Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn ứng dụng phần mềm autocad trong dạy bài thực hành vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản và bài mặt cắt, hình cắt môn công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.38 KB, 23 trang )

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI NÓI ĐẦU.
Chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học và công nghệ
thông tin thay đổi với tốc độ chóng mặt và sự cạnh tranh kinh tế diễn ra
quyết liệt. Vì vậy số lượng tri thức được tăng nhanh và cập nhật ngày
một, khoảng cách từ nghiên cứu khoa học đến ứng dụng thực tế là một
khoảng cách không đáng kể, do vậy chúng ta không ngừng tìm tòi
những ứng dụng của khoa học kỹ thuật,công nghệ thông tin nói chung
và các phần mềm nói riêng vào trong dạy và học.
Tuy nhiên, phương pháp dạy và học môn công nghệ nói chung và
phần vẽ kỹ thuật – công nghệ 11 nói riêng ở các trường phổ thông vẫn
mang nặng tính chất thông báo, tái hiện.Học sinh ít được tạo điều kiện
bồi dưỡng các phương pháp nhận thức mới cũng như cách học mới.
Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học phân môn vẽ
kỹ thuật - công nghệ 11 nói riêng và công nghệ nói chung. Ngoài ra qua
nghiên cứu trao đổi tôi nhận thấy chất lượng dạy và học phân môn
này còn thấp là do một số nguyên nhân:
- Môn công nghệ từ lâu chưa được đặt đúng vị trí của nó trong nhà
trường phổ thông, chưa có sự quan tâm đầy đủ đến môn học từ nhiều
phía. Vì vậy cả người học và người dạy đều không hào hứng cần thiết
đối với môn này.
- Do tình trạng kiêm nhiệm giáo viên và việc đào tạo giáo viên
công nghệ là do ghép môn,ghép ban và ở vị trí môn phụ vì vậy khi
1
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
giáo viên giảng dạy cũng coi môn công nghệ là môn phụ nên không
muốn dạy môn này.
- Các trường phổ thông lại hầu hết thiếu hẳn cở sở vật chất kỹ thuật
cho dạy và học môn công nghệ nói chung.Và đặc biệt hơn các phần
khác của công nghệ là phần Vẽ kỹ thuật – công nghệ 11, là một phần


học trừu tượng khi học đòi hỏi học sinh phải tư duy và hiểu bản chất
mới có thể học được, nên học sinh học phần này chủ yếu là chán học
phân môn này.
- Như vậy việc học sinh chán học môn công nghệ 11 nói chung và
phần vẽ kỹ thuật- công nghệ 11 nói riêng là có nhiều nguyên nhân
trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía người học và cả người
dạy.Cộng với chưa biết cách phát huy hết các công dụng của công nghệ
thông tin bây giờ.Trước tình hình đó đòi hỏi phải có một phương pháp
dạy và học mới mà trong đó có ứng dụng những phần mềm tin học để
có thể đáp ứng nâng cao chất lượng môn học công nghệ 11, cũng như
phân môn vẽ kỹ thuật – công nghệ 11.
- Phần mềm tin học thì rất nhiều nhưng cách lựa chon từng phần
mềm vào trong từng môn học đó là một vấn đề và qua thực tế nhận thấy
phần mềm autocad là một phần rất mạnh hỗ trợ trong việc dạy và học
phần vẽ kỹ thuật.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đại đa số học sinh của Trường THPT Thạch Thành 4 đều ở vào tình
trạng ngại học, coi nhẹ môn học do đây không phải là môn thi tốt
nghiệp và thi vào Đại học, Cao đẳng Nên đã dẫn đến một thực tế
2
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
đáng buồn là kết quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được
nhiều theo mục đích, yêu cầu đặt ra.
2.Kiến thức về phần Vẽ kỹ thuật là nội dung mang tính trừu tượng, học
sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác được. Để tiếp thu được nội
dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao
tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó
khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của
bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không
nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao.

Nguyên nhân do nhiều phía: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức
thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học
của học sinh và còn nhiều lí do khác nữa dược đưa ra để biện minh
cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song
tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên
Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực
tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang
bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để
giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. Hoà nhập với
việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện
nay, rút kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp và bằng thực tế giảng
dạy của mình, tôi xin giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm : “Ứng dụng
phần mềm autocad trong dạy bài thực hành vẽ các hình chiếu của
vật thể đỏn giản và bài Mặt cắt, hình cắt môn Công nghệ 11”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY PHẦN VỄ KỸ THUẬT HIỆN
NAY.
Phương pháp dạy phần vẽ kỹ thuật hiện nay là:Giáo viên hướng dẫn
học sinh làm việc bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở,vẽ hình
3
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
minh họa, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát rồi tiến hành tư
duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra cách làm. Sau đó giáo viên vẽ
hình lại hoàn chỉnh.
Với cách thực hiện như trên không phải hoàn toàn là cái dở mà cũng
có cái hay của nó. Qua đó nó thể hiện được phong cách, phương pháp
và khả năng truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Tuy nhiên với
cách thực hiện như vậy, nó cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo
viên lẫn học sinh. Sau khi nghiên cứu xong học sinh không tự làm
được.Chúng thường mờ nhạt và trừu tượng. Do đó học sinh rất khó

khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên
cứu
II. PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY PHẦN VẼ KỸ
THUẬT
Ngày nay quá với sự phát triển của công nghệ thông tin thì những
người giáo viên không ngừng tìm và đưa các ứng dụng của nó vào
trong quá trình dạy. Và đối với phần vẽ kỹ thuật này thì phần mềm
Autocad hỗ trợ rất nhiều:
Phần mềm này có thể giúp người dạy truyền đạt nội dung một cách
hiệu quả nhất, nhanh nhất: Phần này rất trừu tượng do đó nó hỗ trợ
công việc mô phỏng những vật thể thật, các hình chiếu mẫu.
Phần mềm này có thể giúp người dạy tiết kiệm được nhiều thời
gian, công sức trong qúa trình tham gia giảng dạy,tạo điều kiện có
nhiều thời gian để truyền đạt được các kiến thức cho người học.
4
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
Phần mềm Autocad tạo ra một phương pháp dạy học mới cho phân
môn vẽ kỹ thuật. Không chỉ dùng đơn thuần một phương pháp dạy học
mà đã vận dụng linh hoạt trong từng từng trường hợp, trong từng bài
giảng cụ thể.
Phần vẽ kỹ thuật mang tính trừu tượng cao, do đó mà phần lớn học
sinh khi học phần này đều không yêu thích hoặc gặp những khó khăn
trong quá trình học tập. Dùng phần mềm Autocad có thể góp phần thay
đổi cách học hoặc suy nghĩ của học sinh khi học phần này, nó có thể
đem lại cho người học:
Dễ hiểu trong quá trình học tập: Ở đây người học được trực tiếp
nhìn được kết quả, được minh họa tạo cho người học có cách nhìn mới
và tư duy mới. Từ đó học sinh sẽ có những tư duy mang tính kỹ thuật
cao, lòng say mê môn học cũng được phát huy nó là động lực để học
sinh có học môn học này.

Hứng thú cao trong học tập: Quá trình học tập và tiếp thu người
học sinh khi được tiếp cận với một phương pháp mới, một cách học
mới bao giờ cũng có những có những hứng thú riêng. Nhũng niềm đam
mê, đặc biệt khi có những yếu tố kích thích.
Minh họa giáo án giảng dạy có sự hỗ trợ của phần mềm Autocad.
Bài giảng: THỰC HÀNH VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
ĐƠN GIẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HOC.
Qua bài thực hành này học sinh đạt được:
5
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
 Vẽ được ba hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể đơn giản
từ vật mẫu hoặc hình ba chiều.
 Ghi được kích thước của vật thể, bố trí hợp lý và đúng tiêu
chuẩn của các kích thước.
 Biết cách trình bày bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật.
B CHUẨN BỊ CHO BÀI THỰC HÀNH.
Giáo viên:
 Nghiên cứu bài 3 sách công nghệ 11.
 Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài thực hành.
 Vật mẫu, hình 3 chiều ( chúng ta sử dụng hình chiều )
Học sinh:
 Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ để vẽ thực hành.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HÀNH.
I. Phân bố thời gian:
Bài thực hành gồm 3 phần đựơc tiến hành trong 1 tiết:
Phần 1: Giáo viên giới thiệu bài và làm mẫu
Phần 2: Giáo viên gíao bài tập cho học sinh làm bài ngay tại lớp.
Phần 3: Kiểm tra đánh giá bài làm của học sinh.
II. Các hoạt động dạy thực hành.

1. Ổn định lớp.
2. Nội dung.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung bài thực hành và làm mẫu.
6
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
GV: Tổ chức họat động dạy học
theo toàn lớp.
- Dùng phần mềm Autocad 3D
để trình chiếu vật mẫu dưới dạng
3 chiều.
HS: Phân tích hình dạng vật thể
và chọn hướng chiếu phù hợp.
GV: - Dùng phần mềm Autocad
2D để vẽ các hình chiếu từ vật
thể 3 chiều.
+Dùng lệnh Line để vẽ các
đường thẳng, đường dóng để tạo
nên 3 hình chiếu và Circle để vẽ
đường tròn dưới dạng đường
mảnh.
+ Chuyển các đường nét mảnh
thành đường đậm phù hợp với
bản vẽ bằng lệnh LA.
+ Ghi kích thước của bản vẽ
dùng lệnh Dimlileal, và
Dimension.
+ Dùng lệnh Rectang và lệnh
Line để vẽ khung tên.
+ Yêu cầu HS trình bày các bước

- Đưa ra vật mẫu dưới dạng 3
chiều.
- Các bước tiến hành:
B1: Phân tích hình dạng vật thể,
chọn hướng chiếu.
B2: Bố trí các hình chiếu.
B3: Vẽ từng phần của vật thể,
bằng nét mảnh.
B4: Tô đậm lại các đường thấy
và nét khuất.
B5: Ghi kích thước.
B6: Kẻ khung tên và hoàn thiện
bản vẽ.
7
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
vẽ hình chiếu của vật thể.
HS: Ghi nhớ và trình bày lại các
bước vẽ hình chiếu của vật thể.
Họat động 2: Tổ chức thực hành.
GV:Chia lớp làm 3 nhóm.
- Đưa ra vật mẫu ( hình giá chũ
V) dưới dạng 3chiều, yêu cầu
HS:
Nhóm 1: Vẽ hình chiếu đứng
Nhóm 2: Vẽ hình chiếu cạnh
Nhóm 3: Vẽ hình chiếu bằng
HS: Các nhóm tiến hành lập hình
chiếu của mình và đưa ra đáp án
sau 5 phút.
GV: Dùng phần mềm Autocad

2D để trình chiếu kết quả.
GV: Phát các phiếu bài tập khác
nhau cho học sinh và yêu cầu
HS hoàn thành 3 hình chiếu và
ghi kích thứơc của hình chiếu
trong 15 phút.
HS: Hoàn thành bài của mình
ngay vào phiếu bài tập và báo
- Vẽ được các hình chiếu của vật
thể
-Trình bày đựơc bản vẽ theo tiêu
chuẩn.
8
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
cáo kết quả sau 15 phút.
GV: Đưa ra đáp án của các bài
thực hành nhờ phần mềm
Autocad 2D.
HS: Tự đánh giá kết quả bài làm
của mình.
Họat động 3: Tổng kết đánh giá.
GV:
Nhận xét thái độ học tập của học
sinh.
Yêu cầu học sinh về nhà đọc
trước bài 4 sgk.
- Tiến hành thu bài về nhà chấm.
Bài giảng: MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài học này học sinh đạt được:

 Khái niệm và công dụng của hình cắt và mặt cắt.
 Vẽ được mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.
 Nhận biết được các mặt cắt và hình cắt trên bản vẽ kỹ thuật.
B. CHUẨN BỊ CHO BÀI DẠY
Giáo viên:
 Nghiên cứu bài 4 sách giáo khoa và các tài liệu liên quan.
 Hệ thống tranh, hình ảnh minh họa
Học sinh:
9
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
 Các kiến thức liên quan về hình cắt và mặt cắt( Bài 8 sách Công
nghệ 8).
 Đọc trước bài trước khi đến lớp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
I. Phân bố bài giảng
Bài giảng bao gồm 3 nội dung chính được phân bố trong 1 tiết.
+ Khái niệm về hình cắt và mặt cắt.
+ Hình cắt
+ Mặt cắt.
II. Các họat động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Đặt vấn đề vào bài mới
Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng bên trong như lỗ, rãnh
nếu dùng hình biểu diễn có nhiều nét đứt như vậy bản vẽ sẻ thiếu rõ
ràng và sáng sửa. Vì vậy trên bản vẽ kỹ thuật thường dùng hình cắt và
mặt cắt để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.Vậy để hiểu rõ về
mặt cắt và hình cắt chúng ta bước vào bài học ngày hôm nay.
3.Nội dung bài học
Họat động của GV và HS Nội dung
Họat động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình cắt và mặt cắt

GV: Tổ chức hình thức dạy học
theo toàn lớp.
Dùng mô phỏng Autocad 3D
để trình bày vật mẫu hình 4.1
I. Khái niện về mặt cắt và hình
cắt.
10
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
- Dùng lệnh để cắt vật thể ra làm
đôi.
- Quay nủa phần vật thể phía sau
mới cắt về phía trước và hỏi:
Đâu là mặt phẳng hình chiếu và
mặt phẳng cắt?
HS: Quan sát, suy luận và:
HS1: Trả lời 1.
HS2: Trả lời 2.
Có thể có nhiều trò trả lời và đều
dẫn tới:
Phân biệt được mặt phẳng hình
chiếu và mặt phẳng cắt.
GV: Chiếu phần vật thể sau mặt
phẳng cắt lên mặt phẳng hình
chiếu và yêu cầu HS vẽ:
+ Các đường bao của vật thể
nằm trên mặt phẳng cắt:
+ Các đường bao của vật thể
nằm trên mặt phẳng cắt và sau
mặt phẳng cắt.
HS: Vẽ và lên bảng trình bày.

GV: Đưa ra đáp án và yêu cầu
HS so sánh kết quả của 2 bài.Và
- Hình biểu diễn các đường bao
của vật thể nằm trên mặt phẳng
cắt gọi là mặt cắt.
- Hình biểu diễn mặt cắt và các
đường bao của vật thể sau mặt
phẳng cắt gọi là hình cắt.
11
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
rút ra khái niệm.
HS: Căn cứ vào hình vẽ HS đưa
ra sự khác nhau của 2 hình. Từ
đó HS khái quát lên thành định
nghĩa.
Họat động 2: Tìm hiểu về mặt cắt.
GV: Dùng một vật thể có nhiều
lỗ và rãnh:
+ Yêu cầu HS vẽ hình chiếu
đứng của vật thể.
+ GV trình bày mặt cắt của vật
thể này.
Yêu cầu HS so sánh 2 hình và rút
ra kết luận: Mặt cắt dùng để làm
gì và dùng trong trường hợp
nào?
HS: Hoàn thành hình chiếu đứng
của vật thể.
So sánh giữa hình chiếu và hình
cắt để rút ra kết luận.

GV: Rút ra nhận xét cuối cùng.
GV: Chia lớp làm 2 nhóm và
trình chiếu vật mẫu hình 4.2a.
Tiến hành cắt để đưa ra 2 kết quả
II. Mặt cắt.
- Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết
diện vuông góc của vật thể.Dùng
trong trường hợp vật thể có
nhiều lỗ, rãnh.
Có hai loại mặt cắt:
+ Mặt cắt chập:
+ Mặt cắt rời:
Sự khác nhau của hai mặt cắt:
- Mặt cắt chập: Mặt cắt được vẽ
ngay trên hình chiếu tương ứng,
đường bao của mặt cắt đựơc vẽ
bằng nét liền mảnh.
12
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
mặt cắt chập và mặt cắt rời, yêu
cầu học sinh làm trong 4 phút:
Nhóm 1: Thế nào là mặt cắt
chập?
Nhóm 2: Thế nào là mặt cắt rời
HS: Quan sát, trao đổi và đưa ra
kết quả sau 4 phút.
GV: Đưa ra đáp án và yêu cầu
học sinh so sánh sự khác nhau
giữa 2 loại mặt cắt này.
HS: Suy luận và xung phong trả

lời.
GV: Chia lớp làm 2 nhóm và
trình chiếu vật mẫu hình 4.2b.
Yêu cầu HS hoàn thành sau 4
phút:
Nhóm 1: Vẽ mặt cắt rời.
Nhóm 2: Vẽ mặt cắt chập
HS: Suy nghĩ, thảo luận và đưa
ra đáp án trong thời gian quy
định.
GV: Sử dụng phần mềm
Autocad 2D để đưa ra đáp án.
HS: Tự đánh giá kết quả bài làm
-Mặt cắt rời: Mặt cắt đựơc vẽ ở
ngoài hình chiếu, đường bao
được vẽ bằng nét liền đậm.Mặt
cắt được vẽ gần hình chiếu và
liên hệ với hình chiếu bằng nét
gạch chấm mảnh.
13
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
của mình.
Họat động3: Tìm hiểu về hình cắt.
GV: Giáo viên đưa ra mô hình
vật thể và 3 hình cắt khác nhau,
yêu cầu học sinh so sánh sự
khác nhau của 3 hình cắt.
HS: Quan sát và:
HS1: Trả lời 1.
HS2: Trả lời 2.

(Có thể có nhiều câu trả lời của
các HS khác nhau)
GV: Đưa ra đáp án và giải thích
rõ hơn.Từ đó đưa ra kết luận.
HS: Tự rút ra và ghi chép
GV: Chia lớp làm 3 nhóm. Đưa
ra 3 vật mẫu dưới dạng 3D yêu
cầu học sinh hoàn thành trong 7
phút.
Nhóm 1: Vẽ hình cắt toàn bộ
(H1)
Nhóm 2: Vẽ hình cắt một nửa
(H2)
Nhóm 3: Vẽ hình cắt cục bộ
III. Hình cắt.
Có 3 loại hình cắt:
+ Hình cắt toàn bộ: Sử dụng một
mặt phẳng cắt và dùng để biểu
diễn hình dạng bên trong của vật
thể.
+ Hình cắt một nửa: Hình biểu
diễn gồm nửa hình cắt ghép với
nửa hình chiếu, đường phân cách
là đường tâm.
+ Hình cắt cục bộ: Biểu diễn
một phần vật thể dưới dạng hình
cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét
lượn sóng.
14
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ

(H3)
HS: Suy nghĩ, trao đổi và hoàn
thành trong thời gian quy định,
tiến hành báo cáo kết quả.
GV: Đưa ra đáp án và đặt câu
hỏi: Nên chọn các loại hình cắt
khác nhau trong trường hợp nào?
HS: Quan sát kết hợp với tư duy
để trả lời (Xung phong trả lời).
GV: Kết luận các ý kiến và đưa
ra đáp án đúng đồng thời đưa ra
một số ví dụ minh họa.
Họat động 4: Tổng kết - đánh giá
GV: Đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời để đánh giá sự tiếp thu bài.
+ So sánh sự khác nhau của mặt cắt chập và mặt cắt rời?
+ Hình cắt có mấy lọai và được dùng trong những trường hợp nào?
Giao nhiệm vụ:
+ Đọc phần thông tin bổ sung SGK.
+ Làm bài tập và đọc trước bài.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ
Cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Autocad thì quá trình giảng dạy
trở nên dễ dàng hơn, khi chúng ta có mô hình 3 chiều thì không cần
phải tạo vật thật. Chúng ta có thể quay mô hình đó để chọn nên một
15
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
hướng chiếu cụ thể. Đặc biệt hơn là có thể xoay theo các hướng chiếu
khác nhau khi trình bày mẫu để tạo nên các hình chiếu của vật thể, giúp
học sinh có thể nhìn thấy trực quan. Hỗ trợ nhanh nhạy trong quá trình
dạy học, có thể đưa ra nhiều mô hình vật thể khác nhau để học sinh có

nhiều cơ học hơn, đồng thời có thể đưa ra các đáp án một cách nhanh
nhất.
Có sự hỗ trợ của phần mềm mà người giáo viên có thể truyền đạt
được nhiều ý đồ sư phạm của mình nhằm đạt kết quả cao trong quá
trình giảng dạy.
Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh và thu được
kết quả rất khả quan như sau:
Bảng 1: So sánh kết quả khi dạy bài: THỰC HÀNH VẼ CÁC HÌNH
CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN
Lớp 11B3
( Dạy theo hình thức truyền thống)
Số
học
sinh
Mức độ nắm kiến thức
Tốt Khá Trung bình
Không nắm
được
41
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng

Tỉ
lệ
9 22% 10 24,4% 22 53,6% 0 0%

16
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
Lớp 11B4
( Dạy theo hình thức ứng dụng đề tài )
Số
học
sinh
Mức độ nắm kiến thức
Tốt Khá Trung bình
Không nắm
được
41
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
20 48,8% 12 29,3% 9 21,9% 0 0%

Bảng 2: So sánh kết quả khi dạy bài:MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
.
Lớp 11B3
( Dạy theo hình thức truyền thống)
Số
học
sinh
Mức độ nắm kiến thức
Tốt Khá Trung bình
Không nắm
được
41
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
10 24,4% 10 24,4% 21 51,2% 0 0%

Lớp 11B4
(Dạy theo hình thức ứng dụng đề tài)
Số

học
Mức độ nắm kiến thức
Tốt Khá Trung bình Không nắm
17
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
sinh
được
41
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
19 46,3% 15 36,6% 7 17,1% 0 0%
II. KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT.
1. Đối với giáo viên:
Trước hết để phục vụ tốt cho giờ học này, người giáo viên phải có
sự chuẩn bị tốt ở nhà. Giáo viên phải chịu khó suy nghĩ, nghiên cứu,
chuẩn bị giáo án và xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp một cách cẩn
thận , chu đáo và chính xác.
Giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho
học sinh tham gia một cách tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức .

Chú ý khai thác vốn kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh, giúp các
em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân .
2. Đối với học sinh
Để lĩnh hội các kiến thức một cách dễ dàng và khắc sâu vấn đề cần
nghiên cứu cũng đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà, nghiên
cứu bài học mới trước khi đến lớp. Học sinh phải nhiệt tình, tích cực,
chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức; nghiêm túc thực hiện các
quy định của lớp học, thể hiện một tinh thần thái độ tốt trong học tập .
3. Đối với các cấp lãnh đạo
Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn nữa
cho môn học trong việc mua sắm trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất
phục vụ cho việc dạy và học bộ môn Công nghệ.
18
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
19
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN
ĐỀ 1
I. LỜI NÓI
ĐẦU 1
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ 3
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY PHẦN VỄ KỸ THUẬT HIỆN
NAY 3
II. PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY PHẦN VẼ KỸ
THUẬT 3
C. KẾT

LUẬN 12
I. KẾT
QUẢ 12
II. KIẾN NGHỊ , ĐỀ
XUẤT 14
1. Đối với giáo
viên: 14
2. Đối với học
sinh 15
20
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
3. Đối với các cấp lãnh
đạo 15
21
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Tư liệu SGK Kĩ thuật 10: Vẽ kỹ thuật và gia công vật liệu NXB Giáo
dục Tác giả:Trần Hữu Quế - Đoàn Như Kim - Phạm Văn Khôi
2-Tư liệu SGK Công nghệ công nghiệp 11 NXB Giáo dục Tác giả:
Nguyễn Văn Khôi chủ biên.
3-Tài liệu Vẽ kỹ thuật NXB Đại học sư phạm Trần Hữu Quế chủ biên.
22
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 Giáo viên: Bùi THỊ PHÚ
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4
ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM AUTOCAD TRONG DẠY BÀI
THỰC HÀNH VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN
VÀ BÀI MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
MÔN CÔNG NGHỆ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Thạch Thành ngày 25/5/2013
23

×