Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

cơ quan phân tích thị giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.1 KB, 18 trang )


Cơ quan phân tích thị giác
gồm 3 bộ phận cầu mắt, dây thần kinh thị
giác và trung ương thần kinh.
Cấu tạo và chức phận của mắt :
Cấu tạo của mắt gồm cầu mắt và các cơ
quan hỗ trợ như mi mắt, tuyến lệ, các
cơ…
+ Cầu mắt là bộ phận chính của mắt , đường
kính 25mm và có 3 màng : màng cứng,
màng mạch và màng thần kinh.





Cấu tạo và chức phận của mắt :
+ Màng cứng : gồm hai phần : phía sau cấu tạo
bằng mô liên kết sợi chắc, có mầu nâu trắng.
Phía trước là một màng trong suốt gọi là giác
mạc.
+ Màng mạch : mềm , có nhiều mạch máu phủ
dày đặc xen kẽ với các tế bào sắc tố. Thể my là
phần dày lên của màng mạch, có chức năng tiết
thủy dịch Lòng đen là phần trước của màng
mạch hình đĩa tròn, giữa có lỗ thủng gọi là con
ngươi ( đồng tử ). Lòng đen cấu tạo bởi nhiều
sắc tố thì lòng mắt có màu đen, ít sắc tố thì lòng
mắt màu nâu hoặc xanh da trời. Lòng đen có 2
loại cơ giúp co giãn đồng tử có tác dụng điều
chỉnh lượng ánh sáng lọt vào bên trong.



Cấu tạo và chức phận của mắt :
+ Màng thần kinh : là những tế bào thần kinh thu
nhận cảm giác ánh sáng. Màng thần kinh gồm 3
lớp tế bào :

Lớp thứ nhất nằm sát thủy dịch là lớp sắc tố .

Lớp tiếp theo là lớp tế bào cảm thụ ánh sáng
có dạng hình nón và hình que. Mắt người có 130
triệu tế bào que , 7 triệu tế bào nón. Tại nơi dây
thần kinh thị giác đi ra không có các tế bào que
và nón gọi là điểm mù. Cách điểm mù vài mm là
điểm vàng. Điểm vàng thẳng với lỗ con ngươi
qua nhân mắt và thủy tinh dịch

Lớp thứ 3 là các tế bào hạch. Sợi trục của các
tế bào hạch tập trung tạo thành dây thần kinh thị
giác số II.


Trong thành phần cầu mắt còn có thủy tinh dịch,
nhân mắt và thủy dịch. Đó là hệ thống chiết
quang của cầu mắt.

Các cấu tạo hỗ trợ :
+ My mắt : để che chắn gió bụi.
+ Tuyến lệ : tiết ra nước mắt đổ vào hố lệ ở gôc
mắt. Nước mắt có tác dụng rửa sạch bụi và
những vật lạ xâm nhập vào giác mạc. Nước mắt

còn có tác dụng sát trùng và giữ cho giác mạc
trong suốt.
+ Các cơ vận động cầu mắt : gồm 6 cơ . Trong đó
có 4 cơ thẳng giúp cầu mắt liếc ngang liếc dọc;
2 cơ chéo giúp cầu mắt liếc chéo.

Cơ chế cảm thụ ánh sáng:
Lớp màng thần kinh của cầu mắt đảm
nhiệm chức năng cảm thụ ánh sáng.
Trong lớp màng này, lớp tế bào sắc tố
chứa Fucxin là sắc tố màu đỏ thẫm có
tác dụng hấp thu ánh sáng chiếu tới
không cho phản xạ lại, làm cho ảnh trên
võng mạc rõ nét.

Cơ chế cảm thụ ánh sáng:
Lớp tế bào cảm quang nằm phía trong, mỗi
tế bào cảm quang gồm 2 phần : phần
ngoài chứa sắc tố cảm quang, phần trong
chứa nhân tế bào và các ty lạp thể.
Phần trong của tế bào cảm quang có đột
nhánh tiếp xúc với tế bào thần kinh lưỡng
cực. Các tế bào thần kinh lưỡng cực lại có
đột nhánh tiếp xúc với tế bào hạch.

Cơ chế cảm thụ ánh sáng
Mỗi mắt có 130 triệu tế bào cảm quang
nhưng chỉ có 1 triệu tế bào hạch.Tại điểm
vàng mỗi tế bào nón tương ứng với một tế
bào hạch , còn ở phần khác một tế bào

hạch tương ứng với vài tế bào nón và
hàng chục đến hàng trăm tế bao que.
Do cấu tạo như vậy nên điểm vàng là nơi
nhìn rõ ảnh của vật nhất.

Cơ chế cảm thụ ánh sáng
Trong tế bào que chứa sắc tố cảm quang
rodopsin. Trong tế bào nón có Iarodopsin
hấp thu ánh sáng tím. Eurythrobola hấp
thu ánh sáng xanh và iritrobola hấp thu
ánh sáng đỏ của quang phổ. Rodopsin
gồm 1 aldehyt của vitamin A là retinen và
một phần protein là opsin. Dưới tác dụng
của ánh sáng phần retinen trong rodopsin
chuyển từ dạng cis sang dạng trans
(nhánh bên duỗi thẳng).

Cơ chế cảm thụ ánh sáng
Chính vì vậy mà liên kết giữa retinen và
opsin trở nên lỏng lẻo. Dưới tác dụng của
enzym retinenreductaza, retinen chuyển
thành vit A , ra khỏi tế bào que vào lớp tế
bào sắc tố . Trong tối retinen lại được
chuyển từ dạng trans sang dạng cis và kết
hợp với opsin thành rodopsin. Vitamin A là
nguyên liệu để tổng hợp rodopsin. Nếu
thiếu vit A , tế bào que sẽ không hoạt
động. Do đó nếu thiếu rodopsin, người sẽ
bị quáng gà.


Cơ chế cảm thụ ánh sáng

Iarodopsin của tế bào nón có cấu trúc gần giống
rodopsin nhưng cấu trúc của opsin ở tế bào nón
không hoàn toàn giống opsin của tế bào que. Vì
vậy, tính hưng phấn của tế bào nón thấp hơn tế
bào que hàng nghìn lần.

Các phản ứng quang hóa xẩy ra trong tế bào
nón và tế bào que sẽ làm xuất hiện xung động
lan truyền trên các tế bào lưỡng cực và tế bào
hạch, qua dây thần kinh thị giác về vùng phân
tích thị giác của não bộ.Khi thông tin thị giác lên
đến vỏ não, tại đây có sự phân tích , tổng hợp
và cho cảm giác về màu sắc, kích thước của
vật.

MẮT BÌNH THƯỜNG

MẮT CẬN THỊ

MẮT VIỄN THỊ

MẮT LOẠN THỊ

×