Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường thao tiêu chuẩn ISO 14001 2004 cho nhà máy sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 136 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
 Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, loài người đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong các lónh vực kinh tế xã hội với một trình độ
khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Sự ô nhiễm môi trường, sự cố môi
trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực
tiếp, gián tiếp của tác động do các dự án, chính sách không thân thiện với
môi trường gây ra.
 Nước ta đang ở trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, quá trình này
tạo ra những thay đổi to lớn về mặt kinh tế nhưng đồng thời nó cũng để lại
những hậu quả nặng nề về môi trường. Việc phá hủy tài nguyên thiên
nhiên, sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý đã trực tiếp hay gián
tiếp ảnh hưởng đến môi trường hiện tại và tương lai.
 Ngày nay, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và
chống ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên
thế giới. Việt Nam muốn hội nhập trong nền kinh tế khu vực và thế giới
phải chấp nhận những luật chung đó của nó. Do đó, việc áp dụng các bộ
tiêu chuẩn quốc tế về môi trường sẽ giúp chúng ta hội nhập dễ dàng và
nhanh chóng.
 ISO 14001 là tiêu chuẩn chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường trong
bộ tiêu chuẩn ISO 14000 do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành và
được áp dụng vào Việt Nam năm 1998. Tiêu chuẩn nhằm đònh hướng cho
các doanh nghiệp đưa ra các hoạt động quản lý môi trường song song với
hoạt động quản lý sản xuất, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín
của doanh nghiệp và đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp đó hòa
nhập thuận lợi vào thò trường quốc tế, đồng thời tiêu chuẩn thể hiện một
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
phương pháp khoa học để tiến hành một cách hiệu quả công tác quản lý


môi trường.
 Cùng với xu thế phát triển ISO 14001 ngày càng tăng nhanh và nắm bắt
được tình hình trên, Công ty Sữa Vinamilk nghiên cứu áp dụng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Để vận dụng những kiến thức đã học và
giúp đỡ công ty trong quá trình xem xét, tiền đánh giá quá trình hoạt động
của công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, em đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khả năng áp dụng HTQLMT theo Tiêu chuẩn ISO
14001:2004 cho Nhà Máy Sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ”
I.2 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
 Hiện nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu chứ không
chỉ là việc riêng của một quốc gia nào cả. Nhiều nước trên thế giới đã yêu
cầu sản phẩm muốn nhập khẩu phải có “nhãn xanh” ISO 14001. Bên cạnh
một số điều kiện khác, ISO 14001 đã trở thành “giấy thông hành” quan
trọng để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thò trường thế giới.
 Hơn thế nữa, đất nước chúng ta đã từng bước hội nhập với nền kinh tế thế
giới nên tính cạnh tranh của mỗi công ty ngày càng phải được nâng cao.
Đây chính là phương pháp duy nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể
cùng hội nhập và phát triển. Một trong những yếu tố cạnh tranh cần quan
tâm hiện nay đó là việc chứng tỏ cho khách hàng và các bên hữu quan
thấy được sự quan tâm đến môi trường của doanh nghiệp; cụ thể là các kết
quả hoạt động môi trường tốt thông qua việc kiểm soát ảnh hưởng môi
trường do các hoạt động, sảm phẩm và dòch vụ của mình, mà hệ thống
quản lý môi trường là bằng chứng rõ ràng và dễ thấy nhất.
 Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mức sống của người dân
đang nâng cao thì nhu cầu về việc sử dụng các loại sữa tốt, có uy tín ngày
càng được quan tâm nhiều hơn. Đáp ứng nhu cầu này, trên thò trường đã có
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
rất nhiều loại sữa trong nước lẫn nước ngoài cạnh tranh với nhau, và công
ty Sữa Vinamilk cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Công ty đang

trên bước đường tự khẳng đònh mình, khẳng đònh vò thế trong nước, trong
khu vực và trên thế giới. Để thực hiện tốt đồng thời cả mục tiêu kinh tế và
mục tiêu môi trường, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dòch vụ có
chất lượng cao, được thực hiện trong điều kiện đảm bảo môi trường; đồng
thời nâng cao tính cạnh tranh trong thò trường khu vực và thế giới thì việc
xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 là điều vô cùng
cần thiết và cần làm ngay.
 Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực thi HTQLMT cho công ty Sữa Vinamilk
là điều hết sức thiết thực, và đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài này
I.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Nghiên cứu các yêu cầu và cơ sở cần thiết cho việc xây dựng mô hình hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty Sữa
Vinamilk, bao gồm mọi hoạt động, sản phẩm và dòch vụ của công ty.
 Đề xuất các bước đi căn bản và tính toán các chi phí mà công ty phải chi
trả từ khi áp dụng đến khi chứng nhận hệ thống để Ban Giám Đốc công ty
có cái nhìn tổng thể và phân bổ nguồn lực cũng như kinh phí một cách phù
hợp.
I.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài được thực hiện với các nội dung sau:
 Giới thiệu tóm lược về HTQLMT ISO 14001
 Tìm hiểu hiện trạng và năng lực quản lý môi trường tại công ty Sữa
Vinamilk. Qua đó xem xét, đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT theo
tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của Công ty.
 Xây dựng những qui trình xác đònh khía cạnh môi trường có ý nghóa tại
công ty
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
 Đề xuất chương trình áp dụng ISO 14001:2004 cho công ty Sữa
Vinamlik tại chi nhánh Cần Thơ.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu khả năng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001 cho công ty Sữa Vinamilk là một đề tài dựa trên tình hình thực
tế cụ thể của công ty. Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau đây
được sử dụng:
I.5.1 Phương pháp luận
 Trong nền kinh tế thò trường nhiều thành phần hiện nay, cùng với quá trình
mở cửa và hội nhập, sự cạnh tranh trên thương trường diễn ra ngày gay gắt
và quyết liệt. Với sức ép của người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất
lượng sản phẩm, mà còn chú trọng đến chất lượng môi trường trong sản
xuất hàng hóa và dòch vụ, thì việc nghiên cứu áp dụng hệ thống môi trường
cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Sữa Vinamilk nói
riêng là điều rất cần thiết. Ngành sữa là một ngành rất được xã hội quan
tâm do đặc tính an toàn trong sử dụng của nó. Chính vì vậy, việc chọn Hệ
thống quản lý môi trường ISO 14001 (ngoài tiêu chuẩn ISO 9001, GMP) là
một sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp dược sản xuất sữa, điển hình
là công ty Sữa Vinamilk, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
 Bước đầu tiên trong quá trình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 cho công ty Sữa Vinamilk là phải nắm bắt, hiểu rõ về
HTQLMT, các yêu cầu trong các điều khoản của ISO 14001:2004; tình
hình hoạt động thực tế cũng như hiện trạng và khả năng giải quyết các vấn
đề về môi trường của Công ty. Để làm được điều này, xem xét môi trường
ban đầu và đánh giá khả năng áp dụng là một việc làm cần thiết đối với
Ban Giám Đốc công ty nhằm đònh hướng đúng và lên kế hoạch cung cấp
nguồn lực cũng như tài chính cho quá trình áp dụng.
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
 Đề tài sử dụng phương pháp luận về nhận dạng, đánh giá và phân loại các
khía cạnh môi trường và tác động của chúng. Từ các khía cạnh môi trường
có ý nghóa, đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi
trường là những thành tố rất quan trọng khi áp dụng hệ thống quản lý môi

trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
I.5.2 Phương pháp thực tế
 Thu thập và phân tích các tài liệu về ISO 14000
 Trong quá trình thu thập và phân tích các tài liệu về ISO 14000, chú trọng
đến hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và những vấn đề liên quan.
Ngoài ra còn tìm hiểu về các quy đònh, tiêu chuẩn của Nhà nước về hệ
thống quản lý môi trường. Từ đó đưa ra một quy đònh cụ thể, phù hợp
chuẩn bò cho việc xây dựng và thực thi ISO 14001 áp dụng cho công ty Sữa
Vinamilk, nhằm đạt được các yều cầu của tiêu chuẩn.
I.5.2.1 Phương pháp điều tra phỏng vấn
 Tiến hành điều tra phỏng vấn theo dạng trực tiếp, các câu hỏi phỏng vấn
sẽ được chuẩn bò trước theo mục đích của thông tin cần nắm bắt, xen vào
đó là các câu hỏi nảy sinh trong quá trình phỏng vấn không được chuẩn bò
trước.
 Đối tượng phỏng vấn:
- Ban lãnh đạo.
- Phòng kỹ thuật.
- Phòng hành chánh quản trò.
- Một số các phân xưởng sản xuất
- Phòng quản lý chất lượng.
- Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
I.5.2.2 Phương pháp thống kê
 Thu thập các thông tin về hoạt động và môi trường của công ty trong các
năm từ 2000 đến 2006.
- Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức.
- Tình hình kinh doanh, nhân sự và tình hình tài chính.
- Quy trình công nghệ sản xuất sữa - hoàn tất.
- Tình hình quản lý môi trường thực tế tại công ty.

- Lượng nguyên vật liệu đầu vào, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước
thải.
- Kết quả quan trắc môi trường
 Tình hình thực thi hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
trên Thế giới và ở Việt nam trong các năm qua.
 Sử dụng phần mềm SPSS
I.5.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
 Phân tích tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường xuyên
trong tất cả các ngành nghiên cứu khoa học.
 Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay chia một vấn đề phức tạp thành
những phần đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết.
 Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố
đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể.
I.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu khả năng áp dụng mà chưa xây dựng áp
dụng.
Đánh giá bước đầu về môi trường là cơ sở cho việc áp dụng ISO 14001.
Nghiên cứu trong nội bộ nhà máy sản xuất sữa tại Cần Thơ.
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
I.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
 Tiếp tục tư vấn cho công ty trong các giai đoạn tiếp theo như viết tài liệu,
đánh giá nội bộ,…
 Nghiên cứu khả năng tích hợp tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, GMP và
OHSAS 18000.
I.8 TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuan ISO 14001 cho
nhà máy Sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ” có tính thực tế rất cao. Trong thời
gian qua, các doanh nghiện đã bắt đầu nhận thức tầm quan trọng của ISO 14001
và vấn đề bảo vệ môi trường. Một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công và

được cấp chứng chỉ phù hợp ISO 14001. Điều này mang lại hiệu quả rất lớn trong
công tác quản lý, góp phần trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như nâng cao uy tín
đối với khách hàng. Thực hiện ISO 14001 không chỉ khẳng đònh uy tín của công
ty mà còn đảm bảo cho công ty hoà nhập vào thò trường quốc tế. Tiêu chuẩn ISO
14001 sẽ giúp cho công ty tổ chức xử lý các vấn đề môi trường một cách hệ thống
và từ đó sẽ cải thiện được tác động đối với môi trường.
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ ISO 14001
II.1 TỔNG QUAN BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
II.1.1 Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa
 Từ điển Webster đònh nghóa tiêu chuẩn là: “…3: được thiết lập bởi người có
thẩm quyền, hoặc là một thỏa thuận chung như một mô hình chuẩn…4:
được thiết lập bởi người có thẩm quyền như một quy đònh để đo đạc lượng,
khối lượng, phạm vi, giá trò hoặc chất lượng…”. Ngoài ra, Webster đònh
nghóa việc chuẩn hóa để “1: để so sánh với một tiêu chuẩn 2: nhằm đạt
được sự phù hợp với tiêu chuẩn”
 Chúng ta sử dụng thuật ngữ tiêu chuẩn trong cuộc sống hàng ngày mà ít
nhiều không để ý tới việc đó; thực tế, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn rất
nhiều khi không có các tiêu chuẩn. Ngôn ngữ là một ví dụ. Chúng ta có thể
giao tiếp được là do ngôn ngữ được chuẩn hóa. Từ và cụm từ có nghóa
chung. Do đó, từ và cụm từ có thể dễ dàng truyền đạt từ người phát biểu
hoặc người viết sang người đọc. Khi không có tiêu chuẩn, không có nghóa
chung, chúng ta sẽ gặp khó khăn lớn trong việc truyền đạt ý nghóa và ý
tưởng của mình.
 Ví dụ khác như, khi bạn đến cửa hàng và mua một gói bánh, bạn sẽ chẳng
suy nghóa liệu gói bánh 100.000đ ở Hà Nội có cùng khối lượng với gói
bánh ở Hải Phòng không? Bạn sẽ không phải lo lắng về điều này vì bạn
đang sống trong một xã hội mà các tiêu chuẩn về trọng lượng và đo đạc đã
được thiết lập.

 Trong thế giới kinh doanh, việc chuẩn hóa là bắt buộc nhờ đó các nhà sản
xuất trong nước hoặc ngoài nước có thể bán sản phẩm của họ trên toàn thế
giới mà không cần đến việc đòi hỏi hàng trăm các yêu cầu kỹ thuật tại khu
vực đó. Lấy ví dụ, sản phẩm của nhà sản xuất đóa mềm sẽ tương thích với
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
bất kỳ loại máy tính nào thuộc bất cứ hãng sản xuất nào. Một hệ thống
tiêu chuẩn được chấp nhận là điều cốt yếu tạo ra thò trường rộng lớn, nâng
cao hiệu quả sản xuất và sử dụng sản phẩm.
 Các tiêu chuẩn phổ biến nhất liên quan đến một số loại đơn vò đo đạc (ví
dụ: đơn vò đo kích cỡ, trọng lượng, đơn vò đo lường, đơn vò đếm). Một loại
tiêu chuẩn nữa liên quan đến quá trình. Một ví dụ là hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Một ví dụ khác nữa là hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Những tiêu chuẩn này không liên
quan với những gì mang tính tuyệt đối, nhưng liên quan đến cách thức làm
thế nào đó thiết lập và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và môi
trường.
II.1.2 ISO – Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
 Trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn cạnh tranh, dẫn đến sự bất lợi cho các
nhà cạnh tranh từ đó khiến người tiêu dùng phải chòu giá cao hơn. Tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩn (ISO - International Organization for
Standardization), đặt tại Geneva, Thụy Só là tổ chức đã có rất nhiều cố
gắng trong việc này. ISO được thiết lập năm 1947 để quảng bá các tiêu
chuẩn trên thò trường kinh doanh thế giới, trong việc thông tin liên lạc và
sản xuất.
 Các thành viên của ISO được chia thành 3 nhóm: thành viên chính thức,
thành viên liên lạc, và thành viên đăng ký. Việt Nam là thành viên chính
thức tham gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc
tế. Tổ chức tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam là Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo
lường - Chất lượng, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao
đổi hàng hóa và dòch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và
đạt được hiệu quả. Quá trình tiêu chuẩn hóa cũng góp phần thúc đẩy sự
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
hợp tác giữa các quốc gia trên lónh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ, và
hoạt động kinh tế. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự
nguyện không bắt buộc áp dụng
II.1.3 Quá trình xây dựng tiêu chuẩn
 Trong quá trình xây dựng ISO tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau
- Sự nhất trí: ISO quan tâm đến quan điểm của các bên liên quan; các nhà sản
xuất, người bán hàng, người sử dụng, các nhóm tiêu thụ, các phòng kiểm
nghiệm, các chính phủ, các nghề nghiệp kỹ thuật và các cơ quan nghiên cứu.
- Qui mô: dự thảo các tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu của các ngành và
khách hàng trên toàn thế giới.
- Tự nguyện: việc tiêu chuẩn hóa quốc tế chòu tác động của thò trường, do đó
nó dựa trên cơ sở tự nguyện thực hiện của các bên có quan tâm.
 Quá trình xây dựng tiêu chuẩn gồm những bước chủ yếu sau đây
- Đề nghò đề mục tiêu chuẩn
- Phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn
- Soạn thảo dự thảo đề mục
- Lập dự thảo ban kỹ thuật
- Gửi dự thảo ban kỹ thuật đi lấy ý kiến rộng rãi
- Lập dự thảo cuối cùng
- Phê duyệt và phát hành tiêu chuẩn.
II.1.4 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
 Hoàn cảnh ra đời Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Trước áp lực ngày càng tăng của các vấn đề môi trường toàn cầu, bộ tiêu
chuẩn ISO 14000 đã ra đời vào cuối năm 1996 và đầu năm 1997 trên cơ sở của
tiêu chuẩn BS 7750 (mã hiệu BS 7750 - Một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi

trường tại Anh) và những tiêu chuẩn quốc gia khác nhằm khuyến khích các doanh
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
nghiệp thiết lập và duy trì cho mình một hệ thống quản lý môi trường tối ưu để sử
dụng hữu hiệu nguyên nhiên liệu và hạn chế ô nhiễm.
 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm 2 nhóm tiêu chuẩn: đánh giá tổ chức và
đánh giá sản phẩm.
- Nhóm tiêu chuẩn đánh giá tổ chức bao gồm tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi
trường (ISO 14001; ISO 14004), Đánh giá hoạt động môi trường (ISO 14031) và
Đánh giá môi trường (ISO 14010; ISO 14011; ISO 14012).
- Nhóm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm bao gồm tiêu chuẩn Nhãn môi trường
(ISO 14020; ISO 14021; ISO 14022; ISO 14023; ISO 14024). Đánh giá vòng đời
sản phẩm (ISO 14040; ISO 14041; ISO14042; ISO 14043) và Khía cạnh môi
trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (ISO 14060).
- Tuy nhiên, để trở thành doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý
môi trường đạt tiêu chuẩn ISO 14000, doanh nghiệp chỉ cần chứng tỏ hệ thống
quản lý môi trường của mình là phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001.
 Bộ tiêu chuẩn này đề cập đến 6 lónh vực
1/ Hệ thống quản lý môi trường
2/ Thanh tra môi trường
3/ Đánh giá tính năng động của công nghệ và sản phẩm tác động lên môi
trường.
4/ Đánh giá chu trình sống của sản phẩm
5/ Khía cạnh môi trường (được thể hiện) trong tiêu chuẩn của sản phẩm.
6/ Nhãn hiệu môi trường.
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường
SC/
WG

ISO TƯ LIỆU
GIAI
ĐOẠN
SC1 14001 Cụ thể hóa Hệ thống Quản lý Môi trường DIS
14004 Hướng dẫn chung – Hệ thống Quản lý Môi trường DIS
14002 Hướng dẫn Hệ thống Quản lý Môi trường cho xí nghiệp vừa,
nhỏ.
NP
SC2 14010 Hướng dẫn kiểm toán Môi trường; Những nguyên tắc chung DIS
14011.1 Hướng dẫn kiểm toán Môi trường – Thủ tục KT
Phần I: Kiểm toán xí nghiệp vừa và nhỏ
DIS
14011.2 Phần II: Kiểm toán sự tuân thủ NP
14011.3 Phần III: Kiểm toán báo cáo môi trường NP
14012 Hướng dẫn kiểm toán hệ thống môi trường – Chỉ tiêu trình độ
đối với kiểm toán viên
DIS
14013 Quản lý các chương trình kiểm toán hệ thống môi trường NP
14014 Hướng dẫn tổng quan môi trường ban đầu DIS
14015 Hướng dẫn đánh giá nhãn hiệu môi trường NP
SC3 14020 Các nguyên tắc cơ bản đối với cấp nhãn hiệu môi trường WD
14021 Cấp nhãn hiệu môi trường – Khiếu nại môi trường tự tuyên bố
– Thuật ngữ, đònh nghóa.
CD
14022 Các ký hiệu cấp nhãn hiệu môi trường (kiểu II) WD
14023 Cấp nhãn hiệu môi trường; kiểm đònh và các phương pháp ủy
quyền
NP
14024 Cấp nhãn hiệu môi trường; nguyên tắc chỉ đạo, thực tế, chỉ
tiêu cho các chướng trình cấp chứng chỉ; hướng dẫn thủ tục.

CD
SC4 14031 Đánh giá hoạt động môi trường WD
14032 Các chỉ thò hoạt động môi trường công nghiệp cụ thể NP
SC5 14040 Đánh giá chu trình sống – Nguyên tắc chung và thực tế CD
14041 Đánh giá chu trình sống - Đánh giá thống kê chu trình sống WD
14042 Đánh giá chu trình sống - Đánh giá tác động chu trình sống WD
14043 Đánh giá chu trình sống - Đánh giá cải thiện chu trình sống NP
SC6 14050 Quản lý môi trường – Thuật ngữ và đònh nghóa WD
WG 14060 Hướng dẫn việc đưa khía cạnh MT vào tiêu chuẩn sản phẩm DIS
(NP-Dự án mới; WD-Dự thảo công tác; CD-Dự thảo của toàn ban; DIS-Dự thảo tiêu
chuẩn quốc tế)
II.1.5 Nội dung HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000
 Thế nào là Hệ thống quản lý môi trường
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường
- Tiêu chuẩn Bộ TC ISO 14000, đã đưa ra đònh nghóa về HTQLMT như sau:
“là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt
động lập kế hoạh, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây
dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường”. Theo ISO,
HQLMT có thể xây dựng chính sách môi trường, nhưng bản thân chính sách
môi trường lại là điểm trọng tâm của HTQLMT. Nếu như theo đònh nghóa thì
vào thời điểm thiết lập chính sách môi trường, có thể chưa có hệ thống quản
lý môi trường, nhưng khi đã có HTQLMT thì chắc chắn là phải có chính sách
môi trường. Mục đích của HTQLMT: “Hệ thống quản lý môi trường cung cấp
quá trình được cơ cấu để đạt được sự cải tiến liên tục…”
- Theo đònh nghóa này, việc thiết lập và áp dụng chính sách môi trường là yếu
tố tiên quyết của HTQLMT. Rõ ràng là, bằng cách thực hiện HTQLMT, tổ
chức có thể cải tiến liên tục kết quả hoạt động về môi trường của mình. Một
hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu có thể hỗ trợ các tổ chức trong việc

điều khiển, đo lường và cải thiện những phương tiện liên quan tới môi trường
trong các hoạt động của tổ chức. Nó có thể làm cho những yêu cầu bắt buộc
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang13
Cải tiến liên tục
chính sách môi
trường
chính sách môi
trường
Lập kế hoạch
Lập kế hoạch
Thực hiện và
tác nghiệp
Thực hiện và
tác nghiệp
Xem xét của lãnh
đạo
Xem xét của lãnh
đạo
Kiểm tra và hành
động khắc phục
khắc phục
Kiểm tra và hành
động khắc phục
khắc phục
CAM
KẾT
THỰC
HIỆN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
và tự nguyện về môi trường được đáp ứng tốt hơn. Nó có thể hỗ trợ quá trình

đổi mới của tổ chức một khi những tập quán quản lý môi trường đã được gắn
liền với những hoạt động tác nghiệp chung của tổ chức.
- Như vậy, HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có
đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra
các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới “Cải tiến liên
tục”, khẳng đònh trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, thực hiện mục tiêu
bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.
 Mục tiêu của HTQLMT
- Xác đònh các yêu cầu luật pháp liên quan đến môi trường.
- Xác đònh các khía cạnh môi trường và các hoạt động môi trường và kiểm
soát được.
- Xác đònh các cơ hội, các yếu tố quan trọng để cải tiến.
- Thiết lập chính sách các mục tiêu ưu tiên và các công việc cần làm trong
từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đó.
- Giám sát và đánh giá được tính hiệu quả của hệ thống, thúc đẩy cải tiến.
- Minh chứng cho cộng đồng và xã hội việc đơn vò đang tuân thủ luật pháp và
các cam kết về môi trường.
II.2 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
II.2.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004
1. Phạm vi
Tiêu chuẩn này quy đònh các yêu cầu đối với quản lý môi trường, tạo thuận
lợi cho một Tổ chức triển khai, áp dụng chính sách và mục tiêu, có xem xét đến
các yêu cầu luật pháp, các yêu cầu khác mà tổ chức áp dụng và thông tin về các
yếu tố môi trường có ý nghóa. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các yếu tố môi trường
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
mà Tổ chức có thể kiểm soát và có thể tác động. Tiêu chuẩn này không tuyên bố
các chuẩn mực và kết quả môi trường hoạt động cụ thể.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
a) Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường;

b) Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố;
c) Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này thông qua:
1. Tự xác đònh và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này,
2. Các bên có liên quan đến quyền lợi như khách hàng xác nhận sự phù
hợp,
3. Cơ quan bên ngoài Tổ chức xác nhận việc tự công bố phù hợp,
4. Được chứng nhận phù hợp cho hệ thống quản lý môi trường của mình
do một cơ quan bên ngoài cấp;
Tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn này là nhằm hợp nhất vào bất kỳ hệ thống
quản lý môi trường nào. Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính
sách môi trường của Tổ chức, bản chất của các hoạt động, sản phẩm dòch vụ và
Tổ chức.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
Không có tham khảo tiêu chuẩn được trích dẫn. Điều khoản này đã được
bao gồm nhằm giữ lại số điều khoản nhận dạng giống như phiên bản trước.
3. Đònh nghóa
Các đònh nghóa sau đây được áp dụng cho mục đích của tiêu chuẩn này:
3.1 Đánh giá viên
Người có đủ năng lực để thực hiện một cuộc đánh giá {ISO 9000:2000}
3.2 Cải tiến thường xuyên
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
Quá trình lập lại để tăng cường hệ thống quản lý môi trường (3.8) nhằm
đạt được việc cải tiến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường (3.10), phù hợp
với chính sách môi trường (3.11) của Tổ chức.
3.3 Hành động khắc phục
Hành động để loại bỏ các nguyên nhân sự không phù hợp đã phát hiện
4.Tài liệu
Thông tin và các phương tiện hỗ trợ
Ghi chú: phương tiện thông tin có thể bằng giấy, đóa quang học, điện tử , hình ảnh

hoặc mẫu gốc hoặc kết hợp của các phương tiện đó.
5. Môi trường
Những thứ bao quanh hoạt động của một Tổ chức (3.16) bao gồm không
khí, nước đất nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người
và mối quan hệ qua lại của chúng.
Chú thích: môi trường nói đến ở đây mở rộng từ nộâi bộ đến hệ thống tổ
chức toàn cầu.
6. Yếu tố môi trường
Yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dòch vụ của một tổ chức có thể tác
động qua lại với môi trường.
Chú thích: Yếu tố môi trường có ý nghóa là một yếu tố có hoặc có thể gây
tác động môi trường đáng kể
7. Tác động môi trường
Bất kỳ một sự thay đổi nào gây ra cho môi trường, dù là có hại hoặc có lợi,
toàn bộ hoặc từng phần do các yếu tố môi trường (3.6) của Tổ chức gây ra.
8. Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT)
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
Một phần hệ thống quản lý của Tổ chức sử dụng để triển khai và áp dụng
chính sách môi trường và quản lý các yếu tố môi trường
Ghi chú1: Hệ thống quản lý là tập hợp các yếu tố liên quan dùng để thiết lập
chính sách, mục tiêu và đạt được các mục tiêu đó
Ghi chú 2: Hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu Tổ chức, các hoạt động hoạch đònh,
trách nhiệm, quy tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực.
9. Mục tiêu chất lượng
Mục đích tổng thể về môi trường, xuất phát từ chính sách môi trường mà tổ
chức tự đặt ra để đạt tới
10. Kết quả hoạt động môi trường
Các kết quả có thể đo được về quản lý của Tổ chức đối với các yếu tố môi
trường.

Ghi chú: Trong hệ thống quản lý môi trường các kết quả có thể đo được dựa trên
chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình và các yêu cầu về môi
trường khác.
11. Chính sách môi trường
Ý đònh và phương hướng tổng thể liên quan đến kết quả hoạt động về môi
trường của Tổ chức và do lãnh đạo cấp cao đề ra
Ghi chú: Chính sách môi trường cung cấp khuôn khổ cho các hành động và cho
việc đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.
12. Chỉ tiêu môi trường
Yêu cầu chi tiết và kết quả thực hiện, áp dụng cho Tổ chức hoặc các hoạt
động của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường và cần phải thiết
lập để đáp ứng và đạt được những mục tiêu đó.
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
13. Bên hữu quan
Cá nhân hoặc nhóm liên quan đến hoăïc bò ảnh hưởng bởi kết quả hoạt
động về môi trường của một Tổ chức.
14. Đánh giá nội bộ
Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để thu thập các
bằng chứng này một cách khách quan nhằm xác đònh mức độ thực hiện hệ thống
quản lý môi trường có phù hợp với chuẩn cứ đánh giá HTQLMT do Tổ chức lập
ra.
15. Sự không phù hợp
Sự không đáp ứng yêu cầu (ISO 9000:2000)
16. Tổ chức
Công ty, liên hợp, công ty hãng, xí nghiệp, cơ quan hoặc một bộ phận của
nó, dù là một tổ chức hợp hay không, nhà nước hoặc tư nhân, có các bộ phận chức
năng quản trò riêng của mình.
Chú thích – Với các tổ chức có nhiều đơn vò hoạt động riêng rẽ có thể được
đònh nghóa là một tổ chức.

17. Hành động phòng ngừa
Hành động để loại bỏ các nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn
18. Ngăn ngừa ô nhiễm
Sử dụng các quá trình, các phương pháp thực hành, kỹ thuật, vật liệu, sản
phẩm dòch vụ hoặc năng lượng để tránh, giảm bớt hay kiểm soát (tách riêng hoặc
kế hợp) việc tạo ra chất thải, khí thải hoặc bất kỳ loại khi gây ôâ nhiễm, chất thải
nhằm giảm các tác động môi trường có hại.
Chú thích – ngăn ngừa ô nhiễm có thể bao gồm viện giảm bớt từ nguồn,
loại bỏ; thay đổi quá trình, sản phẩm hoặc dòch vụ; sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên; thay thế, tái sử dụng, phục hồi, tái sinh, thu hồi và xử lý.
19. Thủ tục
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
Một cách thức quy đònh để thực hiện một hoạt động hoặc một quá trình
Ghi chú 1: thủ tục có thể ở dạng văn bản hoặc không
Ghi chú 2: theo ISO 9000:2000
20. Hồ sơ
Là tài liệu sử dụng kết quả đạt được và cung cấp các bằng chứng về các
hoạt động đã thực hiện
Ghi chú: theo ISO 9000:2000
II. 2.2 Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường
II.2.2.1 Các yêu cầu chung
Tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản, áp dụng duy trì và cải tiến
thường xuyên hệ thống quản lý môi trường theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và
xác đònh cách thức để đáp ứng các yêu cầu này.
Tổ chức phải xác đònh và lập thành văn bản phạm vi hệ thống quản lý môi
trường
II.2.2.2 Chính sách môi trường
Lãnh đạo cấp cao phải xác đònh chính sách môi trường của Tổ chức và
đảm bảo rằng trong phạm vi của hệ thống quản lý môi trường đã xác đònh, chính

sách đó:
a) Phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt
động, sản phẩm và dòch vụ của Tổ chức đó;
b) Có cam kết cải tiến thường xuyên và ngăn ngừa ô nhiễm
c) Có cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật tương ứng và các yêu
cầu khác mà Tổ chức phải tuân thủ. Các yêu cầu này có liên quan
đến các yếu tố của môi trường,
d) Đưa ra khuôn khổ để thiết lập và xem xét các mục tiêu và chỉ tiêu
môi trường;
e) Được lập thành văn bản, áp dụng và duy trì
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
f) Được thông báo cho tất cả nhân viên làm việc hoặc đại diện cho Tổ
chức,
g) Có sẵn trong cộng đồng.
II.2.2.3 Lập kế hoạch/ hoạch đònh
II.2.2.3.1 Yếu tố môi trường
Tổ chức phải thiết lập và duy trì một hoặc nhiều thủ tục để:
a) Xác đònh các yếu tố môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dòch vụ
trong phạm vi đã xác đònh của hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức có
thể kiểm soát và các hoạt động, sản phẩm và dòch vụ đó mà tổ chức có thể
tác động khi xem xét đến các hoạt động, sản phẩm và dòch vụ đã hoạt
đònh, phát triển mới, hoặc các hoạt động, sản phẩm và dòch vụ mới hoặc
cải tiến.
b) Xác đònh các yếu tố môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dòch vụ có
hoặc có thể có các tác động đáng kể đến môi trường (ví dụ các yếu tố môi
trường có ý nghóa)
Tổ chức phải lập thành văn bản và cập nhật các thông tin này.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các yếu tố môi trường có ý nghóa được xem xét
khi thiết lập, áp dụng và duy trì HTQLMT

II.2.2.3.2 Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác
Tổ chức cần thiết lập, áp dụng hoặc duy trì một hoặc nhiều thủ tục để:
a) Xác đònh và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu
khác mà Tổ chức phải áp dụng có liên quan đến các yếu tố môi
trường.
b) Xác đònh cách thức các yêu cầu này áp dụng vào các yếu tố môi
trường của Tổ chức.
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
Tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu pháp luật tương ứng và các yêu cầu
khác mà Tổ chức phải áp dụng được xem xét trong khi thiết lập áp dụng và duy
trì hệ thống quản lý môi trường.
II.2.2.3.3 Mục tiêu chỉ tiêu và chương trình môi trường
Tổ chức phải thiết lập, áp dụng và thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi
trường bằng văn bản tại từng bộ phận, cấp chức năng thích hợp trong Tổ chức.
Các mục tiêu và chỉ tiêu phải đo được, khi thích hợp và nhất quán với
chính sách môi trường, bao gồm cả cam kết ngăn ngừa ô nhiễm, phù hợp với các
yêu cầu pháp luật, yêu cầu khác mà Tổ chức phải tuân thủ đồng thời cam kết cải
tiến thường xuyên.
Khi thiết lập và xem xét các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, tổ chức phải
xem xét đến các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân
thủ, các yếu tố môi trường có ý nghóa. Tổ chức cũng phải xem xét đến các
phương án công nghệ, các yêu cầu về hoạt động, kinh doanh và tài chính kể cả
quan điểm của các bên hữu quan.
Tổ chức phải thiết lập, áp dụng duy trì một hoặc nhiều chương trình để đạt
được các mục tiêu và chỉ tiêu. Chương trình này phải bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở các
bộ phận và cấp chức năng có liên quan trong Tổ chức,
b) Các phương tiện và khung thời gian mà các mục tiêu và chỉ tiêu
phải đạt được.

II.2.3 Thực hiện và điều hành
II.2.3.1 Cơ cấu và trách nhiệm
Lãnh đạo phải đảm bảo có sẵn nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, áp
dụng, duy trì và hệ thống quản lý môi trường. Các nguồn lực bao gồm nguồn
nhân lực, kỹ năng chuyên môn, cơ sở hạ tầng, nguồn lực công nghệ và tài chính.
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn cần được xác đònh, lập thành văn bản
và thông báo nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý môi trường có hiệu quả.
Lãnh đạo cấp cao của Tổ chức phải bổ nhiệm một (hoặc vài) đại diện của
lãnh đạo cụ thể, ngoài các trách nhiệm khác, người này phải có đủ các vai trò,
trách nhiệm và quyền hạn xác đònh nhằm:
a) Đảm bảo các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường được thiết
lập, áp dụng và duy trì phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này,
b) Báo cáo kết quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường cho
lãnh đạo cấp cao để xem xét kể cả các đề nghò cải tiến
II.2.3.2 Năng lực, đào tạo nhận thức
Tổ chức phải đảm bảo tất cả nhân viên thực hiện công việc hoặc đại diện
cho Tổ chức mà công việc của họ có khả năng tạo nên một hoặêc nhiều tác động
đáng kể lên môi trường phải có đủ năng lực trên cơ sở giáo dục. Đào tạo hoặc
kinh nghiệm thích hợp và phải lưu giữ các hồ sơ có liên quan.
Tổ chức phải xác đònh các nhu cầu và đào tạo có liên quan đến các yếu tố
môi trường và hệ thống quản lý môi trường của mình. Tổ chức phải cung cấp đào
tạo hoặc các biện pháp khác để đáp ứng các yêu cầu này và phải lưu giữ các hồ
sơ có liên quan.
Tổ chức cần phải thiết lập, áp dụng và duy trì một hoặc nhiều thủ tục để
giúp cho nhân viên làm hoặc đại diện cho Tổ chức nhận thức được:
a) Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về
môi trường, với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường,
b) Các yếu tố môi trường có ý nghóa và các tác động môi trường hiện

tại hoặc tiềm ẩn có liên quan đến công việc của họ và các lợi ích
môi trường thu được từ các hoạt động cải tiến của từng cá nhân,
c) Vai trò và trách nhiệm trong việc đạt được sự phù hợp với yêu cầu
của hệ thống quản lý môi trường,
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
d) Các hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy đònh.
II.2.3.3 Thông tin
Liên quan đến các yếu tố môi trường và hệ thống quản lý môi trường, Tổ
chức phải thiết lập, áp dụng và duy trì một hoặc các thủ tục cho việc:
a) Thông tin nội bộ giữa các bộ phận và cấp chức năng khác nhau của
Tổ chức,
b) Tiếp nhận và lập thành tài liệu thành các thông tin tương ứng từ các
bên hữu quan bên ngoài.
Tổ chức phải quyết đònh có nên thông tin với bên ngoài về các yếu tố môi
trường có ý nghóa hay không và ghi nhận lại quyết đònh của mình. Nếu quyết đònh
thông tin. Tổ chức phải thiết lập và áp dụng một hoặc nhiều phương pháp để
thông tin với bên ngoài
II.2.3.4 Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường
Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường phải bao gồm:
a) Chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu
b) Mô tả phạm vi của hệ thống quản lý môi trường
c) Mô tả các nguyên tố chính của hệ thống quản lý môi trường, sự tác
động qua lại giữa chúng và tham khảo đến các tài liệu có liên quan
d) Các tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này,
e) Các tài liệu bao gồm hồ sơ do Tổ chức xác đònh là cần thiết để đảm
bảo hoạch đònh, điều hành và kiểm soát hiệu quả các quá trình có liên
quan đến các yếu tố môi trường có ý nghóa.
II.2.3.5 Kiểm soát tài liệu
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường và theo yêu cầu

của tiêu chuẩn phải được kiểm soát. Hồ sơ là một dạng đặc biệt của tài liệu và
phải được kiểm soát theo yêu cầu.
Tổ chức phải thiết lập áp dụng duy trì một hoặc nhiều các thủ tục để :
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
a) Phê duyệt về tính đầy đủ khi ban hành,
b) Xem xét và cập nhật khi cần thiết và phê duyệt lại tài liệu.
c) Đảm bảo xác đònh được các thay đổi và tình trạng soát xét hiện
hành của tài liệu,
d) Đảm bảo các phiên bản có liên quan của tài liệu đang áp dụng có
sẵn tại nơi sử dụng,
e) Đảm bảo tài liệu dễ đọc và dễ nhận dạng,
f) Đảm bảo xác đònh và phân phốí có kiểm soát các tài liệu có nguồn
gốc bên ngoài được Tổ chức xác đònh là cần thiết cho hoạch đònh và
điều hành hệ thống quản lý môi trường,
g) Ngăn ngừa việc sử dụng vô ý các tài liệu lỗi thời và áp dụng các
nhận dạng thích hợp đối với các tài liệu này nếu chúng được lưu dữ
lại theo bất kỳ mục đích nào.
II.2.3.6 Kiểm soát điều hành
Tổ chức phải xác đònh và lập kế hoạch các hoạt động liên quan đến các
yếu tố môi trường có ý nghóa và nhất quán với chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu
môi trường của mình nhằm đảm bảo chúng được thưc hiện dưới các điều kiện
được quy đònh, bằng cách:
a) Thiết lập, áp dụng và duy trì một hoặc nhiều thủ tục bằøng văn bản
nhằm kiểm soát các tình trạng mà do thiếu các thủ tục này có thể
dẫn đến sự sai lệch khỏi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi
trường;
b) Ban hành các chuẩn cứ hoạt động cho các thủ tục;
c) Thiết lập, áp dụng và duy trì các thủ tục liên quan đến các yếu tố
môi trường có ý nghóa đã xác đònh của hàng hóa, dòch vụ do Tổ chức

sử dụng và thông tin các thủ tục và yêu cầu tương ứng cho các nhà
cung cấp kể cả nhà thầu.
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD:ThS. HUỲNH TIẾN ĐẠT
II.2.3.7 Sự chuẩn bò sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
Tổ chức phải thiết lập, áp dụng và duy trì một hoặc nhiều thủ tục nhằm
xác đònh tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và các sự cố tiền ẩn có thể có tác động đến
môi trường và cách thức để đáp ứng chúng.
Tổ chức phải đáp ứng các tình trạng khẩn cấp và sự cố thực sự và ngăn
chặn hoặc giảm thiểu các tác động môi trường có hại kèm theo.
Tổ chức cần phải xem xét đònh kỳ và khi cần thiết, soát xét các thủ tục về
sự chuẩn bò sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp, đặc biệt sau khi xảy ra sự
cố hoặc tình trạng khẩn cấp.
Tổ chức cũng cần thử nghiệm đònh kỳ các thủ tục chuẩn bò và đáp ứng với tình
trạng khẩn cấp khi có thể được.
II.2.4 Kiểm tra
II.2.4.1 Theo dõi và đo lường
Tổ chức phải thiết lập, áp dụng và duy trì một hoặc nhiều thủ tục để theo
dõi và đo lường dựa trên cơ sở các đặc trưng chủ yếu của các hoạt động có thể có
tác động đáng kể lên môi trường. Thủ tục phải bao gồm việc ghi lại thông tin
nhằm theo dõi kết quả hoạt động môi trường, các kiểm soát điều hành tương ứng
và sự phù hợp với các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của Tổ chức.
Tổ chức phải đảm bảo các thiết bò đo lường và theo dõi đã hiệu chuẩn hoặc
xác nhận được sử dụng và bảo trì và phải lưu giữ hồ sơ có liên quan.
II.2.4.2 Đánh giá sự phù hợp
 Để nhất nhất quán với cam kết về sự phù hợp, Tổ chức phải thiết lập, áp
dụng và duy trì một hoặc nhiều thủ tục nhằm đánh giá đònh kỳ sự phù hợp
với các yêu cầu pháp luật tương ứng. Tổ chức phải lưu dữ các hồ sơ về các
kết quả đánh giá đònh kỳ.
SVTH: ĐẶNG THANH GIANG Trang25

×