Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường
trong môn Sinh học
trong môn Sinh học
I. Gợi ý kiểm tra đánh giá
I. Gợi ý kiểm tra đánh giá
dạy học tích hợp GDMT
dạy học tích hợp GDMT
1. Mục đích của kiểm tra đánh giá
- Thông qua đánh giá, GV xác định được hiệu quả của
quá trình dạy học, chất lượng học sinh học tập, dựa
vào những thông tin đó để định hướng, điều chỉnh
phương pháp dạy học của mình.
- Đánh giá giúp giáo viên tạo động lực học tập cho học
sinh, giúp cho việc phản ánh kết quả học tập của học
sinh để bản thân học sinh, giáo viên có biện pháp
khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.
2. Nội dung đánh giá
2. Nội dung đánh giá
GV cần phải xác định những nội dung cần
đánh giá về GDMT đó là:
- Các kiến thức về môi trường mà học sinh tích
luỹ được.
- Khả năng vận dụng kiến thức sinh học cũng
như môi trường để giải thích các biện pháp
bảo vệ môi trường.
- Những chuyển biến trong thái độ học sinh đối
với các vấn đề về môi trường.
- Sự ham thích, hứng thú của học sinh đối với
những nội dung GDMT.
3. Các hình thức đánh giá
3. Các hình thức đánh giá
a. Đánh giá chính thức
* Bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ do GV
bộ môn hoặc nhà chuyên môn biên soạn.
* Đánh giá chính thức là công cụ định lượng kết quả
học tập của học sinh, dùng để so sánh giữa các học
sinh với nhau, đo lường được chất lượng học sinh.
* Công cụ để đánh giá chính thức:
- Câu hỏi tự luận
- Câu hỏi trắc nghiệm:
+ Dạng câu đúng sai
+ Dạng câu điền khuyết
+ Dạng câu trắc nghiệm nhiều lựa chon
Mục tiêu đánh giá bao gồm cả kiến thức, thái độ, hành vi
của học sinh, vì vậy câu hỏi được thiết kế cũng phải
nhằm đánh giá được 2 loại mục tiêu đó
- Để đánh giá thái độ thì thang xếp loại sẽ gồm các mức
độ
+ Rất đồng ý/ủng hộ.
+ Đồng ý/ủng hộ.
+ Lưỡng lự.
+ Không đồng ý
+ Phản đối
- Để đánh giá hành vi thì thang xếp loại gồm các mức độ
+ Rất thường xuyên
+ Thường xuyên
+ Thỉnh thoảng
b. Đánh giá không chính thức
b. Đánh giá không chính thức
Đánh giá không chính thức bao gồm các hình thức
- Quan sát: GV có thể quan sát thái độ hành vi của
học sinh trong lớp, trong các buổi học ngoài trời,
buổi ngoại khoá.
- Thảo luận và toạ đàm.
- Nói chuyện
GDMT là quá trình lâu dài, đặc biệt việc hình thành ý
thức, thái độ và những chuyển biến trong hành vi
của học sinh về GDMT không thể có trong ngày một
ngày hai. Lựa chọn cách đánh giá đúng giúp GV
điều chỉnh hướng đi của mình trong tích hợp dạy
học GDMT nhằm đạt mục tiêu của GDMT là xây
dựng một thế giới bền vững.
II. Hướng dẫn thực hành, thực tế,
II. Hướng dẫn thực hành, thực tế,
ngoại khoá về GDMT
ngoại khoá về GDMT
1. Thực hành
- Lớp 10 cơ bản: Bài 3 – Đa dạng thế giới sinh vật.
- Lớp 10 nâng cao: Bài 6 – Đa dạng thế giới sinh
vật.
- Lớp 11 cơ bản và nâng cao: Bài 33 – Xem phim
về tập tính của động vật.
2. Hướng dẫn hoạt động ngoại khoá
2. Hướng dẫn hoạt động ngoại khoá
a. Ngoại khoá bộ môn Sinh học
* Thành lập câu lạc bộ Sinh học của trường hoặc của
lớp.
* Nội dung sinh hoạt về GDMT: Học sinh có thể tổ chức
sinh hoạt với chủ đề về tình hình ô nhiễm không khí và
vai trò của thảm thực vật hoặc các VSV làm sạch môi
trường… sau khi học xong một số bài ở lớp 10.
* Hình thức
- Nghe báo cáo
- Chơi trò chơi về môi trường.
- Thi hiểu biết về chủ đề nhất định nào đó.
- Tìm hiểu môi trường ở địa phương.
- Làm bản tin về môi trường.
b. Các hoạt động ngoại khoá khác
* Tổ chức các lễ kỉ niệm những ngày có liên quan
đến môi trường:
- Ngày môi trường thế giới 6/5
- Ngày đất ngập nước 2/2 …
* Tổ chức các trò chơi về môi trường trong giờ
sinh hoạt tập thể của trường hoặc trong các buổi
kỉ niệm, ngày hội.
* Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về bảo vệ môi
trường.
* Tổ chức các cuộc thi viết, vẽ về môi trường.
III. Thiết kế mẫu một số mô- đun giáo
III. Thiết kế mẫu một số mô- đun giáo
dục môi trường
dục môi trường
III.1. Mẫu 1: Hãy sống hài hoà với thiên nhiên
A. Thiết kế mẫu
1. Tên bài: Bài 35- Môi trường sống và các nhân tố
sinh thái. Mục I: Môi trường sống và các nhân tố
sinh thái.
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Sinh học lớp
12.
3. Mục tiêu: Hình thành đạo đức môi trường và làm
rõ giá trị của môi trường đối với con người.
4. Chuẩn bị
a. Phần giáo viên
* Chuẩn bị những miếng bìa ghi tên một số loài ĐV
như: cá, hươu, chim, nai, hổ, báo… (lặp lại 2, 3
lần).
* Một số miếng bìa khác ghi nơi sống của những
động vật trên như: Nước, không trung, rừng (lặp
lại 2 lần). Những miếng bìa này đã được dán
thành hàng ở giữa 2 tờ bìa khổ A3 hoặc A4.
* Một bút dạ, một lọ keo dính.
b. Phần học sinh
Đọc trước nội dung bài, chuẩn bị tham gia hoạt
động.
5. Hệ thống việc làm
5. Hệ thống việc làm
a. Việc làm 1
-
GV treo 2 tờ bìa lớn (đã được gắn những tờ bìa
nhỏ viết tên môi trường sống của SV ) lên bảng,
đặt những mảnh bìa ghi tên sinh vật lên bàn. Gọi
2 học sinh xung phong lên chơi.
-
GV yêu cầu các em chọn các mảnh bìa trên bàn
dán thành cặp với các mảnh bìa gắn trên tờ bìa
lớn cho thích hợp.
-
Sau đó yêu cầu học sinh trả lời tại sao lại ghép
như vậy. Gọi 1, 2 em khác nhận xét, bổ sung.
(Các em sẽ nhận biết được rằng mỗi sinh vật
đều có môi trường sống của chúng)
b. Việc làm 2:
Giáo viên tiếp tục gọi hai em lên bảng, đề nghị các
em (dùng bút dạ) viết ra các yếu tố ảnh hưởng
đến đời sống của các sinh vật (thể hiện qua các
mũi tên)
c. Việc làm 3:
Yêu cầu các em khác nhận xét và bổ sung. (Các
em sẽ tìm được các yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm, nước, gió bão, đất, các sinh vật và con
người).
d. Việc làm 4:
* Giáo viên gọi một em xung phong xếp các
yếu tố trên theo nhóm
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Nhân tố con người
* Học sinh tham gia hoạt động theo hướng
dẫn của giáo viên, thảo luận và trả lời các
câu hỏi của giáo viên
Các câu hỏi có thể sử dụng
Các câu hỏi có thể sử dụng
Câu hỏi về nội dung trong
SGK
Câu hỏi khai thác nội dung GDMT
- Lý do nào khiến chúng ta ghép
các mảnh bìa thành cặp như
vậy?
- Qua các yếu tố được liệt kê trên
bảng, hãy phân tích những yếu tố
nào ảnh hưởng trực tiếp, yếu tố
nào ảnh hưởng gián tiếp đến sinh
vật? (Một sinh vật cụ thể)
- Chúng ta có thể phát biểu định
nghĩa về môi trường như thế
nào?
- Con người và các sinh vật khác nhau có
chịu ảnh hưởng chung của một số yếu tố
không?
- Con người chúng ta có phải là một phần
của môi trường thiên nhiên không?
- Con người có thể tác động làm thay đổi
một số nhân tố sinh thái hay không, những
sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến đời sống của sinh vật? Các nguồn lợi
trên Trái đất có phải chỉ để phục vụ riêng
cho con người không?
- Muốn sống hài hoà với thiên nhiên, con
người phải làm gì?
B. Những lưu ý cho giáo viên
B. Những lưu ý cho giáo viên
1. Nội dung kiến thức:
- Mọi sinh vật sống trên Trái đất, kể cả con người, có
mối quan hệ qua lại với nhau: chúng đều chịu sự
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhân tố
sinh thái (Nhân tố vô sinh, hữu sinh và con người),
vì vậy con người là một phần của thiên nhiên.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho tất cả các
sinh vật trên Trái đất chứ không chỉ riêng cho con
người, chúng ta cần sống hài hoà với thiên nhiên và
với các sinh vật khác.
2. Hệ thống câu hỏi:
Cần phối hợp hài hoà hai loại câu hỏi ở trên để vừa
hình thành các khái niệm trong SGK vừa khai thác
được nội dung GDMT.
III.2. Mẫu 2: Sử dụng hợp lý nguồn tài
III.2. Mẫu 2: Sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên
nguyên
A. Thiết kế mẫu
1. Tên bài: Bài 43 - Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
Mục II: Tháp sinh thái
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Sinh học lớp 12.
3. Mục tiêu: Hình thành đạo đức môi trường, kỹ năng ra
quyết định môi trường thông qua việc phân tích tính toàn
vẹn của HST, trong đó vai trò của con người là vô cùng
quan trọng.
4. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ thể hiện mối liên hệ sinh học trong quần xã
(chưa đánh mũi tên), tranh vẽ hình tháp sinh thái số
lượng.
- Hai cốc hạt vừng (bằng nhau)
5. Hệ thống việc làm
5. Hệ thống việc làm
a. Việc làm 1:
GV cho HS quan sát tranh vẽ để HS thảo luận và nhận xét
b. Việc làm 2:
•
GV goi 8 HS, chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS (A, B,
C, D) lần lượt đứng trước hai bàn đã được chia làm 5 ô
đánh số 1, 2, 3, 4, 5. Các em khác quan sát trò chơi.
•
Em A bốc vừng từ ô 1 sang ô 2, em B bốc vừng từ ô 2
sang ô 3. Cứ lần lượt cho đến hết. Đội nào có lượng
vừng thu được ở ô 5 nhiều hơn là thắng (chú ý: mỗi em
chỉ được dùng một tay và chỉ bốc một lần).
•
Trò chơi được tổ chức trong vòng 3 đến 5 phút
c. Việc làm 3
HS làm việc theo hướng dẫn của GV, thảo luận và trả lời
câu hỏi
Các câu hỏi có thể sử dụng
Các câu hỏi có thể sử dụng
Câu hỏi về nội
dung trong SGK
Câu hỏi khai thác GDMT
- Có những mối
liên hệ sinh học
nào trong quần xã?
(Đánh mũi tên)
- Có nhận xét gì về
số lượng các loài
qua các bậc của
hình tháp sinh
thái?
- Sau trò chơi bốc vừng các em có nhận
xét gì? Lượng vừng thu được ở ô số 5
của hai đội có khác nhau không? Tại
sao có sự khác nhau đó?
- Yếu tố nào cần thiết để chiến thắng
trong trò chơi này?
- Qua trò chơi, em có nhận xét gì về việc
sử dụng năng lượng và tài nguyên của
con người? Chúng ta cần làm gì để sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên?
B. Lưu ý cho giáo viên:
B. Lưu ý cho giáo viên:
1. Về nội dung kiến thức:
- Trong HST, các sinh vật có mối quan hệ qua lại
với nhau và với môi trường xung quanh. Hệ số
sử dụng có lợi các chất dinh dưỡng và năng
lượng giảm dần ở mỗi bậc theo các mắt xích.
- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
chính là duy trì và phát triển cuộc sống của
chúng ta.
- Đây không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà là trách
nhiệm chung của cả cộng đồng
2. Về hình thức tổ chức:
- Nếu sau trò chơi bốc vừng mà hai nhóm hoà thì
gọi hai nhóm khác làm lại (ít xảy ra)
-
Có thể thay bằng trò chơi múc nước: chia làm
hai nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một xô đựng đầy
nước và một xô không chứa nước, để cách
nhau khoảng 10 m. Các em trong nhóm lần lượt
dùng cốc nhựa (có đục thủng nhiều lỗ ở đáy)
múc nước từ xô đầy sang xô không, tới khi hết
nước thì thôi. HS so sánh lượng nước thu được
với lượng nước ban đầu, so sánh lượng nước
thu được của hai nhóm và nhận xét.
-
GV sử dụng hệ thống câu hỏi tương tự ở bảng
trên.
III.3. Mẫu 3: Xây dựng lưới thức ăn
III.3. Mẫu 3: Xây dựng lưới thức ăn
A. Thiết kế mẫu:
1. Tên bài: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (Bài 43)
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Sinh học lớp 12
3. Mục tiêu:
- Hình thành khái niệm đạo đức môi trường
- Nhận biết được vấn đề đa dạng sinh học đang bị đe doạ
4. Chuẩn bị:
a. Phần GV: Làm các miếng bìa cứng có hình thù khác nhau
trên đó viết tên một số loài động vật, thực vật (có cả tên
người), bằng bút màu cùng một số bìa cứng hình mũi tên.
Sau mỗi miếng bìa có gắn nam châm (nếu bảng gắn là
bằng sắt) hoặc băng dính hay vải dính.
b. Phần HS: Đọc trước nội dung phần chuỗi thức ăn và lưới
thức ăn.
5. Hệ thống việc làm
5. Hệ thống việc làm
a. Việc làm 1
GV giao việc: Trên bàn GV đã có sẵn các miếng
bìa cứng có đề tên các loài động vật, thực vật.
Cả lớp chia thành 3 đội để thi lắp ghép lưới thức
ăn lên bảng trong thời gian 3 phút, đội nào lắp
được lưới rộng, đa dạng và nhanh là đội đó
thắng.
b. Việc làm 2
Chia lớp thành 3 đội thực hiện. Sau khi HS làm
xong thì cho thảo luận đánh giá. Yêu cầu một
HS lên dỡ bỏ một số mắt lưới và một HS khác
lên điều chỉnh lại lưới thức ăn.
Tiếp tục cho HS thảo luận các câu hỏi ở bảng dưới đây
Tiếp tục cho HS thảo luận các câu hỏi ở bảng dưới đây
Câu hỏi về khái niệm
nội dung SGK
Câu hỏi khai thác GDMT
- Thế nào là lưới thức
ăn?
- Mối quan hệ giữa
các loài trong lưới
thức ăn là quan hệ gì?
- Vai trò của mỗi mắt
xích trong lưới thức
ăn.
-
Độ đa dạng của lưới thức ăn có ý
nghĩa gì?
-
Vai trò của con người trong từng lưới
thức ăn?
- Lưới thức ăn suy giảm thì con người
chịu ảnh hưởng không? Tại sao?
-
Trong trường hợp như thế nào thì lưới
thức ăn không tồn tại nữa?
- Vậy sự đa dạng sinh học là gì? Ý nghĩa
của nó? Hiện nay con người có cần
quan tâm đến độ đa dạng sinh học
không? Vì sao? Con người cần làm gì
để bảo vệ độ đa dạng sinh học?
B. Những lưu ý cho giáo viên
B. Những lưu ý cho giáo viên
1. Về nội dung kiến thức
- Con người trong lưới thức ăn có 3 vai trò: vừa là
một mắt xích của lưới thức ăn, vừa có tác động
mạnh nhất tới độ đa dạng của lưới thức ăn,
đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng nhất khi sử
dụng trực tiếp sinh vật sản xuất
- Đa dạng sinh học là sự tồn tại và phát triển các
loài sinh vật mà mỗi sinh vật đều có vai trò quan
trọng đối với sự cân bằng sinh thái.
- Khi mất quá nhiều mắt xích thì lưới thức ăn
không tồn tại, tức là phá vỡ cân bằng sinh thái
và con người sẽ chịu hậu quả trực tiếp.