Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC “HỌC SINH CÁ BIỆT VỀ ĐẠO ĐỨC”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.5 KB, 6 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm” giáo dục đạo đức học sinh cá biệt”

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
“HỌC SINH CÁ BIỆT VỀ ĐẠO ĐỨC”
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là công tác thường gặp nhiều khó khăn
cho các đơn vị trường học, chính quyền địa phương và cả cộng đồng xã hôi. Những
năm gần đây đất nước ta đang bước vào thời kì mở cửa, hội nhập, đời sống vật chất,
tinh thần ngày càng được cải thiện. Nhưng trong xã hội hiện nay còn tồn tại nhiều
hiện tượng tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma tuý, văn hoá phẩm
đồi trụy, bạo lực…đã khiến cho nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng gặp
không ít khó khăn trong việc giáo dục học sinh.
Trong hệ thống giáo dục thống nhất và hoàn chỉnh của đất nước. Bên cạnh giáo
dục tiểu học thì giáo dục phổ thông cũng có vị trí vô cùng quang trọng vì tất cả những
gì các em được học, được giáo dục ở bậc học này là nền tảng để các em tiếp tục học
lên các bậc cao hơn. Trẻ em khi bước bước chân vào bậc học phổ thông tâm hồn vẫn
còn ngây thơ, trong trắng, chưa có đủ “ sức đề kháng” để tự bảo vệ, chống lại những
cái xấu xa đang từng giờ, từng ngày hoành hành trong xã hội. Trẻ em rất dễ bị lôi
cuốn vào cái xấu đó và dễ trở thành học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt.
Muốn giúp các em thành con ngoan trò giỏi, nhà trường, gia đình và toàn xã hội
phải phối hợp chặt chẽ với nhau đễ cùng làm tốt công tác giáo dục học sinh nhằm
ngăn chặn, hạn chế và khắc phục học sinh hư, học sinh cá biệt trong nhà trường.
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, không ít lần tôi đã băn khoăn,
trăn trở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giải pháp đễ giáo dục học sinh chưa ngoan giúp các em
trở thành con ngoan, trò giỏi. Qua nhiều lần áp dụng các biện pháp giáo dục, tôi đã rút
ra được một số kinh nghiệm nho nhỏ trong quá trình giáo dục” học sinh các biệt về
đạo đức” tôi xin trình bày những kinh nghiệm đó để cùng các bạn đồng nghiệp trao
- 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm” giáo dục đạo đức học sinh cá biệt”


đổi, tìm ra những biện pháp tốt nhất góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh trong nhà trường.
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Tầm quang trọng và vai trò của giáo dục nhân cách học sinh trong nhà trường
THCS.
Trong giáo dục học sinh, giáo dục nhân cách chiếm vị trí vô cùng quang trọng.
Học sinh THCS có rất ít kinh nghiệm sống nhưng các em lại có tính tích cực cao. Do
đó, giáo dục muốn phát huy đầy đủ vai trò chủ đạo thì cần phải có những điều kiện
nhất định.
Một là: Giáo dục phải được diễn ra theo một quá trình và phát triển đồng bộ.
Hai là: Giáo dục phải đi trước và kéo theo sự phát triển của con người được
giáo dục, phải đưa ra những yêu cầu vừa sức người được giáo dục.
Ba là: Giáo dục và phát triển nhân cách có sự tác động qua lại mật thiết với
nhau và kích thích sự phát triển nhân cách.
Bốn là: Giáo dục một mặt quan tâm đến trình độ, đậc điểm tâm sinh lý chung
của người được giáo dục, một mặt khác phải quan tâm đến trình độ, đặc điểm tâm
-sinh lý riêng của người được giáo dục.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa giáo dục là vạn năng, là quyết định sự
hình thành và phát triển nhân cách, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố mà giáo
dục là một trong những nhân tố đó. Chính vì thế người giáo viên khi làm công tác giáo
dục học sinh phải biết kết hợp nhiều yếu tố giáo dục, nhiều lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường để làm tốt nhiệm vụ “trồng người” của mình.
2/ Thực trạng học sinh cá biệt về đạo đức trong những năm gần đây của
trường THCS Khánh Bình Tây.
Trường THCS nằm ở trung tâm …..
- 2 -
Sáng kiến kinh nghiệm” giáo dục đạo đức học sinh cá biệt”

.Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng thầy và trò đều cố gắng trong giảng dạy và học

tập. Nhiều năm qua nhà trường luôn làm tốt công tác giáo dục học sinh nên hầu hết
học sinh trong trường đều chăm ngoan, biết vâng lời thầy cô, cha mẹ. Tuy nhiên do
địa bàn trường có lượng dân cư luôn biến động (do sự di dân tự do đến địa phương tìm
việc làm…), đại bộ phận dân cư sống bằng nghề nông và chài lưới vì thế hoàn cảnh
gia đình rất khó khăn, cha mẹ các em phải đi làm ăn từ nơi này đến nơi khác nên
không chú ý đến việc giáo dục con cái. Mặt khác, một số gia đình có điều kiện nhưng
cha mẹ không quan tâm đến việc học tập của con, môi trường xã hội còn nhiều mặt
phức tạp, các việc làm xấu đã lôi cuốn các em vào việc chơi bời không chăm lo học
tập.
3/ Những kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh cá biệt về đạo đớc:
Trên thực tế cảm nhận của chúng ta ở các em” học sinh cá biệt về đạo đức” là
những em yếu về ý thức kĩ luật, khó giáo dục dẫn đến kết quả học tập, tu dưỡng đạo
đức của các em không đạt yêu cầu. Vậy làm sao để giáo dục học sinh này thành những
học sinh ngoan? Đây là câu hỏi mà mỗi người giáo viên chúng ta phải suy tư, trăn trở
để tìm lời giải đáp. Vậy chúng ta cần phải làm nhữnh gì?
3.1. Người giáo viên cần phải tìm hiểu môi trường sống của các em trong gia
đình lớp học:
- Đối với học sinh THCS , các em đang bắt đầu chuyển sang môi trường học tập
nghiêm chỉnh, có kĩ cương nên dễ làm cho các em chán nản, dễ nảy sinh những thói
hư, tật xấu. Mỗi giáo viên cần phải hiểu rõ những điểm cơ bản này để chuyển dần các
em từ thói quen vui chơi sang học tập tích cực và tu dưỡng bản thân.
- Có những em sống trong những gia đình có kinh tế khá giả với thói quen được
“chiều chuộng”. Vì vậy, khi các em đến trường, nếu chúng ta không khéo léo thì dễ
làm cho các em nảy sinh những cá tính không hay.
Mặt khác, có một số em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ không có việc
làm ổn định, cuộc sống bấp bênh nay đây, mai đó nên không có điều kiện giáo dục
- 3 -
Sáng kiến kinh nghiệm” giáo dục đạo đức học sinh cá biệt”

con cái, dẫn đến việc các em tiếp thu nhiều cái xấu trong xã hội lúc nào mà cha mẹ

không hề hay biết.
Do đó, người giáo viên chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh khi hiểu
được các em sống trong hoàn cảnh gia đình như thế nào? Cuộc sống của các em ra
sao? Cha mẹ các em có quan tâm đến các nhu cầu tối thiểu của các em như ăn, ngủ,
học hành…hay không? Các em thường chơi với những người bạn như thế nào? … tìm
hiểu môi trường sống của các em là bước đầu giúp cho giáo viên có định hướng giáo
dục các em một cách đúng đắn.
3.2. xây dựng cho các em có thói quen, nề nếp tốt trong học tập và trong các
hoạt động khác:
Việc chỉ dẫn những thói quen, nề nếp tốt lúc ban đầu thường không mấy khó
khăn, nhưng đễ duy trì được những nề nếp, thói quen đó đòi hỏi người giáo viên phải
thường xuyên nhắc nhở, chỉ dẫn, uống nắn.
Để đưa các em học sinh cá biệt về đạo đức vào nề nếp tôi đã tiến hành những
việc như sau:
3.2.1. Đưa các em học sinh cá biệt vào hoà nhập với nhóm học sinh ngoan,
gương mẫu.
Nên cho các em cùng vui chơi, sinh hoạt với các em học sinh ngoan, gương
mẫu sẽ giúp các em có thể học tập ở bạn mình những hành vi, thói quen tốt và thông
qua đó các em có thể tự điều chỉnh những hành vi, thói quen xấu mà các em đã mắc
phải.
3.2.2. Chỉ cho các em biết được những cái sai của mình trong nói năng, cư xử,
trong học tập và trong các hoạt động khác.
Khi học sinh có những biểu hiện chưa tốt, người giáo viên phải nhẹ nhàng chỉ
cho các em thấy đó là những hành vi, thói quen,việc làm chưa tốt và chỉ rõ hậu quả
của những cái chưa tốt đó để các em hiểu và chú ý sửa chữa.
- 4 -
Sáng kiến kinh nghiệm” giáo dục đạo đức học sinh cá biệt”

3.3.3. Giáo viên thừng có những lời động viên, khen ngợi khi các em nầy có
những hành vi tốt. Nghiêm khắc nhưng không quá khắt khe khi các em có những

biểu hiện chưa ngoan.
Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần chú ý đến việc tuyên dương, khen ngợi
học sinh trước lớp, đề nghị nhà trường tuyên dương trong những buổi sinh hoạt tập
thể. Tuy nhiên, nếu học sinh vẫn có những hành vi chưa tốt giáo viên không nên xúc
phạm các em mà cần tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp giúp đỡ chu đáo, kịp thời.
3.3. biện pháp kích thích và phối hợp với gia đình:
- Giáo viên cần quan sát, theo dõi thường xuyên những việc làm của học sinh
trong ngày, trong tuần, khen thưỡng kịp thời đối với những việc làm tốt của các em.
- thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, giáo viên cần nêu ra những thực
trạng của các em để phụ huynh biết được con em họ học ra sao để cùng giáo viên phối
hợp giáo dục tốt hơn.
Bên cạnh đó còn có những phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục con em,
giáo viên phải tự liên hệ đến thăm gia đình học sinh, trò chuyện, tâm sự với cha mẹ
các em để cùng tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp.
3.4. Xây dựng tình thương giữa giáo viên với các em:
- Có thể nói yêu thương học sinh là phẩm chất đầu tiên của nghề sư phạm. Có
yêu thương mới thông cảm được niềm vui, nỗi buồn của các em, biết giúp đỡ khi các
em gặp khó khăn.
- Thường xuyên gần gủi, thân mật với các em, tạo cho các em tự cảm thấy thầy
cô như những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, trong sự gần gủi, thân mật cũng
cần có khoảng cách nhất định để học sinh không lờn mặt, coi thường thầy cô.
Nếu ta thường tiếp xúc với học sinhbằng sự cởi mở, tình yêu thương thì các em
sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái, sẵn sàng giải bày tâm sự với thầy cô… nhờ đó mà chúng
ta nắm bắt mọi thông tinchínhư xác nhất. Chính ánh mắt đôn hậu, cử chỉ thân thiện
yêu thương, nụ cười tươi tắn, lời nói chân tình thể hiện sự thấu hiểu và thông cảm của
- 5 -

×