Tải bản đầy đủ (.ppt) (81 trang)

Bai giảng tư tưởng Hồ chí minh về xây dựng đảng trong sạch vững mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.25 KB, 81 trang )

TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA THẬT SỰ
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH,
“ LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH ”


Trong bài nói tại lễ kỉ niệm 30 năm ngày
thành lập Đảng ( 03/02/1960 ), phần cuối bài,
Bác đã nói đoạn thơ :
“ Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao
nhiêu tình.
Đảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hịa bình ấm no.
Cơng ơn Đảng thật là to,
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho
lịch sử bằng vàng ”.



Chuyên đề này có 04 nội dung quan trọng:
I. Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA THẬT SỰ
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO
ĐỨC, LÀ VĂN MINH”.
II. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH,
VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN


MINH”.


III. TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH,
VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN
MINH”.
IV. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA THẬT SỰ
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO
ĐỨC, LÀ VĂN MINH” TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY.


I. Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM
THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
DỰNG ĐẢNG TA THẬT SỰ
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH,
“LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH”.


Ở phần I này lưu ý 3 nội dung:
1. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và
tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
-Trong cuộc đấu tranh ĐLDT đầu thế kỉ XX, sức
mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam chỉ phát

huy cao độ khi được tập hợp, đoàn kết dưới sự
lãnh đạo của Đảng CSVN. Sự lãnh đạo đúng
đắn của ĐCSVN là nhân tố quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.


-Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập,
lãnh đạo và rèn luyện ĐCSVN. Sự nghiệp
cách mạng của Người luôn ln gắn bó
chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của
Đảng, với vận mệnh của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân
tộc Việt Nam.


-Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong
80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng
CSVN gắn liền với công tác xây dựng
Đảng, trước hết từ sự kiên định nền tảng
tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và những nguyên lí xây
dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh; từ
cơng tác XDĐ trong sạch, vững mạnh,
thực sự “là đạo đức, là văn minh”, xứng
đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung
thành của nhân dân.


2. Quán triệt tầm quan trọng, ý nghĩa chiến
lược cơ bản, lâu dài và thực tiễn trước mắt

của công tác xây dựng Đảng.
-Xây dựng Đảng luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sự nghiệp
đấu tranh giành và bảo vệ nền ĐLDT trước đây,
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo
đường lối đổi mới ngày nay ln ln địi hỏi
Đảng phải trong sạch, vững mạnh, có tầm cao trí
tuệ, sức chiến đấu, đủ năng lực lãnh đạo, đáp
ứng tốt yêu cầu của mỗi giai đoạn cách mạng.


-Trong cuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB,
giữa cách mạng và phản cách mạng, vấn đề
trọng tâm, lĩnh vực diễn ra gay gắt, quyết liệt
nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và
công tác xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng ta
trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa quyết định
đến việc bảo vệ chế độ chính trị, con đường
phát triển của đất nước lên CNXH với mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”.


-Tư tưởng XDĐ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý
nghĩa soi đường cho Đảng ta xây dựng và
trưởng thành. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng hiện nay có ý
nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần
xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững
mạnh, qua đó làm tăng thêm niềm tin của nhân

dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường
phát triển của đất nước.


3. Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XI
của Đảng là sinh hoạt chính trị tồn
diện, rộng lớn và sâu sắc. Việc học tập tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững
mạnh là dịp để các tổ chức Đảng và toàn
thể cán bộ, đảng viên ôn lại và nâng cao
nhận thức lí luận về xây dựng Đảng,


nhìn lại cơng tác xây dựng Đảng trong
nhiệm kì vừa qua, đánh giá đúng những
thành tựu, ưu điểm cũng như những
khuyết điểm, hạn chế, nâng cao hơn nữa
tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, đẩy
mạnh công tác xây dựng Đảng, góp phần
tích cực vào thành cơng của Đại hội Đảng
các cấp và Đại hội XI của Đảng.


II. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TS,VM,
“LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH”

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài
nói, bài viết về cơng tác xây dựng

Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng rất phong phú, trong đó
tập trung vào 05 điểm chủ yếu sau :


1. Cách mạng cần có Đảng. “Đảng muốn
vững phải lấy chủ nghĩa làm cốt”
-Cách mạng Việt Nam “trước hết phải có
Đảng cách mệnh”(1). “Đảng muốn vững
thì phải có chủ nghĩa làm cốt”(2). “Chủ
nghĩa” mà Người đề cập ở đây là chủ
nghĩa Mác – Lênin.
-Học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác –
Lênin như sau :


Một là, hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là hiểu
bản chất của các vấn đề; hiểu đúng để
hành động đúng.
Hai là, phải vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin cho phù hợp với
từng lúc và từng nơi, từng lĩnh vực.


-Ba là, thường xuyên tổng kết thực tiễn cách
mạng, rút ra những bài học kinh nghiệm cho
mình và bổ sung, làm phong phú thêm kho
tàng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
-Bốn là, đấu tranh chống những luận điểm xuyên
tạc, xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ sự

trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
-Năm là, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin
để xây dựng khối đồn kết trong phong trào
cộng sản quốc tế, “có lí, có tình”(3).


2. Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng

Vận dụng và phát triển những nguyên tắc
tổ chức và sinh hoạt Đảng vô sản kiểu
mới do V.I Lênin đề ra. Hồ Chí Minh
nêu 05 nguyên tắc chủ yếu là :
2.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ :
-Phải nhận thức rõ đây là nguyên tắc cơ
bản, quan trọng nhất trong tổ chức và
sinh hoạt Đảng.


-Tập trung và dân chủ luôn luôn đi đôi với nhau.
Tập trung trên nền tảng phát huy dân chủ thật
sự trong Đảng. Dân chủ là cơ sở của tập trung,
dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.
-Nội dung cơ bản của tập trung là : Thiểu số phải
phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên,
toàn Đảng phục tùng Trung ương, tất cả mọi
đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Nghị
quyết của tổ chức Đảng.



-Nội dung cơ bản của dân chủ là : Phải mở
rộng và thực hành dân chủ trong Đảng,
làm cơ sở mở rộng, phát huy dân chủ
ngồi xã hội.
-Đề phịng và chống các biểu hiện độc
đoán, chuyên quyền, hách dịch, chụp mũ,
trù dập ý kiến của người khác; đồng thời
cũng cần đề phòng và chống những biểu
hiện của dân chủ “quá trớn”.


2.2. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách :
-Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách có
quan hệ khăng khít với nhau, là hai vế
làm thành một chỉnh thể thống nhất trong
nguyên tắc sinh hoạt Đảng.
-Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và
kinh nghiệm của nhiều người.


-Cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách
nhiệm thực hiện, nâng cao tinh thần và ý
thức trách nhiệm của mỗi cá nhân.
-Chống thói dựa dẫm tập thể, khơng dám làm,
khơng dám chịu trách nhiệm; đồng thời
chống độc đốn, cá nhân, coi thường tập
thể.
-Việc thực hiện nguyên tắc này càng quan
trọng trong điều kiện Đảng cầm quyền,

nhiều đảng viên có chức, có quyền.


2.3. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển
của Đảng:
-Mục đích của tự phê bình và phê bình là: Làm
cho phần tốt trong mỗi con người nẩy nở như
hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi; làm
cho các tổ chức Đảng luôn luôn trong sạch,
vững mạnh; để tăng cường đoàn kết, thống
nhất trong nội bộ Đảng; để các tổ chức Đảng
và đảng viên ln ln hồn thiện mình, phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc và nhân dân
giao cho.


-Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành
thường xuyên, như người ta rửa mặt hằng
ngày.
-Tự phê bình phải thành khẩn. Thành khẩn,
thành tâm, không “giấu bệnh sợ thuốc” sẽ giúp
cho việc tự phê bình có kết quả tốt.
-Phê bình phải trung thực, “khơng đặt điều”,
“khơng thêm bớt”.


×