THUY ẾT MINH VỀ MỘT TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Không biết từ bao giờ, những trò chơi dân gian có mặt và gắn bó với đời sống
sinh hoạt cũng như lao dộng của người Việt Nam. Những trò chơi đó không đơn giản là
giúp con người giải trí trong những thời gian rãnh rỗi, sau những giờ lao động vất vả
mà còn giúp con người đến gần nhau hơn. Nhưng ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kĩ
thuật và công nghệ thông tin đã cho ra nhiều thú giải trí hiện đại hơn, thế nên những trò
chơi dân gian thú vị vì thế cũng xa dần hơn với con người, một trong những trò chơi ấy
là “ Thả diều “
“ Thả diều “ còn được gọi là Múa rối trên không _ một thú vui tao nhã từng phổ
biến và được nhiều người ưa chuộng từ Bắc vào Nam. Đây là một trò chơi không khó
và rất tinh tế góp phần hình thành nên bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt
Nam. Đó cũng chính là lí do nó được ông cha ra áp dụng vào đời sống hằng nghìn đời
nay,
Cũng như những trò chơi dân gian khác, thả diều có mặt từ lâu trong cuộc sống
của người Việt Nam và lưu truyền đến ngày nay. Tuy được nhiều người chơi nhưng ít
ai trong số đó biết được chính xác nguồn gốc của nó. Theo nguồn thông tin từ mạng
điện tử cũng như lịch sử nói rằng “ Thả diều” là một thú giải trí có nguồn gốc từ nghệ
thuật làm mo ở trung Quốc vào thời cổ đại cách đây khoàng 2800 năm. Con diều đầu
tiên xuất hiện được người thợ tên Lỗ Ban làm bằng gỗ ở thời kỳ Xuân Thu. Và sau đó,
nơi đây cũng xuất hiện thêm nhiều con diều hơn được làm từ trúc hay nứa và dần đến
nhà Hán, diều được người ta làm bằng giấy nhưng lại không được phổ biến lắm vì lúc
này giấy chỉ mới bắt đầu thịnh hành. Đén thời Tống, diều được lưu truyền rộng rãi và
trở thành trò chơi phổ thông của trẻ em và ngày càng phát triển tột đỉnh cũng như tiến
bộ hơn, lan truyền sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhưng nguồn
gốc của diều cũng được người Rumani kể: Ông Cob_một ông già nghèo tội nghiệp
không vợ không con thường bị người ta chê cười vì hàm răng sún và đôi chân khập
khiễng của mình nhưng ông vẫn không tỏ ra than trách, giận dữ hay buồn phiền mà tự
an ủi mình:” ít ra mình cũng làm cho họ vui”. Cả đời, ông chỉ có mỗi một băn khoăn là
chưa hề làm một việc thiện cho người khác. Ông yêu người và muốn tặng thật nhiều
quà cho mọi người nhưng lại quá nghèo để có thể thực hiện được giấc mơ ấy. Rồi sau
thời gian suy nghĩ ông tìm những gì cần thiết và miệt mài cắt xe, sơn vẽ, Cuối cùng
ông cũng hoàn thành món quà tặng cho mọi người, dó là cánh diều óng ả, sáng chói
bay trên không trung. Có lẽ đây cũng có thể là nguồn gốc của chiếc diều ngày nay.
Nhưng dù xuất phát từ nguồn gốc gì đi nữa thì ta không thể phủ nhận rằng
diều là một trò chơi dân gian có từ lâu trong dân tộc ta và được nhiều người ưa
chuộng. Diều làm từ nhiều kích thước, hình dáng bằng chất liệu khác nhau như giấy,
vải và nilon,… nhưng có lẽ được ưa chuộng hiện nay là diều làm bằng vải. Nhiều bạn
khi nhìn thấy nhưng con diều rực tỡ màu sắc tì bảo rằng để làm ra nó thì chắc sẽ rất
công phu và tốn nhiều thời gian nhưng không phải. Để làm ra một con diều đối với mỗi
chúng ta cũng rất dễ dàng. Với nhiều hình dáng phổ biến : hình vuông, hình tròn hay
hình thoi,… hình người, hình con chim ,… nhưng đơn giản và dễ làm nhất bạn nên
chọn diều giấy truyền thống thì tốt nhất. Để tự tay làm nó, các bạn cần chuẩn bị những
thứ rất đơn giản và dễ kiếm : nan tre, giấy màu khổ lớn, kéo, hồ dán, thước, bút chì và
một cuộn chỉ hoặc cước. Dung lượng nguyên liệu chuẩn bị nhiều hay ít tùy thuộc vào
kích cỡ con diều bạn định làm. Sau khi đã đầy đủ những thứ trên thì bắt tay vào làm
diều bằng những bước đơn giản. Đầu tiên, bạn dùng khổ giấy A4, lấy thước và bút chì
đo và vẽ thành hình vuông với tỉ lệ 40x40cm rồi lấy kéo cắt ra. Phần còn lại của khổ A4
bạn đừng vội bỏ đi mà lấy nó đo và cắt thành những dải dây bằng giấy với kích thước
4x60cm cùng những dải dây có kích thước 3x25cm. Bước tiếp theo là khung diều,
dùng nan tre ta vót mỏng thành hai que dài và tròn đều với kích thước dài hơn đường
chéo hình vuông khoảng 5cm. Sau đó ta dùng một thanh uốn cong thành hình cung đặt
trong tờ giấy một cách nhẹ nhàng với hai bên đáy thanh tre đúng vào hai bên gần đáy
viền mép tờ giấy. Để như thế khoảng 2-3 phút để thanh tre có được hình dáng cong
nhất định như mong muốn, ta dùng dây căng nối hai đầu thanh tre để giữ độ cong của
nó. Lúc này, thanh còn lại ta để ngay lên đường chéo của hình vuông, dùng hồ dán
những mẩu giấy nhỏ lên thanh tre đó để cố định nó rồi tiếp tục dùng hồ dán thanh tre
hình cung lên ở mép giấy lúc nãy đã đo. Bước tiếp theo, dùng những dải giấy với kích
thước 3x25cm lúc nãy đã cắt ta dán với nhau tạo thành đuôi móc xích dài khoảng hơn
60cm là đủ và dáng nó vào gốc dưới con diều để làm đuôi. Sau đó, cắt hai dải giấy dài
đơn giản vào hai bên cung diều để trang trí. Khi đã làm xong thân diều, quan trọng nhất
trong quá trình làm diều có lẽ là làm “lèo”. Các bạn cần đục 2 lỗ nhỏ hai bên thanh tre
ngay tại đường chéo hình vuông bằng mũi bút chì lên đuôi con diều và nơi giao nhau
giữa thanh tre và chiếc cung diều. Lấy dây chỉ hoặc cước buộc hai lỗ ở dưới rồi luồn
hai lỗ ở trên với dây kéo bên ngoài từ cuộn chỉ hoặc cước sao cho khi kéo ra ta được
một tam giác vuông thì bạn đã hoàn thanh xong con diều của mình.
Khi hoàn thành nó, nếu thấy đơn giản và muốn trang trí thêm cho con diều với
sở thích của mình, các bạn có thể dùng màu nước hoặc màu sáp vẽ thêm những hình
ngộ nghĩnh lên trên đó thì sẽ làm cho nó càng rực rỡ và màu sắc hơn, bạn cũng có thể
viết tên mình lên trên đó để không bị nhầm lẫn với diều người khác.
Làm xong diều thì đương nhiên phải có cách chơi. Đúng như thế, để thuận tiện
và dễ dàng, bạn nên chọn những nơi có không gian rộng bằng phẳng và gió tương đối
to như cánh đồng, bờ biển, những bãi đất trống,… những lúc thời tiết đẹp, nắng diệu.
Tránh những nơi có nhiều cây hay dây điện, mái nhà vì đề phòng nếu diều của bạn
mắc vào đó thì sẽ bị hư. Có thể thả diều bằng một hay hai người nhưng nếu diều nhỏ
thì chỉ một là đủ. Đợi lúc gió nổi, bạn một tay cầm diều, một tay cầm cuộn dây lèo, chạy
nhanh về phía ngượt chiểu gió và từ từ thả tay cầm diều ra để gió nâng diều lên.Đợi lúc
diều đã được “ no “ gió, vươn cao và ổn định trên không trung, bạn có thể cố định diều
vào một cục đá, bụi cây hoặc túm cỏ để diều tự bay, khi đó ta có thể ngắm diều bay cao
trong gió. Khi đã chơi xong, đừng vội kéo nhanh diều về mà phải thu diều một cách từ
từ tránh để gió to làm đứt dây hoặc xé rách diều. Ta nên bảo quản nó đúng đắn bằng
cách treo nó ngay ngắn trên tường hoặc gấp nó lại và cất đi,… để không làm đứt dây
lèo hay tác động mạnh làm gãy khung. Diều làm bằng giấy nên ta cũng tránh cho nó
thấm nước vì như thế sẽ làm rách giấy và lem màu
Ngày nay, diều không còn phổ biến nên nhiều lễ hội thả diều vì thế cũng ít đi và
nhạt mờ . Những cánh diều vươn cao đón gió vào những ngày hè oi bức hay những
ngày chủ nhật ở biển cũng dần mất đi vì những trò chơi điện tử mới từ những công
nghệ thông tin hiện đại.