Tải bản đầy đủ (.ppt) (62 trang)

Chương 3. CƠ QUAN SINH DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 62 trang )


GV: Nguyn Th Minh Th
TRệễỉNG CAO ẹANG Sệ PHAẽM SOC TRAấNG
HC PHN:HèNH THI- GII PHU HC
THC VT
Chng 3 C QUAN SINH DNG
(THN)


Chương 3 – CƠ QUAN SINH DƯỠNG (tt)
I. MỤC TIÊU
- Khái niệm chung về cơ quan sinh dưỡng của thực
vật bậc cao (rễ, thân, lá). Vai trò của cơ quan sinh
dưỡng trong sinh trưởng và phát triển của thực vật.
- Đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, biến dạng
của rễ, thân, lá cây Hai lá mầm và cây Một lá
mầm. Qua đó chứng minh cấu tạo phù hợp với
chức năng của chúng.

I. MỤC TIÊU
- Sự giống nhau và khác nhau trong cấu tạo rễ,
thân, lá cây hai lá mầm và cây Một lá mầm;
trong cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp của
rễ, thân cây Hai lá mầm.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một
số hiện tượng thực tế, sản xuất có liên quan
đến cơ quan sinh dưỡng.
- Hướng dẫn, giảng dạy những kiến thức về cơ
quan sinh dưỡng trong các bài học SGK SH6.

2.2. Thân


2.2.1. Định nghĩa
Thân là phần cơ quan trục ở trên mặt
đất, nối tiếp với rễ, mang lá và cơ quan
sinh sản.
Chức năng chủ yếu của thân là dẫn truyền
và nâng đỡ. Ngoài ra, ở một số loại cây
thân còn làm chức năng dự trữ, quang hợp,
hoặc sinh sản sinh dưỡng.

2.2. Thân
2.2.2. Hình thái thân

2.2.2.1. Các bộ phận của thân
Các bộ phận của thân: thân chính,
cành và sự phân cành

a. Thân chính
Cùng nằm trên một trục với rễ nhưng mọc thẳng lên
trên mặt đất theo hướng ngược với rễ.
- Hình dạng, kích thước của thân chính rất khác nhau.
Có cây không có thân như cây mã đề, có cây thân rất
bé chỉ cao vài centimet, nhưng nhiều loài cây có thân
vừa cao lại vừa to như cây chò chỉ ở vườn quốc gia
Cúc phương, cây bạch đàn châu úc, cây xê-côi-a
(sequoia) ở châu Mỹ

a. Thân chính
+ Chồi ngọn:
Ở ngọn thân có chỗ hơi phình to ra, hình nón gọi
là chồi ngọn. Chồi ngọn gồm nhiều lá non phủ lên

nhau che chở cho mô phân sinh ngọn ở phía trong.
Ở một số loài cây, chồi ngọn được bảo vệ
bởi các lá kèm rụng sớm (búp đa ở cây đa)
hoặc một phần lá non biến thành vảy bảo vệ
chồi trong mùa đông giá rét, khi mùa xuân tới
chồi non mọc ra thì lá vảy rụng đi (các cây ở
vùng ôn đới).

a. Thân chính
+ Chồi nách:
Ở nách các lá dọc theo thân có nhiều chồi nhỏ
khác, cấu tạo giống như chồi ngọn gọi là chồi nách.
Các chồi này phát triển thành cành hoặc hoa.
Giữa chồi ngọn và chồi nách có mối quan hệ sinh lí
phức tạp: chồi ngọn thường kìm hãm sự phát triển
của chồi nách, khi chồi ngọn chết thì chồi nách phát
triển mạnh.

a. Thân chính
+ Chồi phụ: có thể mọc trên thân chính, cành
hoặc rễ bị chặt ngang, có khi ở cả trên thân
rễ của nhiều loài cỏ.
Chồi phụ sẽ phát triển thành thân hoặc
cành mới.
Chồi phụ là hình thức sinh sản sinh dưỡng
của thực vật có hoa, có ý nghĩa quan trọng
trong trồng trọt.

a. Thân chính
+ Mấu và gióng

Mấu là chỗ lá dính vào thân phía dưới chồi
nách. Khoảng cách giữa hai mấu liên tiếp gọi là
gióng. Các gióng ở phía ngọn có thể dài ra thêm
nhưng các gióng ở phía dưới của thân sau khi
đạt mức độ nhất định sẽ không dài ra thêm nữa.
Sự tăng trưởng của cây do hoạt động của mô
phân sinh gióng gọi là sinh trưởng gióng.
Như vậy thân dài ra nhờ sự sinh trưởng ở đỉnh
ngọn và sinh trưởng gióng.


a. Thân chính
Ở các cây Một lá mầm (cỏ, lúa, ngô, mía,
tre…) mấu và gióng tồn tại suốt đời, sinh
trưởng gióng kéo dài và làm cây dài ra.
Ở các cây gỗ Hai lá mầm, đến thời kì
sinh trưởng thứ cấp thì sự phân chia ra
mấu và gióng rất khó phân biệt.

b. Cành và sự phân cành
Cành phát triển từ chồi nách của thân
chính gọi là cành bên hay cành cấp 1,
cành bên có hình dạng, cấu tạo và sự sinh
trưởng giống như thân chính, có chồi
ngọn và chồi nách. Các cành bên lại tiếp
tục phát triển cho ra các cấp cành khác
nhau (cành cấp 2, 3, 4…) cuối cùng hình
thành một tán cây.

b. Cành và sự phân cành

Hình. Các kiểu phân nhánh của cây
a. Phân nhánh đôi; b. Phân nhánh đơn trục;
c-d. Phân nhánh hợp trục

Các kiểu phân nhánh
+ Phân nhánh đôi (lưỡng phân):
chồi ngọn dược phân đôi thành hai đỉnh
sinh trưởng, mỗi đỉnh sẽ phát triển thành
một cành mới, các chồi cành được tiếp
tục phân đôi theo kiểu lưỡng phân,
thường gặp ở tế bào bậc thấp như thông
đất, quyển bá, tản một số tảo.

b. Cành và sự phân cành
+ Phân nhánh đơn trục (đơn phân):
Chồi ngọn của thân phát triển thành
trục chính và tiếp tục sinh trưởng có khi
đến suốt đời của cây. Các cành bên được
hình thành từ chồi nách của thân chính,
các cành này cũng phát triển theo kiểu
đơn phân (thân thông, mít…).

b. Cành và sự phân cành
+ Phân nhánh hợp trục: chồi ngọn ngừng sinh
trưởng sớm hoặc chết đi, chồi nách phát triển thay thế
chồi ngọn, sau một thời gian chồi nách này lại ngừng
sinh trưởng hoặc chết đi và được thay thế bằng chồi
nách sát đó.
Phân nhánh hợp trục tạo thân chính rất ngắn và
trục dọc là tập hợp của nhiều trục của các cấp cành

bên thay thế liên tục (khoai tây, bí ngô…).

2.2.2.2. Các dạng thân

Thân gỗ,

Thân bụi,

Thân bụi nhỏ,

Thân cỏ

2.2.2.2. Các dạng thân
- Thân gỗ:
Là thân của các cây sống nhiều năm, thân chính
phát triển mạnh, có sự hóa gỗ. Cây gỗ được chia
thành 3 loại:
+ Cây gỗ to: thân cao từ 20m trở lên (chò chỉ, chò
nâu…)
+ Cây gỗ vừa: thân cao 10-20m (sấu, đa, dẻ…)
+ Cây gỗ nhỏ: thân cao dưới 10m (na, ổi, mít, hồng
xiêm…)

2.2.2.2. Các dạng thân
- Thân bụi: thân dạng gỗ sống nhiều năm nhưng
thân chính chết hoặc kém phát triển, cành xuất phát từ
gốc. Cây thân bụi có chiều cao không quá 6m (sim,
mua, sú…).

- Thân bụi nhỏ: cây sống nhiều năm, có thân hóa

gỗ một phần ở gần gốc, phần ngọn không hóa gỗ và
chết vào cuối thời kì dinh dưỡng. Tại gốc hình thành
nên những chồi mới, làm cho cây tiếp tục sinh
trưởng, phát triển (cỏ lào).

2.2.2.2. Các dạng thân
- Thân cỏ:
Thân nằm trên mặt đất và chết vào
cuối thời kì ra hoa kết quả, không có cấu
tạo thứ cấp.
Thân cỏ có nhiều loại: cỏ một năm, cỏ
hai năm, cỏ nhiều năm.

2.2.2.3. Các loại thân trong không gian
a) Thân đứng: thân mọc thẳng đứng, thừơng vuông gốc
với mặt đất nơi cây mọc. Hầu hết các cây thân gỗ và
một phần cây thân cỏ thuộc loại này.
b) Thân bò: cây không đủ cứng rắn để đứng thẳng mà
phải bò lan sát mặt đất. Tại các mấu chạm đất của
thân thường mọc rễ phụ, nhờ đó mà thân có khả năng
sinh sản sinh dưỡng. Ví dụ: dâu tây, rau má, khoai
lang,
Trong trồng trọt, người ta thường sử dụng các
đoạn thân bò để gây giống.

2.2.2.3. Các loại thân trong không gian
c) Thân leo (dây leo): cây không đủ khả năng đứng một
mình, phải dựa vào các cây khác hoặc vào giàn để
vươn cao, đưa lá ra ánh sáng.
Thân leo có: thân leo gỗ, thân leo cỏ. Chúng có

nhiều cách leo khác nhau như:
- Leo nhờ thân quấn
- Leo nhờ tua quấn
- Leo nhờ gai móc
- Leo nhờ rễ bám

2.2.3. Biến dạng của thân

A. Thân củ dưới mặt đất của khoai tây
B. Thân củ trên mặt đất của su hào
D. Thân mọng nước
C. Thân rễ dưới mặt đất của cây dong ta

×