Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Bài 28. Thực hành tập tính sâu bọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 19 trang )


Côn trùng hay sâu bọ là những động vật không xương sống, là lớp lớn nhất
trên Trái Đất và cũng là lớp phân bố rộng rải nhất trong số các đại diện của
ngành Chân khớp. Côn trùng là nhóm đa dạng nhất trên Trái Đất với hơn
900000 loài nhiều hơn khoảng 3 lần tất cả các động vật khác cộng lại. Côn
trùng có thể tìm thấy ở gần như tất cả các môi trường sống trên Trái Đất,
mặc dù chỉ có một số lượng nhỏ các loài có thể thích nghi được với đời
sống ở đại dương, nơi mà giáp xác là nhóm chiếm ưu thế. Vậy làm như thế
nào chúng ta có thể biết những tập tính của các loài sâu bọ. Qua bài này các
bạn có thể biết được về những tập tính, giác quan, thần kinh của lớp sâu bọ.


Bài 28:
I. Yêu cầu
II. Chuẩn bị
III. Nội dung
1/ Về giác quan
2/ Về thần kinh
3/ Về tập tính
IV. Thu hoạch


I. Yêu cầu
-
Thông qua băng hình, quan sát, theo dõi một số tập tính của sâu bọ
thường thể hiện: trong tìm kiếm, cất giữ thức ăn, trong sinh sản và trong
quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.
-
Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ dể sau khi xem, nội dung ấy
còn lưu lại trong vở ghi. Với một số đoạn lí thú hay khó hiểu có thể trao
đổi ở nhóm hay nhờ giáo viên giảng lại.


-
Sau mỗi tập tính quan trọng, cần ghi rõ nhận xét xem tập tính đó đạt
được bao nhiêu nội dung trong các đặc điểm của tập tính.
II. Chuẩn bị
-
Cần đọc kĩ các bài về sâu bọ, ôn tập từ chương Chân khớp
-
Đem theo các sách viết về những tập tính của động vật nói chung, sâu bọ nói
riêng và các bài báo, ảnh tư liệu… có liên quan.
-
Vở ghi chép


III. Nội dung
Một số loài sâu bọ:
- Châu chấu:


- Ong:


- Bọ:


- Bướm


- Ve:



- Ruồi và muỗi:


1/ Về giác quan
Một trong những lí do giúp côn trùng không ngừng tồn tại, tiến hóa và phát triển
trong suốt hàng trăm triệu năm qua, thích ứng với mọi môi trường sống trên cạn
chính là một hệ thống giác quan cực kì nhanh nhạy và chính xác mà tạo hóa trang bị
cho chúng, được sử dụng trong mọi hoạt động di chuyển, tìm kiếm thức ăn, trốn tránh
kẻ thù và sinh sản.
Ví dụ: Đây là một số loài tiêu biểu
Kiến có thị giác
kém hơn, thích
ứng với đời sống
dưới lòng đất tối
tăm, không bay
lượn, giao tiếp
bằng các mùi hóa
học.
Chuồn chuồn
ngô với một cái
đầu toàn
mắt.
Con ngài này
có ăngten hình
lông vũ. Ngài
đực dùng
ăngten để tìm
kiếm bạn tình.
Chuồn chuồn
thuộc bộ Odonata

có đôi mắt kép
gồm hàng chục
ngàn thấu kính bao
phủ khắp đầu, giúp
chúng có tầm nhìn
rộng để phát hiện
con mồi và địch
thủ.


Thị giác của côn trùng thuộc hàng tốt nhất trong thế giới động vật. Và chúng lại có tới
hai loại mắt: mắt kép và mắt đơn. Mỗi mắt kép của côn trùng được tạo nên bởi hàng trăm, hàng
nghìn thấu kính nhỏ (là một tế bào thị giác) có kích thước hiển vi, mỗi thấu kính lại tiếp nhận
một hình ảnh giống hệt nhau, điều đó có nghĩa là nếu bạn đứng trước một con ruồi, thì trong mắt
nó, hình ảnh của khuôn mặt bạn sẽ được nhân lên hàng nghìn lần để hiển thị trên cũng ngần ấy
thấu kính tí hon. Trong khi đó, mỗi mắt đơn chỉ được cấu tạo bởi một thấu kính như vậy, và chỉ
có tác dụng cảm nhận sáng tối mà thôi.
Một số côn trùng có cả mắt đơn và mắt kép, trong khi những côn trùng khác chỉ có mắt
đơn. Đặc biệt, mắt của côn trùng không chỉ nằm trên đầu. Các nhà khoa học đã thử bịt kín đầu
của một con côn trùng, nhưng nó vẫn cảm nhận được vùng có ánh sáng nhờ những tế bào thị giác
nằm rải rác trên cơ thể.
Không phải côn trùng nào cũng có thị giác tốt như nhau: Những côn trùng có lối sống
săn mồi và ham thích bay lượn vào ban ngày như chuồn chuồn, ruồi, bọ ngựa, ong, bướm và bọ
cánh cứng thường có thị giác rất tốt, bằng chứng là đôi mắt của chúng gần như bao trùm một nửa
hay toàn bộ cái đầu. Những côn trùng khác ưa tối và hoạt động vào ban đêm (như gián), có cuộc
sống chật chội dưới những hào sâu trong lòng đất (như kiến và mối thì có thị giác kém hơn rất
nhiều). Bù lại, con gián có đôi ăngten dài có vai trò xúc giác (chạm vào các vật thể xung quanh
như chiếc gậy dò đường của người mù), vai trò khứu giác giúp chúng tìm ra chiếc bánh ngọt của
bạn và có những lông xúc giác cực nhạy nhô ra từ đằng sau bụng có thể cảm nhận mọi rung động
nhỏ nhất của không khí và mặt đất xung quanh giúp chúng biến mất ngay khi con người xuất

hiện trong bếp. Mối là hậu duệ tiến hóa của gián, phần lớn chúng đều mù, và một số loài kiến, kẻ
thù truyền kiếp của chúng cũng vậy. Nhưng chúng có hệ thống khứu giác hết sức ưu việt và một
tập thể trinh sản được tổ chức một cách thông minh, giúp cả tập đoàn kiến thống nhất như một cơ
thể trong mọi hoạt động sống thường ngày.
Sâu bọ có 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, thị giác, vị giác, thính giác


2/ Về thần kinh
Não sâu bọ phát triển, có 3 phần: Não trước, não giữa và não sau. Ở não trước của sâu
bọ sống thành xã hội có thể nấm phát triển. Đây là cơ sở thần kinh của tập tính và hoạt
động bản năng của chúng.
Sơ đồ chi tiết của côn trùng. Trong đó có các bộ phận của hệ thần kinh
A- Đầu B- Ngực C- Bụng
1. râu
2. mắt đơn dưới
3. mắt đơn trên
4. mắt kép
5. não bộ
6. ngực trước
7. động mạch lưng
8. các ống khí
9. ngực giữa
10. ngực sau
11. cánh trước
12. cánh sau
13. ruột giữa (dạ dày)
14. tim
15. buồng trứng
16. ruột sau


17. hậu môn
18. âm đạo
19. chuỗi hạch thần kinh bụng
20. ống Malpighian
21. gối
22. vuốt
23. cổ chân
24. ống chân
25. xương đùi
26. đốt chuyển
27. ruột trước
28. hạch thần kinh ngực
29. khớp háng
30. tuyến nước bọt
31. hạch thần kinh dưới hầu
32. các phần phụ miệng


3/ Về tập tính
Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường hợp,
các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều.
Ong(
o
o
ng
ng là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến Ong sống theo đàn,
mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non, và có sự phân công công việc rõ rõ ràng.
Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật
ong, sáp sữa ong chúa…Tương tự như loài kiến và mối, tổ ong có ong chúa chuyên đẻ
trứng, ấu trùng do trứng nở ra được nuôi bởi ong thợ ,những ấu trùng này sẽ lớn lên thành

ong non và cuối cùng, trong đàn ong còn có ong đực, có số lượng rất ít trong tổ, chúng
chết đi sau khi giao phối với kiến chúa.) có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím (Tia
cực tím hay tia tử ngoại, tia UV là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy.
Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần và tử ngoại xa hay tử ngoại chân không)
để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để "dẫn đường" cho ong.
Ví dụ 1:
Ong đang hút phấn hoa



Bướm đực có cái "mũi chuyên hóa" là đôi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có
chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có dạng lông vũ hoặc không có
đầu mút tròn) có thể ngửi thấy phoremon của bướm cái từ khoảng cách vài km.

Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay ong, chúng sống cùng nhau trong
một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối
giống nhau về bộ gen (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như
một "siêu cơ thể". Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái
duy nhất có khả năng sinh sản (và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là
mẹ của mọi con côn trùng khác trong thị tộc, bao gồm những con thợ là những
con cái không có khả năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ, từ kiếm
thức ăn, vệ sinh tổ và vệ sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng Con chúa điều
khiển lũ con của mình bằng pheromon, và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng
lại cho ra đời một lứa con chúa là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những
con này sẽ bay đi để tạo nên một thị tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào
nhà bạn chính là hình ảnh minh họa rõ nét của chúng. Còn những con thợ thì
được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt. Còn những con đực chỉ đóng vai
trò sinh sản.

Một tập tính quan trọng của côn trùng là một vài loài và ở một số giai đoạn

biến thái chúng có thời kỳ ngủ đông và thời kỳ đình dục
Ví dụ 2:
Đây là bướm Viceroy,
trông giống bướm Monarch


Ngụy trang và tự vệ của lớp sâu bọ.
Bốn trăm triệu năm tồn tại trên trái đất cũng là bốn trăm nghìn năm côn trùng liên
tục đấu tranh sinh tồn để đạt được ngôi vị thống lĩnh về số lượng trong giới động
vật như ngày nay. Khi mà tác động của môi trường ngày càng thu nhỏ kích thước
của côn trùng trong quá trình tiến hoá thì mỗi động vật yếu ớt và bé nhỏ ấy phải tự
trang bị cho mình một thứ vũ khí bí mật để tồn tại trước các loài săn mồi, tạo nên
một thế giới sinh vật vô cùng phong phú về các phương pháp lẩn trốn và ngụy
trang.
Ngụy trang: Bằng màu sắc và hình dáng của cơ thể, chúng thường ngụy trang
thành các vật thể của môi trường sống. Ví dụ: Cành cây, lá khô,
Giả trang: Côn trùng thường giả trang thành các con có độc để đe dọa đối phương.
Một vẻ ngoài xấu xí
nhưng rất khó phát
hiện
Chú châu chấu với màu áo của bùn
và địa y bám chặt trên mỏm đá đồi
Một chiếc lá khô hoàn hảo


Hình thái và sự phát triển của chúng
Kích thước côn trùng dao động khoảng từ trên dưới 1 mm tới khoảng 180 mm về chiều dài. Côn
trùng có cơ thể phân đốt và được bảo vệ bởi một bộ xương ngoài, một lớp cứng được cấu tạo chủ
yếu bởi kitin. Cơ thể được chia thành đầu, ngực và bụng. Trên đầu có một cặp râu là cơ quan
cảm giác, một cặp mắt kép và 2 mắt đơn (ở giai đoạn sâu non có thể là 6 mắt đơn) và một miệng.

Ngực có 6 chân (mỗi đốt một cặp chân) và 2-4 cánh (ở các loài có cánh). Bụng có cơ quan bài
tiết và cơ quan sinh sản. Côn trùng có một hệ tiêu hoá hoàn chỉnh, gồm một ống liên tục từ miệng
tới hậu môn, khác với nhiều loài động vật chân khớp đơn giản khác có hệ tiêu hoá chưa hoàn
chỉnh. Cơ quan bài tiết gồm các ống Manphigi(Malpighian), với chức năng thải các chất thải
chứa nitơ, ruột sau làm nhiệm vụ điều hoà áp suất thẩm thấ, đoạn cuối ruột sau có khả năng tái
hấp thu nước cùng với muối Na và K. Vì vậy, côn trùng thường không bài tiết nước ra cùng với
phân, thực tế thì chúng cho phép dự trữ nước trong cơ thể. Quá trình tái hấp thu này giúp chúng
có thể chịu đựng được với điều kiện môi trường khô và nóng.Hầu hết côn trùng có hai cặp cánh
liên kết với đốt ngực 2 và 3. Côn trùng là động vật không xương sống duy nhất đã tiến hoá theo
hướng bay lượn và chính điều này đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của chúng.
Các côn trùng có cánh, và những côn trùng không cánh thứ sinh đã tạo nên nhóm có cánh
(Pterygota). Cơ chế bay của côn trùng cho đến nay vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ,
người ta cho rằng nó phụ thuộc rất lớn vào khối không khí nhiễu loạn do cánh tạo ra. Ở những
côn trùng nguyên thuỷ lại dựa chủ yếu vào tác động của hệ cơ lên cánh và cấu trúc của cánh. Ở
những bộ tiến hoá hơn như Neoptera, cánh thường gập lại trên lưng khi chúng nghỉ ngơi. Ở
những côn trùng này, cánh được hoạt động bởi các cơ bay gián tiếp mà giúp cánh vận động bằng
cách ép mạnh lên thành ngực. Những cơ này có thể co lại khi bị căng ra mà không cần sự điều
khiển của hệ thần kinh, điều này cho phép chúng tạo ra tần số co dãn cơ tương đối cao.


Một mảnh xác lột đã từng là bộ
xương ngoài cấu tạo bởi kitin của
loài bọ ngựa (thuộc bộ Mantidae),
bị lột bỏ khi cơ thể lớn lên về kích
cỡ.
Ấu trùng của một loài bọ cánh
cứng sống trong lòng đất (bộ
Cánh cứng Coleoptera, biến thái
hoàn toàn). Trên mỗi đốt thân có
nhiều Lỗ thở màu nâu

Sâu, ấu trùng của loài cánh vảy
Lepidoptera (bướm và ngài) biến thái
không hoàn toàn


Côn trùng sử dụng cơ quan hô hấp khí quản để vận chuyển ôxy vào trong cơ thể. Các
ống khí này mở ra ở bề mặt cơ thể và được gọi là lỗ thở (mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở ở 2 bên), từ
đây không khí được dẫn vào hệ thống khí quản. Không khí đi vào các mô thông qua các nhánh
khí quản. Vòng tuần hoàn của côn trùng, cũng như tất cả các chân khớp khác là một hệ hở. Tim
bơm dịch huyết vào động mạch qua xoang tim.
Côn trùng nở từ trứng, trải qua nhiều lần lột xác trước khi đạt tới kích thước trưởng
thành của loài. Cách sinh trưởng này là bắt buộc vì chúng có bộ xương cứng bên ngoài, được
cấu tạo chủ yếu bởi kitin (chitin). Lột xác là quá trình mà con vật thoát khỏi lớp xương ngoài cũ
để tăng lên về kích thước, sau đó hình thành nên bộ xương ngoài mới, vì lớp xương ngoài bằng
kitin hoặc đá vôi của các loài chân khớp không thể tăng lên về kích cỡ, trong khi cơ thể của
chúng luôn luôn lớn lên cho tới lúc trưởng thành. Ở hầu hết các loài côn trùng, giai đoạn trẻ
được gọi là thiếu trùng (nymph). Thiếu trùng có thể có cấu tạo tương tự như Thành trùng như ở
châu chấu (mặc dù cánh vẫn chưa chỉ phát triển đầy đủ cho đến giai đoạn trưởng thành). Đây là
những côn trùng biến thái không hoàn toàn. Ở những côn trùng biến thái hoàn toàn (hầu hết côn
trùng), trứng nở thành dạng ấu trùng, có dạng giống như giun đất, gọi là giai đoạn sâu non. Ấu
trùng phát triển và cuối cùng biến thái thành nhộn (pupa - một giai đoạn được bao bọc trong
kén) ở một số loài. Ở trạng thái kén, chúng trải qua những thay đổi đáng kể về hình dạng và
cuối cùng chui ra khỏi kén như một con trưởng thành hay còn gọi là hoá vũ. Bướm là một ví dụ
tiêu biểu cho bọn côn trùng có biến thái hoàn toàn


Ghi chép lại những điều cần thiết khi học xong bài này.
IV. Thu hoạch
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi bài thực hành của tổ 3

×