Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử lớp 10 bằng hệ thống kênh hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.05 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
BẰNG HỆ THỐNG KÊNH HÌNH
Người thực hiện: Lê Trọng Việt
Chức vụ: Giáo viên
Tổ công tác: Tổ Lịch sử - GDCD
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Lịch sử là bộ môn có một vai
trò vô cùng quan trọng. Bởi vì đây là bộ môn giúp cho học sinh có thể hiểu biết về
lịch sử của dân tộc và của thế giới. Qua đó sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển
nhân cách của con người. Tuy nhiên do đặc thù bộ môn đây là môn học nặng về lí
thuyết, sự kiện, ngày tháng nên khi học sinh học thường chán và khó nhớ. Trong
những năm gần đây, do sự phát triển của kinh tế thị trường nên học sinh thường
thích chọn những môn khoa học tự nhiên để thi đại học thì cơ hội việc làm sẽ
thuận lợi hơn. Điều đó, dẫn tới một hệ quả là thi tốt nghiệp, rồi đại học chất lượng
môn lịch sử đang ở mức báo động.
Vậy giải pháp gì để học sinh có hứng thú với môn học này, có lẽ rằng một
giải pháp được nhiều thầy cô sử dụng đó là sử dụng các đồ dùng trực quan trong
các tiết dạy của mình. Những đồ dùng này khi sử dụng cũng có rất nhiều hiệu quả
nhưng khi tìm kiếm, di chuyển và in ấn có lẽ cũng có những điều phải lưu tâm. tại
sao chúng ta không thử kết hợp với công nghệ thông tin để tạo ra những đồ dùng
dạy học tự tạo vừa có thể tiết kiệm, vừa có thể lưu giữ và chỉnh sữa mỗi khi cần
và đặt biệt có thể chứa được một khối lượng kiến thức khổng lồ mà giáo viên
muốn truyền tải cho học sinh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh, thông


tin khoa học ngày càng nhiều. Song thời gian dành cho mỗi tiết học trong trường phổ
thông không thay đổi. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh
những kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới
phương pháp dạy học luôn là vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm.
Vấn đề cập nhật thông tin và đổi mới luôn đặt lên hàng đầu. Trong tình
hình đó việc giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới, cần phải có định hướng
2
chung để học sinh tiếp xúc với nhiều tri thức, nhiều thông tin và rèn luyện kỹ năng
làm bài, kỹ năng thực hành.
Như chúng ta biết lịch sử là một trong những nội dung vô cùng quan trọng
thuộc kiến thức xã hội. Việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ quy luật nhận
thức nói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng “ Học sinh không thể
trực tiếp nhận thức ( tri giác ) các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái đã qua không
lặp lại nguyên xi, không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự
nhiên. Vì lẽ đó dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu
nhận và xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học.
Thông tin về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú ( Sinh động và
vừa sức thì nhận thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc bền vững,lời nói,hình ảnh
cũng như các loại đồ dùng trực quan( hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy
chiếu… ) là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin
rất đa dạng và phong phú. Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc
bảo đảm tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh.
Tuy nhiên, hiện trạng hiện nay ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên nói
riêng và các trường phổ thông trên địa bàn Thanh Hóa nói chung việc sử dụng đồ
dùng trực quan phục vụ cho công tác giảng dạy nhiều khi chưa đạt được hiệu quả
như mong muốn bởi vì chúng ta chưa biết khai thác đúng mức và tác dụng của các
đồ dùng đó, nhiều khi chỉ dùng cho qua loa, chiếu lệ. Bên cạnh đó, tranh ảnh, đồ
dùng ở một số tiết dạy còn thiếu. Chính vì lẽ đó, bên cạnh các đồ dùng dạy học có
sẵn, để đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy nhiều thầy cô giáo đã tạo ra các đồ
dùng dạy học tự làm phù hợp với các nội dung bài dạy,vừa phù hợp, vừa hiệu quả.

Mặt khác, Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, trước tác
động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở
ngại do chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo còn thấp hơn so với yêu cầu. Và
hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó có nhiều nền
văn hóa du nhập vào nước ta, bản lĩnh dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc có
thể bị mất đi. Khi chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử
3
dân tộc và những năm gần đây khi kết quả thi tốt nghiệp phổ thông và đại học môn
lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề: Vì sao lại như vậy ?
Nhưng dường như học sinh lại không thích học môn lịch sử vì cho rằng đó
chỉ là môn phụ, không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự
kiện. Và ngay cả ngoài xã hội cũng không xem trọng đối với môn học này.
Chính vì lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học
môn Lịch Sử lớp 10 bằng hệ thống kênh hình ” nhằm tạo ra môi trường tương tác
đa dạng hấp dẫn giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau đồng thời gây
hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo ở học sinh. Góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn trong nhà trường.
2. Cơ sở lý luận.
Luật giáo dục ban hành ngày 02/12/1998, điều 2412 đã ghi: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, tự bồi dưỡng, rèn kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, đem lại hứng thú học tập
cho học sinh…”
Lịch sử là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục
phổ thông. Các giáo viên giảng dạy lịch sử cần có phương pháp giảng dạy hợp lí
nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức lịch sử.
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy
học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ
sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo

biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại
hóa lịch sử của học sinh.
Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử,
là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất,
giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội.
4
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững
chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan.
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử đồ
dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn
ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng
thích nhận xét, phán đoán, hình dung, quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa
như thế nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình
ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất
lớn. Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh như “Tấn công phá ngục
Baxti” xem một cuốn phim tư liệu "C. Mác và Ăng- ghen" hay "vài hình ảnh về
cuộc đời hoạt động của Lê-nin" xem xét một di vật lịch sử … học sinh có những
tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng. Lòng quý trọng lao
động và nhân dân lao động, lòng căm thù bọn áp bức bóc lột và chiến tranh và chiến
tranh.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, kênh hình
góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho
học sinh, nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời
sống hiện tại.
3. Cơ sở thực tiễn
Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan
trong dạy học lịch sử coi đó là nguyên tắc trong dạy học, một phương pháp không
thể thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên sử

dụng như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích cực hoạt
động độc lập của học sinh nói riêng, trong dạy học lịch sử thì không đơn giản
chưa có sự thống nhất mỗi người sử dụng một cách. Tình trạng sử dụng các
phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu thế
của các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Trong bài viết này tôi không
5
trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nói
chung mà chủ yếu đề xuất một số biện pháp sử dụng nhằm phát huy tính tích cực
hoạt động độc lập của học sinh
Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan
trong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trực quan,
hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử … Phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng lực sư
phạm của giáo viên và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Đồ dùng trực quan
được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan sẽ kết hợp được
hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức: "Tai nghe – Mắt thấy". Tạo điều kiện
cho học sinh dễ hiểu ,nhớ lâu, gây được mối quan hệ thần kinh tạm thời khá phong
phú, phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú đặc biệt là tính tích cực
hoạt động độc lập. Ngược lại, nếu không sử dụng đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ
làm cho học sinh phân tán xử lý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu,
thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh.
Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã cho thấy: Không ít giáo viên đã
coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan. Nếu có chăng phải sử dụng thì chủ yếu là
minh hoạ một cách tẻ nhạt, cho học sinh xem qua loa mang tính hình thức, chứ
không dùng trong khi giảng dạy. Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần
phải tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy và học tập. Để đáp
ứng yêu cầu này cũng như khắc phục tình trạng trước đây chúng ta cần phải biết
kết hợp hài hoà giữa lời dạy và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan. Tuy nhiên
đối với mỗi loại chúng ta có những phương pháp sử dụng riêng phù hợp với nội
dung từng loại bài.
4. Mục đích nghiên cứu

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong dạy học lịch sử,
bản thân tôi là một giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THPT, trực tiếp giảng dạy
chương trình Lịch sử lớp 10, tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải làm thế
nào để khai thác có hiệu quả hệ thống kênh hình theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh.
6
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin đưa ra một số biện pháp khai thác, sử
dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng môn học,
phát triển năng lực tư duy và hứng thú học lịch sử ở học sinh lớp 10.
5. Phương pháp nghiến cứu
Để thực hiện bài viết này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Quan sát sự phạm.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê.
6. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình Lịch sử lớp 10, các kênh
hình liên quan đến nội dung đề tài.
- Phạm vi: do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất có hạn, ở đề tài này tôi
xin trình bày một số biện pháp khai thác các đồ dùng trực quan liên quan đến môn
lịch sử lớp 10 như một dẫn chứng sinh động cho kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả
đồ dùng trực quan của bản thân.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐẾ
1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1.1. Thuận lợi
-Tình hình giảng dạy môn lịch sử ở đơn vị:
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Nhiều giáo viên có
thâm niên cao, nhiều kinh nghiệm nên qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng
góp ý kiến giúp cho các thành viên trong tổ có nhiều kinh nghiệm quý báu trong

giảng dạy.
Nhà trường đã có phòng bộ môn và các loại tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ
Nhà trường có phòng máy chiếu riêng, hiện đại, có kết nối mạng Internet
- Tình hình trường lớp, học sinh:
7
- Một số học sinh chăm học
- Đa số học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa
1.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài
- Đa số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng, học vẹt, không nắm sâu
được kiến thức vì thế sẽ mau quên kiến thức cũ.
- Mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy nhưng vẫn còn một số bài quá
dài, kiến thức dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với cả giáo viên
truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Học sinh ngại học lịch sử.
- Trình độ tin học và sử dụng máy tính của giáo viên còn nhiều hạn chế
2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiểu quả cao nhất
Đồ dùng trực quan có rất nhiều loại và mỗi loại có công dụng và cách sử
dụng khác nhau. Vậy làm như thế nào để sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng
trực quan đó. Đây chính là mục đích chính của đề tài này muốn được chia sẻ với
bạn bè đồng nghiệp. Chính vì vậy tôi sẽ nêu ra kinh nghiệm của bản thân trong
việc sử dụng từng loại đồ dùng trực quan khác nhau.
2.1. Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có
tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá
khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực
Ví dụ: bức tranh “ Tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần
Thủy Hoàng” (hình 12), "Một đoạn Vạn lí trường thành" ( hình 14) SGK lịch sử
lớp 10, hay bức ảnh về “ Kim tự tháp ở Ai Cập” v.v….Những tranh ảnh lịch sử
này có giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất
sự kiện lịch sử và tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá

khứ. Qua các hình ảnh này khắc họa cho học sinh thấy được những khả năng kì
diệu của con người từ xa xưa, thời kì mà với công cụ lao động còn rất thô sơ,
nhưng con người đã làm được những điều tưởng chừng như không thể.
8
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát
các tranh ảnh in trong sách giáo khoa. Học sinh thích xem tranh lịch sử nhưng ít
biết khai thác nội dung của tranh để phục vụ bài học. Vì thế để sử dụng có hiệu
quả, giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung bức tranh. Sau
đó giáo viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu bức tranh một cách đầy đủ, toàn
diện sâu sắc hơn.
Ví như: Khi sử dụng bức tranh “Toàn cảnh khu đền tháp Bô-rô-bu-
đua” ( hình22) trong bài 8 “ Ăng-co vát (Cam-pu-chia) ” SGK lịch sử 10. Giáo
viên phải gợi mở để học sinh quan sát: Hệ thống chùa tháp được xây dựng với
kiến trúc như thế nào? Phật giáo ảnh hưởng như thế nào đến khu vực Đông Nam
Á? Nước nào được mệnh danh là đất nước của chùa tháp ? Tất cả những điều này
cuối cùng giúp học sinh nắm được ảnh hưởng của Phật giáo đối với khu vực Đông
Nam Á, sự tài tình của cư dân Đông Nam Á trong việc xây dựng hệ thống kiến
trúc đền chùa, thấy được những điểm chung, tương đồng về mặt văn hóa giữa các
nước Đông Nam Á. Tuy ra đời tại đất nước Ấn Độ xa xôi nhưng đạo Phật đã
nhanh chóng cho thấy sức mạnh lan tỏa qua việc ảnh hưởng sâu sắc tới khu vực
Đông Nam Á, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
các quốc gia Đông Nam Á.
Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK, là một phần của đồ dùng trực quan trong quá
trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng
giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại phương tiện
trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự hứng thú trong
quá trình nhận thức. Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới công việc tư duy trừu tượng.
Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó
không được quan sát trong tình huống có vấn đề. Mặt khác thông qua quan sát, miêu
tả tranh ảnh học sinh rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng

phong phú trong sáng. Vì vậy trong dạy học lịch sử chúng ta cần phải khai thác triệt
để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong SGK. Đồng thời khi
sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu
hiện trong đồ dùng trực quan. Sau khi quan sát học sinh cần nêu lên suy nghĩ của
9
mình, phát biểu của các em dù đúng, sai nông cạn hay sâu sắc đều là cơ sở để giáo
viên đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫn nhận thức của các em.
Trong những điều kiện có thể cần gợi ý cần tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của
các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nào đó.
Ví dụ: Hình 38 trong SGK “Bia Tiến sĩ trong Văn Miếu (Hà Nội)”, giáo
viên đặt câu hỏi: “ Dựa vào hình ảnh 38 em có nhận xét gì về giáo dục nước ta
thời Lê Sơ?" Học sinh trả lời sau đó giáo viên sẽ kết luận: Bia Tiến sĩ là sự vinh
danh đối với những người thi cử đỗ đạt, tên tuổi của họ được lưu lại trên bia Tiến
sĩ để cho đời đời sau biết đến, noi gương, học tập. Việc làm này của vua Lê Thánh
Tông đã có tác dụng kích thích,cổ vũ cho việc phát triển nền giáo dục nước nhà,
làm cho số người học, đi thi và đỗ đạt ngày càng đông, hàng loạt trí thức tài giỏi
được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. “
Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí có mạnh thì nước mới vững”.
Ví dụ: Khi dạy bài 22 Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI-XVIII (Lịch sử
lớp 10; tr.113), giáo viên cho học sinh xem hình 45“ Thương cảng Hội An” Giáo
viên giới thiệu và phát vấn học sinh: Các em hãy quan sát bức tranh và rút ra nhận
xét? Sau khi đã có 1 đến 2 học sinh trả lời, giáo viên mới giải thích bức tranh với học
sinh. Hình ảnh trên cho thấy trong các thế kỉ XVI đến XVIII ngoại thương ở nước ta
rất phát triển mà bằng chứng là thuyền buôn các nước vào nước ta buôn bán ngày
càng tấp nập, ngoài thuyền buôn của các nước châu Á còn xuất hiện thuyền buôn của
các nước châu Âu.
SGK hiện nay kênh hình tương đối đầy đủ và phong phú, do vậy việc sử
dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu khắc sâu bài học lịch sử cho học sinh nhằm
phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất.
VD: ở bài 23 trang 118 (Lịch sử lớp 10), giáo viên cho học sinh xem hình 46

“ Lược đồ trận Ngọc Hồi-Đống Đa”. Qua các kênh hình này giáo viên có thể phát
vấn học sinh: Em hãy cho biết vua Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng
nghệ thuật quân sự nào?. Học sinh trả lời, sau đó giáo viên khái quát: Bằng yếu tố thần
tốc, bất ngờ vua Quang Trung đã chỉ huy quân ta đánh tan quân Thanh xâm lược.
10
2.2. Sử dụng các ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử
Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các
giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.v…giáo viên sử dụng để
giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm tính cách
tài đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng giáo viên không nên miêu tả quá
nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những nét
tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học sinh
hiểu nhân vật một cách trọn vẹn, sâu sắc. Chẳng hạn như khi dạy về Lê-nin và
phong trào công nhân Nga. Học sinh không thể không biết đến Lê-nin – Lãnh tụ
kiệt xuất của nước Nga và của giai cấp vô sản toàn thế giới. Để học sinh hiểu rõ
về Lê-nin, giáo viên không thể không cho các em xem hình ảnh qua bức chân
dung ( hình 78 ) mà còn phải tìm đọc tiểu sử của Lê-nin để nêu thêm những nét tiêu
biểu nhằm giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về người lãnh tụ kiệt xuất này.
Giáo viên có thể dựa vào bản tư liệu sau : Lê-nin sinh ngày 22/4/1870 trong
một gia đình nhà giáo tiến bộ . Lê-nin giác ngộ cách mạng rất sớm và tham gia
hoạt động từ khi còn ở trường trung học. Năm 1893 Lê-nin tới Xanh Pê-téc-bua
và trở thành người đứng đầu một nhóm macsxits ở đây. Mùa thu năm 1895, Lê-
nin thống nhất các nhóm macsxit ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị,
lấy tên là “ Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân” đó là mầm mống
của đảng macsxit cách mạng. Năm 1898, tại Min-xco, Đảng công nhân xã hội dân
chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động được vì sau đó hầu hết các
thành viên đều bị bắt…
Một ví dụ khác: Khi dạy bài 37: Mác và Ăng ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa
xã hội khoa học: Mác (hình 72), Ăng ghen (hình 73). Kết hợp với nội dung bài dạy,
giáo viên cho học sinh biết thêm vài nét về tiểu sử của hai nhân vật này. Đều xuất

thân từ nước Đức, trong hai gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nhưng hai con người
này lại có cùng chung chí hướng là muốn tìm ra con giải phóng cho giai cấp vô sản,
bằng nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, hai ông đã cho ra đời chủ nghĩa xã hội
khoa học, đồng thời sáng lập ra Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai để đoàn kết và
lãnh đạo giai cấp vô sản thế giới.
11
Nói tóm lại, sử dụng tốt kênh hình đã in sẵn trong sách giáo khoa có tác
dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Bởi vì hình ảnh rõ ràng,
cụ thể của kênh hình không thể giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy
sinh những cảm xúc lịch sử trong tâm hồn các em. Đặc biệt các ảnh chân dung
còn tạo điều kiện giáo dục thẩm mĩ cho các em, giúp các em có thể nhận dạng về
một nhân vật cụ thể nhất định, tránh trường hợp học sinh nhầm lẫn giữa nhân vật
lịch sử này với nhân vật lịch sử khác . Và điều chủ yếu nhất là với tính hình ảnh,
cụ thể đó sẽ nâng cao hứng thú đối với bộ môn lịch sử, làm cho kiến thức thêm
phong phú, sinh động và sâu sắc.
2.3. Phương pháp sử dụng bản đồ, niên biểu
Bản đồ, sơ đồ niên biểu, là những đồ dung trực quan quy ước không thể
thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ lịch sử mà học sinh có biểu
tượng đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta đều
biết rằng mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và
thời gian nhất định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian chúng ta sẽ không
hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó.
Trong khi sử dụng bản đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học sinh,
giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ
chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động. ví như: Khi giảng về “
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ” trong bài 16. Giáo viên sử dụng bản đồ của
trường, nếu không có thì giáo viên tự vẽ hoặc cho học sinh vẽ. Tác dụng của việc sử
dụng bản đồ này là nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp học sinh thấy rõ hơn tài năng chỉ
huy và nghệ thuạt quân sự của Ngô Quyền, biết lợi dụng vào yếu tố tự nhiên đó là sự
lên xuống của thủy triều, sự phân nhánh phức tạp của sông Bạch Đằng để đánh bại

quân Nam Hán giành lại Độc lập Tự chủ cho dân tộc ta. Sau khi đã chuẩn bị bản đồ
trong tiến trình giảng dạy giáo viên thực hiện các bước sau:
Sau khi đã phân tích rõ âm mưu và kế hoạch hành quân xâm lược của quân
Nam Hán. Giáo viên treo bản đồ lên tường (Nơi mà học sinh có thể nhìn rõ ) Để
lần lược trình bày về kế hoạch nhử, bao vây quân địch của ta, về bãi cọc ngầm để
12
lợi dụng hiện tượng thủy triều v.v… sau đó yêu cầu các em nhận xét và rút ra kết
luận khái quát. Chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng lớn mang tính bước ngoặt,
thể hiện sự mưu trí của Ngô Quyền đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc, mở
ra thời kì mới, thời kì Độc lập – Tự chủ cho dân tộc ta. Nghệ thuật quân sự này
còn được vận dụng nhiều lần trong công cuộc bảo vệ tổ quốc ở giai đoạn sau.
Ví dụ: Khi dạy bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
nước bảo vệ tổ quốc. Giáo viên cho học sinh khai thác hình 46: Lược đồ trận
Ngọc Hồi – Đống Đa. Để khai thác lược đồ trên, trước hết giáo viên hướng dẫn
cho học sinh đọc ghi chú, nắm được các vị trí bố phòng quan trọng của địch, kế
hoạch tấn công thần tốc của quân Tây Sơn. Trận đánh thể hiện yếu tố bất ngờ làm
cho quân Thanh không kịp trở tay và đại bại. Đây là một trong những chiến công
hiển hách nhất của sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập.
VD: trong bài 16 Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành Độc lập dân tộc
kết hợp với việc trình bày, giáo viên cần lập niên biểu cho học sinh xem:
Thời gian Sự kiện lịch sử
Năm 40 Khởi nghĩa hai bà Trưng
Năm 100,137,144 Khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam
Năm 157 Khởi nghĩa của nhân dân quận Cửu Chân
Từ năm 178-181 Nhân dân ba quận nổi dậy khởi nghĩa
Năm 248 Khởi nghĩa bà Triệu
Năm 542 Khởi nghĩa Lý Bí
Năm 687 Khởi nghĩa Lý Tự Tiên – Đinh Kiến
Năm722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Năm 776-791 Khởi nghĩa Phùng Hưng

Năm 819-820 Khởi ngĩa Dương Thanh
Năm 905 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Năm 931 Dương Đình Nghệ đánh bại quân Nam Hán
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
VD: khi dạy về bài Cách mạng Hà Lan và cách mạng Anh giáo viên có thể
xây dựng và sử dụng bảng niên biểu so sánh: So sánh những nội dung chính giữa
cách mạng Hà Lan và cách mạng Anh như sau:
Nội dung so sánh Cách mạng Hà Lan Cách mạng tư sản Anh
Mục tiêu
Lật đổ ách thống trị của chính
quyền phong kiến Tây Ban Nha
mở đường cho CNTB phát triển
Lật đổ chế độ phong kiến,
mở đường cho chủ nghĩa
tư bản ở Anh phát triển
13
Giai cấp lãnh đạo Giai cấp tư sản Giai cấp tư sản
Hình thức Chiến tranh giải phóng dân tộc Một cuộc nội chiến
Lực lượng Đông đảo các tầng lớp nhân dân
Đông đảo các tầng lớp
nhân dân
Tính chất
Là cuộc cách mạng tư sản không
triệt để.
Là cuộc cách mạng tư sản
không triệt để.
Như vậy với việc sử dụng bản đồ, sơ đồ niên biểu, trong quá trình giảng
dạy làm cho tiết học trở nên sôi nổi gây được sự chú ý tập trung của học sinh, phát
huy khả năng độc lập tư duy. Cũng như việc khái quát tổng kết kiến thức lịch sử
của học sinh. Với giờ dạy sử dụng các loại đồ dùng trực quan này chất lượng cao

hơn nhiều so với giờ dạy không sử dụng các loại đồ dùng trực quan nêu trên.
Chính vì lẽ đó trong các giờ dạy lịch sử nếu có điều kiện cho phép giáo viên nên
tích cực sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan này
2.4. Đồ dùng dạy học tự làm.
Hiện nay kênh hình trong SGK đã phong phú sáng sủa hoặc các loại đồ
dùng dạy học đã có ở nhà trường, phần nào đã có sức hấp dẫn đối với học sinh.
Song do hạn chế về số trang nên các bản đồ, sơ đồ, niên biểu, tranh minh họa thì
lại thiếu hẳn đôi lúc không có. Chính vì lẽ đó để khắc phục tình trạng này trong
quá trình giảng dạy giáo viên và học sinh cần phải sưu tầm, bổ sung nhằm tăng
tính hình ảnh, tính cụ thể cho các sự kiện trong SGK. Giúp cho việc tiếp thu kiến
thức của các em có hiệu quả.
- Trong những năm qua, giáo viên bộ môn lịch sử trường THPT Nguyễn
Xuân Nguyên thường xuyên làm những đồ dùng dạy học tự làm để phục vụ tốt
nhất cho những tiết dạy mà đồ dùng dạy học còn thiếu. Đặc biệt hiện nay, với sự
phát triển của mạng Internet, giáo viên có thể tạo ra các loại đồ dùng tự làm dựa
trên nguồn tư liệu khai thác từ mạng và dạy bằng Pawer Point có thể dạy cho
nhiều lớp học, dễ chỉnh sửa và tạo nên sự hứng thú cho học sinh bằng những hình
ảnh động, Đặc biệt sẽ thiết kiệm được một khoản tiền nhất định khi in tranh ảnh,
bản đồ bằng giấy.Một ưu điểm nữa của đồ dùng tự làm này là có thể cung cấp cho
học sinh một khối lượng lớn các loại đồ dùng trực quan mà không bị giới hạn.
14
Ví dụ: Khi dạy về cách mạng tư sản Pháp 1789, giáo viên có thể cho học
sinh xem hình ảnh động về sự kiện phá ngục Ba- xti. Chắc chắn rằng các em học
sinh sẽ nhớ mãi về sự kiện mở đầu cho cách mạng Pháp đó.
2.5. Phim ảnh, âm thanh
Ngày nay công nghệ thông tin đã đạt được những bước tiến vượt bậc và có
tác động lớn đến giáo dục đặc biệt là môn lịch sử. Các nhà làm phim tái hiện lại
hình ảnh lịch sử một thời trong quá khứ. Những nhân vật lịch sử, những sự vật
hiện tượng, những sự kiện đã qua nhằm giúp học sinh nắm bắt lịch sử một cách
chính xác dễ nhận biết, dễ nhớ làm tăng hiệu quả học tập, lôi cuốn học sinh tham

gia tích cực vào bài giảng. Mặt khác, có những đoạn phim lịch sử tái hiện lại bối
cảnh có thật. Khi cho học sinh xem những thước phim này sẽ đạt hiệu quả cao
trong quá trình giảng dạy.
Với việc sử dụng phim tài liệu vào dạy học lịch sử giúp học sinh dễ nhận
biết dễ nhớ các sự vật hiện tượng, các sự kiện làm tăng thêm hiệu quả học tập.
Ông bà ta đã từng nói “Trăm nghe không bằng một thấy”, tập trung được sự chú
ý của học sinh vào đối tượng lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài học làm
cho lớp học năng động, không buồn tẻ, tăng hiệu quả dạy học. Giúp học sinh dễ
dàng hiểu được vấn đề, nắm bắt chính xác các sự vật hiện tượng người thật, việc
thật, định hướng tốt nội dung bài học dễ tiếp nhận thông tin, rút ngắn được thời
gian trình bày của giáo viên. Đồng thời, giúp học sinh nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 25 ( Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều
Nguyễn ) chúng ta có thể cho học sinh xem những hình ảnh về cố đô Huế, học
sinh chúng ta sẽ hiểu hơn và nhớ hơn về triều đại phong kiến cuối cùng trong Lịch
sử Việt Nam.
Một ví dụ khác, ở bài 3 ( Các quốc gia cổ đại phương Đông), khi nói về:
Những thành tựu kiến trúc giáo viên có thể cho học sinh xem những thước phim
tư liệu về Kim tự tháp ở Ai Cập để qua đó giúp các em thấy rõ hơn về cấu trúc, sự
bền vững của Kim tự tháp, qua đó giáo dục cho các em sự kính trọng, khâm phục
đối vớ người Ai Cập cổ đại bởi họ đã làm được những điều không tưởng để lại
15
cho đời đời sau một kì quan có một không hai. Đồng thời qua đó học sinh cũng
thấy được để có được công trình vĩ đại như vậy, biết bao nhiêu người lao động đã
bị chon vùi dưới kim tự tháp.
Hoặc ở bài 5 ( Trung Quốc thời phong kiến), ta có thể cho học sinh xem về
cung điện, thành quách, những hình ảnh về khu lăng mộ của Tần Thủy hoàng và
đặc biệt cho học sinh xem về công trình kiến trúc Vạn lí trường thành
Trên tôi chỉ dẫn chứng một số ví dụ minh họa, còn có rất nhiều bài khác
cũng có phim minh họa. Có lẽ rằng khi đọc đến đây các thầy cô sẽ nghĩ rằng lấy
đâu ra những bộ phim này để dạy. Hiện nay mạng Internet là một thư viện khổng

lồ, các bạn có thể vào GOOGLE.COM.VN, sau đó đánh yêu cầu. VD: Bạn muốn
tìm về Những chiến thắng trên song Bạch Đằng thì đánh yêu cầu đó vào chỗ: Tìm
với GOOGLE. Cuối cùng là vào mục Vi deo để tải về. Tuy nhiên bạn cần lưu ý có
một số đoạn phim không cho tải nếu bạn muốn sử dụng thì trong quá trình dạy
bạn hãy vào mạng, sau đó mở cho hoc sinh xem vì hầu hết các trường Phổ thông
đều có phòng máy chiếu riêng với mạng WIFE hoặc bạn hãy dùng DCOM 3G.
Tuy nhiên khi cho học sinh xem phim, bạn nên chọn những đoạn phim có thời
lượng vừa phải từ 1 đến 5 phút để khỏi bị cháy giáo án.
3. Kết quả:
Trong thời gian qua tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử,
đây không phải là phương pháp mới, có thể cũng đã được thầy cô ở nhiều trường
áp dụng. Tuy vậy với bản thân phần nào cũng đạt được một số kết quả:
Năm học 2012 – 2013 tôi dạy 4 lớp sử 10: 10B6, 10B7, 10B8, 10B9 kết quả đạt
được như sau:
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10 B6
(39)
10 23 20 56 9 21 0 0 0 0
10 B7
(42)
10 22.5 15 36.5 15 36.5 2 4.5 0 0
10 B8
(40)
15 36 17 43 8 21 0 0 0 0
16
10 B9
(46)
12 24 15 30 17 34 0 0 0 0
Qua kết quả trên cho chúng ta thấy được tính khả thi của việc áp dụng đồ

dùng trực quan trong dạy học lịch sử đã phát huy tính tích cực hoạt động độc lập
của học sinh ( có thể với khối 11, 12 cũng thế ), phần nào có hiệu quả. Chất lượng
học sinh đạt khá giỏi tương đối cao, trung bình trở lên chiếm trên 90%, số lượng
học sinh yếu ít, không có học sinh chất lượng kém.
III. KẾT LUẬN:
Ngoài những nội dung kiến thức trên SGK, đồ dùng trực quan có sẵn và đồ
dùng trực quan tự tạo sẽ minh họa thêm cho học sinh thấy rõ được ý nghĩa, mục
đích một cách sâu sắc của một bài học lịch sử và đặc biệt sẽ giúp học sinh nhớ lâu
hơn những nội dung lịch sử đã học.
Qua quá trình giảng dạy, tôi vận dụng khai thác các đồ dùng trực quan có
liên quan đến bài dạy, kết quả cho thấy chất lượng bộ môn được nâng cao. Bên
cạnh đó học sinh thấy yêu thích học môn lịch sử và giờ dạy lịch sử thêm sinh
động và hấp dẫn.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp
một số giáo án về việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với Power Point. Mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô.
Trong quá trình giảng dạy tôi đúc rút ra kinh nghiệm thực tiễn như đã trình
bày ở trên, với đề tài này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế rất mong sự
đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp cũng như sự
chỉ đạo về chuyên môn của trường để bản thân được học hỏi thêm, mỗi ngày phát
huy tốt hơn giờ dạy lịch sử ở trường phổ thông.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ :
1. Đối với tổ
Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề lịch sử để học
sinh và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương pháp dạy tốt
17
hơn bộ môn lịch sử. Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thể có những sáng
kiến hoặc sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng trực quan dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh của mình
2. Đối với trường

- Cần tạo điều kiện về phòng ốc, đèn chiếu để phục vụ giảng dạy. Tăng
cường hơn nữa trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy lịch sử.
- Cần có nơi để đồ dùng dạy học một cách ngăn nắp, khoa học hơn.
- Cần mua các tư liệu lịch sử có liên quan trong chương trình học để giáo
viên và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu quả
của bộ môn.
- Cần thanh toán kịp thời khi giáo viên làm các đồ dùng phục vụ cho dạy
học hiệu quả.
3. Đối với Sở giáo dục
- Cần cung cấp thêm nữa các đồ dùng trực quan : như bản đồ ,tranh ảnh
các băng đĩa ,phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên ,học
sinh ở trường phổ thông.
- Tổ chức các đợt sinh hoạt cụm ,sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải
pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn.
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 Lời mở đầu 1
2 Đặt vấn đề 1
3 Lí do chọn đề tài 2
4 Cơ sở lí luận 3
5 Cơ sở thực tiễn 4
6 Mục đích nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 6
8 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
9 Giải quyết vấn đề 6
10 Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 6
11 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao nhất. 7
18
12 Kết quả thực hiện 15
13 Kết luận 16

14 Đề xuất kiến nghị 17
15 Tài liệu tham khảo 18
16 Mục lục 19
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB giáo dục.
2. Phan Ngọc Liên - Chủ biên (2008), Lịch sử lớp 10 (Sách giáo khoa học sinh,
chương trình cơ bản), NXB giáo dục.
3. Phan Ngọc Liên - Chủ biên (2008), Lịch sử lớp 10 (Sách giáo viên, chương
trình cơ nâng cao), NXB giáo dục.
4. Tài liệu hội nghị, Bộ giáo dục và đào tạo, vụ trung học phổ thông ( 2010)



19

×