Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 90 trang )


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của KH-KT và công nghệ. Nhờ khối
óc thơng minh cùng đơi bàn tay khéo léo, con người không những chiếm lĩnh được
thế giới tự nhiên mà cịn cải tạo nó để phục vụ nhu cầu phát triển vơ tận của mình.
Và ở thời đại mới này, giáo dục ngày một phát triển lớn mạnh hơn để có thể đào tạo
những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao, có năng lực giải
quyết vấn đề đặt ra từ cuộc sống, để có thể phục vụ cho xã hội. Trong “Thư gửi các
thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ và các em học sinh, sinh viên nhân ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11/2007”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – PGS.TS Nguyễn
Thiện Nhân đã nhắc nhở “Trong thế kỉ 21 của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, của
xã hội thông tin và kinh tế tri thức, thời gian là tài nguyên vô giá, không thể tái tạo
được. Hãy làm sao mỗi giờ các em tới trường là một giờ khám phá, nhận thức được
nhanh sâu sắc thế giới tự nhiên, cuộc sống văn hóa, lịch sử dân tộc và nhân loại”.
Để đáp ứng đựợc những yêu cầu đó cũng như để có được những giờ học lý thú cho
các em học sinh, người giáo viên không những cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản trong sách giáo khoa mà cần phải có những biện pháp để phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó học sinh có thể trả lời được những
câu hỏi “Tại sao?” nảy sinh từ thực tiễn, tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ về
cuộc sống và thế giới xung quanh.
Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trị quan trọng trong cuộc
sống và cần thiết đối với các ngành khoa học cơng nghệ khác. Kho tàng kiến thức
hóa học vơ cùng to lớn và ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển của nhân
loại. Nhưng trên thực tế thì giáo dục đang đứng trước một thực trạng là thời gian
học có hạn mà kiến thức nhân loại là vơ hạn nên giáo viên không thể cung cấp hết
cho học sinh được. Vì vậy, việc gây hứng thú cho các em về mơn hóa học để chúng
có thể tự tìm hiểu, khám phá, bổ sung kiến thức cho bản thân là thực sự cần thiết và



rất cần đựợc quan tâm. Và thực trạng một bộ phận học sinh khơng u thích mơn
hóa là một trong những nguyên nhân xuất phát từ phương pháp dạy của giáo viên.
Với những lí do trên, tơi chọn đề tài : “Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy bộ môn hóa học ở trƣờng
THPT” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, lựa chọn các biện pháp nâng cao hứng thú, giúp nâng cao hiệu
quả q trình dạy học hóa học ở trường THPT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu bản chất và các qui luật của việc nâng cao
hứng thú trong dạy học hóa học
- Nghiên cứu những biện pháp nâng cao hứng thú trong dạy học hóa học
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Q trình dạy học hóa học ở trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Việc nâng cao hứng thú học tập mơn hóa học ở trường THPT
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp nâng cao hứng thú học tập
cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT
- Các thí nghiệm hóa học vui
- Các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn
- Thơ về hóa học, câu đố vui về hóa học, trị chơi ơ chữ về hóa học.
- Khám phá về nguồn gốc đặt tên các nguyên tố
- Các câu chuyện vui về các nhà hóa học
- Các chuỗi phản ứng có hình ảnh sinh động, mới lạ



Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.1. Mục tiêu học tập mơn hóa học ở trƣờng THPT [6]
Mơn hóa học trong trường THPT giữ một vai trị quan trọng trong việc hình
thành và phát triển trí dục của học sinh.
- Mục tiêu của việc học tập mơn hóa học là trang bị cho các em những cơ sở
khoa học của hóa học ở mức độ cần thiết để họ có thể đi vào cuộc sống hoặc tiếp
tục lên bậc Đại học hoặc các trường chuyên nghiệp
- Giúp cho học sinh có được sự hiểu biết đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao
cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thơng qua các bài học,
giờ thực hành…của hóa học.
- Hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu hóa học, phát triển năng
lực quan sát và trí tưởng tượng khoa học.
- Học hóa để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn. Đồng thời là sự khởi
nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ cho đời sống con
người.
- Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời
sống, tinh thần của con người, góp phần hình thành cho học sinh những quan điểm
thế giới quan khoa học, đạo đức và tình cảm của người lao động mới của đất nước.
1.2. Thực trạng học tập hóa học của học sinh THPT hiện nay [7]
Nhìn chung về thực trạng học tập mơn hóa học của học sinh THPT hiện nay
thì có tới 28% học sinh khối lớp 10 u thích mơn hố học, và con số này đã tăng
lên tới 41,5% học sinh khối lớp 11, 12 u thích mơn hố học, 48% học sinh lớp 10
cho rằng mơn hố học là khơng quan trọng, nhưng ngược lại đối với học sinh lớp 11
và 12 chỉ có 39,5%. Các em u thích mơn hóa do mơn hóa có nhiều ứng dụng
trong thực tế, kế đến là mơn hóa có nhiều thí nghiệm vui hấp dẫn. Ngược lại các em
khơng thích mơn hóa cho rằng mơn hóa khó hiểu rắc rối nhàm chán. Và theo tình
hình hiện nay thì đa số các em học theo cách nghe và ghi chép hoặc nghe đọc và ghi
chép lại, trả lời câu hỏi khi giáo viên phát vấn, chỉ nghiên cứu và tìm hiếu các câu



hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Các em học một cách thụ động theo sách vở,
theo phương pháp dạy học của giáo viên nói gì biết nấy và ghi chép đầy đủ, khơng
phát biểu, đóng góp ý kiến trong giờ học mà khơng tìm tịi, mở rộng kiến thức. Điều
này dẫn đến kết quả là hiểu bài lơ mơ, cái gì cũng khơng chắc chắn, hay khi đọc lại
rất khó hiểu và khó nhớ.
Các em dành thời gian cho mơn hóa khơng nhiều. Cách học của các em có
phần đối phó để trả bài để được điểm tốt, một số em còn rất lơ là đối với việc học
mơn hóa. Trong giờ học phần lớn các em ngồi tập trung nghe giảng nhưng nghe
giảng một cách thụ động, số em ngồi nghe giảng có tham gia phát biểu ý kiến xây
dựng bài chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp.
Khoảng 61% các em học lướt qua, tóm tắt ý chính; 23,3% học chi tiết, tỉ mỉ và
hiểu bài sâu sắc vấn đề; 15,7% đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi của giáo viên
trước khi đến lớp. Ngoài ra chỉ có 21% học sinh làm bài tập về nhà sau khi học
xong hay làm trước hôm học vài ngày, số cịn lại khơng chú ý nhiều tới bài tập về
nhà. Điều này thể hiện là các em chưa thực sự hứng thú khi học hóa học
Về thái độ, ý thức, kĩ năng của các em đối với bài tập hóa ta thấy học sinh bây
giờ rất thực tế. Các em chủ yếu làm bài tập giáo viên cho, giải theo cách giáo viên
hướng dẫn, làm bài tập căn bản, khi khơng biết thì tranh luận với bạn bè. Điều này
thì cũng hồn tồn phù hợp với thực tế. Các em khơng chỉ học mơn hóa mà cịn
nhiều mơn khác nữa nên khơng có nhiều thời gian để tìm hiểu thêm kiến thức ngồi,
tìm những cách giải hay, ngắn gọn có chăng thì chỉ có ở những học sinh giỏi
Tuy nhiên, bên cạnh cũng còn một phần nhỏ các em học sinh chịu khó tìm
thêm bài tập để làm, giải bằng nhiều cách giải khác nhau. Khi gặp bài tốn khó thì
thảo luận với bạn bè, nếu khơng giải quyết được thì hỏi giáo viên, tìm thêm sách
tham khảo. Tuy nhiên, số học sinh đó chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Nhưng đó vẫn là một
điều đáng mừng cho nền giáo dục nước nhà vì cịn có những học sinh ham học hỏi
có niềm say mê khoa học, yêu thích mơn hóa học và biết vượt qua thử thách
Về cách học mơn hóa của các em thì có khoảng 54,69% các em có phương
pháp học hóa tốt; học lý thuyết trước sau đó vận dụng vào việc giải bài tập. Mơn

hóa là mơn lý thuyết tương đối nhiều, các em làm bài tập, thực hành khi đã nắm


vững lý thuyết. Vì vậy nên nắm vững lý thuyết trước khi làm bài tập. Cách học vừa
làm bài tập vừa xem lý thuyết cũng khơng hiệu quả vì các em sẽ quên. Có em lại bắt
tay vào làm bài ngay đến khi làm khơng được thì thơi và có em lại chỉ làm được
những bài mà giáo viên đã làm.
1.3. Phƣơng pháp dạy học hóa học và tình hình dạy học hóa học ở trƣờng
THPT hiện nay
Vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh đã và đang là nhiệm
vụ đặt ra cho ngành giáo dục của nước ta. Việc phát huy tính tích cực của học sinh
là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những con người lao động
sáng tạo, làm chủ đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp
dạy học ở các trường THPT chưa nhiều, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các
kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở. Tình trạng chung hàng ngày vẫn là
“ Thầy đọc – trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hiện, giải thích minh họa
bằng tranh
Các hình thức hoạt động của giáo viên và các phương pháp dạy mà giáo viên
sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học sinh hoạt động, chưa chú trọng vào
việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo.
Các phương pháp dạy học được sử dụng chưa thể hiện được phương pháp
nhận thức khoa học bộ môn, các phương tiện trực quan, phương pháp nghiên cứu
được sử dụng q ít và chất lượng khơng cao. Đối với hóa học thì phương pháp
nhận thức khoa học đặc trưng là thí nghiệm hóa học thì chưa được thể hiện trong
nhiều giờ lên lớp, nếu có cũng chỉ là một số thí nghiệm minh họa do giáo viên thực
hiện, rất ít giờ học mà học sinh làm thí nghiệm, nhất là nhiều trường học ở các tỉnh
miền núi thì cơ sở vật chất còn thiếu thốn
Giáo viên chưa cho học sinh hoạt động nhiều, còn nặng về nghe giảng, ghi
chép rồi học thuộc, học sinh ít được suy luận, động não. Thời gian dành cho học
sinh hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư

duy. Học sinh chưa được trở thành chủ thể hoạt động. Hình thức hoạt động của học
sinh cũng đơn điệu, ít được động não và thường ít được chủ động tích cực. Do vậy,
với phương pháp dạy học này của giáo viên sẽ làm học sinh thụ động, ít tư duy,


sáng tạo và học sinh thường gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liên quan
đến thực tế.
Giáo viên chủ yếu dựa vào sách vở là chính mà khơng chú ý đến vấn đề phải
làm thế nào để tạo được sự hấp dẫn, sự hứng thú cho các em, làm phong phú thêm
tiết dạy của mình, làm thế nào để học sinh học một cách có hiệu quả.
1.4. Các xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao
hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh [8]
Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, trong đó có nhiều
khái niệm khó và trừu tượng. Cho nên một trong những định hướng đổi mới dạy
học hóa học là: khai thác đặc thù mơn hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa
dạng phong phú cho học sinh trong mỗi tiết học, giúp học sinh chủ động tự chiếm
lĩnh kiến thức kĩ năng trong giờ học. Đó là việc tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa
học, nhất là những thí nghiệm mang tính sáng tạo và gần gũi với thực tế, sử dụng
các phương tiện trực quan, các phương tiện kĩ thuật dạy học trong dạy học hóa học,
sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của học sinh, nhiều phương pháp dạy
học của giáo viên nhằm giúp học sinh được hoạt động chủ động tích cực sáng tạo.
Đổi mới bằng việc cho học sinh tích cực hoat động, tăng thời gian dành cho
học sinh hoạt động trong giờ học
+ Giảm thuyết trình của giáo viên xuống 40-50% thời gian của một tiết học
+ Khi học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa tại lớp, cần yêu cầu học sinh trả
lời những câu hỏi tổng hợp địi hỏi học sinh phải so sánh, khái qt hóa, suy luận
nhằm khắc sâu và vận dụng sáng tạo kiến thức
Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động tích cực sáng tạo của học sinh
+ Thường xuyên dạy cho học sinh giải quyết các vấn đề học tập (bài tốn thực
nghiệm) và các vấn đề có liên quan đến thực tiễn từ thấp đến cao

+ Trong mỗi tiết dạy có thế cho học sinh tiếp xúc với các thí nghiệm hóa học
mang nội dung bài học, nhất là các thí nghiệm hóa học liên quan đến thực tế, các
thí nghiệm hóa học vui
+ Để nâng cao hiệu quả dạy và học mơn hóa học giáo viên nên kết hợp việc
dạy với việc mở rộng, giải thích các hiện tượng thực tiễn, có thể cung cấp cho học


sinh một số thơng tin về nhà hóa học, về nguồn gốc lịch sử của một số nguyên tố
khi dạy các bài có nội dung liên quan hoặc kèm theo đó là những câu đố vui về hóa
học hay thơ về hóa học với mục đích góp phần sao cho kiến thức hóa học trở nên dễ
hiểu, thiết thực và gần gũi với đời sống, sẽ giúp tiết học thêm phong phú, tạo sự
hứng thú cho các em trong giờ hóa học, đồng thời giúp các em hiểu nhanh, khắc sâu
và nhớ lâu kiến thức.


Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC
TẬP CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY BỘ MƠN HĨA HỌC
Ở TRƢỜNG THPT
2.1. Vai trò của một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
trong việc dạy học hóa học ở trƣờng phổ thơng
Việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới, cung cấp cho học sinh
những vấn đề hóa học gần gũi với cuộc sống, ở xung quanh ta, giáo viên có thể sử
dụng nhiều biện pháp khác nhau, thơng qua những hình thức khác nhau, có thể đưa
vào khi giảng bài mới thơng qua các câu hỏi, cách đặt vấn đề, có thể đưa thơng tin
cho học sinh, cũng có thể đưa vào trong các giờ luyện tập, ôn tập
Việc áp dụng một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong
mỗi giờ học mơn hóa học cũng là vấn đề đáng chú trọng đối với giáo viên và cả các
trường THPT và phải áp dụng sao cho thích hợp với kiến thức từng bài học, từng
chương của môn học cũng cần được lưu ý. Nó có vai trị quan trọng trong việc đem
lại chất lượng học tập của học sinh và việc giảng dạy đối với giáo viên bộ mơn hóa

học một cách có hiệu quả.
- Việc áp dụng một số biện pháp nâng cao hứng thú học tâp sẽ góp phần cho
mỗi giờ học hóa học thêm sinh động, phong phú, lôi cuốn, đưa kiến thức đến với
học sinh một cách nhẹ nhàng hơn để các em say mê, u thích hơn mơn hóa học.
- Giúp các em mở rộng và đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái
nhưng rất sâu sắc và phát huy tính tìm tịi, sáng tạo của học sinh
- Giúp học sinh củng cố kiến thức, cũng như giúp học sinh khắc sâu và nhớ lâu
kiến thức
- Giúp học sinh có được sự tập trung cao độ và sự say mê trong hoạt động học
tập, thúc đẩy các em học tập một cách tích cực hơn và sáng tạo hơn


2.2. Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong việc dạy
học hóa học ở trƣờng THPT
2.2.1. Nâng cao hứng thú bằng các thí nghiệm hóa học vui
Thí nghiệm vui về hóa học là một trong những phương tiện dạy học quan
trọng để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Nó làm sáng tỏ lý thuyết, khơi
dậy tính tị mị khoa học cho học sinh, rèn luyện kĩ năng thực hành và nghiên cứu
khoa học, thói quen giải quyết các vấn đề bằng khoa học
Ví dụ 1: Cùng làm “kem đánh răng hiệu con voi”
Chuẩn bị: Một chai nước không, màu thực phẩm, xà phòng rửa chén, dd
H2O2, dd KI
Cách tiến hành: Cho khoảng 20ml dung dịch H2O2 vào chai. Sau đó cho xà
phòng rửa chén vào. Cho tiếp khoảng 2 giọt màu thực phẩm (xanh hoặc đỏ) vào và
tiếp tục cho một ít dung dịch KI vào hỗn hợp dung dịch trên. Hãy chờ điều lí thú
xảy ra
Giải thích: Theo nguyên tắc là phải dựa trên phản ứng phân hủy H2O2 trong
mơi trường xà phịng để có thể tạo bọt. Trên thực tế, H2O2 là một chất tương đối
bền, vì vậy, để H2O2 có thể tự phân hủy, cần phải có sự tham gia của các chất xúc
tác. Những xúc tác này thông thường là những kim loại như sắt hay oxit mangan.

Đối với thí nghiệm này, chúng ta cũng sử dụng dung dịch KI với mục đích tương
tự. Khi cho KI vào, ban đầu H2O2 sẽ phản ứng một phần với KI để sinh ra I2. Sau
đó, phần KI cịn lại sẽ đóng vai trị là chất xúc tác để H2O2 tự phân hủy ra O2 và H2
(phản ứng tự oxi hóa khử). Oxi sinh ra này sẽ kết hợp với xà phịng lỏng tạo ra các
bọt khí và trào ra khỏi miệng chai, tạo ra một dòng chất lỏng như kem đánh răng mà
chúng ta thấy.
Thí nghiệm trên xảy ra với 2 PTPƯ :

H2O2 + 2KI  I2 + 2KOH
 H2O + O2 (Phần KI còn lại là chất xúc tác)
2H2O2 

GV có thể sử dụng thí nghiệm này trong bài 42: Ozon và hiđro peoxit (Lớp 10
nâng cao)
Ví dụ 2: Mật thư


Chuẩn bị: 1 tờ giấy trắng, dung dịch axit sunfuric loãng, đũa thủy tinh, đèn
cồn
Cách tiến hành: Dùng đũa thủy tinh chấm axit H2SO4 loãng rồi viết nội dung
bức mật thư lên tờ giấy trắng, để cho khơ. Sau đó giao bức thư cho học sinh giải
mã. Học sinh dùng đèn cồn hơ nóng tờ giấy thì nội dung sẽ hiện lên dưới dạng chữ
màu đen
Giải thích: Thí nghiệm này dựa trên tính háo nước của axit sunfuric đặc. Lúc
đầu, axit H2SO4 lỗng thấm lên tờ giấy trắng khơng gây hiện tượng gì, nhưng khi hơ
nóng thì axit trở nên đặc, sẽ chiếm nước của chất xenlulozơ, là thành phần chính
của giấy, sinh ra cacbon làm cho nét chữ hóa đen.
(C6H10O5)n → 6nC + 5nH2O (chất xúc tác: H2SO4 đặc)
Đây là một thí nghiệm vui đơn giản, GV có thể sử dụng để học sinh có thể
khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của axit sunfuric đặc. Một tính chất hóa học

cũng khơng kém phần quan trọng đó là tính háo nước – Bài 45: Hợp chất có oxi của
lưu huỳnh (Chương trình lớp 10)
Ví dụ 3: Nước đá phát hỏa
Chuẩn bị: Cốc thủy tinh 250ml, mẩu đá CaC2 (đất đèn), diêm
Cách tiến hành: Lấy một mẩu đá màu xám CaC2 khoảng bằng hạt điều vào cốc
thủy tinh 250ml. Tiếp tục cho vài viên nước đá vào cốc. Sau đó đốt que diêm châm
vào cốc. Trên bề mặt viên nước đá cháy với ngọn lửa giống như những viên nước
đá đang cháy.
Giải thích: CaC2 tác dụng với nước tạo khí C2H2
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Khí C2H2 thốt lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá
cháy vậy.
2C2H2 + 5O2 → 4CO2↑ + 2H2O
Thơng qua thí nghiệm này, GV sẽ củng cố được một tính chất hóa học của khí
axetilen là tác dụng với oxi khơng khí và học sinh sẽ nhớ được phương trình dùng
để điều chế khí axetilen đi từ CaC2 (đất đèn) (Chương trình lớp 11)
Ví dụ 4: Bắn cháy tàu chiến địch


Chuẩn bị: Giấy thấm nước, mẩu natri (kali) (hạt đậu xanh), chậu thủy tinh, dd
phenolphthalein
Cách tiến hành: Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào
trong tàu một mẫu kim loại natri (hoặc kali) to bằng hạt đậu xanh rồi thả vào chậu
nước đã được thêm vài giọt phenolphthalein không màu. Sau vài phút tàu sẽ tự bốc
cháy và nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh
tàu chiến địch bị bắn cháy, máu giặc nhuốm đỏ dịng sơng
Giải thích: Nước thấm qua giấy, tác dụng với natri (hoặc kali), theo PTPƯ
sau:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
2K + 2H2O → 2KOH + H2↑

Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí H2 thốt ra tự bốc cháy, đồng thời
NaOH (hoặc KOH) tạo thành làm cho phenolphtalein không màu chuyển sang màu
hồng.
Ví dụ 5: Điệu vũ Natri
Chuẩn bị: Cốc thủy tinh 100ml, dung dịch phenolphthalein, dầu hỏa, mẩu
natri
Cách tiến hành: Đổ 30 ml nước cùng vài giọt dung dịch phenolphtalein vào
một cốc dung tích 100 ml và rót 50 ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Lấy một
miếng natri cạo sạch, nhỏ bằng hạt đậu đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm
xuống, nổi lên rồi lai chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 – 20 lần cho đến khi miếng
natri tan hết. Trong khi đó lớp nước phía dưới từ trong suốt biến đổi thành màu
hồng
Giải thích: Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Khi tiếp xúc với nước thì
natri lập tức tác dụng với nước giải phóng hiđro theo phương trình
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Bọt khí hiđro bao bọc mẩu natri và đệm khí đó đã đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa.
Tại đây, các bọt khí tách ra và mẩu natri lại bị chìm xuống
Chú ý: Trong thí nghiệm trên, mẩu natri hoặc kali nhất thiết chỉ lấy được to
bằng hạt đậu xanh. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mãnh liệt, sẽ nổ, nguy hiểm.


Thơng qua thí nghiệm trên, học sinh sẽ củng cố được một tính chất hóa học
của kim loại kiềm là tác dụng với nước, phenolphtalein trong môi trường bazơ và
biết được sự nguy hiểm khi natri hay kali khi tiếp xúc với nước với khối lượng lớn
sẽ gây nổ → để có cách xử lí khi làm thí nghiệm với natri hay kali (Chương kim
loại kiềm – Lớp 12)
Ví dụ 6: Mưa lửa
Chuẩn bị: Bình miệng rộng, dung dịch NH3, bột Cr2O3
Cách tiến hành: Rót 100 ml dung dịch NH3 vào một bình miệng rộng rồi đun
nhẹ. Sau đó đổ từ từ vào bình bột Cr2O3 đã đun nóng trên một miếng kim loại.

Những đốm lửa sáng như sao lả tả rơi xuống giống như một trận mưa lửa
Giải thích: Ở đây không phải Cr2O3 tác dụng với NH3 mà là q trình oxi hóa
NH3 bởi oxi của khơng khí có Cr2O3 làm xúc tác
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
Phản ứng xảy ra trên bề mặt của các hạt Cr2O3 và tỏa nhiều nhiệt làm các hạt
này nóng sáng lên
GV có thể sử dụng thí nghiệm khi dạy về tính khử của NH 3 trong bài 11:
Amoniac và muối amoni (Lớp 11 nâng cao)
Ví dụ 7: Hiện tượng núi lửa phun trào
Chuẩn bị: 100g mạt sắt, bột lưu huỳnh, đĩa hoặc khay sắt, đất sét, que gỗ.
Cách tiến hành: Lấy 100 gam mạt sắt mịn cùng với 50 gam bột lưu huỳnh,
trộn kĩ và đổ vào một chút nước nóng cho tới khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó,
đặt hỗn hợp lên một đĩa hoặc khay sắt và lấy đất sét nhào trộn với những hòn sỏi
nhỏ, đắp phủ lên hỗn hợp mạt sắt và lưu huỳnh sao cho giống như một ngọn núi thật
sự. Dùng que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ qua lớp đất sâu. Sau 10 – 12 phút, núi
lửa tí hon bắt đầu hoạt động, từ miệng phun khói bốc lên mù mịt và “dung nham”
phun trào ra dữ dội, giống hệt một ngọn núi lửa trong thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng
nổ.
Giải thích: Fe và S sau khi tiếp xúc một thời gian ngắn, bắt đầu phản ứng tạo
thành FeS. Phản ứng tỏa nhiệt làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt phản ứng mạnh,
làm cả khối “sơi” trào ra ngồi.


Một thí nghiệm vui như trên sẽ giúp GV giảm bớt căng thẳng học tập cho học
sinh và củng cố kiến thức về tính chất hóa học của kim loại sắt (Chương trình lớp
12)
Ví dụ 8: Đốt cháy bàn tay
Chuẩn bị: Chậu nước, axeton.
Cách tiến hành: Xắn tay áo rồi nhúng cả
bàn tay và cổ tay vào chậu nước. Sau đó nhỏ

vài giọt axeton vào lịng bàn tay và châm
nhanh ngọn lửa đèn cồn. Bàn tay sẽ bắt lửa và
bốc cháy. Axeton sẽ cháy rất nhanh và chỉ một
loáng là cháy hết, ngọn lửa sẽ tắt. Lúc đó, ta

Hình 1: Thí nghiệm “ Đốt cháy

chỉ thấy hơi nóng chứ khơng hề bị bỏng.

bàn tay”

Giải thích: Axeton là chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất nhanh. Với vài
giọt như vậy, khi cháy nhiệt lượng tỏa ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước trên
da tay. Vì thế, ta chỉ cảm thấy nóng chứ khơng sao cả.
GV có thể sử dụng thí nghiệm này ở bài 59: Anđehit và xeton (Chương trình
lớp 11)
2.2.2. Nâng cao hứng thú cho học sinh bằng câu hỏi hóa học có liên quan đến
thực tiễn
- Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến
thức một cách sinh động, phong phú và hấp dẫn, học sinh nắm được kiến thức một
cách sâu sắc.
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Trong tiết ôn tập, học
sinh sẽ buồn chán nếu chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu biết hơn về thiên nhiên, về môi trường xung quanh ta,về
các ngành sản xuất hóa học
- Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống,
lao động sản xuất và bảo vệ môi trường.
- Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát độc
lập, thông minh và sáng tạo



- Rèn luyện cho học sinh đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lịng say
mê khoa học Hóa học. Câu hỏi thực tiễn, thực nghiệm cịn có tác dụng rèn luyện
văn hóa lao động.
Ví dụ 1: Vai trị của Ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào?
Trả lời: Ozon có khả năng “cải tạo” nước thải, có thể khử các chất độc như:
phenol, hợp chất xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hơp chất hữu cơ gây bệnh…có
trong nước thải và Ozon có thể tác dụng với ion kim loại (sắt, thiếc, chì, mangan…)
biến nước thải thành nước sạch
Trên tầng cao khí quyển 10 – 30 km quanh trái đất, Ozon tồn tại thành một
tầng khí quyển riêng, có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia
tử ngoại làm cho người, động thực vật bị đột biến gen, gây bệnh nan y…Gần đây do
công nghiệp phát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực…thải vào
khí quyển một lượng bụi và khí ơ nhiễm, thì Ozon lại góp phần oxi hóa chất gây ơ
nhiễm, cũng chính vì vậy tầng Ozon bị mỏng dần. Trong vịng 50 năm gần đây,
lượng Ozon mỏng đi khoảng 1%, có một số nơi tầng Ozon bị thủng và gây ra khơng
ít hiện tượng như: bão, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y…
Đây là vấn đề có liên quan đến giáo dục môi trường và qua bài học, học sinh
hiểu được tầm quan trọng của Ozon, vừa có ý thức bảo vệ mơi trường và kích thích
sự tìm hiểu về vấn đề này. GV có thể đưa câu hỏi trên vào bài 42: Ozon và hiđro
peoxit (Lớp 10 nâng cao)
Ví dụ 2: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và
dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong
nước bởi vì lượng clo dư sẽ gây nguy hiểm cho con nguời và môi trường. Cách đơn
giản để kiểm tra lượng clo dư là dung dịch KI và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng
của quá trình này? Viết PTPƯ (nếu có)?
Trả lời: Cho nước máy đã xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dung dịch KI
không màu, thêm 1ml hồ tinh bột. Nếu nước máy còn dư clo, clo sẽ tác dụng với KI
giải phóng ra I2, khi I2 gặp tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh.
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2



Thông qua bài tập này, học sinh sẽ củng cố được kiến thức: PTPƯ điều chế I2,
tính chất hóa học của halogen mạnh đẩy được halogen yếu ra khỏi dung dịch muối
của nó, biết cách nhận biết I2. GV có thể đặt câu hỏi này trong bài luyện tập chương
5 về halogen (Chương trình lớp 10)
Ví dụ 3: Tại sao khơng dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF?
Trả lời: Tuy dung dịch HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn
mịn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho
dung dịch HF vào thì có phản ứng xảy ra
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi học
bài Flo và hợp chất của nó. Học sinh biết giải thích và vận dụng trong thực tiễn
tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. GV có thể hỏi học sinh sau khi
dạy xong bài 34: Flo (Lớp 10 nâng cao)
Ví dụ 4: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước
vơi như bị sơi lên và nhiệt độ hố vơi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng
của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tơi vơi hoặc sau khi tơi vơi ít
nhất 2 ngày?
Trả lời:
Khi tơi vơi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
CaO + H2O  Ca(OH)2

Phản ứng này xảy ra rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo
cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên
nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh
rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng
GV có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh ở bài 31: Một số hợp chất của kim loại
kiềm thổ (Lớp 12 nâng cao) vừa giúp các em biết được tính chất hóa học của Canxi
hiđroxit (Ca(OH)2) – Một hợp chất quan trọng của canxi, vừa giúp các em có được

kiến thức thực tế.
Ví dụ 5: “Hiện tượng mưa axit” là gì? Tác hại của nó như thế nào?


Trả lời: Khí thải cơng nghiệp và
khí thải của các động cơ đốt trong có
chứa các khí SO2, NO2, NO…Các khí
này tác dụng với O2 và hơi nước trong
khơng khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có
trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo
ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric
Hình 2: Mưa axit

HNO3

2SO2 + O2 + 2H2O  2H2SO4

2NO + O2 
 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O 
 4HNO3
Axit H2SO4 và axit HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trị chính của mưa

axit là H2SO4, cịn HNO3 đóng vai trị thứ 2
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit
làm mùa màng thất thu và phá hủy các cơng trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá
cẩm thạch, đá vơi, đá phiến (các loại đá này có thành phần chính là CaCO 3):
CaCO3 + H2SO4  CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O



Hình 3: Tác hại của mưa axit
Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu
quả nghiêm trọng, đặc biệt là những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm
môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt nam chúng ta đang rất chú trọng


vấn đề này. Do vậy mà GV phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện
tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường.
Cụ thể GV có thể đặt câu hỏi trên liên hệ thích hợp với mơi trường trong bài 31:
Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (Lớp 12 nâng cao)
Ví dụ 6: Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?
Trả lời: Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa
nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn thì phản ứng này diễn ra, nhiều nhiệt tỏa ra
được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.
Ví dụ 7: Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu
than củi?
Trả lời: Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm làm
cho cơm đỡ mùi khê.
GV có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài 20: Cacbon
(Lớp 11 nâng cao)
Ví dụ 8: Vì sao bơi vơi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Trả lời: Do trong nọc của ong, kiến có axit hữu cơ tên là axit fomic
(HCOOH). Vơi là chất bazơ nên trung hóa axit làm ta đỡ đau.
G V có thể đặt câu hỏi trên để mở rộng phần tính chất hóa học của axit hay
bazơ khi xảy ra phản ứng trung hòa, axit tác dụng với bazơ
Ví dụ 9: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện
lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trả lời: Trong tự nhiên, nước ở một số vùng nước cứng tạm thời – là nước

chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2
Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phản ứng hóa học
Ca(HCO3)2  CaCO3↓ + CO2↑ + H2O

Mg(HCO3)2 
 MgCO3↓ + CO2↑ + H2O

Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa đen nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp
cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội
khoảng một đêm rồi rửa sạch.


GV có thể đặt câu hỏi trên để mở rộng kiến thức cho học sinh trong bài 31:
Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (Lớp 12 nâng cao) ở phần nước
cứng. Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống và từ đó
có thể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tập.
Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện dễ dàng.
Ví dụ 10: Vì sao người ta hay dùng bạc để “ đánh gió” khi bị bệnh cảm?
Trả lời: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S
tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh
gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ
hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám.
4Ag + 2H2S + O2  2Ag2S↓(đen) + 2H2O

Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận
bây giờ để có thể chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi
người cần phải biết. GV có thể nêu hiện tượng trên khi dạy bài 44: Hiđro sunfua
(Lớp 10 nâng cao)
Ví dụ 11: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Trả lời: Trong hệ thống nước máy thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ

khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác
dụng với nước:
Cl2 + H2O 
 HCl + HClO
Axit hipoclorơ sinh ra có tính oxi hóa mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát
khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước
ngửi được mùi clo
Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy nước
cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích được hiện tượng này
giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học sinh có
thể kiểm nghiệm thật dễ dàng. GV có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để trả
lời trong phần ứng dụng của Clo trong bài 30: Clo (Lớp 10 nâng cao)
Ví dụ 12: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?


Trả lời: Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có
thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào
chết. Thực tế là cồn 750 có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75 0 thì
nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đơng cứng nhanh hình
thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không
chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 750 thì hiệu quả sát trùng kém.
Trong y tế dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết thương trở nên
thơng dụng. Nhưng để giải thích được vì sao cồn có khả năng sát khuẩn thì khơng
phải ai cũng giải thích được. Trong bài giảng, nếu học sinh được giáo viên giải
thích thì sẽ rất hứng thú vì hóa học có những ứng dụng rất thực tế và các em sẽ
thêm yêu hóa học. GV có thể đề cập ở phần ứng dụng trong bài 54: Ancol – Tính
chất hóa học – Điều chế và ứng dụng (Lớp 11 nâng cao)
Ví dụ 13: Ơng bà ta xưa nay luôn nhắc nhở con cháu câu: “Nhai kỹ no lâu”.
Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu?
Trả lời: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt

của người có các enzim. Khi nhai kĩ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một
phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt.
GV có thể đề cập vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy phân của tinh bột
trong bài: Tinh bột (Lớp 12 nâng cao) nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản
của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn. Học sinh cũng có thế kiểm nghiệm được
sau khi ăn.
Ví dụ 14: Vì sao gạo nếp lại dẻo ? Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần:
amilozơ và amilopectin. Hai loại này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi
hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước cịn
amilopectin hầu như khơng tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành
hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.
Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng
20% nên cơm gạo tẻ, ngơ tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong
gạo nếp, ngơ nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp,
xơi nếp,… rất dẻo, dẻo đến mức dính.


Vấn đề trên là hiển nhiên trong đời sống mà bất kì ai cũng biết hiện tượng này.
Vấn đề có thể đưa vào trong khi dạy bài “Tinh bột” (Chương trình lớp 12) với mục
đích giải thích tại sao gạo nếp lại dẻo. GV có thể trình bày vấn đề này trong vài phút
khi đặt câu hỏi: Vì sao nếp lại dẻo?. Sau đó, GV dẫn dắt vào bài mới hoặc giáo viên
xen vào bài giảng khi trình bày phần cấu tạo phân tử tinh bột.
2.2.3. Nâng cao hứng thú cho học sinh bằng các câu thơ về hóa học, câu đố vui
và ơ chữ về hóa học
♦ Về thơ hóa học
- Góp phần làm cho kiến thức hóa học tưởng như khô khan, được chắp thêm đôi
cánh của văn học, lại có hồn để bay cao, bay xa. Những câu thơ có vần điệu giúp
học sinh dễ đọc, dễ nhớ, dễ áp dụng
Ví dụ 1: Bài “Ăn mịn kim loại” ở lớp 12
Xin chào cả lớp chúng ta


Dần dần han rỉ, trị hiền có hay?

Sớm hơm vất vả từ nhà đến đây

Nguyên nhân của quá trình này

Qua con đường nhỏ ngày ngày

Ăn mịn kim loại, trị hay khơng nào?

Trên chiếc xe đạp, lâu nay gắn liền

Cơ chế của nó ra sao?

Mưa nắng thay đổi thường xuyên

Ta cùng nghiên cứu thế nào cũng ra!...

GV có thể vào bài bằng các vần thơ, vừa gần gũi, thân thiết, nhẹ nhàng nhưng
gợi mở, vừa đưa các em vào bài học một cách tự nhiên (Chương trình lớp 12)
Ví dụ 2: Trong bài: “Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các ngun tố
hóa học. Định luật tuần hồn”
Tính kim loại đó là gì?

Kim loại càng mạnh, chúng ta nhớ nào

Xin thưa tính chất cho đi, dễ nhường Cịn tính phi kim ra sao?
Của một ngun tử bình thường


Đó là tính chất nhận vào, thêm e

Thành phần tử mới, ion dương mà

Tạo ra ion âm nè

Nếu e càng dễ tách ra

Phi kim càng mạnh, nhận e dễ nhiều

GV có thể dùng để phát vấn hay khẳng định một nội dung nào đó của bài nhằm
giúp học sinh khắc sâu được kiến thức hơn. Chẳng hạn theo ví dụ trên thì chúng ta
sử dụng những câu “tính kim loại đó là gì?”, “cịn tính phi kim thì sao?” để phát
vấn, rồi dùng khẳng định với học trị qua những câu thơ đó. (Chương trình lớp 10)


Ví dụ 3: Lai hóa obitan
Lai hóa s-p kể trên
Một p, một s là nên duyên rồi
Tạo hai obitan sánh đơi
Thẳng hàng thẳng lối, em ơi thật tài
Cịn lai hóa s-p hai
1 s tổ hợp với 2 p mà
3 AO mới tạo ra
Nằm trên mặt phẳng, hướng ba đỉnh rồi
Của tam giác đều em ơi
Từ tâm tam giác, em thời nhớ ra
Kìa lai hóa s-p ba
1 s trộn lẫn với 3 p này
4 AO mới thật hay

Hướng ra 4 đỉnh từ ngay tâm mình
Hình tứ diện đều thật xinh
Góc kia tạo được một linh chín thừa.
GV sử dụng để củng cố về kiến thức lai hóa, giúp học sinh tự học (Chương trình
lớp 10)
Ví dụ 4: Chuyện sắt và HNO3
Khơng! HNO3 ơi!

Nhưng mà sẽ rất đau

Đừng oxi hóa tơi

Và hồn tơi lại mất

Tơi cịn bé bỏng lắm

Khi mà khí cứ xuất

Chỉ là sắt “hai” thơi

Khối lượng khơng bảo tồn

Mày nói gì thế sắt

Ơi, việc đó nhẹ nhàng

Tao khơng muốn đâu mà

Mọi việc ta lo liệu


Nhưng vận mày đã tắt

Một axit chính hiệu

Tao khơng thể bỏ qua

Đủ sức lo được mà


Sắt “hai” lên sắt “ba”

Ta hổng cho khí ra

Rồi mày sẽ sung sướng

Cho nó về muối nốt

Linh hồn kia vất vưởng

Ơi, thế thì q tốt

Sẽ tan biến mau mau

Anh lẹ tay giùm nhen!

GV củng cố kiến thức của HNO3, đặc biệt lưu ý cho học sinh phản ứng giữa
sắt và HNO3 khi học bài về axit HNO3 (Chương trình lớp 11) hoặc kim loại sắt
(Chương trình lớp 12)
Ví dụ 5: Phản ứng oxi hóa khử
Bài này nay đã học xong

Nắm các định nghĩa trong lịng bàn tay
Oxi hóa khử thật hay
Số oxi hóa đổi thay lạ kì
Có chất được chuyển e đi
Đương nhiên phải có chất gì nhận e
Mùa đơng cho đến mùa hè
Nhớ trường, nhớ lớp, nhớ về thăm em
Để nghe em kể mà xem
Chất khử là chất cho e thế nào
Số e nhường đi là bao
Lấy sau trừ trước thế nào cũng ra
Chất oxi hóa là ta
Nhận e của chất khử mà em ơi
Oxi hóa khử đồng thời
Hai q trình đó đời đời bên nhau.
GV tổng kết về bài phản ứng oxi hóa – khử (Chương trình lớp 10)
Ví dụ 6: Tính chất hóa học chung của nhóm halogen
Tính chất chung chính là oxi hóa
Nhận 1e nên số oxi hóa là 1 âm


Trừ flo các halogen khác cịn cần
Số oxi hóa dương 1, 3, 5, 7
Các axit từ HF đến HI có phải
Mạnh nhất là chàng nhóc HI khơng?
HF kia tính axit yếu xìu
Nhưng hắn làm thủy tinh tiêu tan đó bạn
Các kim loại bị HCl phá có hạn
Chỉ những kim loại đứng trước H thôi
Bạc halogen kết tủa bạn biết rồi

Trừ dung dịch AgF, nhưng CaF2 thì kết
tủa
GV củng cố kiến thức khi dạy về chương halogen (Chương trình lớp 10 nâng
cao)
- Đồng thời, các câu thơ cũng cho học sinh một cách nhớ hiệu quả về các kiến
thức quen thuộc, hay gặp và áp dụng trong bài tập; chẳng hạn như về nguyên tử
khối, về tính tan, các quy tắc….
Ví dụ 7: Cách nhớ nguyên tử khối một số nguyên tố
Hai ba natri Na = 23

Canxi dễ tìm

Nhớ ghi cho rõ

Bốn mươi vừa chẵn Ca = 40

Kali chẳng khó

Mangan vừa vặn

Ba chín dễ dàng K = 39

Con số năm lăm Mn = 55

Khi nhắc đến vàng

Ba lăm phẩy năm

Một trăm chín bảy Au = 197


Clo chất khí Cl = 35,5

Oxi gây cháy

Phải nhớ cho kĩ

Chỉ mười sáu thôi O = 16

Kẽm là sáu lăm Zn = 65

Còn bạc dễ rồi

Lưu huỳnh chơi khăm

Một trăm lẻ tám Ag = 108

Ba hai đã rõ S = 32

Sắt màu trắng xám

Chẳng có gì khó

Năm sáu có gì Fe = 56

Cacbon mười hai C = 12


Nghĩ tới Beri

Bari hơi dài


Nhớ ngay là chín Be = 9

Một trăm ba bảy Ba = 137

Gấp ba lần chín

Phát nổ khi cháy

Là của anh nhôm Al = 27

Cẩn thận vẫn hơn

Cịn của Crơm

Khối lượng giản đơn

Là năm hai đó Cr = 52

Hiđro một H = 1

Của đồng đã rõ

Còn cậu Iơt

Là sáu mươi tư Cu = 64

Ai hỏi nói ngay

Photpho không dư


Một trăm hai bảy I = 127

Là ba mươi mốt P = 31

Nếu hai lẻ bảy

Hai trăm lẻ một

Lại của anh chì Pb = 207

Là của thủy ngân Hg = 201

Brom nhớ ghi

Chẳng phải ngại ngần

Tám mươi đã tỏ Br = 80

Nitơ mười bốn N = 14

Nhưng vẫn cịn đó

Hai lần mười bốn

Magie hai tư Mg = 24

Silic phi kim Si = 28

Chẳng phải chần chừ

Flo mười chín F = 19

Ví dụ 8: Cách nhớ tên 10 ankan đầu dãy
Ê 2, Bu 4, Pro 3
Pen 5, Hex 6, 7 là Heptan
Thứ 8 tên là Octan
Nonan thứ 9, Đecan là 10
Ví dụ 9: Tính tan
Loại muối tan tất cả
Là muối ni-tơ-rat
Và muối axetat
Bất kể kim loại nào


×