Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn tăng cường sự tham gia của học sinh trong giờ nói thông qua việc điều chỉnh một số hoạt động phần speaking sách tiếng anh 11 tại trường thpt tĩnh gia 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.42 KB, 20 trang )

A: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Mặc dù sách Tiếng Anh 11 mới thay đổi rất nhiều so với Tiếng Anh 11 cũ,
tuy nhiên không phải tất cả các hoạt động (activities) hoặc các tasks phù hợp đối
với học sinh (HS) lớp 11 ở từng môi trường điều kiện dạy – học khác nhau ở
Việt Nam hiện nay.
Sau vài năm dạy Tiếng Anh 11 mới tại trường THPT Tĩnh Gia 2, tôi nhận
thấy rằng có một số hoạt động (HĐ) trong sách Tiếng Anh 11 quá khó đối với
HS, một số HĐ chưa thật sự mang tính giao tiếp hoặc quá dài
so với mặt bằng
chung HS.
Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới hoặc áp dụng phương pháp dạy học mới.
Qua khảo sát ở một số trường THPT, rất nhiều giáo viên (GV) cho rằng bộ
sách giáo khoa (SGK) mới đã được biên soạn theo đường hướng giao tiếp – lấy
HS làm trung tâm nên cứ theo SGK mà dạy nên không cần phải điều chỉnh nội
dung sách.
Trên đây là những nguyên nhân làm cho HS không có nhiều hứng thú tham
gia trong các giờ học tiếng Anh tại trường THPT Tĩnh Gia 2. Chính vì vậy mà
GV cần phải điều chỉnh lại một số nội dung của SGK để làm cho mỗi HĐ cũng
như mỗi đơn vị bài học phù hợp và thú vị hơn đối với người học. Để làm được
điều này, GV cần đánh giá mỗi đơn vị bài học để xem vấn đề ở đây là gì và sau
đó tìm ra cách để điều chỉnh nó cho phù hợp. Nhiều cách mà GV có thể làm để
nâng cao chất lượng mỗi đơn vị bài học, chẳng hạn như phát triển thêm tài liệu
bài tập hỗ trợ từ những nguồn tài liệu khác nhau, đổi mới thủ thuật tiến trình dạy
mỗi đơn vị bài học, thiết kế các HĐ khác nhau có thể gây hứng thú cho người
học.
Trong các nguyên nhân làm cho HS không có hứng thú tham gia trong các
giờ học nói kể trên, tôi nhận thấy rằng nguyên nhân chưa điều chỉnh một số HĐ
1
phần SPEAKING cho phù hợp với đối tượng HS trường THPT Tĩnh Gia 2 là
cần thiết


.
2. Mục đích của đề tài.
Điều chỉnh một số HĐ phần SPEAKING – sách TIẾNG ANH 11
(Chương trình chuẩn) nhằm tăng cường sự tham gia của HS trong giờ học nói.

Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu lý do tại sao GV
nên điều chỉnh
một số HĐ nói trong sách TIẾNG ANH 11 cho phù hợp với đối tượng học

xác định hiệu quả của các HĐ đã được điều chỉnh nhằm tăng cường sự
tham gia
của HS trong các giờ học nói tại trường THPT Tĩnh Gia 2.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Vì hạn chế về thời gian và độ dài của sáng kiến kinh nghiệm nên đề tài
chỉ tập trung vào việc điều chỉnh một số HĐ phần SPEAKING của 3 đơn vị bài
học trong sách TIẾNG ANH 11 và được thực nghiệm (TN) ở một số lớp trong
học kỳ 2 năm học 2012 - 2013 tại
trường THPT Tĩnh Gia 2. Mẫu nghiên cứu là
3 GV và 86 HS ( từ hai lớp 11 A10 và 11 A11) tại trường THPT Tĩnh Gia 2.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Tác giả sử dụng một số phương pháp như:
• Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
• Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Sử dụng phiếu điều tra, quan sát.
- Phân tích chương trình, nội dung kiến thức trong SGK tiếng Anh 11
• Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Tiến hành TN dạy học ở 2 nhóm (lớp TN và ĐC) để đánh giá
tính hiệu
quả, tính khả thi của việc điều chỉnh một số HĐ trong sách TIẾNG ANH 11
nhằm tăng cường sự

tham gia của HS trong các giờ học nói tại trường THPT
Tĩnh Gia 2.
• Kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ khác.
2
B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1. Định nghĩa về điều chỉnh (Adaptation)
Nhiều học giả đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về điều chỉnh. Madsen
và Bowen (1978 trang ix) đã cho rằng điều chỉnh là hành động sử dụng "Một
hoặc hơn một số thủ thuật: bổ sung, mở rộng, cá nhân hóa, đơn giản hóa, hiện
đại hóa, khu biệt, hoặc chỉnh sửa nội dung có tính văn hóa / tình huống". Ellis,
M (1986 trang 47) lại cho rằng điều chỉnh là quá trình "giữ lại, loại bỏ, sắp xếp
lại và sửa đổi" và Tomlinson (1998b: xi) đề cập đến điều chỉnh như là "giảm
thiểu, thêm, bỏ, sửa đổi, và bổ sung".
I.2. Mục đích của điều chỉnh
Thực tế có nhiều lý do để điều chỉnh các giáo trình nhằm làm cho người học
dễ dàng tiếp cận với chúng. Tuy nhiên, có hai mục đích để điều chỉnh thường
được trích dẫn nhiều nhất đó là:
1. để cho giáo giáo trình phù hợp hơn đối với hoàn cảnh mà giáo trình đó
đang được sử dụng. Mc Donough và Shaw (1993 trang 85) cho rằng mục đích
của điều chỉnh nhằm làm tăng sự phù hợp của giáo trình dạy học trong từng
hoàn cảnh bằng việc thay đổi một số đặc trưng bên trong của một cuốn sách để
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể hơn.
2. để bù chỉnh khuyết điểm bên trong đối với giáo trình chẳng hạn không
chính xác về ngôn ngữ, không cập nhật, thiếu tính thiết thực như Madsen và
Bowen (1978) đã đề cập hoặc thiếu tính đa dạng.
Nghiên cứu kỹ định nghĩa của McDonough và Shaw ta thấy rằng tối đa sự
phù hợp của giáo trình dạy học là quan trọng vì nó khuyến khích và tăng sự
3
hứng thú cho HS làm cho không khí lớp học sôi động hơn. Thực tế khi GV thay

đổi một giáo trình để phù hợp với mục đích cụ thể. Những gì GV thực sự đang
cố gắng làm là tăng cường sự tham gia của HS nhằm nâng cao chất lượng kinh
nghiệm học.
I.3. Thủ thuật để điều chỉnh
Sau khi nhận thấy sự khiếm khuyết giữa giáo trình dạy học đã được xuất bản
và nhu cầu cũng như mục tiêu của lớp học, GV phải chú ý đến tính thực tế của
việc điều chỉnh giáo trình nhằm làm cho mục tiêu giờ học thiết thực hơn. Mc
Donough và Shaw (1993) và Cunningsworth (1995) đưa ra một loạt thủ thuật có
thể được sử dụng khi điều chỉnh giáo trình tốt hơn để phù hợp với một tiết học
cụ thể. Đó là:
Bổ sung: mở rộng và phát triển
Loại bỏ: loại trừ và rút ngắn lại
Đơn giản hóa
Sắp xếp lại
Thay thế giáo trình cũ
I.4. Các cấp độ điều chỉnh
Điều chỉnh SGK có thể thực ở 3 cấp độ: Điều chỉnh ở cấp độ vĩ mô, điều
chỉnh ở một đơn vị bài học và điều chỉnh các hoạt động cụ thể.
Tóm lại, theo tôi điều chỉnh một số HĐ SGK TIẾNG ANH 11 để chúng
mang tính giao tiếp, phù hợp hơn đối với khả năng HS trường THPT Tĩnh gia 2.
Giảm tải và điều chỉnh là những thủ thuật điều chỉnh phổ biến được sử dụng
trong sáng kiến kinh nghiệm này.
4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
II.1. Giới thiệu chung về bối cảnh của trường THPT Tĩnh Gia 2
Phần lớn HS đến từ vùng nông thôn của huyện Tĩnh Gia. Mặc dù hầu hết
HS nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh nhưng nó không
được chú ý đến nhiều. Rất ít HS chọn Tiếng Anh là môn thi đại học.
Dạy tiếng Anh, đặc biệt là dạy kỹ năng nói GV gặp phải một số khó khăn.
Thứ nhất là lớp đông. Có khoảng 46 HS trên một lớp. Thật là khó để cho GV tạo

các HĐ mang tính giao tiếp, quản lý lớp cũng như đưa ra phản hồi. Thứ hai là
hầu hết HS không quen với việc dạy bằng Tiếng Anh. Chúng không thể hiểu nếu
GV luôn nói bằng tiếng Anh. Cuối cùng là thiếu tài liệu học, tài liệu tham khảo
và tính tự học của HS không có. Không có thư viện dành cho HS. Hơn thế, cơ sở
vật chất cần thiết dành cho môn tiếng Anh chưa đủ như máy tính, cassette,
projector v.v…
HS thường có 3 tiết/ tuần. Hạn chế về thời gian dành cho HS thực hành và
phát triển các kỹ năng cũng như làm giàu vốn từ vựng và khả năng học cấu trúc.
Hơn nữa, tiếng Anh hầu như ít khi được sử dụng ở ngoài lớp học. Đây là những
yếu tố gây ảnh hưởng tới kết quả học tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng nói.
II.2. Giới thiệu khái quát qui trình tiến hành thu thập dữ liệu
Đầu tiên, 3 GV tiếng Anh khác quan sát 3 bài học ở 2 lớp để biết mức độ
tham gia của HS trước khi TN. Sau đó phát phiếu điều tra cho HS của 2 lớp để
biết được thái độ và nhận xét đánh giá của HS đối với HĐ nói và những yếu tố
ảnh hưởng tới sự tham gia của HS trong giờ học nói.
Sau khi thu thập thông tin từ sự quan sát, phiếu khảo sát điều tra HS, tác
giả đã giảng dạy 2 nhóm cùng 3 bài giống nhau. Đối với nhóm ĐC 3 bài được
tiến hành dạy theo đúng trình thự các HĐ của SGK. Đối với nhóm TN, các bài
nói được áp dụng dạy theo các HĐ đã được điều chỉnh. Trong suốt quá trình TN,
5
3 GV tiếng Anh khác quan sát và đo thời gian tham gia nói của HS ở 2 nhóm để
thu thập dữ liệu.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
III.1. Kết quả trước khi thực nghiệm - quan sát
Trước khi TN, 3 GV tiếng Anh khác quan sát 3 tiết phần SPEAKING ở 2
lớp. Trong thời gian quan sát, họ đã tính thời gian tham gia nói của 2 lớp. Cả 3
tiết, tác giả đã dạy theo tiến trình các HĐ giống như SGK. Kết quả TN có thể
được minh họa sau:
Bảng1: STT và TTT cảu nhóm ĐC và nhóm TN trước khi TN.
Nhóm ĐC (11A10-43 HS) Nhóm TN (11A11-43 HS)

TTT STT Im lặng TTT STT Im lặng
20 14 11 21 14 10
44 % 31% 24 % 47% 31% 22%
TTT: Teacher talking time(Thời gian tham gia nói của GV)
STT: Student talking time(Thời gian tham gia nói của HS)
Từ 3 bài học, rõ ràng nhìn thấy rằng mức độ tham gia vào HĐ nói của 2
lớp tại trường THPT Tĩnh Gia 2 hầu như giống nhau và khá thấp.
Trong suốt thời gian quan sát, tác giả cũng nhận thấy thậm chí đã cung
cấp những hướng dẫn và cấu trúc cần thiết khi HS được yêu cầu làm việc theo
nhóm hay theo cặp, nhưng rất ít làm việc một cách nghiêm túc. Thực tế, mỗi HS
tham gia nói chỉ kéo dài chỉ vài phút sau đó chúng cố gắng làm cái gì khác thay
vì tập trung vào công việc.
GV đã có khuynh hướng chi phối lớp học. GV đã nói nhiều về sự lo lắng
của HS không biết nói như thế nào và cố gắng yêu cầu HS tham gia nói. Hơn
thế, GV đã lo không hoàn thành dạy các HĐ đúng giờ. Tại trường THPT nếu 1
tiết GV không thể hoàn thành các HĐ đúng giờ thì họ sẽ bị đánh giá là giáo viên
chưa giỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của việc điều chỉnh các HĐ trong
SGK nhằm làm cho phù hợp với trình độ và sở thích của HS để tăng cường sự
tham gia của HS thì GV nên thực hiện.
6
Tóm lại, sự tham gia của HS trong HĐ nói là rất kém. Vì vậy đã đến lúc
GV phải tìm ra các thủ thuật dạy học nhằm tăng cường sự tham gia của HS. Tuy
nhiên, để có thủ thuật dạy học phù hợp, GV phải hiểu lý do tại sao sự tham gia
vào HĐ nói của HS lại thấp.
III.2. Kết quả từ phiếu điều tra của HS.
III.2.1. Sự tham gia của HS trong giờ nói:
Bảng2: Sự tham gia của HS trong giờ nói.
1. How often do you speak English in English class time?
a. often 7%
b.sometimes 42%

c. rarely 44%
d. never except when not being asked by
the teacher.
7%
Có nhiều lý do khác nhau làm cho HS ngại nói trong giờ nói tiếng Anh.
Bảng 3: Yếu tố cản trở sự tham gia của HS trong giờ học nói
2. What prevent you from speaking in the English speaking class?
Factors Percentage (%)
a. Fear of mistakes 13%
b. Speaking activities are difficult. 67%
c. Speaking activities are not various. 56%
d. I don’t like the teacher so I don’t want to speak. 20%
e. Being not accustomed to speaking. 41%
Nhìn vào bảng, ta thấy có một vài yếu tố chính làm cho HS ngại nói trong
giờ nói. 67% HS nói rằng nguyên nhân có ảnh hưởng nhất là HĐ nói. Yêu cầu
quá xa so vói trình độ thực tế của HS. Chúng không có đủ từ và cấu trúc để diễn
tả những gì mà chúng muốn nói. Chiếm tỉ lệ phần trăm cao thứ 2 mà HS thể hiện
là các HĐ trong SGK cũng làm cho chúng nhàm chán với việc nói tiếng Anh.
Gần 1 nửa (41%) chỉ ra rằng chúng không quen với việc nói tiếng Anh. Lý do
có thể là cách học truyền thống chỉ tập trung vào việc nắm được quy tắc và từ
vựng hơn là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và ảnh hưởng của kỳ thi viết
cũng cản trở HS quen với việc nói tiếng Anh trong lớp. Chiếm một tỉ lệ phần
7
trăm nhỏ hơn (20%) không tham gia vào HĐ nói vì GV của họ không yêu cầu
và 13% thú nhận rằng chúng sợ mắc lỗi hay bị trêu chọc chế giễu.
Tóm lại, có nhiều yếu tố khác nhau làm cho HS phải đối mặt. Những yếu
tố này xuất phát từ phía HS, GV cũng như các HĐ nói. Để nâng cao hiệu quả
trong giờ nói, cần phải có những thay đổi giữa GV, HS và HĐ nói.
III.2.2. Quan điểm của HS đối với kỹ năng nói trong sách TIẾNG ANH 11.
Bảng 4

3. In your opinion, are speaking activities in the textbook interesting?
a. very interesting 10%
b. not very interesting 58%
c. little interesting 23%
d. boring 9%
90% HS nói rằng các HĐ nói trong SGK không thú vị. Thực tế này đòi
hỏi sự đầu tư của GV vào những HĐ thích hợp nhằm tăng cường sự tham gia
của HS vào HĐ nói.
III.2.3. Quan điểm của HS đối với cách GV dạy Speaking.
Bảng 5
4. In what way does your teacher teaches speaking in Tieng Anh 11?
a. The teacher always taught us activities in the textbook. 0%
b. The teacher usually changed, adapted activities in the
textbook.
10%
c. She/he sometimes adapted activities in the textbook. 85%
d. She/ he sometimes replaced textbook activities by
outside activities.
5%
III.2.4. Quan điểm của HS về sự điều chỉnh của GV đối với HĐ nói.
Bảng 6
5. Do you like your teachers’ adapted speaking activities?
Options Result (%)
a. No, I don’t like. I’d like her/ him to follow
all activities in the textbook.
5%
b. Yes, I like these adapted activities. 95%
8
Phần lớn HS đã nói rằng GV thỉnh thoảng thay đổi và điều chỉnh các HĐ
trong SGK. Hầu hết HS thích cách mà GV đã có tác động điều chỉnh tới những

HĐ trong SGK. Khi được hỏi lý do tại sao thích những HĐ được sửa đổi thì HS
nói rằng GV đã làm cho các HĐ trong SGK đễ hơn và mang tính giao tiếp hơn
và GV cũng chuẩn bị bài kỹ càng, thường ứng dụng trò chơi, bài hát trong giờ
nói. Điều này gây hứng thú cho HS rất nhiều.
III.2.5. Đánh giá của HS đối với giờ học nói hiện nay.
Bảng7
6.What do you think about your current speaking lessons?
a. Boring. Most of students don’t speak. 74%
b. Interesting. Students speak a lot. 12%
c. Normal 14 %
III.3. Kết quả sau khi quan sát TN
Nhóm ĐC và nhóm TN được dạy 3 bài với cùng nội dung kiến thức. Đối
với nhóm ĐC 3 bài được tiến hành dạy theo đúng các HĐ của SGK. Đối với
nhóm TN, các bài nói được áp dụng dạy theo các HĐ đã được điều chỉnh. Trong
suốt quá trình TN, tác giả và GV tiếng Anh khác quan sát 2 lớp một lần nữa để
tìm ra những thay đổi sự tham gia của HS ở 2 nhóm và đo thời gian tham gia nói
của HS ở 2 nhóm.
III.3.1. Quan sát nhóm ĐC
Tôi đã sử dụng cùng phiếu quan sát lần 2 tại lớp 11A10 và kết quả có thể
được tóm tắt như sau: Không có sự thay đổi trong cách dạy của GV, tất cả các
HĐ trong sách TIẾNG ANH 11 được giữ nguyên. Kết quả thời gian HS và GV
tham gia nói đều giống như lần quan sát trước khi TN. Điều này được minh họa
trong bảng sau:
Bảng8
Nhóm ĐC (số phút)
Bài 1 TTT 20 44%
STT 14 31%
Sự im lặng 11 24%
Bài 2 TTT 21 47%
9

STT 15 33%
Sự im lặng 9 20%
Bài 3 TTT 21 47%
STT 14 31%
Sự im lặng 10 22%
III.3.2. Quan sát nhóm TN :
III.3.2.1. Điều chỉnh 1 (Adaptation 1):
• Bài được điều chỉnh : Unit 12: The Asian Games: B-Speaking:
• Hoạt động được điều chỉnh : Task 1, 2. (Tiếng Anh 11, trang 139, 140).
• Thời gian: Điều chỉnh này được thực hiện vào ngày 11 tháng 3 năm 2013
tại lớp 11A11, trường THPT Tĩnh Gia 2.
• Lý do để điều chỉnh:
- Tôi nhận thấy rằng 2 HĐ trong Unit 12- B- speaking không mang tính giao
tiếp. Task 1 được cho là HĐ information-gap nhưng không có information-gap
trong HĐ này. Task 2 giống như 1 HĐ role-play. Tuy nhiên, thực tế, tất cả HS
có cùng thông tin. Những gì mà HS phải làm là đặt câu dùng những thông tin
đã cho. Không có HĐ nào tạo cơ hội để trao đổi thực sự về thông tin hoặc về
quan điểm. Trong 2 HĐ này, HS nghe HS khác nói về những thông tin mà
chúng đã biết. HS có cùng một thông tin. Vì vậy mà không có lý do để hỏi.
- Chính vì những lý do trên mà trong năm học trước, tôi nhận thấy HS không
có hứng thú khi chúng được yêu cầu làm 2 task này. HS vẫn làm việc theo cặp,
nhưng người hỏi không quan tâm đến câu trả lời của người bạn bởi vì chúng đã
biết câu hỏi và câu trả lời rồi.
• Thủ thuật để điều chỉnh: Chỉnh sửa
- Hoạt động 1 (Activity 1) (Task 1- trang 139):
HĐ này được thiết kế lại để trở thành 1 HĐ information-gap. GV chuẩn bị
một số cặp thể và yêu cầu HS làm việc theo nhóm để tìm ra thông tin còn khuyết
về Asian Games:
Card A1:
Games Host country Year Number of Number of

10
No. countries sports
1. 1951 11
2. Philippines 1954
3. 1958 20
4. Indonesia 13
5. 1966 14
6 Thailand 18
7 Iran 25
Card A2:
Games
No.
Host country Year Number of
countries
Number of
sports
1. India 6
2. 18 8
3. Japan 13
4. 1958 20
5. Thailand 18
6 1970 13
7 1974 16
Card B1:
Games
No.
Host country Year Number of
countries
Number of
sports

8. Thailand 19
9. 33 21
10. Korea 1986
11. China 1990
12. 42 34
13. Thailand 1998
14. 2002 44
Card B2:
Games
No.
Host country Year Number of
countries
Number of
sports
8. 1978 25
9. India 1982
10. 27 25
11. 37 27
12. Japan 1994
13. 41 36
14. Korea 38
11
- Hoạt động 2 (Activity 2) (Task 2-trang 140): role-play:
Làm việc theo nhóm: Đóng vai 1nhóm phóng viên truyền hình chuẩn bị 1 bài
về kết quả thi đấu của vận động viên Việt Nam tại Á Vận Hội lần thứ 14.
Phóng viên có thể bắt đầu với ‘Good evening. It’s 7 p.m now. Welcome to the
14th Asian Games report program on CNN channel. Today Vietnamese
athletes’
Vietnamese performance and achievements at the 14
th

Asian Games
Participants
No.
Total
medals
Rank Medals of different sports
Sports gold silver bronze
1. Bodybuilding
2. Billiards
3. Karatedo
4. Shooting
5. Wushu
GV chuẩn bị 1 bộ thẻ (Card) cho mỗi nhóm (Mỗi nhóm được phát 1 thẻ)
Card A
Viet nam took part in the 14
th
Asian Games in Busan, Korea in 2002 with 125
athletes and 65 officials.Vietnam won 18 medals in all and ranked 15
th.
Card B
In bodybuilding, Ly Duc won a gold medal and Pham Van Mach won a bronze
medal. In billiards, Tran Dinh Hoa won a gold medal and Duong Hoang Anh a
silver one.”
Card C
The two gold medals and one bronze medal in Karatedo belonged to Vu Kim
Anh, Nguyen Trong Bao Ngoc and Pham Tran Nguyen respectively.
12
Card D
Nguyen Manh Tuong won a bronze medal in shooting. Nguyen Ngoc Oanh and
Nguyen Thi My Duc won a silver and a bronze medal in wushu respectively.

• Quan sát sự điều chỉnh 1: Miêu tả tiết học:
 Lớp: 11A11
 Số HS: 43
 Thời gian: 45 minutes
 Unit 12: The Asian Games: B: Speaking
Mục tiêu: (Lesson objective): HS có thể dùng ngôn ngữ được yêu cầu để
hỏi và trả lời về Á Vận Hội và kết quả thi đấu thể thao.
Các bước thực hiện (Procedure):
Warm-up: GV yêu cầu HS làm theo nhóm 3-4, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy với
10 bức tranh về 10 môn thể thao khác nhau. Trong thời gian 5 phút, HS phải đặt
tên đúng dưới mỗi bức tranh. Nhóm nào có câu trả lời đúng nhiều và nhanh nhất
sẽ là nhóm chiến thắng. HS trong lớp tham gia một cách hào hứng trong trò chơi
này. Sau đó GV giới thiệu bài mới: Unit 12- Speaking.
Task 1:
HS được yêu cầu làm việc theo cặp, GV phát cho mỗi thành viên của mỗi
cặp 1 thẻ mà GV đã chuẩn bị ở nhà. HS được yêu cầu tìm ra thông tin còn
khuyết về Á vận hội ở trong thẻ của chúng. GV làm mẫu với 2 HS giỏi sau đó
HS làm theo cặp thực hành nói và viết tất cả những thông tin còn thiếu. HS rất
háo hức tham gia vào Task này. HS hỏi bạn và chú ý lắng nghe câu trả lời để có
thông tin mà chúng cần. Sau 5 phút làm việc theo cặp, GV gọi 1 số cặp xung
phong thực hành nói trước lớp. Đầu tiên 10 HS giơ tay. GV phát cho chúng 1
cặp thẻ khác để chắc chắn không đọc lại những gì mà chúng đã làm. GV đã tạo1
không khí làm việc theo cặp một cách cạnh tranh bằng cách hứa sẽ cho thêm 2
điểm nếu HS nào tìm ra thông tin khuyết trong thời gian ngắn nhất. HS càng trở
nên hứng thú với nhiệm vụ này. HS giơ tay để thực hành nói. GV gọi 4 cặp sau
13
đó yêu cầu HS khác có ý kiến đối với bài nói của bạn. GV sửa lỗi phát âm và
cho điểm.
Task 2:
HS được chia thành nhóm 4 để đóng vai 1 nhóm phóng viên chuẩn bị 1

bài về kết quả thi đấu của vận động viên Việt Nam tại Á Vận Hội lần thứ 14.
GV phát cho mỗi HS trong nhóm 1 thẻ trong bộ thẻ. Mỗi HS có những thông tin
khác nhau về 1 hoặc 2 kết quả thi đấu thể thao. 1HS sẽ thông báo những gì
chúng có cho thành viên khác hoàn thành bảng về kết quả thi đấu của vận động
viên Việt Nam tại Á Vận Hội lần thứ 14. GV có thể thấy khó khăn của HS trong
câu mở đầu bài phóng sự vì vậy mà GV có thể đưa ra gợi ý: “Good evening.
Welcome you to our BBC sport news today about Vietnamese performance and
achievements at the 14
th
Asian Games……. HS làm việc theo nhóm khoảng 5
phút sau đó GV gọi 1 số nhóm xung phong trình bày bài phóng sự trước lớp.
Thông thường sau khi HS trình bày, GV sẽ có những nhận xét về ý kiến của HS
và đưa ra phản hồi cuối cùng. Cuối bài học, GV mở 1 bài hát cho HS nghe và
yêu cầu HS cho biết tên. Đó là bài “Vì một thế giới ngày mai” của Quang Vinh.
Là bài hát chính thức của SEA GAMES 22 tại Việt Nam. Bài học kết thúc với
không khí rất ấm cúng và vui vẻ. Kết quả TN được minh họa sau:
Table 9
Nhóm TN (phút)
Điều chỉnh 1
(Adaptation 1)
TTT 14 31%
STT 22 49%
Im lặng 9 20%
III.3.2.2. Điều chỉnh 2 (Adaptation 2):
• Bài được điều chỉnh : Unit 13: Hobbies- B- Speaking,
• Hoạt động được điều chỉnh: task 1 và 3 (trang148 và 149)
• Lý do để điều chỉnh:
Hoạt động 1 (Activity 1) (Task 1, Tiếng Anh 11 trang 148): Thật là nhàm
chán khi hỏi cùng 1 người những câu hỏi: “Do you like to swimming/ fishing/
14

… ”. Thường thì HĐ này không hấp dẫn HS mà nên chuyển thành HĐ “ask and
answer activity” của GV và HS, vì vậy mà GV phải điều chỉnh HĐ đó.
Hoạt động 3 (Activity 3) (Task 3, Tiếng Anh 11 trang 149): GV điều
chỉnh nó để có tính giao tiếp hơn.
• Thời gian: Điều chỉnh này được áp dụng vào ngày 25 tháng 3 năm 2013
tại lớp 11 A11, trường THPT Tĩnh Gia 2.
• Thủ thuật để điều chỉnh: Chỉnh sửa
 Task 1:
GV điều chỉnh task 1, dùng hoạt động “Find someone who….”. GV chuẩn
bị Handouts:
Handout A:
Go around interviewing your classmates to find someone who…………
Likes……. Name Reason
Swimming
Fishing
Stamp-collecting
Playing computer games
Reading books
Watching TV
Chatting with a friend on the phone.
Nhớ viết tên người và lý do tại sao họ thích hoạt động này.
Handout B:
Doesn’t like…. Name Reason
Swimming
Fishing
Stamp-collecting
Playing computer games
Reading books
Watching TV
Chatting with a friend on the phone.

15
Nhớ viết tên người và lý do tại sao họ không thích hoạt động này.
 Task 3: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và đóng vai. GV đã sử dụng
những gợi ý trong sách vào Handouts.
Làm việc theo cặp (Work in pairs):
Student A
Your friend is an avid
stamp collector. You want
to take up collecting
stamps as your hobby.
Now ask for his/her
experience, using the
suggestions below:
+ How to collect stamps
+How to organize stamps
+ Where to keep stamps
+ Why to collect stamps
+ Plan for the future
Student B
You are an avid stamp collector. Your friend
wants to take up collecting stamps as his/her
hobby. Share your experience with him/ her,
using the suggestions below:
+ collect stamps:
. Buy from post office.
. Ask member of family, friend, relatives,
postmen.
. Make friends with people overseas.
. Exchange stamps with others.
+Classify stamps into categories:

animals,plants,birds, landscapes, people (hero,
politicians, football players, singer….)
+Keep stamps in albums.
+ Broaden your knowledge: know more about
landscape, people, animals, plants, and trees
+ Collect more stamps.
III.3.2.3. Điều chỉnh 3 (Adaptation 3):
• Bài được điều chỉnh: Unit 15: The Asian Games: B-Speaking . (Tiếng
Anh 11, trang 166).
16
• Hoạt động được điều chỉnh: Task 2. (Tiếng Anh 11, trang 171).
• Thời gian: Điều chỉnh này được thực hiện vào ngày 12 tháng 4 năm 2013
tại lớp 11A11, trường THPT Tĩnh Gia 2.
• Lý do để điều chỉnh
- để cho HĐ này mang tính giao tiếp hơn. Bởi vì HĐ nguyên bản trong SGK,
HS được yêu cầu lần lượt nói về những sự kiện quan trọng trong công cuộc
chinh phục vũ trụ của loài người. Tất cả HS có cùng thông tin đã cho. HĐ này
tập trung vào việc đọc và khả năng đặt câu của HS, không phải tập trung vào kỹ
năng nói.
- tiết kiệm thời gian cho HĐ tiếp theo.
• Thủ thuật để điều chỉnh: giảm tải và sửa đổi.
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để nói về những sự kiện quan trọng
trong công cuộc chinh phục vũ trụ của loài người dùng những gợi ý đã cho. Sau
đó HS phải trình bày một bài nói ngắn về sự kiện đó.
GV đã phô tô trang 171 trong sách TIẾNG ANH 11 và cắt thành 4 phần, mỗi
phần gồm 2 sự kiện.
GV đã yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 và phát cho mỗi nhóm 1 Hanhout
đã được cắt. Mỗi HS có 3 phút để đọc các sự kiện và chuẩn bị cho bài nói và sau
đó lần lượt nói về 2 sự kiện mà đã được phát trong Handout. Trong khi HS nói
thì các HS khác ghi chép.

III.4. Sự tham gia của HS trong nhóm TN và nhóm ĐC ở 3 bài sau giai
đoạn can thiệp.
Bảng 10: Kết quả thời gian tham gia nói của nhóm TN :
Nhóm ĐC (phút) Nhóm TN (phút)
Điều chỉnh 1 TTT 20 44% 14 31%
STT 14 31% 22 49%
Im lặng 11 24% 9 20%
Điều chỉnh 2 TTT 21 47% 15 33%
STT 15 33% 22 55%
17
Im lặng 9 20% 8 18%
Điều chỉnh 3 TTT 21 47% 14 31%
STT 14 31% 21 47%
Im lặng 10 22% 10 22%
Số liệu từ bảng cho ta thấy thời gian tham gia nói của HS trong lớp TN
tăng đáng kể so với nhóm ĐC. HS nhóm TN có thời gian nói kéo dài hơn 7, 8
phút so với nhóm ĐC trong thời gian điều chỉnh 1, 2, và 3. Trái lại thời gian nói
của GV trong nhóm TN lại giảm đi đáng kể so với nhóm ĐC. Chúng ta có thể
thấy rằng trong bài 1 được điều chỉnh, GV nói 20 phút trong nhóm ĐC nhưng
trong nhóm TN GV chỉ nói 14 phút và 2 bài tiếp theo cũng xảy ra tương tự.
Trong khi sự im lặng không thay đổi nhiều trong 2 nhóm. Điều này chỉ ra rằng
các HĐ đã được điều chỉnh có ảnh hưởng lớn tới sự tham gia nói của HS.
III.5. So sánh sự tham gia của HS trước và sau khi TN:
Bảng11: TTT và STT của 2 lớp trước và sau khi TN.
Nhóm ĐC (phút) Nhóm TN (phút)
Trước Sau Trước Sau
TTT 20 21 21 14
STT 14 14 14 22
Im lặng 11 10 10 9
So với số liệu trước và sau khi TN ở bảng 10, chúng ta có thể thấy rằng

nhóm ĐC không có gì thay đổi. Tuy nhiên, sau khi TN, ở nhóm TN, GV chỉ
chiếm khoảng 1/3 thời gian của 1 tiết học, trong khi đó HS chiếm khoảng 1 nửa
(49 %) thời gian nói của 1 tiết học. Sự im lặng không có gì thay đổi nhiều ở 2
nhóm. Kết quả này khẳng định rằng việc điều chỉnh các HĐ của SGK thật sự có
ảnh hưởng tới việc nâng cao khả năng tham gia nói của HS tại lớp 11A11,
trường THPT Tĩnh Gia 2.
18
C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Tóm lại, sáng kiến này đã trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến sự
điều chỉnh HĐ nói. Đồng thời, các thông tin, số liệu thu thập được thông qua
phiếu điều tra cho HS và sự quan sát từ GV đều được tổng hợp và trình bày
trong sáng kiến nhằm giúp cho người học hiểu rõ về thực trạng học nói của HS
tại trường THPT Tĩnh Gia 2.
Kết quả điều tra, quan sát cho thấy sự tham gia vào HĐ nói của HS trong
giờ Speaking thấp. Tác giả tìm ra ba nguyên nhân chính. Thứ nhất là yêu cầu
của các HĐ trong SGK quá khó so với trình độ HS ở vùng nông thôn. Thứ hai là
ngôn ngữ sử dụng trong một số hội thoại mẫu là không thiết thực. Cuối cùng là
các HĐ trong SGK không đủ đa dạng. Chính vì những nguyên nhân này đòi hỏi
GV trường THPT Tĩnh Gia 2 tìm ra giải pháp để giải quyết nó. Một trong những
giải pháp đó là điều chỉnh những HĐ không phù hợp.
Kết quả TN có được thông qua quan sát sau mỗi bài TN khẳng định tính
hiệu quả của thủ thuật điều chỉnh để khuyến khích nhiều HS hơn tham gia vào
HĐ nói trong lớp. Cụ thể bằng việc áp dụng trò chơi, các bài hát trong các HĐ
nói mang tính giao tiếp với những thủ thuật thích hợp cũng như sự thân thiện và
giúp đỡ của GV. GV có thể gây hứng thú cho HS trong giờ nói để HS giao tiếp
với các bạn và GV nhiều hơn. Thời gian nói của GV giảm đi còn thời gian nói
của HS tăng lên.
2. Những đề xuất sư phạm
Trước thực trạng HS chưa có hứng thú tham gia vào HĐ nói trong giờ

Speaking, ngoài các HĐ nói đã được ứng dụng trong 3 bài của sáng kiến này tác
giả với tư cách là GV Tiếng Anh xin có đề xuất thêm 1 số HĐ nói như sau: 1.
19
Information gap; 2. Problem-solving; 3. Role play; 4. Re-written dialogues; 5.
Games; 6. Pair interview.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hà Văn Minh
20

×