Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG GIÁO DỤC TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.55 KB, 16 trang )

GIÁO DỤC TRẺ EM TRONG
GIA ĐÌNH THÀNH PHỐ HIỆN NAY
Nguyễn Văn Tường
#
CNH HĐH đem lại những thuận lợi
nhất định trong giáo dục gia đình

Gia đình độc lập và chủ động trong việc
giáo dục con em

Gia đình nhận thức rõ hơn về vai trò xã
hội hóa cá nhân

Đời sống kinh tế gia đình được nâng cao

Sự bình đẳng trong gia đình có phần được
cải thiện

Giáo dục gia đình có sự hỗ trợ của các lực
lượng khác nhau
#
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG GIÁO DỤC
GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
1. Thách thức do môi trường sống

Xu thế toàn cầu hóa làm mất khả năng định hướng,
ảnh hưởng tiêu cực, phản phát triển (như huynh
hướng báo lực, thị hiếu tầm thường, quái dị,…)

Sự phức tạp của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh
nhiều nguy hiểm xã hội



Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét

Sự phát triển của điều kiện vật chất làm suy giảm sự
trao đổi tình cảm giữa các thành viên trong gia đình

Những bức xúc tâm lý có xu hướng ngày càng nhiều
trong các gia đình thành phố

Hệ giá trị mới của giới trẻ khó thích ứng với truyền
thống gia đình
#
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG GIÁO
DỤC GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
Sự khác biệt giữa thế hệ trước và thế hệ trẻ, nguyên nhân
chính dẫn đến những xung đột trong giáo dục con trẻ
Cha mẹ Con trẻ
Coi trọng giá trị tinh
thần, giá trị truyền thống
Coi trọng giá trị vật chất
và hệ thống giá trị của
Phương Tây
Tôn trọng giá trị gia đình Coi nhẹ giá trị gia đình
Định hướng quá khứ -
tương lai
Định hướng hiện tại –
tương lai
Tiết kiệm Hoang phí
#
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG GIÁO

DỤC GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
2. Thách thức do gia đình

Tính ổn định của gia đình thành phố giảm

Lạm dụng chức năng kinh tế của gia đình

Liên kết tình cảm giữa các thành viên
trong gia đình trở nên lỏng lẻo

Cha mẹ thiếu tri thức và kỹ năng giáo dục
con trẻ

Áp dụng các phương pháp giáo dục chưa
phù hợp
#
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG GIÁO
DỤC GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
3. Thách thức do đặc điểm lứa tuổi của con trẻ
o
Luôn muốn khẳng định cái tôi cá nhân
o
Sự phát triển tâm lý chưa tương thích với sự
phát triển xã hội
o
Giao lưu bạn bè đóng vai trò sống còn
o
Cảm xúc giới tính trỗi dậy mạnh mẽ
o
Văn hóa tiêu dùng “lấn sân” con trẻ

o
Chủ nghĩa cá nhân và tự do cá nhân đang là
“mốt” của con trẻ
o
Khả năng kiềm chế cảm xúc kém
o
Quyết định chủ yếu dựa trên cảm tính
#
NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH
TRONG GIÁO DỤC CON HIỆN NAY
1. Thế nào là vấn đề cấp bách
Vấn đề cấp bách là những vấn đề đòi hỏi
phải được quan tâm giải quyết ngay trong
giáo dục trẻ em, đồng thời phải là vấn đề
căn bản mang tính chiến lược trong việc
hình thành nhân cách của trẻ trong tương
lai. Nói cách khác, vấn đề cấp bách là vấn
đề không thể không giải quyết trong quá
trình giáo dục trẻ.
#
NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH
TRONG GIÁO DỤC CON HIỆN NAY
2. Cơ sở để xác định
-
Những thách thức, bức xúc của xã hội hiện đại và
xu hướng của thời đại
-
Đặc điểm tâm sinh lý, xã hội của trẻ
-
Khả năng thích ứng và truyền thống gia đình của

trẻ
-
Những biểu hiện của trẻ và bạn bè cùng trang lứa
#
NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH
TRONG GIÁO DỤC CON HIỆN NAY
3. Xác định những vấn đề cấp bách trong giáo dục
trẻ hiện nay
3.1 Giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống
cho con trẻ
3.2 Giáo dục nhu cầu và phương pháp học tập cho
con
3.3 Giáo dục giới tính cho con trẻ
3.4 Giáo dục phòng tránh các tệ nạn xã hội, ma túy,
mại dâm, cờ bạc, rượu chè,…
3.5 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
3.6 Giáo dục những kiến thức tin học, ngoại ngữ
#
GIÁO DỤC CON TRẺ TRONG
GIA ĐÌNH HIỆN NAY
1. Ưu thế của gia đình trong việc hình thành
nhân cách trẻ em
-
Thứ nhất, gia đình, cha mẹ là trường học,
là người thầy đầu tiên đối với cuộc đời
mỗi con người. Con học từ cha mẹ cách
quan sát, so sánh, phân tích, đánh giá các
hiện tượng của cuộc sống xung quanh
các cách giải quyết vô số các vẫn đề hấp
dẫn nảy sinh trong cuộc sống. Điều này

được thực hiện qua 2 cơ chế cơ bản sau:
+ Cơ chế luyện tập, củng cố
+ Cơ chế đồng nhất (bắt chước)
#
GIÁO DỤC CON TRẺ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
1. Ưu thế của gia đình trong việc hình thành nhân
cách trẻ em
-
Thứ hai, gia đình được tạo lập trên cơ sở hôn
nhân và huyết thống, quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình rất đặc biệt; quan hệ tình cảm ruột
thịt, tin cậy, chia sẻ yêu thương, kể cả sự hi sinh
cho nhau
-
Thứ ba, cha mẹ có cơ hội tiếp xúc thường xuyên
với con trẻ, có thể hiểu thấu những ưu nhược
điểm của con trẻ, vì thế giáo dục gia đình mang
tính cá biệt hóa, tính thiết thực và linh hoạt cao.
#
GIÁO DỤC CON TRẺ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
2. Trách nhiệm của giáo dục gia đình ngày nay

Giáo dục gia đình ngày nay cần gắn liền với
giáo dục nhà trường, xã hội, cần quan tâm toàn
diện tới các mối quan hệ, đời sống tâm lý, tình
cảm của con trẻ.

Giáo dục gia đình cần biết “đi trước đón đầu”
những nguy cơ tiêu cực và biết cách giải quyết
những tình huống không may xảy ra với con em


Gia đình phải là chỗ dựa tinh thần, là mái ấm
bình yên co con trẻ
#
GIÁO DỤC CON TRẺ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
3. Những yêu cầu đối với cha mẹ
1) Trên cơ sở nắm vững những điểm mạnh, điểm yếu của con trẻ, cha
mẹ cần xác định hệ thống các mục tiêu gồm cả những mục tiêu dài
hạn và mục tiêu ngắn hạn, ứng với từng giai đoạn phát triển của
trẻ
2) Cha mẹ cần thấu hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và tâm lý xã hội
của con trẻ
3) Cha mẹ cần thiết lập được tình bạn với con để con trẻ có thể cởi
mở tâm tình thường xuyên hơn với cha mẹ
4) Cha mẹ cần biết cách tác động sư phạm đến nhận thức, thái độ,
hành vi của con
5) Cha mẹ phải công bằng trong việc khen thưởng, trách phạt con trẻ,
tuyệt đối không nhắc lại sai lầm của trẻ
6) Không áp đặt ý muốn chủ quan của cha mẹ cho con
7) Cha mẹ phải là những tấm gương mẫu mực trước con trẻ, phải
hình thành uy tín của người làm cha, làm mẹ
8) Phải biết quan tâm đến các mối quan hệ bạn bè của con trẻ
9) Chủ động phối hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục trẻ
10) Cha mẹ phải luôn tin tưởng con trẻ
#
GIÁO DỤC CON TRẺ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
4. Những nguyên nhân có thể làm con hư

Một số cha mẹ yêu con mù quáng tạo ra tính ích kỷ
ở trẻ


Luôn theo sau để phục vụ con, tạo thói quen vô
trách nhiệm và sẵn sàng đổ trách nhiệm cho người
khác

Luôn bênh con trong quan hệ hàng xóm, bạn bè,
thầy cô,…

Không hướng dẫn, dạy trẻ theo một chuẩn mực nào

Cha mẹ thể hiện “mặt trái” của mình trước con trẻ

Thiếu niềm tin ỏ con

Chỉ biết nuôi con mà chưa biết dạy con
#
Sai lầm trong phương pháp
Thực trạng:
- Nhật Bản ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20 đã bắt đầu cải
cách nền giáo dục của họ, bởi giáo dục Nhật Bản nhìn bề
ngoài rất chặt chẽ nhưng thực tế đang ở vào tình trạng
hoang phí.
-
Theo điều tra của trường đại học Kinh tế Bắc Kinh, trong số
những sinh viên vào năm thứ nhất, thì 35 em có khuynh
hướng tự tử, 770 em tự nhận la có trở ngại tâm lý.
-
Hiện tượng sinh viên thuê bảo mẫu. Theo báo cáo của giám
đốc một công ty chuyên cung cấp dịch vụ này cho biết, có
thời điểm một ngày có đến hàng chục sinh viên đến thuê

bảo mẫu, lương tháng không dưới 2 triệu.
-
Câu chuyện Lô Cương và Sơn Lâm Hoa, từ đó suy ra hạt
nhân của giáo dục không phải là truyền thụ tri thức và bồi
dưỡng rèn luyện nhân cách lành mạnh.
-
Câu chuyện ở Nhật Bản
-
Thế nào gọi là nhân tài, nhân tài là do hai chữ “nhân” và
“tài” hợp lại mà thành và nó có quan hệ mật thiết với nhau.
Bởi người có nhân mà không có tài thì không thể là nhân
tài. Người có tài mà không có nhân càng không trở thành
nhân tài (Lã Hành Vĩ)
#

×