ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ THÙY LINH
DẠY ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI”
CỦA NGUYỄN KHẢI (SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2) THEO HƢỚNG
KẾT HỢP CẢM HỨNG NGỢI CA VÀ CẢM HỨNG PHÊ PHÁN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ THÙY LINH
DẠY ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI”
CỦA NGUYỄN KHẢI (SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2) THEO HƢỚNG
KẾT HỢP CẢM HỨNG NGỢI CA VÀ CẢM HỨNG PHÊ PHÁN
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn và Tiếng việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS-TS. NGUYỄN THANH HÙNG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới GS.
TS Nguyễn Thanh Hùng – người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em
trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn
và khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái
Nguyên, đã tạo điều kiện - giúp đỡ em trong q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện,
giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn:
TRẦN THỊ THUỲ LINH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu và thiết kế thể nghiệm của luận văn là trung thực.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả
Trần Thị Thùy Linh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HS
: Học sinh
GV
: Giáo viên
THPT
: Trung học phổ thông
SGK
: Sách giáo khoa
SGV
: Sách giáo viên
NXB
: Nhà xuất bản
NXBHN
: Nhà xuất bản Hà Nội
NXBVH
: Nhà xuất bản văn học
NXB ĐHTN : Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
NXBGD
: Nhà xuất bản giáo dục
GS
: Giáo sư
TS
: Tiến sĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................6
5. Lịch sử vấn đề ...........................................................................................6
5.1 Về vấn đề đọc - hiểu ............................................................................6
5.2 Về vấn đề cảm hứng sáng tác của nhà văn ...........................................7
5.3 Về vấn đề tác giả và tác phẩm ..............................................................8
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................12
B. NỘI DUNG ..............................................................................................16
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..............................................14
1.1. Khái lược chung về lý thuyết đọc - hiểu. ..............................................14
1.1.1. “Đọc” và “hiểu” theo lý luận dạy học hiện đại. ..............................14
1.1.2 Đọc - hiểu văn bản văn chương. ......................................................15
1.1.2.1 Khái niệm đọc - hiểu. ...............................................................15
1.1.2.2 Đặc điểm của đọc - hiểu văn bản văn chương. ..........................16
1.1.2.3 Vai trò của đọc - hiểu văn bản văn chương. ..............................17
1.1.2.4 Yêu cầu của việc đọc - hiểu văn bản văn chương. .....................17
1.1.2.5 Kĩ thuật đọc - hiểu ....................................................................18
1.2.1 Khái niệm cảm hứng sáng tác của nhà văn. .....................................19
1.2.2 Cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán trong sáng tác văn học. ..20
1.2.2.1 Cảm hứng ngợi ca .....................................................................20
1.2.2.2 Cảm hứng phê phán ..................................................................22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.2.2.3 Sự kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán trong
sáng tác tác phẩm văn chương nói chung và dạy đọc - hiểu tác phẩm
“Một người Hà Nội” nói riêng. .............................................................23
1.2.3 Cảm hứng sáng tác và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. ..............26
Chương 2: “MỘT NGƢỜI HÀ NỘI” – TÁC PHẨM ĐA NGHĨA
THEO CÁCH KHÁM PHÁ ĐA DIỆN CON NGƢỜI ...............................29
2.1 Sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải qua hai
giai đoạn sáng tác. .......................................................................................29
2.1.1 Từ 1955-1975. ................................................................................29
2.1.1.1 Khẳng định và ngợi ca những con người trong thời kì mới. ......29
2.1.1.2 Con người với những mặt trái trong con mắt Nguyễn Khải. .....36
2.1.2 Sau 1975. ........................................................................................39
2.1.2.1 Sự phát hiện những vấn đề nhân sinh mang nội dung triết lý
sâu sắc trong các tác phẩm của Nguyễn Khải. ......................................39
2.1.2.2 Tính đối thoại nhiều chiều trong tác phẩm của Nguyễn Khải. ...43
2.2 Ngợi ca và phê phán trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của
Nguyễn Khải. .............................................................................................48
2.2.1 “Một người Hà Nội” – con người mang vẻ đẹp của đất kinh kì. ......48
2.2.2 Cảm hứng phê phán trong “Một người Hà Nội”. .............................53
Chương 3: THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM .......................................................57
3.1 Thực trạng việc dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội” ở trường
THPT hiện nay. ...........................................................................................57
3.1.1 Những khó khăn và thuận lợi trong dạy học tác phẩm “Một người
Hà Nội” hiện nay. ....................................................................................57
3.1.1.1 Đối với giáo viên. .....................................................................57
3.1.1.2 Đối tượng học sinh ...................................................................60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1.2 Ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh về tác phẩm “Một người
Hà Nội”....................................................................................................61
3.1.2.1 Đánh giá chung về tác phẩm .....................................................61
3.1.2.2 Những đánh giá mang tính thực tiễn .........................................62
3.1.3 Thực trạng dạy và học tác phẩm “Một người Hà Nội” ở trường
THPT hiện nay. .......................................................................................63
3.2 Thiết kế thể nghiệm. ..............................................................................64
3.2.1 Mục đích của thiết kế ......................................................................64
3.2.2 Thiết kế giáo án “Một người Hà Nội”. ............................................65
3.2.3 Giải thích thiết kế............................................................................81
3.2.4 Hướng dẫn thực hiện thiết kế ..........................................................81
C. KẾT LUẬN ..............................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................85
PHỤLỤC..........................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Nguyễn Khải thuộc thế hệ những nhà văn trưởng thành từ cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đặc biệt có những thành tựu văn học gắn
liền với những bước phát triển của cách mạng và sự đổi thay của lịch sử dân
tộc. Tuy cha của Nguyễn Khải thuộc hàng quan lại thời thực dân phong kiến
nhưng mẹ con Nguyễn Khải chỉ là cảnh “vợ lẽ con thêm”, mọi sự quan tâm
của người cha hầu như là khơng có, nếu có cũng chỉ là lén lút. Ngay từ nhỏ đã
phải trải qua cuộc sống khó khăn, gian khổ, thậm chí là tủi nhục. Đã có lúc
ơng tự nói với mình: “Khơng thể chết được, vậy thì phải sống. Sống bằng cái
nhẫn nhục, cái chịu thương chịu khó, khơng giây phút nào được buông lơi,
không lúc nào được huyễn hoặc…” (Một giọt nắng nhạt). Chính vì Nguyễn
Khải sớm mang trong mình một thân phận, do đó ở ơng, ta nhận thấy sự nhận
thức về thân phận từ rất sớm.
Cách mạng tháng 8 bùng nổ và thành cơng đã tác động mạnh mẽ đến
ngịi bút của các nhà văn lúc bấy giờ, trong đó có Nguyễn Khải. Ơng khẳng
định: “khơng có Cách mạng thì đến làm người tầm thường cũng khó, nói gì
đến làm một nhà văn” (Thượng đế thì cười). Thậm chí ơng khơng ngần ngại
bộc lộ lịng biết ơn của mình với Cách mạng: “Đã nhiều lần tơi tự hỏi: Nếu
khơng có Cách mạng tháng 8 thì đời mình sẽ ra sao nhỉ?” (Nhìn lại những
trang viết của mình). Dù đến với nghề văn hết sức tình cờ, khơng chủ đích,
nhưng mang trong mình tấm lịng nhiệt thành, sơi nổi cộng với hiện thực cuộc
Cách mạng đang sục sôi, ông đã để lại những trang viết mang tính thời sự rõ
nét. Ban đầu ông viết văn là để phục vụ Cách mạng, viết về Cách mạng. Ông
bám sát từng mảng hiện thực đang diễn ra trước mắt mình và tái hiện lại một
cách chân thực và rõ nét nhất: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế
1
quốc Mĩ xâm lược… Tất cả với một tiêu chí chung là để người đọc tìm thấy
động lực, ý chí cách mạng trong mỗi tác phẩm của mình, và khơng bỏ sót bất
cứ một sự kiện nào. Đặc biệt, số phận con người trong văn của Nguyễn Khải
ln được nhìn nhận dưới mọi góc độ. Mọi suy tư, trăn trở, cảm xúc của con
người được nhà văn đưa vào trang viết của mình hết sức tự nhiên nhưng cũng
khơng kém phần tinh tế. Nói như nhà văn Nguyễn Chí Trung thì: “ơng có một
thân phận nên cảm ai được thân phận của con người, và một niềm tin mãnh
liệt lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, góp phần tích cực vào việc xây dựng
cuộc sống”.
Là một nhà văn luôn có ý thức sâu sắc về sự gắn bó với những vấn đề
thời sự và những nhiệm vụ chính trị của thời đại, ông luôn đi vào cuộc sống
với những vận động, biến thiên của nó và phơi bày hiện thực ra trước mắt
người đọc để người đọc chiêm nghiệm, suy ngẫm và thấy được một phần
mình trong đó. Và nhà văn Nguyễn Khải theo như đánh giá của nhà văn
Nguyên Ngọc ông “xứng đáng là tiêu biểu cho cả một thế hệ những người
cầm bút của đất nước này và cho cả cuộc sống nhọc nhằn, trằn trọc, trầm
luân nhẫn nại mà dũng cảm và đẹp đến kì lạ của đất nước này, của nhân dân
đất nước này” [6, tr.24].
1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải không chỉ dừng lại ở một thể
loại, một đề tài nhất định mà nó là cả một gia tài đồ sộ, bao gồm nhiều thể
loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn… Và ở thể loại nào ông
cũng để lại dấu ấn riêng, đạt được những thành công nhất định. “Bạn đọc chờ
đợi ở ông một thái độ mạnh dạn, nhìn thẳng vào những vấn đề quan trọng và
phức tạp của thực tiễn. Giới nghiên cứu phê bình nhận thấy ở nhà văn một
cách tiếp cận hiện thực độc đáo, cái nhìn sắc sảo và tinh tế, nhiều khía cạnh
của đời sống, đặc biệt là những thân phận, những trạng thái tâm lý của con
người” [6, tr.9].
2
Dù bắt tay vào sáng tác từ khá sớm nhưng các tác phẩm của ông chưa
được chú ý, phải mãi đến khi “Xung đột” ra đời vào năm 1961 thì tên tuổi của
nhà văn Nguyễn Khải mới được nhiều nhà nghiên cứu biết đến. Tiếp theo đó
ơng sáng tác nhiều tác phẩm có ý nghĩa thời sự trong từng giai đoạn lịch sử
của đất nước. Sau này sáng tác của Nguyễn Khải được nhiều nhà nghiên cứu
đánh giá cao không chỉ về nghệ thuật mà còn cả về nội dung tư tưởng. Khi dõi
theo các sáng tác của Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh đã
nhận xét “bên cạnh cái sắc sảo của óc nhận xét thơng minh và tỉnh táo, cái
thắm thiết của tình cảm đã hiện dần ra và mỗi lúc một rõ nét thêm” [27] . Và
trong Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải, Vương Trí Nhàn đã khẳng định:
“Ông đã là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại(…). Và muốn hiểu con
người thời đại với tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ
của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải…” [37, tr.61].
Nguyễn Khải là cây bút hiện thực đặc sắc có phong cách riêng, độc
đáo. Ngót nửa thế kỷ cầm bút nhà văn khơng ngừng tìm tịi, khám phá và sáng
tạo. Với các sáng tác của mình, hiện thực ln được nhà văn nhìn nhận, đánh
giá và khái quát với lý lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, tư duy phân tích tổng hợp
sâu sắc và mang tính khách quan. Văn xi Nguyễn Khải ngày càng xa dần
những mực thước cổ điển để tìm tới những hình thức nghệ thuật mới, có khả
năng biểu đạt cao nhất những nội dung đa dạng và phức tạp của hiện thực.
Ông cho rằng “tác phẩm văn học là một mảnh của đời sống chung,
phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chung”. Chính vì lẽ
đó các sáng tác của ơng ln bám sát vào hiện thực nóng bỏng. Từ “Xung
đột” đến “Mùa lạc”, “Tầm nhìn xa”, “Hãy đi xa hơn nữa”... đó đều là những
vấn đề của ngày hôm nay, của đất nước. Có thể nói, sự khao khát được thể
hiện những vấn đề thời sự từ đó tác động, kích thích mạnh mẽ vào xúc cảm,
vào suy nghĩ của người đọc là điều mà ông luôn đặt lên hàng đầu. Trong
3
“Gặp gỡ cuối năm” ơng viết “Tơi thích cái hơm nay, cái hơm nay ngổn
ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những
biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả
sức khai vỡ”. Đặc biệt trong thời kì đổi mới, Nguyễn Khải cịn thể hiện trong
nhiều loại người với cách nghĩ, cách sống và nói chung là thái độ của họ trước
những vấn đề đặt ra trong thời cuộc vốn rất đa dạng và đầy rẫy phức tạp. Ở
đây ông đặc biệt chú ý đến phương diện đạo đức của con người trước sự biến
thiên của các giá trị trong thời buổi kinh tế thị trường. Và ông không bao giờ
thể hiện cuộc sống với những lối minh họa đơn giản, một chiều. Ơng trình
bày cuộc sống, con người từ đó rút ra từ cuộc sống những vấn đề có ý nghĩa
đối với con người.
1.3. Tác phẩm “Một người Hà Nội” hiện nay đã được đưa vào trường
phổ thơng, nằm trong dịng sáng tác sau 1975 của Nguyễn Khải. Đây là một
truyện ngắn mang tính triết luận của ông viết về Hà Nội, nơi ông đã sinh ra.
Có thể nói, với Nguyễn Khải, Hà Nội là nơi đầy ắp những kỉ niệm và vô cùng
thiêng liêng, chính vì thế những trang viết về Hà Nội là những trang viết ấm
áp, đầy thương cảm và sâu sắc. Những nhân vật đó là những con người bình
thường (người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) nhưng lại ẩn chứa
nhiều thơng điệp có giá trị thời đại.
“Một người Hà Nội” viết về nhân vật cô Hiền, một người bình thường
như bao người bình thường khác nhưng lại là tâm điểm của mọi vấn đề. Hiện
nay, tác phẩm “Một người Hà Nội” được tiếp cận theo hướng thống nhất
chung “là sự phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người
Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước” [37, tr.89]. Và hầu hết
các tài liệu đều ca ngợi nhân vật chính (nhân vật cơ Hiền) là “hạt bụi vàng
chói sáng của đất kinh kì”. Từ sự phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật và
thực tế khảo sát, người viết nhận thấy đằng sau vấn đề ca ngợi còn thấp
4
thống ý thức về sự phản tỉnh của chính nhà văn. Do đó, tác phẩm khơng chỉ
dừng lại ở việc ca ngợi nhân vật chính mà cịn có ý nghĩa sâu sắc hơn nữa đó
là thể hiện quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải từ sau 1975, đặc biệt từ
sau đổi mới.
Mặt khác, khi tìm hiểu về các chặng đường sáng tác của tác giả, thấy
được sự chuyển biến trong cảm hứng sáng tác, sự phát triển đáng ghi nhận
trong tư duy. Người viết nhận thấy vấn đề mà ông đặt ra trong các sáng tác
sau 1975 đến nay mang tính triết luận (cảm hứng chiêm nghiệm, triết lý) rõ
nét. Đối tượng mà ông nhắc đến được soi xét dưới các góc độ văn hóa, lịch
sử, triết học… Và, với một tác phẩm mang tính triết luận thì việc xếp đặt các
nhân vật vào các phạm trù tốt - xấu, chính diện - phản diện mang tính đa
chiều, khơng đơn tính và khơng theo hướng thống nhất chung nào như các
sáng tác của tác giả thuộc cảm hứng chính luận như trước nữa.
Với tất cả các lý do trên, người viết mạnh dạn tìm hiểu vấn đề: “Dạy
đọc - hiểu truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải theo hướng kết
hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài này người viết muốn đưa ra ý kiến của mình trong việc dạy
học tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải trong chương trình Ngữ
văn với mong muốn phát huy được cao nhất tính tích cực học tập của học sinh.
Đồng thời chọn cách tiếp cận tác phẩm sao cho toàn diện và đa chiều nhất.
Đồng thời đề xuất một phương án dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội”
theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán.
Bên cạnh việc tiếp cận tác phẩm theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và
cảm hứng phê phán, người viết cũng muốn làm rõ và khẳng định cảm hứng
nào là chủ đạo. Với luận văn này, chúng tôi không nhằm bác bỏ, phản bác hay
phủ nhận tất cả các ý kiến của những nhà nghiên cứu trước đó. Chúng tơi xuất
5
phát từ sự tìm hiểu thực tế thấy rằng nên đóng góp thêm một ý kiến để tác
phẩm được tồn vẹn hơn, có giá trị sâu sắc hơn và thực tiễn hơn khi đưa vào
giảng dạy. Và nghiên cứu tính đa nghĩa của “Một người Hà Nội” để làm
phong phú hơn chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Ngoài ra, người viết dựa vào thành tựu nghiên cứu đọc – hiểu để vận
dụng dạy học tác phẩm toàn vẹn và sâu sắc hơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học tác phẩm “Một người Hà Nội” theo hướng kết
hợp cảm hứng ngơi ca và cảm hứng phê phán.
- Ngoài ra luận văn cũng nghiên cứu những phương diện lý luận cơ bản
có liên quan như: khái lược chung về lý thuyết đọc - hiểu; cảm hứng sáng tác
của nhà văn; quan niệm nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu và vận dụng cảm hứng ngợi ca và cảm hứng
phê phán một người phụ nữ mang đậm tính cách và văn hóa Hà Nội.
- Tác giả luận văn dựa chủ yếu vào SGK Ngữ văn 12, tập 2 (Bộ chuẩn).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp thực nghiệm
5. Lịch sử vấn đề
5.1 Về vấn đề đọc - hiểu
Tìm hiểu về lý thuyết đọc - hiểu người viết đã tham khảo một số tài liệu
của các nhà nghiên cứu trước đó như:
- Nguyễn Thanh Hùng, Đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà
trường, NXBGD, 2008.
6
- Đỗ Ngọc Thống, “Điều giáo viên lúng túng nhất vẫn là phương
pháp”, Tạp chí văn học và tuổi trẻ, số 127, 2006.
- Trần Đình Sử, “Con đường đổi mới phương pháp dạy học văn”, Báo
văn nghệ, số 10, 7/3/2009.
- Bùi Thị Nga, Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo
đặc trưng loại thể trong SGK Ngữ văn 10 THPT, Luận văn thạc sĩ, Thái
Nguyên, 2008.
Trong các tài liệu trên các tác giả cũng đã đưa ra những nghiên cứu
hoàn chỉnh về vấn đề đọc - hiểu như: Khái niệm đọc - hiểu, kĩ thuật đọc hiểu… Trên cơ sở đó người viết vận dụng, tổng hợp, khái quát vào trong bài
viết của mình những kiến thức phù hợp nhất.
5.2 Về vấn đề cảm hứng sáng tác của nhà văn
Cảm hứng sáng tác của nhà văn là vấn đề cơ bản, then chốt nhất của
luận văn. Trong Từ điển thuật ngữ văn học có định nghĩa về Cảm hứng chủ
đạo, và coi “cảm hứng chủ đạo lúc đầu là chỉ yếu tố nhiệt tình say sưa diễn
thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ” [12, tr.41]. Và cảm
hứng chủ đạo gắn liền với đề tài và tư tưởng của tác phẩm, là một hiện tượng
độc đáo khơng lặp lại, gắn với tình cảm của tác giả. Cảm hứng chủ đạo hay
gọi tắt là “cảm hứng”, cũng có thể coi đây là cảm hứng sáng tác của nhà văn.
Cũng trong cuốn SGK Văn học 11, Phần văn học nước ngồi đã nói về
cảm hứng sáng tác của nhà văn như sau: “Cảm hứng là nội dung tình cảm của
tác phẩm… Cảm hứng thường thể hiện ở giọng điệu, ngữ điệu” [44, tr.107-108].
Ngoài ra trong hai cuốn giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức
chủ biên và GS.Phương Lựu chủ biên các tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề
này và mở rộng ở phương diện các lý luận có liên quan chứ không trực tiếp đi
vào khái niệm.
7
Qua đó có thể thấy đây là một vấn đề lý luận rất quan trọng, quyết định
sự ra đời của tác phẩm và sự trường tồn của nó trong nền văn học.
5.3 Về vấn đề tác giả và tác phẩm
5.3.1 Tác giả Nguyễn Khải
Suốt nửa thế kỉ cầm bút, với hơn 70 tác phẩm thuộc các thể loại,
Nguyễn Khải đã khẳng định được tài năng và phong cách nghệ thuật riêng
của mình, thể hiện sức sáng tạo và lao động nghệ thuật nghiêm túc, khơng
mệt mỏi. Là nhà văn có cái nhìn “hiện thực tỉnh táo”, ơng ln tái hiện lại
hiện thực một cách trung thực và sinh động nhất, bám sát hiện thực với những
mảng đề tài nóng bỏng. Chính vì thế cuộc đời và sự nghiệp của ơng là đề tài
tìm hiểu của khơng ít các nhà nghiên cứu.
Trong các cơng trình nghiên cứu của mình, các tác giả đều đã đánh giá
rất cao cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khải. Tác giả Hà Công Tài đã nhận
xét: “Nguyễn Khải là cây bút hết sức độc đáo, ở vị trí hàng đầu của nền văn
học cách mạng Việt Nam… Tác phẩm của ông luôn đem lại những cách nhìn
mới và sâu thẳm về con người, về cõi vơ tận của đời sống vốn rất mênh mơng
và khó nắm bắt, giàu tính triết luận và tính nhân văn cao cả” [6, tr.9] Từ đó
ơng kết luận: “đọc ơng như đối thoại với nhân vật trong đó để cùng suy nghĩ,
trăn trở. Tác phẩm của ơng có tính kích thích kì lạ” [6, tr.24].
Theo tác giả Hồng Thị Anh, “Nguyễn Khải đã để lại một dấu ấn riêng
qua những truyện ngắn viết cuối thế kỉ XX. Mỗi trang văn của ông là một
trang đời của người cầm bút suốt đời khơng thơi trăn trở, suy nghĩ, mải mê
tìm kiếm sự thật ở bề sâu cuộc sống. Những trang đời không một chút hổ thẹn
với danh dự và danh phận của người cầm bút”. [10, tr. 114].
Với GS. Hà Minh Đức thì Nguyễn Khải là người “giỏi phát hiện vấn
đề, khai thác sâu tâm trạng nhân vật, nhạy cảm với nhiều mối quan hệ giữa
8
nhân vật và thời cuộc, môi trường hoạt động, văn mạch tiềm ẩn nhiều câu
hỏi, nhiều triết lý” [7, tr. 5].
Ngồi ra cịn có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả
khác như:
- Đào Thủy Nguyên, Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải
trong giảng dạy Văn học Việt Nam hiện đại, NXBGD, 2008.
Và các bài báo trên các tạp chí, sách nghiên cứu, chuyên luận, khóa
luận tốt nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Tiến sĩ về tác giả Nguyễn Khải và các tác
phẩm của ông.
5.3.2 Tác phẩm “Một người Hà Nội”
“Một người Hà Nội” là một truyện ngắn nằm trong tuyển tập “Hà Nội
trong mắt tôi” của Nguyễn Khải. Tập truyện gồm 10 tác phẩm viết về những
người trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp của tác giả. Tập truyện được coi là
những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện cái nhìn nghệ thuật
mới của Nguyễn Khải về con người đất kinh kì. Chính vì thế mà tập truyện đã
thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Đặc biệt trong khoảng 3 năm
trở lại đây, tác phẩm “Một người Hà Nội” được đưa vào chương trình SGK
Ngữ văn 12, tập 2 phần Bài đọc thêm với bộ cơ bản và đưa vào chương trình
học chính với bộ nâng cao thì tác phẩm đã được chú ý và đánh giá cao, coi
đây là tác phẩm tiêu biểu của văn học thời kì đổi mới. Bởi lẽ các tác phẩm của
Nguyễn Khải từ sau 1975 đặc biệt là từ sau đổi mới mang một phong cách
nghệ thuật khác so với trước, từ cảm hứng chính luận sang cảm hứng triết lý,
chiêm nghiệm; con người từ con người công dân sang con người thế sự, đời
tư. Và “Một người Hà Nội” được coi là tác phẩm tiêu biểu cho sự chuyển
hướng sáng tác đó.
9
Tác giả Cao Hải Thanh trong bài báo đăng trên Tạp chí GD, năm 2008
với tên Đơi điều cảm nhận về tác phẩm “Một người Hà Nội”. Trong bài viết
của mình tác giả đã phân tích tác phẩm khá kĩ lưỡng, đặc biệt nhân vật cô
Hiền được tác giả khẳng định sở dĩ được chọn là người tiêu biểu cho cả Hà
Nội nói chung vì cơ là phụ nữ. Và “phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp, để nói
về cái đẹp, sự thanh lịch của người Hà Nội không thể khơng nói về cái đẹp
của người phụ nữ”. Và cái đẹp đó được tác giả lý giải qua cung cách sống,
tính cách của nhân vật (trung thực, bình tĩnh, hòa nhã, lịch sự, biết kiềm chế,
mềm mỏng…). Cuối cùng tác giả đã kết luận đây là cấu trúc tính cách người
Hà Nội, những ánh vàng.
Tuy nhiên, GS. Trần Đình Sử trong bài viết “Một người Hà Nội - một
truyện ngắn thế sự” đã khẳng định quan điểm bước đầu của mình đối với tác
phẩm: “Đó khơng phải là kết luận cuối cùng, mà là những vấn đề nêu ra để
mời gọi người đọc cùng tham gia suy nghĩ, đối thoại, tán thành hoặc khơng
tán thành, để đi tìm những giá trị bền vững cho con người Hà Nội, trung tâm
văn hóa, chính trị…” [ 34, tr.207]. Theo ơng đây khơng phải là một tác phẩm
mang tính chất sử thi, viết ra để ca ngợi các tấm gương yêu nước thương nòi
như trước, mà “Một người Hà Nội” là một “tác phẩm kiểu khác, viết về một
kiểu người khác, một phương diện khác của con người, là con người thế sự,
con người tính tốn việc đời” [34, tr.204]. GS cũng đã chỉ ra: trong tác phẩm
cũng có “những người Hà Nội ra đi cách đây đúng 10 năm”, những người
yêu nước như con trai bà Hiền, như Tuất.., chịu nhiều mất mát, hy sinh như
mẹ của Tuất và mẹ của hơn 600 người con Hà Nội. Nhưng họ không phải là
nhân vật chính của tác phẩm, mà nhân vật được tác giả tác giả khắc họa ở đây
là nhân vật bà Hiền – một người của Hà Nội hôm nay.
Tác giả Đặng Lưu trong bài viết “Một truyện ngắn có xu hướng triết
luận” cũng đã nhấn mạnh: “Xuyên suốt tác phẩm là niềm tin bền bỉ, mãnh liệt
10
của một con người vào cái giá trị hiển nhiên và lâu bền của một lối sống mà
mình cho là tốt đẹp. Trong bất cứ hoàn cảnh nào bà vẫn giữ gìn, vun đắp để
cho lối sống ấy khơng bị pha tạp, mai một…” [ 34, tr.210]. Nhưng bên cạnh
đó tác giả cũng chú ý tới quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn
Khải từ sau 1975, đó là: “con người được nhà văn khắc họa là con người đa
diện, đa nghĩa, con người thế sự… Không thể đơn giản đánh giá những nhân
vật kiểu ấy bằng cái khuôn thước phổ biến một thời. Cũng vì vậy các nhân vật
đòi hỏi ở độc giả một tinh thần đối thoại dân chủ. Khơng có ai độc quyền
chân lí cũng như độc quyền trong phán xét về con người…” [ 34, tr.207].“Có
thể nói rằng, hành trình khám phá nhân vật trong Một người Hà Nội là sự thu
nhỏ hành trình nhận thức của tác giả về con người trong một quãng đời cầm
bút. Điểm đến của hành trình suy tư ấy là gì nếu khơng phải ở chỗ nhận ra sự
đa diện của con người?”[34, tr.211]. Tác giả cũng đã kết luận: “Nhân vật bà
Hiền, dẫu được người thuật truyện xem là một hạt bụi vàng của Hà Nội vẫn
không phải là nhân vật lý tưởng”[34, tr.212]. Tác giả cùng quan điểm với
GS. Trần Đình Sử, cho rằng trên cái nền lịch sử rộng lớn ấy: tiếp quản thủ
đô, chiến tranh giải phóng miền Nam, cải tạo tư bản tư doanh… đáng lý ra
thì nó phải là “mảnh đất màu mỡ” để cho các nhân vật anh hùng, những tấm
gương yêu nước thường nịi, những con người có phẩm chất lý tưởng, đại
diện cho một cộng đồng, một dân tộc xuất hiện. Thì nay Nguyễn Khải lại
“soi chiếu con người từ một góc nhìn khác, nhằm phát hiện những góc khuất
của con người thế sự đã vắng bóng từ lâu trong văn học”[34, tr.212]. Đây là
những quan điểm hoàn toàn mới mẻ, mang tính gợi mở đến một vấn đề tồn
vẹn hơn.
GS. Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã từng nhận xét về các sáng tác của
Nguyễn Khải: “Thời nào cũng có tốt và xấu, người nào cũng có thiện và ác,
sang và hèn, chuyện đời thì thế này thế khác… khơng nên và không thể đơn
11
giản một chiều..” [ 28, tr.200]. Và cái tài của Nguyễn Khải hơn người ở chỗ
“có tài chộp rất nhanh những kiểu người có vấn đề khác nhau”, ơng “khơng
lý tưởng hóa nhân vật, tin nhân vật và ý nghĩ của mình là có thật, xuất phát từ
sự thật” [28, tr.199].
TS. Đào Thủy Nguyên cũng đã chỉ ra: “Phần lớn các nhân vật nữ của
Nguyễn Khải được khai thác sâu ở phương diện lí trí, ở cái phần rất người
của họ… Nhân vật nữ của ơng vừa có cái mạnh mẽ của người phụ nữ hiện
đại, vừa có cái nét truyền thống của người phụ nữ ngày xưa” [2, tr.64 ].
Như vậy có thể thấy tác phẩm “Một người Hà Nội” thu hút được sự
chú ý của khá nhiều nhà nghiên cứu, và tác giả nào cũng nhận thấy sáng tác
của Nguyễn Khải từ sau 1975 mang tính triết luận rõ nét, con người mang cái
nhìn nghệ thuật đầy mới mẻ, khơng đơn tính như trước nữa. Tuy vậy các tác
giả mới chỉ dừng lại ở mức độ đặt vấn đề, “chạm nọc” mà chưa lý giải một
cách thỏa đáng đâu là nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải
trong tác phẩm này. Chính vì thế người viết trên cơ sở những thành tựu của
người đi trước, bổ sung, góp thêm ý kiến để tác phẩm được toàn vẹn và sâu
sắc hơn nữa, nhất là phản ánh được quan niệm nghệ thuật về con người của
Nguyễn Khải trong văn học thời kì đổi mới.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Trong chương này người viết sẽ từng bước giải quyết các vấn đề lý
luận như:
- Cảm hứng sáng tác của nhà văn.
- Khái lược chung về lý thuyết đọc - hiểu, trong đó có các vấn đề như:
+ Khái niệm đọc - hiểu.
+ Đặc điểm đọc – hiểu.
+ Vai trò của đọc - hiểu văn bản văn chương.
12
+ Yêu cầu của đọc - hiểu.
+ Kĩ thuật đọc – hiểu.
Chương 2: “Một người Hà Nội” - tác phẩm đa nghĩa theo cách khám phá
đa diện con người
Chương này người viết tập trung làm rõ sự chuyển biến trong quan niệm
nghệ thuật của nhà văn ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước.
Nghiên cứu tác phẩm “Một người Hà Nội” theo hướng kết hợp cảm
hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán.
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm
13
B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái lƣợc chung về lý thuyết đọc - hiểu.
1.1.1. “Đọc” và “hiểu” theo lý luận dạy học hiện đại.
Ngay từ khi chữ viết ra đời, con người đã biết đọc theo cách riêng của
mình. Các tri thức của nhân loại con người muốn tiếp thu, lĩnh hội được chỉ
có cách duy nhất là tiếp cận văn bản dưới hình thức đọc. Và ở mỗi một ngành
khác nhau của tâm lý học, sinh lý học, ngơn ngữ học… thì đọc chính là phạm
trù trung tâm, được hiểu theo những hướng đa dạng mà thống nhất. Trong văn
học, “đọc” được cắt nghĩa như sau: “Đọc là phát thành lời những điều đã
được viết ra, theo đúng trình tự, tiếp nhận nội dung của một tập hợp các kí
hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu đó, hiểu thấu bằng cách nhìn vào những
biểu hiện của bề ngoài” [3, tr. 4].
Và : “Đọc văn là đọc ra sự nhân bản đọc ra những con người trong
một con người và đọc ra một con người trong cộng đồng xã hội thẩm mĩ của
nó” [22, tr. 69].
Nhưng dù cách cắt nghĩa “đọc” có khơng giống nhau, nhưng các nhà
nghiên cứu cũng đồng nhất quan điểm coi “đọc” văn bản chính là giải mã văn
bản, tri giác ngơn ngữ để tìm ra ý nghĩa đa tầng trong tác phẩm văn học mà
tác giả muốn gửi gắm trong đó.
“Hiểu” nói chung đó là sự phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự
vật, hiện tượng. Một người hiểu vấn đề tức là anh ta đã nắm bao qt được
tồn bộ nội dung vấn đề và có thể áp dụng vào thực tế, thực hành.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “hiểu” là kết quả của sự đọc nghiêm
túc. Và cái sự hiểu ấy có một số nội dung cơ bản như:
+ Hiểu là xác định được nội dung tư tưởng trung tâm của văn bản.
14
+ Hiểu là khẳng định được hiệu quả và giá trị của những vấn đề trong
văn bản.
+ Hiểu là đi tới hiểu rõ những điều kiện cơ bản của vấn đề.
+ Hiểu tức là có thể nắm vững những thơng tin quan trọng có thể giải
quyết vấn đề hoặc góp phần trả lời những câu hỏi đặt ra trong văn bản.
Như vậy, người đọc thật sự hiểu tác phẩmvăn chương phải là người:
+ Đánh giá được tư tưởng của tác giả.
+ Hiểu mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả xây dựng nên.
+ Hiểu và khám phá ra nội dung chứa đựng trong và ngoài văn bản.
+ Đưa thông tin và tư tưởng của tác giả trong tác phẩm vào đời sống
của chính người đọc.
1.1.2 Đọc - hiểu văn bản văn chương.
1.1.2.1 Khái niệm đọc - hiểu.
Thuật ngữ đọc - hiểu đã xuất hiện ở nước ta đã khá lâu, một trong
những người có cơng trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này là GS. TS. Trần
Đình Sử. Qua các cơng trình nghiên cứu của ơng, ông đã đưa ra quan điểm
của mình, coi đọc - hiểu văn bản văn chương chính là q trình “đối thoại”
giữa người đọc và tác giả, đối thoại với cách hiểu của người đọc trước. Và
ông cho rằng: “Với mỗi một tác phẩm văn chương thì đọc văn chính là con
đường đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính
tâm hồn người đọc” [32, tr.10-22].
Bên cạnh đó khái niệm đọc - hiểu cũng được nhiều người định nghĩa
khác nhau: “Đọc - hiểu văn bản văn chương có nghĩa là đọc kết hợp với sự
hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái qt biện luận đúng sai về
logic, tức là kết hợp với năng lực tư duy và biểu đạt” [3, tr.7].
Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã có sự quan tâm đúng mực
đối với vấn đề hiện nay đang được cho là vấn đề cơ bản, có nội dung quan
15
trọng trong q trình dạy học văn. Đó là một khái niệm khoa học chỉ mức độ
cao nhất của hoạt động đọc.
1.1.2.2 Đặc điểm của đọc - hiểu văn bản văn chương.
Một tác phẩm văn học được nhà văn sáng tạo ra từ những suy tư, trăn
trở, những tình cảm lớn lao mà trong phút giây thăng hoa đã hiện ngun trên
trang giấy. Đó khơng chỉ là những vấn đề tác giả nghe, nhìn và cảm thấy, mà
nó cịn là vấn đề của mọi người ở mọi thời đại. Tác giả viết ra như một cách
đặt vấn đề, để người đọc có thể tiếp nhận và bổ sung văn bản. Điều làm cho
tác giả luôn luôn ngạc nhiên là tác phẩm của mình ln có sự sáng tạo và ý
nghĩa nằm ngồi sự kiểm sốt. Có những bạn đọc đã trở thành tri âm với tác
giả vì sự cảm, sự hiểu đã vượt qua cả cái giới hạn vốn có. Vậy, khi đọc một
tác phẩm văn học, người đọc như thế nào thì được coi là hiểu văn bản? Đó
quả là một vấn đề không dễ nắm bắt, nhưng về cơ bản, ta có thể thấy:
- Người đọc hiểu văn bản, tức là người đọc đó từ sự tiếp xúc với văn
bản đã dấy lên trong tâm hồn những cảm xúc thẩm mĩ, xúc động sâu xa. Từ
đó giải thích được, cắt nghĩa được tầng tầng, lớp lớp trong văn bản, đưa ra
được sự chiêm nghiệm của bản thân với tác giả.
- Khi đã hiểu tác phẩm, người đọc sẽ nhận thức được nhiều vấn đề như:
tác phẩm đó thuộc thể loại nào, nằm trong cảm hứng sáng tác nào của tác
giả… Từ đó, đi tới được một định hướng chung cho các tác phẩm tương tự.
Mặt khác, hoàn thiện hơn kĩ năng thực hành ở các phân mơn có liên quan như
Tiếng Việt và Tập làm văn.
- Cuối cùng đọc - hiểu là kết quả của hoạt động phân tích, cắt nghĩa
trong khi đọc, “là một hoạt động phân tích và tổng hợp phức tạp được truyền
đạt thơng qua nội dung ý thức trong từ ngữ và câu cú để diễn tả những mối
quan hệ khác nhau…, là sự hiểu thấu suốt ngơn ngữ và là sự phân tích, phát
hiện ý nghĩa sâu xa trong văn bản” [22, tr. 87].
16
1.1.2.3 Vai trò của đọc - hiểu văn bản văn chương.
Trong tiếp cận văn bản văn chương, việc đọc - hiểu là vô cùng quan
trọng, nếu như người đọc muốn chiếm lĩnh tác phẩm đó. Có đọc, có hiểu tác
phẩm ta mới thấy hết được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, giá trị ý nghĩa và
thông điệp mà tác giả gửi gắm. Đọc - hiểu chính là bước đệm quan trọng biến
người đọc thành bạn đọc sáng tạo (bạn đọc cao cấp).
Ngoài ra, nắm vững khái niệm đọc - hiểu và vận dụng thành thạo nội
dung đọc - hiểu văn bản sẽ góp phần “thay đổi hệ hình phương pháp dạy học
văn”. Cái mới ở đây là việc chuyển hoá việc giảng dạy của một người thành
việc đọc của nhiều người trong quá trình dạy học văn. Theo TS.Nguyễn Ngọc
Thống thì: “dạy đọc - hiểu văn bản khơng có gì đối lập với dạy theo kiểu
giảng văn nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau” [5, tr.21-25]. Và vai trò phát
huy tính tích cực của học sinh một cách tối đa trong giờ học là điều rất dễ
dàng nhận thấy của dạy đọc - hiểu.
1.1.2.4 Yêu cầu của việc đọc - hiểu văn bản văn chương.
Bất cứ một phương pháp dạy học nào muốn đạt được hiệu quả cao cũng
phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định. Dạy đọc - hiểu cũng vậy, một
yêu cầu được coi là có tính ngun lý của đọc - hiểu văn bản là đọc tác phẩm
theo đặc trưng thể loại. Bởi lẽ, mỗi một thể loại (thơ, truyện ngắn, chèo,
kịch…) đều có những đặc điểm của phương thức biểu đạt văn bản riêng gắn
với ngữ cảnh, cảm xúc, suy tư…
Một yêu cầu khác cũng có vai trị khơng kém quan trọng, đó là người
đọc phải có quan điểm riêng, có cái nhìn và quan điểm nhất định. Đọc một tác
phẩm, người đọc khơng thể thuận theo những suy nghĩ đã có mà phải có sự
sáng tạo trên cơ sở lý giải logic của bản thân. Người đọc chỉ có thể trở thành
bạn đọc phát triển khi họ khơng gị bó mình trong một cách đọc, một cách
hiểu văn bản duy nhất.
17