Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tác động của ý thức thuế, năng lực quản trị và chất lượng thể chế lên quy mô hoạt động kinh tế không chính thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 51 trang )

1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa ý thức thuế, năng lực quản
trị/chất lượng thể chế và quy mô nền kinh tế không chính thức ở Việt Nam và
74 nước trên toàn thế giới trong giai đoạn 1998-2008. Với việc sử dụng 2
nguồn dữ liệu khác nhau để đo lường nhân tố ý thức thuế, 10 biến để đo lường
năng lực quản trị/chất lượng thể chế và một loạt các biến kiểm soát khác nhau
để chạy các mô hình hồi quy, tác giả đã tìm ra bằng chứng thực nghiệm mạnh
mẽ là ý thức thuế và năng lực quản trị/ chất lượng thể chế là yếu tố tác động
lớn nhất trong việc làm giảm quy mô nền kinh không chính thức.Việc kiểm soát
và hạn chế các hoạt động trong khu vực kinh tế không chính thức gặp rất nhiều
khó khăn và thách thức do đó kết quả nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp các cơ quan chính phủ đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế vấn
đề này.
2

MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa công trình nghiên cứu 3
1.5. Kết cấu của bài nghiên cứu 3
Kết luận chương 1 4
Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5
2.1. Hoạt động kinh tế không chính thức 5
2.1.1. Định nghĩa 5
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về kinh tế không chính thức. 7
2.2. Ý thức thuế 9
2.3. Năng lực quản trị và chất lượng thể chế 11


2.4. Các nhân tố khác 12
2.4.1. Sự can thiệp của chính phủ 12
2.4.2. Gánh nặng tài chính 13
2.4.3. Các quy định của chính phủ 13
2.4.4. Sự giàu có của một quốc gia 13
2.4.5. Thành phần ngành của một quốc gia 14
2.4.6. Tỷ lệ thất nghiệp 14
2.5. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 15
2.5.1. Nghiên cứu của Torgler và Schneider(2007) 15
2.5.2. Một số bài nghiên cứu thực nghiệm khác 16
Kết luận chương 2: 17
3

Chương 3: KHUNG PHÂN TÍCH 18
3.1. Dữ liệu 18
3.1.1. Kinh tế không chính thức 18
3.1.2. Ý thức thuế 19
3.1.3. Năng lực quản trị và chất lượng thể chế 20
3.1.4. Các nhân tố khác 22
3.2. Phương trình kiểm định 23
Kết luận chương 3: 24
Chương 4: KẾT QUẢ 25
4.1. Phân tích biểu đồ 25
4.2. Kết quả thực nghiệm 25
4.3. Kiểm tra độ tin cậy (Robustness Check) 27
4.4. Kiểm tra mối quan hệ hai chiều (Causality) 29
Kết luận chương 4: 30
Chương 5: KẾT LUẬN 31
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1

PHỤ LỤC 2: BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

1


Chương 1: GIỚI THIỆU
Trong chương này tác giả giải thích lý do chọn đề tài cũng như giới thiệu mục
tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu của đề
tài.
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Kinh tế không chính thức là một chủ đề còn khá mới mẻ trong các nghiên cứu
ở Việt Nam mặc dù nó đã được nghiên cứu khá nhiều ở các nước phát triển từ
khoảng hơn 20 năm trước.
1
Nó tồn tại như một tất yếu khách quan, luôn luôn
chịu sự tác động của các qui luật kinh tế, của chính sách phát triển kinh tế - xã
hội cũng như hiệu lực của hệ thống pháp luật và trở thành bộ phận cấu thành
của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang
phát triển.
Việc kiểm soát và hạn chế các hoạt động trong khu vực kinh tế không chính
thức gặp rất nhiều khó khăn và thách thức do đó việc nghiên cứu các yếu tố tác
động đến nó đóng vai trò quan trọng trong việc đựa ra các giải pháp nhằm hạn
chế vấn đề này. Trong các nghiên cứu về kinh tế không chính thức, các nhân tố
liên quan đến năng lực quản trị/chất lượng thể chế và ý thức thuế được cho là
có tác động tích cực trong việc làm giảm quy mô hoạt động kinh tế không
chính thức. Tuy nhiên để đưa ra kết luận cụ thể về mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố thông qua các nghiên cứu thực nghiệm gặp nhiều khó khăn do hạn chế
về dữ liệu thống kê.
Thêm vào đó các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh mối quan hệ trên

2
đều
sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1990-2000, trong giai đoạn này các phương
pháp ước lượng quy mô kinh tế không chính thức còn nhiều hạn chế cả về
phương pháp ước lượng cũng như cơ sở dữ liệu để ước lượng nó. Trong những


1
Schneider (1994, 1995,1997, 2003, 2005, 2008), Smith (1985, 1994), O‟Higgins (1989), MacAfee (1980), Lackó (1996, 1998,
2000) …
2
Torgler và Schneider (2007), Alm và Torgler (2006)Torgler (2005b),
2

năm gần đây các kỹ thuật thông kê phát triển cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu
khá đầy đủ và chính xác trên phạm vi toàn thế giới đã giúp Schneider (2010)
3

ước lượng quy mô kinh tế không chính thức theo phương pháp mới ở 145 nước
trên phạm vi toàn thế giới trong giai đoạn 1998-2008. Bộ dữ liệu mới này chưa
có tác giả nào sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra mối quan
hệ của quy mô kinh tế không chính thức với các nhân tố khác.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra bằng chứng thực nghiệm để chứng minh
sự tồn tại mối quan hệ giữa ý thức thuế, năng lực quản trị và chất lượng thể chế
với quy mô của hoạt động kinh tế không chính thức ở Việt Nam và trên toàn
thế giới trong giai đoạn 1998 -2008. Và trả lời các câu hỏi sau:
 Năng lực quản trị và chất lượng thể chế tác động như thế nào đến quy
mô hoạt động kinh tế không chính thức?
 Việc tăng cường ý thức thuế tác động như thế nào đến quy mô hoạt động

kinh tế không chính thức?
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Tài liệu liên quan đến kinh tế không chính thức cũng như các nguyên nhân ảnh
hưởng đến nó ở Việt Nam còn khá hạn chế do đó hầu hết cơ sở lý thuyết xây
dựng trong bài nghiên cứu được tác giả căn cứ vào các nghiên cứu của
Schneider. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng tác giả đưa ra 8 giả thuyết về
các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế không chính thức và tiến hành thu thập dữ
liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp để xác minh tính chính xác các giả
thuyết mà tác giả đã đưa ra. Mô hình đề xuất gồm 2 biến chính: năng lực quản
trị/chất lượng thể chế và biến ý thức thuế và 6 biến kiểm soát bao gồm sự can
thiệp của chính phủ, gánh nặng tài chính, các quy định của chính phủ, sự giàu
có của một quốc gia, thành phần ngành của một quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp. Đề


3
New Estimates for the Shadow Economies all over the World
3

tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành thu thập dữ liệu thứ
cấp, xử lý dữ liệu thông qua phần mềm Eviews 8 thực hiện qua các bước:
 Bước 1: Sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả từ cơ bản đến chuyên sâu
trong kinh tế lượng kết hợp với biểu đồ để đưa ra nhận xét về mối quan
hệ của các biến.
 Bước 2: Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS)
xử lý dữ liệu pooled, xử lý dữ liệu bảng và thực hiện các kiểm định cần
thiết để đưa ra các phương trình hồi quy chứng minh mối quan hệ của
các biến trong mô hình đề xuất là đúng với các giả thuyết mà tác giả đã
đưa ra.
 Bước 3: Kiểm tra độ tin cậy (Robustness Check) bằng cách thêm các
biến kiểm soát, thay thế các chỉ sổ quản trị tổng hợp bởi các chỉ số

Economic Freedom of the World để đại diện cho biến năng lực quản
trị/chất lượng thể chế, sử dụng số liệu của cuộc khảo sát
Latinobarometro thay cho cuộc khảo sát World Values Survey trong
việc đo lường biến ý thức thuế để kiểm tra tính ổn định của các kết quả
nghiên cứu tác giả đã đưa ra ở bước 2. Ngoài ra mối quan hệ 2 chiều
(Causality) của hai giả có thể bị nghi ngờ do đo tác giả đã sử dụng
phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) để
kiểm tra vấn đề này.
1.4. Ý nghĩa công trình nghiên cứu
Tác giả cho rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ giúp ích cho cơ quan chính
phủ thấy được tầm quan trọng của ý thức thuế, năng lực quản trị và chất lượng
thể chế trong việc giảm quy mô của hoạt động kinh tế không chính thức và đưa
ra các chính sách phù hợp để cải cách thủ tục hành chính cũng như nâng cao
tính tuân thủ của người nộp thuế để giảm thiểu các khoản thất thu thuế cho nhà
nước.
1.5. Kết cấu của bài nghiên cứu
4

Bài nghiên cứu gồm 5 chương:
 Chương 1: Giới thiệu
 Chương 2: Tổng quan lý thuyết
 Chương 3: Khung phân tích
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Kết luận
Kết luận chương 1
Kết thúc chương 1 tác giả đã phần nào làm rõ vấn đề nghiên cứu, mục tiêu,
phương pháp và ý nghĩa của đề tài. Đây là bước định hướng để thực hiện
nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
5


Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Ở chương này tác giới thiệu các khái niệm cơ bản, khung lý thuyết liên quan
đến kinh tế không chính để người đọc hiểu rõ về kinh tế không chính thức và
các yếu tố tác động đến quy mô kinh tế không chính thức. Bên cạnh đó tác giả
cũng tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây kết hợp với cơ sở lý
thuyết để đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ của kinh tế không chính thức và
các yếu tố khác.
2.1. Hoạt động kinh tế không chính thức
2.1.1. Định nghĩa
Định nghĩa phổ biến được sử dụng trong các bài nghiên cứu trước đây về hoạt
động kinh tế không chính thức là tất cả các hoạt động kinh tế hiện thời không
được cấp phép nhưng được tính trong tổng sản phẩm quốc nội (GNP)
4
.
Smith (1994) cho rằng “ Hoạt động kinh tế không chính thức là các hoạt động
sản xuất hàng hóa và dịch vụ dựa trên cơ sở thị trường dù hợp pháp hay bất hợp
pháp nhưng vẫn được tính toán trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP).
Tổng quát hơn Del‟Anno (2003), Del‟Anno và Schneider (2004), Feige (1989)
cho rằng: “Hoạt động kinh tế không chính thức là các hoạt động kinh tế và thu
nhập xuất phát từ các hoạt động tránh sự kiểm soát của các quy định của chính
phủ và luật thuế ”.
Bảng tổng hợp 2-1 dưới đây được tác giả tổng hợp từ bài nghiên cứu của
Lippert và Walker (1997, trang 5) với các nhận xét thêm của Schneider (2013)
là hữu ích cho việc mường tượng ra một định nghĩa thống nhất và hợp lý về
hoạt động kinh tế không chính thức. Hoạt động kinh tế không chính thức là tập
hợp tất cả các khoản thu nhập không trình báo từ các hoạt động sản xuất hàng
hóa và dịch vụ hợp pháp, hoặc là các giao dịch tiền tệ hoặc các giao dịch hàng


4

Định nghĩa này được sử dụng trong các bài nghiên cứu của Feige (1989, 1994), Schneider (1994a, 2003, 2005, 2011), and Frey
and Pommerehne (1984) và được rút ra từ các bài nghiên cứu của Del‟Anno (2003), Del‟Anno and Schneider (2004) and Feige
(1989). See also Thomas (1999), Fleming, Roman and Farrell (2000).
6

hóa do đó nó bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế thông thường sẽ phải chịu
thuế khi họ có khai báo cho cơ quan thuế.
Bảng 2-1: Phân biệt các hoạt động không chính thức
Loại hoạt
động
Các giao dịch tiền tệ
Các giao dịch phi tiền tệ
Hoạt động
bất hợp
pháp
Các giao dịch liên quan đến
hàng hóa đánh cắp, sản xuất và
buôn bán ma túy, mại dâm, cờ
bạc, buôn lậu, gian lận…
Trao đổi ma túy, hàng hóa đánh
cắp, buôn lậu…Sản xuất ma túy
hay trộm cắp để sử dụng.

Trốn thuế
Tránh thuế
Trốn Thuế
Tránh Thuế
Hoạt động
hợp pháp
Các khoản

thu nhập
không được
báo cáo từ
các hoạt động
tự doanh, tiền
công, tiền
lương và các
loại hình tài
sản không
được báo cáo
liên quan đến
hàng hóa và
dịch vụ hợp
pháp.
Các khoản
giảm trừ và
phúc lợi của
nhân viên.
Trao đổi hàng
hóa và dịch vụ
hợp pháp.
Tất cả các
công việc do
mình tự làm và
hàng xóm giúp
đỡ.
Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa hẹp hơn về hoạt động
kinh tế không chính thức được sử dụng trong các bài nghiên cứu của Pedersen
7


(2003), Schneider (2005a, 2005b, 2013). Kinh tế không chính thức bao gồm tất
cả các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp dựa trên cơ sở thị
trường được cố ý che dấu cơ quan công quyền vì những lý do sau:
 Tránh thanh toán các khoản thu nhập, giá trị gia tăng hoặc các khoản
thuế.
 Tránh thanh toán các khoản đóng góp an sinh xã hội.
 Tránh việc phải đáp ứng một số tiêu chuẩn của thị trường lao động hợp
pháp, chẳng hạn như mức lương tối thiểu, số giờ làm việc tối đa, tiêu
chuẩn an toàn lao động…
 Tránh việc tuân thủ các nghĩa vụ hành chính nhất định, như là hoàn
thành bảng câu hỏi thống kê hoặc các dạng quản lý hành chính khác.
Do đó, tác giả sẽ không đề cập đến các hoạt động kinh tế không chính thức liên
quan đến các loại tội phạm cổ điển như trộm, cướp, buôn bán ma túy… Tác giả
cũng không đề cập đến tất cả các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ của
kinh tế hộ gia đình không chính thức.
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về kinh tế không chính thức.
Một quan điểm khởi đầu được sử dụng để thảo luận về lý thuyết kinh tế không
chính thức có trong bài nghiên cứu về thu nhập trốn thuế của Allingham và
Sandmo (1972). Trong khi các hoạt động kinh tế không chính thức và trốn thuế
là không tương đồng, các hoạt động trong nền kinh tế không chính thức hầu
hết ám chỉ các giao dịch trốn thuế trực tiếp hoặc gián tiếp, như vậy là các nhân
tố quyết định trốn thuế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế
không chính thức. Theo Allingham và Sandmo (1972), tuân thủ thuế phụ thuộc
vào chi phí và lợi ích mong đợi của người nộp thuế. Đối với hoạt động kinh tế
không chính thức, thuế suất cá nhân cận biên thường được tính toán phỏng
chừng bằng việc sử dụng toàn bộ gánh nặng thuế bao gồm thuế gián thu, trực
thu và các khoản đóng góp an sinh xã hội. Chi phí không tuân thủ thuế mong
đợi xuất phát từ tính răn đe của các quy định được ban hành bởi các cơ quan
8


nhà nước, tức là các hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước nâng cao khả
năng phát hiện và các hình thức xử phạt mà cá nhân phải đối mặt khi bị phát
hiện. Đạo đức cá nhân cũng đóng một vai trò lớn đối với tính tuân thủ của
người nộp thuế, phần chi phí tăng thêm này vượt ra ngoài các hình phạt quản lý
thuế thuần túy và tác giả tạm gọi là chi phí tinh thần như sự xấu hổ, sự ân hận
và sự đánh mất uy tín.
Những cá nhân là những người tính toán dựa trên lý trí thì họ luôn cân nhắc
giữa chi phí và lợi ích khi tuân thủ pháp luật. Quyết định của họ là tham gia
một phần hoặc toàn phần vào hoạt động kinh tế không chính thức, và một sự
lựa chọn không chắc chắn của họ phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lợi ích nếu
các hoạt động của họ không bị phát hiện và sự thiệt hại nếu bị phát hiện và bị
phạt. Vì vậy các hoạt động kinh tế không chính thức SE phụ thuộc tiêu cực vào
khả năng phát hiện p và các khoản phạt tiềm năng f, và nó cũng tác động tích
cực đến chi phí cơ hội được ký hiệu là B. Chi phí cơ hội chịu sự tác động tích
cực của gánh nặng thuế T và chi phi lao động mà doanh nghiệp phải chịu cao
W, thu nhập cá nhân được tạo ra trong hoạt động kinh tế không chính thức
thường được phân loại là thu nhập lao động chứ không phải là thu nhập vốn do
các quy định của thị trường lao động. Do đó, chi phí lao động và gánh nặng
thuế càng cao thì càng khuyến khích các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh
tế không chính thức để tránh các chi phí này. Khả năng phát hiện p phụ thuộc
vào hành động thực thi A được thực hiện bởi cơ quan thuế và tạo thuận lợi cho
các hoạt động F của các cá nhân nhằm giảm sự phát hiện các hoạt động kinh tế
không chính thức. Từ các lý luận trên cho thấy phương trình cấu trúc như sau:

Do đó, các hoạt động kinh tế không chính thức có thể được định nghĩa là
những hoạt động kinh tế và thu nhập có được từ việc không tuân thủ các quy
định của chính phủ, cơ quan thuế hay sự quản lý của cơ quan chức năng. Hẹp
hơn, kinh tế không chính thức bao gồm các giao dịch tiền tệ và phi tiền tệ hợp
9


pháp mà tất cả các hoạt động sản xuất kinh tế này sẽ bị đánh thuế khi họ khai
báo với cơ quan thuế. Những hoạt động này được cố tình che dấu các cơ quan
công quyền để tránh chi trả thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng hoặc các loại
thuế khác và các khoản đóng góp an sinh xã hội để tránh tuân thủ một số tiêu
chuẩn của thị trường lao động chẳng hạn như múc lương tối thiểu, giờ làm việc
tối đa, tiêu chuẩn an toàn lao động và các thủ tục hành chính. Do đó kinh tế
không chính thức tập trung vào các hoạt động kinh tế sản xuất đóng góp vào
tổng sản phẩm quốc dân (GDP) nhưng bị che giấu do thuế suất hoặc các gánh
nặng pháp lý.
Kanniainen, Pääkönen và Schneider (2004) đưa ra giả thuyết, khi thuế tăng vọt
một cách rõ ràng trong khi sự cung cấp hàng công được tài trợ bởi thuế giảm
bớt sẽ góp phần làm tăng quy mô của hoạt động kinh tế không chính thức, tuy
nhiên tác động thứ hai phụ thuộc vào khả năng tiếp cận hàng hóa công của
công dân. Một hạn chế của phân tích này là mối quan hệ ý thức thuế và quản trị
tốt không được đề cập, hạn chế này được giải quyết bởi nghiên cứu của Feld và
Frey(2007) và họ cho rằng việc tuân thủ thuế là kết quả của một sự tương tác
phức tạp giữa ý thức thuế và biện pháp răn đe của cơ quan thuế. Ý thức thuế
không chỉ tăng lên nếu người nộp thuế cảm nhận được hàng hóa công họ nhận
được là tốt khi đổi lấy tiền thuế của họ và nó cũng có thể giảm nếu các cá nhân
nhận thấy các quyết định của cơ quan chính phủ cho các hoạt động công hay sự
cư xử của cơ quan thuế đối với người nộp thuế là không công bằng. Vì vậy ý
thức thuế không phải là biến ngoại sinh nhưng bị ảnh hưởng bởi tính răn đe và
năng lực quản trị và chất lượng thể chế.
2.2. Ý thức thuế
Các tài liệu về tuân thủ thuế đã cho thấy cách tiếp cận theo phương pháp tân cổ
điển là chưa đủ khi cố hiểu tại sao công dân nộp thuế. Mô hình mang tính đột
phá của Allingham và Sandmo (1972) cho rằng mức độ trốn thuế có mối quan
hệ nghịch biến với khả năng bị phát hiện và tính răn đe của hình phạt. Có nghĩa
là xác xuất bị phát hiện của các hành vi trốn thuế của người nộp thuế càng cao
dẫn đến người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế hơn và việc xử lý các hành vi trốn thuế

10

là nhẹ nhàng, không có tính răn đe của cơ quan thuế làm cho người nộp thuế ít
tuân thủ hơn. Tuy nhiên mô hình trên không nhận được sự đồng tình trong các
bài nghiên cứu Graetz và Wilde (1985); Alm, McClelland, và Schulze (1992) ;
Frey và Feld (2002).
Ở nhiều quốc gia, tính răn đe của hình phạt không có nhiều ý nghĩa khi giải
thích mức độ cao của tuân thủ thuế. Để giải quyết vấn đề về sự tuân thủ thuế,
nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng ý thức thuế có thể giúp giải thích sự tuân thủ
thuế ở mức độ cao của người nộp thuế (Torgler, 2007). Ý thức thuế không
giống như trốn thuế, nó đo lường thái độ chứ không phải hành vi của người nộp
thuế. Ý thức thuế không phải là khái niệm mới nhưng nhận được rất ít sự chú ý
trong các tài liệu về tuân thủ thuế và có thể định nghĩa ý thức thuế là sự tự giác
nộp thuế suất phát tử bản thân người nộp thuế và niềm tin của họ là nộp thuế để
đóng góp cho xã hội. Ý thức thuế liên quan chặt chẽ với đạo đức của người nộp
thuế, “các tiêu chuẩn về hành vi chi phối công dân cũng như người nộp thuế
trong mối quan hệ của họ với chính phủ” (Song and Yarbrough, 1978). Giá trị
(values) và thái độ có thể tác động đến hành vi của cá nhân (Ajzen, Fishbein
1980 và Lewis 1982). Spicer và Lundstedt (1974) cho rằng sự lựa chọn giữa
tuân thủ thuế và trốn thuế không chỉ do biện pháp trừng phạt mà còn là thái độ
và các chuẩn mực. Quan điểm của Lewis(1982) là “trốn thuế có lẽ là hành động
duy nhất của người nộp thuế mà qua đó thể hiện sự ác cảm của họ… qua dự
báo, chúng tôi có thể tự tin rằng nếu thái độ của thuế ngày càng tệ thì trốn thuế
sẽ ngày càng tăng” (trang 165, 177).
Ý thức thuế giảm làm giảm chi phí tuân thủ của các hành vi bất hợp pháp và
khuyến khích các hoạt động trong hoạt động kinh tế không chính thức tăng. Vì
vậy, tác giả hy vọng rằng ý thức thuế thật sự ảnh hưởng đến quy mô hoạt động
kinh tế không chính thức. Hơn nữa, Alm, Martinez-Vazquez, và Schneider
(2004) cho rằng quy mô hoạt động kinh tế không chính thức có thể có tác dụng
hữu ích trong việc dùng để đo lường mức độ trốn thuế, do đó quy mô của hoạt

động kinh tế không chính thức tỷ lệ nghịch với ý thức thuế và ý thức thuế chỉ ra
11

mức độ mà cá nhân được tiết lộ là hành động liên quan đến thái độ của họ về
nộp thuế.
Do đó giả thuyết thứ nhất mà tác giả đưa ra là: Ý thức thuế càng cao quy mô
hoạt động kinh tế không chính thức càng giảm.
2.3. Năng lực quản trị và chất lượng thể chế
Hệ thống chính trị ảnh hưởng một cách trực tiếp lẫn gián tiếp đến các hoạt
động kinh tế. Bird và các cộng sự (2006) đã nhấn mạnh rằng “các quốc gia luôn
cố gắng đạt được một trạng thái cân bằng về quy mô và bản chất của hệ thống
tài chính, điều này phản ánh phần lớn sự cân bằng của các thể chế và lực lượng
chính trị, họ sẽ cố gắng giữ tình trạng đó cho đến khi bị một cú sốc và chuyển
sang một trạng thái cân bằng mới” đồng thời ông cũng khẳng định “một hệ
thống thuế bền vững là một hệ thống thuế công bằng và thuận tiện, để đạt được
điều đó cần có sự liên quan chặt chẽ giữa tiền thuế phải đóng và hàng hóa công
được hưởng”. Điều này là thú vị để nghiên cứu liệu các lý thuyết về kinh tế
chính trị gần đây về tầm quan trọng của năng lực quản trị và chất lượng thể chế
có cho phép hiểu được mức độ và sự thay đổi của hoạt động kinh tế không
chính thức. Nếu công dân hiểu được rằng lợi ích của họ được đại diện thích
đáng trong thể chế chính trị và họ nhận được một nguồn cung cấp đầy đủ hàng
hóa công, sự gắn bó chặt chẽ của họ với chính quyền dân sự tăng dẫn đến sự tự
nguyện đóng góp của họ tăng. Mặt khác, một chính quyền dân sự hoạt động
không hiệu quả với nạn tham nhũng tràn lan, các công dân sẽ ít tin tưởng vào
chính quyền do đó sự hợp tác giữa chính quyền và người dân là thấp. Một sự
hoàn thiện và hợp pháp hơn của chính quyền dân sự làm tăng lòng tin của công
dân trong sự đóng góp của họ.
Chính phủ và chính quyền các cấp có tầm quan trọng rất lớn trọng việc kiểm
soát và hạn chế tham nhũng. Friedman và các công sự (2000) cho rằng hoạt
động kinh tế không chính thức của các quốc gia có tham nhũng cao sẽ chiếm

một tỷ lệ cao hơn so với các quốc gia có tham nhũng thấp. Dreher và Schneider
(2006) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế không chính thức và tham
12

nhũng, họ quan sát được khuynh hướng là kinh tế không chính thức và tham
nhũng có mối quan hệ thay thế ở các nước có thu nhập cao và bổ sung cho
nhau ở các nước có thu nhập thấp. Ở những quốc gia mà tham nhũng mang tính
hệ thống, ngân sách nhà nước thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình
kém thì nghĩa vụ nộp thuế không thể được giả định là một chuẩn mực của xã
hội. Sự bất ổn của thể chế, sự thiếu tính minh bạch và yếu kém của hệ thống
luật pháp làm xói mòn lòng tin tích cực của công dân vào nền kinh tế chính
thức. Hơn nữa, có thể có một hiệu ứng chèn lấn (crowding-out) xung quanh các
nhà quản lý thuế khi có một số lượng lớn các đồng nghiệp của họ tham nhũng,
thêm vào đó sự hạn chế của các quy định và thủ tục hành chính không chỉ hạn
chế sự cạnh tranh và hoạt động của thị trường mà còn cung cấp một nền tảng
tốt cho các hoạt động tham nhũng.
Nếu các cá nhân và doanh nghiệp tin rằng hợp đồng trong các giao dịch của họ
là không cần thiết và việc sản xuất không được bảo vệ sẽ khuyến khích họ
tham gia hoạt động kinh tế không chính thức tăng. Công dân sẽ cảm thấy bị lừa
dối nếu họ tin rằng tham nhũng đang lan rộng, tiền thuế của họ không được chi
tiêu hợp lý, chính phủ của họ thiếu trách nhiệm và họ không được bảo vệ bởi
hệ thống pháp luật. Điều này làm tăng động lực tham gia hoạt động kinh tế
không chính thức của họ.
Do đó giả thuyết thứ hai mà tác giả đưa ra là:việc tăng cường năng lực quản
trị và chất lượng thể chế sẽ làm giảm quy mô của hoạt động kinh tế không
chính thức với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
2.4. Các nhân tố khác
2.4.1. Sự can thiệp của chính phủ
Tác giả mong đợi nhân tố sự can thiệp của chính phủ có tác động đến quy mô
của hoạt động kinh tế không chính thức. Chính phủ can thiệp nhiều hơn vào

nền kinh tế sẽ làm lấn át sự sáng tạo và đầu tư của khu vực tư nhân. Quyền tự
do tham gia các hoạt động kinh tế bị hạn chế và có quá nhiều sự can thiệp của
chính phủ sẽ góp phần tăng quy mô của hoạt động kinh tế không chính thức.
13

Do đó giả thuyết thứ ba mà tác giả đưa ra là: Với các yếu tố khác không đổi,
chính phủ càng can thiệp vào nền kinh tế thì quy mô của hoạt động kinh tế
không chính thức càng lớn.
2.4.2. Gánh nặng tài chính
Gánh nặng tài chính cũng được mong đợi là có ảnh hưởng tích cực đến quy mô
của hoạt động kinh tế không chính thức và nó có thể được lập luận rằng gánh
nặng càng cao thì nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật càng lớn. Do đó tác giả
mong chờ một mối tương quan tích cực giữa gánh nặng tài chính và quy mô
của hoạt động kinh tế không chính thức.
Do đó giả thuyết thứ thư mà tác giả đưa ra là: với các yếu tố khác không đổi,
gánh nặng tài chính càng lớn dẫn đến quy mô của hoạt động kinh tế không
chính thức càng lớn.
2.4.3. Các quy định của chính phủ
Các quy định có thể anh hưởng đến quy mô của hoạt động kinh tế không chính
thức đặc biệt là các quy định lao động. Các quy định của chính phủ càng hà
khắc sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc lựa chọn chuyển đến một nơi khác
ssinh sống của công dân bởi chúng làm giảm sự tư do trong các hoạt động của
họ (Schneider và Enste 2002).
Và giả thuyết thứ năm của tác giả là: Với các yếu tố khác không đổi, các quy
định của chính phủ càng chặt chẽ thì quy mô của hoạt động kinh tế không
chính thức càng lớn.
2.4.4. Sự giàu có của một quốc gia
GDP bình quân đầu người là một chỉ số thể hiện cho trình độ phát triển của một
quốc gia. Trình độ phát triển cao luôn đi kèm với việc phải vận hành một hệ
thống thuế phức tạp để thu và nộp thuế cũng như có yêu cầu cao hơn về hàng

hóa và dịch vụ công (theo Chelliah, 1971; Bahl, 1971). Nói chung, tác giả
14

mong chờ một mối quan hệ nghịch biến giữa thu nhập bình quân đầu người và
quy mô của hoạt động kinh tế không chính thức.
Giả thuyết thứ sáu của tác giả đưa ra là: thu nhập bình quân đầu người càng
cao dẫn đến quy mô của hoạt động kinh tế không chính thức càng nhỏ với các
yếu tố khác không đổi.
2.4.5. Thành phần ngành của một quốc gia
Cơ cấu ngành của các sản phẩm nội địa cũng có thể ảnh hưởng đến quy mô của
hoạt động kinh tế không chính thức. Tỉ trọng nông nghiệp trên GDP là phương
pháp truyền thống để xác định thuế nội địa đầu ra tuy nhiên gặp nhiều khó khăn
do hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực này rất khó kiểm soát. Thêm vào đó
các tài liệu về tuân thủ thuế cho thấy xu hướng những người lao động tự do
như là nông dân thì có xu hướng trốn thuế nhiều hơn các ngành nghề khác
(xem them ví dụ của Torgler 2007).
Giả thuyết thứ 7 tác giả đưa ra là tỉ trọng của ngành nông nghiệp càng cao thì
quy mô hoạt động kinh tế không chính thức càng lớn với các yếu tố khác không
đổi.
2.4.6. Tỷ lệ thất nghiệp
Một tỷ lệ thất nghiệp cao có thể liên quan đến quy mô của hoạt động kinh tế
không chính thức lớn hơn. Cá nhân sẽ có thời gian rãnh rỗi nhiều hơn khi họ
không có một nghề nghiệp ổn định, như vậy thời gian không hoạt động như là
một hạn chế của hoạt động kinh tế không chính thức. Hơn nữa, những người
này có động cơ không báo cáo giờ làm việc thêm của họ để khỏi mất sự hỗ trợ
tài chính. Những người thất nghiệp thì có động cơ không khai báo giờ làm
thêm của họ vì nếu khai báo họ sẽ bị mất khoản trợ cấp từ chính phủ. Nếu tiền
lương từ việc tham gia vào hoạt động kinh tế không chính thức cộng với tiền
trợ cấp từ chính phủ mang lại thu nhập cao hơn công việc thường xuyên và làm
thêm giờ đồng thời cũng tính đến các chi phải gánh chịu khi bị phát hiện và giả

định rủi ro có tính trung lập. Giả sử các yếu tố khác không đổi thì công việc bất
15

hợp pháp toàn thời gian mà vẫn được coi như người thất nghiệp thì thiết thực
hơn.
Do đó giả thuyết cuối cùng mà tác giả đưa ra là: với các yếu tố khác không đổi
tỷ lệ thất nghiệp càng cao dẫn đến quy mô hoạt động kinh tế không chính thức
càng lớn.
2.5. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
2.5.1. Nghiên cứu của Torgler và Schneider(2007)
Bài nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa năng lực quản trị/chất lượng
thể chế và ý thức thuế với quy mô hoạt động kinh tế không chính thức. Trong
bài nghiên cứu Torgler và Schneider(2007) đã sử dụng một mẫu thực nghiệm
với 100 quốc gia đối với dữ liệu bảng đa quốc gia, 26 bang của Thụy Sĩ đối với
dữ liệu bảng quốc gia và trong khoảng thời gian 1990-2000. Bên cạnh đó sử
dụng các ước lượng như là ước lượng hồi quy nhỏ nhất (OLS), ước lượng ảnh
hưởng cố định (fixed effects), ước lượng hồi quy nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS)
và một loạt các kiểm định như là kiểm định F (kiểm định tính phù hợp của mô
hình), kiểm định Sargan (kiểm định các phương trình vô định trong hồi quy
2SLS), kiểm định Anderson Rubin (kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến
nội sinh), kiểm định LR (kiểm định tính tương quan của các biến công cụ).
Schneider (2007) muốn tìm xem đâu là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng
nghịch biến đến quy mô của nền kinh tế phi chính thức. Sau khi sử dụng dữ
liệu bảng đa quốc gia cũng như quốc gia thông qua chạy các mô hình hồi quy
OLS, fixed effects, 2SLS họ đã đưa ra 96 phương trình hồi quy và đa số kết
quả của các phương trình hồi quy đều ủng hộ mạnh mẽ giả thuyết của Torgler
và Schneider(2007) đã đưa ra (với mức ý nghĩa từ 1% đến 10%), trong đó yếu
tố ý thức thuế có ảnh hưởng nghịch biến mạnh nhất đến quy mô hoạt động kinh
tế không chính thức (có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở hầu hết các phương trình
hồi quy). Bên cạnh đó các kiểm định F cũng cho thấy rằng hầu hết các phương

trình hồi quy là phù hợp (mức ý nghĩa 1%), các biến nội sinh có ý nghĩa thống
16

kê và hầu như không có hiện tượng tương qua giữa các biến công cụ trong các
phương trình hồi quy 2SLS.
2.5.2. Một số bài nghiên cứu thực nghiệm khác
Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về mối quan hệ
riêng biệt giữa ý thức thuế và quy mô hoạt động kinh tế không chính thức như:
Alm và Torgler (2006) tập trung nghiên cứu ở Châu Âu và Hoa Kỳ, họ tìm thấy
mối quan hệ nghịch biến (hệ số tương quan r = -0.460) giữa ý thức thuế và quy
mô của hoạt động kinh tế không chính thức với mức ý nghĩa 0,05 ở các phương
trình hồi quy đơn. Khi phân tích mối quan hệ trong mô hình hồi quy tuyến tính
đơn, các nhà nghiên cứu thấy rằng biến ý thức thuế có thể giải thích hơn 20%
sự thay đổi quy mô hoạt động kinh tế không chính thức. Vì vậy, mức độ ý thức
thuế gây ra hậu quả về hành vi và là tác nhân chính tác động đến quy mô hoạt
động kinh tế không chính thức: nếu ý thức thuế giảm, thì quy mô hoạt động
kinh tế không chính thức sẽ gia tăng.
Alm, Martinez-Vazquez và Torgler (2006) cũng đã sử dụng phương pháp
tương tự nghiên cứu ở các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ. Kết quả nghiên
cứu của họ cho biết có mối quan hệ nghịch biến mạnh (r = -0,657) giữa hai
biến với phương trình hồi quy đơn có mức ý nghĩa 0.01 khi sử dụng dữ kiệu
của World Values Survey 1999 – 2000. Khi thêm dữ liệu của WVS từ 1995 –
1997 và tăng số quan sát thì mối quan hệ vẫn là tỷ lệ nghịch (r = -0.551) và
phương trình hồi quy có mức ý nghĩa 0.01. Như vậy, ý thức thuế thấp ở nhiều
nước cho thấy xu hướng quy mô hoạt động kinh tế không chính thức lớn hơn.
Mô hình hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu của họ cho thấy khi ý thức
thuế giảm 1 đơn vị thì quy mô hoạt động kinh tế không chính thức sẽ tăng 20%
và biến ý thức thuế có thể giải thích hơn 30% tổng thay đổi của hoạt động kinh
tế không chính thức.
Torgler (2005b) nghiên cứu mối tương quan giữa quy mô hoạt động kinh tế

không chính thức và ý thức thuế ở Mỹ Latinh sử dụng dữ liệu của cuộc khảo
sát Latinobarómetro năm 1998 (cuộc khảo sát hằng năm tại 17 quốc gia của Mỹ
17

La-tinh) là dữ liệu để đo lường ý thức thuế. Cuộc khảo sát đã cho thấy ý kiến,
thái độ và hành vi của khoảng 400 triệu dân trên hầu hết Châu Mỹ Latinh (trừ
Cuba, Dominican Republic và Puerto Rico) và đã đưa ra thông tin thực tế và
khách quan là có mối quan hệ nghịch biến giữa hai biến (r = -0.511) với mức ý
nghĩa 0.05 đối với phương trình hồi quy.
Kết luận chương 2:
Kết thúc chương 2, tác giả nghiên cứu về mặt lý thuyết của các nhân tố tác
động đến quy mô kinh tế không chính thức bằng cách tham khảo một số nghiên
cứu của nước ngoài. Từ đó tác giả đã đưa ra và giới thiệu 8 nhân tố chính ảnh
hưởng đến quy mô kinh tế không chính thức là: (1) ý thức thuế; (2) năng lực
quản trị/chất lượng thể chế; (3) sự can thiệp của chính phủ ; (4) gánh nặng tài
chính; (5) các quy định của chính phủ; (6) sự giàu có của một quốc gia; (7)
thành phần ngành của một quốc gia; (8) tỷ lệ thất nghiệp. Đây là cơ sở quan
trọng để tác giả xây dựng mô hình và thu thập dữ liệu ở chương 3.
18

Chương 3: KHUNG PHÂN TÍCH
Trên nên tảng lý thuyết ở chương 2, chương 3 tác giả lần lượt giới thiệu các
biến để đo lường các nhân tố đã nêu ở chương 2 và phương pháp thu thập số
liệu để cũng như giới thiệu mô hình nghiên cứu phù hợp.
3.1. Dữ liệu
Trong các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam hiện nay, khi phân tích mô hình
hồi quy bội các nhà nghiên cứu thường sử dụng dữ liệu chéo thuần túy hoặc dữ
liệu chuỗi thời gian để kiểm định các mô hình nghiên cứu của họ. Mặc dù
chúng có nhiều sai sót khi áp dụng nhưng chúng ngày càng được sử dụng nhiều
hơn trong các nghiên cứu thực nghiệm. Trong bài nghiên cứu của tác giả, do bộ

dữ liệu đo lường ý thức thuế tác giả lấy từ cuộc khảo sát World Values Survey
5

và Latinobarómetro
6
không có tính liên tục về thời gian do đó để phù hợp với
bộ dữ liệu tác giả sẽ xử lý dữ liệu theo phương pháp pooled (xem thêm Jeffrey
M. Wooldridge 2013)
7
, có nghĩa là các quan sát của nhiều đối tượng trong các
khoảng thời gian không liên tục.
3.1.1. Kinh tế không chính thức
Hiện nay có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra kết quả tính toán về kinh
tế không chính thức với nhiều phương pháp khác nhau và mỗi phương pháp
đều có ưu và nhược điểm riêng (xem thêm Friedrich Schneider và Andreas
Buehn (2013))
8
. Trong bài nghiên cứu này để đo lường quy mô của hoạt động
kinh tế không chính thức (tỉ lệ phần trăm của hoạt động kinh tế không chính
thức trên GDP) tác giả sử dụng bộ dữ liệu với các giá trị về kinh tế không chính
thức trong giai đoạn 1998-2008 cho 80 nước trên toàn thế giới được tính toán
trong bài nghiên cứu của (Schneider, 2010)
9
. Kết quả này được ông tính toán
bằng cách sử dụng phương pháp DYMIMIC- để ước lượng các thông số để xác


5
The World Values Survey (WVS) 2000-2003, 2005-2008 (Inglehart và các cộng sự).
6

The Latinobarómetro (1998, 2003, 2005, 2008) (Marta Lagos và các cộng sự)
7
Jeffrey M.Wooldridge (2013), Introductory Econometrics a modern approach tái bản lần thứ 5, trang 476-510
8
Estimating the Size of the Shadow Economy: Methods, Problems and Open Questions
9
New Estimates for the Shadow Economies all over the World
19

định quy mô của hoạt động kinh tế không chính thức và sử dụng phương pháp
the Currency Demand để hiệu chỉnh các hệ số của DYMIMIC thành những con
số tuyệt đối.
3.1.2. Ý thức thuế
Tác giả xác định ý thức thuế là động lực nội tại để nộp thuế, nó đo lường sự tự
nguyện nộp thuế của cá nhân và họ cho rằng nộp thuế là nghĩa vụ và có niềm
tin rằng nộp thuế là đóng góp cho xã hội. Để đo lường cho biến ý thức thuế, tác
giả sử dụng sử dụng dữ liệu từ một số khảo sát như: the Latinobarómetro
(1998, 2003, 2005, 2008), the World Values Survey (WVS) 2000-2003, 2005-
2008 (Inglehart và các cộng sự 2008). Cả hai cuộc khảo sát điều tra sự thay đổi
văn hóa xã hội, chính trị và thu thập dữ liệu so sánh về giá trị và hệ thống niềm
tin. Cả hai đều thu thập ít nhất 1000 người ở mỗi quốc gia khảo sát. Cuộc khảo
sát The World Values Survey (WVS) được tiến hành trên toàn thế giới với số
lượng lớn các quốc gia được khảo sát trong khi cuộc khảo sát Latinobarómetro
chỉ thực hiện ở 17 quốc gia Nam Mỹ. Câu hỏi khảo sát để đánh giá mức độ ý
thức thuế trong hai cuộc điều tra là:
 World Values Survey: Xin vui lòng cho chúng tôi biết câu trả lời của
bạn cho câu hỏi sau của chúng tôi là bạn có cho rằng liệu việc gian lận
thuế khi có cơ hội là chính đáng không? Với thang đo từ 1 đến 10, trong
đó 1 là không bao giờ chính đáng và 10 là luôn luôn chính đáng.
 Latinobarómetro: Trên thang đo từ 1 đến 10, trong đó 1 có nghĩa là hoàn

toàn không chính đáng và 10 là hoàn toàn chính đáng. Bạn cho rằng tính
chính đáng như thế nào khi bạn sử dụng các thủ thuật kế toán để tránh
tất cả các khoản thuế phải nộp của bạn?
Trong cả hai trường hợp, biến ý thức thuế được tác giả mã hóa lại từ thang đo
10 điểm thành thang đo 4 điểm (0-3), với 3 có nghĩa là không bao giờ chính
đáng và 0 là một tập hợp của 7 điểm cuối mà hiếm khi được chọn bởi người
được khảo sát.
20

Tất nhiên, các phép đo ý thức thuế không phải là không có sai lệch. Đầu tiên,
bởi vì các dữ liệu có sẵn được dựa trên tự báo cáo, trong đó các đối tượng khảo
sát có xu hướng phóng đại mức độ tuân thủ của họ (Andreoni, Erard và
Feinstein 1998) và không có mục tiêu hoặc đo lường ý thức thuế một cách rõ
ràng. Tuy nhiên, do cách tác giả định nghĩa ý thức thuế là ít nhạy cảm hơn so
với yêu cầu cho dù một người đã trốn thuế do đó tác giả mong đợi mức độ
trung thực cao hơn. Hơn nữa dữ liệu dựa trên cuộc điều tra rộng rãi, câu trả lời
ít phải chịu trách nhiệm hoặc bị ảnh hưởng bởi các câu hỏi khác đối với bối
cảnh thuế. Dữ liệu vẫn có thể vẫn bị tranh cãi, tuy nhiên đối tượng nộp thuế đã
trốn thuế trong quá khứ sẽ có xu hướng biện hộ và báo cáo mức tuân thủ cao
hơn trong cuộc điều tra.
Nói chung, việc sử dụng một câu hỏi duy nhất như vậy có ưu điểm là giảm sự
phức tạp trong việc xây dựng các chỉ số, đặc biệt là khi liên quan đến các thủ
tục đo lường hoặc sự tương quan thấp giữa các mục. Tuy nhiên một số nghiên
cứu trước đây đã tìm ra các kết quả phù hợp với việc sử dụng duy nhất một câu
hỏi chung kể cả các nghiên cứu lý thuyết (ví dụ nghiên cứu của Cummings và
các cộng sự, 2005, Alm và Torgler, 2006). Mặc dù có nhiều tranh cãi về
phương pháp tiếp cận của tác giả để đo ý thức thuế tuy nhiên phương pháp của
tác giả đưa ra là phù hợp với các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực
này.(Torgler B, 2007)
3.1.3. Năng lực quản trị và chất lượng thể chế

Để đo lường năng lực quản trị và chất lượng tác giả sử dụng 2 bộ dữ liệu sau:
Chỉ số quản trị tổng hợp
Tác giả sử dụng các chỉ số năng lực quản trị là biến chính để đo lường năng lực
quản trị và chất lượng thể chế (Kaufmann, Kraay, and Mastruzzi, 2010). Các
chỉ số được tác giả tính toán dựa trên hàng trăm các biến đo lường về quan
niệm quản trị và có nguồn gốc từ 31 nguồn dữ liệu khác nhau
10
. Kaumann và


10
Xem thêm The Worldwide Governance Indicators: Methodology and Analytical Issues (Kaufmann và các đồng sự 2010).
21

cộng sự (2010) đã phân loại các chỉ số quản trị tổng hợp thành 3 nhóm, tuy
nhiên để phù hợp với bài nghiên cứu tác giả chỉ sử dụng 2 nhóm sau:
Một là năng lực của chính phủ để xây dựng hiệu quả và thực hiện các chính
sách phù hợp gồm 2 biến sau:
 GOVERNMENT EFECTIVENESS: yêu cầu đầu vào của chính phủ
để có thể thực hiện các chính sách và cung cấp hàng hóa công tốt.
 REGULATORY QUALITY: tập trung hơn vào chính sách, chẳng hạn
như phạm vi thị trường bị tác động/chính sách không phù hợp, quan
điểm về ấn định gánh nặng bởi các quy định quá mức.
Hai là mối quan hệ giữa công dân và nhà nước trong chi phối nền kinh tế và
các tương tác xã hội gồm 2 biến:
 RULE OF LAW: đo lường mức độ tin tưởng vào người đại diện và phù
hợp với các thước đo của xã hội.
 CONTROL OF CORRUPTION: đo lường nhận thức tham nhũng
(dùng quyền lực công cho lợi ích cá nhân). Theo Kaufman và các cộng
sự (2010) các chỉ số đo lường sự thành công của một xã hội trong việc

phát triển môi trường mà ở đó có sự công bằng và khuôn khổ luật có thể
tiên đoán được thì làm cơ sở cho sự tương tác giữa kinh tế và xã hội.
Theo ước tính của Kaufmann và các cộng sự điểm sổ của tất cả các chỉ số nằm
trong khoảng -2.5 đến 2.5 với điểm số cao hơn tương ứng với thể chế tốt hơn
(kết quả quản trị công). Tác giả đã sử dụng các chỉ số độc lập để kiểm tra tính
thiết thực của các chỉ số thống kê.
Economic Freedom of the World (EFW)
Mục tiêu của chỉ số này là đo lường sự tự do kinh tế một cách chính xác và
toàn diện. Các dữ liệu quốc tế có nguồn gốc từ một bên thứ ba như IMF, Word
Bank, Word Economy Forum. Tác giả điều tra nhiều biến số đo lường kết cấu
của luật pháp, sự an toàn trong quyền sở hữu và các quy định trong kinh doanh.
22

 LEGAL SYSTEM: Sự liêm chính của hệ thống pháp luật và quyền sở
hữu được đo lường bởi ba chỉ số JUDICIAL INDEPENDENCE (mức
độ độc lập của hệ thống tư pháp), IMPARTIAL COURTS (sự công
bằng của tòa án) và PROPERTY RIGHTS (quyền sở hữu).
 JUDICIAL INDEPENDENCE: Chỉ số đo lường mức độ đọc lập của
hệ thống tư pháp
 IMPARTIAL COURTS: Tồn tại một khuôn khổ pháp lý đáng tin cậy
để doanh nghiệp tư nhân cỏ thể thách thức các hành động hay các quy
định của chính phủ.
 PROPERTY RIGHTS: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
 STARTING BUSINESS: Bắt đầu một công việc kinh doanh mới - để
bắt đầu một công việc kinh doanh mới thường dễ dàng.
 BUSINESS REGULATIONS: Là chỉ số tổng hợp từ 4 chỉ số khác liên
quan đến kiểm soát giá và đo lường mức độ mà các doanh nghiệp được
tự do định giá riêng của họ.
3.1.4. Các nhân tố khác
 Sự can thiệp của chính phủ

Để đo lường biến sự can thiệp của chính phủ tác giả sử dụng chỉ số đo lường
mức độ tự do của nền kinh tế (Index of Economic Freedom) được cung cấp bởi
Heritage. Theo Beach and Miles (2005, trang 65) đo lường yếu tố này “chính
phủ trực tiếp sử dụng nguồn lực khan hiếm cho các mục đích riêng của mình và
kiểm soát các nguồn tài nguyên thông qua quyền sở hữu”. Biến này bao gồm
năm nhân tố là: tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trong nền kinh tế, sở hữu nhà nước
đối với các doanh nghiệp và các nghành công nghiệp, sự cổ phần hóa của các
doanh nghiệp nhà nước, sở hữu tài sản của chính phủ, sản lượng đầu ra của khu
vực công. Thang đo điểm từ 1 đến 5 với điểm số càng cao thì sự can thiệp càng
mạnh mẽ.

×