Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn dùng phương pháp dạy học tích hợp để giải thích định tính một số hiện tượng điện và từ trong chương trình vật lý lớp 11 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.38 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1. Phương pháp dạy học tích hợp và hình thức lồng ghép
trong dạy học Vật lí.
3
1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp. 3
1.2. Các mục tiêu của dạy học tích hợp. 4
1.3. Vì sao phải thực hiện dạy học tích hợp. 4
1.4. Hình thức lồng ghép trong dạy học tích hợp. 7
1.5. Hoạt động của giáo viên trong dạy học tích hợp lồng ghép. 7
Chương 2. Xây dựng và giải thích một số hiện tượng Điện và Từ bằng
phương pháp tích hợp lồng ghép trong chương trình Vật lí lớp 11 ban
cơ bản.
8
2.1. Một số địa chỉ và nội dung tích hợp. 8
2.2. Vận dụng phương pháp DHTH dưới hình thức lồng ghép vào giáo
án - tiết 13 "Điện năng. Công suất điện".
12
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 15
3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 15
3.2. Về kết quả kiểm tra đánh giá thực nghiệm sư phạm 15
3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm. 15
KẾT LUẬN 16
1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Vật lí học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lí học là những
điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó nói về các hiện tượng cơ, điện,
quang xảy ra trong cuộc sống. Việc học môn Vật lí không chỉ dừng lại ở sự tìm
cách vận dụng các công thức Vật lí để giải cho xong các phương trình và đi đến


những đáp số,mà còn giải thích được các hiện tượng Vật lí đang xảy ra trong thiên
nhiên quanh ta, trong các đối tượng của nền văn minh mà ta đang sử dụng.
Mặt khác, thực tế việc giảng dạy Vật lí hiện nay, chủ yếu dành nhiều thời
gian dạy học sinh nhận diện các kiểu, loại bài toán khác nhau và cách vận dụng các
công thức Vật lí cho từng kiểu, loại toán đó, mà ít chú trọng giúp học sinh giải
thích các hiện tượng Vật lí xảy ra trong tự nhiên, gần gũi với cuộc sống của chúng
ta. Nếu có giải thích thì chỉ là những hiện tượng có sẵn trong sách giáo khoa (SGK)
chứ giáo viên ít sử dụng phương pháp dạy học tích hợp (DHTH) dưới hình thức
lồng ghép trong bộ môn Vật lí nói chung và trong các phần liên quan đến hiện
tượng Điên và Từ trong chương trình lớp 11 ban cơ bản nói riêng.
Xuất phát từ ý nghĩa và thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Dùng
phương pháp dạy học tích hợp để giải thích định tính một số hiện tượng Điện và
2
Từ trong chương trình Vật lí lớp 11 ban cơ bản”, nhằm giúp học sinh (HS) yêu
thích và hiểu rõ hơn bản chất Vật lý của các hiện tượng Điện và Từ.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Giải thích định tính được một số hiện tượng Điện và Từ bằng phương pháp
DHTH dưới hình thức lồng ghép, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật
lí ở trường THPT.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp DHTH dưới hình thức lồng ghép trong dạy học Vật lí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp DHTH dưới hình thức lồng ghép để giải thích một số
hiện tượng liên quan đến Điện và Từ trong một số tiết học ở chương trình Vật lí lớp
11 ban cơ bản.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp 11 thuộc trường PT Nguyễn Mộng
Tuân, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp DHTH và hình thức lồng ghép.

- Tìm hiểu một số hiện tượng Điện và Từ có liên quan đến các tiết học trong
chương trình Vật lí 11 ban cơ bản.
3
- Thực nghiệm sư phạm các phương án dạy học đã thiết kế.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp DHTH và hình thức lồng
ghép.
- Nghiên cứu về các hiện tượng Điện và Từ trong chương trinh sách giáo
khoa và các tài liệu tham khảo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
- Xây dựng các hiện tượng Điện và Từ vào các tiết dạy cụ thể trong chương
trình Vật li 11 ban cơ bản.
- Thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp 11 thuộc trường PT Nguyễn Mộng Tuân,
Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hoá.
- Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm bằng thuật toán thống kê.
6. CẤU TRÚC SKKN
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
Chương 1. Phương pháp dạy học tích hợp và hình thức lồng ghép trong dạy
học Vật lí
Chương 2. Xây dựng và giải thích một số hiện tượng Điện và Từ bằng
phương pháp tích hợp lồng ghép trong chương trình Vật lí lớp 11 ban cơ bản.
4
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
PHẦN II. KẾT LUẬN.
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ HÌNH THỨC
LỒNG GHÉP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ.
1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp.
Quá trình DHTH được hiểu là một quá trình dạy học trong đó toàn thể các
hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự

tính trước những diều cần thiết cho học sinh, nhằm phuc vụ cho các quá trình học
tập tương lai,hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sôngs lao động (Xavier
Roegiers(1996)). Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường.
DHTH hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong đó học sinh học
cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng trong các tình huống gần
với cuộc sống và có ý nghĩa. Cụ thể là cần kết hợp một cách hữu cơ có hệ thống
các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các
môn học đó.
DHTH hướng tới thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm khác nhau của
cùng một môn học cũng như của các môn học khác nhau, hướng tới đào tạo học
5
sinh có năng lực đáp ứng được thách thức lớn của xã hội ngày nay là có được khả
năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết
một cách hữu ích một tình huống xuất hiện, hoặc có thể đối mặt với một khó khăn
bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Tư tưởng sư phạm đó gắn liền với việc
phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
trong quá trình dạy học.
1.2. Các mục tiêu của dạy học tích hợp.
DHTH nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản sau:
- Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa phong phú hơn bằng cách đặt quá
trình học tập vào các hoàn cảnh (tình huống) để HS nhận thấy ý nghĩa của các kiến
thức, kỹ năng, năng lực cần lĩnh hội. Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc tạo động lực
học tập cho HS, điều mà hiện nay nhiều học sinh đã không có được và do đó việc
học tập trở nên nặng nề, thiếu niềm vui và hứng thú. Trong quá trình học tập như
vậy, các kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS đều được huy động và gắn với thực tế
cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.
Mục tiêu này đòi hỏi phải lựa chọn kiến thức, kỹ năng cốt yếu xem là quan

trọng đối với quá trình học tập của HS và dành thời gian cũng như các giải pháp
hợp lý cho chúng.
- Dạy HS sử dụng kiến thức trong hoàn cảnh cụ thể. Thể hiện ở việc:
6
+ Nêu bật cách thức sử dụng kiến thức đã học;
+ Tạo các tình huống học tập để HS vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự
lực.
Theo yêu cầu này thì DHTH không chỉ quan tâm đánh giá việc HS hiểu
những kiến thức đã học. mà còn đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong các
tình huống có ý nghĩa. Hình thành và rèn luyện những kỹ năng đa thành phần trong
cuộc sống và học tập.
1.3. Vì sao phải thực hiện dạy học tích hợp.
Có thể nêu lên một số lý do của việc thực hiện DHTH ở trường phổ thông
như sau:
- DHTH góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Nhà trường phổ
thông.
- Vận dụng DHTH là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở
nhà trường phổ thông. Như Luật giáo dục (2005) đã nêu: “ Mục tiêu giáo dục phổ
thông là giúp học sinh phát triền toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việc có nhiều môn học đã được đưa vào
Nhà trường phổ thông hiện nay là sự thể hiện quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục
7
toàn diện. Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo
dục nêu trên.
- Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người
phát triển như vũ bão, trong khi quỹ thời gian cũng như kinh phí để HS ngồi trên
ghế nhà trường là có hạn, thì không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà

trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay người ta
nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kỹ năng sống cho HS (các kiến thức về an
toàn giao thông, về bảo vệ môi trường sống, về năng lượng và sử dụng năng lượng,
về định hướng nghề nghiệp,…) trong khi những tri thức này không thể tạo thành
môn học mới để đưa vào Nhà trường vì lí do phải đảm bảo khối lượng kiến thức
phù hợp với sự phát triển của HS.
- Dù khác nhau về đặc trưng bộ môn, song các môn học trong nhà trường phổ
thông hiện nay đều có chung nhiệm vụ là hiện thực hoá mục tiêu phát triển toàn
diện HS. Có thể nêu những nét chung cơ bản của nhiệm vụ các môn học được dạy
trong nhà trường như sau:
+ Hình thành hệ thống tri thức, kỹ năng theo yêu cầu khoa học bộ môn;
+ Phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho HS phù hợp với đặc trưng môn học;
+ Giáo dục HS thông qua quá trình dạy học bộ môn (như hình thành thế giới
quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan và thái độ, phẩm chất nhân cách của
người lao động mới…).
8
+ Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và chuẩn bị cho HS tham
gia lao động sản xuất, giáo dục kỹ năng sống…
Các nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được thông qua các môn học. Quá
trình xây dựng chương trình, SGK các môn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực
hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả các đối tượng
HS. Vì vây, trong quả trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dùng
này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các
vùng miền khác nhau.
Mặt khác, do cùng chung các nhiệm vụ dạy học nêu trên nên các môn học
cũng có nhiều cơ hội để liên kết với nhau, tạo ra mối quan hệ liên môn.
- Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học.
Lý do cần dạy học tích hợp các khoa học trong nhà trường còn xuất phát từ
chính yêu cầu phát triển của các khoa học. Các nhà khoa học cho rằng khoa học ở
thế kỷ XX đã chuyển từ phân tích cấu trúc lên tổng hợp hệ thống làm xuất hiện các

liên ngành (như sinh thái học, tự động hoá…). Vì vậy, xu thế dạy học trong nhà
trường là phải làm sao cho tri thức của HS xác thực và toàn diện. Quá trình dạy học
phải làm sao liên kết, tổng hợp hoá các tri thức, đồng thời thay thế “ tư duy cơ giới
cổ điển” bằng “ tư duy hệ thống”. Theo Xavier Rogiers, nếu nhà trường chỉ quan
tâm dạy cho HS các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở HS các
“Suy luận theo kiểu khép kín”, sẽ hình thành những con người “ mù chức năng”,
9
nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các
kiến thức đó hàng ngày.
- Góp phần giảm tải học tập cho HS.
Từ góc độ giáo dục, DHTH giúp phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng
tượng khoa học và năng lực tư duy của HS, vì nó luôn tạo ra các tình huống để HS
vận dụng kiến thức trong các tình huống gần với cuộc sống. Nó cũng làm giảm sự
trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học
tập. Nhân đây cũng nên nhìn nhận sự giảm tải ở một góc độ khác, nghĩa là giảm
tải không chỉ gắn với việc giảm thiểu kiến thức môn học, hoặc thêm thời lượng
cho việc dạy học một nội dung kiến thức theo quy định. Phát triển hứng thú học
tập cũng có thể được xem như một biện pháp giảm tải tâm lý học tập có hiệu quả
và rất có ý nghĩa. Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu,
bằng cách tích hợp một cách hợp lý và có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống
vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt
qua các khó khăn nhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui và
hứng thú của HS.
1.4. Hình thức lồng ghép trong dạy học tích hợp.
Hình thức lồng ghép trong DHTH được thực hiện khi hầu hết các kiến thức
của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể cũng chính là các kiến thức về
Điện hoặc Từ.
10
1.5. Hoạt động của giáo viên trong dạy học tích hợp lồng ghép.
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, SGK để xây dựng mục tiêu dạy học,

trong đó có các mục tiêu giải thích được một (một vài) hiện tượng Điện hoặc Từ.
Hoạt động 2: Xác định nội dung các hiện tượng cụ thể cần tích hợp. GV lựa
chọn tư liệu và phương án tích hợp, cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp nội
dung nào là hợp lý? Thời lượng là bao nhiêu?
Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp,
trước hết quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện
dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS
(như sử dụng các thí nghiệm, máy vi tính, máy chiếu…)
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây GV cần nêu cụ thể
các hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV.
11
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ GIẢI THÍCH MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG ĐIỆN VÀ
TỪ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LỒNG GHÉP TRONG CHƯƠNG
TRÌNH VẬT LÍ LỚP 11 BAN CƠ BẢN.
2.1. Một số địa chỉ và nội dung tích hợp.
Tên bài
học
Địa chỉ
(tích hợp
vào nội
dung nào
của bài)
Nội dung
tích hợp
Giải thích
Bài 2:
Thuyết
electron.
Định luật
bảo toàn

điện tích.
Mục
I.2.Thuyết
electron.
MụcII.2.Sự
nhiễm điện
do tiếp
xúc.
Vì sao
trong
xưởng dệt
vải người ta
phải làm
cho không
khí có độ
ẩm cao?
Vì sao xe
chở xăng
Khi máy dệt hoạt động, do ma sát, các sợi
vải có thể bị nhiễm điện, do đó các sợi vải
có thể bị rối với nhau. Người ta phải làm
cho không khí trong xưởng có độ ẩm cao
để các điện tích xuất hiện trên các sợi vải
nhanh chóng mất đi.
Cái xích lòng thòng xuống đất của những
xe chở nhiên liệu có tác dụng bảo hiểm cho
xe trong khi chuyển động.Bụi trong không
khí thường tích điện, nếu bụi bám đầy vào
thùng xăng của xe thì điện tích tập trung
12

phải thả
xích lòng
thòng
xuống
đường?
khá lớn có thể sinh ra tia lửu điện gây nên
hỏa hoạn. Nối xích với thùng xe và thả
lòng thòng xuống mặt đường làm cho điện
tích ở thùng xe truyền xuống đất.
Bài 7:
Dòng
điện
không
đổi.
Nguồn
điện.
Mục
V.1.Pin
điện hóa.
Vì sao có
trường hợp
đánh rơi
pin, một lúc
sau thấy pin
nóng lên và
chẳng bao
lâu pin đã
hết điện?
Để cho điên trở trong của pin thật nhỏ
người ta đã làm lớp bột hồ trộn dung dịch

điện phân rất mỏng. Khi pin bị đánh rơi có
thể vỏ kẽm của nó (cực âm) đã móp lại và
chạm vào cực dương (túi đựng chất khử
cực và thỏi than). Thành thử pin bị đoản
mạch, cường độ dòng điện lớn làm nóng
pin và tiêu hao rất nhanh năng lượng của
pin.
Bài 8:
Điện
năng.
Công
suất
điện
Muc
II.1.Định
luật Jun -
Len-xơ.
-Vì sao dây
bếp điện
mắc trong
mạch điện
bị nóng đỏ,
trong khi đó
dây dẫn
Các dây dẫn và bếp điện được mắc nối tiếp
trong mạch điện nên cường độ dòng điện
qua các dây dẫn là như nhau. Nhưng điện
trở của bếp điện lớn hơn điện trở của các
dây nối,nhiệt lượng tỏa ra ở bếp điện lớn
hơn; mặt khác, dây điện bị cuốn xoắn ốc,

nhiệt tỏa ra được tập trung hơn nên dây
13
không bị
nóng đỏ?
-Cầu chì có
tác dụng gì?
càng nóng đỏ.
Khi cường độ dòng điện trong dây dẫn quá
lớn thì nhiệt lượng toả ra rất lớn có thể làm
nóng đỏ dây dẫn gây nên hoả hoạn. Những
trường hợp cường độ dòng điện đột nhiên
lớn thường xảy ra khi dây dẫn bị chập, lúc
đó điện trở quá nhỏ nên cường độ tăng
mạnh theo định luật ôm (ta gọi là đoản
mạch). Để tránh hoả hoạn và bảo vệ các
dụng cụ dùng điện khỏi bị phá huỷ do dòng
điện quả quá lớn, ta phải làm thế nào để
trong trường hợp này mạch điện phải bị
ngắt ở một chỗ dự kiến sẵn, chỗ đó chính là
cầu chì. Cầu chì là một đoạn dây chỉ mắc
nối tiếp trong mạch điện. Vì chỉ có điện trở
suất lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp, nên
khi có dòng điện qua sức chịu đựng dây chì
sẽ đứt trước.Ở một số máy móc như đài thu
thanh, máy quay đĩa người ta đã lắp cầu chì
14
tính toán sẵn cho từng loại máy. Chẳng hạn
cầu chì 125mA hay 200mA v.v…có nghĩa
là nếu dòng điện vượt quá trĩ số 125mA
hay 200mA thì cầu chì sẽ đứt để bảo vệ

máy. Khi đứt cầu chì ấy ta phải thay cầu
chì với chỉ số đúng như thế.
Bài 14:
Dòng
điện
trong
chất
điện
phân.
Mục II.Bản
chất dòng
điện trong
chất điện
phân.
Vì sao xà
phòng có
thể tẩy sạch
các vết dầu
mỡ trên
quần áo?
Xà phòng là một loại muối của axít béo.
Như ta đã biết, các chất muối đều là chất
điện phân, nghĩa là khi hoà tan trong nước
các phân tử xà phòng bị phân lì thành các
iôn. Xà phòng thường dùng là natri stêarat
(C17 H35 COONa). Khi tan vào nước nó
bị phân li thành những iôn stêarat âm
( catiôn). Iôn stêrat có khả năng “Chui” vào
các giọt dầu bám chặt trên quần áo làm cho
chúng có điện tích âm và có xu hướng đẩy

các giọt dầu khác tạo thành nhũ tương. Lúc
đó ta chỉ cần vò quần áo là những hạt nhũ
tương này sẽ bị trôi vào nước.
Bài 15:
Dòng
Mục V.3.
Ứng dụng.
Vì sao đỉnh
cột thu lôi
Sét hay đánh vào những chỗ nhô cao trên
mặt đất, cho nên để tránh sét Franklin đã
15
điện
trong
chất khí.
được làm
nhọn?
làm những cột kim loại nhộn đầu đặt trên
nóc những toà nhà cao để “Thu” lấy sét rồi
truyền xuống đất. Nhưng thật ra cột thu lôi
còn có tác dụng làm cho một đám mây tích
điện khó gây ra sét. Sỡ dĩ như vậy vì đầu
trên của cột thu lôi được làm nhọn. Khi có
một đám mây phần dưới tích điện âm
chẳng hạn tới gần thì do hưởng ứng, ở đầu
cột thu lôi sẽ tích điện dương. Nên đầu cột
thu lôi nhọn, các điểm tích dương này sẽ
“rò” ra khỏi mũi nhọn tạo thành một luồng
“ gió điện dương” phóng lên đám mây làm
trung hoà nhưng điện tích âm của nó. Mây

bị mẩt rất nhiều điện tích nên khó có thể
gây ra sét được. Đó là lý do vì sao phải làm
đin hr cột thu lôi nhọn.r
Bài 19.
Từ
trường.
Mục I.
Nam châm.
Một thanh
nam châm
và một
thanh sắt có
kích thước
Đưa thanh nam cham lại gàn thanh sắt,m
thanh sắt bị hút. Nhưng nếu đưa thanh sắt
lại gần thanh nam châm thì thanh nam
châm cungx bị hút. Như vậy làm thế nào
phân biệt được thanh nào là nam châm,
16
giống nhau,
làm thế nào
để phân biệt
được chúng
nếu không
có một vật
thứ ba làm
trung gian?
thanh nào là sắt?
Ta có thể phân bệt bằng cách sau: đưa đầu
cực của một trong hai thanh vào chính giữa

thanh kia, nếu chúng hút chặt vào nhau thì
thanh đang cầm là nam châm. Nếu chúng
không hút chặt thì thanh đang cầm là thanh
sắt. Thật vậy, đường sức của thanh nam
châm tập trung ở hai cực. Như vậy từ
trường ở gần hai đầu thanh nam châm
mạnh còn không gian chung quanh khoảng
giữa thanh nam châm thì từ trường rất yếu.
Do đó, nếu đưa thanh sắt vào khoảng giữa
thanh nam châm thì dường như không thấy
xuất hiện lực hút hoặc lực hút rất yếu.
Bài 21.
Từ
trường
của
dòng
điện
chạy
Mục I.Từ
trường của
dòng điện
chạy trong
dây dẫn
thẳng dài.
Làm thế
nào xác
định dược
vị trí đường
dây dẫn đặt
ngầm dưới

đất hay dướ
Để tìm vị trí đường dây ngầm có thể dùng
một la bàn hay một kim nam châm đặt trên
một trục thẳng đứng. Ở những vị trí xa
dòng điện, kim la bàn trỏ phương bắc- nam
như bình thường. Khi la bàn đặt đến gần
dòng điện thì kim lệch đi một góc, càng
gần dòng điện góc lệch càng lớn. Như vậy
17
trong
các dây
dẫn có
hình
dạng
đặc biệt.
sàn xi
măng?
ở những vị trí mà kim la bàn lệch một góc
lớn nhất thì ở dưới đó có dây dẫn đặt
ngầm. Tất nhiên khi tiến hành cuộc “Thăm
dò” như vậy ta phải đóng mạch điện để
trong dây dẫn có dòng điện.
2.2. Vận dụng phương pháp DHTH dưới hình thức lồng ghép vào giáo án -
tiết 13 "Điện năng. Công suất điện".
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được công của dòng điện là số đo điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi có
dòng điện chạy qua. Chỉ ra được lực nào thực hiện công ấy.
2. Kĩ năng
- Tính được điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch theo các đại

lượng liên quan và ngược lại.
- Tính được nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn và công suất tỏa nhiệt của vật dẫn đó.
- Giải thích được hiện tượng: dây bếp điện mắc trong mạch điện bị nóng đỏ, trong
khi đó dây dẫn không bị nóng đỏ.
- Nêu được tác dụng của cầu chì.
18
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc sách giáo khoa Vật lí lớp 9 để biết học sinh đã học những gì về
công, công suất của dòng điện, Định luật Jun – Len-xơ và chuẩn bị các câu hỏi
hướng dẫn học sinh ôn tập.
2. Học sinh: Ôn tập phần này ở lớp 9 THCS và thực hiện các câu hỏi hướng dẫn
mà giáo viên đặt ra.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo chung của pin điện hoá. So
sánh pin điện hoá và acquy.
Hoạt động 2 (10 phút) : Tìm hiểu điện năng tiêu thụ và công suất điện.
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản

Giới thiệu công của lực
điện.
Yêu cầu học sinh thực
hiện C1.
Yêu cầu học sinh thực
hiện C2.
Yêu cầu học sinh thực
hiện C3.
Ghi nhận khái niệm.
Thực hiện C1.
Thực hiện C2.
Thực hiện C3.

Ghi nhận khái niệm.
I. Điện năng tiêu thụ và
công suất điện
1. Điện năng tiêu thụ của
đoạn mạch
A = Uq = UIt
Điện năng tiêu thụ của một
đoạn mạch bằng tích của
hiệu điện thế giữa hai đầu
đoạn mạch với cường độ
dòng điện và thời gian dòng
19
Giới thiệu công suất
điện.
Yêu cầu học sinh thực
hiện C4.

Thực hiện C4. điện chạy qua đoạn mạch
đó.
2. Công suất điện
Công suất điện của một
đoạn mạch bằng tích của
hiệu điện thế giữa hai đầu
đoạn mạch và cường độ
dòng điện chạy qua đoạn
mạch đó.
P =
t
A
= UI

Hoạt động 3 (25 phút) : Tìm hiểu công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện
chạy qua.
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Nội dung cơ bản

Giới thiệu định luật. Ghi nhận định luật.
II. Công suất toả nhiệt của
vật dẫn khi có dòng điện
chạy qua
1. Định luật Jun – Len-xơ
Nhiệt lượng toả ra ở một
vật dẫn tỉ lệ thuận với điện
trở của vật đãn, với bình
20
Nội dung tích hợp:
-Yêu cầu học sinh giải
thích hiện tượng:dây bếp
điện mắc trong mạch
điện bị nóng đỏ, trong
khi đó dây dẫn không bị
nóng đỏ.
- Nêu tác dụng của cầu
chì?

Giới thiệu công suất toả
nhiệt của vật dẫn.
Yêu cầu học sinh thực
hiện C5.
Suy nghĩ trả lời.

Suy nghĩ trả lời.
Ghi nhận khái niệm.
Thực hiện C5.
phương cường độ dòng điện
và với thời gian dòng điện
chạy qua vật dẫn đó
Q = RI
2
t
2. Công suất toả nhiệt của
vật dẫn khi có dòng điện
chạy qua
Công suất toả nhiệt ở vật
dẫn khi có dòng điện chạy
qua được xác định bằng
nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn
đó trong một đơn vị thời
21
gian.
P =
t
Q
= UI
2
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức
cơ bản đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài
tập 5 đén 10 trang 49 sgk và 8.3, 8.5,

8.7 sbt.
Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
Ghi các bài tập về nhà.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
22
3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
- Đối tượng chọn 2 lớp 11 thuộc Trường PT Nguyễn Mộng Tuân giảng dạy
là 11A
2
làm thực nghiệm (TN) và lớp 11A
7
là đối chứng (ĐC) cho đề tài này.
- Giảng dạy tiết 13 "Điện năng. Công suất điện"- Vật lí 11 ban cơ bản.
3.2. Về kết quả kiểm tra đánh giá thực nghiệm sư phạm
Do số bài kiểm tra là hai nên chúng tôi tính điểm trung bình mỗi học sinh đạt
được theo công thức sau:
i
x
=
( )
3
.2
115 T
xx +
Trong đó: x
15
là điểm bài kiểm tra 15 phút
x
1T
là điểm bài kiểm tra 1 tiết

Bảng kết quả thực nghiệm
Lớp Sĩ số
Số học sinh đạt điểm x
i
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
45 0 0 1 4 10 7 12 7 4 0
100% 0% 0% 2.2% 9% 22.2% 15,5% 26,6% 15,5% 9% 0%
ĐC
45 0 2 5 10 13 8 4 2 1 0
100% 0% 4,5% 11% 22,2% 28,9% 17.7% 9% 4,5% 2,2.% 0%
3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm
Dựa vào số liệu tính toán ở trên tôi rút ra được những nhận xét sau đây:
- Tỉ lệ học sinh kiểm tra đạt loại trung bình và yếu của lớp TN giảm đáng kể
so với lớp ĐC. Ngược lại số học sinh đạt loại khá, giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
23
Như vậy, về mặt vận dụng kiến thức và giải thích các hiện tượng của học
sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Từ việc phân tích số liệu thực nghiệm tôi đi đến kết luận:
+ Giả thiết nêu trên đã được kiểm chứng là đúng đã kiểm nghiệm thông
qua thực nghiệm
+ Việc tổ chức dạy học theo tiến trình đề xuất đã đem lại hiệu quả trong
việc nâng cao kiến thức cho học sinh. Nếu được áp dụng phương pháp DHTH vào
trong quá trình dạy học Vật lí ở các trường phổ thông hiện nay chắc chắn sẽ góp
phần phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học
trong nhà trường.
KẾT LUẬN
Dựa vào kết quả quá trình nghiên cứu, kết quả thực nghiệm sư phạm, đối chiếu
với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã đạt được những kết quả sau:
1. Về mặt lý luận: - Đưa ra được phương pháp DHTH dưới hình thức lồng

ghép vào bộ môn Vật lí.
2. Về mặt nghiên cứu ứng dụng: Phương pháp DHTH dưới hình thức lồng
ghép đã có tác dụng tốt trong việc phát triển năng lực tư duy và khả năng giải thích
định tính một số hiện tượng Điện và Từ cho HS.
3. Khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
24
- Qua kết quả của đợt thực nghiệm sư phạm tôi đã tiến hành, cho phép rút ra
được kết luận bước đầu về tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp
DHTH dưới hình thức lồng ghép để rèn luyện khả năng giải thích một số hiện
tượng Điện và Từ cho HS, để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lí.
- Trong điều kiện hiện nay việc đưa phương pháp DHTH dưới hình thức lồng
ghép vào dạy học là khả thi và rất cần thiết. Bởi giải thích được các hiện tượng
Điện và Từ gần gũi với cuộc sống sẽ gây được hứng thú cao độ, kích thích lòng
ham hiểu biết, trí tò mò, phát huy tính tích cực, độc lập cuả HS.
Những kết luận này một lần nữa khẳng định việc sử dụng phương pháp
DHTH dưới hình thức lồng ghép vào dạy học nhằm rèn luyện năng lực tư duy, sáng
tạo, khả năng giải thích các hiện tượng Vật lí cho HS là đúng đắn và thiết thực, phù
hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.
Thanh hóa, ngày 16 tháng 06 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Trần Thi Thanh Hải
25

×