Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

DOI MAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.08 KB, 21 trang )


Tiết 28-29-29a- Đọc văn
ĐÔI MẮT
(Nam Cao )


A/ Tác gỉa Nam Cao ( 1915-1951)

- Là một trong những nhà văn hiện
thực xuất sắc ở giai đoạn trước năm
1945 ( với hai đề tài người trí thức
nghèo và người nông dân nghèo).

- Sau năm 1945, Nam Cao là một nhà
văn chiến sĩ với nhiều đóng góp nhiệt
tình cho cuộc kháng chiến chống
Pháp của dân tộc. Đề tài chủ yếu
trong các sáng tác của Nam Cao giai
đọan này là đề tài về kháng chiến.

B/ Tác phẩm :
I.Xuất xứ- hoàn cảnh sáng tác :
-Truyện ngắn “Đôi mắt” trích trong “Ký ở
rừng” của Nam Cao .
-Tác phẩm được viết vào mùa xuân năm
1948 trong những ngày nghỉ Tết của Nam
Cao tại chiến khu Việt Bắc.
-
Đôi mắt” ra đời ở thời kỳ đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp
-


( Lúc này đa số các nhà văn cũ đã đi theo
cách mạng tham gia kháng chiến; nhưng
cũng còn một số nhà văn sống xa rời quần
chúng, chưa hoà nhập vào cuộc kháng
chiến của nhân dân)


II/ Cốt truyện và ý nghĩa nhan đề tác phẩm :

- Cốt truyện :

Hoàng và Độ là hai nhà văn sống ở Hà Nội
trước Cách mạng tháng Tám.Kháng chiến bùng
nổ, Hoàng tản cư về nông thôn nhưng vẫn giữ
lối sống trưởng giả và đặc biệt là hoàng nhìn
người nông dân nơi mình tản cư bằng một cái
nhìn phiến diện- chủ quan.

Trong khi đó, Độ lại tham gia cách mạng, sống
gần gũi với nhân dân và nhiệt tình tham gia
kháng chiến.Anh đến định rủ Hoàng tham gia
kháng chiến,nhưng thấy hoàng vẫn có cách
nhìn lệch lạc khó thay đổi…Độ thấy thất vọng
và âm thầm từ bỏ ý định của mình.


-Ý nghĩa nhan đề “Đôi mắt”:

-Truyện ban đầu có tên là “Tiên sư thằng Tào
Tháo”; sau đó tác giả đổi tên là “Đôi mắt”.


- “Đôi mắt” vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa
bóng : nghĩa đen là cơ quan thi giác để nhìn và
quan sát sự vật, sự việc; nghĩa bóng là khả năng
cảm nhận, nhận biết của trí tuệ, tâm hồn trước
cuộc sống.

-Từ nghĩa bóng ấy, Nam Cao đã đặt tên cho tác
phẩm là “Đôi mắt” với ý nghĩa : Đôi mắt là
cách nhìn đời và nhìn người của giới văn
nghệ sĩ với nhân dân và kháng chiến.

Đây là vấn đề chi phối quan điểm -lập trường
sáng tác của họ .

. III/ Phân tích :
1.Vấn đề cách nhìn của giới văn nghệ sĩ với nhân
dân và kháng chiến :
a. Nhân vật Hoàng : ( tiêu biểu cho lớp trí thức
chưa chuyển mình theo kháng chiến)
- Lai lịch và cung cách sinh hoạt :
+Là nhà văn từng có tên tuổi “ thuộc lớp đàn anh
trong văn giới”.
+Có cung cách sinh hoạt phong lưu : quen tiện
nghi, cách nói năng, đi đứng, ăn mặc kiểu cách.
+Ngoại hình mập mạp, phốp pháp.
+Có tài buôn chợ đen và có tật hay đá bạn

Là một trí thức có trình độ, có tài nhưng trưởng
giả.


-
- Cách nhìn của Hoàng :
-
*Với người nông dân, Hoàng thấy họ:
-
+ là những người tàn nhẫn, thiếu tình
người .
-
+ là những người tò mò, tọc mạch.
-
+ Vừa ngố vừa nhặng xị…


Thái độ của Hoàng khi nói về người
nông dân :Chê bai, khinh bỉ, giễu cợt.
-
=> Cách nhìn thiếu thiện cảm, phiến diện,
một chiều ( chỉ thấy hiện tượng đáng cười
mà không thấy tinh thần và ý nghĩa tốt đẹp
qua việc làm của họ )


*Với cuộc kháng chiến của dân tộc :

- Anh ta tỏ ra coi thường những cán bộ kháng
chiến xuất thân từ tầng lớp nghèo.

- Giễu cợt cuộc kháng chiến của dân tộc.


- Thiếu niềm tin vào quần chúng (lực lượng chủ
yếu của cách mạng)

thiếu tin tưởng vào tương
lai của kháng chiến.

- Đề cao và tôn sùng lãnh tụ

đề cao chủ nghĩa
cá nhân.


Cái nhìn thiếu biện chứng, thiếu khoa học với
cách mạng của một trí thức “ trùm chăn”; “vẫn
giữ đôi mắt ấy….càng thêm chua chát và chán
nản”



=>Tóm lại, Cách nhìn của Hoàng về người
nông dân và về cuộc kháng chiến chống Pháp
của dân tộc, là cách nhìn của một trí thức
nhạy cảm , sắc bén trước hiện thực.
Nhưng qua cách nhìn ấy, ta thấy đáng tiếc
cho Hoàng : là anh đã thiếu mất một tấm lòng,
thiếu một niềm tin vào nhân dân, vào Đảng và
vào cuộc sống.
- Từ đó, Hoàng đã trở thành người đứng
ngoài cuộc, dửng dưng trước trước số phận
của nhân dân và đất nước; đi ngược lại dòng

chảy của cuộc kháng chiến toàn dân.


*Nghệ thuật xây dựng nhân vật Hoàng của Nam
Cao :

-Nam Cao đã khá thành công trong việc xây dựng
nhân vật Hoàng như một con người thật ở ngoài
đời :

+Hoàng hiện lên trong tác phẩm thật sinh động từ
hình dáng, điệu bộ, giọng nói, thái độ,tư tưởng…

+Ngôn ngữ của Hoàng sắc sảo để tự bộc lộ thái độ
yêu ghét của mình một cách thoải mái.

+Là một nhà văn rất sành điệu trong thú ăn chơi
tao nhã,có nhận xét về người nông dân sâu sắc,
hài hước, châm biếm nhưng phiến diện, một chiều
….


b.Nhân vật Độ (điển hình cho lớp nhà
văn đi theo kháng chiến ).

- Lai lịch và cung cách sinh hoạt :

+ Là nhà văn “mới tập tọng vào nghề”.

+ Sống hoà mình vào quần chúng nhân

dân; nhập cuộc với kháng chiến :

Anh “khoác cái ba lô lên vai, đi hết làng
nọ sang làng kia” để “làm một anh
tuyên truyền nhãi nhép” , để “nhận xét
nông thôn một cách kỹ càng hơn”


-Về cách nhìn của Độ :

* Cách nhìn về người nông dân :

+ Cũng như Hoàng : Độ thấy được những
hạn chế của họ ( phần đông dốt nát,nheo nhếch,
nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương).

+Nhưng khác Hoàng, Độ còn thấy được
những ưu điểm về cơ bản của người nông
dân ( nông dân mình làm cách mạng hăng hái
lắm)

+Phát hiện ra ý nghĩa mỗi hành động của
người nông dân chứ không dừng lại ở
những hiện tượng bên ngoài.


=> Cách nhìn của Độ về người nông dân là
cách nhìn toàn diện, khách quan của một
người cảm thông, biết trân trân trọng nhân
dân.


* Cách nhìn về cuộc kháng chiến:

-Tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc ( vì
tin vào sức mạnh và lòng yêu nước của nhân dân
- lực lượng nòng cốt của Cách mạng).

- Trân trọng những đóng góp cho kháng chiến
của những nhà văn - những trí thức đang chuyển
mình theo kháng chiến.

=> Cách nhìn biện chứng, khoa học của
một người có trách nhiệm với đất nước.


2.Vấn đề cách sống và thái độ sống:

-Cách sống của Hoàng nơi tản cư :

+ Vẫn sống tiện nghi ( nhà ba gian rộng rãi,nuôi
chó ngoại, ăn món ăn cầu kỳ; ngủ chăn bông
thoang thoảng nước hoa…).

+Thu mình, ích kỷ :Đóng cổng. Không quan hệ
với ai ngoài mấy trí thức cặn bã (đốc học…, tuần
phủ…).

+Bất hợp tác :Từ chối tham gia kháng chiến…



cách sống dư thừa, cách sống của một
người quen hưởng thụ >< nhân dân đói
khổ đang dốc toàn lực cho cuộc kháng
chiến khó khăn và gian khổ của dân tộc.


-Cách sống của Độ :

+ Dấn thân nhập cuộc vào cuộc
kháng chiến lớn của dân tộc.

+ Sẵn sàng chịu đựng gian khổ ,
cùng ăn, cùng ngủ cùng làm việc với
nhân dân.

=> Độ đã tìm được chỗ đứng trong
cuộc sống lớn của nhân dân, của dân
tộc; đóng góp sức mình cho đất
nước , cho nhân dân.


Tóm lại,

Cách nhìn – cách nghĩ – cách cảm về
người nông dân và cuộc kháng chiến của
dân tộc của Hoàng và Độ hoàn toàn đối
lập nhau.

-Thái độ của Nam Cao :


+ Nhà văn đã tỏ thái độ một cách nhẹ
nhàng – thâm thuý, sâu sắc khi phê phán
Hoàng.

+Với Độ, Nam Cao tỏ thái độ thiện cảm,
biểu dương và ca ngợi.


@/ Những đặc sắc về nghệ thuật xây dựng tác
phẩm :

1.Cốt truyện đơn giản, cách dẫn chuyện tự
nhiên nhưng lại đặt ra được những vấn đề sâu
sắc và cấp bách.

2.Nghệ thuật kể chuyện theo quan điểm của
nhân vật Độ, thuận theo suy tưởng, hồi ức,
liên tưởng tạo cho kết cấu tác phẩm liên hoạt,
tự nhiên nhưng vẫn chặt chẽ.

3.Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật tự
nhiên ,sắc nét và ấn tượng( nhân vật Hoàng) .




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×