1
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
«
Đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯNG ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN
NAM HẠNG ĐỘI MẠNH QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS LÂM QUANG THÀNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2006
2
CÁC CỘNG TÁC VIÊN
1. Trần Hùng Thạc só Trưởng phòng HLTTQGII
HLV đội NK TTHLTTQGII
2. Chung Tấn Phong Tiến só TDTT Sở TDTT
3. Nguyễn Huỳnh Điệp Cử nhânTDTT Trưởng bộ môn BC
Tổng thư ký LĐBC Sở
TDTT
4. Nguyễn Bá Nghò Cử nhân TDTT Phó chủ tòch LĐBC TP.HCM
5. Nguyễn Xuân Dung Thạc só Trưởng BM BC- BR-BN
Trường ĐHTDTTII
6. Huỳnh Thúc Phong Thạc só Trường ĐH TDTTII
HLV đội BC BĐ TP.HCM
7. Nguyễn Tiên Tiến Tiến só P. Giám đốc TTKHCN&YH
Trường ĐH TDTTII
8. Đặng Hà Việt Thạc só Giám đốc TTKHCN&YH
Trường ĐH TDTTII
9. Bùi Trọng Toại Thạc só Trường ĐH TDTTII
10. Lê Hồng Hảo
HLV đội Cty DM Thành Công
11. Các thành viên TTKHCN&YH trường ĐH TDTTII.
12. HLV, VĐV các đội bóng chuyền CATP, HL Long An, Vónh Long, BĐ
Trà Vinh, Quân Đoàn 4, dự tuyển trẻ QG.
15. HLV, giáo viên các trường, các trung tâm, quận huyện TP.HCM.
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng.
Danh mục các biểu đồ - sơ đồ.
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Trình độ tập luyện 5
1.1.2 Xác đònh mô hình tập luyện của VĐV bóng chuyền cấp cao 8
1.1.3 Cơ sở đánh giá trình độ tập luyện - Xác lập mô hình VĐV bóng
chuyền nam cấp cao Việt Nam …………………………………………… 15
3
1.2 Đặc điểm thi đấu môn bóng chuyền 32
1.2.1 Đặc điểm chung : 32
1.2.2 Xu hướng huấn luyện vàthi đấu BC hiện đại ………………………… 34
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯNG, TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu 42
2.1.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu 42
2.1.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu 42
2.1.3 Phương pháp nhân trắc 42
2.1.4 Phương pháp kiểm tra chức năng 46
2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm (phương pháp test) 49
2.1.6 Phương pháp kiểm tra tâm lý 53
2.1.7 Phương pháp quan sát sư phạm và ghi số liệu thi đấu 62
2.1.8 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 65
2.1.9 Phương pháp toán thống kê 65
2.2. Đối tượng nghiên cứu 66
2.2.1 Nhóm thực nghiệm 66
2.2.2 Nhóm so sánh 66
2.3. Kế hoạch nghiên cứu 67
4
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng TĐTL của các VĐV BC nam TP.HCM 69
3.1.1 Đánh giá kết quả kiểm tra hình thái 69
3.1.2 Đánh giá kết quả kiểm tra chức năng 72
3.1.3 Đánh giá kết quả kiểm tra thể lực 75
3.1.4 Đánh giá kết quả kiểm tra tâm lý 78
3.1.5 Đánh giá hiệu quả kỹ - chiến thuật trong thi đấu 80
3.2. Đánh giá kết quả kiểm tra sau 1 năm tập luyện 82
3.2.1 Kết quả kiểm tra hình thái sau một năm 82
3.2.2 Kết quả kiểm tra chức năng sau một năm 82
3.2.3 Kết quả kiểm tra thể lực sau một năm 84
3.2.4 Kết quả kiểm tra tâm lý sau một năm tập luyện 87
3.2.5 Đánh giá hiệu quả kỹ - chiến thuật trong thi đấu sau một năm 89
3.3 Đánh giá kết quả kiểm tra sau 2 năm tập luyện 91
3.3.1 Đánh giá kết quả kiểm tra hình thái 91
3.3.2 Kết quả kiểm tra chức năng 94
3.3.3 Kết quả kiểm tra thể lực 96
3.3.4 Kết quả kiểm tra tâm lý 98
3.3.5. Kỹ - chiến thuật trong thi đấu 100
3.4 So sánh TĐTL về các mặt: hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý,
kỹ - chiến thuật trong thi đấu của các VĐ V TP.HCM và các đội hạng
đội mạnh QG 101
3.4.1 Hình thái 101
3.4.2 Chức năng 102
3.4.3 Thể lực 102
3.4.4 Tâm lý 103
3.4.5 Kỹ - chiến thuật thi đấu 103
3.5 Đánh giá phong trào tập luyện và thi đấu BC ở TP.HCM 105
3.5.1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý, phong trào tập luyện và
thi đấu môn BC ở TP.HCM hiện nay 107
3.5.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Liên Đoàn bóng chuyền
TP.HCM [phụ lục 2.2] 107
3.5.3 Thực trạng công tác quản lý, điều kiện tập luyện và thi đấu bóng
chuyền ở các quận huyện, trường học ở TP.HCM [phụ lục 2.4] 107
3.5.4 Thực trạng công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV năng khiếu, trẻ
TP.HCM [phụ lục 2.3] 110
3.5.5 Đặc điểm công tác tập luyện và thi đấu của đội Bưu Điện
TP.HCM, đội công ty Dệt May Thành Công, Đội Công An
TP.HCM 111
5
3.6 Xây dựng tiêu chuẩn xác đònh mô hình đặc trưng TĐTL VĐV BC
nam trình độ đội mạnh QG ở TP.HCM 115
3.6.1 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá từng mặt TĐTL 115
3.6.2 Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá 125
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG ĐÀO TẠO
VĐV BC NAM TP.HCM
4.1 Xây dựng, quản lý chương trình huấn luyện 1 năm, nhiều năm 128
4.1.1 Phân tích đánh giá kế hoạch huấn luyện năm 128
4.1.2 Đề xuất một số biện pháp xây dựng kế hoạch huấn luyện 130
4.2 Đề xuất một số các nội dung, biện pháp huấn luyện thể lực, kỹ
năng chuyên môn 135
4.2.1 Sức mạnh 135
4.2.2 Sức bền 138
4.2.3 Sức nhanh và độ linh hoạt 140
4.2.4 Thiết kế kỹ năng huấn luyện và tổ chức tập luyện 141
4.2.5 Nâng cao năng lực tâm lý 142
4.2.6 Xây dựng các biện pháp đánh giá TĐTL nhiều mặt 143
4.3 Đề xuất một số các nội dung, biện pháp trong công tác tổ chức -
quản lý 144
4.3.1 Nâng cao năng lực chuyên môn cho VĐV (sơ đồ 4.3.1.a) 144
4.3.2 Nâng cao công tác quản lý phong trào (sơ đồ 4.3.1.b) 144
4.3.3
Nâng cao công tác quản lý huấn luyện nâng cao (sơ đồ 4.3.1.c) 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận 149
Kiến nghò 151
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TĐTL : Trình độ tập luyện
HLV : Huấn luyện viên
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
NXB : Nhà xuất bản
VĐV : Vận động viên
TDTT : Thể dục thể thao
BC : Bóng chuyền
QG : Quốc gia
UB : Uỷ ban
TTHLTTQG : Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia
MP : Công suất yếm khí lactac
PP : Công suất yếm khí alactac
Max : Giá trò lớn nhất
Min : Giá trò nhỏ nhất
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1.2.2 Mô hình VĐV cấp cao 11
Bảng 1.1.2.3a Loại hình hình thái 13
Bảng 1.1.2.3b Loại hình sinh lý 13
Bảng 1.1.2.3c Quan hệ giữa các yếu tố thể lực và kỹ thuật 14
Bảng 1.1.3.1
Chỉ số dài gân Asin/dài cẳng chân Ax100 VĐV
xuất sắc toàn quốc.
20
Bảng 1.1.3.2a Các biến đổi sinh lý trước và sau thực hiện test 22
Bảng 1.1.3.2b
Hệ số tương quan test Wingate với một số test
đánh giá năng lực yếm khí khác
22
Bảng 1.1.3.3a
Tiêu chuẩn thể lực của VĐV BC Liên Xô ở
giai đoạn hoàn thiện thể thao
23
Bảng 1.1.3.3b Tiêu chuẩn thể lực của VĐV BC Trung Quốc 24
Bảng 1.2.2.2a
Số liệu bật có đà và bật chắn cao nhất của một
số đội mạnh nam thế giới năm 2002(cm)
37
Bảng 1.2.2.2b
Số liệu bật có đà và bật chắn cao nhất của một
số đội mạnh nữ thế giới năm 2002(cm)
37
Bảng 1.2.2.2c
Số liệu chiều cao đứng và bật cao (max) của
các VĐV bóngchuyền nam hàng đầu thế giới
năm 2004 (cm)
37
Bảng 2.1.3.1a
Số liệu chiều cao đứng các đội BC nam, nữ thế
giới (cm)
42
Bảng 2.1.3.1b
Số liệu chiều cao trung bình (cm) các đội bóng
chuyền nam khu vực Đông Nam Á (cm)
43
Bảng 2.1.3.3
Giá trò trung bình chỉ số dài tay/chiều cao của
VĐV bóng chuyền ưu tú Trung Quốc
44
Bảng 2.1.3.6
Giá trò trung bình các chỉ số vùng đai hông và
chi dưới của các VĐV điền kinh ưu tú của
Trung Quốc (%)[3 5],[42]
45
Bảng 2.1.3.7
Chỉ số dài gân Asin/dài cẳng chân Ax100 VĐV
xuất sắc Trung Quốc
46
Bảng 2.1.4.1 Đánh giá chỉ số công năng tim 48
Bảng 2.1.6.1a Bảng đánh giá thời gian phản xạ đơn 54
Bảng 2.1.6.1b Bảng đánh giá thời gian phản xạ phức 55
Bảng 2.1.6.2a Bảng phân loại hình thần kinh 57
Bảng 2.1.6.2b Bảng đối chiếu K để phân loại hình thần kinh 58
8
Bảng 2.1.6.4 Test tư duy thao tác VĐV 61
Bảng 2.1.6.5 Test trí nhớ 62
Bảng 3.1.1a Kết quả kiểm tra hình thái toàn đội 70
Bảng 3.1.1b
Kết quả kiểm tra hình thái theo chức năng thi
đấu
71
Bảng 3.1.2a Kết quả kiểm tra chức năng đội 72
Bảng 3.1.2b
Kết quả kiểm tra chức năng VĐV theo chức
năng thi đấu
74
Bảng 3.1.3a Kết quả kiểm tra thể lực toàn đội 75
Bảng 3.1.3b
Kết quả kiểm tra thể lực theo chức năng thi
đấu
77
Bảng 3.1.4a Kết quả kiểm tra tâm lý toàn đội 78
Bảng 3.1.4b Kết quả kiểm tra tâm lý theo chức năng thi đấu
79
Bảng 3.1.5
Đánh giá hiệu quả kỹ- chiến thuật trong thi
đấu
80
Bảng 3.2.2a
Kết quả kiểm tra chức năng toàn đội sau 1 năm
tập luyện
82
Bảng 3.2.2b
Kết quả kiểm tra chức năng theo chức năng thi
đấu sau 1 năm tập luyện
83
Bảng 3.2.3a
Kết quả kiểm tra thể lực toàn đội sau 1 năm
tập luyện
84
Bảng 3.2.3b
Kết quả kiểm tra thể lực theo chức năng thi
đấu sau 1 năm tập luyện
85
Bảng 3.2.4a
Kết quả kiểm tra tâm lý toàn đội sau một năm
tập luyện
87
Bảng 3.2.4b
Kết quả kiểm tra tâm lý theo chức năng thi đấu
sau 1 năm tập luyện
88
Bảng 3.2.5
Đánh giá hiệu quả kỹ- chiến thuật trong thi
đấu sau 1 năm tập luyện
89
Bảng 3.3.1a Kết quả kiểm tra hình thái đội 92
Bảng 3.3.1b
Kết quả kiểm tra hình thái theo chức năng thi
đấu
93
Bảng 3.3.2a Kết quả kiểm tra chức năng đội theo 2 năm 94
Bảng 3.3.2b
Kết quả kiểm tra chức năng theo chức năng thi
đấu sau 2 năm
95
Bảng 3.3.3a
Kết quả kiểm tra thể lực toàn đội sau 2 năm
tập luyện
96
Bảng 3.3.3b
Kết quả kiểm tra thể lực theo chức năng thi
đấu sau 2 năm tập luyện
97
9
Bảng 3.3.4a
Kết quả kiểm tra tâm lý toàn đội sau 2 năm tập
luyện
98
Bảng 3.3.4b
Kết quả kiểm tra tâm lý theo chức năng thi đấu
sau 2 năm tập luyện
99
Bảng 3.3.5
Đánh giá hiệu quả kỹ- chiến thuật trong thi
đấu
100
Bảng 3.6.1.1a
Xác đònh mô hình hình thái VĐV - BC
TP.HCM năm thứ I
116
Bảng 3.6.1.1b
Xác đònh mô hình chức năng VĐV - BC
TP.HCM năm thứ I
117
Bảng 3.6.1.1c
Xác đònh mô hình thể lực VĐV - BC TP.HCM
năm thứ I
118
Bảng 3.6.1.1d
Xác đònh mô hình tâm lý VĐV - BC TP.HCM
năm thứ I
119
Bảng 3.6.1.2a
Xác đònh mô hình hình thái VĐV - BC
TP.HCM năm thứ 2
120
Bảng 3.6.1.2b
Xác đònh mô hình chức năng VĐV - BC
TP.HCM năm thứ 2
122
Bảng 3.6.1.2c
Xác đònh mô hình thể lực VĐV - BC TP.HCM
năm thứ 2
122
Bảng 3.6.1.2d
Xác đònh mô hình tâm lý VĐV - BC TP.HCM
năm thứ 2
124
Bảng 4.1.2
Kế hoạch quản lý, huấn luyện và thi đấu CLB
BC chuyên nghiệp một mùa giải (Mỹ)
132
Bảng 4.2.1a
Các thông số tập luyện sức mạnh theo từng
giai đoạn
135
Bảng 4.2.1b
Hướng dẫn về quãng nghó giữa các bài tập, các
tổ
136
Bảng 4.2.1c Chương trình huấn luyện sức mạnh mẫu 137
Bảng 4.2.1d Chương trình huấn luyện sức mạnh mẫu 138
Bảng 4.2.1e Chương trình huấn luyện sức mạnh mẫu 138
Bảng 4.2.2 Chương trình huấn luyện sức bền chuyên môn 140
10
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Bảng Nội dung Trang
Biểu đồ 1.1.2.3 Kết quả phiếu phỏng vấn 18
Sơ đồ 1.1.3.5
Một số hình thức phối hợp chiến thuật tấn công
cơ bản của các đội BC- TP.HCM
30
Sơ đồ 1.2
Vò trí đứng cơ bản của các VĐV trong đội hình
phòng thủ phản công cơ bản
31
Sơ đồ 2.1.5.2a Sơ đồ test chạy 5m x 6 lần xuất phát cao 50
Sơ đồ 2.1.5.2b Sơ đồ chạy cây thông 51
Sơ đồ 2.1.5.2c Sơ đồ chạy 9.3.6.3.9 52
Biểu đồ 3.5.a Đánh giá thực trạng phong trào BC- TP.HCM 108
Biểu đồ 3.5.b Đánh giá thực trạng phong trào BC- TP.HCM 108
Biểu đồ 3.5.c Đánh giá thực trạng phong trào BC- TP.HCM 109
Biểu đồ 3.5.5.a
Đánh giá thực trạng công tác tập luyện và thi
đấu các đội mạnh QG- TP.HCM
112
Biểu đồ 3.5.5.b
Đánh giá thực trạng công tác tập luyện và thi
đấu các đội mạnh QG- TP.HCM
113
Biểu đồ 3.5.5.c
Đánh giá thực trạng công tác tập luyện và thi
đấu các đội mạnh QG- TP.HCM
113
Sơ đồ 4.3.1a Các biện pháp chuyên môn 146
Sơ đồ 4.3.1b Các biện pháp quản lý quần chúng 147
Sơ đồ 4.3.1c Các biện pháp quản lý chuyên môn 148
LỜI MỞ ĐẦU
Bóng chuyền là môn thể thao tập thể mang tính đối kháng không trực tiếp,
hoạt động thi đấu dựa trên cơ sở các hoạt động kỹ - chiến thuật, khả năng vận động
của từng vận động viên (VĐV) và sự phối hợp giữa các VĐV với nhau. Do đặc điểm
sân bãi, dụng cụ, luật chơi đơn giản, không giới hạn lứa tuổi, giới tính, ít chấn thương…
từ một trò chơi đơn giản, môn bóng chuyền (BC) đã nhanh chóng phát triển rộng
khắp thế giới, trở thành một môn thể thao vừa mang tính phong trào để rèn luyện thân
thể, vừa là môn thi đấu hấp dẫn với nhiều hình thức phong phú như: BC trong nhà, BC
bãi biển…
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trò, xã hội nước ta trong
những năm gần đây, thể dục - thể thao Việt Nam đã có những bước phát triển đáng
ghi nhận, đạt được một số thành tích cao trong khu vực và xa hơn.
Như các môn thể thao khác, môn BC đã phát triển rộng rãi, mang tính quần
chúng, được nhiều tầng lớp xã hội tham gia tập luyện. Ngoài ra, việc tập luyện và
thi đấu của các đội BC đỉnh cao ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn,
mang tính chuyên nghiệp hơn. BC Việt Nam đã có những bước tiến bộ qua việc xây
dựng và phát triển lực lượng vận động viên từ hệ thống thi đấu trong nước. Các đội
11
tuyển dần cải thiện vò trí ở các giải thi đấu quốc tế, đặc biệt là ở khu vực Đông
Nam Á.
Sau khi đất nước thống nhất, môn BC ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã
nhanh chóng ổn đònh và trở thành một đơn vò mạnh nhất nước về bề rộng cũng như thi
đấu đỉnh cao. Các giải thi đấu mang tính phong trào giành cho học sinh - sinh viên,
công nhân viên chức các ngành nghề…thường xuyên được tổ chức và thu hút nhiều
người tham gia. Các đội BC nam khu vực TP.HCM luôn chiếm những vò trí cao trong
giải vô đòch quốc gia (QG) hàng năm như : Quân Đoàn 4 vô đòch năm 1981, 1982,
1983, Công Nhân Hóa Chất năm 1987. Công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV năng
khiếu, nâng cao trình độ chuyên môn cho huấn luyện viên (HLV), VĐV, mở rộng
giao lưu cọ sát với quốc tế…là những cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy BC thành
phố ngày càng phát triển.
Đỉnh cao của BC nam TP.HCM là vào đầu những năm 1990, đa số trong thành
phần đội tuyển QG, cùng với thể thao Việt Nam hội nhập vào thể thao Đông Nam Á
(SEA Games 16 - 1991), châu lục (Asiad 11 - 1990). BC thành phố đã nhanh chóng
tiếp cận với trình độ khu vực, và bắt đầu có những chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là
công tác tuyển chọn và huấn luyện chuyên môn.
Mạnh dạn trẻ hóa lực lượng VĐV, tiếp thu và ứng dụng các xu hướng BC hiện
đại, BC nam TP.HCM đã hình thành một phong cách thi đấu riêng, mang tính tập thể
cao, đẹp mắt và hiệu quả. Các hình thức phối hợp chiến thuật rất đa dạng và biến
hóa, dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sâu chức năng các nhóm VĐV trong hoạt động
phối hợp tấn công và phòng thủ của đội hình chiến thuật 5:1. Điển hình là đội BC
Seaprodex vô đòch QG 6 năm liên tục từ 1989 đến 1994, đội Dệt Thành Công: 1995,
đội Công An thành phố: 1997, 1998.
TP.HCM đã trở thành một trung tâm BC của cả nước khi liên tục tổ chức các
giải thi đấu đỉnh cao trong nước và quốc tế như: Cúp Grand Prix, Cúp Salonpas, giải
trẻ nam - nữ Đông Nam Á, Cúp các CLB nữ Châu Á …
Vài năm gần đây, BC TP. HCM sa sút, chất lượng chuyên môn các giải thi đấu
trong thành phố, thành tích thi đấu của các đội BC nam trong hệ thống giải quốc gia
ngày càng yếu kém.
Ví dụ:
- Đội Dệt Thành Công, đội Vifon, đội Điện Lực TP đã giải thể .
- Đội Bưu Điện thành Phố, đội Công An thành phố phải dự vòng chung kết
ngược năm 2002, 2003, 2004.
- Đội Bưu Điện thành phố rớt hạng đội mạnh toàn quốc năm 2004.
- Đội tuyển BC nam thành phố vô đòch Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 3 năm
1995, chỉ đạt hạng 3 lần thứ 4 năm 2002, hạng 4 Đại hội TDTT toàn quốc năm 2006
lần thứ 5 tổ chức tại TP.HCM…
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ một đơn vò có phong trào BC mạnh nhất nước,
BC TP.HCM nói chung và thành tích thi đấu của các đội BC nam hạng đội mạnh đã
thật sự sa sút.
Trước tình hình trên, môn BC đã được ngành thể dục thể thao xác đònh là một
trong năm môn trọng điểm cần được sự quan tâm và phát triển của thể thao TP.HCM.
Bộ môn, Liên Đoàn BC thành phố đã có nhiều kế hoạch nhằm ổn đònh và phát triển
phong trào tập luyện. Tìm ra các biện pháp để nâng cao trình độ thi đấu của các đội
BC nam TP.HCM trong thời gian tới.
12
Với một phong trào phát triển rộng khắp và những thành tích thi đấu đã đạt
được, nhưng cho đến nay, BC thành phố chưa xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở khoa học
và chương trình chuẩn đào tạo VĐV BC, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân HLV. Đây là một nguyên nhân quan
trọng ảnh hưởng đến thành tích thi đấu các VĐV BC nam TP.HCM trong các năm gần
đây.
Huấn luyện thể thao là một quá trình phức tạp, nội dung công tác huấn luyện
rất đa dạng: hình thái, thể lực, kỹ-chiến thuật, y-sinh học, tâm lý. Để đảm bảo hiệu
quả trong quá trình huấn luyện, vấn đề kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV
là một nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành một cách hệ thống, khoa học nhằm thông
tin chính xác hiệu quả huấn luyện để điều chỉnh kòp thời quá trình huấn luyện đạt đến
mục đích đề ra.
Nhiều nhà khoa học, chuyên gia, HLV trong và ngoài nước đã có một số công
trình nghiên cứu về trình độ tập luyện của VĐV BC, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mô hình đặc trưng trình độ
tập luyện VĐV BC nam trình độ cao Việt Nam cũng như ở TP.HCM. Việc nghiên cứu
mô hình đặc trưng trình độ tập luyện VĐV BC nam thành phố ngày càng trở nên cấp
bách đối với thể thao thành tích cao của TP.HCM.
Trước thực trạng hiện nay, với mong muốn góp phần đưa thành tích thi đấu BC
nam TP.HCM trở lại đỉnh cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“ Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo vận động viên
bóng chuyền nam hạng đội mạnh quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu thực trạng TĐTL của các VĐV BC nam hạng đội mạnh QG ở
TP.HCM. Thông qua chương trình huấn luyện năm, xác lập mô hình đặc trưng đánh
giá TĐTL cho VĐV BC nam cấp cao ở TP.HCM, góp phần vào việc đánh giá quá
trình huấn luyện một cách khoa học và hệ thống.
Từ mục đích nghiên cứu trên chúng tôi xác đònh các nội dung nghiên cứu sau
đây:
1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng TĐTL VĐV BC nam TP.HCM sau một
năm, hai năm tập luyện (bao gồm các nội dung: hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý,
kỹ thuật - chiến thuật trong thi đấu).
- So sánh đánh giá TĐTL các VĐV BC nam TP.HCM với các VĐV BC nam
hạng đội mạnh Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu xác đònh mô hình đặc trưng đánh giá trình độ tập luyện VĐV
bóng chuyền nam trình độ cao TP.HCM sau một năm, 2 năm tập luyện.
2. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch huấn luyện và ứng dụng.
- Biên soạn kế hoạch huấn luyện chu kỳ 2 năm.
- Ứng dụng, phân tích, đánh giá ưu khuyết điểm kế hoạch huấn luyện.
3. Đề xuất một số các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho các VĐV BC
nam TP.HCM.
- Đề xuất các bài tập phát triển thể lực, kỹ thuật, tâm lý … cho các vận động
viên BC nam hạng đội mạnh QG ở TP. HCM.
- Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý, phong trào tập luyện
và thi đấu của các đội BC hạng đội mạnh QG ở TP.HCM hiện nay. Đề xuất một số
13
các biện pháp về công tác quản lý phong trào và huấn luyện nâng cao mơn BC ở
TP.HCM.
Ngoài các nội dung nghiên cứu trên, đề tài còn tiến hành khảo sát một số các
chỉ tiêu về hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực, kỹ – chiến thuật trong thi đấu của các
VĐV các độò BC hạng đội mạnh QG hiện nay: Quân Đoàn 4, Long An, Vónh Long,
Trà Vinh, Bưu Điện Hà Nội, dự tuyển trẻ QG năm 2004, đội tuyển QG tham dự SEA
Geames 22 – năm 2003. Qua đó, có thể so sánh, đánh giá thực trạng TĐTL và thi đấu
của các đội BC nam hạng đội mạnh QG ở TP. HCM, góp phần cho công tác huấn
luyện và nâng cao thành tích thi đấu trong thời gian tới .
14
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu:
1.1.1 Trình độ tập luyện của VĐV:
Đánh giá trình độ tập luyện (TĐTL) của VĐV các cấp theo lứa tuổi, giới tính
theo môn chuyên sâu trong quá trình đào tạo nhiều năm là một việc rất quan trọng về
mặt thực tiễn và lý luận trong công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV. Với VĐV cấp
cao, việc đánh giá TĐTL thường gắn liền với trạng thái sung sức trong các chu kỳ
huấn luyện, thành tích thi đấu thể thao, giúp cho HLV có những thông tin phản hồi để
làm cơ sở đánh giá hiệu quả, xác đònh phương hướng, nội dung tập luyện tiếp theo.
Với các VĐV trẻ, việc đánh giá TĐTL nhằm mục đích xác đònh năng lực tiềm ẩn, là
cơ sở để đưa ra các dự báo về thành tích trong tương lai [36].
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu trình độ tập luyện:
- Theo Nôvicốp A.D và Matvêép L.P: “Khái niệm TĐTL thường được gắn
chủ yếu với những biến đổi thích ứng về mặt sinh học (về chức năng và hình thái) xảy
ra trong cơ thể của VĐV dưới tác dụng của lượng vận động trong tập luyện và được
biểu hiện ở sự nâng cao năng lực hoạt động”. “TĐTL càng cao thì VĐV càng hoàn
thành hoạt động hiệu quả và hoàn thiện hơn. Do đó, TĐTL là thước đo mức thích ứng
của cơ thể đối với một hoạt động cụ thể đạt được qua tập luyện” [37],[5 ].
- Phải chú ý đến một trong những yếu tố cơ bản của trình độ tập luyện, đó là
thành tích thể thao. Khi nêu vấn đề này, Aulich I.V cho rằng: “TĐTL là năng lực tiềm
tàng của VĐV để đạt được những thành tích nhất đònh trong môn thể thao được lựa
chọn”. Và đònh nghóa : “TĐTL chính là mức độ thích ứng của cơ thể đối với một nhiệm
vụ cụ thể đạt được bằng con đường tập luyện” [37],[3].
- Theo Dietrich Harre: “TĐTL của VĐV thể hiện ở sự nâng cao năng lực thể
thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động thi đấu và các biện pháp hổ trợ khác”. Còn
“năng lực thể thao cao nhất mà VĐV đạt được trong thời kỳ thi đấu phù hợp với trình
độ tập luyện của họ được gọi là trạng thái thể thao” [13].
- Theo tạp chí Olympic Việt Nam số 13/6/1967 và sách Giáo khoa bậc Đại
Học về Bóng bàn (NXB TDTT) Bắc Kinh, 1995) có nêu đònh nghóa: “TĐTL là một
hợp kim phức hợp nhiều thành tố, nhiều mặt về hình thái, chức năng, tâm lý, thể dục,
hiểu biết”.
- Theo Trònh Trung Hiếu và Nguyễn Só Hà : “TĐTL là trạng thái gắn liền với
những biến đổi thích nghi của đặc tính sinh học trong cơ thể VĐV . Những biến đổi đó
xác đònh mức độ, khả năng của các hệ thống chức năng cơ thể” [19] .
- Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn :“TĐTL của VĐV là kết quả của
việc tổng hợp giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiển huấn luyện thể thao. TĐTL thể
hiện ở mức độ nâng cao chức phận cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn
của VĐV ở mức hoàn thiện và các kỹ xảo thể thao phù hợp”[43].
- Theo quan điểm sinh lý học TDTT, Lưu Quang Hiệp và cộng sự cho rằng: “
TĐTL là mức độ thích nghi của cơ thể đối với hoạt động, đạt được bằng tập luyện đặc
biệt” [18,52].
- Theo Nguyễn Ngọc Cừ : “TĐTL là phạm trù đa giá trò, có tính tương đối trừu
tượng, tiềm ẩn ,không thể nhận biết ngay được bằng trực quan vì nó là tổng hòa những
biến đổi thích nghi của vô số các yếu tố thụôc các lónh vực khoa học Y - Sinh, sư phạm
và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể của VĐV, thông qua quá trình huấn luyện lâu dài,
15
được biểu hiện ra bên ngoài bằng năng lực vận động và thành tích thể thao. TĐTL
được coi là tiền đề, là nền tảng cho sự sáng tạo các thành tích thể thao. Nhưng không
phải lúc nào TĐTL tốt cũng được biểu hiện một cách vô điều kiện ra bên ngoài bằng
thành tích thể thao cao bởi lẽ chúng ta không thể lường hết và cũng không thể điều
tiết được tất cả những yếu tố chi phối tiêu cực đối với các cuộc thi đấu thể thao” [36].
- Theo từ điển TDTT Trung Quốc xuất bản năm 1991 thì : “TĐTL là mức đo
khả năng thích nghi của cơ thể VĐV với vận động. Trong hoạt động TDTT được biểu
hiện ở mức độ phát triển tổng hợp về các mặt tố chất. Kỹ thuật - chiến thuật chuyên
môn chính, trí tuệ và tố chất tâm lý. TĐTL càng cao thì năng lực thể thao càng mạnh,
thành tích thể thao càng tốt. Khi đánh giá TĐTL của VĐV cần tổ chức kiểm tra
chuyên môn và đánh giá theo các số liệu đã đo đạt được so với các tài liệu có liên
quan, TĐTL là thước đo đánh giá hiệu quả thực hiện. Tìm hiểu TĐTL có tác dụng
quan trọng đối với việc khắc phục sự hạn chế, nâng cao tính tích cực tự giác của VĐV
điều khiển quá trình huấn luyện một cách khoa học [36],[2].
- Theo Nguyễn Thế Truyền - Nguyễn Kim Minh - Trần Quốc Tuấn: “TĐTL là
một phức hợp gồm nhiều thành tố y - sinh, tâm lý, kỹ - chiến thuật, thể lực ngày càng
được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi
đấu cũng như các liệu pháp hổ trợ ngoại sinh khác” [45],[36 ].
Nếu xem xét những luận điểm cơ bản về lý thuyết phát triển trên cơ sở lý
thuyết thích nghi chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển TĐTL thực chất là chu kỳ của
những phản ứng thích nghi. Như vậy quá trình thích nghi là một trong những mặt quan
trọng của quá trình phát triển TĐTL [45],[6].
Trong mỗi chu kỳ phát triển TĐTL có một giai đoạn thích ứng lâu dài với
những biến đổi hình thái, chức năng tương ứng trong các cơ quan và hệ thống cơ thể.
Những biến đổi về cấu trúc chòu sự tác động nhiều lần không thể diễn ra tức thời mà
đòi hỏi một thời gian nhất đònh .
Sự biến đổi của TĐTL theo thời gian không diễn ra theo một lộ trình tuyến
tính, ngay cả khi nâng lượng vận động một cách hệ thống, mà diễn ra có tính chất giai
đoạn và thang bậc khác nhau. Bởi vậy trong lý luận cũng như trong thực tiển phải có
những thông tin đầy đủ kòp thời về sự biến động diễn ra trong quá trình tập luyện lâu
dài của các biến đổi về chức năng, hình thái và sinh hóa trong các cơ quan và hệ
thống khác nhau của cơ thể [45,18].
Từ các khái niệm trên TĐTL đã được cacù tác giả nhìn nhận qua các
luận điểm chính sau đây :
- TĐTL là trạng thái động .
- TĐTL bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần như: y sinh, tâm lý, trí tuệ, sư
phạm, kỹ – chiến thuật, thể lực thi đấu. Trong đó chức năng sinh học là nền tảng của
TĐTL.
- Thành tích thể thao là yếu tố cơ bản của TĐTL.
- TĐTL được nâng cao thông qua con đường khổ luyện thể thao .
Người ta phân biệt TĐTL và TĐTL chuyên môn như sau :
- TĐTL chung được biến đổi một cách hợp lý, dưới tác dụng cũng cố sức
khỏe, nâng cao mức độ phát triển thể lực và các khả năng chức năng của cơ quan, tổ
chức cơ thể trong các hoạt động cơ bắp khác nhau.
- TĐTL chuyên môn là kết quả hoàn thiện của một VĐV trong hoạt động cụ
thể được lựa chọn làm đối tượng chuyên môn hóa sâu .
16
Theo khái niệm về cấu trúc nhiều thành phần của TĐTL, thành tích thể thao
được xác đònh bằng cả một loạt các yếu tố và có thể ghép chúng vào một số nhóm.
Chính vì vậy có thể nghiên cứu TĐTL theo các khía cạnh khác nhau như : sư phạm,
tâm lý, y học, xã hội. Về khía cạnh sư phạm của TĐTL có trình độ kỹ thuật và chiến
thuật của VĐV. Về khía cạnh tâm lý của TĐTL cần kể đến các trạng thái tâm lý, các
phẩm chất ý chí và đạo đức của VĐV. Về khía cạnh y học của TĐTL người ta xem
xét đến các chỉ số hình thái sinh lý của cơ thể và và tình trạng sức khỏe. Ta thấy rõ
ràng rằng sức khỏe tốt và khả năng chức phận cao của cơ thể là cần thiết để đạt được
những thành tích xuất sắc trong thể thao. Khía cạnh xã hội của TĐTL xác đònh vò trí
của thể thao và của VĐV trong xã hội , nó thể hiện điều kiện sống của VĐV, động cơ
và những tính chất khác nhau của tính cách [33],[3].
Đánh giá TĐTL của VĐV nói chung cần lưu ý đến các chỉ số chòu sự tác động
của di truyền như: phản xạ vận động, test nhanh mạnh như bật xa tại chổ, bật xa có
đà, chạy 30m, lực cơ tng đối, nhòp tim tối đa lượng oxy hấp thụ tối đa tương đối với
trọng lượng cơ thể, hô hấp tế bào, các chỉ số chuyển hóa yếm khí Nhưng cũng cần
quan tâm đến một số các chỉ tiêu chòu ảnh hưởng của môi trường giáo dục, huấn
luyện [44 ].
Để đánh giá TĐTL, người ta phải tiến hành kiểm tra TĐTL, theo từ điển thể
dục - thể thao Trung Quốc xuất bản năm 1991 thì kiểm tra TĐTL là một trong những
giai đoạn huấn luyện nhất đònh. Dùng các phương pháp và các công cụ kiểm tra thích
hợp có thể nhận được những tư liệu phản ánh được TĐTL của VĐV bao gồm: hình
thái và chức năng của cơ thể, tố chất vận động, kỹ thuật, chiến thuật, trí thức cơ bản
về thể dục thể thao, lý luận môn chuyên sâu, tố chất tâm lý. Kiểm tra đòi hỏi phải có
độ tin cậy (kết quả kiểm tra có thể phản ánh một mặt nào đó của TĐTL), tính khách
quan (những người kiểm tra khác nhau cho kết quả giống nhau trên cùng một đối
tượng kiểm tra [33],[36].
* Tóm lại :“Trình độ tập luyện” theo nhiều tác giả là phạm trù đa giá trò, là
tổng hòa những biến đổi thích nghi của vô số các yếu tố thuộc các lónh vực khoa học,
y-sinh, sư phạm, tâm lý…thông qua huấn luyện lâu dài được biểu hiện ra ngoài bằng
năng lực vận động và thành tích thể thao [21],[22],[27],[29],[69].
1.1.2 Xác đònh mô hình VĐV bóng chuyền cấp cao :
1.1.2.1 Đặc trưng mô hình :
Đặc trưng mô hình VĐV cấp cao là sơ đồ các chỉ số thích hợp đối với nghề
nghiệp. Soạn thảo đặc trưng mô hình là các yếu tố tác động đến thành tích thể thao,
cần tiến hành khảo sát toàn diện VĐV cấp cao, đo đạc các chỉ số đặc trưng về hình
thái, thể lực, kỹ thuật, tâm lý
Các chỉ số về đặc điểm cơ thể có hai loại :
- Một loại mang tính chất ổn đònh bảo thủ .
- Một loại mang tính chất biến đổi .
Các chỉ số ổn đònh : Là các chỉ số ít chòu ảnh hưởng tập luyện (phần di truyền
trong thể dục thể thao). Các đặc điểm nà có giá trò dự báo rất lớn đối với thành tích
thể thao.
Các chỉ số mang tính biến đổi: Là các chỉ số có sự biến đổi dưới tác động của
huấn luyện .
17
Các chỉ số ổn đònh và các chỉ số thay đổi đều có ý nghóa rất lớn trong quá trình
phát hiện năng khiếu thể thao.
Đặc trưng mô hình thu nhập từ các VĐV cấp cao chỉ mang tính chất yếu tố
kinh nghiệm. Đặc trưng mô hình sẻ nhanh chóng lạc hậu rất nhanh, từng thời kỳ phải
thay đổi và bổ sung vì các VĐV vô đòch hiện nay sẽ không là đại diện cho các nhà vô
đòch trong tương lai.
Đặc trưng mô hình là những đặc điểm nổi bật của mô hình VĐV, từ đó xác
đònh năng khiếu thể thao, đònh hướng chuyên môn hóa của VĐV trong quá trình đào
tạo và huấn luyện, phát triển tài năng thể thao Dựa vào mô hình đó để hình thành,
cấu tạo quá trình huấn luyện cho phù hợp với những mặt mạnh, mặt yếu, năng lực thi
đấu của VĐV .
Ngoài mô hình mang tính thực nghiệm, còn có mô hình mang tính lý thuyết,
mô hình lý thuyết dựa trên cơ sở mô hình thực nghiệm và dựa trên cơ sở nghiên cứu
các yếu tố có vai trò chủ yếu đối với thành tích thể thao .
Mô hình lý thuyết rất cần thiết khi chuẩn bò cho lực lượng VĐV chuẩn bò tham
gia thi đấu ở SEA games, Asiad, Olimpic. Thông thường người ta sử dụng số liệu tập
luyện và thi đấu của các lần trước, thành lập mô hình thực nghiệm, trên cơ sở đó hình
thành mô hình lý thuyết [35],[31],[41].
1.1.2.2 Xác đònh những đặc trưng mô hình :
Xác đònh những đặc trưng mô hình có nghóa là xác đònh những yêu cầu mà
VĐV cấp cao trong một số môn thể thao phải đáp ứng được. Mô hình là tổng hợp các
thông số khác nhau quy đònh một trình độ nhất đònh của tài nghệ thể thao và thành
tích thể thao. Các chỉ số bộ phận trong thành phần của mô hình được xem là những
đặc trưng (hay đặc tính) của mô hình. Để xác đònh đặc trưng mô hình người ta tiến
hành các khảo sát ở những VĐV cấp cao. Mục đích của những khảo sát này là tìm ra
các tố chất thể lực về thể lực mang tính quyết đònh thành tích cao trong thi đấu thể
thao. Ở đây, người ta còn phải chú ý đo hình thể của những VĐV cấp cao, xác đònh
chiều cao, cân nặng, mối tương quan tỷ lệ giữa chiều dài sãi tay, dài chân, dài bàn
chân vì một số bộ môn thi đấu thể thao phụ thuộc vào những đặc điểm thể hình của
VĐV (Tanner-1959, Grim - 1967, Mactirôxôp - 1967, Tumanhian - 1964 - 1972 )
Chắc chắn rằng, các chỉ số về hình thái là những yếu tố giới hạn thành tích trong
nhiều môn thể thao phụ thuộc vào đặc điểm thể hình của VĐV, bởi vì chúng hầu như
không chòu tác động của tập luyện (Minkêvic - 1931, Lukêban - 1937, Xtrôkyna -
1964… ). Tính ổn đònh của các chỉ số này cho phép dựa vào chúng để tuyển chọn và
dự báo.
Điều quan trọng cần chú ý là một cơ thể tối ưu, có nghóa là là những tiền đề tự
nhiên thuận lợi để đạt thành tích cao trong môn thể thao nào đó, chứ không phải là
cái đảm bảo cho thành tích cao.
Trình độ phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là năng lực hoạt động thể lực,
có ý nghóa rất lớn đối với việc đạt thành tích cao trong thi đấu thể thao (Astraud -
1964, Holmer - 1974, Nordesio - 1974…). Ở những môn thể thao chu kỳ đòi hỏi nhiều
sự biểu hiện của sức bền, người ta xác lập sự phụ thuộc của thành tích thể thao đối
với hiệu quả của hệ thống cung cấp năng lượng cho hoạt động. Còn đối với các môn
thể thao tình huống - các môn bóng - các môn đối kháng hai người thì về vấn đề này
còn cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Đối với VĐV cấp cao, cấn phải nghiên cứu
18
về sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, bởi vì thành tích thể thao thường được qui đònh bởi một
tổng hợp các năng lực [35],[70].
Thành tích thể thao được quy đònh bởi một tổng hợp các năng lực (Teplep -
1961, Krutesky - 1968… ). Nói cách khác, trong cùng một lãnh vực, thành tích cao ở
những người khác nhau có thể do sự kết hợp những năng lực khác nhau, trong đó có
sự bù trừ của những năng lực này với những năng lực khác.
Sự khác biệt về chuyên môn của từng môn thể thao dẫn đến quá trình huấn
luyện thể thao hiện đại phải khoa học, tìm ra những đặc trưng riêng và chung trong
từng môn về các mặt: hình thái cơ thể, tố chất thể lực, tâm lý Để nâng cao thành
tích thể thao, cần phải phát triển từng nhân tố cấu thành thành tích thể thao cao nhất
của các đặc trưng riêng đó (Doblaep -1960).
Mô hình VĐV cấp cao được Cudonhexôp Nôvicôp, Saxlui - 1975 tổng hợp như
sau:
Bảng 1.1.2.2 Mô hình VĐV cấp cao
Cấp độ Loại mô hình Đặc tính mô hình
1 Mô hình thi đấu
Những chỉ số đặc trưng nhất
trong thi đấu môn cụ thể
2 Mô hình tài nghệ thể thao
- Trình độ thể lực chuyên môn
- Trình độ kỹ thuật
- Trình độ chiến thuật
3 Mô hình những khả năng thể thao
- Trình độ chức năng cơ thể
- Trình độ tâm lý
- Đặc điểm về hình thái, tuổi,
thâm niên thể thao
1.1.2.3 Xác đònh đặc trưng mô hình VĐV bóng chuyền cấp cao:
BC là môn thể thao như các môn khác có mục đích luôn tìm kiếm, chọn lựa
các tài năng thể thao thông qua những cuộc thi đấu chính thức. Năng lực, tài năng cá
nhân thường tập trung vào các kỹ năng thi đấu của các môn đó, do vậy việc nghiên
cứu các đặc trưng mang tính tập trung đại diện cho các mặt toàn diện của từng cá
nhân là mô hình bao hàm các đặc trưng.
Để có mô hình đúng phải lập được các tiêu chuẩn khoa học đánh giá thực
trạng hiện có và dự báo khả năng phát triển trong tương lai. Đặc trưng mô hình không
được mơ hồ và khó xác đònh về các mặt như: hình thái cơ thể, tố chất thể lực, kỹ
thuật, chiến thuật, năng lực tâm lý, trí tuệ
Bằng cách tiến hành thu nhập, kiểm tra, đo đạc, số lượng lớn các số liệu thu
được, xử lý thống kê, phân tích xác đònh các chỉ tiêu, các nhân tố có ảnh hưởng trực
tiếp đến thành tích thi đấu môn BC [22],[21],[42],[70].
Khi lập chương trình đào tạo, trước hết phải dựa vào mô hình tối ưu của VĐV
BC hiện đại và dự báo phải đạt được trong thời gian tới, phải dựa vào xu hướng hiện
đại của môn BC mà mục tiêu của việc thực hiện kế hoạch huấn luyện và đào tạo là
theo đúng quy luật thi đấu: tính đối kháng, quy luật chiến thuật là mục đích, thể lực là
nền móng, kỹ thuật là biện pháp, tâm lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
thi đấu, quy luật tấn công và phòng thủ, quy luật thi đấu [27],[70].
19
Để có thể tuyển chọn VĐV bóng chuyền một cách chính xác, khoa học, trước
tiên phải xây dựng mô hình đặc trưng VĐV BC hiện đại trình độ cao lý tưởng. Tìm ra
những yếu tố chính cấu thành trình độ thi đấu cao của mô hình lý tưởng này. Quá trình
tuyển chọn phải giống như mô hình đã xây dựng, càng giống càng tốt.
Mô hình đặc trưng VĐV bóng chuyền thế giới hiện nay (theo Official F.I.V.B)
[59] bao gồm:
MÔ HÌNH
(model – pattern)
LÝ TƯỞNG THỰC TẾ HIỆN TẠI
LOẠI HÌNH HÌNH THÁI (Somatotype)
LOẠI HÌNH SINH LÝ (Physiotype)
LOẠI HÌNH TÂM LÝ (psycholotype)
Đặc điểm chính từng loại :
A. Hình thái cơ thể:
- Chiều cao
- Cân nặng
- Kích thước các chi
- Chỉ số các chi
B. Các chỉ tiêu vận động :
- Tốc độ
- Năng lực yếm khí
- Sức mạnh
- Sức mạnh bộc phát
- Năng lực ưa khí (sức bền)
- Khéo léo
- Mềm dẻo
C. Các chỉ tiêu tâm lý:
- Hệ thống thần kinh trung ương
- Cá tính
- Thái độ
- Trí thông minh
- Các quan hệ cá nhân
D. Đặc điểm kỹ - chiến thuật
- Đặc điểm kỹ - chiến thuật cá nhân theo chức năng chuyên môn hóa trong đội
hình chiến thuật.
* Mỗi mặt trên như là một năng lực mang tính nhân tố để cấu thành tài năng
thi đấu của các VĐV BC trình độ cao [20], [21], [27], [70], [59]
Một số các chỉ tiêu quan trọng xác đònh mô hình đặc trưng VĐV BC
Bảng 1.1.2.3a Loại hình hình thái
Nữ Nam
Chiều cao
Chuyền hai
175 - 190 cm
170 - 180 cm
190 - 200 cm
180 - 190 cm
20
Chỉ tiêu Quetele 370 - 400 g/cm 430 - 450 g/cm
%Mỡ
Độ dày
15 - 18 %
2 - 4 cm
10 - 12 %
- 7 cm
Bảng 1.1.2.3b Loại hình sinh lý
Nữ Nam
Bật tại chỗ 70 - 80 cm 80 - 100 cm
Bật có đà 80 - 90 cm 100 - 110 cm
Tốc độ có phản xạ bằng mắt 120 - 140 m/s 120 - 140 m/s
Khéo léo Rất tốt Rất tốt
Khả năng yếm khí
P.Pháp Georgescu)
30 - 35 w/kg 40 - 45 w/kg
Khả năng ưu khí 50 - 60 mlo 2/kg 60 - 65 mlo/kg
• Một số VĐV bóng chuyền đỉnh cao thế giới cóthể vượt trên chỉ tiêu này.
Theo tác giả Huang Fuzhou – Lu Hanzeng (1991), Zeng Fan Hui và các cộng
sự (1992) nêu ra 6 mặt là: hình thái cơ thể, cơ năng sinh lý, tố chất thể lực, tố chất tâm
lý, kỹ thuật, chiến thuật .
Theo Patti Snyder - Park, HLV BC nữ tại trường đại học bang Arizona cho biết
bà có một ý tưởng hay về tiêu chuẩn về mô hình của các VĐV nữ ở độ tuổi khoảng 14
(lớp 9-10). Yêu cầu của bà về một VĐV lý tưởng có thể chơi ở giải NCAA Division I
bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Cao 6 feet
- Vai rộng
- Hông hẹp
- Có khả năng bật cao tốt
- Sức bật bàn chân tốt
- Có thể phòng thủ chậm
- Thực hiện kỹ năng cân bằng
- Điều khiển cơ thể trên không
- Năng động trong tập luyện và có tư thế động tác tốt
- Nhận biết những sai lầm
- Tập trung vào những gì HLV chỉ đạo
- Không quá phụ thuộc vào thu nhập
- Có thể chơi được nhhiều môn thể thao khác…
(Sports talent - USA) [70]
Một vấn đề quan trọng nữa trong việc hình thành mô hình tối ưu cho VĐV BC
cấp cao hiện nay là tìm ra những đặc trưng riêng nổi trội. Mối liên quan giữa các năng
lực nổi trội đó, giữa các tố chất thể lực với nhau, giữa thể lực và kỹ thuật, và sự liên
quan các mặt này với các mặt về hình thái cơ thể, tâm lý .
Hirosi Toyoda, chuyên gia BC Nhật, đã tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố thể
lực và kỹ thuật BC [67]:
Bảng 1.1.2.3c Quan hệ giữa các yếu tố thể lực và kỹ thuật
21
(theo Hirosi Toyoda, 1980)
KT CƠ BẢN
NHỮNG YẾU TỐ
KT
NHỮNG YẾU TỐ THỂ LỰC
1. Tư thế chuẩn bò
a. Sức mạnh chân, cơ lưng , cơ bụng
b. Năng lực thả lỏng cơ thể (năng lực phối hợp)
2. Năng lực phán
đoán
(Không phải là yếu tố thể lực)
3. Năng lực phản xạ
a. Tốc độ phản xạ(sức nhanh)
b. Năng lực thả lỏng, thời điểm sự tập trung
(năng lực điều khiển )
4. Hoạt động chân
a. Tốc độ di chuyển (sức nhanh)
b. Di chuyển ở tư thế thấp (sức bền cơ bắp)
c. Di chuyển ngược hướng
5. Điều khiển bóng
a. Sức mạnh cổ tay, cơ ngón tay, cơ lưng,cơ
bụng, đầu gối (năng lực toàn thân)
b. Phán đoán, thả lỏng, thăng bằng (năng lực
kiềm chế)
c. Năng lực di chuyển đến bóng
d. Khả năng chống tỳ của cơ thể bằng chi trên
ĐỆM BÓNG
CHUYỀN
BÓNG
ĐỢ BÓNG
6. Những mặt khác a. Tốc độ động tác (tốc độ)
b. Phán đoán (năng lực tự chủ)
1. Tư thế chuẩn bò
Sức mạnh chân, lưng, bụng, và toàn thân
(sức bền cơ bắp )
2. Hoạt động chân
a. Tốc độ di chuyển
b. Động tác chân (khả năng kiềm chế )
3. Bật nhảy
a. Phán đoán,thả lỏng (khả năng kiềm chế)
b. Động tác bật nhảy (phối hợp sức mạnh toàn
thân)
4. Động tác đập, chắn
bóng
a. Sức mạnh của ngón tay, cổ tay, cánh tay,
vai
b. Sức mạnh cơ bụng
ĐẬP BÓNG
CHẮN BÓNG
5. Rơi xuống đất và
hoạt động tiếp theo
a. Tốc độ động tác (nhanh)
b. Phản xa (tốc độ phản xạ)
c. Phán đoán (khả năng kiềm chế )
1. Tư thế chuẩn bò Khả năng tự kiềm chế (năng lực tự kiềm
chế)
2. Tung bóng Năng lực dự đoán (khả năng kiềm chế )
PHÁT BÓNG
3. Đánh bóng
a. Sức mạnh cổ tay, vai (chi trên)
b. Sức mạnh cơ bụng
c. Kiểm tra năng lực phán đoán (kiềm chế)
1.1.3 Cơ sở đánh giá trình độ tập luyện - Xác lập mô hình VĐV bóng chuyền nam cấp
cao Việt Nam
22
Bóng chuyền là môn thi đấu thể thao có quá trình phát triển ổn đònh và mạnh
mẽ ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Để đáp ứng yêu cầu thi đấu trình độ cao, môn
bóng chuyền đã đựơc đầu tư nhiều mặt như: phát triển hệ thống thi đấu, tạo điều kiện
giao lưu thi đấu với bóng chuyền khu vực và quốc tế Trong những năm 1970, trình
độ bóng chuyền Việt Nam có trình độ thi đấu hàng đầu Đông Nam Á, ngang ở cấp
châu lục .Tuy nhiên cho đế nay, trình độ thi đấu bóng chuyền Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế, thành tích thi đấu tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn khoảng cách so
với bóng chuyền khu vực. Tại SEA Games 23, tuy đội tuyển bóng chuyền nam đạt
hạng 3, đội nữ hạng 2 nhưng chưa thật sự ổn đònh và so với đội Thái Lan vẫn còn
khoảng cách rất xa.
Tuy hệ thống tuyển chọn, đào tạo VĐV trẻ, VĐV bóng chuyền cấp cao đã
được hình thành rất sớm ở các ngành, các đòa phương có truyền thống bóng chuyền
như: Hà Nội , TP.HCM , Long An, Vónh Long, Thái Bình, Hải Hưng, CLB Quân đội,
BTL.Thông Tin…Thế nhưng, cho đến hiện nay bóng chuyền Việt Nam vẫn chưa có sự
thống nhất của cả nước về công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ cũng như xác lập
mô hình tối ưu . Hệ thống đào tạo và huấn luyện chưa đũ các điều kiện khoa học đễ
điều khiển và dự báo được mô hình VĐV bóng chuyền cấp cao hiện đại . Điều này đã
làm hạn chế rất nhiều đến việc xây dựng các chỉ tiêu TĐTL nhiều mặt trong các
chương trình mục tiêu (Tổng cục TDTT), các kế hoạch huấn luyện dài hạn . Một số
chuyên gia về bóng chuyền chủ yếu biên soạn chương trình huấn luyện [24], tổng kết
các chỉ tiêu về thể lực, hình thái, lứa tuổi các VĐV bóng chuyền nam - nữ của đội
tuyển QG [49]. Nhìn chung, chưa chứng minh được tính khoa học thực tiển, sử dụng
vào công tác đánh giá TĐTL VĐV bóng chuyền cấp cao Việt Nam.
Gần đây nhất, có công trình nghiên cứu về mô hình“các tố chất thể lực đặc
trưng của VĐV bóng chuyền nữ 15-18 tuổi” của tác giả Nguyễn Thành Lâm (1989)
[22], và “nghiên cứu sự phát triển các tố chất thể lực của VĐV bóng chuyền nam tỉnh
Long An lứa tuổi 15-17 trong hai năm tập luyện” của Nguyễn văn Hải (2004) [14].
Để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của chương trình huấn luyện, dự báo kết
quả đạt được về TĐTL cuối cùng. Đồng thời để đánh giá TĐTL, so sánh TĐTL giữa
các đội, giữa các quốc gia, các nhà nghiên cứu bóng chuyền dùng các hệ thống test .
Nội dung các test kiểm tra phải mang tính toàn diện về các nhân tố cấu thành hữu cơ
tài năng bóng chuyền về các mặt như sau: hình thái cơ thể, tố chất thể lực, kỹ-chiến
thuật, tâm lý, cơ năng sinh lý[12],[17],[22],[40],[70]
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tài liệu của các tác giả: Liên
Xô, Trung Quốc, Nhật, Cộng Hòa Liên Bang Đức, CuBa, Hungary
chuyên về hệ thống test kiểm tra, đánh giá TĐTL môn bóng chuyền
[phụ lục 1,2].
Ngoài ra, còn nhiều tài liệu chuyên về hệ thống test kiểm tra, đánh giá về thể
lực như: Essenntials of strength training and conditioning (Thomas và các cộng sự,
2000), về sinh lý vận động như: Hoffman (2002), Chistopher (2000),MacArdle và các
cộng sự (1996, 2000, 2001)
Về hệ thống test đánh giá năng lực vận động, trong nước có các tài liệu đánh
giá về sức bền chuyên môn: Nguyễn Thế Truyền (2001), tiêu chuẩn đánh giá TĐTL
trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao (y Ban Thể Dục Thể Thao - Viện Khoa
Học TDTT - 2003) [44 ] các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV một số môn thể thao (y Ban
23
Thể Dục Thể Thao -1998) [50]. Test kiểm tra hình thái và thể lực VĐV bóng chuyền
nam-nữ (Hà Mạnh Thư - Đào Hữu Uyển - 1982), Phạm Quang Tuyến - năm 199. Test
kiểm tra VĐV bóng chuyền TP.HCM (Phan Phước Điền - 1990), test tuyển chọn VĐV
năng khiếu bóng chuyền cho các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, Long An (Bùi Huy Châm -
1895), Nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực của VĐV bóng chuyền nam ở các hạng
một số tỉnh phía nam (Bùi Huy Châm-1985). Nghiên cứu các tố chất thể lực đặc trưng
của VĐV bóng chuyền nữ 15–18 tuổi (Nguyễn Thành Lâm - 1998)[22]. Bước đầu xác
đònh hệ thống test kiểm tra thể lực VĐV bóng chuyền nữ (Bùi Trọng Toại - 1996)[40].
Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực VĐV năng khiếu bóng chuyền nam lứa tuổi 14-16
ở một số các đội năng khiếu các tỉnh thành phía nam (Nguyễn Xuân Dung - 1998)
[12] [phụ lục 1.1, 1.2]…
Mặc dù có rất nhiều tài liệu về hệ thống các test, thứ tự ưu tiên của các test,
thể hiện tính giá trò, tính thực tiển, khách quan. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá,
cách tổ chức và đơn vò đo lường rất da dạng nên rất khó để lựa chọn các chỉ tiêu đánh
giá cũng như để so sánh các kết quả đã thu được.
Theo GS Lê văn Lẫm, ngoài các tiêu chí như độ tin cậy, tính thông báo của
test ra, khi lựa chọn các nội dung kiểm tra cần phải dựa trên các nguyên tắc :
- Dễ tiến hành đo lường.
- Có thể so sánh và đánh gia theo cá thể, theo khu vực và theo các quốc gia
khác nhau .
Từ các cơ sở lý luận trên chúng tôi đưa ra 3 tiêu chí để chọn lựa các test như
sau :
- Các test kiểm tra được phổ biến, sử dụng rộng rãi trong công tác tuyển chọn
và đánh giá TĐTL VĐV bóng chuyền ở trong nước và trên thế giới hiện nay .
- Có độ tin cậy, tính thông báo, có phương tiện, phương pháp kiểm tra (trong
nước).
- Có thang điểm đánh giá hoặc kết quả của các đội trình độ cao, đội tuyển, các
đội tuyển khu vực, trên thế giới để so sánh .
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên, cho thấy thứ tự ưu tiên, tính giá trò,
tính thực tiển, tính khách quan và tính thông báo của các test .
Để tìm thứ tự ưu tiên, tính giá trò, tính thực tiễn, tính thông báo của các test,
chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu phỏng vấn 40 HLV, giáo viên, chuyên gia
BC, nhà khoa học [phụ lục 2.1].
Tất cả các đối tượng được phỏng vấn đều có trình độ Đại học và trên Đại học,
trong đó:
- GS, PGS.TS: 10 người chiếm tỉ lệ 22.22%.
- Thạc só: 15 người chiếm tỉ lệ 33.33%.
- Cử nhân - huấn luyện viên trình độ cao: 20 người chiếm tỉ lệ 44.44%.
24
BIỂU ĐỒ 1.1.2.3: KẾT QUẢ PHIẾU PHỎNG VẤN
22.23%
33.33%
44.44%
PGS.TS
Th. Só
Cử Nhân
Qua kết quả thu được, qua các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong
và ngoài nước cho thấy hệ thống test kiểm tra đánh giá toàn diện, xác đònh mô hình
các VĐV BC nam trình độ cao Việt Nam bao gồm các test sau:
1.1.3.1 Test kiểm tra hình thái cơ thể:
Trong quá trình tuyển chọn thể thao tự nhiên, những VĐV cấp cao đã hình
thành “ tiêu chuẩn đo lường” hình thái thích hợp yêu cầu chuyên môn biểu hiện trong
các môn thể thao. Mỗi môn thể thao có hình thái đặc trưng phù hợp với việc thực hiện
kỹ - chiến thuật đông tác, để phát huy được ưu thế của các tố chất chuyên môn .
Việc nghiên cứu hình thái toàn diện trên VĐV từng môn thể thao nhằm tìm ra
sự phù hợp và thích nghi cho từng môn, cho từng nhóm VĐV chuyên biệt là cơ sở để
nâng cao thành tích thể thao.
Đối với các VĐV bóng chuyền, do đặc điểm trong hoạt động thi đấu là tranh
chấp tầm cao trên lưới, tốc độ, sức mạnh đập bóng giữ vai trò quan trọng, nên các
chỉ tiêu về chiều cao thân thể, chiều dài các chi, cân nặng là các chỉ tiêu mang tính
chất đặc trưng [41],[42],[45].
Mô hình về chiều cao VĐV bóng chuyền các nước hiện nay đã vượt xa vài
năm trước đây. Từ năm 1995, mô hình chiều cao của nam là từ 195-200 cm, của nữ là
trên 180 cm, có rất nhiều VĐV cao trên 200 cm (xin xem phần tổng quan).
Các test kiểm tra hình thái cơ thể VĐV BC:
- Chiều cao đứng (cm)
:
Chiều cao là chỉ tiêu có độ di truyền cao, nam 75%, nữ 92%, phụ thuộc vào di
truyền, chủng tộc, gia tộc Chiều cao tăng trưởng nhanh ở tuổi dậy thì: nam 12- 15
tuổi, nữ 10 - 13 tuổi.
- Cân nặng (kg)
-
Chiều dài sãi tay (cm)
25
Dài sãi tay có ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật động tác và thành tích thể
thao cao. Dài sãi tay là một ưu thế đối với hoạt động TDTT.
Trong môn BC, sãi tay dài sẽ có ưu thế trong các hoạt động tấn công và
phòng thủ.
-
Dài bàn chân (cm):
-
Cao vòm bàn chân (cm):
* Chỉ số vòm bàn chân:
Chỉ số vòm bàn chân càng nhỏ thì bàn chân càng bẹt, bàn chân bẹt không có
lợi khi dùng sức của bàn chân
- Dài chân (cm):
* Dài chân H
* Dài chân A
* Dài chân B
* Dài chân C
Nếu BH = BA = BC, hông có hình tròn, thuận lợi cho động tác đẩy hông về
phía trước, động tác đùi và hông nhòp nhàng, đỡ tốn sức .
Nếu BH lớn tức là hông có hình lưỡi cầy không thuân lợi khi vận động, vì việc
nâng cao đùi sẽ bò khó khăn, chân và hông không thành một thể thống nhất.
* Các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động vùng đai hông và chi dưới:
- Dài chân A / cao đứng
- Dài chân A / dài chân H
- Dài chân B / dài chân H
- Dài chân C / dài chân H
Tỷ lệ dài chân A / cao đứng = 55% là trung bình, 56% là chân thuộc loại tương
đối dài, 57% là loại chân dài rõ rệt.
Các VĐV nhảy cao xuất sắc có tỷ lệ trên là 58.9%, VĐV BC Cuba là 58.5%
đến 59.9% . Trong khi đó ở nữ VĐV Trung Quốc chỉ là 52.2% đến 55.9%. Nói chung,
trong các môn thể thao đều cần VĐV chân dài (trừ một số môn thể thao như cử tạ )
- Dài gân Asin
:
* Chỉ số gân Asin:
Chỉ số này vừa phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) gân Asin so với cẳng chân, lại có
thể gián tiếp phản ánh sức mạnh cơ sinh đôi kéo về phía sau.
Độ lớn của chỉ số trên tỷ lệ thuân với độ dài của gân Asin. Chỉ số càng lớn
chứng tỏ gân Asin càng dài, rất cần cho sức mạnh dậm nhảy, đạp sau và đề phòng
chấn thương.
Bảng 1.1.3.1 Chỉ số dài gân Asin / dài cẳng chân Ax100 VĐV xuất sắc T Q:
Môn thẻâ thao Nam Nữ
Thể dục dụng cụ 45.37 ± 3.74 47.78 ±4.07
Bóng chuyền 46.79 ± 3.28 49,30 ± 3.96
- Chỉ số Quetellet
:
(g/cm ).
Chỉ số này cho ta biết trung bình 1cm chiều cao cân nặng bao nhiêu. Thông
thường nếu cùng tuổi, cùng giới tính, người có chỉ số này lớn hơn sẽ có cơ quan vận
động phát triển hơn. Nếu chỉ số này nhỏ quá thì thể lực là kém, nhưng nếu lớn quá thì
VĐV sẽ di chuyển nặng nề, khó khăn, nhanh mệt mỏi.