Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số phương pháp giúp học sinh thpt phát âm chuẩn tiếng anh thpt nghuyễn thị kim anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HS THPT PHÁT ÂM CHUẨN
TIẾNG ANH
Người Thực hiện: Nguyễn Thị Kim Anh
Chức vụ : Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực (môn): Ngoại Ngữ


THANH HÓA NĂM 2013
1
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Phát âm chính xác là điều bắt buộc đối với bất cứ người học ngoại ngữ
nào bởi vì có phát âm chính xác thì người nghe mới có thể hiểu được những gì
mà người nói phát âm. Nếu phát âm sai một từ thì sẽ thành từ khác làm người
nghe hiểu sai hoặc không hiểu được. Và bộ sách giáo khoa mới Tiếng Anh
THPT đã rất chú trọng vấn đề này: Bên cạnh các phần kĩ năng còn có phần
PRONUNCIATION được biên soạn cùng với phần ngữ pháp trong tiết
LANGUAGE FOCUS nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng cho người học. Vì
vậy, nội dung kiểm tra học sinh theo chương trình mới cũng bao gồm cả phần
phát âm( PRONUNCIATION). Trên thực tế, hầu hết học sinh vẫn chưa nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của phát âm, cộng với hạn chế khách quan về môi
trường giao tiếp. Về phía giáo viên, đây cũng là nội dung dạy mới mà khi học
chương trình phổ thông (cũ) chưa được tiếp cận, và hiện tại cũng không có tài
liệu chuẩn để dạy ngữ âm nên phải tự tìm tòi nghiên cứu để phục vụ cho việc
giảng dạy phát âm của mình nên nhiều khi đó là cả một vấn đề. Là một giáo viên
trực tiếp giảng dạy cho học sinh bộ môn Tiếng Anh nên tôi rất mong muốn được
góp một phần nhỏ của mình cho công tác giảng dạy nói chung và đặc biệt về
việc dạy phát âm cho học sinh nói riêng nhằm giúp học sinh cải thiện được vốn
Tiếng Anh của mình. Đây cũng là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “ GIÚP HỌC


SINH THPT PHÁT ÂM CHUẨN” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1-CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Một điểm dễ dàng nhận thấy là nhiều người Việt phát âm tiếng Anh không
chuẩn. Nguyên nhân trước hết là do cách phát âm tiếng Anh và tiếng Việt khác
nhau.
Tiếng Việt không có âm cuối (ending sound) (ví dụ, từ “cảm” sẽ không
được phát âm là cảm + “mờ”) và không có nối âm giữa 2 từ (“cảm ơn” chứ
không phải là “cảm mơn”). Ngoài ra, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, trong
khi tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Rất nhiều từ trong tiếng Anh có từ hai âm
tiết trở lên và khi phát âm mỗi từ này phải để ý trọng âm (stress), phải “nhấn
nhá”. Nguyên nhân thứ hai khiến nhiều bạn phát âm không chuẩn là do cách học
tiếng Anh khi mới bắt đầu. Có thể do điều kiện về giáo viên chưa được tốt nên
các bạn được dạy chủ yếu về ngữ pháp và từ vựng. Tất nhiên phải có ngữ pháp
và từ vựng bạn mới có thể diễn đạt được ý của mình. Nhưng điều đáng buồn là
các bạn diễn đạt bằng văn viết rất tốt: chia động từ, điền từ vựng,… thậm chí là
viết luận rất trôi chảy nhưng khi nói thì không ai hiểu bạn đang muốn nói cái gì.
Khi giao tiếp bằng Tiếng Anh, điều đầu tiên người ta để ý ở bạn là cách phát âm
chứ không phải là ngữ pháp hay từ vựng. Giao tiếp là “bất chấp văn phạm, miễn
là hiểu được ý nhau muốn nói gì”. Và để “hiểu được ý nhau muốn nói gì” thì bạn
cần phát âm chuẩn. Nếu bạn chỉ có những từ vựng đơn giản, cấu trúc ngữ pháp
2
đơn giản nhưng bạn phát âm đúng thì người nói chuyện với bạn sẽ hiểu ý bạn.
Nếu bạn có từ vựng hay, cấu trúc ngữ pháp phức tạp nhưng bạn phát âm sai thì
người nghe sẽ không hiểu gì cả.
Để việc học phát âm Tiếng Anh có hiệu quả, việc thường xuyên nghe và
luyện phát âm theo giọng đọc chuẩn của người bản ngữ và giáo viên trên lớp là
rất cần thiết.Ngoài ra, người học cần được trang bị một số kiến thức cơ bản về
cách phát âm Tiếng Anh. Nhưng các quy tắc phát âm Tiếng Anh thật khó. Và
Tiếng Anh cũng không phải là một trong những ngôn ngữ mà người ta có thể

dựa vào các âm tiết trong từ để quyết định đánh trọng âm. Nhiều tác giả đã cho
rằng trọng âm từ của tiếng Anh khó dự đoán đến mức tốt nhất là coi việc đánh
trọng âm như một đặc tính riêng của từng từ và khi học mỗi từ thì người ta cũng
phải học cách đánh dấu trọng âm của từ ấy. Đây là một quan điểm xác đáng và
không có gì là cường điệu.
Do đó, việc đúc kết và đưa ra được những quy tắc phát âm súc tích và dễ
hiểu là rất hữu ích đối với học sinh.
2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.1. Thực trạng chung
Thực tế cho thấy việc phát âm Tiếng Anh đa phần là chưa thật chính xác,
nguyên nhân là do người Việt nói Tiếng Anh, do môi trường làm việc chưa thích
hợp, chưa có cơ hội để thực hành phát âm Tiếng Anh. Thêm vào đó do người
học không có động lực để học phát âm. Một lí do nữa không thể không kể đến
đó là có thể do năng lực của cả người dạy và học chưa thật tốt. Vì vậy mà
thường sinh ra cảm giác mệt mỏi chán nản khi học phát âm.
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng, việc học Tiếng Anh
đang là một nhu cầu và cũng đang là xu hướng chung của xã hội.Thế nhưng
Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm và việc phát âm Tiếng Anh đang là một vấn đề
đáng lưu tâm, làm thế nào để phát âm chuẩn đang là một câu hỏi được đặt ra đối
với tất cả người đã và đang học ngoại ngữ.Như trên tôi đã trình bày thì trên thực
tế thì chưa có một cuốn sách nào cụ thể quy định chính xác về việc học phát âm
nên vấn đề làm thế nào để phát âm chuẩn thật không đơn giản chút nào. Thêm
vào đó đại đa số học sinh chưa ý thức được về tầm quan trọng của việc học
Tiếng Anh, nên môn Tiếng Anh đang bị xem nhẹ. Vì vậy mà việc phát âm chuẩn
càng vì thế mà bị xao nhãng, không được chú trọng, học sinh thường học một
cách đối phó.
2.2 Thực trạng riêng ở trường THPT Thường Xuân II
2.2.1. Đối với giáo viên
Trường THPT Thường Xuân II là một trường thuộc huyện miền núi, đời sống
của giáo viên cũng đang khó khăn nên việc tìm tòi, trau dồi kiến thức, cụ thể là

phương pháp dạy phát âm cũng hạn hẹp. Thêm vào đó đối với một ngôi trường
thuộc huyện miền núi thì việc học Tiếng Anh chưa được xem trọng, đồng thời
3
cũng chưa có một hình thức thi hay một bài giảng riêng, cụ thể đối với phát âm,
chỉ mang tính khách quan, hình thức. Trên thực tế ngay đối với giáo viên nhiều
khi cũng chưa phát âm chính xác đồng thời tài liệu tham khảo cũng hạn chế.
Chính vì vậy mà việc dạy phát âm cho học sinh chưa thể thực hiện được,hay chỉ
dạy trong một phần nhỏ,không trọng tâm, vì vậy mà tính hiệu quả chưa cao.
2.2.2 Đối với học sinh
Đối với đối tượng học sinh trường THPT Thường Xuân II của chúng tôi là học
sinh nông thôn thuộc huyện miền núi. Đại đa số các em đến từ các xã nghèo và
là con em dân tộc thiểu số như:Xuân Thắng,Xuân Lộc,Luận Khê….Bản thân các
em việc phát âm tiếng phổ thông còn chưa rõ,nên việc phát âm ngoại ngữ lại
càng khó khăn hơn.Bên cạnh đó,vốn dĩ các em không được làm quen với bộ môn
này từ nhỏ,các em mới chỉ được làm quen với Tiếng Anh từ khi các em học lớp
6,nhưng thực tế trong quá trình giảng dạy tôi hiểu được rằng việc phát âm không
được các em chú ý đến nhiều,và kiến thức về lĩnh vực này các em hầu như
không có. Nguyên nhân sâu xa hơn đối với học sinh trường THPT Thường
Xuân II đó là do phương tiện học tập của các em còn thiếu thốn, bản thân các em
còn chưa ý thức về tầm quan trọng của việc học phát âm Tiếng Anh, các em còn
xem nhẹ học kĩ năng, phần lớn đâị đa số các em bị mất gốc từ cấp II.Chính vì
vậy mà đại đa số học sinh còn bỡ ngỡ với Tiếng Anh nói chung và với cách phát
âm nói riêng.Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của các em về
tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh nói chung trong đó có kỹ năng phát âm
nói riêng.
Những cơ sở trên đã thúc đẩy tôi tập trung cho đề tài nghiên cứu về phát
âm Tiếng Anh.
III- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Khi bắt đầu vào lớp 10, các em đối phó với việc học phát âm hay nói chính

xác hơn các em rất sợ khi đối diện với một bài kiểm tra về phát âm. Qua thực tế
các lớp tôi giảng dạy thì một số các em khi học đọc qua loa, đọc sai … rồi khi
làm bài thì chọn đáp án theo cảm tính nghĩa là các em làm ngẫu nhiên chứ không
có hiểu biết gì. Số khác các em thì làm bằng sự hiểu biết của mình và số câu
đúng rất ít. Kết quả thể hiện kiểm tra về phát âm qua giờ kiểm tra miệng, 15
phút, 45 phút đều cho thấy một tình trạng chung là hầu hết các em đều chưa nắm
được cách phát âm của một từ là như thế nào. Kết quả được thể hiện trong bài
kiểm tra học kỳ I rất kém (điểm phát âm tối đa trong bài là 1). Ở đây tôi lấy 1
lớp làm thí điểm
- Lớp 10C6 (năm học 2011-2012)
STT Họ Và Tên Điểm phát âm
1 Lương Văn Chí 0
2 Vi Văn Dũng 0
4
3 Phạm Thị Dự 0
4 Phạm Văn Điền 0
5 Cầm Bá Điệp 0.2
6 Cầm Bá Định 0.2
7 Vi Tuấn Định 0.2
8 Vi Văn Đức 0
9 Cầm Bá Hắng 0.2
10 Lê Thị Hậu 0
11 Trần Thị Hồng 0.2
12 Hà Văn Hưng 0.2
13 Nguyễn Văn Kỳ 0
14 Hồ văn Huấn 0
15 Lê Thị Mai 0.2
16 Lương Thị Minh 0
17 Lê Thị Nga 0
18 Phạm Phú Nhất 0

19 Lương Văn Phúc 0
20 Lê Văn Lĩnh 0
21 Trương Văn Quyền 0
22 Cầm Bá Sơn 0
23 Dương Khắc Sơn 0
24 Lương Thị Loan 0
25 Mai Thị Thơm 0.2
26 Vi Thị Thuận 0.2
27 Vi Văn Tiếp 0
28 Lương Thị Tin 0
29 Lò Văn Tính 0
30 Cầm Thị Trang 0
31 Cầm Thúy Trang 0.2
32 Lê Thị Trang a 0
33 Lê Thị Trang b 0.2
34 Nguyễn Văn Trường 0
35 Cầm Bá Quân 0
36 Cầm Bá Tuấn 0
37 Trịnh Thị Tuyến 0
38 Vi Thị Tuyết 0
Với kết quả về kiểm tra ngữ âm rất thấp như trên, tôi đã có kế hoạch khắc
phục ở học kỳ 2 như sau:
5
-Tôi luôn cho các em bài tập kiểm tra về phát âm dạng trắc nghiệm trong
các bài kiểm tra 45 phút ,và trong các tiết language focus tôi dành thời gian khá
dài để luyện phát âm cho các em,
-Luôn yêu cầu học sinh mỗi khi nghe cô giáo phát âm phải hết sức chú ý
đến “trọng âm nhấn vào đâu”, “các âm có cấu tạo chữ viết như nhau thì có cách
đọc khác nhau như thế nào”, “âm gió”…
-Những giờ dạy ngữ âm tôi thường cho các em thực hành bằng cách cho 1

số từ và yêu cầu các em phiên âm,nghe cô giáo phát âm và đánh trọng âm cho
mỗi từ….
Về chuyên môn : Tôi đã tìm tòi và dạy cho các em các quy tắc về phát âm
từ những quy tắc rất cơ bản (mà hầu như các em không hề biết gì về những quy
tắc này )cho đến những quy tắc phức tạp giúp các em có thể hoàn thành các bài
tập trong chương trình nhưng sách giáo khoa hay sách tham khảo khác mà giáo
viên không đưa ra hết một chuẩn mực hay quy tắc nào . Sau đây là một số quy
tắc phát âm Tiếng Anh tôi muốn đề cập đến:
1. Cấu tạo âm trong Tiếng Anh:
Nguyên âm là yếu tố cơ bản trong việc cấu tạo thành các từ Tiếng Anh. Bất
kỳ một âm tiếng Anh nào cũng phải có sự hiện diện của nguyên âm. Từ được
cấu tạo hoàn chỉnh khi có sự phối hợp giữa nguyên âm và phụ âm.
Tiếng Anh được cấu tạo bằng các hình thức sau:
(1) Một nguyên âm đứng đầu một âm:
a. nguyên âm (vowel);
E.g:
I [ai]
b. nguyên âm + phụ âm (consonant);
E.g:
at [æt, ət]
c. nguyên âm + phụ âm + phụ âm ;
E.g:
ask [æsk]
d. nguyên âm +nguyên âm+ phụ âm + phụ âm + phụ âm;
E.g:
eight [eit]
(2)Một nguyên âm đứng cuối một âm ( một hay nhiều phụ âm đứng trước
nguyên âm)
a. phụ âm + nguyên âm;
E.g:

do [du:]
b. phụ âm + phụ âm + nguyên âm;
E.g:
6
slow [sləu]
c. phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm;
E.g:
spray [sprei]
(3)Một nguyên âm đứng giữa một âm:
a. phụ âm + nguyên âm + phụ âm;
E.g:
let [let]
b. phụ âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm;
E.g:
swim [swim]
c. phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm;
E.g:
spread [spred]
d. phụ âm + nguyên âm + phụ âm + phụ âm;
E.g:
call [kכl]
e. phụ âm + nguyên âm + phụ âm + phụ âm + phụ âm;
E.g:
height [hait]
(4)Hai nguyên âm đứng giữa một âm:
phụ âm + nguyên âm + nguyên âm + phụ âm;
E.g:
head [hed]
Do đó, khi phát âm một từ của Tiếng Anh, ta phải nhận định âm chính
xác của nguyên âm, rồi ta ghép với phụ âm đứng sau nguyên âm, sau cùng là

ghép phụ âm đứng sau nguyên âm; eg: face [f ei s]

3 1 2
2. Phát âm các nguyên âm:
2.1 / Nguyên âm “ a ”:
(1)“a” phát âm [ei] khi có cấu trúc:
a. “a” + phụ âm + âm câm

e*
+ e* : Trong bất kỳ chữ Tiếng Anh nào, mẫu tự “e” đúng cuối cũng là âm
câm , nghĩa là chúng ta không phát âm , trừ trường hợp “e” đi kèm với “c”,
“s” hay “g” thành ce, se hay ge thì phát âm thành âm gió (hissing sounds- ce
phát âm [s], se phát âm [s] hoặc [z]) , ge phát âm [dʒ];
E.g:
age [eidʒ]
b.“a” + phụ âm + phụ âm + âm câm e*;
7
E.g:
chance
(2)“a” phát âm [e] trong các chữ: any ['eni]
many ['meni]
(3) “a”phát âm [æ] khi có cấu trúc: “a” + phụ âm (+phụ âm);
E.g:
back [bæk]
(4) “a” phát âm [a] khi có cấu dạng “-ar, -ast, -aff, -ath, -alm”
E.g:
part [pa:t]
(5)“a” phát âm [כ:] khi có dạng “-al, -alk, -wa, -qua”
E.g:
call [kכl]

]
(6) “ a” phát âm [i] khi có dạng “–age” ở cuối từ;
E.g:
village ['vilidʒ]
2.2 / Nguyên âm “ e ”:
(1)“e” phát âm [i:] khi có cấu trúc: “e” + phụ âm + mẫu tự “e” câm;
E.g:
Scene [si:n]
(2)“e” phát âm [e] khi có cấu trúc: “e” + phụ âm (+ phụ âm);
E.g:
ten[ten]
(3) “e” phát âm [eə] xảy ra trước “re”;
E.g:
where [weə]
(ngoại lệ: here [hiə])
(4)“e” phát âm [a] trong chữ : sergeant[‘sa:dʒənt]
2.3 / Nguyên âm “ i ”:
(1)“i” phát âm [i] xảy ra trước 1 hoặc 2 phụ âm theo cấu trúc:
“i” + phụ âm (+ phụ âm)
E.g:
pin [pin]
(2)“i” phát âm [ai] xảy ra ở từ 1 vần hoặc vị trí cuối 1 từ theo cấu trúc:
“i” + phụ âm + “e” câm
E.g:
8
strike [straik]
(3)“i” phát âm [i: ] xảy ra trong các từ mượn từ Pháp ngữ:
machine [mə'∫i:n]
(4)“i” phát âm [ə] xảy ra trước “r” ( tạo thành “ir”)
E.g:

bird [bə:d]
2.4 / Nguyên âm “ o ”:
(1) “o” phát âm [ɒ ] khi có cấu trúc: “o” + phụ âm (+ phụ âm)
E.g:
fossil ['f ɒsl]
(2) “o” phát âm [əu] khi có cấu trúc: “o” + phụ âm + “e” câm
E.g:
hope [həup]
(3) “o” phát âm [כ:] chủ yếu xảy ra trước “re” (tạo thành “ore” hoặc “or”)
E.g:
store [‘stכ:]
(4)“o” phát âm [ə:] xảy ra trước “r” khi “or” đứng sau “w”;
E.g:
worm [wə:m]
(5) “o” phát âm [u] trong các chữ:
E.g
woman ['wumən]
(6)“o” phát âm [u:] trong các chữ: move [mu:v]
E.g
do [du:]
(7)“o” phát âm [

] khi sau “o” là “-m, -n, -v, -the”
E.g:
some [s

m]
2.5 / Nguyên âm “ u ”:
(1)“u” phát âm [u] khi “u” đứng sau “l”, “r’, “j”;
E.g:

put [put]
(2)“u” phát âm [ju:] khi có cấu trúc:“u”+phụ âm + “e “ câm;
E.g:
tune [tju:n]
+ “u” cũng phát âm [ju:] ở những vần nhấn giọng;
E.g:
human ['hju:mən]
3. Sự phân vần trong Tiếng Anh (Syllable division):
9
Muốn tự đọc được các từ Tiếng Anh một cách dễ dàng, chúng ta cần nhớ
phương pháp phân vần sau:
(1)Đầu tiên ta đếm xem trong từ có bao nhiêu:
- Nguyên âm đơn: a, e, i, o, u, y
- Nguyên âm đôi:
ai, ay ie
au, aw oa
ea oi, oy
ee ou
ei, ey oo
eu, ew ow
- Nguyên âm ba:
air, are oar
ear our
ear+ phụ âm oor
eer ower
là có bấy nhiêu vần.
(2)Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 1 phụ âm, ta sẽ ghép phụ âm đó với nguyên âm
đứng sau nó;
E.g:
pa/per ['peipə]

(3) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 2 phụ âm, ta phân làm 2 phần riêng biệt : 1 phụ
âm ghép với nguyên âm đứng trước nó, 1 phụ âm ghép với nguyên âm đứng
sau nó;
E.g:
an/ger ['æηgə]
(4)Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 2 phụ âm, nếu “r” là phụ âm thứ nhất và phụ
âm thứ 2 có thể bất kỳ phụ âm nào ta cũng chia thành 2 phần riêng biệt: phụ âm
“r” ghép với nguyên âm đứng trước nó, phụ âm còn lại ghép với nguyên âm
đứng sau nó và nguyên âm có “r” sẽ được nhấn giọng;
E.g:
par/ty ['pa:ti] (tiệc)
(5) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 1 phụ âm là “r” thì “r: thuộc về nguyên âm
đứng sau nó, nhưng nguyên âm đứng trước phải đọc thêm âm [ə] nếu là vần
nhấn giọng;
E.g:
fu/ry ['fjuəri]
(6) Khi 2 nguyên âm đọc chung 1 âm, thì không thể phân làm 2 phần riêng biệt;
E.g: read [ri:d]
10

(7) Hai nguyên âm đi kèm với nhau, được phân làm 2 phần riêng biệt khi phát
âm mà chúng ta thường gặp là: e/ate ; E.g: cre/ate [kri:'eit]

(8)Cuối từ có “le”, “re”, hoặc “”er” phải có 1 phụ âm đi kèm với nó để tạo thành
vần;
E.g:
ar/ti/cle ['a:tikl]
(9) Nếu giữa 2 nguyên âm có “qu” thì “qu” sẽ thuộc về nguyên âm đứng sau
nó;
E.g:

li/quid ['likwid]
(10) “x” là 1 mẫu tự nhưng phát thành 2 phụ âm ,theo nguyên tắc phân vần nó
thuộc về nguyên âm đứng trước nó, nhưng khi đọc thì thành 2 âm [ks] hoặc [gz];
E.g:
lu/xury ['l

k∫əri]
(11) Nếu “sc” không phát thành âm [s] hoặc [∫] thì được xem là 2 phụ âm , ta
phải phân làm 2 phần riêng biệt: 1 phụ âm ghép vào nguyên âm đứng trước nó,
1 phụ âm ghép vào nguyên âm đứng sau nó;
E.g:
dis/covery [dis'k

vəri]
(12) Phụ âm đứng trước “l”, “r” được đọc chung khi nó đứng đầu 1 từ;
E.g:
blue [blu:]
(13) Khi có tiếp vĩ ngữ -ing và trước nó có chùm âm (cluster), ta ghép chùm âm
với _ing;
E.g:
trou/bling ['tr

bliη]
(14) Khi “g’ đi kèm với “i” hoặc “e” sẽ phát âm thành [dʒ];
E.g:
gi/ant ['dʒaiənt]
ge/ne/ral ['dʒenərəl]
4. Mẫu tự câm (silent letters):
Trong Tiếng Anh có một số phụ âm câm trong các trường hợp sau. Do
đó, trong cách phiên âm người ta không ghi vào phần phiên âm:

(1)“b” là âm câm khi có dạng: -mb, -bt (khi “b” đi kèm với “m” và “t”);
E.g:
comb [kəum]
11
debt [det]
(2) “c” là âm câm, xảy ra trong từ : muscle ['m

sl]
(3) “d” là âm câm khi đứng giữa 2 phụ âm khác;
E.g:
handkercheif ['hæηkət∫if] sandwich
(ngoại lệ: Wednesday ['wenzdei])
(4) “e” là âm câm khi đứng cuối từ;
E.g:
bite [bait]
(5)“g” được phát âm [n] khi “g” đứng trước “n” có dạng gn-, -gn; nhưng phát
âm là [η] khi có dạng -ng;
E.g:
sign [sain]
champagne [∫æm'pein]
song [sכη]
(6)“gh” là âm câm khi “gh” có dạng –gh, -ght (“gh” đứng cuối từ hoặc đi với
“t”)
E.g:
high [hai]
plough[plau]
eight [eit]

(7)“h” là âm câm trong các từ sau đây:
E.g:

honest ['ɒnist]
honour ['ɒnə]
hour ['auə]
(8)“k” là âm câm khi có dạng kn- và đứng đầu của một từ (chỉ phát âm âm [n])
Eg:
know [nəu]
knife [naif]
(9)“l” là âm câm khi có dạng
-alf; eg: calf [kæ:f]
-alv; eg: calves [kævz]
-alm; eg: calm [kɒm]
-alk; eg: walk [wכ:k]
-aulk; eg: caulk [kכ:k]
-olk; eg: folk [fouk]
12
-ould; eg: could [kud]
-oln; eg: Lincoln ['liηkən]
(10) “n” là âm câm khi đứng sau “m” và có dạng –mn ở cuối từ;
E.g:
autumn ['כ:təm]
(11) "p" là âm câm khi đứng dầu chữ và dạng ps-, pn- và pt-;
E.g:
psalm [sa:m]
pneumatic [nju:'mætik]
(12) "s" là âm câm khi đứng sau 1 nguyên âm và đứng trước 1 phụ âm;
E.g:
island ['ailənd]
+"s" cũng là âm câm trong những từ sau:
debris ['dəbri:]
(13) "t" là âm câm khi có dạng -sten, -stle, -ft;

E.g:
listen ['lisn]
castle ['k

:sl]
often ['כfn]
(14) "r" là âm câm duy nhất trong từ : iron ['aiən], còn các trường hợp khác
“r” phát âm [r]
(15) “w” là âm câm khi đứng đầu 1 từ và đi kèm với “r” tạo thành “ wr”;
E.g:
write [rait]
+ “w” cũng là âm câm trong các từ :
sword [sכ:d]
two [tu:]
+ “wh” đọc là [h] khi “wh” đứng trước “o”;
E.g:
who [hu:]
whose [hu:z]
+ “wh” đọc là [w] khi “wh” không đứng trước “o”;
E.g:
when [wen]
5. Quy tắc đánh dấu trọng âm
Trọng âm của một từ là một âm tiết của từ đó được đọc mạnh và cao hơn
những vần còn lại, nghĩa là phát ra âm đó với một âm lượng lớn hơn và cao độ
hơn.
Dưới đây là một số quy tắc để nhận ra , tuy nhiên cũng còn những ngoại lệ.
5.1. Đa số các động từ 2 âm tiết trọng âm chính nhấn vào từ thứ 2.
13
VD:Assist Escape Destroy Enjoy Repeat
Ngoại trừ: offer – happen – answer - enter –listen - open

5.2. Đa số danh từ và tính từ 2 âm tiết, trọng âm chính nhấn vào từ thứ
nhất.
VD;mountain evening butcher carpet table
Ngoại trừ: machine – mistake - alone
5.3. Một số từ vừa mang nghĩa danh từ vừa mang nghĩa tính từ thì trọng âm
chính nhấn vào từ thứ nhất. Nếu mang nghĩa động từ thì trọng âm nhấn vào
từ thứ 2.VD:
record object produce absent import
Ngoại trừ: visit – reply – picture – travel – promise
5.4. Danh từ ghép thường có trọng âm chính nhấn vào từ đầu tiên .VD:
Raincoat tea-cup film-maker shorthand bookshop footpath
5.5. Tính từ ghép thường có trọng âm chính nhấn vào từ đầu tiên. Nếu tính
từ ghép mà từ đầu tiên là adj or adv hoặc kết thúc đuôi bằng ED thì trọng
âm chính lại nhấn vào từ thứ 2. Tương tự động từ ghép và trạng từ ghép và
trạng từ ghép có trọng âm chính nhấn vào từ thứ 2.VD:
home-sick airsick water-proof

But:
bad-tempered short-sighted well-informed upstair
well-done short-handed north-east north-west
well-dressed ill-treated downstair down-stream
5.6. Các tính từ có tận cùng là: ANT, ENT, ABLE, AL, FUL, LESS,Y sẽ có
trọng âm nhấn ở vần đầu.VD;
constant competent natural homeless rocky careful comfortable
Ngoại trừ: advisable, dependable, reliable, disable
Riêng động từ đuôi ENT sẽ nhấn trọng âm ở từ thứ 2.
accent consent frequent present
5.7. Các từ kết thúc bằng đuôi HOW, WHAT, WHERE trọng âm nhấn ở
vần đầu.
anyhow somewher somehow anywhere somewhat

5.8. Các từ kết thúc bằng đuôi EVER thì sẽ nhấn vào chính nó.
however whenever whomever
whatever whoever whatsoever = whatever
5.9. Các từ 2 âm tiết tận cùng bằng ER thì sẽ nhấn mạnh ở vần đầu.
father teacher flower suffer filmmaker
mother builder enter dressmaker baker
Ngoại trừ: confer – prefer – compsose - refer
14
5.10.Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì sẽ có trọng âm nhấn vào vần thứ 2.
abed about above aback again
alive ago asleep abroad aside
alone achieve abuse afraid alike
5.11. Các từ tận cùng bằng các đuôi ACY, AGE, ATE, URE, ETY,ION,
CIAL, IAN, IOR, IAR, ENCE, IENCY, IENT, IER, IC, ICS thì thường
nhấn trọng âm ở ngay trước nó.VD:
democracy structure dictation librarian experience premier
Ngoại trừ: catholic – lunatic – arabric – politics – arithmetic
5.12. Các từ kết thúc bằng ATE, nếu 2 vần thì trọng âm nhấn ở vần thứ
nhất, nếu 3 vần hoặc trên 3 vần thì trọng âm nhấn ở từ thứ 3 từ cuối lên.
senate playmate congratulate communicate regulate consulate
nitrate classmate originate concentrade activate complicate
5.13. Các từ tận cùng bằng các đuôi ADE, EE, ESE, EETE, OO, OON thì
nhấn trọng âm ở chính các đuôi này.VD:
lemonade chinese degree pioneer cigarrette kangaroo
5.14. Các trạng từ kết thúc bằng đuôi LY, đều nhấn trọng âm theo tính từ
của nó.
carelessly differantly patiently
easily diligently difficultly
5.15. Các đại từ phản thân luôn nhấn mạnh ở từ cuối.
myself himself itself ourself

yourself herself themselves yourselves
5.16. Các từ chỉ số lượng nhấn trọng âm ở vần cuối nếu kết thúc bằng đuôi
EEN, ngược lại sẽ nhấn ở vần đầu nếu kết thúc bằng đuôi Y.
thirteen fourteen fifteen
But: seventy – ninety ……….
5.17. Các tiền tố không bao giờ có trọng âm, mà thường nhấn trọng âm ở từ
thứ 2.
illegal mistake unusual dislike
indefinite precede reflect outcome
(từ có 2 âm tiết nếu tận cùng chỉ có 1 phụ âm thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu)
6. Mẫu bài tập áp dụng:
I . Choose the word with the different pronunciation of the underlined part:
1.
A. Sue B. Said C. Bus D. Please
2.
A.Classical B.Peas C.Prize D.Music
15
3.
A.Photograph B.Stephen C.Enough D.Fiction
4.
A.About B.Round C.Out D.Would
5.
A.Cup B.Runner C.Stadium D.Fun
6.
A.Asia B.Shop C.Television D.Wash
7.
A.She B.Shell C.Sell D.Shore
8.
A.Sure B.Measure C.Plesure D.Television
9.

A.honour B.hero C.held D.happy
10.
A.Here B.Atmosphere C.Cheer D.Where
II . Choose the word with whose stress in on the vowels that is different
from the others:
1.
A.Century B.Description C.Heritage D.National
2.
A.Location B.Construction C.Important D.Mausoleum
3.
A.Architecture B.Dynasty C.Historical D.Cultural
4.
A.effort B.subtract C.primary D.suffer
5.
A.important B.Consider C.Holiday D.Semester
6.
A.proper B.threatened C.limited D.endangered
7.
A.analyse B.pollute C.dispose D.existence
8.
A.chemical B.toxic C.contamination D.farming
9.
A.interesting B.surprising C.amusing D.successful
10.
A.paper B.tonight C.lecture D.story
Kiểm nghiệm:
16
Với những nội dung đề ra như trên tôi đã áp dụng để thực hành tại lớp
10C8, giảng dạy phần phát âm như đã nêu,trong học kì II kết quả thu được đã có
tính khả quan hơn trước,cụ thể là đối với những em đạt điểm 0 hoặc 0.2 phần

phát âm ở học kì I, sang đến học kì II đã có tiển triển hơn hẳn so với 2 lớp còn
lại tôi chưa ứng dụng để dạy thử: (bài kiểm tra Tiếng Anh học kỳ I-điểm phát
âm tối đa 1 điểm)
- Lớp 11B6: ( năm học 2012-2013)
STT Họ Và Tên Điểm phát âm
1 Lương Văn Chí 0.8
2 Vi Văn Dũng 0.8
3 Phạm Thị Dự 1
4 Phạm Văn Điền 0.8
5 Cầm Bá Điệp 1
6 Cầm Bá Định 1
7 Vi Tuấn Định 1
8 Vi Văn Đức 0.8
9 Cầm Bá Hắng 1
10 Lê Thị Hậu 1
11 Trần Thị Hồng 1
12 Hà Văn Hưng 0.6
13 Nguyễn Văn Kỳ 0.6
14 Hồ Văn Huấn 0.6
15 Lê Thị Mai 1
16 Lương Thị Minh 1
17 Lê Thị Nga 1
18 Phạm Phú Nhất 0.6
19 Lương Văn Phúc 0.6
20 Lê Văn Lĩnh 1
21 Trương Văn Quyền 0.6
22 Cầm Bá Sơn 0.6
23 Dương Khắc Sơn 0.8
24 Lương Thị Loan 0.6
25 Mai Thị Thơm 1

26 Vi Thị Thuận 1
27 Vi Văn Tiếp 0.8
28 Lương Thị Tin 0.8
29 Lò Văn Tính 0.6
30 Cầm Thị Trang 1
31 Cầm Thúy Trang 1
17
32 Lê Thị Trang a 1
33 Lê Thị Trang b 1
34 Nguyễn Văn Trường 0.6
35 Cầm Bá Quân 0.6
36 Cầm Bá Tuấn 0.6
37 Trịnh Thị Tuyến 0.8
38 Vi Thị Tuyết 1


IV-KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Tóm lại, để cải thiện phát âm của học sinh cần sự kết hợp cả về phương
pháp và nội dung dạy. Những cải thiện trong việc học phát âm môn Anh văn
không chỉ thể hiện ở kết quả mà còn thể hiện trong thái độ học tập của các em.
Trong giờ học cũng như giờ luyện tập về ngữ âm tôi thấy rất ít những em tỏ ra
ngại mà phần đông các em đều tập trung và đặc biệt hơn là một số em còn tỏ thái
độ rất thích thú, tích cực xây dựng bài. Kết quả sẽ khả quan hơn nếu được giáo
viên thực hiện xuyên suốt và so sánh, đánh giá kết quả ngay từ khi học sinh bước
vào lớp 10 cho đến hết năm 12. Và chắc chắn theo thời gian, các nghiên cứu về
quy tắc phát âm Tiếng Anh sẽ ngày càng hoàn thiện hơn sẽ thuận lợi hơn cho
giáo viên trong việc tìm tòi, nghiên cứu để dạy cho học sinh để đảm bảo vừa giới
thiệu cho học sinh biết các quy tắc vừa rút ra được những quy tắc dễ hiểu nhất.
2. Đề xuất:

Được tiếp cận bộ sách giáo khoa mới rất hay và trực tiếp giảng dạy các em
học sinh khối 10 trong những năm qua, tôi xin có 1 số kiến nghị sau:
-Trong tủ sách thư viện của nhà trường nên có thêm 1 số sách tham khảo
liên quan đến phần phát âm Tiếng Anh, từ vựng Tiếng Anh để các em học sinh
có thể tìm đọc nhằm giúp các em cải thiện ngữ âm và vốn từ vựng của mình.VD:
Ship or Sheep, listen to me, listen carefully….
- Trang bị thêm cơ sở vật chất,ví dụ: đài, băng, đĩa để học sinh có thể học
cách phát âm do người bản địa phát âm.
Trên đây là những sáng kiến kinh nghiệm rất nhỏ bé của bản thân tôi giúp
học sinh cải thiện khả năng phát âm. Vấn đề dạy phát âm hiện là vấn đề chưa có
một chuẩn mực và các quy tắc về phát âm nào,nên việc phát âm và cải thiện phát
âm cho học sinh miền núi là cả một quá trình lâu dài và phức tạp. Rất mong
nhận được các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài của tôi có thể hoàn
thiện hơn,để trước mắt có thể cải thiện được kỹ năng phát âm cho học sinh
trường nhà theo chiều hướng tích cực, xa hơn là có thể áp dụng cho các trường
miền núi khác.Tôi xin chân thành cảm ơn.

18
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN
Thường Xuân, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết
Nguyễn Thị Kim Anh





19
V- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-English Phonetics
2-The English-vietnamese dictionary(Nguyễn Thành An-Mỹ Duyên)
3- Trình Quang Vinh,Ráp vần tiếng anh-phiên âm quốc tế
20
MỤC LỤC
Bìa……………………………………………………………………………… 1
I. Đặt vấn đề…………………………………………………………………… 2
II- Giải quyết vấn đề………………………………………………………… 2-4
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………2-3
2.Thực Trạng………………………………………………………………… 3-4
2.1.Thực trạng chung…………………………………………………………….3
2.2. Thực trạng riêng………………………………………………………… 3-4
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện……………………………………….4-18
Các biện pháp…………………………………………………………… 4-16
Kiểm nghiệm……………………………………………………………….17-18
IV. Kết luận và đề xuất…………………………………………………………18
1.Kết luận……………………………………………………………………….18
2.Đề xuất……………………………………………………………………… 18
V. Tài liệu tham khảo………………………………………………………….20

21

×