Bài 45 – 46
TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH
THÁI LÊN ĐỜI SỐNG
SINH VẬT
I. Môi trường sống
của sinh vật
•
Môi trường là nơi sinh sống
của sinh vật, bao gồm tất cả
những gì bao quanh chúng.
•
Có bốn loại môi trường chủ
yếu:
Môi trường nước Môi trường trong đất
Môi trường trên cạn Môi trường sinh vật
II. Nhân tố sinh thái
•
Nhân tố sinh thái là những
yếu tố của môi trường tác
động tới sinh vật.
•
Nhân tố sinh thái được
chia thành hai nhóm:
-
Nhân tố sinh thái hữu sinh: được chia làm hai loại
- Nhân tố sinh thái vô sinh:
ánh sáng, nước, gió,…
+ Nhân tố con người.
+ Nhân tố các sinh vật khác.
III. Ảnh hưởng của
một số
nhân tố sinh thái
đối với đời sống
động, thực vật
1/ Ánh sáng: dựa vào những đặc điểm thích nghi với điều
kiện chiếu sáng khác nhau, thực vật được chia làm hai nhóm:
- Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.
- Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng
yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây
trồng làm cảnh đặt ở trong nhà.
mai chiếu thuỷ, tre, tùng bách táng, liễu,…
cúc
dại,
chua
me
đất
hoa
vàng,
càng
cua,…
Động vật cũng được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban
ngày.
chim sẻ,
bướm, sư tử,…
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động ban đêm,
sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
ốc sên, rết, dơi,…
2/ Nhiệt độ: dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, sinh vật được
chia làm hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt: là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể
phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
sâu, kiến, cây cỏ,…
- Sinh vật hằng nhiệt: là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể
không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
ngựa,
voi, chim,…
3/ Độ ẩm: dựa vào những đặc điểm sinh thái thích nghi
với môi trường có độ ẩm khác nhau, thực vật được chia
làm hai nhóm:
- Thực vật ưa ẩm: gồm những cây sống nơi ẩm ướt.
sen, rêu, lúa,…
- Thực vật chịu hạn: gồm những cây sống ở nơi khô hạn.
xương
rồng,
thông
Bristle-
cone
cành
giao,…
Động vật cũng có hai nhóm:
- Động vật ưa ẩm: gồm những động vật sống ở nơi ẩm ướt
hoặc trong nước.
rùa biển, ếch,
- Động vật ưa khô: gồm những động vật sống ở nơi khô hạn.
cá,…
lạc đà, thằn lằn, bò cạp,…
4/ Con người: do sự phát triển cao về trí tuệ, hoạt động
của con người không giống như hoạt động của các sinh
vật khác mà có ý thức và quy mô rộng hơn, có thể làm
môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng dễ làm
cho chúng suy thoái đi. Con người ảnh hưởng rất lớn
đến các sinh vật khác, đồng thời cũng đe doạ chính
cuộc sống của mình.
Sự can thiệp của con người có thể phân theo giai đoạn:
a) Hái lượm b) Săn bắt c) Chăn thả
e) Công nghiệp
f) Đô thị hoá
d) Nông nghiệp
g) Siêu công nghiệp hoá
5/ Các sinh vật cùng loài và khác loài: thông qua
các mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài, các sinh vật
luôn luôn hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Quan hệ Đặc điểm
Hỗ trợ
Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
Hội sinh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên
có lợi còn bên kia có không có lợi cũng không có
hại.
Đối địch
Cạnh tranh
Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi
ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các
loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
Kí sinh, nửa
kí sinh
Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy
các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó.
Sinh vật ăn
sinh vật khác
Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động
vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ…
Quan hệ hỗ trợ của đàn
cá
Quan hệ đối địch - Sinh vật
ăn sinh vật khác: giữa sư
tử và ngựa vằn
Quan hệ đối địch – ký sinh:
giữa dây tơ hồng và cây
chủ
Quan hệ hỗ trợ - cộng sinh:
địa y (tảo và nấm)
Ví dụ
IV. Quan sát ngoài thiên nhiên
1/ Cây phong lan.
- Hoa lan có
loại mọc trong
đất, có loại mọc
trên cây cao
và có loại mọc
trên đá nhưng
đều mọc ở
những nơi có
ánh sáng yếu.
Phong lan là thực vật ưa bóng.
2/ Cây cau
- Đặc điểm: thuộc lớp
cây Một lá mầm; thân
cứng, cao, không phân
nhánh, thuộc loại thân
gỗ; rễ chùm, lan rộng
nhưng không ăn sâu
vào đất; phiến lá dài, là
lá kép, gân lá song
song, mọc đối, chỉ tập
trung ở ngọn cây nên
hai mặt của lá nhận
được lượng ánh sáng
như nhau, có màu sắc
giống nhau.
Những đặc điểm của cau
phù hợp với môi trường
sống ngoài nắng của chúng.
Cau là cây ưa sáng.
3/ Cây rêu
- Nơi sống: chỗ
ẩm ướt quanh
nhà, lớp học,
nơi chân
tường, trên đất
hay thân các
cây to,…
- Cấu tạo: đơn giản, thân không phân nhánh, chưa có
mạch dẫn, chưa có hoa, chưa có rễ chính thức, các
sợi nhỏ phía dưới thân chỉ là những rễ giả có chức
năng hút nước. Sinh sản bằng bào tử.
Tuy sống ở trên cạn nhưng do chưa có rễ chính thức
nên rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.
Rêu là thực vật ưa ẩm.
4/ Cây xương rồng
- Một số đặc điểm của
xương rồng thích nghi
với đời sống ở sa mạc:
lá biến dạng thành gai
để hạn chế tối đa sự
thoát hơi nước, có lớp
lông hoặc sáp phủ
ngoài để tránh nắng
quá gát làm lục lạp
phân huỷ; thân biến
dạng thành loại thân
mọng nước để dự trử
nước, có màu vì chứa
diệp lục để giúp lá chức
năng quang hợp.
Xương rồng là cây
chịu hạn.
5/ Thằn lằn
- Đời sống:
hoạt động
và bắt mồi
vào ban
ngày, thích
phơi nắng.
Thằn lằn là động vật ưa sáng.
- Tim thằn lằn có ba ngăn (hai tâm nhĩ và một
tâm thất) có vách hụt ở tâm thất, có hai vòng
tuần hoàn kín, máu đi nuôi cơ thể là máu ít
pha nên nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi
trường.
Thằn lằn là sinh vật biến nhiệt.
- Một số đặc điểm của thằn lằn thích nghi với đời
sống ở cạn: da khô, có vảy sừng bao bọc để ngăn
cản sự thoát hơi nước của cơ thể; mắt ngoài hai mi
trên dưới còn có mi thứ ba mỏng và rất linh hoạt
đảm bảo cho mắt khỏi khô mà vẫn nhìn thấy được;
có tuyến lệ để giữ cho màng mắt không bị khô;
màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ trên đầu để bảo vệ
màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào
màng nhĩ; bàn chân có năm ngón có vuốt để dễ
dàng cho sự di chuyển; hô hấp bằng phổi; thay đổi
thể tích lồng ngực nhờ cơ liên sườn; nước tiểu đặc,
phân đặc do hậu thận và trực tràng có khả năng hấp
thụ lại nước;…
Thằn lằn là động vật ưa khô.
6/ Ếch
- Thường hoạt
động và kiếm mồi
vào ban đêm, ẩn
trong hang qua
mùa đông (hiện
tượng trú đông).
Ếch là động vật ưa tối.
- Một số đặc điểm của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về
phía trước để rẽ nước khi bơi và giảm lực ma sát; mắt và lỗ
mũi nằm ở vị trí cao trên đầu để dễ thở và quan sát khi bơi;
da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí để giảm ma sát và
hô hấp khi bơi; chi có màng bơi căng giữa các ngón để làm
mái chèo bơi trong nước; hô hấp chủ yếu bằng da…
Ếch là động vật ưa ẩm.
7/ Thỏ
- Đời sống: thường
sống ở ven rừng, trong
các bụi rậm, tập tính
đào hang, ẩn náu trong
hang, bụi rậm để lẩn
trốn kẻ thù, kiếm ăn
chủ yếu vào buổi chiếu
hoặc ban đêm.
Thỏ là động vật ưa tối.
- Tim thỏ có bốn ngăn hoản chỉnh (hai tâm nhĩ,
hai tâm thất), có hai vòng tuần hoàn kín, máu đi
nuôi cơ thể là máu đỏ tươi nên nhiệt độ cơ thể
ổn định, không phụ thuộc vào môi trường.
Thỏ là sinh vật hằng nhiệt.
Như vậy, sống trong các môi trường
khác nhau, chịu sự ảnh hưởng của
các nhân tố sinh thái khác nhau, trải
qua quá trình lâu dài, các sinh vật đã
hình thành những đặc điểm thích
nghi phủ hợp với môi trường sống
của mình. Nhờ khả năng thích nghi
đó mà sinh vật rất đa dạng và phân
bố rộng rãi khắp nơi trên Trái đất.
Bài thuyết trình đến đấy là kết thúc.
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.