Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn èn kĩ năng cảm thụ văn học trong thế đối sánh cho học sinh giỏi môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.24 KB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH
CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
Người viết: Tiết Tuấn Anh
GV tổ Văn - trường THPT Chuyên Hưng Yên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc nhọc nhằn, đòi hỏi nhiều tâm huyết và
công phu của người thầy. Giáo viên đảm trách công việc này cần miệt mài trau
dồi kiến thức chuyên sâu, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi
trước cũng như rút ra kinh nghiệm từ hoạt động giảng dạy của chính mình. Trên
cơ sở nắm vững yêu cầu của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi và cập
nhật tình hình thực tế của các kì thi, người đứng lớp cần tích cực, chủ động trong
việc sáng tạo hệ thống đề văn cho đối tượng học sinh này. Những dạng đề bài
dành cho học sinh giỏi môn Ngữ văn tương đối đa dạng. Trong đó, cảm thụ văn
học trong thế đối sánh là một là kiểu bài hay và đắc dụng đối với công tác kiểm
tra, tuyển lựa và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu văn chương. Những đề
văn yêu cầu phân tích, cảm nhận các đối tượng văn học trong quan hệ so sánh
giúp giáo viên đánh giá được vốn tri thức, khả năng tư duy tổng hợp, năng lực
chiếm lĩnh và vận dụng sáng tạo kiến thức của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Trên thực tế, cảm thụ văn học trong thế đối sánh là kiểu bài đã và đang được
coi trọng trong hoạt động thi cử, không chỉ thi học sinh giỏi mà cả trong các kì thi
đại học những năm gần đây. Tuy nhiên, yêu cầu so sánh trong bài thi đại học môn
Ngữ văn chỉ được xem là một thao tác tổng kết ở cuối bài, chỉ chiếm một số điểm
khiêm tốn trong biểu điểm của đáp án (0,5 điểm). Điều này là phù hợp với đối
tượng và yêu cầu của kì thi đại học. Còn đối với học sinh giỏi, khả năng đối sánh,
sự nhạy cảm, tinh tế trong việc phát hiện, luận giải những điểm tương đồng và
1
khác biệt của các đối tượng văn học lại là yếu tố cần đặc biệt xem trọng. Để giải


quyết tốt yêu cầu của các đề văn so sánh, các em cần được trang bị những hiểu
biết về kiểu bài, phương pháp làm bài cũng như thường xuyên được thực hành,
rèn luyện kỹ năng. Mài sắc năng lực cảm thụ văn học trong thế đối sánh là điều
rất cần thiết với học sinh giỏi môn Ngữ văn. Đây cũng là điều cần đặc biệt lưu
tâm của các giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng học sinh chuyên văn.
Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp
những kinh nghiệm của mình về vấn đề rèn kĩ năng cảm thụ văn học trong thế
đối sánh cho học sinh giỏi môn Ngữ văn. Đây là vấn đề mang ý nghĩa lí luận và
thực tiễn.
II. Lịch sử nghiên cứu
Như tôi đã nói, kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh không phải là
kiểu bài hoàn toàn mới mẻ, chắc hẳn giáo viên Ngữ văn nào khi bồi dưỡng học
sinh giỏi cũng đã cho các em làm kiểu bài tập này. Cũng có một vài bài viết bàn
về các đề văn so sánh văn học trên internet nhưng theo tôi là mới chỉ dừng lại ở
mức độ khái lược, tổng quát, chưa phân loại được các dạng đề cụ thể của kiểu bài
và đưa ra hướng giải quyết tương ứng đối với mỗi dạng.
III. Đóng góp của đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra những suy nghĩ, kiến giải riêng và
mới của cá nhân về kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh, chia sẻ với các
đồng nghiệp một cái nhìn tương đối toàn diện, hệ thống về kiểu bài này. Từ đó
mong được góp phần nhỏ bé vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn
của trường THPT Chuyên Hưng Yên cũng như của tỉnh Hưng Yên.
IV. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là những vấn đề có liên
quan đến kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh như: khái niệm, phân loại
các dạng bài, phương pháp làm bài (phương pháp chung và lưu ý riêng đối với
từng dạng)
- Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, tôi sử dụng các phương pháp
sau:
+ Phương pháp hệ thống

2
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp thống kê, phân loại
+ Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
+ Phương pháp thực nghiệm (giảng dạy)
V. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề xuất, danh mục tài liệu tham khảo, sáng
kiến kinh nghiệm bao gồm những nội dung chính sau đây:
I. Xác lập khái niệm và phân loại các dạng đề của kiểu bài cảm thụ văn học
trong thế đối sánh
II. Phương pháp làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh
III. Hướng dẫn luyện tập một số đề văn tiêu biểu
IV. Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Xác lập khái niệm và phân loại các dạng đề của kiểu bài cảm thụ văn học
trong thế đối sánh
1. Khái niệm thao tác đối sánh và kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối
sánh
1.1. Thao tác đối sánh
Đối sánh (hay so sánh) là thao tác thông dụng, phổ biến của hoạt động tư
duy. Đây cũng là phương pháp nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan. Bản chất và cũng là mục đích của sự đối sánh là đặt
các sự vật, các đối tượng cạnh nhau, trên cơ sở nắm bắt được chắc chắn đặc điểm,
tính chất của từng đối tượng thì điều quan trọng cốt yếu là phải chỉ ra, phân tích,
lí giải được điểm giống nhau và khác nhau của chúng. Việc so sánh như vậy giúp
chúng ta vừa nhận thức sâu hơn về đặc tính của từng đối tượng, vừa thấy được
mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau. Đối tượng so sánh có thể là hai, có thể
là ba hay nhiều hơn thế.
Trong kỹ năng làm văn, đối sánh là một thao tác lập luận được sử dụng khá

phổ biến ở những dạng đề bài khác nhau. Chẳng hạn, khi làm kiểu bài phân tích
đoạn thơ, đoạn văn - mặc dù đề bài không yêu cầu - học sinh vẫn có thể so sánh
đối tượng đang phân tích với một đối tượng khác. Hoặc khi làm kiểu bài giải
thích, bình luận văn học, phân tích nhân vật , người viết cũng có thể mở rộng
vấn đề bằng phương thức so sánh. Nhìn chung, thao tác so sánh có thể kết hợp
với các thao tác lập luận khác trong bài văn nghị luận như một yếu tố trợ lực để
bài viết thêm phần thuyết phục.
1.2. Kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh
Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một kiểu bài nghị luận, trong đó,
thao tác đối sánh không tồn tại như một phương tiện hỗ trợ mà trở thành yêu cầu
chính yếu, trở thành yếu tố trung tâm của bài viết. Việc đối sánh được thực hiện
trên cơ sở sự cảm thụ sâu sắc của người viết về các đối tượng so sánh. Học sinh
phải thâm nhập được vào từng đối tượng, phân tích thấu đáo và đặt chúng trong
thế tương chiếu để khám phá những nét tương đồng cũng như dị biệt của chúng.
Người viết phải làm chủ được các đối tượng và có khả năng khái quát, tổng hợp
4
từ những thao tác phân tích, bình giá cụ thể. Tất cả các dạng bài đối sánh đều
hướng đến mục tiêu tối hậu là học sinh phải chỉ ra được điểm giống nhau và khác
nhau, nét gặp gỡ và nét riêng biệt của các đối tượng, luận giải được nguyên nhân
dẫn đến sự tương đồng và khác biệt đó. Muốn chinh phục xuất sắc kiểu bài này,
các em vừa phải có sự tinh tế với tâm hồn dạt dào mĩ cảm để phát hiện được cái
hay, cái đẹp của từng đối tượng, lại vừa phải phát huy cao độ tư duy lý tính, năng
lực trí tuệ sắc sảo để nhận diện được cái chung và cái riêng của chúng. Nói một
cách khái quát, kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là “phép thử” rất hiệu
quả để tìm ra những học sinh giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong “cuộc chơi”
với nghệ thuật ngôn từ.
2. Các dạng đề bài của kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh
Các dạng đề văn đối sánh rất phong phú và có thể biến hoá đa dạng tuỳ
theo ý tưởng khác nhau của người ra đề. Mọi phương diện nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm văn học đều có thể trở thành đối tượng của sự so sánh. Có những

cách phân loại khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tôi chia ra những
dạng đề bài dưới đây dựa trên tiêu chí các cấp độ đối sánh. Sự phân chia này chỉ
mang tính chất tương đối. Xét cho cùng, các dạng đề bài ít nhiều đều có những
điểm giao thoa với nhau. Nhưng sự phân loại sau đây là cần thiết và thuận tiện
cho việc triển khai phương pháp làm bài.
2.1. Đối sánh ở cấp độ tác phẩm
Đây là trường hợp hai tác phẩm trọn vẹn được yêu cầu phân tích, đối sánh
với nhau. Đó có thể là tác phẩm thơ hoặc tác phẩm thuộc thể loại khác. Tuy
nhiên, đây là một dạng đề bài có biên độ so sánh khá rộng nên có lẽ nó sẽ không
xuất hiện thường xuyên. Thường thì đối tượng so sánh là các bài thơ ngắn.
Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
và Cảm hoài của Đặng Dung.
Ví dụ 2: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo
của Nam Cao để thấy được cái tâm và cái tài của hai nhà văn này.
Trường hợp biến thể của dạng đề này là đối sánh một tác phẩm với một
đoạn trích:
5
Ví dụ 3: Anh/chị hãy phân tích, so sánh bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình
Thi và đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn
Khoa Điềm.
2.2. Đối sánh ở cấp độ đoạn thơ, đoạn văn
Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đương cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đương nhìn anh đăm đắm
Gió bao lần từng trận gió thương đi,
Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi ta chi ”
(Tương tư, chiều - Xuân Diệu)

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”
(Tương tư - Nguyễn Bính)
Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi
lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van
xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như
tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,
đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng
bùng”
(Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)
“Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của
rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn
xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và
6
say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng
Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-
gan phóng khoáng và man dại”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
2.3. Đối sánh ở cấp độ các vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm (hoặc của
đoạn thơ, đoạn văn)
Những đề văn thuộc dạng này có thể yêu cầu phân tích, so sánh các
phương diện nội dung tư tưởng như: tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, chủ
nghĩa yêu nước
Ví dụ 1: Anh/chị hãy phân tích, so sánh tư tưởng nhân đạo trong các đoạn
trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm - nguyên tác

của Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm), Nỗi sầu oán của người
cung nữ (trích Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều) và Trao duyên (trích
Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Ví dụ 2: Cảm hứng quê hương đất nước trong các bài thơ Việt Bắc của Tố
Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và đoạn trích Đất nước (trích trường ca
Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Ví dụ 3: Anh/chị hãy phân tích, so sánh tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân
đạo của Nam Cao và Kim Lân qua truyện ngắn Chí Phèo và truyện ngắn Vợ
nhặt.
2.4. Đối sánh ở cấp độ các vấn đề hình thức nghệ thuật của tác phẩm (hoặc
của đoạn thơ, đoạn văn)
Đề bài có thể yêu cầu phân tích, đối sánh các phương diện hình thức nghệ
thuật như nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ và cũng có thể là toàn bộ các yếu tố thuộc về
hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ 1: Anh/chị hãy phân tích, so sánh nghệ thuật thể hiện tình yêu trong
bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính và bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Ví dụ 2: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim
Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
7
Ví dụ 3: Vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật trong hai bài thơ: Vội vàng của
Xuân Diệu và Tràng giang của Huy Cận.
2.5. Đối sánh ở cấp độ hình tượng
Có thể là hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên, hình tượng cái “tôi”
trữ tình hoặc một hình tượng nào đó trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những
đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng
xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Ví dụ 2: Phân tích, so sánh nhân vật nữ trong các tác phẩm Vợ chồng A
Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn

Minh Châu.
Ví dụ 3: Hình tượng thiên nhiên trong ba bài thơ: Vội vàng của Xuân Diệu,
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận.
Ví dụ 4: Hình tượng cái “tôi” của người cầm bút trong hai đoạn trích
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2.6. Đối sánh ở cấp độ chi tiết
Dạng đề này thường hướng đến các chi tiết trong tác phẩm văn xuôi.
Ví dụ 1:
“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt
kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”
(Vợ nhặt - Kim Lân)
“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn
vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ
xuống những dòng nước mắt”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Anh/chị cảm nhận như thế nào về chi tiết “dòng nước mắt” trong những
câu văn trên.
Ví dụ 2: Chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và
chi tiết lời di huấn của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn
8
Tuân) đều tác động và đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời những người lầm
đường.
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các chi tiết ấy.
II. Phương pháp làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh
1. Lưu ý chung
Có hai cách thông dụng để triển khai hệ thống ý khi giải quyết yêu cầu của
đề văn đối sánh:
Cách thứ nhất là phân tích lần lượt từng đối tượng rồi chỉ ra điểm giống

nhau, điểm khác nhau và lí giải nguyên nhân. Cách thứ hai là tiến hành so sánh
đồng thời với việc phân tích, phần thân bài của bài viết được chia làm ba luận
điểm lớn: Luận điểm 1 là điểm giống nhau. Luận điểm 2 là điểm khác nhau,
(trong mỗi luận điểm lại có những phương diện so sánh phù hợp). Luận điểm 3 là
lí giải nguyên nhân.
Cách làm thứ nhất có vẻ dễ hơn nhưng nếu không lưu ý, học sinh sẽ sa đà
vào việc phân tích, bình giá dài dòng từng đối tượng mà không quan tâm đúng
mức đến nhiệm vụ so sánh. Phần đối sánh có thể sẽ mờ nhạt, không đủ sức nặng
cho bài viết. Vì vậy, khi triển khai bài viết, tương quan giữa phần phân tích và
phần so sánh cần tổ chức sao cho hợp lí. Cách làm thứ hai cho thấy người viết thể
hiện thao tác đối sánh ngay từ đầu, nhiệm vụ so sánh được đặt ở vị trí trọng tâm.
Cách làm này khó hơn nhưng khả năng thuyết phục sẽ cao hơn nếu người viết
thực sự làm chủ được các đối tượng so sánh.
Những cách làm trên đều có thể đạt được hiệu quả mong muốn nếu học
sinh biết tổ chức bài viết một cách hợp lí. Việc lựa chọn cách làm cũng phải linh
hoạt, dựa vào từng dạng đề bài cụ thể và sở trường cá nhân của từng người viết.
Chẳng hạn, nếu đề bài yêu cầu phân tích, đối sánh không phải hai mà là nhiều đối
tượng cùng một lúc thì rõ ràng cách làm nên chọn là cách thứ hai, nghĩa là phân
tích, đánh giá các đối tượng ấy theo hai luận điểm lớn là điểm giống nhau và
điểm khác nhau chứ không nên phân tích lần lượt rồi mới so sánh.
Trong quá trình so sánh, các ý phải được tạo lập, bố trí, sắp xếp một cách
mạch lạc, rõ ràng. Để có thể so sánh, cần phải dựa trên những tiêu chí nhất quán
giữa các đối tượng. Nếu không phân tách đối tượng ra thành các bình diện, các
9
tiêu chí để so sánh thì sẽ dẫn đến lối viết chung chung, rối rắm hoặc thiếu ý Đây
là lỗi mà học sinh hay mắc phải - kể cả học sinh giỏi.
Việc lí giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau có thể tách riêng
thành một phần nhưng cũng có thể lồng vào quá trình phân tích, so sánh một cách
linh hoạt, miễn là đủ ý và thuyết phục. Để lí giải thấu đáo, tuỳ theo yêu cầu của
đề bài, học sinh phải huy động các tri thức trong tác phẩm và ngoài tác phẩm

(như hoàn cảnh thời đại, đặc điểm cuộc đời nhà văn ) với một hàm lượng thông
tin phù hợp. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi thấy rằng, cũng có những đề văn so sánh
không nhất thiết phải có phần lí giải (đề nghị xem phần III. Hướng dẫn luyện
tập một số đề văn, đề 3).
Phần trên là những lưu ý chung khi làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế
đối sánh. Với các dạng bài cụ thể, lại có những lưu ý riêng.
2. Lưu ý đối với từng dạng bài.
Dưới đây chỉ là những điều cần chú ý khi giải quyết các dạng đề văn đối
sánh chứ tuyệt đối không phải là những công thức khi triển khai yêu cầu của đề
bài. Không thể tìm ra được một công thức cố định và toàn năng cho mỗi dạng
bài. Với những tình huống cụ thể của đề bài, người viết lại phải linh hoạt xử lí để
tạo lập một hệ thống ý phù hợp.
2.1. Với dạng bài đối sánh ở cấp độ tác phẩm
Học sinh phải nắm chắc đặc trưng thể loại, từ đó mới có thể phân tách các
đối tượng ra thành những bình diện tương ứng với đặc trưng thể loại để so sánh.
*Với thể loại thơ, khi phân tích, đối sánh, cần lưu ý đến các bình diện sau
đây:
- Bối cảnh trữ tình (hoàn cảnh thời gian, không gian khơi nguồn cho thi
cảm).
- Nội dung trữ tình (các cung bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình).
- Các phương thức nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, bút
pháp ).
- Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những bài thơ đang phân tích.
*Với thể loại truyện ngắn, có thể phân tích, đối sánh theo các bình diện
sau:
10
- Nội dung hiện thực được phản ánh (bức tranh về đời sống và con người
được khắc hoạ trong tác phẩm).
- Nội dung tư tưởng (tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, các thông điệp
nhân sinh được gửi vào tác phẩm).

- Các phương thức nghệ thuật (nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng
tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, diễn tả tâm lí nhân vật, ngôn từ,
giọng điệu ).
- Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những truyện ngắn đang phân
tích.
* Về thể loại tiểu thuyết, kịch và kí, tôi không bàn tới trong mục này vì với
hệ thống các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành, dạng bài đối
sánh tác phẩm tiểu thuyết, kịch, kí (với tư cách các tác phẩm trọn vẹn) sẽ không
thể xảy ra.
2.2. Với dạng bài đối sánh ở cấp độ đoạn thơ, đoạn văn
Đối với dạng bài này, học sinh vừa phải thâm nhập được vào các đoạn thơ,
đoạn văn, xem xét chúng như những đơn vị nghệ thuật độc lập lại vừa phải đặt
chúng trong mối liên hệ với chỉnh thể tác phẩm để việc phân tích, luận giải được
xác thực, thoả đáng hơn. Học sinh cũng phải nắm được đặc trưng thể loại để lấy
đó làm hệ quy chiếu cho quá trình giải quyết vấn đề.
*Với đoạn thơ, bám vào đặc trưng thể loại, có thể phân tích và chỉ ra điểm
giống nhau, khác nhau theo các bình diện:
- Bối cảnh trữ tình được nói đến trong các đoạn thơ.
- Nội dung cảm xúc của chủ thể trữ tình trong các đoạn thơ.
- Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng.
- Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn thơ đang phân
tích.
*Với dạng đề cảm nhận về các đoạn văn, có thể phân tích, chỉ ra điểm
giống nhau và khác nhau theo các bình diện sau:
- Nội dung hiện thực được phản ánh trong các đoạn văn.
- Nội dung tư tưởng của các đoạn văn.
- Những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn văn.
11
- Ý nghĩa của các đoạn văn trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm.

- Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn văn ấy.
* Riêng đối với các đoạn văn thuộc thể kí (chẳng hạn các đoạn văn trong
Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông) thì ngoài những nội dung
trên, học sinh còn phải chú ý đến phương diện cái “tôi” của người cầm bút được
thể hiện trên những trang kí, vì sức hấp dẫn của thể loại này phụ thuộc rất nhiều
vào sự thể hiện cái “tôi” của tác giả trên trang văn.
2.3. Với dạng bài đối sánh ở cấp độ các vấn đề nội dung tư tưởng của tác
phẩm (hoặc của đoạn thơ, đoạn văn)
* Với dạng bài đối sánh tư tưởng hiện thực: Khái niệm này không được
dùng phổ biến, rộng rãi trong trường phổ thông như khái niệm tư tưởng nhân đạo,
nhưng đối với học sinh giỏi, đây là một vấn đề cần chú ý. Tư tưởng hiện thực của
một nhà văn là cách nhìn, quan niệm của nhà văn ấy về hiện thực đời sống. Tư
tưởng hiện thực thể hiện ở sự nhận thức, lí giải của người cầm bút về cuộc sống,
khả năng phát hiện những mối quan hệ nhân sinh phức tạp, nhìn ra những mâu
thuẫn trong lòng hiện thực Mỗi nhà văn có thể có cái nhìn khác nhau về cùng
một hiện thực. Tư tưởng hiện thực chi phối việc xây dựng thế giới nghệ thuật của
nhà văn trong tác phẩm vì hiện thực trong tác phẩm là hiện thực đã được khúc xạ
qua lăng kính chủ quan của người cầm bút. Tư tưởng hiện thực thường gắn bó
chặt chẽ với tấm lòng nhân đạo của tác giả.
Khi phân tích, đối sánh tư tưởng hiện thực của các nhà văn, cần chú ý các
bình diện sau:
- Cách nhìn nhận, quan niệm của các nhà văn ấy về cuộc sống và con
người.
- Tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy mang tính lạc quan hay bi quan,
thể hiện được điều gì trong tấm lòng nhân đạo của tác giả?
- Các phương thức, phương tiện nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng
hiện thực của các nhà văn ấy.
* Với dạng bài phân tích, so sánh tư tưởng nhân đạo, trên cơ sở nắm chắc
khái niệm, các biểu hiện của phạm trù này, học sinh lưu ý đến các bình diện:
12

- Sự trân trọng, ngợi ca của các tác giả đối với những giá trị, vẻ đẹp, phẩm
chất của con người.
- Thái độ bênh vực, đồng tình của các tác giả đối với những khát vọng
sống chính đáng của con người.
- Niềm cảm thương của các tác giả đối với những khổ đau, bất hạnh của
con người.
- Thái độ lên án, tố cáo của các tác giả với những đối tượng chà đạp lên
quyền sống con người.
* Với dạng bài phân tích, đối sánh tư tưởng (hoặc cảm hứng, chủ nghĩa)
yêu nước, học sinh chú ý đến các bình diện:
- Lòng tự hào dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc (ý thức về chủ quyền đất nước,
về phong tục, tập quán, cương vực lãnh thổ, truyền thống văn hoá ).
- Tình yêu thương đồng bào, nhân dân.
- Lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu, tinh thần xả thân vì Tổ quốc.
- Khát vọng dựng xây đất nước giàu mạnh.
- Lòng yêu mến, gắn bó với cảnh trí non sông.
- Các yếu tố nghệ thuật thể hiện lòng yêu nước.
2.4. Với dạng bài đối sánh ở cấp độ các vấn đề hình thức nghệ thuật của tác
phẩm (hoặc của đoạn thơ, đoạn văn)
* Với vấn đề nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ở các tác phẩm khác
nhau, cần chú ý đến các bình diện dưới đây khi phân tích, đối sánh:
- Các tình huống truyện ấy thuộc loại nào? (tình huống hành động, tình
huống tâm trạng hay tình huống nhận thức)
- Việc tổ chức tình tiết, tổ chức mối quan hệ giữa các nhân vật trong tình
huống truyện được thực hiện như thế nào?
- Ngôn ngữ xây dựng tình huống truyện được sử dụng ra sao?
- Tình huống truyện được xây dựng như vậy góp phần thể hiện các giá trị
nội dung như thế nào?
*Với nghệ thuật phân tích và diễn tả và tâm lý nhân vật, cần chú ý đến các
bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh:

13
- Các yếu tố bên ngoài góp phần thể hiện nội tâm (cử chỉ, điệu bộ, diện
mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại).
- Yếu tố bên trong thể hiện nội tâm (độc thoại nội tâm).
- Tương quan giữa các yếu tố trên (mức độ sử dụng các yếu tố ấy - yếu tố
nào được sử dụng nhiều hơn, yếu tố nào được sử dụng ít hơn).
- Phương thức diễn tả tâm lý theo hình thức tuyến tính hoặc hồi cố (nhân
vật suy nghĩ trong hiện tại theo mạch thời gian tuyến tính hoặc hồi tưởng lại
những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ).
* Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cần chú ý các bình diện dưới đây khi
phân tích, đối sánh:
- Mô hình ngữ pháp của ngôn từ (các kiểu câu theo chức năng ngữ pháp
được sử dụng; thể thức cấu tạo của câu văn, câu thơ; cách thức liên kết giữa các
câu văn, câu thơ ).
- Tính tạo hình của ngôn từ (qua việc sử dụng hình ảnh, các từ ngữ gợi
đường nét, màu sắc ).
- Tính nhạc của ngôn từ (qua sự tổ chức nhịp điệu, phối hợp thanh
điệu của câu văn, câu thơ).
- Các phương tiện, biện pháp tu từ được sử dụng.
- Tính cổ điển, tính hiện đại (nếu có) của ngôn từ.
Tất nhiên, ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn xuôi, học sinh cần tuỳ theo
đối tượng so sánh mà ứng biến cho phù hợp.
* Nếu đề bài yêu cầu so sánh toàn bộ các yếu tố hình thức nghệ thuật giữa
hai tác phẩm (hay hai đoạn văn, đoạn thơ) thì học sinh phải linh hoạt, dựa vào
đặc trưng thể loại để phân tích, đối sánh một cách hợp lý.
2.5. Với dạng bài đối sánh ở cấp độ hình tượng
* Với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự, cần lưu ý các bình diện
sau đây khi phân tích, đối sánh :
- Loại hình của các nhân vật (đó là nhân vật hành động hay nhân vật tư
tưởng ).

- Lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh sinh sống của các nhân vật.
- Số phận của các nhân vật.
14
- Đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật.
- Ý nghĩa của các nhân vật trong việc thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân
đạo của tác phẩm.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
* Với hình tượng cái “tôi” trong tác phẩm trữ tình hoặc tác phẩm kí, cần
chú ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh:
- Hoàn cảnh xuất hiện của cái “tôi” (không gian, thời gian).
- Cảm xúc, suy tư của cái “tôi” , quan niệm, cảm nhận của cái “tôi” về thế
giới khách quan.
- Các yếu tố nghệ thuật góp phần thể hiện cái “tôi”.
- Hình tượng cái “tôi” nói lên được đặc điểm gì trong phong cách nghệ
thuật của các tác giả?
* Với hình tượng thiên nhiên, có thể chú ý các bình diện sau đây khi phân
tích, đối sánh:
- Hình tượng thiên nhiên được thể hiện qua những yếu tố không gian, thời
gian như thế nào?
- Hình tượng thiên nhiên đặc trưng cho miền đất nào, vùng quê nào?
- Sắc diện, tính chất của hình tượng thiên nhiên (hùng vĩ, dữ dội hay thơ
mộng, trữ tình; lớn lao, kì vĩ hay bình dị, gần gũi ).
- Hình tượng thiên nhiên thể hiện điều gì trong cách nhìn, quan niệm của
người cầm bút về thế giới khách quan, thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả,
trong mối quan hệ của tác giả với quê hương đất nước?
- Các yếu tố nghệ thuật góp phần xây dựng, khắc tả hình tượng thiên
nhiên?
- Hình tượng thiên nhiên cho thấy điều gì trong phong cách nghệ thuật của
người cầm bút?
2.6. Với dạng bài đối sánh ở cấp độ chi tiết

Cần chú ý đến các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh các chi tiết:
- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết.
- Chi tiết thể hiện điều gì trong số phận, tính cách, tâm hồn của nhân vật?
15
- Chi tiết thể hiện điều gì trong giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác
phẩm và trong quan niệm nhân sinh của người cầm bút?
- Chi tiết được thể hiện qua một ngôn ngữ, giọng điệu như thế nào?
- Việc sử dụng chi tiết như vậy có phản ánh điều gì trong phong cách nghệ
thuật của nhà văn không?
Như vậy, với các đối tượng so sánh khác nhau, học sinh nên lưu ý những
bình diện tương ứng để hệ thống ý được triển khai thoả đáng và đầy đủ. Việc giải
quyết các đề văn so sánh cụ thể phụ thuộc hoàn toàn vào sự chủ động, kinh
nghiệm đã tích luỹ, khả năng tư duy và năng lực văn chương của cá nhân mỗi
người viết. Văn chương là lãnh địa của sự sáng tạo, là vương quốc của sự độc
đáo, đối với học sinh giỏi, điều đó càng cần thiết.
III. Hướng dẫn luyện tập một số đề văn
Ở phần này, tôi hướng dẫn học sinh giải quyết một số đề văn cụ thể. Trong
phạm vi một tiểu luận, tôi chỉ đề cập đến một vài đề tiêu biểu.
Đề 1: Cảm nhận của anh(chị) về hai đoạn thơ sau:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đương cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đương nhìn anh đăm đắm
Gió bao lần từng trận gió thương đi,
Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi ta chi ”
(Tương tư, chiều - Xuân Diệu)
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”
(Tương tư - Nguyễn Bính)
16
Gợi ý: Khi phân tích, đối sánh hai đoạn thơ trên, học sinh có thể trình bày
theo những hệ thống lập luận khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý:
1. Điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ:
- Đều là sản phẩm sáng tạo của hai thi nhân được coi là những đỉnh cao
của phong trào Thơ mới.
- Về nội dung: Đều thể hiện nỗi nhớ - một trạng thái cảm xúc muôn đời
của tình yêu đôi lứa. Nỗi nhớ là nội dung trữ tình chủ đạo trong cả hai đoạn thơ.
Chủ thể trữ tình đều là các chàng trai với sự cô đơn, nhung nhớ đang hướng về
người mình yêu trong hoàn cảnh xa cách.
- Về nghệ thuật: Đều sử dụng điệp từ “nhớ”.
2. Điểm khác biệt giữa hai đoạn thơ:
- Về nội dung:
+ Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: nhân vật trữ tình ở đoạn thơ của Xuân
Diệu từng có những kỉ niệm đẹp trong tình yêu, chàng trai cùng với người yêu đã
được sống những phút giây êm đềm nhưng giờ đây lại chia xa. Còn chủ thể trữ
tình ở đoạn thơ của Nguyễn Bính lại sống trong mối tình đơn phương, chàng trai
yêu nhưng không mạnh mẽ bày tỏ tình cảm, yêu nhưng chưa một lần được đắm
mình trong những phút giây mặn nồng của lứa đôi.
+ Nội dung trữ tình: Trong đoạn thơ của Xuân Diệu, nỗi nhớ hoà cùng nỗi
buồn và niềm bâng khuâng nuối tiếc vì những kỉ niệm tình yêu đã trôi về miền
quá vãng. Trong đoạn thơ của Nguyễn Bính, nỗi nhớ lại kèm theo sự hờn trách vì
“cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”.
+ Sắc thái của nỗi nhớ: Nỗi nhớ của chủ thể trữ tình trong thơ Xuân Diệu
được bộc lộ một cách táo bạo, mạnh mẽ. Còn nỗi nhớ của chủ thể trữ tình trong
thơ Nguyễn Bính tuy cũng da diết nhưng cách thể hiện lại có phần dè dặt hơn,

chàng chọn cách nói “vòng vo”, “bắc cầu” để giãi tỏ lòng mình. Ở đoạn thơ của
Xuân Diệu, người đọc hình dung ra hình ảnh một chàng trai mang cảm quan tình
yêu hiện đại do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, còn ở đoạn thơ của Nguyễn
Bính, đó là một chàng trai vẫn còn nhiều nét e dè do quan niệm tình yêu thôn quê
truyền thống.
- Về nghệ thuật:
17
+ Thể thơ: Xuân Diệu chọn một thể thơ hiện đại (thể thơ tám chữ, có xen
vào câu thơ chín chữ) còn Nguyễn Bính tìm về với thể lục bát truyền thống của
dân tộc.
+ Cách diễn đạt: Xuân Diệu tổ chức câu thơ một cách hiện đại (sử dụng
các dấu chấm ở giữa câu thơ, phối trộn đan xen nhiều kiểu câu, tổ chức ngắt nhịp,
tổ chức thanh điệu, vần điệu rất phóng túng). Nguyễn Bính lại sử dụng những
cách diễn đạt mang đậm hơi thở văn hoá và văn học dân gian (sử dụng thành ngữ
chín nhớ mười mong, cách nói của người quê thôn Đoài, thôn Đông, giời).
3. Lý giải:
- Hai đoạn thơ viết về hai hoàn cảnh trữ tình khác nhau nên đương nhiên,
các nội dung cảm xúc, sắc thái cảm xúc phải có những điểm khác nhau.
- Hai đoạn thơ là những sinh mệnh nghệ thuật được tạo nên từ cá tính
sáng tạo độc đáo của hai thi nhân. Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà
thơ mới” với lối viết hiện đại, chịu ảnh hưởng nhiều từ thi ca phương Tây, còn
Nguyễn Bính là nhà thơ mang đậm chất “chân quê”, thơ ông thường tìm về với
suối nguồn văn hoá, văn học dân gian.
Đề 2: Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng nhân đạo trong các đoạn trích:
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm - nguyên tác của
Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm), Nỗi sầu oán của người
cung nữ (trích Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều), Trao duyên (trích Truyện
Kiều của Nguyễn Du).
Gợi ý: Cần đảm bảo được các ý sau đây:
1. Giải thích được khái niệm tư tưởng nhân đạo.

- Hiểu theo nghĩa chiết tự, nhân đạo là đạo đức yêu thương con người. Tư
tưởng nhân đạo luôn coi con người là trung tâm của đời sống; trân trọng, ngợi ca
những vẻ đẹp và giá trị người; cảm thương với nỗi bất hạnh, thống khổ của con
người; đồng tình với những khát vọng sống chính đáng của con người; lên án các
thế lực, các đối tượng cướp đoạt quyền sống, chà đạp hạnh phúc của con người.
Tư tưởng nhân đạo là một phương diện quan trọng của nội dung tác phẩm văn
18
học, là một trong những yếu tố tạo cho tác phẩm sức sống trường tồn trước sự
băng hoại của dòng chảy thời gian.
2. Phân tích, đối sánh tư tưởng nhân đạo trong ba đoạn trích.
a. Điểm tương đồng:
- Cả ba đoạn trích đều thể hiện niềm cảm thương của người cầm bút đối
với bi kịch của người phụ nữ.
- Trong sự thấu hiểu, cảm thông với nỗi bất hạnh của con người, các tác
giả (cũng như dịch giả) đều cho thấy ngòi bút bậc thầy trong nghệ thuật phân tích
và diễn tả tâm lý, khả năng đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để miêu tả
những trạng thái cảm xúc phức tạp.
- Tác giả của cả ba đoạn trích (cũng như ba tác phẩm) đều là những đấng
mày râu, họ đã vượt qua tư tưởng trọng nam khinh nữ để thể hiện tư tưởng nhân
đạo cao đẹp, tiến bộ.
b. Điểm khác biệt:
- Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hướng niềm đồng cảm
tới thiếu phụ có chồng ra chiến trận - nạn nhân của chiến tranh phong kiến phi
nghĩa. Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ thể hiện nỗi xót thương của tác
giả dành cho người phụ nữ bị chôn vùi tuổi xuân, bị bỏ rơi phũ phàng. Đoạn trích
Trao duyên thấm đượm nỗi xót xa của người cầm bút với bi kịch tình yêu đau
đớn của Thuý Kiều, nàng buộc phải trao cho người khác thứ vô giá mà lẽ ra
người ta không bao giờ trao.
- So với đoạn trích Trao duyên, hai đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người
chinh phụ, Nỗi sầu oán của người cung nữ có nét riêng là thể hiện sự đồng tình

của các tác giả đối với niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của các nhân vật. Người
chinh phụ và người cung nữ đều cô đơn, sầu khổ trong niềm khát khao yêu
thương không được thoả nguyện; đoạn trích Trao duyên có nét riêng là trân trọng
phẩm chất của con người: Thuý Kiều thể hiện lòng vị tha, đức hi sinh cao cả khi
trao duyên cho em.
- So riêng hai đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ và Nỗi sầu oán
của người cung nữ với nhau, ta lại thấy sự khác biệt: đoạn trích Nỗi sầu oán của
người cung nữ thể hiện một tư tưởng nhân đạo quyết liệt hơn, táo bạo hơn, tác giả
19
để cho người cung nữ phản kháng mạnh mẽ, gọi vua là kẻ “giết” người (Giết
nhau bằng cái u sầu độc chưa) và muốn “nổi loạn” (Bực mình muốn đạp tiêu
phòng mà ra).
3. Lý giải:
- Sự khác nhau trong nội dung, sắc thái của tư tưởng nhân đạo ở ba đoạn
trích là do sự khác nhau trong đối tượng mà các tác giả hướng tới cũng như sự
khác biệt trong quan niệm cá nhân của từng tác giả.
Đề 3: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn
nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong
kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”
(Vợ nhặt - Kim Lân)
“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn
vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ
xuống những dòng nước mắt”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Anh, chị cảm nhận như thế nào về chi tiết “dòng nước mắt” trong những
câu văn trên.
Gợi ý: Cần đảm bảo được các ý sau:
1. Điểm tương đồng:
- Về nội dung:
+ Đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh

nghèo đói và khốn khổ.
+ Đều là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình người trào ra
từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
+ Đều góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: tấm lòng thương
cảm đối với bi kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của
tác giả.
- Về nghệ thuật: Đều cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sâu
sắc của hai nhà văn.
2. Điểm khác biệt:
20
- Về nội dung: Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ gắn với tình huống anh
cu Tràng “nhặt” được vợ; bà cụ cảm thấy ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con
mình và cũng xót tủi cho chính thân phận mình: Tràng có vợ vào lúc cái đói, cái
chết đang ráo riết truy đuổi con người. Còn dòng nước mắt của người đàn bà
hàng chài trào ra sau sự việc thằng Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh
éo le, ngang trái của gia đình bà đã diễn ra trước mắt nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng;
người phụ nữ vùng biển này thấy đau đớn, nhục nhã vì không thể giấu được bi
kịch gia đình.
- Về nghệ thuật thể hiện: Để khắc họa chi tiết dòng nước mắt, Kim Lân sử
dụng hình thức diễn đạt trực tiếp, giản dị, Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn đạt
ví von, hình ảnh.
IV. KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ý tưởng của sáng kiến kinh nghiệm này đã manh nha từ lâu và đã được tôi
thực hiện trong quá trình dạy đội tuyển học sinh giỏi quốc gia các khoá, đặc biệt
là trong năm học 2012-2013. Tôi đã cung cấp cho các em văn bản chuyên đề này
để các em tự nghiên cứu, nghiền ngẫm và trao đổi với tôi những điều còn khúc
mắc. Theo cảm nhận của tôi, sau khi học sinh được trang bị những tri thức về
kiểu bài, phương pháp làm đối với từng dạng cụ thể, các em thấy tự tin hơn và
trong quá trình làm bài, hệ thống ý được triển khai chắc chắn sẽ sâu sắc, đầy đủ
và thuyết phục hơn so với khi chưa được tiếp cận với chuyên đề. Trong năm học

2012- 2013, đội tuyển thi quốc gia môn Văn của tỉnh Hưng Yên có 6 em đi thi thì
4 em đạt giải ba, góp phần vào thành tích chung của ngành giáo dục tỉnh nhà.
21
C. KẾT LUẬN
Kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh rất phong phú với những dạng
bài khác nhau, sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức và kỹ năng của học sinh là cần
thiết để có thể làm chủ được các tình huống đề bài khác nhau. Học sinh cần nắm
được một số dạng bài cơ bản cũng như những lưu ý về phương pháp làm bài.
Trên tất cả là sự năng động, sáng tạo của người viết để có thể ứng biến và hoá
giải được mọi thách thức của đề bài. Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm,
tôi đã cố gắng trình bày những vấn đề quan trọng đối với việc rèn luyện kỹ năng
cảm thụ văn học trong thế đối sánh cho học sinh giỏi. Với vốn hiểu biết còn ít ỏi
của người viết, sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn không tránh được những
hạn chế, thiếu sót. Tôi kính mong các đồng nghiệp sẻ chia, góp ý để chuyên đề
của tôi thêm hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn !
Trước khi kết thúc, tôi xin mạo muội đề xuất một vài ý kiến nhỏ có liên quan
đến đề tài :
- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, các đồng nghiệp nên tích cực ra
nhiều dạng đề so sánh khác nhau - tạo thành một ngân hàng đề về kiểu bài này ;
bên cạnh đó, nên khuyến khích các em mạnh dạn tự ra những đề văn đối sánh, đặt
ra những tình huống so sánh văn học khác nhau, chủ động trao đổi với giáo viên
về phương hướng giải quyết.
- Ngoài học sinh giỏi, sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể áp dụng với
những đối tượng học sinh thi đại học vì kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối
sánh là một kiểu bài đã xuất hiện khá thường xuyên trong kì thi Đại học – Cao
đẳng những năm gần đây.
22
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK, SGV Ngữ văn lớp 10, 11, 12 (bộ Chuẩn và bộ Nâng cao)
2. Lí luận văn học (3 tập), NXB Đại học sư phạm

3. Tài liệu trên Internet
23

×