn rồi, người ta không cần bảo vệ.
Được người khác đề cao và coi trọng luôn là khao khát lớn
nhất của con người. Điều này làm nên sự khác biệt giữa loài người
với các động vật khác. Khao khát ấy khiến chúng ta ao ước khoác
lên mình bộ cánh hàng hiệu, lái những chiếc xe hơi sang trọng, có
địa vị cao hoặc tự hào khoe khoang thành tích của con cái. Khao
khát ấy còn lôi kéo các thanh thiếu niên tham gia vào các băng
đảng đường phố. Một số thậm chí còn sẵn sàng trộm cắp, giết
người hoặc sẵn sàng hy sinh bản thân để được nhiều người biết tới.
Các nghiên cứu thực trạng về hôn nhân cho thấy, nguyên
nhân chủ yếu khiến phụ nữ ly hôn không phải do bị lạm dụng, bị
ngược đãi hay sống lệ thuộc chồng mà vì họ không được tôn trọng.
Đề cao và được công nhận là khao khát mãnh liệt của con người.
Do vậy, bạn càng tôn trọng người khác bao nhiêu, họ càng đối xử
tử tế với bạn bấy nhiêu.

b) Mối quan tâm hàng đầu của con người là chính bản thân mình
Mọi người quan tâm tới bản thân mình hơn người khác.
Bởi vậy, bạn nên tập trung nói về họ khi chuyện trò với họ.
Ví dụ: Bạn có thể nói về:
Cảm nhận của họ
Gia đình họ
Bạn bè họ
Địa vị họ
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
3
Nhu cầu của họ
Quan điểm của họ
Điều họ quan tâm

Thay vì nói về bạn hay những thứ liên quan tới bạn (trừ phi
họ hỏi bạn).
Nói cách khác, ai cũng quan tâm tới bản thân mình và lợi
ích cá nhân trước. Để thành công trong giao tiếp, bạn phải vận
dụng nguyên tắc này khi tiếp cận với họ, bởi đó là nền tảng để xây
dựng mối quan hệ bền vững giữa đôi bên. Còn nếu họ chẳng buồn
hỏi han về bạn hay vấn đề của bạn thì điều đó có nghĩa là họ không
quan tâm tới bạn. Nếu đúng là vậy, bạn đừng chen những điều này
vào khi nói chuyện với họ.
Một số người đã vô cùng thất vọng khi phát hiện ra điều
này. Họ cho rằng con người thật ích kỷ và vô tâm bởi lẽ khi cho đi,
sao lại mong đến chuyện nhận lại. Thế nhưng phần lớn những ai
sẵn sàng cho đi những gì mình có mà không chút đắn đo đều hiểu
được điều này: “Những gì ta cho đi, chẳng chóng thì chày sẽ được
đền đáp lại và đôi khi ta còn nhận lại nhiều hơn những gì cho đi”.
Sự thực là bất cứ hành động nào của con người đều xuất phát từ

những ích lợi cá nhân, ngay cả việc làm từ thiện. Tại sao bạn lại
cho đi, vì bạn sẽ cảm thấy vui hơn, bạn cảm thấy mình rộng lượng
hơn. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là, ai cũng sẽ được nhận
lại những giá trị ngay cả khi bạn “Âm thầm làm việc nghĩa”. Mẹ
Teresa đã dành cả cuộc đời để giúp đỡ mọi người nhằm có được
cảm giác làm hài lòng chúa.
Tôi mong bạn hiểu: “Người không biết vì mình trời chu đất
diệt”, và sự thật khi nói chuyện, hãy nhớ là đối phương luôn quan
tâm tới bản thân họ trước, đó là bản năng sinh tồn của con người,
bạn không nên thất vọng vì điều đó. Nếu nhớ được điều này bạn dễ
dàng thành đạt mai này: “Nếu biết đáp ứng nhu cầu người khác,
bạn có thể có trong tay cả thế giới”.
“Trong 30 ngày liền, bạn hãy
thực hành kỹ năng tôn trọng người khác
bằng cách công nhận và đề cao họ.
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
4
Dần dần, nó tự khắc trở thành
thói quen theo bạn suốt đời”.
c) Quy luật của tự nhiên về sự đền đáp công bằng
Trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta, ai cũng có mong muốn,
thôi thúc được đáp lại những gì chúng ta nhận được từ người khác.
Mặc dù cuộc sống vẫn có những người chỉ nghĩ đến những điều
trước mắt, nhưng sự thật bạn hãy tin rằng con người có bản năng
muốn được đền đáp. Nếu ai đó làm bạn cảm kích, thì dù trước đây
bạn từng thất vọng về người ta bạn cũng sẽ nghĩ lại. Khi ai đó chưa
bao giờ tặng quà sinh nhật cho người khác và đến lần sinh nhật
mình anh ta được nhận quà sinh nhật thì nhất định anh này cũng có
mong muốn tặng quà sinh nhật cho người khác, và cho chính người
đã tặng mình.

Vì vậy, khi bạn làm điều tốt đẹp cho ai, họ có xu hướng tìm
cách đền đáp lại bạn, khi bạn khen ngợi họ, họ sẽ yêu mến và khen
lại bạn. Nhưng nếu bạn xúc phạm họ, sẽ có lúc bạn bị họ xúc phạm
nằng nề gấp bội. Đó thật sự là quy luật tự nhiên và nó gần như
đúng hoàn toàn.
Để nhận được sự yêu mến của người khác, bạn hãy thường
xuyên đề cao họ. còn nếu bạn cứ làm như thể bạn tốt đẹp hơn họ
thì họ sẽ cảm thấy bị thua kém và ghen tị với bạn. Điều này rất bất
lợi khi bạn muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Hãy ghi nhớ điều này, mỗi khi bạn dược phục vụ một bữa
ăn tuyệt hảo tại nhà hàng, tại quan nước… được người phục vụ cất
lời hỏi thăm hay giúp thu dọn bát đĩa đã dùng xong, bạn hãy mỉm
cười với họ và bày tỏ lòng biết ơn vì sự tận tụy của họ.
Một khi hiểu ra và chấp nhận 3 bản tính trên, bạn sẽ ngạc
nhiên về khả năng gây ấn tượng với người khác của chính bạn đấy.
2. Ba câu chuyện ý nghĩa
Câu chuyện 1:
Sau kết thúc buổi tối xem xiếc, trên đường trở về nhà, một
cậu bé khi lần đầu tiên đi xem xiếc rất thích thú với các màn nhào
lộn của những con thú. Nhưng có một điều cậu bé thắc mắc nhất là:
Tại sao cái dậy chạc nhỏ mà vẫn giữ được con voi khổng lồ như
vậy? Cậu bèn hỏi bố mình và bố cậu giải thích. “Con trai ạ, vào
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
5
ngày mà con voi đó còn nhỏ, nó đã bị xích bốn tiếng đồng hồ bằng
sợ dây xích to và nặng quanh chân. Những sợ dây xích này được
gắn vào các khối bê tông lớn. Do đó, dù nó có cố gắng hết sức kéo,
giật, gào thét hoặc giống lên thì chúng cũng không thoát ra được.
Đã rất nhiều lần cố gắng như vậy mà sợi dây xích không đứt, dần
dần con voi mặc định sợi dây buộc ở cái chân đó không bao giờ

giằng đứt được và nó đã không nỗ lực giằng nữa từ khi nào không
ai biết. Và sau này người ta chỉ dùng sợi dây chạc nhỏ chúng cũng
không giằng nữa. Đó là lí do tại sao sợi dây chạc nhỏ thế mà giữ
được con voi khổng lồ”.
Con người chúng ta cũng vậy, sau khi được sinh ra hầu như
không hề có những khả năng bẩm sinh, chúng ta bước vào đời với
tầm hiểu biết chỉ là con số không. Tất cả những nhận thức của
chúng ta là kết quả đào tạo từ những “huấn luyện viên” là – cha
mẹ, anh chị, bạn bè, thầy cô, các phương tiện truyền thông… Hầu
hết những gì chúng ta được dạy là lẽ phải, là điều tốt, nó được lặp
đi, lặp lại hàng ngày, ăn sâu vào tiềm thức và trở thành những giá
trị đạo đức nền tảng giúp chúng ta hình thành lối sống, cách nghĩ,
cách đưa ra những quyết định trong cuộc sống. Sự thật, đặc biệt là
trong xã hội Việt Nam có không ít những lời dạy gây kìm hãm sự
phát triển cá nhân. Cũng giống như những con voi, chúng ta cũng
bị những “xiềng xích” niềm tin giới hạn ngăn cản chúng ta thành
công.
Có cha mẹ nói rằng: “Mày! Chỉ phá hoại thôi, không làm
nên chò chống gì”, “Hãy đến trường học giỏi rồi xin được công
việc lương cao”…
Thầy cô nói: “Các em phải giữ trật tự, chỉ ai được chỉ định
mới được nói”… “Không được sai, sai sẽ bị điểm kém”
Bạn bè nói: “Đừng dại mà bỏ một công việc ổn đinh”, “Cậu
không làm được điều đó đâu”

Tôi không biết trước đây bạn đã bị gieo vào tiềm thức
những khả năng giới hạn nào, nhưng rất có thể nó là những “xiềng
xích”, bạn không phải là một “con voi”, bạn đừng để những niềm
tin giới hạn đó kìm hãm bạn. Tất cả những người thành đạt nhất
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ

6
trên thế giới đều thừa nhận, thành công 99% là rèn luyện, chỉ có
1% là sẵn có. Chỉ cần bạn muốn thành công thì bạn hoàn toàn có
thể, hãy tin vào điều đó, nó chắc chắn là sự thật. Vậy bạn có muốn
sở hữu những khả năng giao tiếp đỉnh cao, sở hữu khả năng làm
chủ mọi cuộc nói chuyện, khả năng thuyết phục người khác, khả
năng khiến người khác đồng ý với bạn?… Tất cả những điều này
bạn hoàn toàn có thể sở hữu được bằng cách đọc tiếp cuốn sách thú
vị này.
Câu chuyện 2:
Có một thầy chủ nhiệm khi vào lớp thấy 2 em học sinh rất
giống nhau (2 cậu con trai học lớp 3), thầy rất ấn tượng và có hỏi:
“Hai em có phải hai anh em sinh đôi không?”, cả hai đều lắc đầu.
Thầy rất tò mò vì thấy rất giống nhau bèn tìm thông tin học bạ của
2 cậu bé. Thật ngạc nhiên thầy giáo thấy 2 em đó có cùng tên cha,
cùng tên mẹ, cùng ngày tháng năm sinh, cùng quê quán. Cả đêm
hôm đó thầy băn khoăn, không hiểu tại sao 2 em đó lại lắc đầu.
Phải chăng 2 em đó nói dối thầy
Hay là gia đình có chuyện gì đó không vui.
Hay là 2 anh em nhưng không yêu thương nhau
… và mãi thầy không tìm ra đáp án thỏa đáng.
Vâng, có lẽ cả bạn và tôi đều hình dung ra câu chuyện này,
không biết bạn có đoán ra là vì sao mà 2 em đó lắc đầu không.
Nhưng nếu nhớ lại ngày chúng ta còn trẻ thơ, ngày ma ai đó dạy
cho chúng ta biết khi gọi 2 đứa trẻ cùng sinh là sinh đôi, còn 3 đứa
trẻ cùng sinh là sinh ba, rồi sinh tư, sinh năm… thì có lẽ câu trả lời
thật dễ dàng. Trong trường hợp này 2 đứa trẻ lắc đầu vì gia đình
cậu có 3 anh em, nên thầy hỏi: “Hai em có phải hai anh em sinh
đôi không?” thì 2 đứa trẻ đó lắc đầu là hoàn toàn hợp lí.
Cuộc sống đôi khi có những điều đơn giản nhưng lại khiến

chúng ta gặp rắc rối. Trên con đường thành đạt cũng vậy, sẽ không
sau khi trải qua bạn mới nhận ra là đáp án thật đơn giản mà bạn thì
mất bao công sức tìm kiếm xa xôi. Giao tiếp là một kỹ năng hàng
ngày phải sử dụng bên mình, nó là kỹ năng vô cùng quan trọng
trong cuộc sống, nếu có kỹ năng giao tiếp tốt, con đường thành
công và thăng tiến của bạn dễ dàng hơn bội phần. Nhưng rất nhiều
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
7
người, tôi cũng đã từng không biết điều đó, cứ tập trung vào “kỹ
năng cứng” để rồi nhận ra con đường thành công của mình sao khó
khăn vậy, rồi nhận ra mình không biết đi đâu, làm gì để thành đạt
mai sau. Vâng, bạn ơi! Có những người nói thì ai cũng muốn nghe,
những bậc anh hùng, những bậc vĩ nhân hay những nguyên thủ
quốc gia, những chính trị gia đều là những bậc thầy trong giao tiếp,
thuyết trình. Mỗi lời nói của ông khiến hàng trăm, hàng nghìn,
hàng triệu người hào hứng. Trong khi những người không mấy
thành công là những người nói ra rất ít người muốn nghe họ nói.
Câu chuyên 3:
Câu chuyện diễn ra tại một gia đình rất hiếu khách và chu
đáo, lúc đó đã gần đến bữa ăn trưa, có một người bạn đồng ngũ ở
xa đến chơi nhà. Lâu ngày không gặp, rất quý vì bạn không ngại
đường xa, mùa hè nóng bức tới chơi nhà. Khi khách tới nhà, cả gia
đình ra đón hết sức nồng hâu, người cha dắt xe cho khách và sai
con trai cả: “Lấy nước cho bác rửa Chim!”, vị khách hết sức giật
mình, không biết do mình nghe nhầm hay thế nào.
Sau khi rửa chân tay xong, mời vị khách ngồi xuống mâm
cơm ăn cùng gia đình. Cả mâm cơm chuyện trò sôi nổi kể về ngày
xưa, bây giờ… trong lúc lơ đãng người con quên không đơm cơm
cho khách, người cha liền nhắc nhở con mình: “Đơm cơm cho bác
Đớp!”, lần thứ 2 vị khách giật mình, lần này thì ông nghe rõ mồn

một, không sai vào đâu được. Vị khách vô cùng bức xúc những
cũng đành ăn xong bữa cơm.
Sau bữa ăn cơm, vị khách nhanh chóng tìm cớ xin phép ra
về, gia đình cố gắng giữ lại chơi thêm ít phút nhưng không được, vì
thế người cha sai con trai thứ 3: “Ra dắt xe cho bác Cút!”, lần này
thì vị khách thật sự giận giữ đi thẳng về mà không chào ông bạn
lấy một câu…
Việc sử dụng ngôn từ trong giao tiêp vô cùng quan trọng,
nếu không hiểu biết về tâm lý chúng ta hoàn toàn có thể gặp phải
những nỗi tương tự. Trong cuộc sống hàng ngày, không ít người
giao tiếp chỉ khiến người ta thêm tức giận, nói chuyện rất dễ gây ra
những cãi vã…
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
8
Vậy làm sao để sở hữu kỹ năng giao tiếp xuất sắc, sở hữu
khả năng tự tin ứng xử, nắm bắt tâm lý người nói chuyện với mình
để cuộc nói chuyện diễn ra như ý muốn?
Khi nghĩ về 2 từ “GIAO TIẾP” bạn đang nghĩ gì lúc này?
Đã bao giờ bạn nghĩ: Sự thành công của chúng ta là dễ hay khó?
Mai này cuộc sống của mình sẽ như thế nào? Có giàu không? Có
hạnh phúc không? Có thành đạt không? và chúng ta cần chuẩn bị
những gì để mai này thành đạt hơn trong cuộc sống.
Xin báo cáo với bạn rằng. Có rất nhiều người học giỏi
nhưng không thành đạt xung quanh chúng ta, những người thành
đạt nhất trên Thế Giới như: Bill Gates, Dale Carnegie, Honda…
hay những người thành đạt nhất tại Việt Nam như: Đoàn Nguyên
Đức, Đăng Lê Nguyên Vũ… đều thừa nhận “GIAO TIẾP” chiếm
85% sự thành công của mỗi con người và kiến thức chuyên môn
chỉ đóng góp 15% mà thôi.
Trên Thế Giới chỉ có 5% dân số là những người được coi là

giàu có và thành đạt, người mà được quyền làm những việc họ
thích vào lúc họ muốn. Trong khi 95% dân số là những người phải
làm việc cho đến khi họ già và yếu, ngay cả lúc đó vẫn có những
người tiếp tục cần thêm tiền và họ lại đi xin việc.
Vâng bạn ạ! Kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng so với kỹ
năng cứng, kỹ năng cứng như: Cơ khí, kế toán hay sửa xe, khâu
vá… chỉ giúp chúng ta mãi là “con ong thợ”, khó mà trở thành
“ong chúa” được. Kỹ năng mềm mà giao tiếp là nền tảng sẽ giúp
bạn trở thành nhà lãnh đạo, trở thành ông chủ giỏi, nhà quản lý
xuất sắc… hiện nay có khoảng 20 kỹ năng như: Đàm phán, thuyết
trình, đọc sách, viết kế hoạch kinh doanh, thuyết phục… tất cả
những kỹ năng đó đều cần khả năng giao tiếp của bạn chuẩn mực.
Những kỹ năng cứng thì khiến bạn “rất cứng”, bạn khó mà có thể
tập hợp được người khác, khó mà khiến người khác nghe theo bạn,
làm theo bạn…
Xung quanh chúng ta có những người rất dễ dàng kết thân
với người lạ, rất dễ dàng gây được thiện cảm với người lạ chỉ qua
một cuộc trò chuyện và chúng ta gọi họ là những người “có khả
năng lôi cuốn”. Tuy nhiên, có một điều tôi muốn tiết lộ là, dù
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
9
chúng ta rất ngưỡng mộ họ, rất muốn trở thành họ, nhưng lại rất ít
người đặt câu hỏi họ đã làm điều đó như thế nào? Đôi khi chúng ta
còn coi đó là kỹ năng bẩm sinh hoặc rất khó học được. Sự thật
những người có khả năng nói chuyện lôi cuốn đó không phải sinh
ra mà có, chỉ đơn giản họ đã áp dụng những kỹ thuật chuẩn mực
trong giao tiếp và mọi thứ đã đổi thay nhanh chóng. Như vậy,
những kỹ năng mà chúng ta thấy rất “điêu luyện” của họ hoàn toàn
là do học hỏi và rèn luyện, hơn thế nữa: “Phàm những thứ gọi là kỹ
năng đều có thể học được”.

Nếu áp dụng những kỹ thuật giao tiếp này vào cuộc sống,
không lâu sau sẽ có người nói với bạn rằng: “Em rất thích cách nói
chuyện của anh”, “Cách nói chuyện của chị rất hay”…
Chỉ với 4 từ “mà thuật” là CƯỜI – LẮNG NGHE –
KHEN – HỎI mà con người ta đã khéo léo sử dụng trong quá trình
giao tiếp để tạo sự thu hút của hàng trăm, hàng ngàn thậm chí hàng
triệu người lắng nghe đầy hưng phấn.
Vậy thì khi bắt đầu một cuộc giao tiếp như thế nào, sử dụng
linh hoạt 4 từ “ma thuật” trên ra sao, làm sao để có buổi nói chuyện
đầy sinh động và thu hút, rồi cách kết thúc buổi nói chuyện như thế
nào là hiệu quả nhất.
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
10
Chương II: Bắt đầu trong giao tiếp như thế nào
1. Sự mỉm cười chân thành
Những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ chắc bạn vẫn nhớ tới
con cún nhà bạn, một con chó nhỏ, lông vàng, đuôi dài. Cún chưa
hề đọc một trang sách tâm lý nào, nó không cần đọc, cũng chưa ai
dạy cho nó kỹ năng giao tiếp. Nhưng nó có phương pháp để làm
nhiều người yêu nó. Nó luôn quẫy đuôi mừng bạn mỗi khi bạn trở
về nhà?
Hình ảnh chú cún lại gần bạn mỗi lúc bạn trở về, luôn yêu
bạn và chỉ quan tâm tới một mình bạn, chú không bao giờ thốt ra
những lời nhận xét tiêu cực về bạn, luôn chào đón bạn như thể bạn
đã làm việc vất vả dù bạn đi chơi, mừng rỡ bản như thể bạn là ngôi
sao lừng danh, thậm chí bạn càng về muộn bao nhiêu thì chú lại
chạy càng nhanh bấy nhiêu về phía bạn để đón bạn trở về và không
đòi hỏi bạn phải đền đáp.
Người ta còn nghiên cứu và cho rằng: Khi con người ta tiêu
cực, buồn chán là lúc cơ thể sản sinh ra những độc tố gây ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe của bạn và làm thể chất bạn yếu ớt. Lúc
đó nụ cười sẽ xua đi những độc tố đó, nên bạn hãy mỉm cười ngay
cả lúc bạn rất buồn chán và mệt mỏi, lúc đó chắc chắn bạn sẽ khỏe
hơn nhiều đấy.
Thông thường khi tiếp xúc với nười đối diện, nét mặt của
bạn như thế nào thì họ sẽ phản ứng lại như thế. Một nghiên cứu
cũng đã chứng minh rằng, khi mỉm cười với đối phương, hành
động đó sẽ tạo ra ý nghĩa: “Rất vui được làm quen với bạn, tôi rất
muốn chúng ta là bạn tốt của nhau”. Đó là lí do nên mỉm cười mỗi
ngày, như các em bé đáng yêu chẳng hạn.
Theo giáo sư Ruth Campbell của Trường Đại học London
từng phát hiện ra trong não chúng ta có một loại “nơ-ron phản
chiếu”. Nơ-ron này kích hoạt vùng chức năng nhận biết tức thì nét
trên khuôn mặt của người nói và tức thì tạo ra hiệu ứng phản chiếu.
Điều này cũng có nghĩa là, bắt gặp ai đó đang mỉm cười với mình
thì gần như ngay lập tức bạn sẽ mỉm cười lại với họ.
Nụ cười là ngôn ngữ cơ thể mà ai cũng hiểu được ngay cả
khi bạn là người Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Trung Quốc hay Việt
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
11
Nam, nó thể hiện sự mong muốn kết bạn. Vì thế, bạn nên thường
xuyên cười và bổ sung vào kho ngôn ngữ cơ thể của bạn nụ cười
mỗi ngày, thâm chí ngay cả khi bạn không cười nổi. Hành động
này sẽ ảnh hưởng tới thái độ và phản ứng của người khác đối với
bạn.
Dale Carnegie đã khuyên rằng, mỗi khi gặp ai đó hãy mỉm
cười như thể bạn muốn nói: “Tôi mến ông… được gặp ông, tôi vui
lắm… tôi sung sướng lắm…”
Ngược lại trong giao tiếp mà bạn thể hiện một vẻ mặt nhăn
nhó, lắc đầu hoặc tiêu cực thì khiến cho người đang nói chuyện với

bạn nghĩ rằng bạn đang chê bai họ, bạn không thích hợp tác với họ.
Vì thế, hãy luyện tập, nhắc nhở mình mỉm cười mỗi ngày. Khi nào
phát hiện ra khuôn mặt mình nhăn nhó, đờ đẫn, hãy nhắc nhở mình
mỉm cười ngay lúc đó. Trong giai đoạn đầu khi tôi đang “học cười”
mỗi lúc tôi đi đường phát hiện ra mình không cười tôi lại tự nhắc
nhở mình mỉm cười như thể vừa nhận được một lời khen ngợi nào
đó. Ngay trong lúc này, khi đọc đến những dòng chữ này, tôi mong
bạn hãy tự mỉm cười với cuốn sách này 3 lần, nếu bạn cứ nhắc nhở
mình và thường xuyên luyện tập, chắc chắn bạn sẽ có nụ cười “hồn
nhiên của một thiên thần” và vô tình bạn đã tạo ra sự cuốn hút mà
chính bạn cũng không hề hay biết.
Bạn biết không, người ta còn nói rằng: Khi bạn nhăn nhó,
tiêu cực, mọi khóe mắt, khóe miệng bạn hình như cái nón và những
may mắn, tiền bạc và hạnh phúc rơi vào sẽ trôi xuống đất. Trong
khi lúc bạn cười, khóe mắt và khóe miệng có hình cái thau, khi đó
những may mắn, tiền bạc và tình cảm sẽ rơi vào đó, bạn sẽ hấng
được. Đó là lí do họ thành đạt, không tin bạn hãy nhìn lại những
bức hình của những người giàu có, thành đạt bạn sẽ thấy hầu hết họ
đều mỉm cười hoặc cười rất tươi.
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
12


Khi cười, hãy để lộ hàm răng củ bạn và cười bằng toàn bộ
các cơ trên mặt chứ không chỉ cười bằng khóe miệng.
Hãy nhớ rằng, người thành công là người luôn tươi cười,
luôn lạc quan mỗi ngày. Tôi còn thấy họ có thể mỉm cười ngay cả
khi họ thất bại trong khi không ít người lúc đầu bắt tay vào làm
công việc với một lòng hoan hỉ, nhưng rồi lâu dần quen nghề, lòng
vui sướng tiêu tan và chỉ làm việc vì bổn phận, rồi chán nản và dẫn

tới thất bại.
“Không biết cười thì đừng làm người
Cười vang mới giàu sang”
Tôi khuyên bạn: Hãy suy nghĩ tích cực, hãy nhìn nhận mọi
thứ theo hướng có lợi để bạn luôn hạnh phúc, luôn nở nụ cười trên
mỗi dù hoàn cảnh như thế nào đi chăng nữa. Abraham Lincoln
từng nói rằng: “Phần nhiều người ta sống đơn giản mà sung
sướng”
“Hãy thực hiện tuần lễ mỉm cười”
2. Cách bắt tay
Trong giao tiếp bạn bè quen nhau không hoàn toàn cần bắt
tay, mà chỉ cần “Chào bạn” và nở nụ cười thế là được. Nhưng trong
kinh doanh, trong công việc thường cần bắt tay. Bắt tay đúng cách
thể hiện bạn là người hiểu biết, tự tin. Vì thế, khi bắt tay cần mở
lòng bàn tay, cánh tay và lòng bàn tay thẳng (hướng xuống), siết
chắc tay người đối diện để 2 lòng bàn tay tiếp xúc với nhau. Hãy để
cho đối phương quyết định khi nào ngừng bắt tay, nhưng cũng
không nên bắt tay lâu quá, khoảng 3 đến 5 giây là có thể bỏ ra. Qua
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
13
cách bắt tay, bạn cũng có thể đánh giá phần nào con người bạn
chuẩn bị nói chuyện.
Nếu cái bắt tay hời hợt, thể hiện đối phương là người sợ
hãi, nhút nhát và chưa có thiện chí hợp tác với bạn.
Nếu cái bắt tay chặt và mạnh, lại không tiếp xúc lòng bàn
tay thể hiện người ta không thật thà và muốn “bóp chết” bạn.
Nếu cái bắt tay đủ chắc, lòng bàn thay tiếp xúc thoải mái
thể hiện sự chân thành, đáng tin.
3. Cách bạn nhướm mày
Lúc bắt đầu của cuộc giao tiếp bạn bè có thể bắt đầu từ cái

nhướm mày, đó là cách bắt đầu rất tinh tế.
Từ xa xưa, nhướm mày là dấu hiệu của sự nhận biết. Khi
gặp người quen bạn có thể nhướm mày và kết hợp với nụ cười
trong giây nát để ngầm báo với họ là bạn đã nhận ra họ.
4. Cách gợi chủ đề buổi nói chuyện
Bạn biết không, 90% ấn tượng của mọi người về bạn được
hình thành chỉ trong 3 phút đầu tiên khi tiếp xúc gặp gỡ. Vì vậy,
việc mở đầu câu chuyện như thế nào quyết định cách mọi người
nhìn nhận bạn sau đó rất nhiều. Thường người ta bắt đầu buổi trò
chuyện theo 3 cách như sau:
Cách 1: Từ hoàn cảnh hiện tại xung quanh
Cách 2: Từ người đối thoại với bạn
Cách 3: Từ bản thân mình
Sau khi lựa chọn cách để bắt đầu buổi trò chuyện thì câu
đầu tiên thường sử dụng để nói là gì? Khi đó người ta cũng thường
có 3 cách tiến hành:
Nêu câu hỏi.
Đưa ra ý kiến
Hỏi về một thực trạng
Ví dụ 1: Bắt đầu câu chuyện từ hoàn cảnh xung quanh
Cách đơn giản nhất để bắt đầu buổi trò chuyện là nói về
hoàn cảnh hiện tại của 2 bạn. Chỉ cần quan sát xung quanh và đưa
ra câu hỏi nào đó về điều bạn vừa thấy. Bạn dễ dàng thực hiện cách
này ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như:
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
14
Trong hiệu sách: Cuốn sách bạn mua có ý nghĩa gì cho giới
trẻ sinh viên bọn mình vậy?
Trong phòng triển lãm: Bạn nghĩ ý tưởng mà tác giả gửi
gắm trong bức tranh này là gì?

Trong lớp học: Vì sao bạn tham gia khóa học này?
Ở trường: Bạn có đi tình nguyện không? (Nếu có – cho tớ
xin sđt, tớ cũng muốn đi lắm mà không biết bắt đầu từ đâu, khi nào
có đợt tuyển gọi cho tớ nhe? Nếu không – ôi, tham gia tình nguyện
đi, hay lắm, cho tớ sđt đi, khi nào có đợt tuyển tớ gọi cho cậu đi
phỏng vấn, ok?)
Xếp hàng chờ hục vụ: Theo anh bí quyết thành công của
nhà hàng này là gì?
Trên xe bus: Bạn ơi, xe này về Ngoại Thương thì nên dừng
ở chỗ nào?
Ở bến xe bus: Bạn ơi, mình muốn đi ra Hồng Hà thì đi xe
bao nhiêu nhỉ?
Ví dụ 2: Bắt đầu bằng cách nói về người đối diện với bạn
Mọi người đều thích nói về bản thân họ, vì thế họ hãy sẵn
sàng trả lời bất cứ điều gì khi được bạn hỏi.
Trong bữa tiệc: Cái huy hiệu trên áo của anh đẹp quá, nó
có ý nghĩa gì vậy?
Trên sân cầu lông: Anh đánh rất hay, làm thế nào mà anh
chơi hay như vậy?
Trong bể bơi: Tớ thấy cậu bơi rất giỏi, cậu có thể chỉ giúp
tớ cách bơi đúng được không? Tớ không biết bơi đúng phương
pháp.
Ví dụ 3: Nói về bản thân
Đây là cách ít nên sử dụng, nhất là khi người đối thoại
không hỏi về bản thân bạn, về gia đình bạn, bạn ở đâu hay những
thứ liên quan tới bạn. Có nghĩa là họ chưa cần hiểu về bạn, do vậy,
khi mở đầu câu chuyện ít khi nói về bản thân trước khi họ hỏi bạn.
Tuy nhiên, nếu cần chia sẻ thì bạn có thể kể về bản thân ở
những thời điểm:
Cách bạn bắt đầu công việc kinh doanh.

Thời điểm bạn ấn tượng nhất, bạn làm việc hiệu quả nhất.
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
15
Thời điểm hiện nay bạn đang nghĩ gì, đang làm gì.
Hoặc bạn có thể kể về một người mà bạn thật sự ấn tượng,
người đó đã để lại ấn tượng trong bạn.
Chương III: Cách tiếp tục chủ đề nói chuyện và tạo sự cuốn
hút
1. Làm thế nào để trở thành người lắng nghe giỏi
Lắng nghe được coi là kỹ năng quan trọng nhất trong giao
tiếp. Không phải ngẫu nhiên mà con người ta có tới 2 cái tai, trong
khi chỉ có 1 cái miệng, ai mà biết lắng nghe thì là người giao tiếp
giỏi hơn cả người nói hay. Sự thật, người biết lắng nghe sẽ để lại
ấn tượng ban đầu tốt đẹp hơn một người cứ thao thao bất tuyệt.
Một con số thống kê nói rằng, hơn 40% bệnh nhân đến gặp bác sĩ
với lí do muốn giãi bày tâm sự chứ chưa hẳn là vì thể trạng yếu ớt.
Từ LẮNG NGHE  HIỂU  PHÁT HIỆN NHU CẦU 
ĐÁP ỨNG NHU CẦU
Người đối thoại lôi cuốn là người chăm chú lắng nghe
người khác đang nói. Và thực tế người nói nhiều nhanh chóng bị
đánh giá thấp, trong khi người lắng nghe chăm chú dễ được chúng
ta chú tâm hơn.
Hầu hết khách hàng nóng tính, những nhân viên bất mãn
hay những người luôn sầu muộn chỉ muốn có ai đó lắng nghe họ
trình bày vấn đề.
Khả năng suy nghĩ của chúng ta nhanh gấp 3 lần so với khả
năng lắng nghe. Đó là lí do hầu hết mọi người thường mất tập
trung khi nghe người khác nói. Trong kinh doanh, đầu tiên là gây
được thiện cảm trước khi bán được hàng, đó chính là giai đoạn
lắng nghe. Mục tiêu của bạn là tạo được thiện cảm trước khi đặt

câu hỏi về nhu cầu của khách hàng để khám phá khao khát tột bậc
hay nỗi lòng của họ
5 quy tắc vàng giúp bạn lắng nghe hiệu quả
a) Phương pháp “lắng nghe tích cực”
Là phương pháp khuyến khích người khác tiếp tục nói, chỉ
cần bạn chú tâm lắng nghe thật sự thì đối phương sẽ biết bạn hiểu
những gì họ đang nói.
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
16
Khi lắng nghe tích cực, hãy nhắc lại những gì họ nói, sau
đó mới trình bày ý kiến của bạn. Hãy nhớ là tập trung vào vấn đề
của họ nhé.
Ví dụ:
Ellon: Công ty tôi có tới 1.200 nhân viên, tôi nghĩ mình
khó mà thăng tiến được.
Randy Gage: “Có vẻ như anh chán nản lắm!” (lắng nghe
tích cực)
Ellon: Tất nhiên rồi! Tôi có dự các cuộc phỏng vấn đề bạt,
nhưng có vẻ chẳng mấy triển vọng.
Randy Gage: Tôi đoán là anh đang nghĩ rằng họ đang chơi
trò úp mở với anh chứ gì?
Ellon: Chính thế đây! Nếu họ nghĩ rằng tôi không kham nổi
vị trí đó, họ nên nói thẳng cho tôi biết chứ.
Randy Gage: Vậy là anh muốn người ta thành thật với anh?
Ellon: Phải, nhưng không chỉ có thế thôi đâu…
Nếu bạn không chắc mình có hiểu đúng ý người nói hay
không thì hãy hỏi lại họ: “Tôi nói có đúng không?”
Chẳng hạn:
Randy Gage: Vậy là anh muốn người ta thành thật với anh?
Tôi nói có đúng không?

Việc lắng nghe tích cực sẽ khiến người khác trò truyện cởi
mở hơn với bạn. Nhớ là không tranh luận hay chỉ trích họ, ngoài ra
cần chăm chú lắng nghe và không cần phải lo lắng mình sẽ nói gì
tiếp theo, thế là ổn rồi.
b) Dùng những câu khích lệ ngắn
Để khuyến khích người khác nói tiếp, bạn có thể dùng
những câu đệm ngắn như:
Tôi hiểu…
Ừ…
Thế á!
Thật sao?
Hãy kể tiếp nữa đi?
Còn gì nữa không?
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
17
Những câu khích lệ trên có thể làm người nói trở nên hào
hứng và chia sẻ với bạn nhiều thông tin hơn.
c) Hãy hướng mắt vào người nói chuyện và gật đầu
Bạn nên nhìn thẳng vào mắt người nói trong cuộc trò
chuyện. Mắt bạn mở thật to, nếu bạn ngồi cần ưỡn cao người và gật
đầu. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ được người nói chú ý nhất.
d) Xoay người về phía người nói
Khi nghe những lời nhàm chán, bạn thường lảng tránh bằng
cách quay người sang hướng khác đúng không? Vậy khi bạn thật
sự chú tâm tới câu chuyện của người nói chuyện, cần xoay người
hướng về phía người nói.
e) Đừng ngắt lời người khác mà hãy kiên nhẫn lắng nghe
Đừng bao giờ nhảy vào họng người nói, đó là phép lịch sự
tối thiểu cần thiết khi giao tiếp. Hãy cứ lắng nghe, kiên nhẫn và đôi
khi những điều giá trị được nói ra vào những lúc cuối cùng, nên

đừng vội vàng chuyển chủ đi mà để họ nói hết về những gì họ đang
nói dở.

2. Làm thế nào để khen ngợi chân thành
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn khen ngợi người khác, họ
đánh giá bạn là người biết cảm thông, hiểu biết và có sức lôi cuốn.
Bởi vậy, bạn còn chần chừ gì nữa mà không dành tặng cho người
yêu, đồng nghiệp, nhân viên, sếp, khách hàng, bố, mẹ, con cái hoặc
bạn bè của bạn và ngay cả những người gặp lần đầu cũng nên tặng
họ một lời khen? Bất cứ người nào, dù hành động của họ không
mấy quan trọng đối với bạn nhưng nếu bạn biết khen ngợi đúng
cách thì vẫn sẽ khiến họ cảm kích và biết ơn bạn. Tôi đảm bảo
rằng, nếu bạn thường xuyên đề cao người khác, một thế giới mới
mẻ và khác biệt sẽ đến với bạn ngay trước mắt.
a) Khen trực tiếp
Để thể hiện sự mến mộ của bạn dành cho họ, hãy lại gần họ
và bày tỏ sự ngưỡng mộ một cách chân thành nhất, lúc đó ánh mắt
bạn nên nhìn thẳng vào họ và mỉm cười.
Khi được khen người ta thường thích khen về: Cách cư xử,
diện mạo hay những gì họ có.
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
18
Ví dụ 1: Anh quả là một huấn luyện viên giỏi! – Khen cách cư xử.
Ví dụ 2: Kiểu tóc của bạn trông đẹp lắm! – Khen diện mạo.
Ví dụ 3: Tôi rất thích chiếc xe máy của bạn! – Khen những gì họ
có.
Trong 3 cách khen trên, khi khen về cách cư xử thường làm
cho người ta cảm kích nhất. Vì thế nên quan tâm tới cách cư xử của
họ và đưa ra lời khen ngợi đúng thời điểm bạn sẽ khiến họ cảm
kích vô cùng. Tuy nhiên, lời khen sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều nếu

kết hợp thêm 2 bí quyết sau:
Bí quyết 1: Gọi tên người đối thoại
Hãy gọi tên người đối thoại là cách thu hút sự chú ý của họ
và khiến họ chăm chú lăng nghe điều bạn nói. Nên, nếu muốn nhấn
mạnh điều gì đó với người nghe, hãy bắt đầu bằng tên của họ. Cách
này sẽ khiến họ nhớ nhiều hơn những lời bạn nói.
Ngày xưa Andrew Carnegie, ông vua dầu lửa khi còn nhỏ
có nuôi một cặp thỏ sinh ra một đàn thỏ con, nhưng vì bận quá ông
không đi cắt lá được về cho thỏ ăn. Khi đó ông biết cách dụ tụi trẻ
con trong xóm và nói với chúng: “Nếu các em đi lấy lá về cho thỏ
ăn thì mỗi con thỏ con được đặt theo tên của mỗi em” thế là bọn
chúng ngày nào cũng không quên cho con thỏ của mình ăn.
Bí quyết 2: Khen gì và tại sao
Sở dĩ lời khen của bạn chẳng ai tin là vì bạn chỉ biết khen
suông mà không hề giải thích. Bạn nên nhớ sức mạnh của lời khen
kia nằm ở sự chân thành. Nếu bạn chỉ nói suông thì những lời khen
chỉ như lời tâng bốc, xu nịnh.
Ví dụ: Khen cách cư xử: “Ellon, chú quả là một ông chủ tuyệt vời
vì chú luôn biết khích lệ nhân viên của chú”
Ví dụ: Khen diện mạo: “John Kalench, kính của anh thật là đẹp, nó
làm tôn lên vẻ thông minh của anh đấy”
Ví dụ: Khen những gì họ có: “Randy Gage, siêu xe anh mới mua
thật đẹp, nó sẽ làm bộ sưu tập xe của anh trở lên hấp dẫn hơn”
Kết hợp việc gọi tên người đối thoại và khen họ, giải thích
lí do khen sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với họ và làm cho họ nhớ lâu
hơn lời khen của bạn. Đừng bao giờ thốt ra lời khen nếu bạn không
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
19
thật lòng. Sớm hay muộn họ cũng sẽ nhận ra và bạn sẽ mất đi ấn
tượng đẹp trong lòng họ.

b) Khen ngợi gián tiếp
Đôi khi, lời khen có ý nghĩa to lớn hơn, người được nhận
lời khen cảm động và hạnh phúc hơn nếu người ta nhận được lời
khen của bạn từ một người khác nói lại cho họ. Vì thế, trong nghệ
thuật giao tiếp, chỉ cần biết có người hay “buôn chuyện” hoặc miễn
là họ có thể “chuyển hộ lời khen” của bạn tới người mà bạn muốn
khen thì cần tận dụng và phát huy. Bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả của
lời khen gián tiếp như thế này. Khi đó người ta thường nghĩ rằng,
bạn phải cảm kích lắm thì mới khen người ta ngay cả khi không
gặp, người ta cũng liên tưởng rằng trong con mắt bạn người ta quan
trọng như thế nào.
Ngay cả khi bạn là người chuyển lời khen của người khác
dành cho anh ta thì anh ta cũng sẽ vui sướng, hạnh phúc khác hẳn.
Ví dụ: “Này Ellon, John Kalench nói với tớ cậu là người xuất sắc
lắm bởi vì cậu có công việc kinh doanh rất phát triển trong thời
buổi khủng hoảng kinh tế này, bí quyết của cậu là gì thế?”
Lời khen luôn làm cho người nghe thấy hạnh phúc, vui
sướng và yêu đời hơn rất nhiều.
c) Nhận lời khen như thế nào?
Khi được ai đó khen ngợi bạn hãy:
1. Nhiệt tình đón nhận nó
2. Cảm ơn họ
3. Chân thành bày tỏ lòng cảm kích của bạn
Ví dụ: Robert Kiyosaki: “Ellon ơi, xe của cậu đẹp quá!”
Ellon: “Cảm ơn Robert, tớ mới cọ rửa, và đi bảo dưỡng nó
sáng nay đấy, lời khen của cậu làm tớ vui lắm! Cảm ơn cậu nhiều
nhé!”
Những người thành công luôn là người biết đón nhận lời
khen của người khác, chứng tỏ bạn là người tự tin và biết nhìn
nhận đúng về bản thân. Ngược lại, từ chối lời khen thường được

hiểu là người giao tiếp kém, khước từ cả người khen đấy bạn ạ.
Ngay từ bây giờ, hãy tập hàng ngày dành ít nhất 3 lời khen
cho người xung quanh bạn về; cách cư xử, về diện mạo và về
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
20
những gì họ, khi đó hãy xem thái độ của họ đối với bạn như thế
nào nhé. Nếu bạn thường xuyên dùng lời khen thì bạn còn thấy
hạnh phúc hơn cả việc bạn được nhận lời khen đấy.
3. Làm thế nào để nhớ tên người khác
Khi nghe tên mình là âm thanh mà người ta thích nghe
nhất, bạn đang đứng ở khu ồn ào đông người, nhưng có ai nhắc tới
tên bạn, bạn vẫn bị giật mình. Đối với bất kỳ ai cũng vậy, danh tính
là cả con người họ, họ sẽ cảm kích hơn nếu sau vài phút nói chuyện
bạn đã nhớ tên họ.
Tuy nhiên, không ít người việc nhớ tên là điều vô cùng khó
khăn. Sở dĩ như vậy là vì bạn chưa biết một số phương pháp để nhớ
tên và nguyên nhân chủ yếu do chúng ta không tập trung vào việc
nhớ tên họ mà tập trung vào việc tạo ấn tượng hoặc bạn không lắng
nghe một cách chú tâm.
Để nhớ tên người khác bạn hãy làm theo các cách sau:
Cách 1: Nhắc lại tên người đó
Đây là phương pháp của Hoàng đế Napoleon đệ tam dù
việc nước rất bận ông cũng vẫn nhớ tên mỗi người ông gặp.
Phương pháp của ông giản dị lắm, khi nghe tên ai đó chưa rõ ông
nói: “Xin lỗi, tôi chưa nghe rõ”, khi đó người nói lại nhắc lại và tạo
dấu ấn khiến Hoàng đế dễ nhớ hơn.
Trong quá trình nói chuyện luôn tự nhắc tên người đó vài
lần trong đầu, luôn tìm cách có thể gắn với tên người đó trong câu
chuyện và nếu được khen hoặc được hỏi thì hãy gọi tên người ta.
Ví dụ: “Cậu quê ở đâu thế” có thể chuyển thành “T.Harv, quê cậu

ở đâu thế?”
Cách 2: Ghi lại tên người đó vào điện thoại hay tờ ghi chú
Thông thường ngày nay, ai cũng có điện thoại, sử dụng
trong vài giây không vấn đề gì. Khi tham gia buổi nói chuyện có
nhiều người mới, bạn có thể ghi lại tên của từng người theo thứ tự,
rồi thỉnh thoảng nhìn vào và mỗi lúc nói chuyện có thể gọi tên
người ta.
Cách 3: Gắn tên của người đó với những sự vật, hình ảnh hay sự
kiện quen thuộc bạn đã nhớ.
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
21
Ví dụ: Khi tôi được giới thiệu tìm đến RẠP KHĂN QUÀNG ĐỎ,
tôi không nhớ rõ lắm, nhưng tôi liên tưởng tới cái mà học sinh
quàng trên cổ khi tới trường. Vì thế, lâu lâu quên tôi lại tưởng
tượng lại cái rạp đó tên là gì nhỉ? Cái mà học sinh quàng trên cổ
khi tới trường là khăn quàng. À đó là rạp khăn quàng đỏ.
4. Nói chuyện thế nào để được người khác thích thú
Nếu các bạn thật sự quan tâm tới người khác thì trong
vòng 2 tháng sẽ có nhiều bạn thân hơn cả 2 năm gắng công bắt
người khác quan tâm tới mình. Vậy mà bao người không biết điều
đó, họ cứ nhất định muốn người khác quan tâm tới mình. Công dã
tràng… họ chỉ nghĩ tới họ thôi, sáng, chiều và cả tối nữa.
Trong một thống kê của một công ty viễn thông, trong cuộc
đàm thoại từ nào được nói nhiều nhất. Chắc các bạn đoán được đó
là từ “tôi”. Cứ trong 500 câu chuyện thì có tới 3.900 lần từ “tôi”
được nhắc tới.
Những người được đánh giá là trò chuyện giỏi thường hay
quan tâm tới đối phương và nói về chủ đề đối phương ưa thích. Để
làm được điêu này bạn hãy vận dụng 2 kỹ năng sau.
a) Thích thú lắng nghe người đối thoại, khuyến khích họ nói về bản

thân và điều họ quan tâm
Hết thảy chúng ta – từ người đồ tể, người bán bánh đến vua
chúa trên ngai vàng đều quý mến những người ngưỡng mộ chúng
ta.
Mọi người quan tâm cái mụn trên mũi họ nhiều hơn số
người nhiễm AIDS ở Châu Phi. Vì thế, hãy tập trung vào bản thân
họ bạn sẽ khiến họ hứng thú khi nói chuyện.
Ai cũng có quê hương, có trường lớp, có lí do họ đến với
trường, đến với công việc, rồi ước mơ, rồi bạn bè… hãy biết khơi
những điều đó trong họ, bạn sẽ khiến họ hăng say kể cho bạn nghe.
Ví dụ: “Kỳ nghỉ của bạn thế nào?”
“Cách anh bắt đầu công việc này như thế nào?”
“Quê anh có món gì đặc sản, ý nghĩa của nó?”
“Cậu nghĩ đội nào sẽ dành chiến thắng trong cuộc đua ở
Premier League năm nay?”
“Bạn đang nghĩ gì thế?”
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
22
Hãy nhớ, mọi người không quan tâm tới bạn, cũng chẳng
quan tâm tới tôi, họ chỉ quan tâm tới bản thân họ. Nếu bạn cảm
thấy khó chịu với điều này thì tốt nhất là học cách vượt qua và
chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống
b) Hãy thay từ “tôi”, “đối với tôi”, “của tôi” bằng các từ “bạn”,
“của bạn” trong lúc nói chuyện
Một nhân viên tư vấn nói: “Tôi biết kế hoạch của tôi trình
bày chắc chắn sẽ thành công, vì tôi đã nghe các khách hàng khác
của tôi họ thông báo rằng, nhờ sự tư vấn của tôi và họ đã đạt mục
tiêu”
Hãy nói: “Nếu bạn thực hiện theo kế hoạch này, bạn sẽ bất
ngờ với kết quả mà bạn và gia đình sẽ nhận được sau 6 tháng nữa

đấy”
5. Cách đặt câu hỏi trong giao tiếp
Không ít người cảm thấy khó khăn khi đang nói chuyện mà
không biết nói gì tiếp theo, buổi nói chuyện nhanh chóng khiến 2
bạn “hết chữ”. Thật ra, chúng ta lúng túng không phải vì nội dung
trò chuyện vợt quá tầm hiểu biết của bạn mà vì chúng ta không biết
cách gợi chuyện. Nếu bạn rơi vào tình trạng tương tự thì hãy tham
khảo các cách đặt câu hỏi dưới đây để rút ra cách trò chuyện thú vị
nhé.
a) Câu hỏi có kết thúc đóng
Nếu đặt những câu hỏi có kết thúc đóng, bạn nhận được
những câu trả lời cụt ngủn vài từ. Điều này là nguyên nhân dẫn đến
cuộc nói chuyện rơi vào bế tắc.
Tuy nhiên, nếu sử dụng câu hỏi đóng trong đàm phán, kinh
doanh để đối tác buộc phải trả lời “có” thì quả đúng là “lợi hại”.
Hãy xem những ví dụ sau để rút ra bài học cho bản thân.
Ví dụ:
Hỏi: Bạn bắt đầu kế toán từ khi nào?
Đáp: Tám năm trước
Hỏi: Bạn thích xem phim không?
Đáp: Có
Hỏi: Bạn có nghĩ Real sẽ vô địch La Liga năm nay không?
Đáp: Chắc chắn vô địch.
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
23
Bạn thấy đấy, nếu sử dụng những câu hỏi đóng như vậy, thì
cuộc nói chuyện giữa 2 người không khác gì cuộc tra khảo nhau,
không tạo không khí hào hứng, nhạt nhẽo, buồn tẻ và không có
cảm hứng tiếp tục nói chuyện.
b) Câu hỏi có tính gợi mở

Trong giao tiếp thông thường việc biết cách đặt câu hỏi mở
có thể được coi là những người biết tạo cảm hứng cho người nói
chuyện cùng và được coi là người có kỹ năng giao tiếp ở mức độ
cao. Cách đặt câu hỏi mở sẽ tạo cho người nói chuyện cảm thấy
bạn thật sự quan tâm tới vấn đề họ nói, bạn muốn tìm hiểu và thể
hiện sự chân thành từ bạn. Có 4 kiểu câu hỏi mở thường sử dụng
trong giao tiếp là:
Làm thế nào mà…?
Hãy kể cho tôi nghe về…?
Bằng cách nào mà…?
Tại sao…?
Ví dụ 1: Làm thế nào mà…?
Hỏi: Làm thế nào mà bạn quyết định trở thành kế toán vậy?
Đáp: Hồi còn đi học, tôi thường thích những con số và
muốn tìm hiểu việc đọc được ý nghĩa của những con số…
Ví dụ 2: Hãy kể cho tôi nghe về…?
Hỏi: Hãy kể cho tôi nghe về cảnh mà bạn thích nhất trong
phim đi?
Đáp: À, tôi ấn tượng nhất cảnh T.Harv bước lên sân khấu
và nói…
Ví dụ 3: Bằng cách nào mà…?
Hỏi: Bằng cách nào mà bạn đã đạt được thành tích như
vậy?
Đáp: Bằng cách lâp kế hoạch mục tiêu, chia nhỏ và bám sát
hàng ngày rồi khi có kết quả không như mong muốn tôi đã tìm sự
cố vấn và giải quyết ngày mà không để hậu quả lâu dài…
Hãy nhớ, khi nói chuyên nên đặt những câu hỏi mở, nếu đã
nhỡ đặt một câu hỏi đóng rồi thì vẫn có thể bình tĩnh chuyển sang
câu hỏi mở ngay sau đó.
Ví dụ: Hỏi: “Anh đến Paris từ bao giờ chưa?” (câu hỏi đóng)

Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
24
Đáp: “Khoảng 10 năm về trước”
Hỏi: Hãy kể cho tôi nghe về Paris 10 năm trước như thế
nào?
Đáp: À, hồi đó mọi thứ còn hoang sơ lắm, nhưng cách đây
5 năm khi mà các nhà đầu tư để mắt tới vùng này và…
6. Làm thế nào để cuộc nói chuyện không bị ngắt quãng?
Trong khi giao tiếp, đôi khi bạn sẽ gặp những người có thói
quen trả lời ngắn gọn dù bạn đã sử dụng những câu hỏi mở. Khi đó
bạn cần sử dụng thêm những từ nối để khuyến khích đối phương
tiếp tục trò chuyện. Thực tế từ nối chính là hình thức rút gọn của
câu hỏi mở.
Các từ nối thường có dạng:
Nghĩa là…?
Ví dụ như…?
Rồi sau đó thì sao…?
Vì thế mà…?
Điều đó có nghĩa là…?
Ừ…
Thế á…?
À…
Còn gì nữa không…?
Sau khi đặt các từ nối, bạn nên tạm ngừng trong giây lát để
ra hiệu cho người nghe biết bạn đang chờ họ trả lời.
Ví dụ:
Ellon: Tại sao anh lại chuyển tới đây sống vậy?
Sean Covey: Tôi thích khí hậu trong lành ở nơi đây
Ellon: Nghĩa là…?
Sean Covey: À, ở thành phố ồn ào và ô nhiễm hơn

Ellon: Điều đó có nghĩa là…?
Sean Covey: Nghĩa là chúng tôi sẽ có một cuộc sống yên
bình hơn, sức khỏe của cả gia đình được cải thiện. Vì sau một bài
báo đưa tin sức khỏe của người dân thành phố đang bị đe dọa bởi
khí thải công nghiệp và đang có các hộ gia đình chuyển về miền
quê…
Kỹ năng giao tiếp áp dụng DỄ
25
Ở ví dụ trên, chỉ cần vài từ nối Ellon đã làm cho cuộc nói
chuyện không bị ngắt quãng và giúp người đối thoại cảm thấy thoải
mái hơn.
Như nói ở trên, sau khi sử dụng từ nối xong, hãy tạm thời
im lặng thay vì vội vàng bày tỏ quan điểm. Cố gắng cưỡng một
chút, cử chỉ đưa tay về phía người nói ngầm báo hiệu bạn trao
quyền phát ngôn cho họ. Đồng thời, bạn hãy ngồi xương sống
thẳng, người hơi hướng về phía người nói, tay đỡ lấy cằm và gật gù
khi nghe người kia nói. Hành động này sẽ khuyến khích người đối
thoại tiếp tục kể chuyện.
Trong giao tiếp việc sử dụng từ nối đúng sẽ khiến cho cuộc
nói chuyện được kéo dài mà bạn không phải nói nhiều. Sử dụng từ
nối kết hợp với những lời khích lệ ngắn, bạn sẽ có trong tay một
công cụ giao tiếp vô cùng hứng thú.
7. Cảm thông với người khác như thế nào?
Người giao tiếp giỏi là người luôn biết cảm thông và nhanh
chóng lấy lòng được người khác. Đó là cách thể hiện bạn thấu hiểu
người đối thoại với bạn đang có cảm xúc như thế nào. Bằng cách
sử dụng khéo léo cụm từ “Hiểu…Cũng…Thử ” bạn sẽ biết cách
bày tỏ sự cảm thông hiệu quả hơn và làm cho mọi người thêm yêu
mến bạn. Thay vì chỉ trích hay phản bán lời than phiền của họ, bạn
nên nói:

“Tôi Hiểu tâm trạng của anh. Một số người ở vào hoàn
cảnh của anh Cũng cảm nhận như anh vây. Nhưng bằng cách
Thử… (đề xuất hướng giải quyết), họ đã đạt được kết quả khả quan
hơn”
Hoặc ai đó than thở với bạn rằng:
“Tôi không thể hợp tác với công ty này được vì tôi thấy
mãi mới bán được hàng mà hàng lại hết là không thể chấp nhận
được”
Bạn hãy trả lời:
“Tôi Hiểu tâm trạng của anh lúc này. Ngày xưa tôi Cũng
cảm thấy như anh. Tuy nhiên, Thử đặt vai mình là công ty xem
công ty có muốn hết hàng không, hơn thế nữa sản phẩm có tốt thì
mới có nhiều người mua và hết hàng. Chứ mình hợp tác với công

×