Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Hiện tượng vô cảm của giới trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.14 KB, 14 trang )

HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM
Nguyễn Văn Tường
04/2010
#
Nội dung
1. Vô cảm là gì?
2. Nguyên nhân dẫn đến vô cảm
3. Cần làm gì với vô cảm?
#
1/ Vô cảm là gì?

Trong cuộc sống hiện nay, đang tồn tại
một hiện tượng xã hội đặc biệt; một bộ
phận trong cộng đồng xuất hiện thái độ
vô cảm.

Vô cảm là trạng thái tâm lý không có
cảm xúc, không có tình cảm, không có
phản ứng trước những tình huống đáng
ra phải xuất hiện những cung bậc xúc
cảm khác nhau
#
2/ Nguyên nhân
(1) Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường đến đạo đức truyền thống.
Một mặt, nó làm cho những giá trị
truyền thống được phát huy, những
giá trị đạo đức mới được hình thành.
Mặt khác, nó làm nảy sinh tư tưởng
ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng
đồng, đề cao cái tôi cá nhân lên trên


cái ta cộng đồng, lấy giá trị vật chất
làm thước đo cho tất cả.
#
2/ Nguyên nhân (tiếp)
(2) Nguyên nhân mang tính xã hội; đó là
sự gia tăng những bất công xã hội, là
tình trạng quan liêu, tham nhũng, đời
sống “phong bì”, người lớn không là
tấm gương đạo đức cho con trẻ, khiến
đạo đức suy giảm
#
2/ Nguyên nhân (tiếp)
(3) Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, với những ứng
dụng hiện đại của công nghệ thông tin
đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ,
làm thay đổi cách thức làm việc, giao
tiếp và tư duy, dẫn đến những hiện
tượng như: thế giới ảo, nghiện game
online, bạo lực,…
#
2/ Nguyên nhân (tiếp)
GS Mark Bauerlein (Mỹ) cho rằng khi
càng sử dụng internet thì người ta càng
lơ là với những gì diễn ra xung quanh.
Khi blog, mạng xã hội xuất hiện, giới trẻ
được tự do thể hiện mình. Nhưng một
khi tự giam mình quá lâu trong thế giới
ảo, một bộ phận giới trẻ sẽ có lối sống
bất thường và dẫn tới trầm cảm hay vô

cảm,…
#
2/ Nguyên nhân (tiếp)
(4) Thứ tư là lỗi lo âu bị xâm phạm cá
nhân (lợi ích, thân thể, nhân cách, tinh
thần,…) khiến con người buộc phải
“học cách sống vô cảm” như một cơ
chế tự bảo vệ mình. Trước khi được
bảo vệ người ta phải tự bảo vệ mình
trong cuộc sinh tồn.
#
2/ Nguyên nhân (tiếp)
Một bộ phận xã hội đang bị ảnh hưởng
bởi sự mệt mỏi, bức xúc thường xuyên,
sự bức xúc ấy bị đè nén lâu ngày khó
mà mất đi, nó ẩn sâu vào tiềm thức và
chờ dịp được bùng phát. Sự bức xúc
mang tính tập thể còn đáng sợ hơn thế.
Nó có thể biểu hiện dưới dạng những
cuộc thanh toán vô cớ của giới trẻ,
những vụ án từ những nguyên nhân
nhỏ nhặt trong đời thường,…
#
Tóm lại
Sự vô cảm bắt nguồn từ lối sống ích kỷ,
thực dụng, hưởng thụ và cũng là một
nguyên nhân khiến người ta cảm thấy
cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô
nghĩa. Hậu quả là sẽ dẫn đến sự hạn
chế, hoặc thậm chí triệt tiêu những xúc

cảm đạo đức tích cực.
#
3/ Làm gì với vô cảm
Sự vô cảm đang ru ngủ một bộ phận
giới trẻ. Đã đến lúc cần đánh thức họ
dậy. Vậy đánh thức bằng cách nào?
#
3/ Làm gì với vô cảm

Giáo dục đạo đức nên chuyển từ chỗ định hướng người ta nên
làm gì, không nên làm gì, sang cách thức cung cấp cho họ một
cách nhìn độc lập để lựa chọn hành vi một cách tự do. Đã đến
lúc thay đổi từ kiểu tiếp nhận một chiều sang kiểu đánh giá, lựa
chọn.

Cần khơi dậy lòng tự trọng không chỉ trong giới trẻ, mà còn cả
toàn xã hội, từ đó tạo nên cơ sở cho những hành vi đạo đức
được hoàn thiện

Cần thay đổi cách giáo dục những giá trị truyền thống từ thụ
động, chỉ biết tiếp nhận sang trực quan, gắn liền với các tình
huống, công việc cụ thể để các em có khả năng tự đánh giá và
nhìn nhận giá trị đạo đức.
#
3/ Làm gì với vô cảm
Làm thế nào để sống hạnh phúc?
“ Một buổi hoàng hôn mùa thu dịu mát, bạn đi
dạo đâu đó, trên cánh đồng hay trng công
viên, bạn nghe tiếng dế kêu, nhìn lên trời,
mấy vì sao lấp lánh trên bầu trời gần tối. Thế

rồi bạn về nhà, thấy con bạn đang nằm trong
chăn ấm thò đầu ra cười tươi “con chào bố”,
có mấy chú cún nhồi bông quanh chỗ con
bạn nằm. Tự nhiên trong lòng bạn thấy dễ
chịu êm ái. Đó chính là cuộc sống hạnh
phúc”.
#
3/ Làm gì với vô cảm
Con người là một “con vật xã hội”, nó có trái tim
nhạy cảm với đồng loại, với những khung
cảnh, tình huống vui hay buồn. Trái tim ai
càng nhạy cảm bao nhiêu càng có cơ may
được hưởng hạnh phúc bấy nhiêu.
Tình cảm, tư tưởng chỉ có thể đổi mới, trái tim
chỉ có thể rộng lớn thêm và trí tuệ con người
chỉ có thể phát triển mãi mãi nhờ hành động
tương hỗ giữa con người với con người.

×