Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG Ở MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.84 KB, 31 trang )

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG Ở MỘT SỐ
BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
1
II. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Giá trị sống, kĩ năng sống không phải là vấn đề gì xa lạ, đó là sự giáo dục của
ông, bà, cha, mẹ trong gia đình. Là sự giáo dục của thầy cô giáo trong nhà trường, là
những việc mà từ lâu nay chúng ta vẫn làm. Nhưng tại sao hiện nay vấn đề này lại trở
thành tâm điểm, thu hút sự quan tâm không phải riêng ở Việt Nam mà cả thế giới?
Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội
nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo lồng ghép kỹ năng sống vào
trong chương trình học của học sinh.
Kỹ năng sống là một trong ba cái đích (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà mỗi
môn học cần đạt được đặc biệt là môn Giáo dục công dân ở trường THPT “Quan
điểm giáo dục phát triển toàn diện được trình bày trong nhiều văn bản chỉ đạo của
Đảng và nhà nước. Trong lĩnh vực giáo dục, điều này khẳng định trong luật giáo dục
năm 2005: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 (Dự thảo làn thứ 14)
nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu
hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có
đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ
năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng
toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Có thể khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn
diện không thể đạt được nếu không giáo dục kỹ năng sống.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội
dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”

*


* *
*
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
2
Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và
thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó
một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả
năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện
qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và
môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát
huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống
là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”.
Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành
vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành
vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta
đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động
(làm gì và làm như thế nào).
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải
quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống
tích cực trong xã hội hiện đại).
Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức
và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha
ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về
điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng. Đứng
trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn
luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với
học sinh THPT vì:

Ở lứa tuổi này:
+ Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu.
+ Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí dẫn đến các quan hệ
không dúng mực trong quan hệ khác giới.
+ Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới
sức khỏe, tinh thần.
+ Các em cần lựa chọn nghề nghiêp phù hợp với năng lực của mình -> cần đưa ra
quyết định đúng đắn.
+ Thích bộc lộ cái tôi….
Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục – Đào Tạo đưa kỹ năng sống
vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình tức khác nhau.
Việc lồng ghép giáo dục giá trị sông, kỹ năng sống vào một số bài học cụ thể
trong môn GDCD lớp 10 nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộc sống là: tôn
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
3
trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm,
giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.
*
* *
*
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
4
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Trường THPT Lương Thúc Kỳ là một trường công lập, đóng tại thị trấn Ái
Nghĩa - Đại Lộc - Quảng Nam. Là một ngôi trường có bề dày truyền thống và thành
tích về công tác giảng dạy và giáo dục. Học sinh của trường đa số xuất thân từ gia
đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các em có ý
thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công
tác xã hội .
Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng đã

có sự quan tâm của nhà trường. Thể hiện ở chỗ nhà trường cũng đã quan tâm đến việc
giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp,
hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn
giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích,
xây dựng trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực…
Chúng ta có rất nhiều thế hệ học sinh đã tốt nghiệp THPT, thậm chí đã tốt
nghiệp đại học nhưng vẫn còn lúng túng trong khi viết đơn xin việc, hoặc không đủ tự
tin phát biểu trước đám đông. Hơn thế nữa, trong thời gian gần đây bạo lực học đường
đã liên tiếp xảy ra. Các em đánh nhau, hành hung nhau vì những lý do rất nhỏ, rất đơn
giản…Tất cả những điều ấy cho thấy rằng học sinh của chúng ta đang thiếu kỹ năng
sống, hoặc có kỹ năng sống nhưng thiếu những nền tảng giá trị sống.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã
hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội
truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một
cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được
hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Những
thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có
những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một
thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập.
Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối
với học sinh. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin
khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập
xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với
những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô
giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có
nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ
năng sống. Học sinh trường THPT Lương Thúc Kỳ cũng không tránh khỏi quy luật
đó. Đây là vấn đề được Ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện vẫn còn
gặp nhiều thách thức lớn. Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã

Người viết: Phạm Thị Kim Anh
5
hội thì nhu cầu giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho giới trẻ hiện nay là một việc
làm cần thiết.
Ngay từ đầu năm học 2010-2011, trong nhiệm vụ năm học, Bộ giáo dục và đào
tạo đã chỉ rõ “ Triển khai tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống trong một số
môn học và hoạt động giáo dục. Phổ cập kỹ năng bơi an toàn và chống đuối nước cho
học sinh. Ngăn chặn các tác động tiêu cực của Internet, đặc biệt là trò chơi điện tử
trực tuyến (game online) đối với học sinh. Có các giải pháp phối hợp tích cực ngăn
chặn hiện tượng học sinh đánh nhau. Tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS,
ma túy và các tệ nạn xã hội trong nhà trường ”. Từ nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, dưới sự
chỉ đạo của ngành giáo dục, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình
giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trường. Trong đó viêc lồng ghép giáo
dục giá trị sống, kỹ năng sống vào môn hoc GDCD là một trong những nhiệm vụ giáo
dục của nhà trường trong năm học.
Đề tài chủ yếu đề cập đến vấn đề giáo dục một số giá trị sống và một số kĩ năng
sống trong dạy học bộ môn giáo dục công dân lớp 10 nhằm trang bị cho học sinh một
số kĩ năng ứng xử trong trường, lớp cũng như ngoài xã hội.
Việc giáo dục giá trị sống kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cách học,tùy
theo lứa tuổi, giới tính: chúng ta cấn có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung
giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các em học sinh.phạm vi đề tài này chỉ giới
hạn cho các em học sinh lớp 10 THPT,vì đây lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm lý
Đề tài này áp dụng cho học sinh lớp 10 trường THPT Lương Thúc Kỳ. Đa số
các em rất ngoan và chăm học về học nhưng hầu như vẫn còn thiếu những kĩ năng cần
thiết khi đứng trước một tình huống có vấn đề.
*
* *
*
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
6

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
A. Giáo dục giá trị sống qua một số bài học trong chương trình giáo dục
công dân lớp 10.
1. Giá trị sống là gì?
Giá trị sống là những điều mà chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý
nghĩa trong cuộc sống của con người. Giá trị sống trở thành động lực để giúp người ta
vươn lên hoàn thiện mình thông qua những mối quan hệ xã hội mà người đó tham gia
như quan hệ gia đình, quan hệ trong nhà trường, quan hệ ngoài xã hội…
2. Tại sao chúng ta cần giáo dục giá trị sống cho học sinh?
Trong thời đại ngày nay, giáo dục giá trị sống cho học sinh có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Cụ thể là những ý nghĩa sau:
Thứ nhất, giúp định hướng tư duy cho học sinh. Giúp học sinh có cách nhìn
nhận vấn đề, cách suy nghĩ chính xác, có thái độ lạc quan dù ở bất cứ tình huống nào.
Thứ hai, giúp định hướng hành vi cho học sinh. Giúp học sinh biết thương yêu
chính bản thân mình, đồng thời cũng biết tôn trọng người khác.
Thứ ba, giá trị sống còn có thể giúp cho học sinh định hướng cách giải quyết
vấn đề. Trong cuộc sống, ta thấy có rất nhiều thời điểm nảy sinh những tình huống có
vấn đề. Vì thế, khi vấn đề xảy ra, học sinh phải xác định được vấn đề, xem thử vấn đề
ấy có liên quan đến mình hay không? Liên quan đến mức độ nào? Từ đó lựa chọn một
phương pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề.
3. Danh mục giá trị sống.
Có 12 giá trị sống, và cả 12 giá trị này chúng ta đều có thể giáo dục cho các em
học sinh. 12 giá trị ấy là:
- Giá trị hòa bình;
- Giá trị tôn trọng;
- Giá trị hạnh phúc;
- Giá trị yêu thương;
- Giá trị tự do;
- Giá trị trung thực;
- Giá trị đoàn kết;

- Giá trị khoan dung;
- Giá trị khiêm tốn;
- Giá trị trách nhiệm;
- Giá trị hợp tác;
- Giá trị giản dị.
Mười hai giá trị sống này có mối quan hệ biện chứng với nhau, nội dung của giá
trị này được lồng ghép trong giá trị kia. Khi người nào đó có phẩm chất trung thực thì
sẽ được mọi người tôn trọng, được yêu thương và khi đó người ấy sẽ cảm thấy hạnh
phúc, thấy hài lòng. Vì thế sẽ cảm thấy bình yên trong tâm hồn.
Vì vậy, tùy từng đơn vị kiến thức ở từng bài học, giáo viên có thể lựa chọn giá
trị nào phù hợp để giáo dục cho học sinh.
4. Phần vận dụng.
4.1. Thực trạng.
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
7
Giáo dục của chúng ta ngày nay tập trung nhiều vào việc giảng dạy kiến thức
văn hoá. Học sinh phải học để chuẩn bị hành trang cho các kì thi như thi tốt nghiệp
trung học phổ thông, thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…mà đã bỏ qua
những khía cạnh hoạt động tinh thần. Một số học sinh của ta chỉ biết học mà trở nên
thờ ơ, vô cảm với những vấn đề diễn ra xung quanh. Nhiều học sinh chứng kiến người
khác đánh bạn mình nhưng vẫn dửng dưng xem như không có chuyện gì xảy ra; nhiều
học sinh rơi vào trạng thái không kìm chế được cảm xúc của bản thân, cảm thấy tuyệt
vọng khi gặp một thất bại nào đó như thi rớt đại học chẳng hạn, sẽ có những cách giải
quyết tình huống tiêu cực….
Trước khi tiến hành giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, bằng
phương pháp điều tra xã hội học, tôi đã tìm hiểu kiến thức của các em về vấn đề kĩ
năng sống, giá trị sống. Đa số học sinh khi được hỏi đều không trả lời được, một số
em trả lời một cách mơ hồ về những giá trị sống, kỹ năng sống. Kết quả điều tra ban
đầu như sau:
Đầu năm học 2012-2013

Lớp Sĩ
số
Số học sinh trả lời được
câu hỏi em hiểu thế nào là
giá trị sống, kỹ năng sống?
Hãy kể tên một số giá trị
sống, kỹ năng sống mà em
biết?
Tỷ lệ Số học sinh không trả
lời được câu hỏi em
hiểu thế nào là giá trị
sống,kỹ năng sống?
Hãy kể tên một số giá
trị sống mà em biết?
tỷ lệ
10/7 41 10 24,4% 31 75,6%
10/9 44 11 25% 33 75%
10/10 40 10 25 % 30 75%
10/11 40 10 25% 30 75%
Vậy làm thế nào để hạn chế những thực trạng nêu trên? Tôi thiết nghĩ, điều
quan trọng hiện nay là giáo dục cho học sinh một nền tảng sâu hơn về giá trị sống, kỹ
năng sống. Vì thế, tôi đã đề ra và thực hiện giải pháp sau trong năm học vừa qua.
4.2. Giải pháp.
Giá trị sống là một cụm từ quen thuộc, có thể ta đã đọc được ở đâu đó, nghe ở
đâu đó rất nhiều lần. Nhưng làm thế nào để học sinh của chúng ta nhận thức được
rằng giá trị sống là những điều đáng quý của mỗi người, và có ảnh hưởng lớn tới các
hành vi và quyết định của chính người đó.Vì thế, giáo viên cần phải suy nghĩ để tìm ra
đáp án cho câu hỏi sau:
a. Làm thế nào để giáo dục thành công những giá trị sống cho học sinh?
Để giáo dục thành công giá trị sống cho học sinh, tôi nghĩ rằng điều quan trọng

là giáo viên phải tạo được bầu không khí giá trị. Vậy bầu không khí giá trị là gì?
Bầu không khí giá trị là một không gian chứa đựng các yếu tố tâm lý và các mối
quan hệ giữa người với người. Bầu không khí giá trị chỉ xây dựng được khi học sinh
cảm thấy:
- Được yêu thương;
- Được tôn trọng;
- Được hiểu;
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
8
- Được có giá trị;
- Được an toàn.
Để học sinh cảm thấy được yêu thương, giáo viên phải tạo môi trường học tập
mà ở đó học sinh có thể thể hiện họ là chính mình. Giáo viên nên có cử chỉ nhẹ nhàng,
lời nói ân cần, thân mật, gần gũi, lắng nghe tâm tư của học sinh, làm thế nào để học
sinh nói lên những điều mà học sinh muốn nói chứ không phải những điều mà giáo
viên muốn nghe. Đồng thời, giáo viên phải biết động viên khi học sinh gặp khó khăn,
chia xẻ khi học sinh boăn khoăn, lo lắng, khích lệ học sinh đúng lúc, tôn trọng học
sinh, công bằng, không phân biệt đối xử đối với học sinh của mình.
Để học sinh cảm thấy được tôn trọng thì giáo viên cần phải lắng nghe học sinh
một cách chăm chú, dành thời gian để nhận ra cảm xúc của học sinh, xem học sinh trả
lời câu hỏi của chúng ta trong trạng thái thế nào? Bình tĩnh, tự tin hay vội vàng, thiếu
tự tin? Trong các tiết học, đương nhiên sẽ có những học sinh vi phạm nội quy, khi đó
giáo viên phải thật bình tĩnh để có cách xử lí hiệu quả nhất. Trong khi giảng bài, dù có
vấn đề gì xảy ra đi nữa, giáo viên cũng phải luôn giữ âm điệu, giọng nói để tạo bầu
không khí giá trị.Tuỳ tình hình cụ thể, tuỳ từng tình huống mà có lúc giọng nói của
giáo viên thể hiện sự quan tâm, phấn khởi, khích lệ, có lúc thể hiện sự cương quyết,
nghiêm khắc.
Để học sinh cảm thấy được hiểu, giáo viên cần lắng nghe và cố gắng hiểu
những điều học sinh nói. Cho thời gian để học sinh diễn đạt suy nghĩ và bộc lộ cảm
xúc của mình.

Để học sinh cảm thấy được an toàn, giáo viên chúng ta nên coi lỗi lầm của học
sinh là một nguồn thông tin, là một phần của quá trình học tập, không nên đánh giá
quá bi quan về những hành vi vi phạm của học sinh. Không ai có quyền tự cho phép
mình làm tổn thương người khác, vì thế chúng ta phải biết tiết chế cảm xúc, tiết chế
ngôn từ trong những lúc nóng giận. Bên cạnh đó, giáo viên còn phải tỏ ra thông hiểu
trong quá trình thảo luận một đề tài nào đó để giúp học sinh đưa ra những quyết định
đúng đắn, phải kiên định các chuẩn mực cư xử, xử lý công bằng trong mọi tình huống.
Để học sinh cảm thấy được có giá trị, giáo viên cần làm cho học sinh cảm thấy
phấn khởi về những nhiệm vụ mà các em được giao. Mặt khác, giáo viên chúng ta cần
tin tưởng vào khả năng tiếp thu của học sinh, nâng cao sự tự tin của học sinh, khuyến
khích sự phát triển của học sinh.
b. Các hoạt động cần tiến hành khi giáo dục giá trị sống.
Khi giáo dục bất cứ giá trị sống nào cho học sinh, giáo viên cũng có thể tiến hành
một số hoạt động như sau:
* Hoạt động tưởng tượng và suy ngẫm:
Đây là hoạt động tập thể, hướng học sinh vào mục đích chung. Giáo viên nên tìm
những lĩnh vực mà học sinh quan tâm như: bạo lực học đường, ma túy, ô nhiễm môi
trường tại địa phương… sẽ gợi mở những đề tài thảo luận rất thực tế.
* Hoạt động trò chơi:
Trong các tiết học môn giáo dục công dân thì trò chơi là một hoạt động có ý nghĩa
vô cùng tích cực. Hoạt động này sẽ tạo hứng thú cho học sinh.
Trò chơi có rất nhiều thể loại:
- Trò chơi ô chữ;
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
9
- Trò chơi vượt chướng ngại vật;
- Trò chơi thử tài đoán vật;
- Trò chơi ghép tranh;
- Trò chơi đuổi hình bắt chữ…
Tùy từng nội dung bài học, tùy thuộc vào không gian lớp học, thời gian truyền tải

các đơn vị kiến thức, số lượng học sinh… giáo viên chọn một thể loại phù hợp.
* Hoạt động sáng tạo ý tưởng và biểu diễn nghệ thuật.
Để tiến hành hoạt động này thành công, giáo viên có thể tìm và giao cho mỗi nhóm
học sinh một bức tranh và yêu cầu học sinh tô màu bức tranh đó theo chủ đề giáo viên
yêu cầu. Hoặc học sinh tự tìm ý tưởng để vẽ một bức tranh dưới sự gợi ý của giáo
viên. Cũng có thể yêu cầu mỗi nhóm thể hiện một cách nghệ thuật thông điệp mà các
em muốn gởi đến thế giới.
Hoạt động này phát huy tối đa óc sáng tạo của học sinh, đó là điều rất cần thiết cho
quá trình học tập.
* Hoạt động thảo luận:
Khi tiến hành hoạt động này, giáo viên không nên giao cho học sinh thảo luận
những chủ đề mà câu trả lời đã có sẵn trong sách giáo khoa. Như thế, hoạt động này sẽ
không đem lại hiệu quả gì cho tiết học.
Chẳng hạn như khi dạy bài về vai trò của cộng đồng đối với các cá nhân, giáo
viên có thể giao cho học sinh các chủ đề như:
- Thảo luận để tìm hiểu cảm giác khi con người bị cô lập, từ đó đế xuất các biện
pháp để mình được chấp nhận trong nhóm, trong tập thể;
- Thảo luận để tìm hiểu cảm giác khi bị phân biệt đối xử, viết một đoạn văn
ngắn so sánh cảm giác khi bị phân biệt đối xử và khi được tập thể chấp nhận.
Khi thảo luận những tình huống như trên, tất cả các thành viên trong nhóm sẽ
nêu lên được tất cả mọi suy nghĩ của mình, và từ đó sẽ chọn ra một phương án phù
hợp nhất cho câu trả lời.
5. Giáo án thực nghiệm.
Qua nghiên cứu các tài liệu về giá trị sống - kỹ năng sống, tìm hiểu về cấu trúc
chương trình, đặc thù bộ môn, tôi thấy rằng toàn bộ phần “Công dân với đạo đức”
trong chương trình giáo dục công dân lớp 10 giáo viên hoàn toàn có thể lồng ghép
giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho các em học sinh. Tuy nhiên, với khuôn khổ
trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ trình bày một giáo án được lồng ghép việc
giáo dục các giá trị cho học sinh mà tôi đã tiến hành trong năm học vừa qua.
Giáo án 1, Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

(tiết 2)
1. Mục tiêu bài học.
a. Về kiến thức.
- Học sinh hiểu được nhân phẩm là gì? Danh dự là gì?
- Học sinh phải hiểu được rằng các giá trị sống trong bài này có liên quan chặt chẽ
với nhau. Khi người nào đó có phẩm chất trung thực thì sẽ được mọi người tôn
trọng, được yêu thương và khi đó người ấy sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy hài lòng.
Vì thế sẽ cảm thấy bình yên trong tâm hồn.
- Học sinh phải nói được hạnh phúc là gì? Làm thế nào để có hạnh phúc?
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
10
b. Về kĩ năng.
- Giáo dục cho học sinh giá trị trung thực, giá trị tôn trọng, giá trị yêu thương,
giá trị hạnh phúc, giá trị hoà bình;
- Học sinh biết nhận ra giá trị hạnh phúc, hạnh phúc không đến với ai hời hợt đi
qua, và hạnh phúc muốn có được phải thể hiện bằng những hành động cụ thể.
c. Về thái độ:
- Học sinh phải biết bảo vệ, giữ gìn danh dự, nhân phẩm của mình.
- Học sinh phải biết đấu tranh để có hạnh phúc cho bản thân, gia đình và cho xã
hội.
2. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV và HS Nội dung.
*Hoạt động 1: Kể chuyện “Những hạt thóc
giống”
Mục tiêu: Hình thành khái niệm nhân phẩm,
danh dự; qua đó giáo dục giá trị trung thực; giá
trị tôn trọng; giá trị yêu thương cho học sinh.
GV kể chuyện hoặc yêu cầu học sinh về nhà tìm
hiểu trước nội dung câu chuyện để kể cho cả lớp
nghe.

“ Ngày xưa, có một ông vua cao tuổi muốn tìm
người nối ngôi.Vua ra lệnh phát cho mỗi người
dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai
thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai
không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có chú bé
mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công
chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ
thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh
thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước
vua, quỳ tâu:
- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy
mầm được. Mọi người đều sững sờ trước lời thú
tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé
đứng dậy, Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống
không?Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn
tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ
rồi, lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe
thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống
của ta! Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người,
ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng
cảm này.
GVH: Câu chuyện trên đã cho chúng ta biết về
điều gì?
3. Nhân phẩm và danh dự.
a. Nhân phẩm.
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
11
TL: Mỗi con người luôn có những phẩm chất tốt

đẹp như nhân ái, nhân nghĩa, trung thực…những
phẩm chất này làm nên giá trị của con người, và
ta gọi đó là nhân phẩm.
GVH: Vậy nhân phẩm là gì?
HSTL; GV bổ sung, cho học sinh ghi bài.
GV cung cấp cho học sinh một vài câu ca dao,
tục ngữ sau:
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
“Chết trong còn hơn sống đục”
“Chết đứng còn hơn sống quỳ”
Cả lớp cùng suy ngẫm về ý nghĩa của các câu
tục ngữ trên;
GVH: Các câu nói trên cho ta hiểu về điều gì?
TL: Những câu tục ngữ trên nói lên rằng người
có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu
cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, biết tôn
trọng các chuẩn mực đạo đức của xã hội thì sẽ
được xã hội đánh giá cao, được mọi người yêu
thương, được mọi người tôn trọng và như thế
người đó có danh dự, và người đó cảm thấy bình
yên trong tâm hồn.
GVH: Vậy danh dự là gì?
HSTL và ghi nội dung chính.
* Hoạt động 2:
HS phân tích câu nói của Trần Bình Trọng “Ta
thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm
Vương đất Bắc”.
Từ đó học sinh rút ra khái niệm tự trọng, phân
biệt sự khác nhau giữa tự ái và tự trọng.
GV kết luận: Con người ai cũng muốn tinh thần

luôn vui vẻ và lành mạnh, muốn vậy các em
phải có lòng tự trọng, sự tự tin và biết cách đối
phó với những khó khăn trong cuộc sống.
* Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ.
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu khái niệm hạnh
phúc.
Giáo viên cho học sinh khởi động bằng một trò
chơi ô chữ để rút ra chủ đề mình cần giáo dục.
Câu 1: Mọi người đều mong muốn sống
trong một xã hội như thế nào?(7 ô)
Câu 2: Phi hành gia người Việt Nam đầu tiên
bay vào vũ trụ?(8 ô)
Câu 3: Tác giả của Truyện Kiều?(8 ô)
- Nhân phẩm là toàn bộ
những phẩm chất mà con
người có được, là giá trị làm
người của mỗi con người.
- Người có nhân phẩm được
xã hội đánh giá cao và được
kính trọng.
b. Danh dự.
* Khái niệm:
- Danh dự là sự coi trọng,
đánh giá cao của dư luận xã
hội đối với một người dựa
trên các giá trị tinh thần, đạo
đức của người đó.
* Phân biệt tự trọng và tự
ái.
- Tự trọng: Biết tôn trọng và

bảo vệ danh dự của mình.
- Tự ái: Quá nghĩ đến bản
thân, đề cao cái tôi của mình.
4.Hạnh phúc.
a. Hạnh phúc là gì?
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
12
Câu 4: Một cách gọi khác khi gọi mẹ?(1 ô)
Câu 5: Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao?
(5 ô)
Câu 6: Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước?(10 ô)
Câu 7: Thành phố được mệnh danh “Thành
phố hoa phượng đỏ”?(8 ô)
Câu 8:Loài hoa tượng trưng cho tình yêu?(4
ô)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Từ khoá:

Vậy hạnh phúc là gì? Làm thế nào để có đươc
hạnh phúc?
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, giáo viên phát
phiếu hoạt động học tập cho các nhóm học sinh.

Trường:…………. Phiếu hoạt động học tập
Lớp……… Thời gian thực hiện: 5 phút
Nhóm…………… Nội dung:
Thảo luận để tìm hiểu những thời điểm hạnh
phúc trong cuộc sống của mình và nhận biết các
giá trị sống nằm sau những hạnh phúc ấy.
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Trường:…………. Phiếu hoạt động học tập
Lớp……… Thời gian thực hiện: 5 phút
Nhóm…………… Nội dung:
Thảo luận về cách thức mà bạn có thể mang lại
hạnh phúc cho chính mình và cho người khác.
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
13
H
O
A
B
I
N
H
P
H
A
M

T
U
A
N
N
G
U
Y
E
N
D
U
U
N
O
C
C
O
B
E
N
N
H
A
R
O
N
G
H
A

I
P
H
O
N
G
H
O
N
G
H
A
N
H
P
H
U
C
…………………………………………………
Trường:…………. Phiếu hoạt động học tập
Lớp……… Thời gian thực hiện: 5 phút
Nhóm…………… Nội dung:
Xây dựng 10 nguyên tắc để có hạnh phúc.
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Trường:…………. Phiếu hoạt động học tập
Lớp……… Thời gian thực hiện: 5 phút
Nhóm…………… Nội dung:

Thảo luận về hạnh phúc và nỗi buồn trong gia
đình, trao đổi về ý tưởng để mang đến hạnh
phúc cho mọi người trong gia đình của mình.
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Các nhóm thảo luận, trình bày, tranh luận. Giáo
viên rút ra nội dung hạnh phúc là gì? Làm thế
nào để có hạnh phúc? Mối quan hệ giữa hạnh
phúc một người- mọi người.
3. Hoạt động 3: Biểu diễn nghệ thuật.
Giáo viên có thể chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu
mỗi nhóm vẽ một bức tranh với chủ đề “Mối
quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc
xã hội ”.
Học sinh dán tranh lên bảng, thuyết trình nội
dung tranh của mình, giáo viên nhận xét, cho
điểm các nhóm xuất sắc.
- Hạnh phúc là cảm xúc vui
sướng, hài lòng của con
người trong cuộc sống khi
được đáp ứng, thoả mãn các
nhu cầu chân chính, lành
mạnh về vật chất và tinh thần.
b. Hạnh phúc cá nhân và
hạnh phúc xã hội.
- Hạnh phúc cá nhân là cơ sở
của hạnh phúc xã hội;

- Xã hội hạnh phúc sẽ tạo
điều kiện để cá nhân phấn đấu
cho hạnh phúc của bản thân.
4. Hoạt động suy ngẫm: Nhằm củng cố nội dung bài học.
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
14
Hoạt động này làm việc riêng lẻ từng cá nhân, học sinh có thể thực hiện tại lớp,
cũng có thể học sinh về nhà hoàn thành. Chẳng hạn giáo viên ra câu hỏi suy ngẫm như
em hiểu gì về câu nói của Mac: “Hạnh phúc là đấu tranh”?
B. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn giáo dục công dân lớp
10.
1. Tìm hiểu về kỹ năng và kỹ năng sống?
Trước hết, ta phải biết kỹ năng là gì? Kỹ năng là khả năng thao tác, thực hiện một
hoạt động nào đó. Trong cuộc sống, có nhiều điều ta biết, ta nói được mà ta không làm
được. Như vậy luôn luôn có một khoảng cách giữa thông tin, nhận thức và hành động.
Rất nhiều người biết hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ, nhưng bỏ thuốc lá rất khó,
biết tập thể dục là rất tốt cho sức khoẻ, nhưng để có một hành vi tập thể dục đều đặn
thì là cả một vấn đề.
Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực, cho phép
mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Vậy có những kỹ
năng sống nào?
2. Danh mục kỹ năng sống.
- Kỹ năng học và tự học;
- Kỹ năng lắng nghe;
- Kỹ năng thuyết trình;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng tư duy, sáng tạo;
- Kỹ năng quản lý bản thân;
- Kỹ năng phát triển cá nhân;
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử;

- Kỹ năng hoà nhập, hợp tác, làm việc đồng đội;
- Kỹ năng đàm phán;
- Kỹ năng đặt mục tiêu, tạo động lực làm việc.
Qua danh mục này, tôi thấy rằng kỹ năng nào cũng rất cần thiết để giáo viên chúng
ta giáo dục cho học sinh, để giúp học sinh kỹ năng biết lắng nghe chính cơ thể mình,
biết phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó lập kế hoạch cho tương
lai của chính mình.
3.Thực trạng.
Trong cuộc sống, khi càng trưởng thành thì học sinh càng phải đưa ra nhiều
quyết định cho chính bản thân mình hơn. Nhưng trước khi đi đến một quyết định nào
đấy, các em cần phải cân nhắc cái được, cái mất của sự lựa chọn để có một quyết định
đúng đắn, điều này rất nhiều học sinh của chúng ta chưa làm được. Nhiều học sinh
không biết cả kỹ năng từ chối nên đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính bản thân
các em. Hơn nữa, trong thời gian gần đây, trong thanh thiếu niên, học sinh, thậm chí ở
người đã trưởng thành, xuất hiện căn bệnh gọi là tự kỷ. Bệnh này có thể ảnh hưởng
đến hành vi, suy nghĩ, giao tiếp của người bệnh. Thanh thiếu niên, học sinh mắc bệnh
tự kỹ sẽ gặp vấn đề trong giao tiếp với người khác, cả giao tiếp bằng lời nói, cả cách
biểu lộ cảm xúc. Các em sống thu mình, ngại tiếp xúc, chỉ thích chơi một mình, cô
lập, không bộc lộ cảm xúc với bạn bè, người thân, khả năng tương tác xã hội kém.
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
15
Hiện nay, học sinh của chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên có thể gọi là
kỷ nguyên tri thức. Lượng kiến thức mà các em nhận được ngày càng nhiều và không
khó thu nhận bởi nhiều kênh: sách, báo, mạng intener. Vấn đề đặt ra là cách tiếp nhận
của các em như thế nào? Xác định được vị trí của bản thân mình là bị động hay chủ
động tiếp nhận? bê nguyên xi hay sáng tạo dựa trên những giá trị của cá nhân và cộng
đồng? Đó là những lý do mà bản thân tôi cảm thấy mình cần phải giáo dục cho học
sinh của mình một số kĩ năng sống trong quá trình giảng dạy.
4. Giải pháp.
Từ thực trạng đã nói trên, tôi thấy việc trang bị cho các em một số kỹ năng sống

thật sự rất quan trọng.Trong danh mục có rất nhiều kỹ năng sống như thế, nếu có điều
kiện thì kỹ năng nào giáo dục cho học sinh cũng cần thiết cả. Song, bản thân tôi đã
suy nghĩ, và lựa chọn trước hết cần giáo dục cho học sinh hai kỹ năng sống tiêu biểu
mà tôi cho là quan trọng.
a. Kỹ năng lắng nghe.
Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng giao tiếp quan trọng của con người. Khi đi
học, người ta giành 45% thời gian để học viết, 35% thời gian để học đọc, 20% thời
gian để học nói, nhưng ít ai được dạy cách lắng nghe. Nhưng khi lớn lên, trưởng thành
thì mọi người mới nhận ra rằng chính kỹ năng lắng nghe mới là kỹ năng quan trọng
nhất.
Hiện nay, trong học đường, học sinh của chúng ta chưa nghe hết câu chuyện đã
nổi nóng, gây gỗ, dẫn đến đánh nhau, gây thương tích cho nhau, không chỉ ảnh hưởng
đến sức khoẻ, đến tinh thần của chính các em, mà còn ảnh hưởng đến trường, lớp, đến
gia đình của mình. Vì thế, ta phải dạy cho các em biết cách lắng nghe. Lắng nghe
không có nghĩa là yên lặng, lắng nghe cũng không đơn giản chỉ là nghe, mà là cái đầu
của các em phải phân tích, phán đoán, phải có những phản ứng phù hợp, phải biết gật
gù tán đồng khi bạn mình nói, phải biết chắt lọc thông tin.
Vì sao ta phải giáo dục cho học sinh cách lắng nghe?
Khi các em lắng nghe một ai đó, các em sẽ tiếp nhận thông tin đầy đủ, chính
xác, đồng thời thể hiện sự tôn trọng người khác, thể hịên sự quan tâm đối với người
khác, chia xẻ đối với người khác.
Chúng ta dạy cho học sinh nên lắng nghe như thế nào? Các em phải lắng nghe
người khác bằng cả cơ thể.
- Lắng nghe bằng tai: tai của các em phải hướng về người nói như thế nào để
thể hiện thái độ các em muốn lấy thông tin từ người nói;
- Lắng nghe bằng mắt: mắt của các em phải nhìn người nói như thế nào? với
một khoảng cách ra sao, không nên làm người nói cảm thấy bất an vì chính ánh mắt
của mình.
- Lắng nghe bằng nét mặt, nụ cười, bằng cách ngồi, tư thế ngồi;
- Lắng nghe bằng cách đặt câu hỏi cho người nói: tại sao lại thế? bạn có thể nói

rõ hơn được không? để các em có thêm thông tin.
Trong tất cả các tiết học giáo dục công dân, giáo viên nên tận dụng tất cả các cơ
hội để giáo dục kỹ năng này cho học sinh của mình.
b. Kỹ năng hoà nhập, hợp tác, làm việc đồng đội.
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
16
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu
làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai là hoàn hảo,
làm việc theo nhóm sẽ tập trung mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Đây
là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng trong thời đại hội nhập hiện nay, học sinh
không chỉ cần kỹ năng này trong quá trình học tập mà còn cả khi vào đời. Rất nhiều
công việc đòi hỏi các em phải làm việc nhóm, nếu không làm việc nhóm thì công việc
sẽ không hoàn thành.
Kỹ năng này được giáo dục cho học sinh sẽ vô cùng thuận lợi khi giáo viên dạy
bài 13: “CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG” - giáo dục công dân lớp 10.
5. Giáo án thực nghiệm.
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: học sinh nắm được:
- Thế nào là hoà nhập?
- Thế nào là hợp tác?
- Ý nghĩa của sống hoà nhập, hợp tác;
- Những nguyên tắc cần chú ý khi hợp tác.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng biết sống hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh;
- Giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh qua tiết học này:
+ Kĩ năng tìm kiếm thông tin về sống hoà nhập, hợp tác;
+ Kĩ năng phát triển tư duy trong việc đề xuất các biện pháp thực hiện trách
nhiệm với cộng đồng;
+ Kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ:
- Giáo dục tinh thần yêu trường, lớp;
- Tham gia tích cực các hoạt động ở trường lớp và nơi cư trú.
II. Phương pháp:
Phát vấn, kể chuyện, trò chơi, giải quyết tình huống.
III. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức-kĩ năng
GDCD lớp 10, hướng dẫn giảm tải chương trình của Bộ Giáo Dục- Đào Tạo năm
2011-2012, các tài liệu khác có liên quan đến nội dung bài học…
IV. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giảng bài mới: Giáo viên cho cả lớp khởi động bằng trò chơi ô chữ:
Câu 1: Một trong những phẩm chất của con cháu đối với ông, bà, cha, mẹ?(9 ô)
Câu 2: Một kỹ năng sau khi nghe người khác tâm sự?(6 ô).
Câu 3: Một trong những phẩm chất của người Việt Nam?(5 ô)
Câu 4: Học sinh cần có thái độ như thế nào đối với các phong trào của trường,
lớp?(14 ô)
Câu 5: Thái độ của học sinh đối với các vị anh hùng dân tộc?(6 ô)
1.
2.
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
17
K
I
N
H
T
R
O
N
G

C
H
I
A
X
E
3.
4.
5.
Từ khoá:
Giáo viên cho học sinh nói lên ý nghĩa của từ từ khoá,“Trách nhiệm” có nghĩa
là gì? Là nói đến trách nhiệm của ai đối với ai? Trong bài học này thì trách nhiệm ở
đây được hiểu là trách nhiệm của xã hội đối với cá nhân, đồng thời cũng là trách
nhiệm của cá nhân đối chính bản thân mình, trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình,
với cộng đồng, đối với xã hội mà cá nhân đó sống, học tập, làm việc. Sống hoà nhập,
hợp tác là một trong những trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội. Vậy thế nào là
sống hoà nhập? thế nào là hợp tác?
Hoạt động của GV và HS Nội dung
* Hoạt động 1: Kể chuyện.
Giáo viên sưu tầm những câu chuyện có nội dung
liên quan đến kiến thức giáo viên cần chuyển tải
cho học sinh. Ở đây, tôi đã chọn câu chuyện “Cậu
bé dưới bóng cây” để giáo dục cho học sinh kỹ
năng sống hoà nhập.
Mùa hè năm trước, thành phố A tổ chức đợt trại
hè kéo dài 3 ngày, ban tổ chức đã mời một nhân
vật thường tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng
làm quản trại. Ngày đầu tiên ở trại hè các trại viên
sinh hoạt rất vui vẻ, nhưng ở phía xa, dưới gốc
cây, có một cậu bé ngồi một mình rất cô đơn, lạc

lõng. Người quản trại đã đi đến và hỏi: “Chào em!
Em có sao không?”. Cậu bé trả lời: “Em khoẻ, em
không sao ạ!”.Trong suốt ngày hôm đó cậu bé vẫn
một mình, không tham gia bất cứ một hoạt động
tập thể nào. Tối hôm ấy, người quản trại đã kể
chuyện cậu bé cho mọi người nghe và yêu cầu
mọi người giành thời gian cho cậu bé khi có điều
kiện. Hôm sau, người quản trại tiếp tục đến bên
cậu bé và nói: “Chào em, em có khoẻ không?”,
cậu bé trả lời anh: “Cảm ơn anh, em khoẻ. Em chỉ
chưa quen thôi.” Anh ở bên cậu bé rất lâu, nói
chuyện với cậu rất nhiều. Và rồi những ngày ở
trại hè cũng trôi qua, vào buổi tối cuối cùng ở trại,
người quản trại đã nhìn thấy một hình ảnh thật dễ
thương, người quản trại dường như không tin vào
mắt mình. Cậu bé từng ngồi một mình dưới bóng
cây đang chia xẻ những món quà lưu niệm cùng
2.Trách nhiệm của công dân
đối với cộng đồng.
b. Hoà nhập.
*Thế nào là sống hoà nhập?
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
18
V
I
T
H
A
T
I

C
H
C
U
C
T
H
A
M
G
I
A
B
I
E
T
O
N
T
R
A
C
H
N
H
I
E
M
với hai cô bé khác.
Một thời gian sau, vào một buổi tối, mẹ cậu bé

gọi điện cho người quản trại. Bà nói: “Chào cháu,
đúng ra tôi nên gọi cho cháu sớm hơn. Sau đợt
sinh hoạt trại, con trai tôi liên tục nhắc đến cháu.
Vì thế, tôi gọi để cảm ơn cháu và nói với cháu
rằng con trai tôi đã trở lại trường học với một tâm
trạng hoàn toàn khác, điểm số của các môn học
đều rất cao, con trai tôi vui vẻ hơn, tự tin hơn, có
nhiều bạn bè và đặc biệt nó còn vài lần hẹn hò với
bạn khác giới nữa.”
Tôi đã kể câu chuyện này khi dạy ở nhiều lớp khi
có dịp, và khi kể xong, tôi thôi thúc các em nhìn
ra bên ngoài và tìm cho mình một “cậu bé dưới
bóng cây”.
Giáo viên yêu cầu học sinh suy ngẫm về thái độ
và hành động của người quản trại?
TL: Biết quan tâm đến mọi người xung quanh
mình, rất gần gũi với người khác, biết lắng nghe
người khác, biết tạo nhiều cơ hội để hiểu người
khác, không những thế, người quản trại còn biết
vận động mọi người cùng quan tâm đến nhau.
GVH: Cách sống của người quản trại trong câu
chuyện đó gọi là sống hoà nhập.Vậy em hiểu thế
nào là sống hoà nhập?
Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của
cậu bé?
TL: Cậu bé dưới bóng cây: trước khi tiếp xúc với
người quản trại, ta thấy cậu bé rất cô đơn, lạc
lõng, sống thu mình, ngại tiếp xúc với những
người xung quanh, chỉ thích ngồi một mình dưới
bóng cây. Nhưng sau khi nói chuyện cùng với

người quản trại, cậu bé đã thay đổi hẳn, vui vẻ
hơn, yêu đời hơn, có nhiều bạn bè hơn.
GVH: Vậy sống hoà nhập sẽ có ý nghĩa như thế
nào đối với cuộc sống của con người?
* Hoạt động 2: làm việc cả lớp- giải quyết tình
huống để hiểu rõ hơn trách nhiệm của học sinh
trong sống hoà nhập.
Hùng nói với Hậu:
Hùng: Từ hôm nay bọn mình đừng đến nhà
Quang chơi nữa nhé.Nghe nói bố của Quang ngày
trước là dân giang hồ đấy, vào tù ra tội mấy lần
- Sống hoà nhập là sống gần
gũi, chan hoà, không xa lánh
mọi người, không gây mâu
thuẫn, bất hoà với người khác,
có ý thức tham gia các hoạt
động tập thể.
* Ý nghĩa của sống hoà nhập:
- Có thêm niềm vui và sức
mạnh vượt qua mọi khó khăn
trong cuộc sống.
* Trách nhiệm của học sinh,
thanh niên đối với sống hoà
nhập:
-Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm,
gần gũi, chan hoà với mọi
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
19
rồi. Nghe mà sợ!
Hậu: Tớ thấy bố của Quang sống vui vẻ với mọi

người, lại quý bọn mình. Chuyện ấy xảy ra lâu
rồi, chú ấy đã được cải huấn và trở thành người
lương thiện rồi.
Hùng: Cậu chưa nghe câu: “Giang sơn dễ đổi, bản
tính khó dời à?”
Nếu là Hậu em sẽ làm gì trong trường hợp này?
HS nêu cách giải quyết của mình;
GV bổ sung.
GVH: Vậy học sinh cần làm gì để sống hoà nhập?
* Hoạt động 3: Trò chơi thử tài đoán vật:
Giáo viên chia cả lớp thành 2 đội: đội A và đội B,
mỗi đội cử 2 học sinh tham gia trò chơi.
GV phổ biến luật chơi, quy định thời gian cho 2
đội. Trong cùng thời gian như nhau, đội nào tìm
được nhiều đồ vật hơn và không phạm quy, đội đó
sẽ chiến thắng.
GVH: Theo em, muốn giành chiến thắng trong
trò chơi này thì 2 người cùng chơi cần phải làm
gì?
HSTL;
GV bổ sung: Hai người cùng chơi phải rất hiểu ý
nhau, phải phối hợp ăn ý, phải hợp tác thật tốt
mới có thể giành chiến thắng. Để hiểu rõ hợp tác
là gì, cả lớp cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
* Hoạt động 4: Kể chuyện “Bài học từ cuộc
đua giữa Rùa và Thỏ”.
Có hai cách để kể câu chuyện này. Thứ nhất, bản
thân giáo viên kể, cả lớp cùng nghe. Thứ hai, câu
chuyện này có bốn đoạn, giáo viên có thể chọn
bốn học sinh đại diện cho bốn tổ, đưa trước nội

dung câu chuyện cho các em chuẩn bị, đến tiết
học, mỗi học sinh sẽ kể một đoạn trong câu
chuyện. Tôi đã chọn cách hai, vì như thế học sinh
sẽ luôn luôn chủ động trong học tập, còn thể hiện
sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các học sinh.
Đại diện tổ 1 kể đoạn 1: “ Ngày xửa ngày xưa,
có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai
nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc
tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng
đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát
người xung quanh;
- Không gây mâu thuẫn, mất
đoàn kết với người khác;
- Tích cực tham gia các hoạt
động tập thể.
c.Hợp tác
* Thế nào là hợp tác?
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
20
nhanh như tên bắn và chạy thục mạng một hồi,
sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nó
nên ngồi nghỉ dưới bóng cây bên đường và thư
giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ đã nhanh
chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và
sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng. Thỏ
giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua”.
Đại diện tổ 2 kể đoạn 2: Thỏ vô cùng thất vọng
vì để thua Rùa, nó đã cố suy nghĩ và nhận ra rằng
nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỉ
luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và

chắc thắng, thì Rùa không thể nào hạ được nó. Vì
thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới.
Rùa đồng ý. Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực
của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa
Rùa đến mấy dặm đường.
Đại diện tổ 3 kể đoạn 3: Nhưng Rùa cũng đã suy
ngẫm kết quả và nhận ra rằng nó không có cách
nào thắng Thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó đã suy
nghĩ rất kĩ và thách thức Thỏ một cuộc đua khác,
nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ
đồng ý, cả hai bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa
với lòng mình là phải luôn nhanh, Thỏ bắt đầu
chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ
sông. Vạch đến đích còn đến 2 km nữa ở bên kia
sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết
phải làm sao bây giờ? Trong lúc đó, Rùa đã đến
nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục
chạy và giành chiến thắng.
Đại diện tổ 4 kể đoạn 4: Đến đây, Thỏ và Rùa đã
trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy
ngẫm. Cả hai nhận ra rằng, nếu chúng hợp tác với
nhau trong các cuộc đua với các đối thủ khác có
lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định
tổ chức một cuộc đua với những đối thủ khác.
Lần này, chúng sẽ cùng chạy chung một đội.
Cuộc đua bắt đầu, Thỏ cõng Rùa chạy đến bên bờ
sông, Rùa lội xuống sông và cõng Thỏ bơi qua
bên kia bờ sông. Lên đến bờ, Thỏ lại cõng Rùa
đưa cả hai cùng về đích. Và chúng nhận ra rằng,
chúng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần

đua trước.
GVH: Bài học gì được rút ra qua câu chuyện này?
TL: Thỏ và Rùa đều không hề đầu hàng hay nản
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
21
chí sau thất bại. Thỏ và Rùa đã học thêm một bài
học để đời: thay vì chúng chống đối nhau, chúng
bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống và chúng
đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
GVH: Qua câu chuyện, bạn nào có thể nói lên
thông điệp cô muốn gửi đến các em là gì?
TL: Mỗi người đều thông minh, đều có những ưu
điểm riêng, nhưng có những công việc bạn chỉ
làm một mình bạn sẽ không bao giờ thực hiện
công việc được hoàn hảo bởi vì luôn có những
trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người
khác. Vì thế, làm việc với những ưu điểm của
nhiều người, đầu tư tài năng và làm việc theo
nhóm, hợp tác với mọi người sẽ luôn chiến thắng
bất cứ một cá nhân nào.
GVH: Vậy hợp tác là gì? Hợp tác biểu hiện ra
như thế nào?
GVH: Hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc
nào?
HSTL, GV bổ sung và cho học sinh ghi bài.
GV cung cấp một số bức ảnh về sự hợp tác giữa
Việt nam với các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Cả lớp cùng xem hình ảnh, từ đó học sinh nêu lên
những cấp độ và mức độ của hợp tác.

* Hoạt động 5: Trò chơi.(3 phút)
GV chọn 4 đội từ 4 tổ, mỗi đội 2 học sinh. Mỗi
đội sẽ được phát một tờ báo, hai học sinh cùng
đứng trên tờ báo, sau đó giáo viên liên tục gấp tờ
báo nhỏ dần để loại dần các đội chơi và tìm được
đội chiến thắng.
Để giành chiến thắng trong trò chơi này các học
sinh cần phải có sự khéo léo, phối hợp thật nhịp
nhàng.
- Hợp tác là cùng chung sức
làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau
trong một công việc, một lĩnh
vực nào đó vì mục đích chung.
* Biểu hiện của hợp tác:
- Cùng bàn bạc;
- Phối hợp nhịp nhàng;
- Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ
nhau;
* Nguyên tắc khi hợp tác:
- Tự nguyện;
- Bình đẳng;
- Đôi bên cùng có lợi;
- Không làm phương hại đến
lợi ích của người khác.
* Các cấp độ và mức độ của
hợp tác:
- Hợp tác song phương hoặc đa
phương;
- Hợp tác về từng lĩnh vực,
từng hoạt động;

- Hợp tác giữa các cá nhân, các
nhóm, giữa các cộng đồng, các
dân tộc…
*Trách nhiệm của thanh
niên, học sinh:
- Cùng bàn bạc, phân công
nhiệm vụ cụ thể, phù hợp;
- Nghiêm túc thực hiện nhiệm
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
22
vụ được phân công;
- Phối hợp nhịp nhàng trong
công việc;
- Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau
trong công việc.

Người viết: Phạm Thị Kim Anh
23
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Xuất phát từ những đặc điểm chung của bộ môn giáo dục công dân, từ đặc điểm
riêng của trường, của từng lớp học, bước đầu thể nghiệm những suy nghĩ về giáo dục
giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh qua một số bài học cụ thể, bản thân
tôi cũng thấy được tính khả thi của hoạt động này như:
- Trong hoạt động nhóm, tôi thường xuyên tạo cơ hội cho các học sinh còn rụt
rè, ngại ngùng lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm, bằng nhiều cách tôi khuyến
khích các nhóm khác tranh luận, phản biện thông tin của nhóm vừa trình bày. Vì thế,
tôi thấy càng ngày các em học sinh càng mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi trình bày một
vấn đề nào đó trước tập thể.
- Khi tổ chức truyền thụ kiến thức bằng phương pháp trò chơi, tôi dựa trên
nhiều cơ sở để xếp các em vào một đội. Có thể là từ lâu nay các em đó chưa từng hợp

tác với nhau trong bất kì một công việc gì. Điều đó đã làm cho các em xích lại gần
nhau hơn, hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn.
- Không khí trong tiết học sôi nổi hẳn lên, một số tiết học trôi qua nhẹ nhàng,
học sinh hứng thú, hăng hái tham gia các hoạt động trên lớp.
- Sau khi thực hiện đề tài này, cũng bằng phương pháp điều tra xã hội học, tôi
lại tiếp tục tìm hiểu kiến thức của các em về vấn đề kĩ năng sống, giá trị sống. Đa số
học sinh đã hiểu được ý nghĩa của giá trị sống, kỹ năng sống, các em đã hiểu rằng
trung thực, thật thà, yêu thương mọi người là những giá trị sống quan trọng của con
người, học sinh hiểu được rằng tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân
mình, học sinh hiểu được rằng lắng nghe người khác cũng là một nhu cầu quan trọng
trong cuộc sống mà lâu nay các em chưa biết, hoặc biết nhưng không mấy quan tâm.
So sánh giữa các lớp có lồng ghép giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống với các
lớp không lồng ghép.
Lớp Sĩ
số
Có lồng
ghép
giáo dục
giá trị
sống, kỹ
năng
sống hay
không
HS trả lời được các
câu hỏi em hiểu gì về
giá trị sống- kỹ năng
sống? những lợi ích
của việc giáo dục giá
trị sống- kỹ năng sống
qua bộ môn GDCD

lớp 10?
HS không trả lời
được các câu hỏi em
hiểu gì về giá trị
sống- kỹ năng sống?
những lợi ích của
việc giáo dục giá trị
sống- kỹ năng sống
qua bộ môn GDCD
lớp 10?
Tăng so
với điều
tra đầu
năm
học(số
liệu ở
phần thực
trạng)
10/7 41 không 12=29,3% 29=70,7 % 2=4,8%
10 /9 44 không 13=29,5 % 31=70,5 % 2=4,5%
10/10 40 có 25=62,5% 15=37,5% 15=37.5%
10/11 40 có 27= 67,5% 13= 32.5% 17=42,5%
Những con số trong bảng số liệu trên đã phần nào nói lên được hiệu quả rõ rệt
của việc giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống thông qua bộ môn giáo dục công dân mà
bản thân tôi đã tiến hành.
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
24
VII. KẾT LUẬN.
Qua thực tiễn năm học 2012- 2013, bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục giá trị
sống- kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học bộ môn giáo dục công dân nhằm trang

bị cho các em những tình cảm cần thiết như biết yêu thương chính bản thân mình, biết
yêu thương người khác, biết tôn trọng người khác là vô cùng cần thiết. Qua đó giúp
các em hình thành một số kĩ năng ứng xử cần thiết trong mối quan hệ với mọi người
xung quanh.
Tuy nhiên, việc giáo dục giá trị sống- kĩ năng sống cũng gặp một số khó khăn
nhất định. Chẳng hạn như để tiến hành giá trị sống- kĩ năng sống thì cần phải tiến
hành nhiều hoạt động. Khi tiến hành các hoạt động thì cần phải có không gian và thời
gian thích hợp. Nhưng dung lượng kiến thức trong chương trình tương đối nhiều, nên
nếu tổ chức hoạt động không khoa học thì giáo viên không thể nào chuyển tải hết kiến
thức cần thiết trong một tiết học. Hơn nữa, không gian của phòng học quá chật , gây
bất tiện cho việc tiến hành các hoạt động. Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong khi giảng
dạy, khi soạn những bài học giáo dục giá trị sống- kĩ năng sống cho học sinh giáo viên
nên lưu ý những khó khăn này.
Qua đề tài này tôi mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng
nghiệp, mong đóng góp một số ý kiến của bản thân trong việc trang bị kĩ năng sống
cho học sinh để học sinh của chúng ta cảm thấy bình tĩnh, tự tin khi đối mặt với mọi
tình huống có vấn đề.
Đại Lộc, ngày 20 tháng 4 năm 2013
Người viết

Phạm Thị Kim Anh
Người viết: Phạm Thị Kim Anh
25

×