Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 121 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------


NGUYỄN VĂN NHIỄM


ðÁNH GIÁ SỰ TIẾP THU VÀ ỨNG DỤNG
KỸ THUẬT IPM CỦA NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA
TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ TỈNH THÁI BÌNH












LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN



HÀ NỘI – 2008
i
LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Nhiễm
ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn Thạc sĩ “ ðánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ
thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình”.
ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận ñược sự dạy bảo, giúp ñỡ
tận tình của các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực
hiện ñề tài.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn
Thị Minh Hiền người ñã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình

thực hiện ñề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hà Quang Hùng giảng viên khoa Nông
học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Th.s Nguyễn Hữu Nhuần, CN Nguyễn
Thọ Quang Anh bộ môn Phân tích ñịnh lượng khoa kinh tế và PTNT trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục BVTV tỉnh Thái
Bình, huyện Uỷ, Hội ñồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, phòng
Nông nghiệp & PTNT, trạm BVTV huyện Quỳnh Phụ ñã hỗ trợ tôi trong quá
trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu, hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới khoa sau ðại học, khoa Kinh tế và phát triển
nông thôn trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Bộ môn phát triển nông thôn ñã
tận tình giúp ñỡ tôi trong học tập cũng như nghiên cứu ñể hoàn thành ñề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, ñồng
nghiệp, bạn bè và người thân ñã ñộng viên khích lệ trong thời gian học tập và
thực hiện ñề tài tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2008
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Nhiễm
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu ñồ vii
1. Mở ñầu 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
2.1. Những thiệt hại do dịch hại gây ra và tác hại của thuốc BVTV 5
2.2. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh 7
2.3. Các loại dịch hại trên lúa 20
2.4. Sự ra ñời và khái niệm biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM 22
2.5. Mục tiêu và ý nghĩa của phòng trừ tổng hợp 27
2.6. Chương trình IPM trên thế giới 28
2.7. Chương trình IPM tại Việt Nam 29
3. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 32
3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu 54
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 59
4.1. Tình hình áp dụng chương trình IPM trong sản xuất lúa tại huyện
Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 59
4.2. Thực trạng tiếp thu và ứng dụng chương trình IPM 60
4.2.1. Thông tin cơ bản về các hộ nông dân ñiều tra 60
4.2.2. Kỹ thuật thâm canh lúa 67
iv
4.2.3. Các biện pháp quản lý dịch hại trong sản xuất lúa 74
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến việc áp dụng kỹ thuật IPM 88
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao sự tiếp thu và ứng dụng của
nông dân về chương trình IPM. 90
4.4.1. Xây dựng chương trình IPM là của toàn dân 90
4.4.2. Khuyến khích dân tham gia vào chương trình IPM, ñẩy mạnh
công tác truyền thông về IPM. 90
4.4.3. Tổng kết , ñánh giá kịp thời hoạt ñộng IPM 91
4.4.4. Cần làm tốt công tác kế hoạch cho từng vụ 91
4.4.5. Tổ chức hội thảo hội nghị ñể truyền bá, phổ biến kinh nghiệm 91
4.4.6. Cần lồng ghép hoạt ñộng của chương trình IPM với các hoạt

ñộng khác 92
4.4.7. Cần sàng lọc các thông tin về kỹ thuật IPM sao cho các kỹ thuật
IPM hết sức thiết thực và cụ thể ñể người dân tiếp thu ñược một
cách hiệu quả nhất 92
4.4.8. Cần tạo nguồn kinh phí cho các hoạt ñộng của chương trình IPM
thông qua ngân quỹ của Nhà nước và ñóng góp của nông dân 93
5. Kết luận và ñề nghị 94
5.1. Kết luận 94
5.2. ðề nghị 95
Tài liệu tham khảo 97
Phụ lục 100

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
IPC ðiều khiển dịch hại tổng hợp
BVTV Bảo vệ thực vật
HLND Huấn luyện nông dân
FAO Tổ chức nông lâm thế giới
WHO Tổ chức Ytế thế giới
IRRI Viện lúa quốc tế
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
KN Khuyến nông
CP Chi phí
ðVT ðơn vị tính
NN Nông nghiệp
SXNN Sản xuất nông nghiệp
HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp

Lð Lao ñộng
% Phần trăm

vi
DANH MC CC BNG
STT Tờn bng Trang
3.1. Các loại đất chính của huyện Quỳnh Phụ 38

3.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất năm 2007 41

3.3 Số nông dân đợc điều tra phân loại theo địa phơng và theo nhóm 55

4.1. Tuổi và tỷ lệ ngời đợc phỏng vấn là nữ phân theo địa phơng và
nhóm hộ 61

4.2. Trình độ văn hoá của ngời đợc phỏng vấn phân theo địa phơng
và nhóm hộ 62

4.3. Số nhân khẩu và lao động của hộ phân theo địa phơng và nhóm 63

4.4. Nghề nghiệp chính của hộ phân theo vùng và nhóm hộ 64

4.5 Một số tài sản chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phân theo
địa phơng và nhóm hộ 65

4.6. Diện tích đất canh tác phân theo nhóm hộ và theo vùng 67

4.7. Công thức luân canh phân theo vùng và nhóm hộ 68

4.8 Nguồn cung cấp giống lúa và chất lợng giống lúa phân theo vùng

và nhóm hộ 70

4.9 Tình hình sử dụng phân bón phân theo mùa vụ, theo vùng và theo
nhóm hộ năm 2007 71

4.10. Hạch toán thu và chi cho 1 sào gieo cấy lúa vụ xuân và vụ mùa
năm 2007 phân theo địa phơng và theo nhóm hộ 73

4.11. Nhận biết của nông dân về tình hình dịch hại trong hai vụ sản xuất
phân theo địa phơng và theo nhóm hộ 75

4.12. Đánh giá của nông dân về thiệt haị do sâu bệnh gây ra ở vụ xuân
và vụ mùa năm 2007 phân theo nhóm hộ và theo địa phơng 76

4.13 Nhận thức của nông dân về thiên địch phân theo địa phơng và
phân theo nhóm hộ 77

vii
4.14 Sự lựa chọn giống lúa của nông dân phân theo địa phơng và theo
nhóm hộ 78

4.15. Phản ứng của nông dân khi khi phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng
phân theo địa phơng và theo nhóm hộ 80

4.16. Phản ứng của nông dân khi có thông báo sâu bệnh của trạm BVTV
huyện Quỳnh Phụ phân theo địa phơng và các nhóm 81

4.17. Thời điểm phun thuốc lần đầu phân theo địa phơng và nhóm hộ 83

4.18 Số lần phun thuốc trung bình theo giai đoạn sinh trởng, theo vụ,

theo địa phơng và nhóm hộ 83

4.19 Nguồn cung ứng thuốc phòng trừ sâu bệnh phân theo địa phơng
và theo nhóm hộ 85

4.20 Nhận xét của nông dân về tình hình sử dụng thuốc BVTV tại
huyện Quỳnh Phụ 87

4.21 Nhận thức lợi ích của nông dân về chơng trình IPM phân theo địa
phơng và theo nhóm hộ (%) 87

4.22 Kết qủa lợng của mô hình logit, 2007 89


viii
DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT Tên biểu ñồ Trang
3.1. C¬ cÊu sö dông ®Êt ®ai ë huyÖn Quúnh Phô n¨m 2007 42

3.2. C¬ cÊu kinh tÕ cña huyÖn n¨m 2001 43

3.3. C¬ cÊu kinh tÕ cña huyÖn n¨m 2007 44



1
1. MỞ ðẦU


1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

Cây trồng là nguồn tài nguyên phong phú và ña dạng, ñáp ứng nhu cầu
về ñời sống và sinh hoạt của con người. Trong những năm gần ñây hàng loạt
các cây trồng mới ñược các nhà khoa học nông nghiệp trong nước lai tạo,
chọn lọc và nhập nội có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, có khả năng
thích ứng rộng với mọi ñiều kiện sinh thái khác nhau ñã thay thế cho các
giống có nguồn gốc bản ñịa. Các kỹ thuật thâm canh như bón phân cân ñối,
cơ cấu mùa vụ thích hợp, phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả ñã ñồng loạt thay
thế cho kỹ thuật canh tác cổ truyền và lạc hậu. Bên cạnh ñó cây trồng còn là
nơi cư trú, là nguồn thức ăn của nhiều loại sâu bệnh, chuột và cỏ dại gây hại.
Thuốc bảo vệ thực vật ñã ñược sử dụng ñể chống lại sự phá hoại của các loại
dịch hại ñó, ngoài những ưu ñiểm của thuốc bảo vệ thực vật là hiệu quả phòng
trừ cao, tiêu diệt nhanh, dễ sử dụng thì thuốc bảo vệ thực vật còn gây ra
những hậu quả khó lường, ảnh hưởng ñến sức khoẻ con người và cộng ñồng
xã hội, nó làm cho sâu hại có tính kháng thuốc cao, làm chết thiên ñịch và
ñộng vật có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái trong nông nghiệp, tăng nguy cơ
bùng phát dịch hại, làm cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật kém hiệu quả
hơn. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng phải hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo nguyên tắc 4 ñúng (ñúng
thuốc, ñúng nồng ñộ liều lượng, ñúng thời gian và ñúng kỹ thuật), ñảm bảo
ngưỡng kinh tế khi quyết ñịnh phòng trừ, phê phán các hành vi sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật bừa bãi, lạm dụng quá mức khi dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Các mục tiêu phòng trừ sâu bệnh chỉ có thể ñạt ñược bằng cách sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với các biện pháp phòng trừ khác dựa trên cơ sở
2
sinh thái học. Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM ra ñời. Chương trình
này nhằm hoàn thiện kỹ năng của nông dân về sinh thái ruộng lúa, sử dụng kiến
thức IPM thông qua lớp huấn luyện, nông dân hiểu về sinh thái ñồng ruộng giảm
ñược các chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, giống, phân bón, công lao ñộng mà
không làm ảnh hưởng ñến năng suất cây trồng, làm sạch môi trường theo hướng
một nền nông nghiệp bền vững. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM ñã ñược áp dụng

từ năm 1992

thông qua nguồn tài trợ của tổ chức FAO, ñến cuối năm 2001 tổ
chức DANIDA của ðan Mạch tiếp tục tài trợ cho chương trình IPM. ðến cuối
năm 2007 huyện Quỳnh phụ có 630 lớp huấn luyện nông dân (Báo cáo của chi
cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình), mỗi lớp có từ 25-30 nông dân tham gia, các
lớp huấn luyện cung cấp cho nông dân những kiến thức thực tế về phân tích hệ
sinh thái ñồng ruộng, nhận biết ñược ñâu là sâu hại?, ñâu là thiên ñịch, chẩn
ñoán ñược bệnh hại, biết ñược vòng ñời và chuỗi thức ăn, hiểu ñược ngưỡng
kinh tế và ñánh giá sự rủi ro của ngưỡng kinh tế. Song một vấn ñề ñặt ra liệu
nông dân sau khi học chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM họ tiếp thu
các kỹ thuật về IPM ñể tiến hành sản xuất một cách có hiệu quả không? Sau khi
ñược học về IPM thì kiến thức IPM có giúp nông dân sử dụng những ñầu vào có
hiệu quả hơn so với những nông dân khác không ñược học về IPM không? Liệu
nông dân IPM có thể áp dụng những kiến thức của họ vào sản xuất ñể ñạt ñược
những lợi nhuận cao hơn? Các nhân tố ảnh hưởng ñến quyết ñịnh ứng dụng kỹ
thuật IPM vào sản xuất tại nông hộ, các yếu tố nào làm ảnh hưởng ñến sự áp
dụng kỹ thuật này? ðối với mỗi chúng ta, mỗi cán bộ khoa học, mỗi cán bộ
quản lý phải làm gì ñối với một ñất nước mà hơn nửa dân số sống bằng nghề
nông?
Xuất phát từ những trăn trở ñó, tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ ðánh
giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại
huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
3
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là ñánh giá sự tiếp thu và ứng
dụng kỹ thuật IPM của nông dân trong sản xuất lúa tại huyện Quỳnh phụ tỉnh
Thái Bình, từ ñó tìm ra giải pháp ñể việc ứng dụng chương trình IPM ñược
phổ biến rộng rãi ñến nông hộ.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp
IPM, sự tiếp thu kỹ thuật nói chung và kỹ thuật IPM nói riêng.
- ðánh giá tình hình sản xuất, sự tiếp thu và ứng dụng chương trình
IPM của các nhóm hộ nông dân trồng lúa ở huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp thu và ứng dụng kỹ
thuật IPM của nông dân.
- ðề xuất một số cơ chế chính sách và giải pháp nhằm nâng cao sự tiếp
thu và ứng dụng của nông dân về IPM
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào các hộ nông dân sản xuất lúa của huyện
Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình ñã ñược tham gia các lớp tập huấn chương trình
IPM và các nhóm hộ chưa tập huấn về IPM
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân huyện
Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình là một ñề tài khá rộng nó mang tính khảo sát.
phương pháp nghiên cứu: bao gồm chọn ñiểm nghiên cứu, phương pháp thu
thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu ñiều tra, xử lý số liệu bằng mô
hình lôgit.
4
- Về nội dung: Với yêu cầu của ñề tài và thời gian có hạn chúng tôi tập
trung tìm hiểu và phân tích sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông
dân như thế nào? họ tham gia về chương trình IPM có tích cực không?
Chương trình IPM có làm cho xã hội và nông dân có lợi không? làm thế nào
ñể nông dân tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM một cách có hiệu quả nhất?
- Về không gian: ðề tài thực hiện trong phạm vi huyện Quỳnh Phụ tỉnh
Thái Bình, Số liệu và tài liệu chúng tôi thu thập ñược ngoài quá trình ñi khảo
sát thực tế một số xã của huyện Quỳnh Phụ thu thập và xử lý số liệu tại trạm
bảo vệ thực vật huyện Quỳnh Phụ và chi cục BVTV tỉnh Thái Bình.

- Về thời gian: Số liệu tập trung nghiên cứu trong năm 2007
















5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Những thiệt hại do dịch hại gây ra và tác hại của thuốc BVTV
2.1.1. Những thiệt hại do dịch hại gây ra
Theo viện Bảo vệ thực vật (2005) trên thế giới ước tính có khoảng
67.000 loài sâu bệnh và cỏ dại khác nhau ñang phá hoại mùa màng, trong ñó
có khoảng 9000 loài sâu hại, 50.000 loại bệnh hại và 8000 loại cỏ dại, gần 5%
trong số ñó có thể gây ra các dịch bệnh lớn, chi phí hàng năm phải mất 2,5
triệu tấn thuốc BVTV, tương ñương với 26 tỷ USD cộng với chi phí sử dụng
các biện pháp sinh học và hoá chất khác, khoảng 35,6- 42% sản lượng lương
thực thế giới bị mất ñi vì sâu bệnh và cỏ dại (FAO 1998), trong ñó sâu hại làm
mất ñi 13-16% sản lượng lương thực, các loài bệnh hại làm mất ñi 12-13%

sản lượng và cỏ dại làm mất ñi 10-13% sản lượng. Giá trị lương thực bị mất
ñi hàng năm khoảng 244 tỷ USD.
Hiện nay, nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV ngày càng tăng về
chủng loại và số lượng cũng như ñộc tính, thuốc BVTV không ñược kiểm
soát dẫn ñến hậu quả làm tăng khả năng kháng thuốc các loại sâu bệnh, làm
thay ñổi sinh lý cây trồng và tăng khả năng bị tổn thương của cây trồng. Nếu
không có thuốc BVTV và các biện pháp khác thì thiệt hại do sâu bệnh và cỏ
dại gây ra còn nghiêm trọng hơn nhiều, khi ñó sự mất mùa của toàn thế giới
hàng năm có thể tới 70% tương ñương 400 tỷ USD và ảnh hưởng tới việc
cung cấp lương thực cho thế giới (FAO 1998).
2.1.2. Tác hại của thuốc BVTV
Bệnh tật do thuốc BVTV gây ra và các vụ ngộ ñộc thuốc BVTV là cái
giá cao nhất phải trả cho việc sử dụng chúng. Theo báo cáo của LHQ hàng
năm trên thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ ñộc thuốc BVTV trong ñó có
220.000 vụ dẫn ñến tử vong, ngộ ñộc cấp tính lẫn mãn tính của thuốc BVTV
6
ñối với sức khoẻ ñều ñáng lo ngại. Tuy khả năng gây ngộ ñộc cấp tính của ña
số thuốc BVTV ñã ñược giải trình rõ nhưng những thông tin về các bệnh mãn
tính do thuốc BVTV gây ra còn chưa ñủ. Khi thử nghiệm với ñộng vật, cơ
quan nghiên cứu ung thư quốc tế ñã phát hiện các bằng chứng rõ ràng về tính
gây ung thư của 118 loại BVTV và nghi ngờ khả năng gây ung thư ở 100 loại
khác, theo tổ chức Ytế thế giới WHO: các rối loạn chức năng ñề kháng cơ thể
là do thuốc BVTV gây ra, càng ngày có nhiều bằng chứng rõ rệt về sự vô sinh
ở con người và ñộng vật, ñặc biệt là ở ñàn ông và các ñộng vật giống ñực, do
ảnh hưởng của dư lượng hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường.
Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñối với trẻ em ñang gây ra những lo ngại ngày
càng tăng. Trẻ em có thể bị nhiễm thuốc BVTV vào cơ thể qua ăn uống qua
tiếp xúc với môi trường xung quanh, kể cả môi trường ở ngay trong gia ñình
mình. Các quy ñịnh về thuốc BVTV có những thiếu sót nghiêm trọng ở chỗ
chỉ dựa trên các dữ liệu nghiên cứu ñối với người lớn. Hoạt ñộng sinh lý của

cơ thể trẻ em khác với người lớn. Quá trình trao ñổi chất của trẻ em cao hơn
người lớn nhưng khả năng khử và loại thải chất ñộc thấp hơn, Ngoài ra do
trọng lượng cơ thể thấp nên mức dư lượng thuốc BVTV trên một ñơn vị thể
trọng ở trẻ em cũng cao hơn so với người lớn.Trong một nghiên cứu cho thấy,
ở nước Anh 50% số ca nhiễm ñộc thuốc BVTV là ở trẻ em, ñặc biệt có sự
liên quan rõ rệt giữa ung thư ở trẻ em với thuốc BVTV, vì vậy một số nước ñã
ra những quy ñịnh ñặc biệt ñối với thuốc BVTV, trong ñó có xem xét ñến tác
ñộng và ảnh hưởng xấu ñối với trẻ em. Ngoài các vấn sức khoẻ ở con người,
hàng năm thuốc BVTV còn gây ra hàng chục ngàn vụ ngộ ñộc ở gia súc, gia
cầm và ñộng vật thuỷ sinh. Trong số ñó ngộ ñộc ở chó và mèo chiếm tỷ lệ cao
nhất vì phạm vi ñi lại tự do của các con vật này lớn hơn khiến chúng có khả
năng tiếp xúc nhiều hơn với thuốc BVTV, Các sản phẩm thịt, trứng, sữa cũng
có thể nhiễm thuốc BVTV nếu gia súc hoặc vật nuôi ăn và uống nước có
nhiễm thuốc BVTV. Ô nhiễm nước ngầm và nước bề mặt là vấn ñề mà các
7
nhà khoa học phải quan tâm, sự nhiễm ñộc thuốc BVTV ở các nguồn nước
mặt (Sông, ao, hồ, suối…) ñang gây những lo ngại lớn vì tài nguyên nước
hiện nay ñang ñược khai thác rất mạnh cho mục ñích sinh hoạt, dư lượng
thuốc BVTV ñang là vấn ñề cấp bách liên quan ñến sức khoẻ của người dân ở
nông thôn.
2.2. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
2.2.1. Biện pháp hoá học
Phòng trừ tổng hợp không loại trừ biện pháp hoá học trong việc trừ
sâu bệnh hại cây. Tuy nhiên, không ñặt biện pháp hoá học vào vị trí chủ ñạo
trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp, coi biện pháp hoá học như những
phương pháp BVTV khác với những ưu ñiểm và khuyết nhựơc ñiểm của nó,
khai thác phát huy những ưu ñiểm của biện pháp này, ñồng thời khắc phục
hạn chế những nhược ñiểm và khuyết ñiểm của nó.
Hiện nay trên thế giới ñã sử dụng ñến gần 100 hợp chất khác nhau ñể
phòng trừ sâu bệnh, các hợp chất này ñược chế biến thành hàng chục nghìn

các thương phẩm khác nhau ñể bán trên thị trường cho người sử dụng. Hàng
trăm số hoạt hoá chất và số thương phẩm dùng trong công tác BVTV ñang
ngày càng tăng thêm.
* Các loại hoá chất BVTV ñược chia thành nhiều nhóm khác
nhau tuỳ thuộc vào các ñối tượng tác ñộng của hoá chất.
- Nhóm thuốc trừ sâu: bao gồm nhiều loại có loại chuyên trừ sâu chích
hút, có loại chuyên trừ sâu miệng nhai ...
- Nhóm thuốc trừ bệnh: bao gồm thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trừ tuyến
trùng, thuốc diệt khuẩn ...
- Nhóm thuốc trừ cỏ dại: bao gồm thuốc trừ hoà thảo, thuốc diệt cây
gỗ, thuốc làm rụng lá ...
- Nhóm thuốc trừ chuột.
8
- Nhóm thuốc trừ nhện, trừ ốc sên, trừ các loại sinh vật hại cây khác.
Các hoá chất BVTV còn ñược phân nhóm trên cơ sở gây ñộc: nhóm
clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm các ba mát ...
*Trên phương diện BVTV, biện pháp hoá học có những ưu ñiểm sau ñây.
- Các chất hoá học thường có tác ñộng nhanh. Chỉ sau khi phun một
thời gian ngắn, sâu bệnh ñã bị tiêu biệt cho nên có thể chặn ñứng các trận
dịch. Các hoá chất BVTV diệt sâu bệnh tương ñối triệt ñể. Phun thuốc ñúng
cách có thể ñảm bảo sâu diệt trên 95% có trường hợp sâu chết 100%.
- Có thể dùng các biện pháp hoá học một cách rộng rãi trên những
diện tích lớn trong thời gian ngắn. ðiều này có lợi khi sâu bệnh phát triển trên
những vũng rộng lớn. Biện pháp hoá học có thể thực hiện ñược cả ở những
nơi ñịa hình gập ngềnh ở các vùng ñồi núi mà thường những nơi này các
phương pháp khác thu ñược kết quả kém.
- Biện pháp hoá học trong phần lớn các trường hợp ñều ñem lại hiệu
quả kinh tế cao. Các nhà kinh tế trên thế giới ñã tính ra là cứ một ñồng tiền
chi phí vào việc dùng thuốc hoá học trừ sâu bệnh thu lại ñược sản phẩm bình
quân là 10 – 12 ñồng. Trong một số trường hợp, cứ một ñồng chi phí thu về

ñược 40 – 45 ñồng.
Tuy nhiên sau một thời gian phát triển mạnh mẽ của biện pháp hoá
học BVTV, người ta nhận thấy biện pháp này có nhiều nhược ñiểm và thường
ñể lại nhiều hậu quả không tốt cho con người, môi trường và các hệ sinh thái.
Vì những mặt tiêu cực này mà nhiều người có thái ñộ cực ñoan ñối với
phương pháp hoá học BVTV Có người thậm chí còn ñề nghị cấm không cho
phép sử dụng phương pháp này trong sản xuất.
* Những nhược ñiểm của phương pháp hoá học BVTV là:
- Thuốc có thể gây ñộc cho người và gia súc. Có trường hợp bị nhiễm
thuốc nặng, người và gia súc có thể bị chết.
- Thuốc gây ra những ảnh hưởng lớn, có thể thay ñổi các mối quan hệ
9
trong các hệ sinh thái. Ngoài việc diệt trừ sâu bệnh hại cây. thuốc có thể giết
chết côn trùng và vi sinh vật có ích, làm mất ñi những cản trở, tạo ñiều kiện
cho sâu bệnh phát triển mạnh và gây hại lớn.
- Dùng thuốc không ñúng cách, không ñúng ñiều lượng có thể làm
tăng dần tính chống thuốc ở các loại sâu bệnh hại cây, khi khả năng chống
thuốc của sâu bệnh tăng lên thì buộc người nông dân phải tăng nồng ñộ thuốc
ñể diệt sâu và vì thế nguy cơ gây ñộc cho người và gia súc tăng, nguy cơ ô
nhiễm môi trường cũng tăng lên.
- Thuốc BVTV có thể tích tụ trong ñất và lâu dần làm cho ñât không
thể trồng trọt ñược. Phần lớn các loại thuốc ñều ñộc ñối với các loại sinh vật
sống trong ñất, cho nên khi thuốc rơi vào ñất với khối lượng nhiều hoạt ñộng
của các loài sinh vật trong ñất giảm sút, ñặc tính sinh học của ñất suy giảm.
- Thuốc BVTV có thể tồn tại trên nông sản sau khi thu hoạch, người ta
gọi là dư lượng thuốc BVTV trong nông sản. Dư lượng thuốc này gây tác
ñộng có hại cho người tiêu dùng, Nhiều trường hợp người dân bị ngộ ñộc khi
ăn phải rau quả có nhiều dư lượng thuốc.
- Thuốc BVTV là một trong những yếu tố quan trọng gây ô nhiễm môi
trường nông nghiệp. Bụi thuốc bay lan tràn trong không khí, nước thuốc chảy

vào kênh mương tưới tiêu ngấm vào các mạch nước ngầm vào các giếng nước
ăn vv...
Sử dụng biện pháp hoá học BVTV cùng với các biện pháp khác một
cách khoa học với yêu cầu là phát huy tốt các mặt tích cực, hạn chế các mặt
tiêu cực của phương pháp này. ðể ñảm bảo hiệu quả của biện pháp hoá học
BVTV cần thực hiện nghiêm túc 4 ñúng trong việc dùng thuốc ñó là (ðúng
thuốc, ñúng nồng ñộ và liều lượng, ñúng thời gian và ñúng kỹ thuật).
2.2.2. Biện pháp sinh học
Biện pháp sinh học, có trường hợp gọi là ñấu tranh sinh học trong
BVTV, là việc dùng ñúng các loại sinh vật hay sản phẩm hoạt ñộng của chúng
10
ñể ngăn ngừa hoặc làm giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra cho cây.
Trong công tác BVTV biện pháp sinh học ñựơc sử dụng nhiều ñể
phòng trừ sâu hại. ðối với bệnh cây biện pháp sinh học thu ñược kết quả ít
hơn nên ñược sử dụng không nhiều. ðể ngăn ngừa và tiêu diệt các loài sâu
hại cây người ta thường sử dụng các loài sinh vật sau:
*Sử dụng sâu ký sinh và sâu bắt mồi
Một số loại sinh vật có ích trên ñồng
lúa

11



12
Sâu ký sinh: Là loài sâu có ích ñẻ trứng vào cơ thể sâu hại, sau ñó trứng ký
sinh nở ra thành sâu non và ăn các bộ phận bên trong cơ thể sâu hại cho sâu
hại bị chết.
Sâu bắt mồi: Là các loài sâu có ích dùng chân, hàm vồ lấy sâu hại làm
con mồi vă ăn thịt chúng.

Các loài ký sinh và sâu bắt mồi còn ñựơc gọi là các loài thiên ñịch có
nghĩa là kẻ thù tự nhiên của các loài sâu bệnh hại cây.
Thành phần của thiên ñịch rất phong phú. Các nhà khoa học ñã kiểm
tra trên 50.000 loài. Trong ñó quan trọng nhất là các loài thiện ñịch bộ cánh
màng và ruồi. Các loại sâu bắt mồi thì chủ yếu thuộc bộ cánh cứng. Các loài
thiên ñịch ñược chia thành 3 nhóm sinh học tuỳ theo mức ñộ chuyên tích về
thức ăn: Nhóm thiên ñịch rất chuyên (monophagi) chỉ ăn 1 hay 2 loài ký chủ;
Nhóm tương ñối chuyên (oligophagi) gồm các loài thiên ñịch ăn các loại sâu
ký chủ trong cùng một học côn trùng: Nhóm ña thực (polyphagi) có thể ăn rất
nhiều loài sâu ký chủ thuộc bộ côn trùng khác nhau.
Việc phối hợp giữa biện pháp hoá học với hoạt ñộng của thiên ñịch có
thể thực hiện theo các cách sau:
- Dùng luân phiên thuốc BVTV ñể tiêu diệt một lượng sâu hại chủ yếu
với việc thiên ñịch tiêu diệt hết số lượng sâu hại còn lại trên ñồng. Người ta
thường sử dụng biện pháp hoá học ñể làm giảm số lượng sâu bệnh gây hại
vào những thời kỳ thuốc ít gây hại cho thiên ñịch.
- Không phun thuốc tràn lan trên toàn bộ diện tích, mà tạo ñiều kiện
thuận lợi cho thiên ñịch tập trung vào những nơi không phun thuốc.
*Sử dụng các loài vi sinh vật trừ sâu hại
Công tác BVTV ñã ñạt ñược nhiều thành tựu khá lớn trong việc sử
dụng các loại vi sinh vật ñể phòng trừ các loài sâu bệnh gây hại. Thành tựu
trong lĩnh vực này ñạt ñược trên hai hướng:
- Sản xuất các chế phẩm vi sinh vật dùng ñể phun rắc ra ñồng rộng,
13
vườn cây làm nguồn gây bệnh cho sâu hại.
- Tạo ñiều kiện thuận lợi thúc ñẩy sự phát triển của các loài vi sinh vật
gây bệnh cho sâu hại. Những loài vi sinh vật chủ yếu ñược sử dụng là:Vi khuẩn
trừ sâu hại, vius trừ sâu hại, nấm trừ sâu hại và sử dụng các chất sinh học.
* Cách sử dụng biện pháp sinh học
Sử dụng biện pháp sinh học trong công tác BVTV có hai hướng chủ

yếu sau ñây:
- Bổ sung thêm các loài thiên ñịch vào các hệ sinh thái ñể làm tăng
mất ñộ chúng lên ñủ sức tiêu diệt các cá thể sâu hại.
- Sử dụng nhiều biện pháp khác nhau (Biện pháp kỹ thuật canh tác.
Cơ cấu cây trồng, mùa vụ...) ñể tập trung thiên ñịch vào những khu vực có
nhiều sâu hại, hoạt hoá và nâng cao vai trò tiêu diệt sâu hại của các loài thiên
ñịch vốn có sẵn trong tự nhiên.Trong thực tế sản xuất, ở các nước trên thế giới
người ta ñã dùng nhiều cách sau:
Tiến hành sản xuất hàng loạt thiên ñịch ñể thả ra ñồng ruộng vào những
thời ñiểm thích hợp.
Áp dụng nhiều biện pháp khác nhau ñiều hoà số lượng và làm thay
ñổi quan hệ giữa thiên ñịch và sâu hại trong các hệ sinh thái nhằm phát huy
tác dụng tiêu diệt sâu hại của các loài thiên ñịch.
Dùng các chất sinh học, các chế phẩm sinh học phun lên cây ñể trực tiếp
tiêu diệt sâu hại, gây bệnh cho sâu hại, làm mất khả năng sinh ñẻ của sâu hại.
Dùng các chất sinh học tạo các loại bẫy bả, các nguồn dẫn dụ ñể tập
trung sâu hại mà tiêu diệt.
2.2.3. Biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh là nhóm các biện pháp tạo nền
tảng cho các biện pháp BVTV khác.
Biện pháp canh tác bao gồm tất cả các biện pháp mà con người tác
14
ñộng lên cây trồng, bắt ñầu từ lúc gieo hạt cho ñến khi thu hoạch mùa màng.
Biện pháp canh tác ñược hình thành là ñể nhằm mục ñích cho người
tạo ra sản phẩm từ cây trồng nhằm ñáp ứng nhu cầu của mình. Khi biện pháp
canh tác hướng ñến việc ñạt ñến những năng suất cây trồng cao, người ta gọi
là biện pháp canh tác thâm canh. Khi biện pháp hướng tới việc ngăn ngừa và
hạn chế tác hại của sâu bệnh, người ta gọi là biện pháp canh tác phòng trừ sâu
bệnh hay là biện pháp canh tác BVTV.
- Chế ñộ và kỹ thuật làm ñất

Làm ñất bao gồm cày, bừa, xới xáo, lên luống, be bờ, phạt cỏ bờ... làm ñất
có mục ñích làm cho ñất canh tác trở thành thích hợp cho sinh trưởng là phát
triển của cây trồng nhưng ñồng thời làm ñất cũng góp phần tiêu diệt nhiều loài
sâu bệnh hại cư trú trong ñất, hoạt hoá các tập ñoàn vi sinh vật ñối kháng.
Nhiều loài sâu hại, nấm, tuyến trùng, ñộng vật nguyên sinh, vi khuẩn
gây bệnh cho cây cư trú trong ñất. Vì vậy, cày ải, cày lật gốc rạ có ý nghĩa rất
lớn trong việc diệt trừ sâu bệnh hại sống và tồn tại trong ñất.
Cày lật ñất tạo ñiều kiện cho ánh nắng mặt trời trực tiếp tiêu diệt các
con sâu, bào tử nấm, bọc tuyến trùng... ñược ñưa từ lớp ñất dưới lên trên bề
mặt. Cày làm cho ñất thoáng, khô, kích thích sự hoạt ñộng của các loài vi sinh
vật ñối kháng trong ñất, thúc ñẩy chúng tiêu diệt các nguồn sâu bệnh hại cây.
Cày ñất làm cho tàn dư cây, gốc, rễ cây còn lại trong ñất sau khi thu hoạch
nhanh chóng bị phân huỷ làm mất nơi ẩn nấp và nương tựa của nhiều loài sâu
bệnh. Cày bừa ñất kỹ tạo ñiều kiện thuận lợi cho rễ cây hút ñược nhiều chất
dinh dưỡng, phát triển tốt làm cho cây khoẻ mạnh. Cày bừa kỹ làm cho ñất
thoáng, không khí thâm nhập vào ñất nhiều, làm cho các chất ñộc, các chất
kháng sinh do vi sinh vật tiết ra trong ñất chóng bị phân huỷ và giảm bớt tác
ñộng có hại lên rễ cây.
- Thực hiện chế ñộ luân canh các loại cây trồng
Trồng nhiều năm liên tục một loại cây trồng trên cùng một diện tích ñất,
15
người ta gọi là ñộc canh, thường làm cho ñất hao kiệt chất dinh dưỡng một
chiều. Nhất là thường thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng. Bởi vì cùng một
loại cây thì năm nào cũng hút chất dinh dưỡng giống nhau theo nhu cầu của
loài cây trồng ñó.
ðộc canh còn tạo ñiều kiện cho việc tích tụ các loại chất dộc có hại cho
cây trong ñất, tạo ñiều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, tích luỹ và phát triển
nhiều loài sâu bệnh hại cây, nhất là các loài chuyên phá hại loại cây trồng ñó.
Thực hiện chế ñộ luân canh, thay ñổi việc gieo trồng các loại cây khác
nhau trên cùng một ñám ñất có thể ngăn ngừa ñược sự tích luỹ của sâu bệnh

trên các ñám ñất ñó. ðối với những loài sâu bệnh có ñặc tính chuyên hoá cao
khi gặp loại cây trồng khác, thường không thể phát triển ñược, cho nên bị chết
nhiều. Chọn các loại cây trồng thích hợp ñể luân canh có thể loại trừ ñược các
loài sâu bệnh chuyên hoá hoặc hạn chế tác hại của chúng ñến mức thấp nhất.
- Cơ cấu cây trồng và bố trí cây trồng trên ñồng ruộng
ðối với từng loài sâu bệnh, không phải cây nào cũng dùng làm thức ăn
ñược. Vì vậy, trên ñồng có nhiều loài cây trồng khác nhau sự phát triển và lan
rộng của chúng ngừng lại khi gặp phải loại cây không dùng làm thức ăn ñược.
Chọn lựa và gieo trồng một cơ cấu cây trồng thích hợp, chẳng những
làm tăng hiệu quả sử dụng ñất, khai thác tốt tài nguyên khí hậu, thuỷ văn, mà
còn tạo nên những ñiều kiện không thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
Thông thường người ta không bố trí những loài cây có họ hàng gần
nhau có cùng các ñặc tính giống nhau ở sát cạnh nhau. Vì như vậy, sâu bệnh
có thể dễ dàng lây lan từ loại cây này sang cây kia ñể gây hại. Không nên
trồng cà chua cạnh các ruộng khoai tây. Không nên trồng ñỗ trắng cạnh các
ruộng ñậu tương...
- Luân canh cây trồng: là một biện pháp canh tác rất có hiệu quả ñể
ngăn ngừa sự phát hoại của sâu bệnh. Nhiều nơi nông dân ñã thực hiện luân
canh có hiệu quả trên ñất một vụ lúa bằng cách cấy một vụ lúa sau ñó trồng
16
rau màu, ñậu ñỗ. Luân canh cây bông với cây mía cũng cho hiệu quả tốt.
Nhiều công thức luân canh ñã ñược áp dụng ở nhiêu nơi. ðặc biệt luân canh
cây trồng có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa tác hại do tuyến trùng gây
bệnh cho cây.
- Trồng xen, trồng gối còn ñược gọi là xen canh, gối vụ. Xen canh là
trường hợp khi trên cùng một ruộng hay cùng một cánh ñồng nông dân trồng
nhiều loại cây khác nhau xen kẽ vào nhau. Gối vụ ñược thực hiện khi một vụ
cây trồng chưa kết thúc, trước khi thu hoạch người ta ñã gieo hạt cây trồng vụ
tiếp theo hoặc trồng cây con vào diện tích cây trồng chưa thu hoạch. Sau khi
thu hoạch cây vụ trước thì cây vụ sau tiếp tục phát triển trên không gian ñã

ñược giải phóng khỏi cây trồng vụ trước.
- Thời vụ gieo trồng
Thời vụ gieo trồng thích hợp ñối với mỗi loài cây trồng là thời vụ ñảm
bảo cho loại cây ñó ñạt ñược năng suất cao, ñồng thời ñảm bảo cho cây tránh
ñược sự phát hại của sâu bệnh. Vì vậy, thời vụ thích hợp là tạo ñược sự lệch pha
giữa giai ñoạn mẫn cảm của cây trồng với thời kỳ phát triển mạnh của sâu bệnh.
Thường các trà lúa cấy thời vụ muộn thường bị bọ xít dài và sâu ñục
thân hai chấm phá hại nặng. Trà lúa gieo cấy thời vụ sớm thường bị rầy nâu
hại nhẹ. Các trà lúa xuân sớm thường bị bệnh ñạo ôn gây hại nặng. Trà lúa
mùa sớm thường bị bệnh thối hạt lúa gây hại nặng. Bắp cải trồng vụ sớm
(trồng vào cuối tháng 8 ñầu tháng 9) bị sâu tơ hại nhẹ. Các trà bắp cải chính
vụ muộn (trồng vào cuối tháng 10) thường bị sâu tơ gây hại nặng và trà bắp
cải vụ muộn (trồng vào ñầu tháng 2) bị sâu tơ gây hại nặng nhất.
- Mật ñộ gieo trồng
Mật ñộ gieo trồng một mặt ảnh hưởng ñến năng suất cây trồng, mặt
khác có những ảnh hưởng ñến phát sinh và gây hại của sâu bệnh. Vì vậy, mật
ñộ gieo trồng hợp lý ñược gọi là biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh. Gieo
trồng thưa quá tạo ñiều kiện thuận lợi cho nhiều loài cỏ dại phát triển, tranh

×