Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

Đề cương bài giảng luật Quá trình hình thành nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.84 KB, 43 trang )

Quá trình hình thành nhà nước
Các học thuyết về quá trình hình thành
nhà nước

Học thuyết khế ước xã hội

Học thuyết của chủ nghĩa xã hội
Học thuyết khế ước xã hội

Nhà nước là một công cụ, được lập ra dể phục vụ
cho những người sử dụng công cụ đó.

Nhà nước là kết quả của một khế ước xã hội được
ký kết giữa những con người sống trong trạng thái
tự nhiên không có nhà nước.

Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên
trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu
cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ.

Hobbes: Nhà nước có vai trò giữ gìn hoà bình.

Locke: Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và duy trì
những quyền tự nhiên về tự do và tài sản.

Diderot: Trong trường hợp nhà nước không giữ
được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi
phạm thi khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân
có quyền lật đổ nhà nước và ký khế ước mới.

Rouseau: Nhà nước là người đại diện cho ý chí


chung.

Bentham và Mill: Nhà nước là công cụ để cải
thiện những thoả thuận xã hội.
Giá trị của học thuyết

Là tiền đề cho thuyết dân chủ cách mạng, cổ vũ
cho cách mạng tư sản.

Là tiền đề để các học giả tiếp tục xây dựng và
phát triển những lý luận về nguồn gốc, chức
năng của nhà nước.

Thực hiện theo học thuyết này, hiện rất nhiều
nhà nước đang tự hoàn thiện mình và đáp ứng
yêu cầu ngày càng tốt hơn lợi ích của các thành
viên trong xã hội.
Hạn chế

Lý thuyết hoá vai trò của nhà nước.

Trên thực tế, nhiều nhà nước chưa giữ
được vai trò bảo vệ lợi ích của các thành
viên trong xã hội.

Tuy nhiên, việc lật đổ nhà nước và ký kết
khế ước mới không phải lúc nào cũng
thực hiện được.
Học thuyết xã hội chủ nghĩa


Nhà nước không phải là một hiện tượng xã
hội vĩnh cửu và bất biến.

Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người
phát triển đến một giai đoạn nhất định.

Nhà nước luôn luôn vận động, phát triển và
sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan
cho sự tồn tại và phát triển của chúng không
còn nữa.

Tùy vào những điều kiện kinh tế chính trị
xã hội khác nhau mà dẫn đến những kiểu
nhà nước khác nhau.

Theo đó nhà nước được chia thành:

nhà nước chủ nô,

nhà nước phong kiến,

nhà nước tư sản và

nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Học giả tiêu biểu: Marx, Englels và Lênin

Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh
tế- xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại.


Là một xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà
nước và pháp luật.

Cơ sở kinh tế của xã hội này là chế độ sở hữu
chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao
động.

Đơn vị xã hội của chế độ cộng sản
nguyên thủy là thị tộc được tổ chức theo
huyết thống.

Trong thị tộc đã có sự phân công lao động
nhưng là sự phân công lao động tự nhiên
giữa đàn ông và đàn bà, người già và trẻ
nhỏ để thực hiện các công việc khác
nhau.

Sự phát triển của công cụ sản xuất

Sự nâng cao nhận thức của con người
Làm thay đổi phương thức sản xuất
trong xã hội.
Phân công lao động tự nhiên được thay
thế bằng phân công lao động xã hội.

Lịch sử loài người đã trải qua ba lần phân
công lao động:

lần thứ nhất là chăn nuôi tách ra khỏi trồng
trọt,


lần thức hai là thủ công nghiệp tách khỏi nông
nghiệp và

lần thứ ba là thương nghiệp tách ra khỏi nông
nghiệp.

Sự phân công lao động đã làm xuất hiện:

tư hữu,

đồng tiền và

phân hoá giai cấp.

Xã hội cộng sản nguyên thuỷ đứng trước
những biến đổi to lớn đòi hỏi phải có một
tổ chức để điều hoà lợi ích của các thành
viên trong xã hội và nhà nước ra đời.
Nhà nước là công cụ để phục vụ cho
giai cấp thống trị trong xã hội.
Giá trị của học thuyết

Là cơ sở lý luận cho cách mạng vô sản, kéo
theo sự ra đời của các nhà nước xã hội chủ
nghĩa.

Ở một góc độ nhất định, sự tồn tại của một mô
hình nhà nước với những học thuyết và giá trị
trái ngược với nhà nước tư bản chủ nghĩa cũng

khiến cho những nhà nước này phải vận động
và hoàn thiện mình.
Hạn chế

Cho đến nay, sự tiêu vong của nhà nước chưa
được chứng minh vì chưa có một quốc gia nào
đạt đến trình độ phát triển như được dự liệu
trong học thuyết.

Sự dự đoán của học thuyết về sự tiêu vong của
nhà nước tư sản bằng nhà nước xã hội chủ
nghĩa chưa diễn ra như một quy luật tất yếu.
Khái niệm nhà nước

Nhà nước là một cơ quan chính trị độc
lập, là tổ chức thiết lập ra chủ quyền trên
cơ sở quyền lực của một nhà vua, một
nhà độc tài hoặc một cơ chế dân chủ. Tổ
chức này có quyền kiểm soát với một
vùng lãnh thổ được xác định rõ ràng, và
thiết lập một chính phủ hoạt động theo lợi
ích của đông đảo thành viên trong xã hội
(John Clarke)

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của
quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các
chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì
trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ
địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội

(Marx).

Nhà nước là một thực thể chính trị độc
lập, chiếm hữu một bộ phận lãnh thổ. Các
thành viên trong bộ phận lãnh thổ đó gắn
kết với nhau vì mục đích chống lại các thế
lực bên ngoài và duy trì trật tự trong nước
(Hood Phillips).
Đặc điểm chung của nhà nước

Nhà nước là cơ quan chính trị độc lập.

Các yếu tố cấu thành một nhà nước bao gồm
lãnh thổ, chính phủ và dân cư.

Nhà nước có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia là
quyền tự quyết của nhà nước về những chính
sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào
các yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia là
một thuộc tính không thể tách rời của nhà nước.
Bản chất của nhà nước

Học thuyết nhà nước thịnh vượng chung

Học thuyết dân chủ tinh anh

Học thuyết kỹ trị

Học thuyết của chủ nghĩa xã hội
Học thuyết nhà nước thịnh vượng chung


Nhà nước hiện đại không thể hiện một giai cấp
nào đó trong xã hội, mà thể hiện ý chí của cả xã
hội và ý chí của mọi công dân trong cộng đồng
quốc gia.

Để thực hiện chương trình phát triển kinh tế của
mình, nhà nước tư sản phải phát triển sở hữu
nhà nước, tiến hành chương trình xã hội giúp đỡ
bảo trợ người nghèo, những người thất nghiệp

Bên cạnh việc thực hiện chức năng đàn áp, thể
hiện ý chí của giai cấp bóc lột, nhà nước tư sản
còn có chức năng giữ gìn trật tự, trị an, an ninh
quốc phòng, điều hoà lợi ích giữa các giai cấp.

Nhà nước phải có chức năng bảo vệ quyền lợi
của thiểu số trước sự áp bức của đám đông
Học thuyết dân chủ tinh anh

Việc tổ chức nhà nước là một công việc
phức tạp, những người dân bình thường
không có hiểu biết không thể tham gia được.

Là công việc của một số ít người thuộc vào
nhóm thượng lưu của giai cấp giàu có trong
xã hội.

Trong nhiều trường hợp việc tổ chức nhà nước
chỉ do một số người tổ chức thực hiện, trở thành

những nhà độc tài chuyên chế.

Chính chủ nghĩa chuyên chế ở một chừng mực
nhất định là tiền đề cho việc đẩy nhanh phát
triển kinh tế của các nước tư bản mới phát triển.

Chưa chắc việc mở rộng dân chủ đã là chìa
khoá cho mọi sự thành công của mỗi nước
Học thuyết kỹ trị

Sự phát triển rực rỡ của khoa học kỹ thuật công
nghệ, việc áp dụng những thành tựu này có tác
động rất lớn đến quy trình quản lý nhà nước:

Giảm khối lượng công việc,

Giảm kinh phí,

Nâng cao hiệu quả quản lý

Vì vậy, vai trò của các nhà khoa học kỹ thuật ngày
càng quan trọng trong công việc nhà nước.

Quyền lực nhà nước ngày càng mất dần đi tính
chất giai cấp, chính trị của nó.

×