Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Tác động môi trường nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập nước cho xã Phước Khánh huyện Nhơn Trạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 88 trang )

“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1/ CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu ở hầu hết các Tỉnh
ở Việt Nam. Ngoài các hoạt động canh tác trồng trọt truyền thống, chăn nuôi là
một ngành rất quen thuộc, gắn liền với cuộc sống như một nhu cầu thiết yếu.
Ngày nay, ngành chăn nuôi đã phát triển ở mức độ sản xuất hàng hóa với quy mô
ngày càng lớn nhằm cung cấp một số lượng lớn thực phẩm động vật cho nhu cầu
sử dụng ngày càng cao của con người. Bên cạnh lợi ích kinh tế, rất nhiều vấn đề
về chất lượng môi trường nảy sinh, đe doạ sức khoẻ của cộng đồng dân đòa
phương, làm chết sinh vật nước và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên.
Đặc biệt nước thải chăn nuôi từ các nông hộ có thể được coi là nguồn gây ô
nhiễm chủ yếu ở các vùng nông thôn Việt Nam do có mang theo nhiều chất rắn
lơ lửng, amoni, thành phần hữu cơ cũng như vô số vi khuẩn và virus gây bệnh.
Hiện nay, phần lớn loại nước thải này vẫn chưa được xử lý trước khi xả vào môi
trường đất, môi trường nước (sông, hồ…) do các đòa phương thiếu kinh phí và chưa
nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ môi trường.
Chăn nuôi nông hộ thuộc đặc điểm kinh tế trang trại. Tuy nhiên các vấn đề
môi trường về trang trại luôn được quan tâm và nghiên cứu mà mọi người quên
lãng đi các vấn đề môi trường về chăn nuôi nông hộ. Chăn nuôi nông hộ bên
cạnh những tác động có lợi, quá trình hình thành và hoạt động của các hộ gia đình
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 1
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
đã và đang gây ra những tác động tới môi trường. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ
môi trường tại các nông hộ cần đïc quan tâm.
Ở Huyện Nhơn Trạch, khía cạnh môi trường của ngành chăn nuôi mới chỉ
được quan tâm trong một vài năm trở lại đây khi ngành chăn nuôi hàng hóa đang


ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu đánh giá toàn diện
hiện trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi nhằm xây dựng các chính sách quản
lý, các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm. Do đó, việc xây dựng các biện
pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các hệ thống chăn nuôi đến
môi trường đang là vấn đề cấp thiết.
Mặt khác, các hộ gia đình chăn nuôi với quy mô nhỏ do đó việc xử lý nước
thải bằng các phương pháp hoá học, sinh học, cơ học… tốn kém nên việc xử lý là
không thể. Vì vậy xử lý nước thải chăn nuôi bằng đầm lầy nhân tạo (đất ngập
nước) có thể là một giải pháp hữu hiệu vì phương pháp này rất thích hợp với điều
kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế_xã hội ở các vùng nông thôn Việt nam cụ thể
là xã Phước Khánh - Huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, Luận văn “Tác động môi trường nước
do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh - Nhơn Trạch - Đồng Nai” nhằm phát triển một ngành
chăn nuôi bền vững theo đúng mục tiêu Huyện đã đề ra.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 2
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
1.2/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu tác động môi trường khu vực nghiên cứu do nước thải chăn nuôi
- Đề xuất phương thức xử lý bằng hệ thống đất ngập nước cho xã Phước
Khánh – Nhơn Trạch- Đồng Nai nhằm bảo vệ môi trường cho khu vực và hướng
đến một ngành nông nghiệp phát triển bền vững.
1.3/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Tìm hiểu tình hình áp dụng các mô hình xử lý nước thải bằng hệ thống
ĐNN tại Việt Nam và trên thế giới thích hợp với điều kiện đòa phương.
- Nghiên cứu nội dung xử lý NTCN nông hộ bằng hệ thống đất ngập nước
- Nghiên cứu tính chất và chức năng của TV trong hệ thống đất ngập nước

- Đề xuất phương thức xử lý NTCN bằng ĐNN phù hợp với điều kiện tự
nhiên xã Phước Khánh - Huyện Nhơn Trạch.
- Đánh giá khả năng áp dụng mô hình xử lý NTCN bằng hệ thống ĐNN
1.4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các tư liệu, tài liệu về chăn
nuôi gia súc từ các cơ quan lưu trữ và quản lý dữ liệu như: sách báo, thư
viện, internet…
 Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát
 Phương pháp thực đòa
 Phương pháp tính toán, thống kê
 Phương pháp chuyên gia
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 3
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
1.5/ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
- Chăn nuôi gia súc nông hộ trên đòa bàn xã Phước Khánh- Huyện Nhơn
Trạch- Đồng Nai
- Chất lượng môi trường đặc biệt là môi trường nước trên đòa bàn xã Phước
Khánh- Huyện Nhơn Trạch
- Thực vật trong hệ thống ĐNN thuộc xã Phước Khánh- Huyện Nhơn
Trạch- Đồng Nai.
- ĐNN
1.6/ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
- Về nội dung: đề tài chỉ tập trung về nước thải chăn nuôi gia súc nông hộ
vì đây là nguồn gây ô nhiễm nhất cho nông hộ mà ít được mọi người quan tâm.
Ngoài ra đề xuất phương thức xử lý nước thải chăn nuôi bằng hệ thống đất ngập
nước nhằm bảo vệ môi trường cho các nông hộ đồng thời tiết kiệm chi phí cho
các nông hộ trong vấn đề xử lý.
- Về thời gian: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian 12 tuần

(1/10/2006 – 27/12/2006)
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 4
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1/ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 5
HUYỆN CẦN GIỜ
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
 Phía Bắc giáp Tp.HCM và Long Thành.
 Phía Đông giáp Tỉnh Bà ròa – Vũng tàu.
 Phía Tây giáp Huyện Nhà Bè
 Phía Nam giáp Huyện Cần Giơ
Huyện có 12 xã:
1. Phước An 4. Phú Hữu 7. Long Thọ 10. Vónh Thanh
2.Phước Khánh 5. Phú Đông 8. Phú Thạnh 11. Phú Hội
3. Long Tân 6. Đại Phước 9. Hiệp Phước 12. Phước Thiền
Trong đó: 7 xã đầu tiên là các xã vùng ven với hệ thống kênh rạch tương
đối chằng chòt.
2.1.2/ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT
2.1.2.1 Đòa hình
Do kiến tạo đòa chất và đặc điểm hình thành nên đòa hình khá bằng phẳng
với độ dốc trung bình dưới 8
o
và được chia thành 2 dạng đòa hình sau:

 Dạng đòa hình cao: có độ dốc từ 3
o
- 8
o
, phân bố khá tập trung ở khu vực
trung tâm huyện (Phú Hội), kiến tạo đòa chất là phù sa cổ rất thuận lợi để
bố trí sản xuất đối với các loại cây trồng lâu năm, cây hàng năm; đặc biệt
bố trí xây dựng các công trình công nghiệp, cơ sở hạ tầng và phát triển đô
thò, khu dân cư…
 Dạng đòa hình thấp, trũng: nằm bao bọc khu trung tâm theo ranh giới của
huyện, với độ dốc dưới 3
o
; thường bò chia cắt bởi hệ thống sông, rạch nên
khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng rất thuận lợi để phát triển
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 6
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
nông nghiệp như: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản; khu vực phía Nam và
Đông Nam huyện có thể phát triển lâm nghiệp kết hợp với nuôi trồng thuỷ
sản.
2.1.2.2 Đòa chất
Theo tài liệu khảo sát đòa chất thuỷ văn, khu vực Tuy Hạ có cột đòa tầng
tổng hợp theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
 Tầng trầm tích trung bình từ 4-8 m, thành phần sét lẫn sạn, sỏi laterit màu
nâu đỏ dẻo cứng.
 Tầng trầm tích hỗn hợp ở độ sâu 8-26 m, thành phần là sét, sét pha, bùn
sét chứa nhiều tàn tích thực vật.
 Tầng trầm tích có thành phần gồm cát sỏi sạn có màu nâu và vàng nhạt, độ
chặt vừa, ở độ sâu từ 28-42 m.

2.1.3/ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU
Nằm trong vùng khu vực nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo.
2.1.3.1 Nắng
Nắng nhiều, trung bình khoảng 2600 – 2700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều
trong năm, trung bình 26
0
C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12
(25
0
C), tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất cũng chỉ là 28 – 29
0
C.
2.1.3.2 Mưa
Lượng mưa khá, trung bình từ 1800 – 2000 mm/năm, nhưng phân hóa sâu
sắc theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% tổng lượng mưa
cả năm, và 10% tổng lượng mưa cả năm mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 7
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
Do đặc điểm mưa mùa nên sản xuất nông nghiệp của Huyện bò phân hoá
mạnh
Bảng 1: Lượng mưa trung bình tháng-2005 [2]
T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
R 7.9 4.4 1.6 45.1 157.2 238.0 264.
8
276.
7
293.

3
203.1 81.1 28.3
2.1.3.3 Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình 1100 – 1300mm/năm, mùa khô lượng bốc hơi
thường gấp 2 – 3 lần mùa mưa, tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về chế độ
ẩm, nhất là trong các tháng cuối mùa khô.
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình tháng- năm 2005 [2]
T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
t 26.3 26.2 27.6 28.7 28.3 27.4 27 26.5 26.6 26.5 26 25.2
Bảng 3: Độ ẩm trung bình tháng- năm 2005 [2]
T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
r
%
72.7 66.6 68.2 71.2 79.2 82.8 84.7 86.6 87 86 83.2 77.8
Ghi chú: T: tháng; t: nhiệt độ ; R(mm) : lượng mưa ; r (%) : độ ẩm
Nhìn chung khí hậu trên đòa bàn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp dưới
hình thức đa dạng hoá cây trồng. Song, những năm gần đây thời tiết lại xuất hiện
những đột biến về chế độ mưa, nắng như ngày nắng nhiệt độ lên quá cao, ngày
mưa thì lượng mưa tập trung lớn và kéo dài dẫn đến tình trạng năng suất một số
loại cây trồng bò ảnh hưởng, từ đó cơ cấu cây trồng bò chuyển đổi liên tục theo
hướng tự phát. Đây là một khó khăn cho ngành nông nghiệp trong việc phát triển
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 8
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
theo hướng tăng giá trò hàng hoá, vì vậy cần có những nhận đònh chính xác nhằm
giải quyết những khó khăn hiện tại và xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp
cho những năm tới.
2.1.3.4 Chế độ gió
Hướng gió chủ đạo trong năm là Tây Nam và Đông Bắc. Gió Tây Nam

thổi vào mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10) với tần suất 70%. Gió Đông Bắc thổi
vào mùa khô (tháng 11 đến tháng 2 năm sau). Với tần suất 60%. Từ tháng 3 đến
tháng 5 là hướng Đông–Nam, tốc độ gió trung bình 2m/s.
Bảng 4: Tần suất gio ù- huyện Nhơn Trạch [2]
Hướng gió N NE E SE S SW W NW Lặng gió
Tần xuất 16 13 3 12 13 11 9 3 20
Ghi chú:
N: hướng Bắc; NE: hướng Đông Bắc; E: hướng Đông; SE: hướng Đông Nam; S:
hướng Nam; SW: hướng Tây Nam; W: hướng Tây; NW: hướng Tây Bắc.
2.1.4/ ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI THỦY VĂN
2.1.4.1 Sông ngòi
Nhơn Trạch có nhiều hệ thống sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai vây
quanh ranh giới huyện ở 3 phía: Bắc – Tây – Nam, bao gồm sông Đồng Nai, sông
Thò Vải, sông Đồng Tranh, sông Đồng Môn và các sông rạch nhỏ khác.
Các sông rạch nằm trong một hệ thống nối liền nhau, đồng thời chòu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều, hầu hết nước sông đều bò nhiễm mặn.
2.1.4.2 Chế độ thủy văn
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 9
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
Nhơn Trạch có nhiều sông lớn bao bọc, là ranh giới với các Huyện và Tỉnh
lân cận. Bao gồm: sông Đồng Nai, sông Sâu, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông
Thò Vải, sông Đồng Tranh… , phần lớn các sông này đều thông với nhau, chòu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều và thường bò nhiễm mặn, nên có phần hạn chế
trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng có khả năng phát triển
giao thông thuỷ.
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua Huyện dài 25km, rộng 1,5km, sâu 5 – 10m
phía hạ lưu có thể lưu thông được tàu có trọng tải 3000 tấn, đoạn phía trên do có
nhiều cồn cát ngầm nên chỉ lưu thông được tàu có trọng tải dưới 1000 tấn.

Sông Thò Vải, chảy từ Nhơn Trạch xuống Vũng Tàu, đoạn chảy qua
Huyện dài 27,5km đoạn phía trên sâu 9 – 12m có thể lưu thông tàu 10.000 tấn
nhưng do ảnh hưởng của khúc cong nên chỉ lưu thông đïc tàu 3000 tấn. Đoạn
phía dưới sâu 15 – 17m, có thể lưu thông tàu 30.000 tấn.
Sông Đồng Tranh đoạn qua Huyện dài 21 km, sâu 7 m, có thể lưu thông
tàu 5000 tấn nhưng chiều rộng sông chỉ có 250 m nên hạn chế trong việc quay
tàu.
Sông Đồng Môn, là sông nhỏ bắt nguồn từ vùng đồi huyện Long Thành,
chảy qua đòa phận các xã Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân, đổ về Sông Đồng Nai
ở khu vực giữa của Long Đại và Cát Lái. Độ sâu của sông 3 -5m, có nước ngọt
quanh năm.
- Chế độ thủy văn hệ thống sông Đồng Nai trong phạm vi huyện Nhơn
Trạch bò chi phối bởi 4 yếu tố: Chế độ mưa nội vùng; ảnh hưởng của thủy triều,
ảnh hưởng điều tiết của hệ thống thủy điện Trò An; khả năng giữ nước và bổ sung
của lưu vực. Về thủy triều, bò ảnh hưởng của thủy triều, ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều không đều biển đông, biên độ triều bình quân 2,86m, cao nhất
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 10
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
3,6m (tháng 2 – 1989), thấp nhất 1,05m (tháng 9), có tác dụng rất lớn đến khả
năng tiêu nước của từng khu vực.
2.1.4.3 Dòng chảy
Dòng chảy tổng hợp trong vònh Gềnh Rái chủ yếu là dòng chảy hai chiều,
vector vận tốc dòng chảy trong pha triều rút gần như ngược hướng với vectơ vận
tốc lúc chảy vào. Tốc độ dòng chảy trung bình ở bề mặt trong Vònh Gềnh Rái
khoảng 30-50m/s.
2.1.5/ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI
2.1.5.1 Tài nguyên trên cạn
Thống kê được 106 loài thuộc 32 họ và 68 chi thực vật. Đây là đại diện

của ngành thực vật bậc cao, ngành hạt kín lớp hai lá mầm và một lá mầm.
Các loài thực vật này đều tập trung theo một số kiểu sinh thái như sau:
 Hệ sinh thái các cây rừng ngập mặn ven sông, bao gồm những cây ưa nước
lợ, lợ ngọt và Dừa Nước (Nifa futica). rô (Acanthus ilicfolius), Bần Chua
(Sonneratia caseolaris), Bần i (S.Ovata)… các loài Bần Chua và Mắm đã
tạo thành một đai nhỏ phòng hộ ven sông.
 Hệ sinh thái các cây chòu ngập quanh năm hoặc trong các đầm lầy, các
thuỷ vực ven sông.
 Hệ sinh thái cây trồng lâm nghiệp như bạch đàn, tràm cừ, xen vào đó là
các cây trồng ăn quả quanh năm như mãng cầu xiêm, dừa trong vùng có
dân cư sinh sống.
 Hệ sinh thái các cây chòu ngập theo mùa trên vùng úng phèn bò bỏ hoang
như thảm cây Cỏ năng, xen lẫn là Lúa ma và Sen súng.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 11
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
Các họ thực vật sau đây có số loài nhiều nhất trong tổng số các loài: Họ
Hoà Thảo (15 loài), Họ Cói (14 loài), Họ Đậu (12 loài), Họ Sim (6 loài). [2]
Nếu phân tích theo phân dạng sống của các loài cho thấy:
 25 loài cây có dạng thân bụi chiếm 23,5% tổng số các loài
 19 loài cây có dạng thân gỗ, chiếm 17% trên tổng số các loài
 47 loài cây thân thảo, chiếm 44.3% tổng các loài.
 4 loài cây thân leo, chiếm 3% tổng số các loài.
Cây trồng chỉ có khoảng 12 loài chiếm 11.3% không mang tính chất đặc trưng
cho toàn vùng mà bò xáo trộn do con người.
2.1.5.2 Tài nguyên thuỷ sinh

Thực vật phù du có 77 loài, ngành tảo silic chiếm ưu thế với 74 loài giống
Coscinodiscus spp. Có tần số gặp > 90%, chiếm ưu thế về số lượng, chúng

quyết đònh mật độ trung bình và chiếm hơn 80%. Chỉ có 2 loài Tảo Giáp và
một loài Tảo Kim.

Động vật phù du có khoảng 59 loài bao gồm 2 nhóm chính. Nhóm loài nước
lợ điển hình có tần số xuất hiện cao ở vùng cửa sông, chủ yếu là những loài
nước lợ, thích nghi với điều kiện nhiệt độ, độ muối tương đối rộng, có số
lượng khá lớn như: Acartiella sinensis, Sinocalanus laevidactylus, Schma
ckkria dubia… nhóm có tần số xuất hiện thấp gồm những loài ở biển, có khả
năng thích nghi với độ muối rộng và phạm vi phân bố rộng nên chúng có
thể ở vùng cửa sông vào mùa khô như: Euchaeta Conciirna, Eucalanuss
subcruss, Acartia spincauda… Số lượng động vật phù du bình quân đạt 110
mg/m
3
, 1.658 cá thể/m
3
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 12
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”

Động vật đáy có 4 nhóm chính trong đó nhóm thân mềm có khối lượng cao
nhất, tiếp đến là giun nhiều tơ, da gai và giáp xác. Số lượng động vật đáy
bình quân đạt 1,25g/m
2
và 256 con/m
2
.
2.2/ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
2.2.1/ Giao thông
a. Đường thủy

Có 4 tuyến đường sông có thể lưu thông tàu trọng tải lớn, trong đó 2 tuyến
có thể lưu thông tàu 3.000 tấn, 1 tuyến có thể lưu thông tàu 5.000 tấn, 1 tuyến có
thể lưu thông tàu 1.000 tấn. Nếu đầu tư cải tạo luồng lạch có thể lưu thông các
loại tàu 10.000 – 30.000 tấn. Hiệân nay đã có 3 cảng là: Cảng Tuy Hạ (Quân đội
quản lý), cảng Gò Dầu (thuộc Bà Ròa – Vũng Tàu), cảng GiDo (thuộc nhà máy
dăm gỗ). Cơ sở vật chất ở các cảng này chưa có gì đáng kể, phạm vi phục vụ hẹp.
b. Đường bộ
Mạng lưới đường bộ đã được chú trọng xây dựng nhưng còn chậm. Các chỉ
tiêu về mật độ còn thấp.
o Mật độ đường: 0,26km/km
2
.
o Chiều dài quốc lộ: 0,354 km/1.000 dân.
o Chiều dài tỉnh lộ, liên tỉnh lộ: 0,332km/1.000 dân.
o Chiều dài huyện lộ: 0,782 km/1.000 dân.
o Chất lượng đường nhìn chung là xấu, còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu
phát triển kinh tế của Huyện cũng như toàn khu vực.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 13
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
2.2.2/ Cấp nước
o Cấp nước công nghiệp: hiện mới xây dựng được 3 trạm xử lý nước ngầm,
tổng công suất 20.0000m
3
/ngày.
o Cấp nước sinh hoạt: đã có 3 xã Phú Đông, Phú Hữu, Phước Khánh được
cung cấp nước sạch. Mỗi xã có 1 – 2 giếng khoan, công suất mỗi giếng
15m
3

/giờ.
2.2.3/ Mạng điện
a. Nguồn điện
o Nguồn điện được dẫn từ mạng quốc gia 110 KV qua các trạm biến áp
sau:
o Trạm Nhơn Trạch (T1): cấp điện cho khu công nghiệp Nhơn Trạch.
o Trạm Long Bình: Công suất 1*40 MAV – 110/15KV, cấp điện cho
thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch.
b. Lưới điện
o Đường dây 110KV: hiện có đường dây mạch kép rẽ nhánh từ đường
dây 110 KV Bà Ròa Long Khánh đến trạm Nhơn Trạch dài 5km (dây A
– 185).
o Lưới 15KV: bao gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 100km, cấp điện cho
các trạm biến áp 15KV/04 KV với tổng dung lượng 4220 KVA. Riêng
khu công nghiệp Nhơn Trạch đã được cấp riêng từ trạm biến áp T1.
Nhìn chung mạng điện cấp cho sinh hoạt chất lượng còn tốt, nhưng do
phải dẫn từ nguồn ở xã lên thất thoát nhiều. Hiện nay, tất cả các xã
trong huyện đều có điện, trong đó có khoảng trên 50% hộ đã sử dụng
điện.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 14
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
2.2.4/ Thông tin bưu điện
o Đã lắp đặt 1 tổng đài điện tử Starex 384 số ở trung tâm huyện và 1
tổng đài Panasonic 32 số ở xã Đại Phước.
o Thiết bò truyền dẫn: lẵp đặt thiết bò truyền dẫn Viba AWA 1504 – 60
kênh và đặt ở Đại Phước thiết bò Viba ít kênh loại văn hóa-601-1
kênh.
o Máy điện thoại: hiện đã lắp được 200 máy điện thoại, bình quân 425

người mới có 1 máy.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 15
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
CHƯƠNG III
TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI GIA SÚC
3.1/ TỔNG QUAN NGÀNH CNGS TẠI HUYỆN NHƠN TRẠCH
Trong đồ án này, nông hộ được xem là đối tượng trung tâm, là đơn vò sản
xuất và sử dụng chất thải
 Các loại hộ chăn nuôi [7]
- Hộ nuôi nái: người dân nuôi nái và bán lợn con sau cai sữa (7-10kg)
- Hộ nuôi lợn gột: người dân nuôi lợn con sau cai sữa đến khoảng 25kg, sau đó
lợn được bán cho người nuôi lợn thòt để tiếp tục được vỗ béo hoặc giết mổ.
- Hộ nuôi lợn thòt: hô chăn nuôi lợn con sau cai sưã hoặc lợn gột khoảng 25kg
thành lợn thòt. Khối lượng bán đạt >45kg.
Huyện Nhơn Trạch, với diện tích khoảng 41,0891km
2
, tổng số dân 118.859
người có tổng đàn gia súc của Huyện 26.238 con (2005). Trong đó:
+ Trâu, bò 691 con
+ Tổng đàn heo là 25.547 con, trong đó heo nái chiếm 872 con
Hiện nay vấn đề chăn nuôi gia súc đối với người làm nghề nông là một
trong những việc đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể, và được phát triển ở tất cả
các xã trên đòa bàn Huyện Nhơn Trạch.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 16
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
Ngành chăn nuôi dần dần cải thiện đđược tỷ trọng trong cơ cấu nông

nghiệp,
Năm Tỷ trọng
1995 21%
2002 32,72%
2003 33,18%
2006 35%
Số lượng đàn heo ngày càng tăng, tổng đđàn heo có 11.873 con (1997), đđến
nay tăng lên 25.547 con; toàn Huyện có tổng số hộ chăn nuôi gia súc với qui mô
100 con khá nhiều.
Ngành chăn nuôi phát triển tạo ra sự cân đối trong cơ cấu ngành nông
nghiệp, sản phẩm của chăn nuôi sẽ cung cấp cho các nhu cầu tại chỗ đối với người
đòa phương và các đối tượng đang làm việc trên đòa bàn Huyện. Ngoài ra, tận
dụng được các sản phẩm của ngành trồng trọt, nâng giá sản phẩm của ngành
Phấn đấu đến năm 2006 đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm 35%; trong đó đàn
heo 30.000 con, trâu bò 7.500 con. Thực hiện đồng bộ việc cung ứng giống và
thức ăn có chất lượng cao cho chăn nuôi.
Nhơn trạch là Huyện thuộc tỉnh Đồng Nai- một trong những Tỉnh có ngành
chăn nuôi phát triển trong nước. Trong những năm gần đây, cùng với xu thế công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, phong trào chăn nuôi của Huyện đang
trên đà phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội bên trong và
ngoài Huyện.
Bên cạnh những mặt tích cực của việc phát triển chăn nuôi, vấn đề môi
trường do ngành này gây ra đang được xã hội và các nhà làm công tác môi trường
quan tâm vì lượng NH
3
có nguồn gốc từ chăn nuôi đưa vào khí quyển khoảng
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 17
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”

22.1012 (gN/năm) (chiếm 48,9% tổng lượng NH
3
đưa vào khí quyển hằng năm),
nhiều hơn bất kỳ nguồn nào khác [6]
3.2/ THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI NGÀNH CHĂN
NUÔI GIA SÚC NÔNG HỘ
3.2.1 Chất thải rắn
a. Phân
Trong phân gia súc có một phần rất nhỏ rác, chất độn và thức ăn thừa.
Lượng phân thải ra tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu phần ăn và trọng lượng
gia súc.
Bảng 5: Lượng phân thải ra hằng ngày
Trọng lượng gia súc Lượng phân (kg/ngày)
Dưới 10 kg 0,5 – 1,0
Từ 15 đến 45 k g 1,0 – 3.0
Từ 45 đến 100 kg 3,0 – 5,0
Từ 100 trở lên 5,0 – 7,0
(Nguồn: Hill và Toller)
Bảng 6: Thành phần hóa học của phân gia súc
Đặc tính Giá trò Đơn vò
pH 6,47 – 6,95
Vật chất khô 213 – 342 g/kg
NH
4
-N 0,66 – 0,76 g/kg
N 7,99 – 9,32 g/kg
Tro 32,5 – 93,3 g/kg
Chất xơ 151 – 261 g/kg
Carbonates 0,23 – 2,11 g/kg
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ

SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 18
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
Các axit béo mạch ngắn 3,83 – 4,47 g/kg
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & cộng tác viên, 1997-1998)
Ngoài ra trong phân gia súc còn chứa rất nhiều virus, vi trùng, ấu trùng,
trứng giun sán … có hại cho sức khỏe của con người và gia súc. Các loại này có
thể tồn tại từ vài ngày đến vài tháng trong phân, trong nước thải và trong đất.
b. Nước tiểu.
Cũng như phân gia súc, số lượng và tính chất của nước tiểu tùy thuộc vào
độ tuổi và chế độ dinh dưỡng của gia súc.
Bảng 7: Lượng nước tiểu thải ra hằng ngày
Trọng lượng gia súc Lượng nước tiểu (kg/ngày)
Dưới 10 kg 0,3 – 0,7
Từ 15 đến 45 kg 0,7 – 2,0
Từ 45 đến 100 kg 2,0 – 4,0
Từ 100 trở lên 4,0 – 5,0
(Nguồn: Hill và Toller)
Nước tiểu gia súc có thành phần chủ yếu là nước (chiếm trên 90% tổng
khối lượng nước tiểu), ngoài ra còn có hàm lượng N và urê khá cao nên có thể
dùng để bổ sung đạm cho đất và cây trồng.
Bảng 8: Thành phần hóa học của nước tiểu gia súc
Đặc tính Giá trò Đơn vò
Vật chất khô 30,9 – 35,9 g/kg
NH
4
-N 0,13 – 0,40 g/kg
N 4,90 – 6,63 g/kg
Tro 8,5 – 16,3 g/kg
Urê 123 –196 mol/l

Carbonates 0,11 – 0,19 g/kg
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 19
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
pH 6,77 – 8,19
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & cộng tác viên, 1997,1998)
Như vậy, tính sơ bộ cho một nông hộ có khoảng 10 con gia súc thì hàng
ngày phát sinh khoảng 30 – 50 kg phân, 20 – 50 kg nước tiểu. Đây là nguồn gây ô
nhiễm môi trường và gây bệnh nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp.
3.2.2 Nước thải
Nước thải từ hoạt động chăn nuôi có nguồn gốc từ việc tắm rửa gia súc, vệ
sinh chuồng trại, máng ăn uống … và nước thải do vật nuôi bài tiết. Lượng nước
thải này còn chứa một phần phân của vật nuôi và có hàm lượng chất rắn lơ lửng
khá cao cũng như bò ô nhiễm hữu cơ rất lớn. Đây là một nguồn ô nhiễm rất nặng,
chứa các chất hữu cơ, vô cơ có trong phân, nước tiểu và thức ăn. Các thành phần
hữu cơ trong nước thải chăn nuôi đều dễ phân hủy, chiếm 70 – 80% gồm xenlulo,
protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon và các dẫn xuất của chúng có trong
phân, trong thức ăn thừa. Các thành phần vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất,
muối, ure, amoni, muối Clorua… (Nghiên cứu của Trung tâm Công Nghệ Môi
trường– ENTEC)
Nước thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như nước thải công nghiệp
(acid, kiềm, kim loại nặng, chất ôxy hóa…) nhưng chứa rất nhiều loại ấu trùng, vi
trùng, trứng giun sán có trong phân. Có thể nói đặc trưng ô nhiễm của nước thải
chăn nuôi là hàm lượng chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan và vi sinh vật gây
bệnh.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 20
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”

Bảng 9: Tính chất nước thải chăn nuôi gia súc
Đặc tính Giá trò Đơn vò
Độ đục 420 – 550 mg/l
Nhiệt độ 26 – 30
0
C
pH 6,1 – 7,9 mg/l
Độ mặn 200 – 500 mg/l
COD 5000 – 12000 mg/l
DO 0 – 0,3 mg/l
Tổng P 36 –72 mg/l
Tổng N 220 - 460 mg/l
Dầu mỡ 5 - 58 mg/l
SS 180 – 450 mg/l
NH
4
+
15 – 28,4 mg/l
E.coli 12,6.10
6
– 68,3.10
3
MPN/100ml
Trứng giun sán 28 - 280 Trứng/l
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & cộng tác viên, 1997,1998)
Huyện Nhơn Trạch có nhiều cơ sở chăn nuôi, hầu hết các cơ sở chưa có hệ
thống xử lý nước thải mà được thải bỏ trực tiếp ra sông rạch, ao, hồ …Hầu hết dễ
phân huỷ thành acid amin, acid béo, CO
2
, H

2
O, NH
3
, H
2
S… Sự phân hủy sinh học
này chính là nguyên nhân gây ô nhiễm mùi hôi tại các nông hộ chăn nuôi.
Ngoài ra, nước thải tại các nông hộ chăn nuôi chính là nguyên nhân gây ô
nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực.
Lượng nước sử dụng cho một đầu gia súc dao động khoảng 30–80
lit/con/ngày tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng
chăm sóc, mùa mưa hay mùa khô.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 21
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
3.3/ CHĂN NUÔI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CỦA HUYỆN NHƠN
TRẠCH
3.3.1/ Dân số và vấn đề chăn nuôi
Trong những năm trước đây, dân số huyện Nhơn Trạch phát triển với tốc
độ cao từ các nguồn tăng tự nhiên và tăng cơ học, riêng năm 2000 tốc độ tăng
dân số cơ học (1,75%) cao hơn tốc độ tăng dân số tự nhiên (1,7%) tại thời điểm
tháng 10 năm 2000 toàn huyện có 114.352 người, bao gồm 21 dân tộc, trong đó
dân tộc kinh chiếm 99,4%, hiện đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế –
xã hội của Huyện.
Tính đến năn 2005, dân số toàn huyện là 118.859 người với 25.109 hộ.
Hiện dân số trong độ tuổi lao động là 68.970 người, trong đó có việc làm là
56.617 người, bao gồm lao động nông-lâm nghiệp 29.507 người chiếm 52,1%,
công nghiệp-xây dựng 12.369 người chiếm 21,9%, dòch vụ 14.741 người chiếm
26%.

Theo tài liệu của Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch mật độ dân số trung
bình toàn huyệân 265 ngươiø/km
2
. Dân cư phân bố không đều, thường tập trung
chuyển tiếp giữa đòa hình đồi và đồng bằng ven sông, các xã phía Bắc có mật độ
dân số cao hơn nhiều so với phía Nam. Xã có mật độ dân số cao nhất là Phước
Thiền (700 người/km
2
). Thấp nhất là Phước An và Vónh Thanh (40 – 50
người/km
2
).
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 22
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
Bảng 10: Dân số trung bình phân theo xã tại Huyện Nhơn Trạch 2005
STT Tên xã Nữ Nam Tổng số nhân
khẩu
1. Vónh Thanh 8.095 7.872 15.967
2. Hiệp Phước 7.857 7.642 15.499
3. Phước Khánh 5.515 5.363 10.878
4. Phước Thiền 5.383 5.236 10.619
5. Phú Hữu 5.041 4.903 9.944
6. Đại Phước 4.882 4.748 9.630
7. Phú Hội 4.377 4.257 8.634
8. Phú Đông 4.181 4.066 8.247
9. Long Tân 3.884 3.777 7.661
10. Phú Thạnh 3.858 3.752 7.610
11. Long Thọ 3.605 3.506 7.111

12. Phước An 3.578 3.481 7.059
Tổng cộng 118.859
Nhìn chung lao động nông nghiệp chiếm đa số 52,1% trong tổng lao động
toàn Huyện. Tuy đònh hướng của Huyện là 2010 Huyện sẽ trở thành đô thò loại II
nhưng do chất lượng lao động công nghiệp còn nhiều hạn chế như tỷ lệ lao động
được đào tạo và có trình độ kỹ thuật chiếm tỉ lệ rất thấp, trình độ từ cao đẳng trở
lên chỉ chiếm 2,51%.
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 23
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”
Mặt khác, ngành chăn nuôi chỉ cần được đào tạo cơ bản hoặc có nhiều
người nghề truyền nghề chưa qua tập huấn hoặc bất cứ một trường lớp đào tạo
nào mà vẫn theo ngành chăn nuôi bao đời.
Ngoài ra dân số ngày càng tăng thì nhu cầu về thực phẩm cũng ngày càng
cao, chất lượng bữa ăn cũng chất lượng hơn vì thế giá bán sản phẩm thòt trên thò
trường hiện ở mức cao, có lợi cho người chăn nuôi, vì thế chăn nuôi trên đòa bàn
huyện vẫn đang trên đà phát triển góp phần làm cơ cấu nông nghiệp chuyển dòch
theo đúng đònh hướng đề ra.
3.3.2/ Tài nguyên đất
Bảng 11: Nhu cầu đất cho phát triển đô thò và dân cư nông thôn[2]
Hạng mục Đơn vò Năm 1997 Năm 2010 Năm 2020
Toàn Huyện
 Số dân
 Đất dân dụng
Đô thò
 Dân số
 Đất dân dụng
Nông thôn
 Dân số

 Đất dân dụng
Người
ha
Người
ha
Người
ha
110.700
626
110.700
626
265.000
1.950
160.000
950
105.000
1.000
600.000
4.000
450.000
2.700
150.000
1.300
Như vậy nhu cầu đất cho phát triển đô thò và dân cư nông thôn ngày càng
cao. Do đó diện tích mặt nước (đất ngập nước) ngày càng bò thu hẹp. Vì vậy chất
thải chăn nuôi chưa được xử lý sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm mùi, ô nhiễm môi
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 24
“Tác động môi trøng nước do nước thải chăn nuôi nông hộ và đề xuất phương thức xử lý bằng đất ngập
nước cho xã Phước Khánh- Nhơn Trạch ”

trường nước sông rạch. Mặt khác, do ảnh hưởng của thuỷ triều nên chất thải chăn
nuôi được thải trực tiếp xuống sông rạch sẽ bùng nhùng tại chỗ không thoát được,
ứ đọng tại chỗ gây ô nhiễm cục bộ cho khu vực xung quanh.
Chính vì thế giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng đất ngập nước đang
là vấn đề cần được xem xét. Và trong 12 xã thì diện tích đất ngập nước của xã
Phước khánh là cao nhất 575,53; Phú Đông 457,325; Long Tân 314,36
3.4/ CHĂN NUÔI VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA HUYỆN NHƠN TRẠCH
3.4.1 Hiện trạng chất lượng nguồn nước sông
Toàn huyện gồm hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Đồng Nai và hệ
thống sông ông Kèo. Hiện trạng ô nhiễm của hai hệ thống sông này do:
- nh hưởng do hoạt động công nghiệp và chăn nuôi. Trong đó ảnh hưởng
hoạt động công nghiệp tới chất lượng nước sông thuộc hệ thống sông ông Kèo,
đặc biệt là hệ thống sông Thò Vải với các thông số DO thấp, các chỉ tiêu BOD, N-
NH
3
có giá trò cao ở cả hai mùa.
- nh hưởng nước hệ thống sông Đồng Nai chủ yếu bởi các hoạt động chăn
nuôi, nhất là tình hình chăn nuôi tại xã long Tân, chỉ với hình thức xử lý là phân
gia súc làm Biogas và bón vườn, còn nước thải từ chuồng trại thải trực tiếp xuống
các kênh rạch thuộc hệ thống sông Đồng Nai
- Hệ thống sông Đồng Môn được dùng làm nguồn cung cấp nước cho KCN
Nhơn Trạch cũng bò ô nhiễm chất hữu cơ do các nguồn thải của các khu dân cư
lân cận và các xã thuộc thượng nguồn. Các biểu hiện ô nhiễm thông qua hàm
lượng DO giảm khoảng 5-6mg/l thấp hơn tiêu chuẩn loại A (DO≥ 6mg/l), BOD,
COD, N-NH
3
đều vượt tiêu chuẩn từ 1-29 lần
GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG THẢO Trang 25

×