Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm ở thpt thọ xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.89 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
THÔNG QUA TIẾT SINH HOẠT LỚP CHỦ NHIỆM

Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Cơng tác Chủ nhiệm

THANH HĨA NĂM 2013


MỤC LỤC
I. Phần mở đầu ....................................................................................................1
I.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
I.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
I.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................3
II. Phần nội dung ................................................................................................3
II.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................3,4
II.2.Thực trạng..................................................................................................4
a) Thuận lợi- khó khăn............................................................................4,5
b) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đạo đức học sinh.............5,6
c) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra……6,7
II.3. Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh
thông qua tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm..................................................................8
a) Mục tiêu .......................................………………………………….....8
b) Điểm mới trong đề tài…………………………….…………………8
c) Nội dung và cách thức tiến hành tiết sinh hoạt lớp .....……….8,9,10,11


II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm và
giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu………………………….12,13,14
III.Kết luận, kiến nghị ......................................................................................14
III.1.Kết luận……………………………………………………………….14
III.2.Kiến nghị……………………………………………………………...14
Phụ lục 1. Mẫu biên bản xếp loại thành viên trong tổ……………………...15
Phụ lục 2. Mẫu biên bản sinh hoạt lớp……………………………....15,16,17
Tài liệu tham khảo.…………………………………………………………18


I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng, người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhân
dân ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” Các câu nói trên khẳng định vai trị
cực kỳ quan trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận,
đánh giá sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung.
Giáo dục hạnh kiểm được đặt ra hàng đầu, vì thế bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng
quan tâm đúng mức về giáo dục hạnh kiểm cho học sinh.
Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại trường phổ thơng ngồi cơng tác
chun mơn có lẽ cơng tác chủ nhiệm cũng gắn bó với đại đa số thầy, cơ. Cơng
tác thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, lịng u trẻ …nói chung là “Kỷ cương
tình thương, trách nhiệm”, thực hiện với một mục tiêu duy nhất là hoàn thiện
nhân cách cho các em học sinh và phát huy hiệu quả học tập của mỗi học sinh.
Thực hiện thành công công tác này dựa trên kinh nghiệm của mỗi thầy, mỗi cơ.
Chính vì thế có khơng ít những suy tư, trăn trở cho mỗi thầy, cơ, thậm chí có thể
có sự lúng túng đối với những thầy, cô giáo trẻ mới vào nghề khi phải thực hiện
công tác này. Xác định rõ vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trong
những năm qua, Trường THPT THỌ XUÂN 5 nói riêng và các nhà trường nói
chung đã quan tâm nhiều hơn đến cơng tác chủ nhiệm. Tuy nhiên để có một giải

pháp tối ưu cũng như hiệu quả của hoạt động chủ nhiệm lại là vấn đề chúng ta
cần trao đổi.
Chất lượng và hiệu quả giáo dục của học sinh không chỉ là các mơn văn
hóa, mà các hoạt động khác cũng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, nhiều khi có
ý nghĩa quyết định trong việc giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, tức là
đào tạo cho học sinh cả tài và đức. Trong thời khoá biểu hiện nay có một tiết
sinh hoạt lớp vào ngày thứ bảy hằng tuần. Đó là quy định bắt buộc theo chương
trình của Bộ giáo dục – đào tạo ban hành. Thế nhưng, theo thói quen lâu nay
thơng thường tâm trạng và ý nghĩ của thầy và trò, coi tiết sinh hoạt cuối tuần là
tiết không quan trọng, nội dung không rõ ràng, tính “linh hoạt” mỗi lớp một
cách, một chương trình, khơng khí tiết sinh hoạt trở nên nhàm chán, nặng nề,
ảnh hưởng đến tâm lí của thầy và trị muốn cho tiết sinh hoạt mau kết thúc. Nên
có lúc xảy ra tình trạng lớp ra trước lớp ra sau, dẫn đến tiết sinh hoạt lớp khơng
có hiệu quả và tác dụng thiết thực.
Là một giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm, với sự ham học
hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước, những giáo viên chủ nhiệm có
uy tín và kinh nghiệm tích luỹ được qua thực tế công việc, tôi xin được trao đổi
cùng các đồng nghiệp về “Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh thông qua
tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm” với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác
chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hồn thành tốt mục tiêu giáo dục
trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay.

1


I.2. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 10a4, Trường THPT Thọ Xuân 5.
Học sinh lớp 11 b4, Trường THPT Thọ Xuân 5.
I.3. Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm thứ nhất: Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình

thành kinh nghiệm ứng xử xã hội của học sinh. Nhóm này gồm:
Phương pháp đòi hỏi sư phạm.
Phương pháp tạo dư luận xã hội.
Phương pháp tập thói quen.
Phương pháp rèn luyện.
Phương pháp giao cơng việc.
Phương pháp tạo tình huống giáo dục.
Nhóm thứ hai: Nhóm các phương pháp hình thành ý thức (khái niệm,
phán đốn, niềm tin) cá nhân học sinh.Nhóm phương pháp này bao gồm:
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp diễn giảng.
Phương pháp tranh luận.
Phương pháp nêu gương.
Nhóm thứ ba: Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh
ứng xử của học sinh. Nhóm này bao gồm các phương pháp sau:
Phương pháp thi đua.
Phương pháp khen thưởng.
Phương pháp trách phạt.

2


II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lý luận.
Khái niệm về đạo đức
Trong tâm lý học, đạo đức có thể được định nghĩa theo các khía cạnh sau:
Nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã
hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.

Nghĩa rộng hơn: Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều
chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và
quan hệ với tự nhiên.
Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự
giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội,
với tự nhiên và với cả bản thân mình.
Theo chiết tự:
Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở.
Đức: Theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có Đức. Theo Đạo (Lão
tử) tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hịa với mọi người là có Đức.
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó
thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3
phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đơi lúc
cịn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hố, tơn giáo, chủ nghĩa nhân
văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Theo kinh dịch:
Đạo đức theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ
biến điều hành mọi sự vận động và biến hóa khơng ngừng của vạn vật và sự
việc quanh ta.
Từ các khía cạnh trên đạo đức có thể định nghĩa:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao
cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong
quan hệ cá nhân với xã hội.
Khái niệm về giáo dục: Giáo dục là q trình được tổ chức có ý thức,
hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái
độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn
thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngồi, góp
phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương
đại.

Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh
"Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu “giáo dục là quá trình, cách
thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục”.

3


Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như
là q trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền
thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ
thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả
năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người.
Tư tưởng giáo dục của J.Comenxki “Con người muốn trở thành con người
thì phải có học vấn”, “Nhà trường chính là nơi đào tạo nên những con người
chân chính, là cái xưởng để chế tạo ra nhân đạo và hạnh phúc”. Ơng cịn nói:
“Người giàu có mà khơng có học vấn chẳng khác nào con lợn béo ị vì ăn cám;
người nghèo khó khơng có học vấn thì khác nào con lừa đau khổ buộc phải tải
nặng . Một người có hình thức đẹp đẽ mà khơng có học vấnthì chỉ là một con vẹt
có bộ lơng hào nhống, hoặc như người ta đã nói, một lưỡi kiếm bằng chì trong
vỏ kiếm bằng vàng”.
Khái niệm về giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục đạo đức cho học sinh
là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, u q hương đất
nước, có lịng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực . Đó là đạo đức Xã
hội Chủ Nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính
chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh
gắn chặt với giáo dục tư tưởng- chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản
sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa, cung cấp
cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội …. giúp
cho các em có khả năng tự kiểm sốt được hành vi của bản thân một cách tự
giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống.

Khái niệm hạnh kiểm: là phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong đối
xử với mọi người, với xã hội và thiên nhiên.
Do đó, nói đến hạnh kiểm của học sinh trung học phổ thơng (THPT) là nói
đến phẩm chất đạo đức của học sinh thể hiện qua ý thức tổ chức kỷ luật, là sự
chấp hành của học sinh về điều lệ trường trung học, và nội quy, quy chế của nhà
trường; về động cơ thái độ học tập; tinh thần tập thể, tinh thần xây dựng chi đội,
xây dựng lớp; tham gia các phong trào của lớp của nhà trường và các hoạt động
của đồn.
II.2.Thực trạng.
a. Thuận lợi- khó khăn
Thuận lợi: Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã
mang lại khơng ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự
quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy
đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Mơ hình ít con, kinh tế ngày càng được cải
thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh
đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm
bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ
4


tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những
hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ
chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ.
Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi kể trên, cơng tác chủ nhiệm lớp cịn
gặp khơng ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và
kinh tế thị trường hiện nay, ngồi những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho
nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học
sinh: xu hướng đua địi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn

viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những
vấn đề này ảnh hưởng khơng ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo
đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong
cơng tác giáo dục đạo đức học sinh.
b. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đạo đức học sinh.
Ảnh hưởng từ gia đình:
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người.
Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại
đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em nhận được
những kinh nghiêm và kỹ năng sống đầu tiên. Các hình thức giáo dục con cái
trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách của học
sinh THPT.
Sự thiếu quan tâm chăm sóc của bố mẹ, gia đình và người thân. Một số
bậc phụ huynh cũng vì lo toan cuộc sống mưu sinh mà quên bẵng đi việc giáo
dục con cái, do đời sống gia đình khó khăn, quanh năm làm ăn lam lũ hoặc phải
đi làm ăn xa, hoặc các em thuộc gia đình có bố mẹ ly dị, thiếu sự chăm sóc của
bố hoặc mẹ, đơi khi thiếu cả hai, phải sống với ông bà cho nên không đủ điều
kiện chăm sóc, quản lý con cái, việc giáo dục con cái phó mặc cho Nhà trường.
Nhiều em bị ảnh hưởng nặng nề từ bạo lực gia đình, sinh ra tính cục cằn,
cáu bẩn, bạo lực còn bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống gia đình khơng êm ấm.
Nhiều học sinh quậy phá có ngun nhân từ tâm lý khơng ổn định, ở nhà không
được quan tâm nhiều.
Ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế xã hội và sứ bùng nổ công nghệ thông
tin
Sự phát triển của kinh tế xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường cũng
đang đặt ra một thực tế là: Nhiều học sinh, do gia đình có điều kiện kinh tế khá
giả, được nng chiều thái quá. Họ chỉ biết dùng tiền để chăm sóc con cái mà
thiếu sự quản lý con mình, có tiền, nhiều em bị lơi kéo, sa vào các trị chơi độc
hại, sa vào tệ nạn xã hội.
Sự bùng nổ của thông tin:

Dưới sự bùng nổ của thông tin, của Điện thoại di động, của Internet, của
phim ảnh, của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống
và cách hành xử của học sinh. Việc sử dụng điện thoại di động, mạng internet
của học sinh dẫn đến một thực tế là lợi bất cập hại. Mạng Internet, phim ảnh, hệ
thống chức năng thẻ nhớ trên Điện thoại di động cũng là những phương tiện
5


gián tiếp tác động làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tị mị, hiếu động của tuổi
mới lớn…. và nhiều kênh thông tin khác cũng khiến cho nhiều học sinh lao vào
như con thiêu thân. Việc học sinh mê game, chát ảnh hưởng từ phim: thích quen
"hồng tử" trong phim, có trang phục giống trong phim, thích chơi đồ vật kiểu
Mỹ....
Ảnh hưởng từ môi trường giáo dục
Nhiều học sinh do học yếu dẫn đến tình trạng ngồi trong lớp nghe thầy cơ
giảng bài nhưng chẳng hiểu gì sinh ra quậy phá dần dần thành thói quen. Ngồi
trong lớp là cực hình, nên dẫn đến tình trạng bỏ giờ, bỏ lớp phổ biến.
Đó cịn là cách hành xử của một số người lớn, một số cán bộ giáo viên
chưa mẫu mực, chưa có tính giáo dục cao; nghiệp vụ sư phạm của một bộ phận
cán bộ giáo viên còn chưa đổi mới, đặc biệt là đối với học sinh cá biệt vẫn cịn
cứng nhắc, chưa lơi cuốn, chưa cảm hóa và thuyết phục được học sinh. Khoảng
cách vơ hình giữa thầy cơ và học sinh cịn q lớn. Có nhiều vấn đề khó khăn
trong cuộc sống, trong học tập, học sinh không thể tâm sự chia sẽ với thầy cô
của mình, để lâu ngày bị dồn nén, bột phát thành nhiều hành động xấu, khó kiểm
sốt.
Lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày
càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tịi, bắt chước, thích giao lưu, đua địi, thích
sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về
pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ
giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.

c) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.
Đối với gia đình:
Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn các giá trị của các em,
trước hết là nhân cách của bố mẹ, anh chị em, cách thức giáo dục và chăm sóc
của bố mẹ, lối sống của gia đình. Do vậy, việc xây dựng một lối sống, sự quan
tâm đúng mực của gia đình và sự gương mẫu của bố mẹ là điều kiện cần thiết để
hình thành định hướng giá trị nhân cách đúng đắn của các em. Chúng ta cần tôn
trọng những quan điểm, nhu cầu và mong muốn chính đáng của các em, sẽ là sai
lầm nếu chúng ta chỉ nhìn các em như là những đứa trẻ cịn non nớt. Các hình
thức giáo dục con cái trong gia đình cần được bố mẹ và các thành viên trong gia
đình chú ý đặc biệt, tránh sử dụng các hình thức giáo dục thiếu tích cực và đặc
biệt là các hình thức giáo dục roi vọt, xâm phạm thể chất và tinh thần của con
em mình.
Gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị cho
các em, khơng nên phó mặc trách nhiệm giáo dục giá trị con em mình cho nhà
trường và xã hội.
Đối với sự phát triển xã hội và bùng nổ cơng nghệ thơng tin.
Sự tìm tịi, bắt chước, thích giao lưu, đua địi, thích sự khẳng định mình ở
lứa tuổi THPT là phổ biến. Cần có sự giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà
trường nhằm định hướng cho các em văn hóa sử dụng cơng nghệ thông tin. Cần

6


làm cho các em hiểu rõ các mặt hại của việc lạm dụng cơng nghệ thơng tin
khơng đúng mục đích.
Đối với môi trường giáo dục:
Công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, bên cạnh đó, số tiết dành cho
giáo viên chủ nhiệm (GVCN) cịn q ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng
công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa

hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy cịn nặng về
kiến thức thuần t, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học
sinh cịn q ít, trong khi xã hội ngày càng phát triển.
Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do cơng việc giảng
dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả cơng tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng.
Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành cơng việc khá cảm
tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người q nghiêm
khắc, có người q dễ dãi. Người nghiêm khắc gị ép học sinh theo khn khổ
một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như
bị áp lực. Người dễ dãi thì lại bng lỏng cơng tác quản lí, thiếu quan tâm sâu
sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh khơng phải bao giờ
tìm được tiếng nói chung.
Ngay cả giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp cũng chưa thật sự
đặt nặng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua tìm hiểu một số giờ sinh
hoạt lớp ở các lớp khác tôi nhận thấy rằng một số lớp có những khoảng thời gian
chết mà cả thầy và trị đều khơng biết làm gì, một số lớp khác thì giáo viên chủ
nhiệm dành quá nhiều thời gian cho việc khiển trách, phê bình học sinh.
Thơng thường GVCN dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét, kiểm điểm,
nhắc nhở những sai phạm của HS trong tuần và phổ biến kế hoạch,công việc
tuần tới. Đôi khi GVCN cũng giao cho HS điều khiển một phần tiết sinh hoạt,
chủ yếu dưới dạng sơ kết, đánh giá kết quả học tập, thi đua trong tuần, sau đó
GVCN nhắc lại làm cho tiết sinh hoạt thường tẻ nhạt, nặng nề. Đơi khi tiết sinh
hoạt GVCN cịn dùng để nhắc đến các khoảng thu, hay la mắng HS.Việc làm
mang tính hình thức, hiệu quả tiết sinh hoạt còn thấp, học sinh ít hứng thú. Đôi
lúc nội dung sinh hoạt chỉ 10-15 phút, thời gian cịn lại là nói chuyện, hát….
Khơng biết làm gì cho hết thời gian, lúc đó cả thầy và trị ngồi chờ tiếng trống.
Vì thế tiết sinh hoạt lớp nhiều lúc bị coi thường, hiểu quả thấp.
Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân chịu
trực tiếp tác động theo nhiều chiều của mơi trường mà cá nhân đó sống và sinh
hoạt. Giáo dục học sinh không thể tách các em ra khỏi xã hội và đưa vào một

môi trường giáo dục thật tinh khiết để ở đó các em chỉ được tác động bởi những
nhân tố tích cực. Tuy nhiên ta hồn tồn có thể xây dựng nhà trường trở thành
trung tâm văn hóa của địa phương, ở đó các em dễ nhận thấy những giá đạo đức
và văn hóa đồng thời phải giáo dục các em ngay trong lòng xã hội, giúp các em
nhận thức, phân biệt được cái tốt cái xấu, điều nên làm, điều nên tránh, có sức đề
kháng với sự lôi kéo, cám dỗ của các trị chơi vơ bổ, độc hại của tệ nạn xã hội.

7


Từ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, qua thực tế công tác bản thân, tôi
xin đề suất kinh nghiêm giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp
được trình bày trong phẩn ( II.3. Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh
thông qua tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm).
II.3. Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp
chủ nhiệm.
a. Mục tiêu.
Tiến hành thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn mình sẽ hiểu biết
nhiều hơn đời sống tâm lí của học sinh trong lớp chủ nhiệm; nắm bắt được
những nguyện vọng, hiểu được những khó khăn mà các em gặp phải trong q
trình quản lí và học tập để có những giải pháp kịp thời nhằm điều chỉnh việc tự
quản, động viên, giúp đỡ và giáo dục các em.
Thông qua tiết sinh hoạt, học sinh vi phạm sẽ nhìn nhận những sai trái và
có hướng điều chỉnh, hiểu nhiều hơn nguyện vọng mà giáo viên muốn gửi tới
các em; học sinh tự quản; ban cán sự được rèn luyện cách thức quản lí.
b. Điểm mới trong đề tài.
Tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không phải là một điều mới mẻ đối
với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Thơng thường nó gồm ba hoạt động
cơ bản gồm: Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần, Xây dựng kế hoạch tuần
tiếp theo, GVCN nhận xét đánh giá. Tuy nhiên, để khắc phục một số tồn tại

trong tiết sinh hoạt, làm cho tiết sinh hoạt lớp có ý nghĩa và tác dụng thiết thực,
sinh động và phong phú hơn, trước hết chúng ta cần phải xác định mục đích,
u cầu giáo dục mà tiết sinh hoạt đó nhằm đạt được, sẽ hồn thành cho học
sinh những gì qua tiết sinh hoạt đó (về trí thức, thái độ, kỹ năng), sau đó phải
kiểm tra được nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp hợp lí giúp học sinh
và tập thể học sinh thực hiện hoạt động và đánh giá hiệu quả. Tổ chức hoạt động
ngoài giờ lên lớp theo chủ đề của tuần, của tháng làm cho học sinh không cảm
thấy nhàm chán, tạo hứng thú cho tiết sinh hoạt. Mời đại diện phụ huynh đến dự
vào những buổi sinh hoạt phát động các phong trào lớn, tạo sự nghiêm trang và
nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc phát động thi đua, đồng thời nhận được sự
động viên, cổ vũ từ phía phụ huynh.
c. Nội dung và cách thức thực hiện tiết sinh hoạt lớp:
Để hoàn thành tốt tiết sinh hoạt, với kinh nghiệm của bản thân tôi xin đề
xuất thực hiện theo các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Hoạt động 2: Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần.
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo.
Hoạt động 4: GVCN góp ý ,nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động bổ sung: Mời phụ huynh đại diện đến dự buổi sinh hoạt lớp.
Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Chuẩn bị của giáo viên:
Thu thập thông tin- Điều khiển gián tiếp
8


Rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề,
Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của tồn lớp trong tuần thơng qua
các nguồn: Sổ đầu bài, thầy cô bộ môn và cán bộ lớp. Cần nắm và phân loại các
thông tin trong giờ học và ngồi giờ học: Tiến bộ, sa sút, yếu có cố gắng, thiếu

tập trung… và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân học
sinh trong lớp.
Trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt
chuẩn bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo (dựa trên chủ đề hoạt động và
các công tác đột xuất của nhà trường và ban thi đua đoàn trường).
Chuẩn bị của học sinh:
Các tổ trưởng theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ trong tuần làm căn
cứ xếp loại thi đua Từng thành viên.
Trên cơ sở của điều lệ trường trung học và quy chế 40 của Bộ giáo dục về
đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
Trên cơ sở thực tiển nhà trường và địa phương, căn cứ nhiệm vụ năm học nhà
trường xây dựng hệ thống các văn bản quy định một cách cụ thể.
Quy định về xếp loại hạnh kiểm học sinh của nhà trường.(Thông tư
số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 15/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT).
Quy định về xếp loại thi đua của đoàn trường.
Quy định về xếp loại thi đua của tập thể lớp.
Mẫu biên bản theo dõi xếp loại thi đua từng thành viên trong tổ.( Mẫu Aphụ lục 1).
Cờ đỏ báo cáo tình hình thực hiện nền nếp.
Hoạt động 2: Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần.
Đây là giờ sinh hoạt tự quản, giờ các em thực hiện phê và tự phê , tự đánh
giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong suốt tuần học. GVCN tiếp tục
nắm bắt tình hình lớp qua đó bổ sung thêm thơng tin về sự tiến bộ hoặc sa sút
của mỗi học sinh trong lớp để động viên hay uốn nắn kịp thời.
Lớp Trưởng điều khiển lớp.
Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả
tổ trong tuần làm căn cứ xếp loại thi đua Từng thành viên.
Thư ký lớp tổng kết hoạt động học tập của lớp thông qua biên bản sinh
hoạt lớp.
Mẫu biên bản sinh hoạt lớp( Mẫu B- phụ lục 2).

Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp : Phản
ánh đúng sai của quá trình theo dõi của các tổ. Những trường hợp sai phạm chưa
được báo cáo, các cá nhân cần tuyên dương…
Lớp trưởng tổng kết : Dựa trên quá trình theo dõi, quản lý lớp trực tiếp
trong suốt tuần học và qua báo cáo của các thành viên trong lớp. Cần nêu rõ
những mặt nổi bật trong tuần đồng thời vạch rõ những khiếm khuyết của tập thể,
cá nhân trong lớp. Cuối cùng đề xuất tuyên dương cá nhân điển hình của lớp
cũng như đề xuất phê bình cá nhân vi phạm với GVCN.
9


Đây là hoạt động quan trọng nhất của tiết sinh hoạt, thể hiện tốt khả năng
tự quản của học sinh. Nêu cao được tinh thần phê và tự phê trong tập thể, giúp
các em có được sự đồn kết, thấy rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong xây
dựng tập thể đồng thời ngăn ngừa được mầm móng của những sai phạm về đạo
đức học đường.
Đây cũng là điểm khó khăn nhất của tiết sinh hoạt tự quản vì:
Thứ nhất: GVCN không điều hành trực tiếp hoạt động này
Thứ hai: Tâm lý học sinh thường e ngại khi tiến hành phê bình bạn, sợ
bạn ghét, bị cơ lập hoặc có thể có những hành động “trả thù” nên xu hướng
thường bao che.
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo.
Dựa trên sự định hướng trước của GVCN, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường
và đoàn trường, mục tiêu thi đua rèn luyện, lớp trưởng phát thảo kế hoạch thực
hiện bao gồm: nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phân đấu đạt được trên tính
thần khắc phục những mặc yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được
của tập thể lớp.Tập thể lớp trao đổi và đi đến phương án thực hiện.
Kết thúc hoạt động 3, lớp trưởng mời GVCN cho ý kiến
Hiệu quả của mỗi tuần phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch đặt ra của tuấn trước đó
Hoạt động 4: GVCN góp ý ,nhận xét và đánh giá.

GVCN cần đánh giá góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, uốn nắn
điều chỉnh để rèn luyện kỷ năng tự quản cho lớp.
Cần phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các học sinh đã có sự
cố gắng phấn đấu trong tuần.
Cần phê bình nhẹ nhàng nhưng cương quyết những cá nhân sai phạm,
chây lười, lơ là trong học tập và thiếu tính thần trách nhiệm với tập thể. Phát
hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng học sinh cá biệt.
Thưởng, phạt cơng minh đảm bảo được tính thuyết phục, thu hút và ràng
buộc học sinh. Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời
góp ý bổ sung kế hoạch hoạt động theo định hướng giáo dục đã có.
Hoạt động 5: Hoạt động ngồi giờ lên lớp.
Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt ngoài thái độ nhẹ
nhàng GVCN cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn
như: hát, kể chuyện vui, tấu hài, những trị chơi nhỏ… cũng có thể tổ chức tặng
quà sinh nhật cho các em có ngày sinh thuộc tháng hoặc tuần đang sinh hoạt,
đan xen hợp lý, linh hoạt giữa các hoạt động. Có như thế giúp các em cảm thấy
nhẹ nhàng và thích thú tăng thêm hiệu quả giờ sinh hoạt lớp.
Mục tiêu hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi THPT
như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; Kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia
các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động; Kỹ năng tự học tập, tự
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện, định hướng nghề nghiệp…phát triển toàn
diện về nhân cách của học sinh.

10


Yêu cầu khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp(HĐNGLL) phải phù hợp với yêu
cầu, nguyện vọng và khả năng của học sinh; phát huy tính chủ động, sáng tạo và

tham gia tích cực của học sinh ; đảm bảo tính thực tiển, đa dạng hóa các hình
thức tổ chức, hoạt động trên cách tiếp cận kỹ năng sống.
Bám sát mục tiêu giáo dục THPT, đặc biệt là phải rèn luyện cho học sinh
tác phong làm việc theo nhóm, và những kỹ năng của người lao động thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tổ chức HĐNGLL phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường,
của địa phương; phải huy động mọi lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để
tổ chức hoạt động cho học sinh.
Phương pháp:
Phương pháp tổ chức hoạt động NGLL
Linh hoạt lựa chọn các phương pháp tích cực như: Phương pháp thảo luận
nhóm; phương pháp diễn đàn; phương pháp đóng vai; phương pháp giải quyết
vấn đề; phương pháp tổ chức các hoạt động giao lưu; phương pháp giao nhiệm
vụ; phương pháp tình huống, phương pháp trò chơi….. đồng thời sử dụng các kỹ
thuật day học tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của từng chủ điểm.
Khi sử dụng các phương pháp trên, chú ý đến nội dung hoạt đông cụ thể
của từng chủ điểm, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh THPT.
Đối với mỗi lớp có một cách thiết kế tiết sinh hoạt khác nhau . Ví dụ:
Đọc sách báo, tạp chí, tác phẩm văn học, bình văn học ...
Trao đổi phương pháp học tập, đố vui để học, phương pháp giải các bài
tập khó...
Sinh hoạt tập thể, thi hùng biện về chủ đề của tháng…
Sơ kết các hoạt động trong tháng, trò chơi...
Hoạt động bổ sung: Mời phụ huynh đại diện đến dự buổi sinh hoạt lớp.
Trong các tháng có các phong trào thi đua quan trọng như chào mừng 8/3,
26/3, 20/10, 20/11. GVCN mời phụ huynh đại diện đến dự buổi sinh hoạt lớp.
Như vậy phụ huynh nắm được các phong trào thi đua của lớp, của trường. Nhấn
mạnh tầm quan trọng của đợt thi đua, cũng để học sinh thấy được tầm quan
trọng của đợt thi đua đó. Và đồng thời nhận được sự ủng hộ, đôn đốc của các
bậc phụ huynh.

Với tiết sinh hoạt lớp, được tiến hành theo qui trình trên, HS có hứng thú,
tập thể HS có khơng khí lạc quan, đồn kết thân ái, đặc biệt các kỹ năng tự quản
của HS được hình thành và phát triển, hiệu quả giáo dục đạo đức của GVCN
trong tiết sinh hoạt được nâng cao. Tạo cho HS khơng cịn mặc cảm đối với tiết
sinh hoạt, khơng cịn tình trạng bỏ tiết trong ngày thứ bảy. Học sinh thấy được
tiết sinh hoạt là một tiết học không phải là một tiết kiểm điểm.
Muốn làm được điều này, GVCN phải nhiệt tình, năng động, ý thức được
tầm quan trọng của tiết sinh hoạt. Các hình thức và nội dung của tiết sinh hoạt
cuối tuần có thể rất phong phú và đa dạng, tuỳ từng trường, từng địa phương có

11


thể triển khai linh hoạt hơn để phù hợp với đặc điểm của học sinh trường mình,
góp phần giáo dục toàn diện đối với học sinh.
II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu
Nội dung của đề tài này đã được chính tác giả của đề tài thực hiện ở những
lớp chủ nhiệm của mình qua các năm học 2011– 2012 ở lớp 10 A4, năm học
2012– 2013 ở lớp 11 B4 đã đem lại những kết quả khá khả quan.
Cụ thể :
Năm học 2011– 2012 ở lớp 10 A4.
Đặc điểm của lớp
Thuận lợi:
Các em có ý thức xây dựng tập thể.
Ln được nhà trường và các thầy cô giáo quan tâm, tânh tâm trong công
tác giảng dạy.
Đa phần phụ huynh quan tâm tới việc học tập, rèn luyện của con.
Khó khăn:
Khơng thuộc lớp định hướng của nhà trường đa phần học sinh có điểm

đầu vào thấp, lực học trung bình, hạnh kiểm trung bình, khá.
Một số phụ huynh đi làm xa, gửi con cho ông bà, bác… thiếu sự quan tâm
sát sao tới con cái.
Một số bộ phận học sinh có thói quen ham chơi từ cấp II, nên khi có điều
kiện học xa nhà có xu hướng bng thả trong học tập.
Áp dụng phương pháp giáo dục trên, kết quả đạt được ở các kỳ học
a) Hạnh Kiếm
Kỳ I
Chỉ tiêu
Hạnh kiểm
SS
Lớp
báo KT
Tốt
Khá
TB
Yếu
cáo
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl %
10A4
48
48
20 41.7
15 31.3

10 20.8
3
6.3
Kết quả đạt được:
Lớp
10A4

SS
báo
cáo
48

KT
48

Hạnh kiểm
Tốt
Sl
%
23
47.9

Khá
Sl
%
20
41.7

TB
Sl

4

Hạnh kiểm
Tốt
Sl
%
25
52.1

Khá
Sl
%
19
39.6

TB
Sl
3

%
8.3

Yếu
Sl
%
1
2.1

%
6.3


Yếu
Sl
%
1
2.1

Kỳ II
Chỉ tiêu:
Lớp
10A4

SS
báo
cáo
48

KT
48

12


Kết quả đạt được:
Hạnh kiểm
SS
Lớp
báo KT
Tốt
Khá

TB
Yếu
cáo
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
10A4
48
48
26
54.2 20
41.7 2
4.2
0
0.0
Năm học 2012 – 2013 ở lớp 11B4
Đặc điểm của lớp
Thuận lợi:
Các em có ý thức xây dựng tập thể, đa phần cùng một xã(Xn
Bái) có điều kiện kinh tế khá giả.
Ln được nhà trường và các thầy cô giáo quan tâm, tận tâm trong
cơng tác giảng dạy.
Khó khăn:
Lớp khơng thuộc lớp định hướng của nhà trường đa phần học sinh


lực học trung bình, hạnh kiểm trung bình chuyển từ các lớp về.
Phụ huynh một số xã (Xuân Bái) bận rộn buôn bán, ít quan tâm đến
con cái.
Một số phụ huynh đi làm xa, gửi con cho ông bà, bác… thiếu sự
quan tâm sát sao tới con cái.
Áp dụng phương pháp giáo dục trên, kết quả đạt được ở các kỳ học
Kỳ I
Chỉ tiêu
Hạnh kiểm
SS
Lớp
báo
KT
Tốt
Khá
TB
Yếu
cáo
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
11B4
35
35
15

42.9
10
28.6
7
20.0
3
8.6
Kết quả đạt được:
SS
Lớp
báo KT
cáo
11B4
35
35
Kỳ II
Chỉ tiêu:
SS
Lớp
báo KT
cáo
11B4
35
35

Hạnh kiểm
Tốt
Sl
%
17

48.6

Khá
Sl
%
13
37.1

TB
Sl
5

Hạnh kiểm
Tốt
Sl
%
17
48.6

Khá
Sl
15

TB
Sl
3

%
42.9


%
14.3

%
8.6

Yếu
Sl
%
0
0.0

Yếu
Sl
%
0
0.0
13


Kết quả đạt được:
Hạnh kiểm
SS
Lớp
báo KT
Tốt
Khá
TB
Yếu
cáo

Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
11B4
35
35
21
60.0 13
37.1 1
2.9
0
0.0
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc giáo dục đạo đức học
sinh trong giờ sinh hoạt lớp. Khi thực hiện đề tài này tơi rất băn khoăn bởi vì kết
quả của việc giáo dục đạo đức theo hình thức này đơi khi không thể nhận thấy
ngay được. Với sự học hỏi của các đồng nghiêp nhiều năm làm công tác chủ
nhiệm, và kinh nghiệm bản thân tơi đã thực hiện kiên trì phương pháp trên và
nhận thấy hạnh kiểm cũng như thái độ ứng xử của tất cả học sinh ở lớp 10 a4
11 b4 đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn ở mức độ rõ rệt.
Chúng ta không thể giáo dục học sinh một cách rập khuôn, mà tùy theo
những bối cảnh cụ thể để tác động đúng cách, phù hợp với từng tình huống, từng
lứa tuổi. Đặc biệt là phải hiểu rõ được tâm, sinh lý của đối tượng cần giáo dục
mới có thể mong đem lại kết quả cao trong cơng tác giáo dục đạo đức. Đó là tất

cả những gì tơi muốn thể hiện qua đề tài này. Tuy nhiên, khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót trong đề tài, mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp cùng đóng
góp bổ sung ý kiến để đề tài này được hồn chỉnh hơn và có thể áp dụng được ở
tất cả các lớp.
III.2.Kiến nghị:
Trong nhà trường việc giáo dục học sinh phải có sự kết hợp chặt chẽ hơn
nữa của đồn trường, giáo viên bộ mơn, hội phụ huynh, Ban giám hiệu nhà
trường, Đồng thời GVCN lớp phải có trách nhiệm hơn nữa với học sinh thân yêu
của mình, khơng đẩy các tình huống xử lý học sinh cho đoàn trường, phụ huynh
hay ban giám hiệu, hay một đoàn thể nào khác. Như vậy bản thân sẽ làm mất đi
vai trò của người GVCN đồng thời sự gần gũi và hiểu học sinh sẽ ít hơn, tạo
khoảng cách giữa GVCN và học sinh. Nhà nước đã giao cho chúng ta trách
nhiệm trồng người bản thân tôi mong chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm, chung
tay vì thế hệ trẻ, vì tương lai của đất nước.
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 27 tháng 05 năm 2013
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hạnh

14


(Mẫu A- phụ lục 1)
Trường THPT Thọ Xuân 5
Lớp: 11B4


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------BIÊN BẢN
XẾP LOẠI THI ĐUA THÀNH VIÊN TRONG TỔ
TỔ: ………
Tuần:…….. - Học kỳ:……… - Năm học 2012 – 2013
Hơm nay, vào lúc……..giờ, thứ………ngày......…tháng.........năm……..
Tại phịng số……..lớp……...tổ chức sinh hoạt thường kỳ
Tổng số thanh niên, đoàn viên trong tổ: Thanh niên: ……..
Đồn viên……...
Có mặt…..….vắng…..có phép……khơng phép….…
GVCN ………………………………………………………………
Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
Xếp loại

TT Họ và tên

Tốt Khá TB Yếu

Ghi chú
(Căn cứ xếp loại)

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15

15


(Mẫu B- phụ lục 2)
Trường THPT Thọ Xuân 5
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lớp: 11 b4
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------------------------------------BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP
Tuần:…….. - Học kỳ:……… - Năm học 2012 – 2013
Hôm nay, vào lúc……..giờ, thứ………ngày......…tháng.........năm……..
Tại phòng số……..lớp……...tổ chức sinh hoạt thường kỳ
Thành phần tham dự: Tổng số HS :……...có mặt…..….vắng…………..
Có phép……khơng phép….…
Chủ trì: GVCN……………………………………………………………
NỘI DUNG SINH HOẠT
I. SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
1. Lớp trưởng báo cáo chung về tình hình hoạt động của lớp:
1.1 Sĩ số lớp: + Nghỉ học có phép:…………….bạn
+ Nghỉ học không phép:……………….bạn
1.2 Nề nếp, tác phong:…………………………………………………………..
1.3 Điểm thi đua:

+ Điểm trừ:……………Lý do:…………………………………………….
+ Điểm trừ:……………Lý do:…………………………………………….
+ Điểm trừ:……………Lý do:…………………………………………….
Tổng cộng điểm trừ:…………………
1.4 Các hoạt động khác:………………………………………………………….
2.1 Đánh giá giờ học của giáo viên:
Giờ T:……….Giờ K:……....Giờ Tb:…….Giờ Yếu:…..……
2.2 Nhận xét:
…………………………………………………………………………..….……
3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình trực tuần và sắp xếp xe đạp:
3.1 Trực tuần: ………………………………..
…………………………………………………..
3.2 Tình hình sắp xếp xe đạp: ……………………………………….
……………………………………………
4. Tổ trưởng báo cáo hoạt động cụ thể của tổ:
4.1 Các học sinh vi phạm:
Tên học sinh vi phạm
HT vi phạm
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
Đi trễ
Nghỉ không
phép
Vi phạm
tác phong
Không thuộc
16



bài

Khơng chuẩn
bị bài

4.2 Các học sinh đạt thành tích tốt:
Tên HS đạt thành tích tốt
Thành
tích
TỔ 1
TỔ 2

TỔ 3

TỔ 4

Điểm tốt
Tích cực
xây dựng
bài
4.3 Xếp loại thi đua tổ: Tổ 1……..….Tổ 2…….….Tổ 3……..….Tổ 4………..
5. GVCN tuyên dương, khen thưởng, nhắc nhở, phê bình:
5.1 Tun dương:
- Các HS có thành tích tốt:…..……………………………………………………
- HS đạt thành tích xuất sắc:…………………………… Tổ xuất sắc:………….
5.2 Nhắc nhở, phê bình:
STT HỌ TÊN HỌC SINH
HÌNH THỨC XỬ LÝ
II. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TUẦN TỚI:


III. SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ:
Buổi sinh hoạt kết thúc vào lúc……….…..giờ………..phút cùng ngày
GVCN
Lớp trưởng
Thư



17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TÂM LÍ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC – JEAN PIAGET
- Nhà xuất bản Giáo Dục

2. TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG – KIM THỊ DUNG – NGUYỄN ÁNH HỒNG
- Trường Đại học Tổng hợp TPHCM
4. TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM – PGS LÊ VĂN
HỒNG (chủ biên)
- Trường Đại học Sư phạm TPHCM
5. BỘ SÁCH “HẠT GIỐNG TÂM HỒN” – NHIỀU TÁC GIẢ
- Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh
6. TÀI LIỆU BỔ TRỢ GIÁO VIÊN TẬP SỰ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
- Nhà xuất bản Giáo Dục
7. . TÀI LIỆU BỔ TRỢ GIÁO VIÊN TẬP SỰ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
- Nhà xuất bản Giáo Dục


18



×