Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

tuyen truyen ve toi pham buon ban nguoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.38 KB, 32 trang )


TỔNG QUAN LUẬT PHÁP
TỔNG QUAN LUẬT PHÁP
VỀ BUÔN BÁN NGƯỜI
VỀ BUÔN BÁN NGƯỜI
Tháng 5/2010
Tháng 5/2010

Vì sao cần nghiên cứu PLQT?

Buôn bán người trong nhiều trường hợp
là tội phạm mang tính xuyên quốc gia.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
khiến cho việc đi lại giữa các nước trở
nên dễ dàng. Do vậy, tội phạm dễ lợi
dụng để lẩn tránh sự trừng phạt của
công lý.

Việt Nam đã, đang ký kết và gia nhập
nhiều Điều ước quốc tế về bảo vệ
quyền của phụ nữ, trẻ em và phòng,
chống buôn bán người.

KHÁI NIỆM BUÔN BÁN NGƯỜI
a) :Buôn bán người” được hiểu là:
-
Việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa
chấp và nhận người.
-
Nhằm mục đích bóc lột.


-
Bằng cách đe doạ, sử dụng bạo lực hay các hình
thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng
quyền lực hoặc vị thế dễ bị thương tổn hay bằng
việc cho hoặc nhận tiền hay lợi nhuận để đạt
được sự đồng ý của một người kiểm soát đối với
những người khác.

KHÁI NIỆM
BUÔN BÁN NGƯỜI …

Bóc lột ở đây ít nhất là bao gồm:
-
Mai dâm hoặc các hành vi bóc lột tình dục
khác.
-
Các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng
bức, nô lệ hay những hình thức tương tự
nô lệ,khổ sai.
-
Hay lấy các bộ phận cơ thể.

KHÁI NIỆM
BUÔN BÁN NGƯỜI …
b) Việc một nạn nhân của việc buôn bán
người chấp nhận sự bóc lột cí chủ ý sẽ
không được tính đến.

KHÁI NIỆM
BUÔN BÁN NGƯỜI …

c) Việc buôn bán trẻ em sẽ bị coi là buôn
bán ngay cả khi việc này được thực
hiện không cần dùng đến bất kỳ một
cách thức này.
d) “Trẻ em” có nghĩa là bất kỳ người nào
dưới 18 tuổi.

BA YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH
TỘI PHẠM BUÔN BÁN NGƯỜI

Hành vi

Phương thức

Mục đích

HÀNH VI
1. Tuyển mộ
2. Vận chuyển
3. Chuyển giao
4. Chứa chấp (che dấu)
5. Tiếp nhận

PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN
1. Đe doạ, sử dụng bạo lực;
2. Ép buộc, bắt cóc;
3. Lừa gạt, man trá;
4. Lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị
thương tổn (điểm yếu của nan nhân);
5. Cho, nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự

đồng ý của một người đang kiểm soát một
người khác.

MỤC ĐÍCH
BÓC LỘT NẠN NHÂN
1. Bóc lột mại dâm hoặc các hành vi
bóc lột tình dục khác;
2. Các hình thức lao động hay dịch vụ
cưỡng bức, nô lệ hay những hình
thức tương tự nô lệ;
3. Lao động khổ sai;
4. Lấy các bộ phận cơ thể;
5. Các hình thức bóc lột khác.

TRƯỜNG HỢP NẠN NHÂN
BỊ BUÔN BÁN LÀ TRẺ EM
-
Trẻ em là người có độ tuổi dưới 18
tuổi;
-
Các yếu tố cấu thành bao gồm: hành vi
và mục đích bóc lột;
-
Yếu tố phương thức và thủ đoạn phạm
tôi không cần tính đến.

hành vi
1. Tuyển mộ.
2. Vận chuyển.
3. Chuyển giao.

4. Chứa chấp (che
giấu).
5. Tiếp nhận.
Phương thức
1. Đe doa sử dụng.
bạo lực.
2. Ép buộc, bắt cóc.
3. Lừa gạt, man trá.
4. Lạm dụng quyền
lực hoặc vị thế dễ
bị thương tổn.
5. Cho, nhận tiền
hoặc lợi ít để đạt
được sự đồng ý
của một người
đang kiểm soát
một người khác.
Mục đích bóc lột
1. Bóc lột mại dâm
hoặc các hành vi
bóc lột tình dục
khác.
2. Các hình thức lao
động hay dịch vụ
cưỡng bức, nô lệ
hay những hình
thức tương tự nô
lệ.
3. Lao động khổ
sai.

4. Lấy bộ phận cơ
thể.
5. Các hình thức
bóc lột khác.

QUÁ TRÌNH MUA BÁN NGƯỜI
VÀ CÁC HÀNH VI CÓ LIÊN QUAN
Tạo điều kiện
cho việc cư trú
trái phép
Tham gia vào
nhóm tội phạm
có tổ chức

Tham nhũng

Tuyển
mộ (bắt
cóc,
cưỡng
ép, lừa
gạt, dụ
dỗ…)
Vận
chuyển,
chuyển
giao,
chứa
chấp,
tiếp nhận

Bóc lột
nạn
nhận





Tẩy rửa
tài
sản






Cản trở công lý


Giả mạo giấy tờ

Tổ chức mại
dâm, cưỡng bức
lao động

Nêu vụ việc ở TP về buôn bán người

ĐƯA NGƯỜI
DI CƯ TRÁI PHÉP


“Đưa người di cư trái phép” là việc giao
dịch để đạt được trực tiếp hoặc gián tiếp lợi
ích về tài chính hoặc lợi ích vật chất khác
từ việc một người nhập cảnh tar1i phép vào
một quốc gia mà người này không phải là
công dân của quốc gia đó hoặc thường trú
tại quốc gia đó.

Nhập cảnh trái phép có nghĩa là vượt biên
giới mà không tuân thủ các yêu cầu cần thiết
đối với việc nhập cảnh hợp pháp vào quốc
gia tiếp nhận.

Những điểm giống nhau giữa
“buôn bán người”
và “đưa người di cư trái phép”

Có hành vi vận chuyển, chuyển giao,
đưa một người vượt qua biên giới
quốc gia một cách trái phép.

Mục đích hướng tới đều là thu lợi
nhuận.

Thông thường được thực hiện bởi các
nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia thực hiện

BA YẾU TỐ CƠ BẢN PHÂN BIỆT

GIỮA BUÔN BÁN NGƯỜI
VÀ ĐƯA NGƯỜI DI CƯ TRÁI PHÉP

Có hay không có sự đồng tình: “đưa
người di cư trái phép” có sự đồng ý của
người di cư với việc đưa lậu người.
Trong khi đó, các nạn nhân của việc “buôn
bán người” không có sự đồng ý hoặc nếu
ban đầu họ đồng ý, thì sự đồng ý này là vô
nghĩa vì nó đạt được bằng sự cưỡng ép, lừa
gạt, dụ dỗ hoặc các hành động lạm dụng
khác.

BA YẾU TỐ CƠ BẢN PHÂN BIỆT …

Yếu tố “bóc lột”: “đưa người di cư trái phép” kết
thúc bằng việc người nhập cư đến đước địa điểm
thoả thuận, tiếp đó người này đi đâu, làm gì tuỳ ý
(thu lợi nhuận từ dịch vụ đưa người trái phép qua
biên giới); Trong khi đó, “buôn bán người”
không chỉ dừng lại ở việc đưa, nhận, chuyển giao
người mà được tiếp tục với sự bóc lột nạn nhân
để tạo ra những nguồn lợi nhuận bất hợp pháp.

BA YẾU TỐ CƠ BẢN PHÂN BIỆT …

Tính chất xuyên quốc gia: “đưa
người di cư trái phép” luôn là hoạt
động xuyên biên giới quốc gia, trong
khi đó “buôn bán người” có thể diễn ra

không phụ thuộc vào việc các nạn
nhân có bị đưa đi một nước khác hay
không hoặc chỉ là đưa từ nơi này sang
nơi khác ở trên cùng một quốc gia.

ĐỊNH NGHĨA
BUÔN BÁN NGƯỜI
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Điều 119 – Tội mua bán phụ nữ:
1. Mua bán phụ nữ …
2. Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;
-
Có tổ chức
-
Có tính chất chuyên nghiệp
-
Để đưa ra nước ngoài
-
Mua bán nhiều người
-
Mua bán nhiều lần


Điều 120 – Tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em:
1. Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em


2. Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân:
-
Có tổ chức;
-
Có tính chất chuyên nghiệp;
-
Vì động cơ đê hèn;
-
Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em;
-
Để đưa ra nước ngoài;
-
Để sử dụng vào mục đích vô hân đạo;
-
Tái phạm nguy hiểm
-
Gây hậu quả nghiêm trọng

QUYẾT ĐỊNH 17/2007/QĐ-TTG
ngày 29/01/2007

Nạn nhân được hiểu là: “phụ nữ, trẻ em bị
một người hay một nhóm người sử dụng vũ
lực, đe doạ sử dụng vũ lực hay những hình
thức ép buộc khác, bắt cóc, lừa gạt, lạm
dụng quyền lục hay địa vị, tình trạng dễ bị
tổn thương để mua bán (giao nhận tiền hoặc
nhận một lợi ích vật chất khác) đưa ra nước
ngoài nhằm mục đích bóc lột (cưỡng bức

bán dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục
khác, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô
lệ hoặc làm việc như tình trạng nô lệ hoặc
lấy đi các bộ phận cơ thể)”.

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM
MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Về hành vi: chuyển giao phụ nữ, trẻ
em

Mục đích: trục lợi (tiền, lợi ích vật chất
khác)

Đối tượng bị buôn bán: phụ nữ và trẻ
em

Trẻ em là những người có độ tuổi dưới
16 tuổi

Hệ thống pháp luật Việt Nam
về phòng chống buôn bán
phụ nữ, trẻ em

×