Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bài báo cáo chuyên đề văn hóa đạo đức trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.44 KB, 31 trang )

Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
I Phần mở đầu 3
II Nội dung 4
1.Văn hóa là gì? 4
2.Văn hóa kinh doanh là gì? 6
3.Đạo đức là gì? 7
4. Đạo đức kinh doanh là gì? 8
5. Thực trạng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay 9
Hãi hùng 'công nghệ' trồng rau muống 15
6. Một số giải pháp để xây dựng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay. 28
III Kết luận 30
Trang
1
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Tài liệu trong nước
1. Ts Nguyễn Hoàng Ánh – Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực tại và
giải pháp. Đại học ngoại thương Hà Nội.
2. Phạm Quốc Toản- Đạo đức kinh doanh. NXB Thống Kê, 2002
3. Giáo trình văn hóa đạo đức trong kinh doanh – Khoa quản trị kinh doanh.
Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
II Tài liệu từ Internet
1. />2. />3. />4. />5. />6. />Trang
2
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
I Phần mở đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay,
mỗi quốc gia ngày càng có nhiều cơ hội để tham gia vào hoạt động kinh tế của khu


vực và thế giới. Khi tham gia vào các hoạt động này mỗi quốc gia đều mang theo
mình một nền văn hoá riêng. Trong điều kiện hiện nay thì văn hoá của mỗi quốc
gia có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của mỗi nước
Hiện nay, văn hoá đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề mới mẻ và đang
rất quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh
mẽ, các doanh nghiệp muốn tạo sự phát triển bền vững cho mình thì không chỉ
bằng những giải pháp mang tính cụ thể như nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm mà điều quan trọng là phải xây dựng cho được một nền văn hoá kinh doanh
lành mạnh.
Ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến những vấn đề
trước mắt như doanh thu, lợi nhuận mà chưa thực sự chú ý tới những vấn đề tạo
ra sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp như vấn đề con người, đạo đức kinh
doanh, văn hoá kinh doanh. Có thể nói, xây dựng được văn hoá đạo đức trong kinh
doanh nghĩa là đã tạo cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển bền vững trong môi
trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay
Trang
3
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
II Nội dung
1. Văn hóa là gì?
Khái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó
dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn
chặt với sự phát triển của các khoa học về con người.
Năm 1952, hai nhà nhân học Mỹ, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn,
trong một nỗ lực tìm hiểu, đã công bố một cuốn biên soạn về những ý đồ định
nghĩa khái niệm văn hóa – hay những khái niệm gần gũi với nó – trong khoa học
xã hội: họ tìm thấy không dưới 164 định nghĩa. Sự khác nhau của chúng không chỉ
là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính), mà
cả ở những cách sử dụng tương đối rộng rãi của từ này. Theo A. Kroeber và C.
Kluckhon, ít ra có hai cách sử dụng. Một cách, thừa kế triết học thời Khai Sáng,

gọi di sản học thức tính luỹ từ Thời Cổ mà các dân tộc phương Tây tin chắc là đã
dựng lên nền văn minh của họ trên đó, là “văn hóa”. Cách sử dụng kia, chuyên về
nhân học hơn, thì gọi là văn hóa “toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng,
những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng
lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt
được”, theo định nghĩa được coi là chuẩn do Edward B. Tylor đưa ra năm 1871.
Hai nghĩa này của từ văn hóa vẫn tiếp tục cùng tồn tại khá yên ổn qua
những cách dùng hàng ngày của chúng ta. Nhưng từ đầu thế kỷ XIX, khi dự án
phát triển một khoa học về con người đã hình thành, thì những ai đảm đương gánh
nặng ấy đã phải chịu những bó buộc giống nhau: tìm hiểu cả tính thống nhất lẫn
tính đa dạng của giống người. ở đây, khái niệm văn hóa chiếm một vị trí ngày
càng tăng do đã đẩy ra khỏi trường khoa học khái niệm tôn giáo “linh hồn”, khái
Trang
4
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
niệm chính trị “quốc gia” hay khái niệm theo thuyết tự nhiên “chủng tộc”. Như
vậy, sự vận động của các khoa học xã hội và nhân văn, trong trường của chúng, có
thể được đồng hóa với sự vận động đi lên của khái niệm văn hóa như là đối tượng
tri thức và thực thể độc lập, và có những cách giải thích riêng của nó.
Dù rất co dãn, khái niệm văn hóa mang theo một vài giả định căn bản. Giả
định thứ nhất là văn hóa đối lập với tự nhiên. Cái văn hóa trong con người là cái
dường như không có ở những sinh vật khác: tiếng nói có âm tiết, năng lực tượng
trưng, sự hiểu biết. Nếu những khả năng ấy tạo thành cái riêng của con người, thì
đó không phải chỉ là chúng không có ở động vật mà còn vì chúng được truyền đi
theo những con đường khác với tính di truyền: bằng luyện tập, tiếng nói, bắt
chước, tất cả những gì mong manh, dễ biến dạng và có thể đảo ngược mà tính di
truyền sinh học và mã di truyền không thể có.
Ví dụ về văn hóa Nhật Bản:
Sự phân thứ bậc mang tính "đẳng cấp": Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản
từ rất sớm, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ Sĩ Đạo như là một đẳng cấp

hàng đầu: Võ sĩ - Trí thức - Công Nông - Thương nhân, đã làm nên một xã hội
đẳng cấp kiểu Nhật Bản với tư tưởng đề cao Lễ - Tín - Nghĩa - Trí - Nhân. Cho
đến nay có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các
mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể hiện: Tôn ti trật tự " Công ty
mẹ và con ". Hội sở và chi nhánh - Quan hệ cấp trên cấp dưới " Lớp trước và lớp
sau" Khách hàng và người bán hàng. Một đất nước vốn dĩ nghèo nàn về tài
nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông - ngư nghiệp và sự ảnh hưởng
của Tam Giáo Đồng nguyên du nhập nên người Nhật Bản coi trọng: Tinh thần tập
thể - Hài hòa Thiên Nhân Địa Đề cao sự hợp lí - Sự ứng xử theo thứ tự coi trọng
Lễ, Tín, Nghĩa, Trí, Nhân. Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất nhiều các điều
kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng du nhập và cải hóa
những gì du nhập vào để chúng biến thành Kiểu Nhật Bản. Bởi vậy Văn hóa
Trang
5
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Doanh nhân Nhật Bản có sự giao thoa đỉnh cao các yếu tố Tây / Đông/ Nhật Bản.
Tuy nhiên đến một lúc nào đó sự phát triển làm cho chiếc áo đó bộc lộ nhiều bất
cập và mâu thuẫn. Tất cả cái đó cũng phản ánh trong tính cách phức tạp của người
Nhật Bản.
2. Văn hóa kinh doanh là gì?
Văn hóa trong sản xuất kinh doanh là một hệ thống những giá trị về vật chất, tinh
thần do con người tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, được thể hiện trong
cách ứng sử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó. Văn
hóa trong sản xuất kinh doanh bao gồm những yếu tố sau:
Kinh doanh trung thực đúng pháp luật.
Tôn trọng yếu tố con người, coi con người là tất cả (trong sản xuất và trong tiêu
dùng.
Đoàn kết nhất trí, hết lòng vì mục tiêu chung, vì tập thể.
Tôn trọng môi trường, đối thủ cạnh tranh.
Phát huy được truyền thống, tập quán, hành vi ứng sử đẹp trong doanh nghiệp.

Hợp tác, phối hợp, giúp đỡ, chia sẽ lẫn nhau trong quá trình thực hiện niệm vụ.
Như vậy, tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của nhành doanh nghiệp là tính trung
thực. Trung thực trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước để không trốn thuế,
buôn hàng cấm, hay tiến hành những dịch vụ có hại tới các chuẩn mực đạo đức
(Kinh doanh gái mại dâm, ma túy,…). Ngoài ra còn phải có sự trung thực trong
giao tiếp với khách hàng, với người tiêu dùng để đảm bảo chất lượng hàng hóa và
dịch vụ đúng như đã giới thiệu và quảng cáo. Trung thực ngay cả với bản thân để
không tham ô, thụt két,… dù có quyền hành trong ta.
Yếu tố thứ 2 đó là yếu tố con người, coi con người là tất cả: yếu tố này nói lên tính
nhân văntrong hoạt động kinh doanh. Trong các nhà máy xí nghiệp, muốn đạt sản
phẩm cao, chất lượng tốt ắt hẳn những nhà quản lý phải tạo ra một môi trường lao
động tốt, đó là các mội quan hệ giữa nhà quản lý, lảnh đạo đối với người lao động,
đó là mối quan hệ giữa những người lao động với nhau, hay sự quan tâm tới đều
kiện làm việc của người lao động. Đây là yếu tố quan trọng để tạo môi trường tốt,
giúp người lao động có tâm huyết, niềm say mê trong công việc thì sản phẩm làm
ra sẽ phản ánh được sự lao động nỗ lực của người lao động, họ có trách nhiệm với
chính người tiêu dùng sản phẩm của họ (tính nhân văn). Ngược lại, ở những nhà
máy, xí nghiệp không có mối quan hệ tốt giữa con người, hay điều kiện làm việc
vất vả (kích thích người lao động làm quá giờ bằng cách trả công họ cao hơn
những giờ làm việc chính) nhằm bóc lột sức lao động bằng mọi cách cốt chỉ để sản
xuất ra nhiều sản phẩm, luôn làm người công nhân mệt mỏi, căng thẳng thì việc họ
tâm huyết với sản phẩm làm ra là rất ít. Hay cả về việc khác biệt về văn hóa giữa
các quốc gia với nhau cũng tạo nên những sự bất đồng trong mội trường làm việc
ở các công ty liên doanh có chủ là người nước ngoài,… Bên cạnh đó, cần có thái
Trang
6
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
độ tôn trọng cuộc sống, phẩm giá và quyền lợi chính đáng của những cộng sự và
người dưới quyền.
Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường, thực hiện tiêu chí coi

con người là tất cả. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định nhà nước về bảo hộ lao
động đối với người công nhân, đảm bảo điều kiện tốt nhất để người công nhân có
thể làm ra nhiều sản phẩm, thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động
như bảo hiểm xã hội, y tế, các hoạt động của tổ chức công đoàn. Trong cạnh tranh
với các đối thủ cũng cần triệt để thực hiện nguyên tắc tôn trọng đối thủ, cạnh tranh
lành mạnh, không dùng mọi cách (lừa dối, xảo trá, nói xấu đối thủ…) để đạt được
mục đích là có lợi cho mình. Ngoài ra cần chú trọng những mối quan hệ đúng đắn
giữa lãnh đạo và công nhân, giữa đội ngũ quản lý hay giữa các công nhân với
nhau, tạo môi trường lành mạnh, tích cực phấn đấu lao động vì mục đích chung
của tập thể, vì quyền lợi của người lao động.
Phát huy những truyền thống văn hoá đáng quý của dân tộc như tính cần cù, chịu
khó, sáng tạo trong mọi công việc, giữa được phong tục tập quán của quê hương,
đất nước, đó là tính cộng đồng, sự đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc… là
những yếu tố văn hoá giúp những nhà quản lý áp dụng rốt tốt trong hoạt động kinh
doanh của mình.
3. Đạo đức là gì?
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) - bản thân mình cư xử và gốc từ
Hy lạp Ethigos (đạo lý) - người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn họ. ở
Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, "đức" có
nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý.
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác,
với xã hội.
Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự
nhiên của cái đúng -cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý
về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên
cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary).
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:
- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.

- Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người
theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức
mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán
truyền thống và của giáo dục.
Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân
cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn
để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người.
Trang
7
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực
khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn
nhát, phản bội, bất tín, ác…
Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:
- Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà
mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn
bản pháp quy.
- Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật. Pháp
luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà
nước; còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp luật
chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành
vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật.
4. Đạo đức kinh doanh là gì?
Đạo đức kinh doanh là gì? Theo định nghĩa của Trần Hữu Quang có bài viết trên
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, số ra ngày 2-8, thì “đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng
luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các hiệp hội ngành nghề
hay do chính doanh nghiệp ban hành) nhằm làm sao doanh nghiệp có thễ đảm bảo
trách nhiệm của mình đối với các đối tác xã hội và đối tác tài chính cũng như đối
với xã hội. Đây là định nghĩa khá đầy đủ theo diện mạo của nền kinh thế hiện đại.
Trước đây, rất nhiều người cho rằng bản thân kinh doanh đã mang ý nghĩa

“phi đạo đức”. Phi đạo đức ở đây không phải là “vô đạo đức”, mà là trong kinh
doanh, thì yếu tố lợi nhuận mới là ích lợi thiết thực cho doanh nghiệp, chứ đạo đức
không phải là phạm trù quan tâm của doanh nghiệp (bởi nó không mang lại lợi
nhuận). Ý nghĩa này hoàn toàn sai lệch trong thời buổi mà người bắt đầu quan tâm
đến giá trị thương hiệu (đôi khi chiếm 70, 80% tổng giá trị tài sản được ghi trong
sổ sách). Vì sao? Nói theo tiền sĩ Tôn Thất Nguyễn Thiêm, thì thương hiệu là hình
thái thiết lập quan hệ doanh thương dựa trên một mức độ tin cậy. Và cơ sở của sự
tin cậy lại chính là “niềm tin vào tính luân lý và đạo đức” của doanh nghiệp.
Do đó đạo đức kinh doanh trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương
hiệu thật sự mạnh. Nghĩa là, để “chiếm lĩnh thị phần”, doanh nghiệp phải ghi được
dấu ấn sâu đậm trong việc “chia sẻ tâm trí” với người tiêu dùng! Muốn được yêu
Trang
8
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
trước hết phải tạo được niềm tin. Tất nhiên ở đây cũng cần phải phân biệt giữa đạo
đức kinh doanh và đạo lý kinh doanh. Đạo đức kinh doanh xuất phát tự bản thân
của người chủ doanh nghiệp, của doanh nghiệp. Trong khi đạo lý kinh doanh là
những luật lệ ràng buộc xuất phát từ nhà nước, hiệp hội. Điều này có nghĩa, đạo
đức kinh doanh xuất phát từ bên trong của doanh nghiệp, mà không bị tác động
bởi những yếu tố bên ngoài. Trong khi đạo lý kinh doanh chỉ xuất hiện thông qua
luật doanh nghiệp hoặc chính phủ, hiệp hội ngành nghề nào đó.
Cũng chính vì hiểu sai sự khác biệt này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, cứ làm
đúng luật là có đạo đức kinh doanh.
5. Thực trạng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay.
5.1 Thực trạng
Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các vấn đề như đạo
đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể
từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế
hóa và tòan cầu hóa vào năm 1991. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc
tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn

thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán… và vì thế khái niệm đạo đức kinh
doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội.
Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh mặc dù thường
được nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh
nghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ. Thực trạng đó đã được thể hiện khá rõ qua
kết quả của cuộc điều tra. 40/60 số người được hỏi thường xuyên nghe nhắc đến
những vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, 20/60 đôi khi nghe nhắc đến vấn
đề này. Lưu ý là cuộc điều tra này được tiến hành ở Hà Nội, thủ đô và là thành phố
lớn thứ hai của Việt Nam, nên con số này chưa phải là cao. Nhưng khi được hỏi về
quan niệm, thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho “Đạo đức
Trang
9
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức
kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” và không ai cho đạo đức kinh
doanh phải bao gồm cả hai khái niệm trên! Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đao
đức kinh doanh đã dẫn đến những thiếu hụt trong thực thi của doanh nghiệp.

Trách nhiệm của doanh ngiệp với xã hội: Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi
tập trung vào 3 khía cạnh, trách nhiệm của doanh nghiệp với chất lượng hàng hóa
và vấn đề bảo vệ môi trường. Câu hỏi thứ nhất về vấn đề này được đặt ra là:
“Doanh nghiệp sẽ làm gì khi nhận được thông tin là có một số hàng hóa của mình
bị kẻ xấu tráo đổi với những hàng kém chất lượng, mà bằng hình thức bên ngoài
không có khả năng phân biệt được, có thể gây tác hại cho người tiêu dùng?”.
Câu hỏi thứ ba là: “Chữ tín có mâu thuẫn với lợi nhuận?”
Con người Việt Nam thường có câu ngạn ngữ: “Bán buôn gìn giữ ngay lòng, chớ
cho ai lận chớ hòng lận ai, hãy mãi mãi thuận nhân tình” nghĩa là buôn bán phải
phù hợp với tình người, với đạo làm người. Và đừng để vì lợi nhuận mà làm mất
chứ “ Tín”, làm mất lòng tin khách hàng.
Vấn đề về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam: Có thể nói đây là vấn đề nóng, không

chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước đang phát triển khác. Tình trạng vi
phạm sở hữu trí tuệ tràn lan ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân. Trước hết, cho đến
đầu thế kỷ XX Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, những thành tựu về các sản
phẩm cần bảo hộ như kiểu dáng công nghiệp, phát minh,… hầu như chưa có, nên
không có các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, là nước có nền văn hóa
trọng tập thể, người Việt Nam không có truyền thống bảo hộ sở hữu cá nhân.
Vấn đề này chỉ được thật sự đặt ra sau năm 1991, khi Việt Nam tham gia vào tiến
trình hội nhập và nhất là sau năm 1997.
Trang
10
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Quan hệ giữa chủ doanh ngiệp và người lao động: Thời gian qua, đình công
đang là một vấn đề nóng ở Việt Nam. Các nguyên nhân chính dẫn đến đình công
bao gồm:
- Người lao động không hài lòng với điều kiện làm việc, môi trường ô nhiễm,
công cụ lao động không được thẩm tra, an toàn lao động kém, không có kiểm tra
sức khỏe định kỳ cho nhân công và tình trạng tai nạn nghề nghiệp khá phổ biến.
- Để thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư Việt Nam đưa ra mức lương tối
thiểu rất thấp (chỉ có 35USD/tháng trong Luật ĐTNN 1997) nên mặc dù không
làm trái luật pháp nhưng mức lương các doanh nghiệp trả cho lao động vẫn rất
thấp so với mặt bằng giá cả. Vì thế, người lao động không hài lòng và không trung
thành với doanh nghiệp.
- Xuất thân từ nông dân, hầu hết người lao động thiếu kiến thức về Luật Lao
động và thiếu kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp nên nanwg suất lao
động thấp và có những phản ứng trái pháp luật khi có xung đột.
5 .2 Một số ví dụ về việc kinh doanh thiếu văn hóa, đạo đức.
Mức tết ngâm dòi
Những thùng nguyên liệu mứt nổi mốc đen sì, sủi bọt, lúc nhúc dòi; khay đựng
mứt thành phẩm bày la liệt dưới nền nhà; nhân viên mang dép dẫm lên thùng
mứt những cảnh tượng kinh hoàng này được ghi nhận tại cơ sở (CS) sản xuất

mứt Như Ý (1768/10/10, Tỉnh lộ 10, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) ngày
28/12. CS sản xuất mứt Như Ý là một căn nhà tạm bợ, không đảm bảo các điều
kiện vệ sinh: tường, nền nhà xuống cấp, nước đọng bốc mùi hôi thối, không phân
khu vực chế biến rõ rệt, các công đoạn sơ chế, đóng gói được thực hiện gần nhà vệ
sinh của nhân viên. La liệt khay nhựa chứa mứt thành phẩm được bày trực tiếp
Trang
11
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
trên nền nhà, mặc cho chó chạy loanh quanh. Nhân viên thì vừa hút thuốc, vừa
ngồi bệt dưới đất sơ chế mứt. Mứt sau khi sơ chế được rải trong nia, phơi trên mái
nhà. Hàng trăm thùng phuy nhựa cáu bẩn được dùng để ngâm các loại mứt bán
thành phẩm (cóc, đu đủ ) không có dụng cụ che đậy, dòi bò lúc nhúc, có thùng
ngâm mứt sủi bọt trắng xóa, có thùng thì nổi mốc đen sì.
Mứt đu đủ, mứt cóc sình bọt trắng và lúc nhúc dòi!
Còn mứt thành phẩm đóng gói trong bịch nilông thì cũng không có thông tin về
nhãn hàng hóa theo quy định (thành phần, chỉ tiêu chất lượng, ngày sản xuất, địa
chỉ CS ), quy cách thùng 10kg ghi chung chung: "NHƯ Ý chuyên sản xuất các
loại mứt chua cay cao cấp: xoài, lê xá, chùm ruột, cóc tách Hạn sử dụng: một
năm"(!).
Tại thời điểm Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra, đại diện CS đã không xuất
trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu và chất tẩy trắng,
chỉ có hóa đơn mua axit citric và phẩm màu. Đoàn đã niêm phong toàn bộ mứt
thành phẩm, bán thành phẩm có tại CS, gồm: 28 thùng mứt chùm ruột
(10kg/thùng); 18 thùng mứt cóc tách; 28 thùng mứt lê xá; 95 phuy cóc ngâm; 78,5
phuy đu đủ; 51 khạp chanh ngâm và một tấn mứt phơi trên nóc nhà. Đoàn cũng đã
ra quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh mứt của CS Như Ý kể từ
ngày 28/12 và tiến hành lấy ba mẫu mứt thành phẩm để kiểm nghiệm.
Đáng nói là ở một nơi điều kiện làm việc mất vệ sinh như vậy nhưng CS Như Ý
lại có giấy chứng nhận CS đủ điều kiện VSATTP. Giấy này do UBND Q.Bình
Tân cấp năm 2008, đồng thời CS này cũng công bố tiêu chuẩn chất lượng sản

phẩm. CS hoạt động sản xuất, kinh doanh từ năm 2000, chuyên phân phối mứt cho
các chợ lớn, nhỏ trong thành phố và các tỉnh.
Trang
12
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Cùng ngày, Thanh tra Sở Y tế cũng đã phối hợp với đội Bình Tân (Chi cục Quản
lý thị trường (QLTT) TP.HCM) kiểm tra công ty TNHH Kim Lan (33 – 45 Phan
Cát Tựu, P.An Lạc A, Q.Bình Tân), lấy sáu mẫu nguyên liệu, thành phẩm ba mặt
hàng gồm: me, táo khô, xí muội để kiểm nghiệm. Đây là đơn vị đã bị lực lượng
QLTT kiểm tra vào ngày 15/12, phát hiện công ty nhập me, táo khô, xí muội (đại
diện công ty chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ) và thực hiện đóng gói, ghi
nhãn bao bì do chính công ty sản xuất.
Thực phẩm tươi sống để ngoài trời cả tuần không thiu
27 Tết, bà Dương (ở Trần Duy Hưng, Hà Nội) đi chợ Trung Hoà mua 2kg thịt lợn
về gói bánh chưng. Tảng thịt bà hàng xẻ ra tươi hồng, nhưng khi được mang về,
thái thành nhiều miếng bằng bàn tay, lại trở màu thâm và chảy nước. Bà Dương
ngửi kỹ từng miếng thịt, không thấy mùi lạ nên yên tâm ướp gia vị làm nhân bánh
chưng. Qua điện thoại, bà Dương than phiền với bạn về miếng thịt bánh chưng
không được ngon, thì bà bạn (ở sát chợ Mơ, cách nhà bà Dương cả chục cây số)
cũng kêu thịt khi mua thì trông rất tươi nhưng bị chảy nước sau khi thái miếng.
Các bà đổ tại trời nồm, và giục giã con cháu nhanh tay gói bánh, xào giò. Chị V. -
bán cá ở chợ Ngọc Hà thì tiết lộ, đây có thể là loại
thịt được các bà hàng "ém" cả tuần trước, khi các
ngày lò mổ chưa tăng giá, rồi tung ra bán sát Tết để
tăng lời. Ai cũng phải trữ hàng, thậm chí trữ ra
Giêng, bởi các lò mổ đồng loạt nghỉ từ 29 Tết và chỉ
hoạt động trở lại sau mồng 7 Tết.
Để trữ hàng cho cả tuần, các bà hàng không có tủ đá
(hoặc không muốn dùng tủ đá do sợ thịt hỏng
màu) thường trông cậy vào một loại bột trắng, gọi là

săm-pết. Chỉ vài thìa canh pha nước lã, phết lên mặt
ngoài của các tảng thịt, để trong kho thoáng mát, đảm bảo giữ màu, không ôi,
không bốc mùi lạ suốt tuần.
Không chỉ thịt bò, lợn, gà, hàng tươi sống như tôm, cá, mực cũng được các bà
hàng ngâm săm-pết để chống thối qua đêm. Nhất là những ngày đầu năm, khi mà
nhà nhà đã ngấy ngán thịt, lao đi tìm thuỷ hải sản để nấu lẩu.
Túi săm-pết chị V. đưa cho PV VietNamNet là một túi nilon bột trắng tự đóng gói,
người bán ghi chữ "Spết". Chị V. bảo, hàng khô có cả chục loại bột phụ gia tự
đóng gói để dưới gầm quầy, phải viết như vậy để tránh nhầm lẫn. Bột săm-pết
được chia nhỏ từ bao lớn, nặng 20 hoặc 50kg, cũng không in chữ nghĩa gì. Giá bán
ra rất rẻ, ngày thường 17.000 đồng/kg, sát Tết 20.000 đồng/kg.
Trang
Hối hả thịt Tết. Ảnh: H.C
13
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Phụ gia thành thuốc độc
Về thứ bột trắng mà nhiều tiểu thương dùng để bảo quản hàng tươi sống, TS.
Nguyễn Xuân Lãng (Phòng Phân tích và môi trường - Phòng Thí nghiệm trọng
điểm, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam) cho biết, đây có thể là một phụ gia có
thành phần là Kalinitrat - chất giúp thịt động vật giữ màu hồng tươi, vài ngày ở
nhiệt độ thường cũng không có mùi lạ. Lạp xường cũng có màu đỏ tươi và lâu
hỏng nhờ chất này. Tuy nhiên, Kalinitrat đồng thời là chất chuyên dùng trong sản
xuất phân bón, rất độc với người và có khả năng gây ung thư nếu ăn thường
xuyên.
Kalinitrat chỉ là một trong nhiều hoá chất công nghiệp được vô tình hoặc cố ý sử
dụng như một chất bảo quản thực phẩm, do rẻ hơn hàng trăm lần so với phụ gia
thực phẩm cùng tính chất, giúp giảm đáng kể giá thành sản phẩm.
Vì vậy, thị trường nước ta lưu hành song song những phụ gia có tính chất tương tự
chất phụ gia trong danh mục được Bộ Y tế cho phép, nhưng bị cấm sử dụng cho
thực phẩm, do ảnh hưởng sức khoẻ, thậm chí kịch độc với người dùng.

Để kẹo giòn lâu sau khi mở bao bì, người sản xuất thiếu hiểu biết có thể trộn một
lượng nhỏ bột Cacbonnat canxi (bột đá vôi dùng trong công nghiệp). Để làm dấm
ăn, có thể dùng nguyên liệu "phụ" có tên Axit acetic, tuy nhiên khó ai mà biết nhà
sản xuất dùng loại nào: phụ gia thực phẩm hay chất dùng trong công nghiệp, chứa
hàm lượng kim loại nặng lớn, thường được sử dụng để chế biến cao su.
Giò chả để ngon, giòn hơn, đã có hàn the; mứt, bún,
phở đẹp và lâu hỏng nhờ formon và các chất tẩy
trắng.
Người ăn cũng nên nghi ngại cả bánh chưng để
ngoài trời nồm vài hôm mà không hỏng, và có màu
xanh tươi mướt mắt không loại lá dong nào có thể
mang lại.
Để bảo vệ sức khoẻ và mạng sống của người tiêu
dùng, TS. Lãng cho rằng phải chặn ngay từ đầu
nguồn các chất nguy hiểm đội lốt phụ gia thực phẩm, khi chúng còn là đơn chất
(dễ phân tích), không đợi đến khi phải phát hiện chúng trong 1 hợp chất (sản phẩm
tiêu dùng), thường rất khó khăn. Xiết chặt nguồn nhập phụ gia thực phẩm, kiểm
soát chặt các loại phụ gia bày bán trên thị trường.
Trang
Nhờ túi bột săm-pết này, tiểu
thương như chị V. yên tâm
"ém" hàng ra Giêng bán.
Ảnh: Q.H
14
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Về phía người tiêu dùng, TS. Lãng khuyến cáo nên mua và sử dụng hàng hóa của
những nhà sản xuất lớn đã có uy tín, thương hiệu (những cơ sở này thường bắt
buộc dùng nguyên liệu chuẩn và kiểm định thường xuyên chất lượng hàng hóa).
Thịt nên mua tại siêu thị, nơi có hệ thống làm lạnh bảo đảm. Tránh tham rẻ, mua
hàng của những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa có tên tuổi, thịt bán rong, bán lẻ không

nguồn gốc. Tránh dùng bánh mứt kẹo, thực phẩm có màu đẹp sặc sỡ hơn bình
thường, thực phẩm hạn sử dụng quá dài (bởi hạn càng dài lượng chất bảo quản có
trong đó càng lớn). Hạn chế ăn thực phẩm có dùng chất làm đặc, làm sánh lại.
Hãi hùng 'công nghệ' trồng rau muống
Điều mà chúng tôi thật sự hãi hùng là để có rau muống non mơn mởn, cọng dài
trong thời gian ngắn, người trồng rau đã sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích
tăng trưởng một cách dồn dập, vô tội vạ.
Viên "độc" là thuốc gì?
Tôi theo H. đi tìm nguồn cung cấp thuốc. Nơi đầu tiên đến là một cửa hàng vật tư
nông nghiệp được che bằng tôn khá tạm bợ ở Phường Thanh Xuân, Quận 12, TP
HCM. Ở đây thuốc các loại bày la liệt trên kệ gỗ, người mua cứ việc lựa chọn
thoải mái. Chọn cho mình 4 loại thuốc ngoài bao bì ghi công dụng rất kêu: mềm
cọng, trắng cọng, mập cọng, đẹp lá xong, H. nói với chủ đại lý: "Cho viên độc".
"Hôm nay chỉ còn độc nhì thôi, độc nhất hút hàng quá nên hết từ hôm qua rồi" -
chủ đại lý trả lời.
Sau cái gật đầu của H., chủ đại lý đưa cho H. hai viên được bọc trong gói giấy
giống như viên thuốc giảm đau. "Dân làm rau ghiền loại này lắm, nếu rau đắt thì
chỉ 10 ngày là có một lứa rau thu hoạch, nhưng phải biết cách kích bề ngang ngay
từ gốc, nếu không biết cách chăm, rau tăng trưởng rất nhanh nhưng gầy rất khó
bán" - H. khoe.
Trang
15
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Phun thuốc vào rau muống
Về đến ruộng, H. bỏ vào thùng một gói có chữ: mềm cọng, mập cọng, trắng cọng,
và đẹp lá rồi bỏ thêm nửa viên "độc" vào thùng rồi chế nước. Lấy ca khuấy cho
tan thuốc, cứ thế H. múc nước trong thùng tưới đều lên ruộng rau.
Theo H., trên thị trường hiện nay có hai loại viên "độc". "Độc" nhất giá 23 ngàn
đồng/viên, viên "độc" nhì 17 ngàn đồng/viên. Dân làm rau sử dụng viên "độc"
cùng với thuốc "mo" nhiều nhất là vào mùa mưa và mùa lạnh, bởi mùa mưa rau

khó lên và thường là rau xấu. Nếu dùng thuốc, rau sẽ khỏe "chịu thiên tai" hơn rau
bình thường. Ngoài ra, việc sử dụng viên "độc" này còn phụ thuộc vào thị trường
rau đắt hay rẻ. Nếu rẻ họ không phun để kìm rau lại, bởi nếu đã phun, sau 3 ngày
mà không thu hoạch kịp thì phần ngọn sẽ cuốn lại (còn gọi là von) rau sẽ không
bán được. Ngược lại, nếu rau đắt người trồng rau sẽ tăng cường phun mỗi ngày 1
lần để rau "tăng tốc", thậm chí rau bào sẽ được phun ngày 2 lần.
Đáng lưu ý, người dân sử dụng một loại thuốc để "đánh" lá vàng. Theo họ, khi
phun loại thuốc này vào rau trước khi thu hoạch 2 ngày, thì khi thu hoạch toàn bộ
lá vàng sẽ tự động rụng hết. Tận mắt chứng kiến, ghi hình loại thuốc mà người dân
sử dụng để "đánh" lá vàng là thuốc dạng chai, không nhãn mác. Hỏi tên thuốc thì
họ không biết và chỉ "cứ ra đại lý hỏi mua thuốc đánh lá vàng là họ bán". Theo lời,
tôi ra đại lý hỏi mua "thuốc đánh lá vàng", thì được bán cho một chai thuốc trị
nấm, và hướng dẫn "khi sử dụng cho rau, phải cách ly 14 ngày trước khi thu
hoạch" (!)
Trang
16
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Trang
17
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Các công đoạn “đánh” thuốc trước ngày thu hoạch
Tìm hiểu xem viên "độc" là thuốc gì, hôm sau tôi đến đại lý mà H. mua viên
"độc". Chủ đại lý tay đưa thuốc, tay lấy tiền rất niềm nở. Viên độc đó có tên
ProGibb T98, xuất xứ từ Mỹ, có ghi thành phần hoạt chất là Gibberellic acid 1g
96%, ngoài ra không thấy ghi hướng dẫn sử dụng, không có tên công ty nào nhập
vào VN.
Dùng thuốc vô tội vạ
Làng rau ở Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, TP HCM) có khoảng 500 hộ.
Mỗi hộ làm rau có từ 5 đến 15 công ruộng. Người làm rau đa phần đều từ một số
Trang

18
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
tỉnh ở miền Bắc vào thuê ruộng của dân địa phương trồng rau muống. Tìm hiểu
nơi tiêu thụ, thì được biết, làng rau Bình Mỹ được xem là nguồn cung cấp chủ lực
rau muống ra thị trường. Tại chợ sỉ rau muống ở ấp 7 vào 19 đến 24 giờ hằng đêm,
hàng trăm xe ba gác rau, xe Honda đầy ngút rau muống chạy ầm ầm vào chợ,
xuống hàng rồi lại chất lên xe ô tô biển số thành phố và các tỉnh lân cận (xa nhất là
xe mang biển số tỉnh Cần Thơ đến lấy sỉ), mỗi xe tải chở được khoảng 7 tấn rau
muống/lần, cứ hết xe này đi, xe khác đến lượt vào xếp rau. Từ các lái buôn cho
biết, mỗi đêm chợ ấp 7 cung cấp ra thị trường tiêu thụ hàng trăm tấn rau muống.
Khi đến đồng rau ở ấp 6, tôi thấy cảnh người phun thuốc, phụt thuốc rất đông.
Những loại thuốc dưỡng cây, nở cọng, trắng cọng, tốt lá người dân sử dụng
không theo quy định nào. Nhìn những gói thuốc mà người dân sử dụng, gói nào
trên bao bì cũng đều in đậm và rất bắt mắt những từ: siêu vượt, tốt lá, trắng cọng,
mềm cọng Người trồng rau ở đây sử dụng thuốc tùy theo ý thích, không theo
hướng dẫn của nhà sản xuất. Có nghĩa thích loại thuốc nào thì mua về pha với
nước rồi phun lên rau, họ chỉ quan tâm làm sao cho rau đẹp, tốt và nhanh thu
hoạch!
Trong quá trình thâm nhập làng rau, đi đến đâu cũng nghe người dân bàn tán có
một loại thuốc mà họ thường gọi là "mo" được dân làm rau rất ghiền từ nhiều năm
nay. Theo lời họ nói thì công dụng khác hẳn với các thuốc khác, thuốc "mo" kéo
dài cọng hơn bình thường. Nếu "đánh" thuốc "mo" trước khi thu hoạch 2 đến 3
ngày thì cọng rau dài, trắng và rất mởn, đặc biệt khi vận chuyển lá rau không bị
dập bởi thuốc mo làm lá rau dẻo, tăng trưởng lại rất đều.
Để chứng minh công dụng vượt bậc của loại thuốc này, S. có thâm niên trồng rau
muống ở ấp 6, xã Bình Mỹ kéo tôi ra nơi chứa thuốc "mo" cách chòi khoảng 30m.
"Vì đây là thuốc cấm nên tụi em không dám để ở chòi vì sợ bị bắt" - S. thật thà kể.
Vạch mấy bao tải lộ ra một thùng gỗ nhỏ, thò tay lấy ra một chai (gần giống chai
bia Sài Gòn loại nhỏ), xách theo "bộ đồ nghề" ra ruộng rau. S. đổ vào thùng vài
chục CC, rồi cho thêm vào đó nửa gói muối, múc nước khuấy đều, sau đó xịt đều

lên mảnh ruộng rau mà ngày hôm sau đến lịch thu hoạch.
Sáng hôm sau tôi đến mảnh ruộng hôm trước cùng S. xịt thuốc "mo". Quả nhiên so
sánh giữa hai mảnh ruộng liền kề, phần ruộng được xịt thuốc "mo", rau trắng
ngần, non mởn rất bắt mắt; khác biệt rất xa so với rau ở mảnh ruộng không được
xịt thuốc "mo". Bán tín bán nghi, và do phần chai có toàn chữ Trung Quốc, không
tên công ty sản xuất và nhà phân phối nên tôi mang vỏ chai đi dịch ra tiếng Việt.
Khi dịch ra mới biết thuốc "mo" có tên gọi là "Bá vương diệt côn trùng", nơi sản
xuất là một công ty TNHH ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Loại thuốc này là chất
Trang
19
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
diệt côn trùng cực mạnh, và còn có tác dụng đuổi chuột rất hiệu quả. Nhà sản xuất
chỉ cho phép sử dụng loại thuốc này ở cây bông để trị rầy bông và sâu bông.
Hướng dẫn cũng cho biết: tránh sử dụng ở những vùng nhạy cảm có ong mật, sinh
vật thủy sinh và các loại cây trồng
Ruốc “ruồi”
Làng Phú Thị (Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) vào vụ làm hàng tết. Các lò làm
ruốc đỏ lửa ngày đêm, giá tăng mà không đủ hàng xuất.
Lò ruốc T - T gần cuối làng, la liệt khay chậu, máng tôn rải từ cổng vào sân phơi
bêu các loại ruốc thịt heo, gà. Sân cổng, cột kèo, nền bếp lò đâu đâu cũng nhớp
nháp thứ nước mỡ lưu cữu từ ngày này qua tháng khác. Nồi xao ruốc, đũa xẻng
đảo, máy xay, máng chậu đựng thành phẩm đều cáu két, đóng cặn mỡ mốc loang
lổ.

Ruốc phơi giữa sân mà không được che đậy
Trang
20
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Giữa sân, 3 rổ sảo cỡ đại đựng mẻ ruốc gà vừa ra lò. 3-4 nhân công tay trần xúm
lại ngồi xoa, đảo sảo ruốc còn bốc hơi. Cả chục khay thành phẩm loại còn ướt, loại

đã khô se phơi mặt khắp sân. Từng đám ruồi vo vo trên mặt khay, bay vù tán loạn
cả cụm mỗi khi có bàn tay người xóc đảo lia qua dù chẳng ai buồn đuổi.
Công đoạn cuối cùng, một máng lớn ruốc thịt được bê đến bên máy đánh bông cáu
két. Thành phẩm hoàn thiện giảm hẳn được tông màu, sợi ruốc đỡ màu vàng ké,
thô bết. Từng bịch 5-7kg được đóng túi nilon vứt lỏng chỏng từ cửa bếp tới nền
nhà kho, giá bán từ 110.000-130.000 đ/kg tùy loại thịt heo hay gà. Không biết ai
có thể đảm bảo độ sạch, an toàn của sản phẩm với quy trình sản xuất “trần trụi”
100% như vậy. Phía đông làng, lò ruốc N - K trông còn nhếch nhác hơn. Tường
ngoài khu lò xao rang bê bết than bùn. Một miệng cống tông hốc từ khu sân chế
biến đổ ra rãnh nước chảy bên chân tường, đen xỉn, đặc quánh, bốc mùi đạm thịt
ôi thiu, phân hủy. Từ cửa xưởng nhem nhuốc nhìn vào sân, một mảnh bạt cũ kỹ
trải rộng, ruốc thành phẩm ngồn ngộn, chất có ngọn. Đối diện sân phơi là khu
chuồng nuôi lợn hôi rình, ông chủ đang hất mấy thùng nước rửa chuồng, nước bắn
tung tóe cả vào đống ruốc đang phơi. Dãy lò xào ruốc khoảng 5 bếp, 3-4 người
làm xóc đảo các chảo thịt, trang phục lao động là những bộ đồ kiểu thợ hồ lấm
lem, cáu két. Cũng cảnh “tay không bắt giặc”, dép ủng đi lại lệt bệt qua lại những
mẹt thịt đang được đập, giã ngay trên nền đất cũng nhem nhuốc, keo két. Góc hiên
nhà xếp bịch lớn bịch nhỏ ruốc thành phẩm ẩm mốc
Cách hóa phép, làm màu cho loại sản phẩm rẻ rề này là đủ thứ hóa chất đóng
thùng xếp bên hông xưởng, nét bút dạ viết ngoài nguệch ngoạc mấy chữ: hương
thịt, màu, bột ngọt “Muốn có hàng rẻ hơn nữa cũng có nhưng phải đặt. Hàng chỉ
dùng nấu cháo vì vị mặn khá gắt để “hãm” mùi ” - bà chủ lò quả quyết.

Trang
21
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Khay đựng ruốc cáu đen
Thùng nước màu chứa thứ chất lỏng màu nâu vàng sẫm như màu cánh gián. Một
cốc nhỏ nước màu rót vào chảo thịt bự chảng lâm râm xôi Những xảo thịt bên
cạnh cũng trắng phớ khắp mặt một lớp bột “không tên”, không ai hiểu có tác dụng

gì cho việc làm ruốc. Làng làm ruốc hoạt động 100% thủ công, tự phát. Không
kiểm tra, không quy chuẩn, không quản lý nguồn xuất nhập, quy trình chế biến.
Thứ ruốc chắc chắn không thể gọi là sạch này vẫn đang từng ngày hiện diện trong
các quán ăn, từ quà sáng dành cho trẻ em đến những bữa cỗ bàn tập thể cho hàng
trăm thực khách.
Kinh hoàng "công nghệ" pha chế trà đá
Đá để pha trà là thứ đá cây được xếp ngổn ngang dưới nền nhà Còn nước để pha
là nước lã, thực chất là nước giếng khoan chứ không phải là nước máy.
Ở TP.HCM, trà đá thường là thức uống miễn phí. Có lẽ chính đặc tính miễn phí
này đã dẫn đến “công nghệ” làm trà đá hết sức mất vệ sinh tại nhiều quán ăn bình
dân.
"Công thức" trà đá
Trang
22
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Không tin vào “công thức” trên do một người từng làm tiếp viên quán cà phê “bật
mí”, nhưng lại bán tín bán nghi trước lời giải thích của người này: “Hàng ngày
quán cà phê tiêu thụ bao nhiêu trà đá, lại hoàn toàn miễn phí, ai hơi đâu mà đun
nước sôi để nguội rồi pha trà”, PV quyết định xin làm phục vụ tại một quán nhậu
để tìm hiểu thực hư.
Trà đá = nước lã + đá + nước cốt trà
Sau hai ngày trong chân phục vụ tại một quán nhậu ở Thủ Đức, được trực tiếp làm
nhân viên pha chế… trà đá, tôi choáng váng vì nhận ra thức uống “thơm ngon lại
miễn phí” mà hàng ngày bao nhiêu “thượng đế” vẫn dùng thực tế chỉ là nước lã có
pha trà. Trà để đun lấy nước cốt là loại trà cám rẻ tiền. "Tiền đâu mà mua trà sen,
trà nhài. Mấy ổng nhậu vô rồi trà gì chẳng như nhau" – bà chủ quán bật mí. Để
đánh lừa khứu giác của thực khách, chủ quán cho pha thêm một ít trà nhài để tạo
mùi thơm dễ chịu.
“Thùng trà” kế miệng… bồn cầu!
Kinh hoàng nhất là công đoạn "pha trà". Một chiếc thùng chứa nước lớn đã xỉn

màu được xả đầy nước giếng khoan đặt trong…nhà vệ sinh của quán.
Trà cốt được chế vào theo đúng tỉ lệ. Sau đó, cây đá to bự được đặt nguyên vào
Trang
23
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
giữa thùng nước trà (đá cây vốn được dùng để ướp lạnh thực phẩm chứ không
được phép dùng để uống trực tiếp).
Một thùng trà đá được đặt kế bên miệng… bồn cầu
Để đánh lừa thực khách, trà được pha bằng nước tinh khiết, chủ quán thực hiện
khâu "nước cũ bình mới": Hỗn hợp trà cốt + nước lã được rót vào một chiếc bình
20 lít đựng nước uống đóng chai trông rất… hợp vệ sinh. Sau khi được đổ đầy trà,
bình này được đặt ngay ở quầy pha chế, chế biến đồ ăn của quán.
Bác sĩ Lê Văn Nhân - Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết,
nước đá bẩn là nguồn lây bệnh nguy hiểm. Trong đó các loại vi khuẩn phổ biến
như E.Coli, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) là nguyên nhân gây nhiều bệnh
như tả, lị, thương hàn, nhiễm trùng…
Luật không sát, khó quản lý
Không phải quán nhậu, quán nước, quán ăn nào cũng sử dụng đá tinh khiết để pha
chế đồ uống. Nhiều quán sử dụng chính đá cây để pha đồ uống cho khách. Việc
quản lí các cơ sở sản xuất đá tinh khiết đã khó, việc quản lí các cơ sở sản xuất đá
cây còn khó hơn do hiện nay có rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ mọc lên.
Nước để pha trà mất vệ sinh, đá để pha trà cũng không hề tinh khiết, trà đá trở
thành hỗn hợp nước uống hết sức mất vệ sinh.
Trang
24
Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
Sau khi đã được “pha chế”, hỗn hợp đá + nước cốt trà + nước lã được cho vào
bình đựng nước uống đóng chai để đánh lừa thực khách
Bác sĩ Nhân cho biết, hiện nay vẫn chưa có quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với cơ sở sản xuất nước đá. Để kiểm tra và xử phạt các cơ sở sản xuất nước đá

mất vệ sinh, phải dựa vào các quyết định sau: quyết định số 01/2005/QĐ-BYT
ngày 7/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát” (tức là coi
nước đá như một loại nước giải khát – PV); Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày
28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về các điều kiện
vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm” (tức là coi nước đá như một loại
thực phẩm – PV). Ngoài ra, nước để làm đá phải đảm bảo Tiêu chuẩn Việt Nam
6096:2004 về nước uống đóng chai. Như vậy, chỉ riêng về nước đá đã có tới 3 quy
chuẩn để quy định chất lượng, nhưng việc kiểm tra, xử lí các trường hợp vi phạm
vệ sinh trong quá trình sản xuất vẫn không dễ dàng.
Kinh hoàng rượu 'siêu tốc'
Chỉ mất hơn 10 phút, với nước lã pha cồn và hương liệu, người ta có thể làm ra
được một thùng phuy 220 lít rượu. Càng gần đến Tết, việc sản xuất rượu bằng
“công nghệ siêu tốc” càng tăng tốc để kịp phục vụ các quán nhậu, quán ăn bình
dân.
Chúng tôi được Đ., một đầu mối chuyên nhập rượu về Hà Nội, tiết lộ: để rượu có
mùi thơm, nhiều chủ nấu rượu thường cho thêm một lát sâm hoặc chút hương liệu
vào ngâm khoảng 1 - 2 ngày. Rượu làm ra có màu đẹp, trong vắt sẽ được đóng vào
chai nhựa 250 ml hoặc can 5 - 10 lít để phân phối khắp các quán ăn bình dân tại
Hà Nội và nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Theo chỉ dẫn của Đ., chúng tôi tìm tới làng
Đại Lâm (Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh).
Trang
25

×