Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Chuyên đề dạy Tiếng Việt cho HS dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.48 KB, 22 trang )


Chào mừng quý vị đại biểu
quý thầy cô về dự hội thảo về việc
dạy học Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc Thái
Đơn vị thực hiện: Trường THCS Thạch Ngàn

BẢN THAM LUẬN
BẢN THAM LUẬN
VỀ VIỆC DẠY HỌC TIẾNG
VỀ VIỆC DẠY HỌC TIẾNG
VIỆT CHO HỌC SINH DÂN
VIỆT CHO HỌC SINH DÂN
TỘC THÁI
TỘC THÁI

1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của chuyên môn Phòng
GD&ĐT Con Cuông, cũng như chuyên môn nhà
trường về việc xác định tầm quan trọng của môn Ngữ
Văn trên địa bàn.
- Phong trào học tập của các em có nhiều tiến bộ, một
số em say mê môn học và thi học sinh giỏi huyện, học
sinh giỏi trường đạt nhiều kết quả rất đáng khịch lệ.
Trong đó số lượng học sinh dân tộc Thái năng chiếm
số đông (90%).
- Giáo viên thường xuyên được học tập chuyên đề về
bộ môn, từ đó tăng thêm hiểu biết và có những
phương pháp dạy học tương đối hiệu quả.
- Giáo viên xác định được rõ vị trí, đặc trưng riêng của
bộ môn để giáo dục học sinh tư tưởng tình cảm, bồi


đắp tâm hồn. Đồng thời hình thành cho các em bốn kĩ
: Nghe, nói, đọc, viết.

2. Khó khăn
- Thái độ không thích học phân môn Tiếng Việt đặc biệt các em
dân tộc Thái là phổ biến khi cho rằng đơn vị ngôn ngữ quá trừu
tượng, khô khan, khó hiểu.
- Do không nắm chắc về lý thuyết nên phần thực hành chỉ làm
qua loa, hình thức để đối phó với thầy, cô giáo mà chưa đi vào
phân tích sâu bản chất, yêu cầu của từng dạng bài tập.
- Giáo viên tham gia giảng dạy chủ yếu là người miền xuôi, vốn
hiểu biết về tiếng Thái còn hạn chế nên trong quá trình giảng
cho học sinh dân tộc Thái (Cụ thể trong từng hoàn cảnh giao
tiếp với học sinh gặp khó khăn).
- Tâm lý trình độ hiểu biết của học sinh dân tộc kinh và dân tộc
Thái dù ít, dù nhiều cũng có sự chênh lệch nhất định ảnh hưởng
đến quá trình truyền thụ của giáo viên.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi đã thảo luận
bàn bạc và tìm ra hướng dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân
tộc Thái như sau.

I.VỀ MẶT TÂM LÝ

Chúng ta biết rằng: 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất
nước Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng, có nền
văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng như một số dân tộc
thiểu số khác dân tộc Thái sống theo từng họ tộc, quay quần
đoàn kết bên nhau trong những ngôi nhà sàn san sát nhau trên
các sườn đồi cách khá xa trung tâm buôn bán sầm uất, dân cư
chủ yếu là người kinh. Phần lớn người Thái là lao động chân tay,

cuộc sống nhờ vào đồng ruộng, nương rẫy, rừng sâu. Vì điều
kiện cuộc sống truyền thống đó nên tạo ra những tính cách riêng:
Hiền lành, chất phác, ngại tiếp xúc, kín đáo, có sự mặc cảm. Điều
này cũng ảnh hưởng đến con cái. Các em học sinh dân tộc Thái
phần lớn là nhút nhát, e dè chưa mạnh dạn trong mọi hoạt động
mà đặc biệt là trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, những người
lớn tuổi. Thực tế giảng dạy, trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy
những em dân tộc kinh rất mạnh dạn trong việc tìm gặp thầy, cô
giáo để hỏi thêm về bài tập, trong khi các em dân tộc Thái lại
hoàn toàn ngược lại rất ít lần tìm gặp thầy cô để hỏi bài hay trao
đổi một vấn đề gì các em đang khúc mắc.

Tâm lý mặc cảm, tự ty cũng thường biểu hiện rõ nét ở các
em dân tộc thái. Các em luôn tự cho rằng mình ở vùng sâu,
vùng xa, trong rừng sâu quê mùa không bằng bạn bằng bè
nên rất ít thể hiện mình trong một tập thể lớp đông đảo
với bao ánh mắt hướng về mình. Có nhiều lúc vì giáo viên
chưa tìm hiểu sâu, nắm rõ bản chất tâm lý nên phát hiện
chỉ thông qua các bài viết, bài thực hành của học sinh.
Cũng như đa số học sinh của các dân tộc khác, các em dân
tộc Thái có thêm tâm lý được khen hơn là chê. Một lời
khen của thầy giáo, cô giáo sẽ kích thích được rất lớn, xóa
tan mọi tâm lý e dè, tự ty, mặc cảm. Thiết nghĩ rằng việc
nắm bắt về các mặt tâm lý trên của giáo viên về học sinh
của mình sẽ góp phần đem lại hiệu quả dạy học môn Ngữ
Văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng.

II.VỀ MẶT TRÌNH ĐỘ
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vốn từ của một đứa trẻ khi
bắt đầu đi học. Tuy nhiên chúng ta ít động chạm đến mức độ chênh

lệch giữa trình độ, vốn từ giữa các học sinh dân tộc Kinh và các
học sinh dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Thái nói riêng. Nhưng
chúng ta cũng phải khẳng định rằng trước tuổi đến trường các em
đã biết sử dụng tương đối thành thạo Tiếng Việt ở hai hình thức
nói và nghe. Sự hiểu biết này là do các em tiếp xúc với môi trường
ngôn ngữ tự nhiên, hằng ngày với người lớn.
Từ điều khẳng định đó chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy trình độ
nắm bắt, tiếp xúc của các em dân tộc Thái chênh lệch lớn như thế
nào. Bởi các em sinh ra, môi trường ngôn ngữ mà các em tiếp xúc
là tiếng Thái, vốn dĩ là “tiếng mẹ đẻ”, tiếng bản địa của các em,
hằng ngày các em phải dùng tiếng thái để giao tiếp khi tan trường
trở về nhà, hoặc ngay cả trong lớp học tụm ba, tụm bảy trao đổi
với nhau vẫn bằng tiếng Thái. Như vậy để làm quen tiếp xúc với
tiếng phổ thông (tiếng Kinh) các em lại phải trải qua một quả trình
vừa đã biết tiếng Thái lại vừa học tiếng kinh từ bảng chữ cái đến
từ, câu…Vì vậy dù học sinh khá, tư duy tốt đến đau cũng có sự
chênh lệch nhất định so với các em học sinh dân tộc người Kinh.

Tuy nhiên nếu làm một phép so sánh giữa dân tộc kinh và
dân tộc Thái học Ngoại Ngữ thì mức độ khập khiễng, chênh lệch
sẽ không nhiều nếu không muốn nói là ngang bằng. Vì học ngoại
ngữ là tiếp xúc với một hệ thống cơ cấu ngôn từ hoàn toàn mới
mẻ. Muốn nghe, nói, đọc, viết người học cần phải trang bị cho
mình một lượng kiến thức tối thiểu về mặt ngữ âm từ vựng, ngữ
pháp của ngoại ngữ cần học, những kỹ năng và kỹ xảo mới cần
thiết về các phương thức hoạt động của ngoại ngữ đó.

Do điều kiện cuộc sống nên mức độ nhận thức của các em dân
tộc thái cũng rất hạn chế, không đồng đều. Điều này được thể
hiện rõ trong quá trình truyền thụ của giáo viên về một vấn đề gì

đó trong một tiết học. Hầu hết các em dân tộc thái nắm bắt rất
chậm, chưa thực sự sáng tạo, nhạy bén như các em dân tộc kinh.
Xuất phát từ những thực tế về mặt tâm lý và sự chênh lệch về
mặt trình độ đó, và qua thực tế giảng dạy tại địa bàn xã Thạch
Ngàn. Một ngô trường thuộc vùng sâu vùng xa, học sinh 90%
thuộc dân tộc thái. Chúng tôi nhận thấy các em thường vấp phải
một số lỗi về dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt …vv

III. CỤ THỂ CÓ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP NHƯ SAU

Lỗi về dùng từ đặt câu: Do không hiểu nghĩa của từ,
không biết sử dụng từ trong từng văn cảnh.
Ví dụ: Thân cây (đa) cao vút
Cao vút có nghĩa là rất cao, thẳng lên trên không trung.
Ví dụ: Ống khói nhà máy cao vút
Như vậy cây đa dù có cao cũng không gọi là cao vút vì
tán của nó rộng, thân to và nó chỉ có thể cao ở một mức
độ nào đó.

Giữa tiếng Thái và tiếng Kinh có rất nhiều từ đồng
âm nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác xa nhau. Vậy mà các
em vì chưa biết tiếng việt sử dụng từ mình muốn diễn
đạt gọi là gì nên khi giao tiếp hoặc đặt câu, viết văn bản
các em thường mắc lỗi các từ đồng âm đó.
Ví dụ: “Buồng chuối”. Tiếng thái gọi là “hừa cuối”
Ở đây đáng lưu ý là từ “hừa”. Trong khi thuyền, bè tiếng
thái cũng gọi là từ “hừa”, nên khi đặt câu các em thường
đặt:
Ví dụ: Buồng chuối rất nhiều nải
Học sinh thái lại đặt: “Hừa cuối rất nhiều nải” hoặc là

“Thuyền chuối rất nhiều nải”

+ Ngoài ra còn lỗi lẫn lộn phụ âm đầu, bộ phận vần: tr/t;
tr/ch; s/x; r/d …
Ví dụ: Nhà em ở tong Kẻ Gia
Em ăn cơm dồi
Sạch sẽ với xạch xẽ
+ Lỗi lộn xôn bộ phận vần
Ví dụ: Sản xuất -> sản xút
Đêm khuya -> đêm khuyê
Kết luận -> kết lụn
Huấn luyện -> huấn luỵn
v.v…

Về cách diễn đạt(trong nói và viết) cách trả lời của
các em thường không có lời dẫn (yêu cầu của câu hỏi
phải trả lời).
Ví dụ: Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa phép ẩn
dụ và phép hoán dụ ?
Học sinh trả lời: Ẩn dụ là….
Hoán dụ là….
Không viết: Giữa ẩn dụ và hoán dụ khác nhau là.
Đặc biệt trong những bài viết hoàn chỉnh có tính vận
dụng cao học sinh chưa biết dùng từ ngữ có hình ảnh so
sánh, nhân hóa, từ tượng hình, tương thanh. Kể cả học
sinh khá, giỏi cũng rất hạn chế. Nghĩa là vốn từ các em
chưa phong phú.

+ Khi giao tiếp trong giờ học cũng như trong sinh hoạt hằng ngày
việc trả lời của các em chủ yếu là “chắp đuôi” không có hư từ kèm

theo.
Ví dụ:
Hỏi: Em đã thuộc bài cũ chưa ?
Trả lời: Chưa -> không có từ “ạ” (hư từ) kèm sau để biểu thị
thái độ lễ phép, kính trọng.
+ Các em chưa phân biệt rõ thành phần chính và thành phần phụ
(kể cả học sinh khá)
Ví dụ:
Qua tác phẩm Cô Tô cho ta thất biển buổi sáng rất đẹp ->
Đây là một câu thiếu chủ ngữ là “ai cho ta thấy…”, nhưng khi
phân tích các em luôn khẳng định: Tác phẩm Cô Tô là chủ ngữ.
+ Lỗi kiến thức về đời sống khoa học thường thức.
Ví dụ: Để diễn tả đặc điểm của cây chuối khi trổ buồng học
sinh đã diễn đạt như sau:
Trong bụi chuối ấy có một cây mập nhất đã trổ buồng.
Những chiếc lá cảu nó đã chuyển sang màu vàng, hoặc màu
nâu xám, quăn queo, rách nát, khô kiệt.

+ Hơn thế nữa các em thường nhầm lẫn rất phổ biến ở các lỗi
trong giao tiếp hằng ngày.
Ví dụ:
Hỏi: Em đã làm bài tập chưa?
Trả lời: Em chưa được làm.
Hỏi: Tai sao em không làm bài tập
Trả lời: Em không được đi học.
Vì các em nghĩ việc dùng từ “được” ở câu trả lời này có nghĩa là
âm đệm tạo sắc thái lễ phép khi nói. Nhưng khi dịch cả câu đó sang
tiếng việt lại không hợp lý vì câu trả lời này lại mang tính phủ
định.
Tương tự:

Hỏi: Bạn A có đi học không?
Trả lời: Có lắm.
Hoặc: Ban A đi học rồi “tề”
Trong trường hợp này học sinh dùng các phó từ “rất, lắm, quá, tề
…” chưa hợp lý. Thế nhưng người thái rất hay dùng.

+ Có một lỗi cũng khá phổ biến nữa là việc dùng từ bản
nghĩa để làm từ cấu tạo trong một câu.
Ví dụ:
Em đi hái tè (tè có nghĩa là chè)
Em chào xầy (xầy nghĩa là thầy)
Chủ tịch vào chơi bản ta (ta là đại từ nhân
xưng)
Trên đây là một số lỗi dẽ dàng nhận thấy ở các em
học sinh dân tộc Thái. Vì những lỗi thường gặp này của
các em mà làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học
phân môn Tiếng Việt ở trường THCS đặc biệt là rất khó
khi các em tiếp cận với những đơn vị kiến thức phức tạp,
khó hiểu, trừu tượng.
Từ những khó khăn, trăn trở đó chúng ta phải có
những giải pháp để giúp cho việc dạy học Tiếng Việt cho
học sinh dân tộc Thái đạt hiệu quả cao hơn.

IV.GIẢI PHÁP
1. Việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Thái nói chung,
thiết nghĩ rằng: Chúng ta phải dạy cho các em ngay từ khi các em
bi bô tập nói cho đến khi các em đến trường. Nhằm giảm mức độ
chênh lệch về trình độ, vốn từ vựng. Đặc biệt cần quan tâm uốn
nắn các em về cách ứng xử trong giao tiếp hằng ngày: Nói đúng,
hiểu đúng, sản sinh ra ngôn ngữ khác phải đúng, sau đó phải rèn

luyện các em nói năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm.
2. Giáo viên khi dạy tiếng việt phải chú ý đến việc rèn luyện thao
tác tư duy cho các em học sinh. Phải làm cho học sinh thông hiểu
ý nghĩa các đơn vị ngôn ngữ, gắn từ, câu, đoạn văn với nội dụng
hiện thực mà chúng phản ánh. Nghĩa là phải đặt từ, câu, đoạn văn
vào trong hoàn cảnh, ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Thực tế giảng dạy
được chứng minh em nào yếu về từ ngữ cũng yếu về năng lực tư
duy. Ngược lại em nào biết tư duy tốt sẽ diễn đạt tử, câu, đoạn
văn trôi chảy lưu loát. Cũng cần phải thấy rằng Tiếng Việt không
phải là ngôn ngữ biến hình như những ngôn ngữ nước ngoài khác
nhưng bản chất “biến hóa, phong ba bão táp” của Tiếng Việt luôn
xuất hiện ở mỗi bài học. Vì vậy người dạy phải dắt các em hiểu
biết tường tận bản chất đó.

3. Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là mục đích của việc
dạy học Tiếng Việt. Việc dạy học tiếng việt cho học sinh
dân tộc Thái nếu không gắn vào hoạt động hành chức của
nó, không hướng vào hoạt động giao tiếp sẽ rất khó đạt
hiệu quả. Các hình thức hoạt động ngoại khóa, các cuộc
tranh luận là hình thức tạo tình huống giao tiếp, kích thích
nhu cầu và động cơ giao tiếp cho các em.
4. Trong quá trình dạy học đòi hỏi người giao viên cũng
phải điều tra nắm vững khả năng, trình độ ngôn ngữ của
học sinh trên cơ sở đó mà xác định nội dung và phương
pháp dạy học thích hợp. Về mặt này nếu giáo viên khắc
phục được sẽ dần dần xóa đi nỗi mặc cảm tự ty về vốn
thua kém dẫn đến chán nản của các em. Muốn làm được
điều đó đòi hỏi người giáo viên phải tiếp cận tìm hiểu hoàn
cảnh, luôn quan tâm tạo mối thân thiện để hiểu các em
hơn, để việc dẫn dắt các em thực sự hiệu quả hơn. Có như

vậy các em mới cảm thây được tôn trọng, được thể hiện
mình bằng bạn trong lớp.

Kết quả
Sau một thời gian thực hiện các giải pháp dạy và
học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Thái tại địa
bàn huyện Con Cuông( Ở trường THCS Thạch Ngàn)
chúng tôi đã thu được kết quả( Thể hiện ở bảng số liệu
sau)

TT Khối lớp
TSHS dân tộc
Thái
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu Kém
1 6 105 3 10 55 30 7
2 7 55 2 7 30 12 4
3 8 80 3 9 40 24 4
4 9 90 3 10 52 19 6
Tổng
330 11 36 177 85 21
TT Khối lớp
TSHS dân tộc
Thái
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu Kém
1 6 102 5 15 62 16 4
2 7 55 4 11 37 2 1
3 8 80 5 13 47 11 4
4 9 90 7 13 60 8 2

Tổng
327 21 52 206 37 11
Năm học: 2008 - 2009
Năm học: 2009 - 2010

V. KẾT LUẬN.
Giáo dục học sinh là sự kết hợp của gia đình , nhà
trường và xã hội. Đối với các em học sinh dân tộc Thái
sự quan tâm của gia đình về vấn đề học tập của con em
mình là rất hạn chế, điều này chúng ta cũng dễ lý giải
được vì cuộc sống, miếng cơm manh áo, lo đủ ăn, đủ
mặc đã là rất vất vả. Vì vậy việc học tập của các em dù
tốt, dù giỏi thì một phần n hiều nhờ vào sự giáo dục của
nhà trường mà đặc biệt là nghệ thuật sư phạm của
người giáo viên. Ngày nay trong thế giới khoa học công
nghệ thông tin đang bùng nổ. Việc dạy học Tiếng Việt
cho các em học sinh dân tộc Thái nói riêng và các em
học sinh nói chung không thể lơ là, dạy qua loa. Mà mục
đích của cuộc sống là khả năng ứng xử, kỹ năng giao
tiếp. Nhà sư phạm phải làm thế nào để hướng các em
phải phát triển bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết, từ đó
các em mới có thể tiếp cận được với những môn khoa
học mang tính ứng dụng cao hơn.

Chúng ta đang tuyên truyền trong giáo dục, học sinh
phải biết phát huy và gìn giữ kho tàng tiếng Việt. Vì vậy
việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Thái nếu
được quan tâm thực hành đúng mức thì chúng ta sẽ tạo
thêm được một lực lượng đông đảo có ý thức gìn giữ,
phát huy vốn kho tàng đó.

Trên đây là những suy nghĩ, trăn trở, những giải
pháp mà chúng tôi xin mạnh dạn được nêu ra để chúng
ta cùng bàn bạc, thảo luận, nhằm tìm ra một giải pháp
tối ưu nhất giúp cho việc dạy học Tiếng Việt cho học
sinh dân tộc Thái ngày càng hiệu quả nhất. Kính mong
ban chỉ đạo, các thầy giáo cô giáo bổ cứu, góp ý bổ sung.

đẹp
Xin kính chúc quý vị đại biểu, các thầy
cô giáo sức khỏe, công tác tốt.

Chúc hội thảo thành công tốt đẹp

×