Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), ứng dụng tại công ty cổ phần dệt may 29 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 148 trang )


BỘ GIÁ O DỤ C VÀ ĐÀ O TẠ O
ĐẠ I HỌ C ĐÀ NẴ NG



PHẠM THỊ THANH HƢƠNG



NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) ỨNG DỤNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29/3



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05


LUẬ N VĂN THẠ C SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐƢỜNG THỊ LIÊN HÀ



Đà Nẵng - Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người cam đoan



Phạm Thị Thanh Hƣơng














MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục của đề tài 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁ CH NHIỆ M XÃ HỘ I CỦA
DOANH NGHIỆ P, XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU 7
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CỦA DOANH
NGHIỆP 7
1.1.1.Các khái niệm căn bản về CSR 7
1.1.2 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 13
1.2. CHỈ SỐ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSRI) 15
1.2.1. Tổng quan về chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSRI) 15
1.2.2. Hƣớng dẫn xây dựng chỉ số CSR 16
1.3. THÀNH PHẦN CỦA CSR 19
1.4. CSR VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN 25
1.5. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CSR 27
1.5.1.Vấn đề CSR ở Việt Nam 27
1.5.2. CSR trong lĩnh vực dệt may 30
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CSR VÀ XÂY DỰNG CHỈ SỐ CSR 38
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 42
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP DỆT MAY 29-3 42
2.2. XÂY DỰNG CHỈ SỐ CSR 43
2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CSR
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VÀ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY45
2.3.1. Nhận thức về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 45
2.3.2. Hài lòng trong công việc: 47
2.3.3.Cam kết Tổ chức 49
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 52
2.4.1.Mô hình nghiên cứu 52
2.4.2.Giả thuyết nghiên cứu 53
2.5.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 59
2.5.1. Phân tíchchỉ số CSRI 59
2.5.2. Nghiên cứu sơ bộ: 59

2.5.3. Nghiên cứu chính thức: 60
2.6. CÁC THANG ĐO 61
2.6.1.Thang đo nhận thức về CSR 61
2.6.2.Thang đo về sự hài lòng công việc: 63
2.6.3. Thang đo cam kết Công ty 63
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
3.1. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 65
3.1.1. Công cụ sử dụng: 65
3.1.2. Mẫu điều tra: 66
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA 66
3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CSR CỦA CÔNG TY CP
DỆT MAY 29-3 THÔNG QUA CHỈ SỐ CSRI 67
3.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐO LƢỜNG 75
3.4.1. Độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha: 75
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 78
3.4.3. Mô hình nghiên cứu chính thức 83
3.5. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT BẰNG PHƢƠNG PHÁP HỒI QUI TUYẾN TÍNH84
3.5.1. Kiểm định giả thuyết H1 84
3.5.2. Kiểm định giả thuyết H2, H3 - Các yếu tố CSR, hài lòng ảnh
hƣởng đến cam kết tình cảm 88
3.5.3. Kiểm định giả thuyết H2, H3 – Các yếu tố CSR, hài lòng ảnh
hƣởng đến cam kết duy trì 92
3.5.4. Kiểm định giả thuyết H2, H3 – Các yếu tố CSR, hài lòng ảnh
hƣởng đến cam kết quy phạm 95
3.5.5. Kiểm định giả thuyết H2, H3 – Các yếu tố CSR, hài lòng ảnh
hƣởng đến cam kết giá trị 99
CHƢƠNG 4. Ý NGHĨA, HÀM Ý CHÍNH SÁCH 104
4.1. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC TẠO ĐIỀU KIỆN
CHO DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN TỐT CSR 105
4.2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CSR TẠI CÔNG TY 106

4.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI 110
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
3P
ATLĐ An toàn lao động
BHXH Bảo hiểm xã hội
Bộ LĐ,TB&XH Bộ lao động, thƣơng binh và xã hội
C36 Cục cảnh sát môi trƣờng
CP World Trade Organization Doanh nghiệp làm từ thiện
CRM Cause related marketing Nguyên nhân liên quan đến tiếp thị
CSR Corporate Social Resposibility Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
CSP Corporate Social Performance Hoạt động xã hội của doanh nghiệp
DN Doanh nghiệp
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
EU European Union Liên minh Châu Âu
FSC Chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thƣơng mại tự do
ILO International Labor Organization Tổ chức Lao động quốc tế
ISO14000 Hệ thống quản lý môi trƣờng
ISO9000 Hệ thống quản lý chất lƣợng
OCQ
Organization Commitment Questionnaire
Câu hỏi cam kết của tổ chức

PC36 Phòng cảnh sát môi trƣờng
R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển
SA8000 Lao động và trách nhiệm xã hội
SEM Structural Equation Modelling Mô hình phƣơng trình cấu trúc
SIT Social Identity Theory Lý thuyết về bản sắc xã hội
TNXHDN Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
TPP Trans Pacific Partner Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
UNIDO
United Nations Industrial Development
Tổ chức phát triển công nghiệp của
Organization Liên Hợp Quốc
VCCI Phòng t.mại và công nghiệp VN
WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên các bảng
Trang
1.1
Bảng tổng hợp các khái niệm về CSR
12
1.2
Bảng tổng hợp mô hình về CSR
25
2.1
Tóm tắt các nghiên cứu về CSR và sự hài lòng công việc
48
2.2

Các khái niệm khác về cam kết của tổ chức
50
2.3
Tóm tắt các nghiên cứu về CSR và cam kết của tổ chức
51
2.4
Tổng hợp giả thuyết của nghiên cứu
59
3.1
Bảng tổng hợp số điểm trong từng lĩnh vực
74
3.2
Hệ số Cronbach alpha sự hài lòng
76
3.3
Hệ số KMO và Bartlett‟s thang đo thành phần các yếu tố
CSR ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhân viên
79
3.4
Hệ số KMO và Bartlett‟s thang đo sự hài lòng của nhân
viên
81
3.5
Kết quả phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng
81
3.6
Hệ số KMO và Bartlett‟s thang đo thành phần các yếu tố
CSR ảnh hƣởng đến sự cam kết của Công ty
82
3.7

Ma trận tƣơng quan giữa các biến
84
3.8
Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi qui
86
3.9
Ma trận tƣơng quan giữa các biến
88
3.10
Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi qui
90
3.11
Ma trận tƣơng quan giữa các biến
92
3.12
Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi qui
93
3.13
Ma trận tƣơng quan giữa các biến
95
3.14
Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi qui
97
3.15
Ma trận tƣơng quan giữa các biến
99
3.16
Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi qui
100
DANH MỤC CÁC HÌNH


Số hiệu
Tên các hình
Trang
1.1
Mô hình “kim tự tháp” CSR của Carroll 1991
20
2.1
Mô hình nghiên cứu đề xuất
53
2.2
Qui trình nghiên cứu
60

























1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm xã hội ngày nay là một vấn đề mang tính toàn cầu và hiện
đã và đang là một phần của “luật chơi” trong nền kinh tế thế giới. Gia nhập
WTO, Việt Nam phải thực hiện các hiệp định chính, trong đó có Hiệp định
Hàng rào kỹ thuật thƣơng mại (bao gồm tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội). Trên
thế giới, các sản phẩm đƣợc tiêu chuẩn hóa không chỉ về chất lƣợng mà còn
cả về khía cạnh xã hội.
Sức cạnh tranh của Việt Nam trong một số ngành công nghiệp trọng
điểm, chẳng hạn nhƣ da giày - dệt may, những ngành vốn thu hút nhiều lao
động, sẽ đƣợc nâng lên rất nhiều nếu thực hiện nghiêm túc các vấn đề liên
quan đến CSR. Ví dụ, nếu so với Trung Quốc, Việt Nam không thể cạnh tranh
nổi về mặt bằng giá cả ở một số ngành hàng. Những nếu cộng thêm chất
lƣợng, áp dụng hoàn hảo các ứng xử CSR thì Việt Nam không chỉ cân bằng
đƣợc về mặt cạnh tranh giá mà còn tránh đƣợc các rủi ro cũng nhƣ nguy cơ
mất khách hàng Nói một cách đơn giản, CSR là tập hợp những hoạt động có
trách nhiệm, tập trung vào bốn nhân tố chính phục vụ cho thành công của
doanh nghiệp là ngƣời lao động, môi trƣờng, xã hội và khách hàng, hƣớng tới
mục tiêu phát triển bền vững.
Công ty Cổ phần Dệt may 29-3 Đà Nẵng là một thƣơng hiệu khá quen
thuộc trên thị trƣờng Đà Nẵng cũng nhƣ trên phạm vi cả nƣớc và quốc tế, là
một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có uy tín với sản phẩm khăn bông

và hàng may mặc, chuyên xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ và Châu Âu.
Việc tiếp cận CSR mới có thể vừa hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh
lâu bền và đồng thời đóng góp vào việc bảo vệ và cải thiện tiêu chuẩn xã hội,
tiêu chí xây dựng CSR là trọng tâm trong tổng thể chiến lƣợc kinh doanh

2
nhằm thức đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết một cách sáng tạo những
vấn đề và thách thức trong quá trình kinh doanh và phát triển.
CSR là khái niệm rộng lớn, thách thức về đo lƣờng. Nhiều nghiên cứu
về CSR liên quan đến khách hàng, hiệu suất tài chính, hình ảnh, uy tín của
Công ty, chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ bên ngoài công ty. Rất ít
nghiên cứu tác động của CSR đến quan hệ nội bộ chẳng hạn nhƣ nhân viên,
cổ đông trong Công ty. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu để kiểm tra tác động
của CSR đến nhân viên. Bởi vì nhân viên là bên liên quan quan trọng và họ
đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công tổ chức. Nhận thức của
nhân viên về đạo đức và trách nhiệm của một tổ chức xã hội có thể ảnh
hƣởng đến thái độ và hiệu suất của họ, do đó sẽ có ảnh hƣởng đến tổ chức
của họ. Luận văn này cung cấp mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của
Công ty thông qua chỉ số trách nhiệm xã hội đồng thời từ đó tìm hiểu nhận
thức nhân viên về trách nhiệm xã hội và tác động của CSR đến sự hài lòng
trong công việc của nhân viên và cam kết với Công ty. Đó là lý do hình
thành đề tài Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR),
Ứng dụng tại Công ty cổ phần Dệt May 29-3.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thành công trong việc áp dụng CSR tại Việt Nam, các chủ doanh
nghiệp triển khai, thực hiện CSR khai thác lao động của họ nhƣ việc chấp
hành pháp luật về chính sách tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động
để xây dựng một mối quan hệ dựa trên sự tin tƣởng và thiện chí với các nhân
viên kinh doanh. Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Cung cấp các khái niệm về trách nhiệm xã hội (CSR), chỉ số trách

nhiệm xã hội (CSRI), cũng nhƣ cá c yế u tố cấ u thà nh nên khá i niệ m nà y.
- Đánh giá việc thực hiện trách hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp thông qua chỉ số trách nhiệm xã hội (CSRI).

3
- Qua kết quả đánh giá về việc thực hiện CSR tiến hành đo lƣờng phản
ứng của nhân viên đối với CSR của Công ty về các khía cạnh: kinh tế, xã hội,
môi trƣờng và cộng đồng .
- Điều tra tác động của nhận thức về CSR của nhân viên đến sự hài
lòng trong công việc và cam kết của Công ty đối với ngƣời lao động.
- Điều tra các mối quan hệ giữa nhận thức về trách nhiệm xã hội, sự hài
lòng trong công việc và cam kết của Công ty đối với ngƣời lao động.
- Từ kết quả phân tích đƣợc giúp các nhà quản lý thiết kế chính sách và
các chƣơng trình CSR hiệu quả làm cho hình ảnh của Công ty tốt đẹp hơn,
tạo lòng trung thành của nhân viên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng khảo sát nhân viên làm việc trong Công ty CP Dệt may 29-3
Đà Nẵng.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành : điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi, phân
tích dữ liệu khảo sát cũng nhƣ kiểm định thang đo các giải thuyết và mô hình
nghiên cứu.
Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp độ tin cậy Cronbach alpha và
phân tích các nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS để kiểm
định thang đo và phƣơng pháp phân tích hồi qui bội để kiểm định mô hình
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu trong mô hình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quát về thực trạng thực hiện trách
nhiệm xã hội ở Việt nam nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt
may.
- Nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ giữa CSR với nhận thức của

nhân viên, tác động của CSR đến sự hài lòng trong công việc và cam kết của

4
Công ty với nhân viên tại Công ty Cổ phần Dệt may 29-3 Đà Nẵng, từ đó đƣa
ra chính sách CSR phù hợp.
- Nghiên cứu này nhằm xây dựng hình ảnh của một ngƣời sử dụng lao
động có trách nhiệm đối với nhân viên đồng thời động viên, khuyến khích sự
tham gia của các nhân viên trong các hoạt động xã hội hoặc môi trƣờng cùng
với Công ty .
- Nghiên cứu này còn là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về CSR và
CSRI tại Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục trong luận
văn gồm có các chƣơng nhƣ sau :
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luậ n và cơ sở thực tiễn về CSR
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích kết quả nghiên cƣ́ u
Chƣơng 4: Ý nghĩa, hàm ý chính sách
Phần kết luận .
6. Tổng quan tài liệu
Tiếng Việt
Nguyễn Đình Cung, Lƣu Minh Đức. “Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp CSR – một số vấn đề lí luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà
nƣớc đối với CSR ở Việt Nam”. Tác giả đã tiếp cận từ góc độ kinh nghiệm
quốc tế trong lĩnh vực nhờ đó tác giả thấy đƣợc những vấn đề tồn tại mà Việt
Nam phải đối mặt trong lĩnh vực CSR. Đồng thời đƣa ra giải pháp để giải
quyết các vấn đề tồn tại, đổi mới tƣ duy quản lý nhà nƣớc.
Bài viết của THS. Nguyễn Thị Thu Trang “Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp” trên trang Doanh nhân 360 (25/08/2008), theo tác giả để hàng


5
hóa của Việt Nam có thể cạnh tranh về giá cả hay số lƣợng với đối thủ cạnh
tranh thì cần phải có chìa khóa để quản lý doanh nghiệp một cách có trách
nhiệm với xã hội, doanh nghiệp cần hiểu rõ về CSR mới đem lại tăng trƣởng
bền vững và lợi nhuận lớn hơn.
Tiếng Anh
Carroll, A. B. (1979), A three-dimensional conceptual model of
corporate Performance, Academy of Management Review 1979, Vol.4, No.4,
497-505. Tác giả đƣa ra mô hình khái niệm mô tả toàn diện các khía cạnh
thiết yếu của hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời giải đáp các câu
hỏi : (1) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm những thành phần
nào? (2) Tổ chức phải giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ thế nào (3) Mô hình
của tổ chức đáp ứng xã hội là gì?
Duygu
Turker (2008) “
Measuring
Corporate
Social
Responsibility:A
Scale Development Study”. Mục đích của nghiên cứu này là để cung cấp một
nguồn gốc, giá trị, và sự đo lƣờng đáng tin cậy của CSR phản ánh trách nhiệm
của một doanh nghiệp với các bên liên quan khác nhau. Dữ liệu đƣợc thu thập
từ 269 chuyên gia kinh doanh làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các kết quả phân tích
cung cấp một cấu trúc bốn chiều của CSR, bao gồm cả trách nhiệm xã hội cho
các bên liên quan, nhân viên, khách hàng, và chính phủ.
Sean
Valentine,
Gary
Fleischman (2007) “Ethics Programs, Perceived
Corporate Social

Responsibility
and Job Satisfaction “.Tác giả sử dụng thông
tin khảo sát thu thập từ 313 chuyên gia kinh doanh, và đề xuất nhận thức trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là trung gian hòa giải các mối quan hệ tích cực
giữa luật đạo đức và việc làm hài lòng. Kết quả chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp hoàn toàn hoặc một phần làm trung gian tích cực liên kết
giữa bốn biến của chƣơng trình đạo đức và sự hài lòng công việc cá nhân, cho
thấy rằng các công ty có thể tốt hơn nếu quản lý nhận thức đạo đức của nhân

6
viên và thái độ làm việc với nhiều chính sách, một cách tiếp cận xác nhận
trong các tài liệu đạo đức.
Yungchih George Wang (2011) “Corporate Social Responsibility and
Stock Performance Evidence from Taiwan”. Nghiên cứu này nhằm mục đích
thực nghiệm khám phá tác động của việc thực hiện CSR trên hiệu suất cổ
phiếu. Đối với mục đích nghiên cứu này, xây dựng một chỉ số CSR của địa
phƣơng (CSRI) dựa trên hai ý tƣởng, đầu tƣ có trách nhiệm với xã hội (SRI)
và doanh nghiệp đóng góp cho các bên liên quan. Lấy mẫu dữ liệu từ thị
trƣờng chứng khoán Đài Loan và Đài Loan Tạp chí Kinh tế cho khoảng thời
gian 2001-2009, ba danh mục đầu tƣ CSR dựa trên CSRI (cao, trung bình và
thấp) đƣợc xây dựng để kiểm tra chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Phát hiện
chính tiết lộ rằng việc thực hiện CSR có một tác động tích cực đáng kể về
hiệu suất cổ phiếu.
















7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁ CH NHIỆ M XÃ HỘ I
CA DOANH NGHIP, XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.1.Các khái niệm căn bản về CSR
a. Lịch sử phát triển của khái niệm về CSR
Khái niệm CSR có một lịch sử lâu dài và luôn thay đổi, đi nhiều qua
các thời kỳ. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, định nghĩa về CSR
cũng thay đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tế. Theo Carroll (1999), sự tiến
hóa của CSR đƣợc phân loại thành các giai đoạn sau đây: khái niệm, bùng nổ,
phát triển, và mở rộng.
Khái niệm
Đây là giai đoạn hình thành khái niệm về CSR. Giai đoạn này chú trọng
cả hai bản qui phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh
đƣợc nhấn mạnh trong môi trƣờng kinh doanh. Hoạt động từ thiện và phúc lợi
của Công ty cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Cho tới năm 1953
H.R.Browen đƣa ra khái niệm về CSR trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội
của các doanh nhân” của ông. Bowen định nghĩa CSR là nghĩa vụ của thƣơng
nhân theo đuổi các chính sách để đƣa ra quyết định hoặc những hành động

cần thiết về các mục tiêu và các giá trị cho xã hội. Định nghĩa của Bowen tạo
ra một cuộc thảo luận sâu sắc về CSR trong nửa đầu của thế kỷ XX. Bởi vì
nghiên cứu có ảnh hƣởng sâu rộng của Bowen, ông đã đƣợc trao danh hiệu:
"Cha đẻ của CSR" (Caroll 1999).
Các học giả khác cũng xem xét CSR là một trong những mục tiêu quan
trọng cho các doanh nghiệp. Peter Drucker là một trong những ngƣời đầu

8
tiên giải quyết một cách rõ ràng vấn đề CSR. Trong cuốn sách Thực tiễn quản
lý năm 1954, ông chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội đầu tiên của các nhà quản lý
doanh nghiệp liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận ", (Joyner & Payne 2002).
Bùng nổ
Giai đoạn thứ hai cho thấy một sự tăng trƣởng đáng chú ý trong việc
hình thành nhận thức của CSR. Sự tăng trƣởng của CSR dẫn đến một sự thay
đổi xã hội tích cực: giá trị đạo đức và xã hội đƣợc ƣu tiên hơn các giá trị kinh
tế. Davis (1960) định nghĩa CSR là quyết định kinh doanh, phản ánh các mục
tiêu dài hạn của một tổ chức và khách hàng tiềm năng có trách nhiệm với xã
hội hơn là lợi ích kinh tế. Theo ông trách nhiệm xã hội là có liên quan với
những kết quả đạo đức (Davis 1967). Quan điểm này mở rộng công việc trƣớc
đây và giới thiệu một sự kết hợp đáng kể của doanh nghiệp và xã hội. Ngoài
ra, Frederick (1960) cho rằng " trách nhiệm xã hội trong phân tích cuối cùng
hàm ý rằng việc bố trí các nguồn lực con người, kinh tế của xã hội được sử
dụng cho các mục đích xã hội rông lớn không chỉ đơn giản cho các lợi ích
nhỏ hẹp của cá nhân và các công ty”. (Frederick theo Carroll 1999, p. 271)
Các học giả đã giải thích CSR từ những quan điểm khác nhau. Họ cung
cấp một loạt các thông tin và cơ sở lý thuyết phong phú cho công tác nghiên
cứu về CSR. Các công trình nghiên cứu cho thấy rằng trách nhiệm xã hội đã
đƣợc nâng lên một mức độ cao hơn.
Phát triển
Trong giai đoạn này, tập trung của CSR nghiên cứu là ít hơn về định

nghĩa nhƣng nhiều hơn về tính bền vững xã hội. Giai đoạn này bắt đầu với
một quan điểm thú vị trong năm 1980. Jones (1980) nói rõ rằng CSR là tự
nguyện. Ông cũng lập luận rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội không phải
là một kết quả, và là một quá trình .

9
Carroll (1991) xem xét lại bốn phần trƣớc định nghĩa về CSR của ông.
Ông sau đó mô tả các danh mục theo thứ tự nhƣ một kim tự tháp. Bằng cách
làm nhƣ vậy, CSR đã đƣợc giả định về các mức độ khác nhau của nó. Ngoài
việc phát triển các kim tự tháp, Carroll tiếp tục đề nghị một sự phù hợp tự
nhiên giữa các cổ đông CSR. Về cơ bản, lý thuyết cổ đông (Freeman 1984) cá
nhân hoá CSR bởi nhóm cổ đông quy định cụ thể, những ngƣời cần đƣợc xem
xét trong các hoạt động kinh doanh. Đây cũng là cách để thay đổi quan điểm
CSR từ cấp độ tổ chức cấp độ cá nhân.
Phát triển nổi bật của CSR là cuộc tranh luận toàn cầu về phát triển bền
vững xuất hiện trong thập kỷ này. Định nghĩa ban đầu về phát triển bền vững
này thƣờng đƣợc trích dẫn trong các quan điểm về CSR:
“Phát triển có nghĩa là chỉ tập trung thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không cam kết đảm bảo nguồn tài nguyên cho những thế hệ trong
tương lai. Còn phát triển bền vững là không chỉ đóng góp vào sự phát triển
kinh tế xã hội đơn thuần mà còn cam kết, đảm bảo nhu cầu của những người
nghèo và thừa nhận giới hạn về nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới”.
(Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới, năm 1987).
Mở rộng
CSR đã trở thành một khái niệm quan trọng trong học viện và thế giới
kinh doanh. Vào đầu của thế kỷ 21, CSR đã đƣợc tranh luận trong nền kinh tế
toàn cầu với một tập trung vào các tập đoàn đa quốc gia. Do đó, một cái nhìn
tích hợp của CSR trong kinh doanh là cần thiết để bao gồm kinh tế, môi
trƣờng, phúc lợi xã hội và công chúng. Trƣờng hợp phá sản của Enron,
Windsor (2001) cho rằng hoạt động tài chính không bao giờ cô lập với CSR

trong một môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh toàn cầu. McWilliams và Siegel
(2001) cũng tin rằng CSR có thể đem lại lợi ích hiệu suất hoạt động tài chính

10
và nhiều bên liên quan đồng thời họ quan niệm CSR là một nguồn tài nguyên
chiến lƣợc hơn là một mối đe dọa đến lợi nhuận.
b. Định nghĩa về CSR
Ngày nay, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên
cần thiết hơn cả trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc định nghĩa CSR
cũng khá đa dạng và phức tạp. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận
CSR dƣới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc
điểm và trình độ phát trển của mình.
Trách nhiệm xã hội (CSR) khuyến khích các tổ chức xem xét lợi ích
của xã hội bằng cách chịu trách nhiệm về những ảnh hƣởng gây ra bởi các
hoạt động của tổ chức đến khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, và
môi trƣờng trong tất cả các khía cạnh. Các tổ chức phải tự nguyện thực hiện
các biện pháp để cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời lao động và gia
đình họ cũng nhƣ cho cộng đồng địa phƣơng và xã hội.
H.R.Browen là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm về CSR vào năm 1953
trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của các doanh nhân” của ông. Nhƣng
chủ yếu trong giai đoạn này CSR chỉ bao gồm hai khía cạnh đó là luật pháp
và kinh tế. Đến năm 1973, Keith Davis đƣa ra một khái niệm khá rộng về
CSR “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vƣợt
ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lí, kinh tế, công nghệ”. Prakash,
Sethi (1975) cho rằng “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh
nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kì vọng xã hội đang
phổ biến”, theo đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở trách
nhiệm với cổ đông và ngƣời lao động trong công ty, còn nhà nƣớc phải có
trách nhiệm với xã hội vì doanh nghiệp đã góp phần có trách nhiệm với xã hội
thông qua nộp thuế cho nhà nƣớc. Neves và Bento (2005) đề xuất rằng CSR

có thể đƣợc phân loại thêm xung quanh các lĩnh vực cụ thể : xã hội, kinh tế và

11
môi trƣờng. Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm chùm
bao gồm nhiều khái niệm khác nhƣ đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm
từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền
vững và trách nhiệm môi trƣờng.
Đó là một khái niệm động và luôn đƣợc thử thách
trong từng bối cảnh kinh
tế, chính trị, xã hội đặc thù.”. Nhƣ vậy, bản chất của CSR là quan điểm về
vai trò của doanh nghiệp trong mối tƣơng quan với vai trò của nhà nƣớc
khiến khái niệm CSR luôn biến đổi, luôn mới tùy thuộc không những
phạm vi không
gian mà còn thời gian nơi cuộc tranh luận về CSR diễn ra.
Theo nhƣ Friedman, “Doanh nghiệp có một và chỉ một trách nhiệm
xã hôi đó là sử dụng những nguồn lực vốn có và tham gia vào các hoạt động
để gia tăng lợi nhuận trong thời gian dài nhất có thể.” Tuy nhiên, từ khi xuất
hiện khái niệm “Triple bottom lines” (bao gồm sự phát triển về kinh tế, con
ngƣời và tự nhiên) do John Elkington (1977) khởi xƣớng thì mọi thứ hoàn
toàn thay đổi. Theo đó, đối tƣợng tiếp cận và trách nhiệm của một doanh
nghiệp đƣợc mở rộng ra bên ngoài phạm vi doanh số, lợi nhuận và khách
hàng, mà doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm với những ảnh hƣởng của
doanh nghiệp do các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó
gây ra trên một khu vực địa phƣơng cụ thể, cũng nhƣ trách nhiệm thể hiện
sự đóng góp của mình nhƣ là một phần của cộng đồng dân cƣ đó. Quan điểm
này đƣợc Archie B. Carroll phát triển thành tháp CSR vào năm 1979 với bốn
lĩnh vực kinh tế, pháp luật, đạo đức xã hội và các nghĩa vụ tự nguyện.
Nhƣ vậy, có thể nói, cho dù định nghĩa CSR theo cách nào đi chăng
nữa thì về cơ bản, nội hàm khái niệm CSR đều có những điểm chung là việc
đảm bảo lợi ích riêng của từng doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật hiện

hành luôn phải song hành với lợi ích phát triển chung của toàn xã hội.
Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, nội hàm khái
niệm CSR bao gồm: 1) bảo vệ môi trƣờng, 2) đóng góp cho cộng đồng xã

12
hội, 3) trách nhiệm với nhà cung cấp, 4) đảm bảo lợi ích và an toàn cho
ngƣời tiêu dùng, 5) quan hệ tốt với ngƣời lao động và 6) đảm bảo lợi ích với
cổ đông và ngƣời lao động.
Bài nghiên cứu này sử dụng định nghĩa Carroll (1979,1991) cho rằng
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp(CSR) “là tất cả các vấn đề kinh tế,
pháp lý, đạo đức, và nghĩa vụ tự nguyện mà xã hội trông
đợi


doanh
nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” tức là theo họ, doanh nghiệp là một
chủ thể của nền kinh tế thị trƣờng, khai thác các nguồn lực tự nhiên để làm
giàu cho doanh nghiệp và trong quá trình đó, họ gây ra những ảnh hƣởng
không tốt đối với môi trƣờng tự nhiên và con ngƣời; do đó, ngoài việc đóng
thuế, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm xã hội đối với môi trƣờng, cộng
đồng và ngƣời lao động. Công ty thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng
thì sẽ giúp tránh tình trạng ô nhiễm môi trƣờng hiện nay, sản phẩm công ty
sẽ thân thiện với môi trƣờng. Công ty đóng góp cho các hoạt động từ thiện
hay các hoạt động khác vì cộng đồng thì mang lại hạnh phúc cho những
ngƣời kém may mắn và lợi ích chung của cộng đồng.
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các khái niệm về CSR (nguồn tác giả)

Tác giả
Khái niệm
Sethi (1975)

Trách nhiệm với
xã hội
Nghĩa vụ với
xã hội
Đáp ứng yêu cầu của
xã hội
Carroll (1979)
Trách nhiệm
kinh tế
Trách nhiệm
pháp lý
Trách nhiệm
đạo đức
Trách nhiệm
từ thiện
Matten và
Moon (2004)
Đạo đức
kinh doanh
Doanh
nghiệp làm
từ thiện
Tính bền
vững
Trách nhiệm
môi trƣờng
Neves và Bento
(2005)
Kinh tế
Xã hội

Môi trƣờng

13
1.1.2 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
Những doanh nghiệp thực hiện CSR đã đạt đƣợc những lợi ích đáng kể
bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thƣơng hiệu, giảm tỷ lệ
nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trƣờng
mới. Nhận thức tốt hơn về CSR và đƣa CSR vào các hoạt động nhằm mang
lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trƣờng và cho xã hội.
Giảm chi phí và tăng năng suất
DN có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Một hệ thống
quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao
động đáng kể. Lƣơng thƣởng hợp lý, môi trƣờng lao động sạch sẽ và an toàn,
các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân
viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
Tăng doanh thu
Đầu tƣ hỗ trợ phát triển kinh tế địa phƣơng có thể tạo ra một nguồn lao
động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh
thu. Rất nhiều công ty sau khi có đƣợc chứng chỉ về CSR đã tăng đƣợc doanh
thu đáng kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở
Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận đƣợc
thị trƣờng Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%.
Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty
CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thƣơng hiệu và uy tín đáng
kể. Uy tín giúp DN tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tƣ, và ngƣời
lao động. Những tập đoàn đa quốc gia nhƣ The Body Shop (tập đoàn của Anh
chuyên sản xuất các sản phẩm dƣỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh
doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công
ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lƣợng và giá cả hợp lý


14
của mình mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi
trƣờng và xã hội.
Thu hút nguồn lao động giỏi
Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất
lƣợng sản phẩm. ở các nƣớc đang phát triển, số lƣợng lao động lớn nhƣng đội
ngũ lao động đạt chất lƣợng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ
đƣợc nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối
với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp trả lƣơng thỏa đáng và công bằng,
tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trƣờng làm việc sạch
sẽ có khả năng thu hút và giữ đƣợc nhân viên tốt.
Cơ hội tiếp cận thị trường mới
Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn
phải có trong kinh doanh chẳng hạn nhƣ SA8000 của dệt may. Thực hiện các
tiêu chuẩn này là điều kiện để tham gia các thị trƣờng lớn nhƣ EU, Nhật, Mỹ.
Thực tiễn ở các doanh nghiệp ban đầu khi chƣa quen các tiêu chuẩn thì còn
nhiều khó chịu và khúc mắc, nhƣng khi đi vào vận hành thì các tiêu chuẩn
này còn giúp gia tăng năng suất lao động và cải tiến chất lƣợng sản phẩm, vì
các tiêu chuẩn này liên quan rất nhiều đến quyền lợi ngƣời lao động, vệ sinh
môi trƣờng làm việc, an toàn lao động…
Khai thác các cơ hội từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc
mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận
ra và đón bắt đƣợc. Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu
của chiến lƣợc kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và
chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là
một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành
công. Motorola thƣờng xuyên có những đột phá về kỹ thuật vì công ty luôn


15
chủ động đầu tƣ vào các chƣơng trình đào tạo và chăm sóc đời sống cho nhân
viên.
Sự trung thành của nhân viên và khách hàng
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích
chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ
phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy,
dù chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích có thể chƣa thấy ngay, nhƣng chắc
chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích
của những bộ phận thiết yếu này. Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã
hội, doanh nghiệp sẽ nhận đƣợc sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân
viên, khách hàng và các đối tác khác. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của
mọi thành công. Làm thƣơng hiệu không gì khác hơn là làm cho các bên có
liên quan, không chỉ khách hàng mà cả nhân viên, đối tác và cộng đồng,
thƣơng yêu cái hiệu, cái tên của công ty mình.
Tóm lại, thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh có thể không
mang lại những lợi nhuận trƣớc mắt nhƣng cũng không phải là gánh nặng cho
các doanh nghiệp. Nếu biết cách đƣa những vấn đề này vào trong chiến lƣợc
kinh doanh, các doanh nghiệp và cả xã hội sẽ có thể phát triển theo hƣớng tích
cực và bền vững hơn.
1.2. CHỈ SỐ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSRI)
1.2.1. Tổng quan về chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSRI)
Chỉ số về Trách nhiệm xã hội (CSRI) sẽ cho biết mức độ mà một công
ty có trách nhiệm đối với xã hội và khu vực nào còn thiếu trách nhiệm nếu có.
Đồng thời cho phép các công ty xác định chính xác những gì là cần thiết để
nâng cao trách nhiệm của mình đối với con ngƣời, môi trƣờng và xã hội.
Nếu có một chỉ số cho hoạt động CSR của công ty, mọi ngƣời sẽ có thể

16

so sánh các doanh nghiệp trong ngành để biết đƣợc thành công và hiệu quả
trong chính sách CSR của họ. Và có rất nhiều sự lựa chọn để tạo ra chỉ số
CSR. Câu hỏi của nghiên cứu: Làm thế nào để có thể xây dựng một chỉ số tốt
để đo lƣờng các hoạt động CSR của công ty ?
1.2.2. Hƣớng dẫn xây dựng chỉ số CSR
Hƣớng dẫn OECD
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ngày càng phổ biến. Do
đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development) đã đặt ra các hƣớng dẫn cho các công ty đa
quốc gia. Những kiến nghị này giải thích cách mà các chính phủ mong đợi ở
cách cƣ xử của các công ty. Các hƣớng dẫn liên quan đến quyền con ngƣời,
các vấn đề môi trƣờng, thuế, việc làm và quan hệ lao động, quyền lợi của
ngƣời tiêu dùng, khoa học và công nghệ, cạnh tranh, và thuế. Chúng đƣợc dựa
trên các điều ƣớc quốc tế, chẳng hạn nhƣ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
(1948), các công ƣớc ILO (1919 - 2007) và hội nghị ở Rio vào năm 1992.
Hƣớng dẫn đã tồn tại từ năm 1976 và đã đƣợc gia hạn vào năm 2000.
Hiện nay, số thành viên của OECD là 30 quốc gia, gồm Mỹ, Canada, Áo, Bỉ,
Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na
Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật
Bản, Phần Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc,
Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Slovakia. Mục đích của hƣớng dẫn này là để
chống lại các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và có quy tắc CSR thống
nhất cho tất cả thành viên của OECD.
Việt Nam đã có quan hệ với OECD trong nhiều năm thông qua sự tham
gia của đại diện các Bộ, Ngành vào một số diễn đàn và chƣơng trình khu vực
của OECD nhƣ Diễn đàn toàn cầu về Đầu tƣ quốc tế (Ấn Độ, 10/2004), Hội
nghị bàn tròn Đầu tƣ Châu Á (Indonesia, 2/2005), Diễn đàn Cạnh tranh toàn

17
cầu (Pháp, 2/2005)… Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam tạm thời chƣa có

chƣơng trình tổng thể về hợp tác với OECD.
Trong mỗi vấn đề hƣớng dẫn của OECD đặt ra chính sách chi tiết. Cụ
thể trong lĩnh vực liên quan đến quyền con ngƣời qui định:
Các nƣớc tham gia có nhiệm vụ phải bảo vệ nhân quyền. Doanh nghiệp
trong nƣớc cần hoạt động trong khuôn khổ các quyền con ngƣời đƣợc quốc tế
công nhận và hoạt động tuân thủ qui định của luật pháp.
1. Tôn trọng nhân quyền, có nghĩa là nên tránh vi phạm các quyền của
ngƣời khác và nên giải quyết khéo léo những nhân tố bất lợi đến nhân quyền
mà họ đang tham gia.
2. Trong bối cảnh hoạt động của mình, tránh gây ra hoặc góp phần tác
động đến quyền của con ngƣời và giải quyết các tác động nhƣ vậy khi chúng
xảy ra.
3. Tìm mọi cách để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động bất lợi về
quyền con ngƣời liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ của một mối quan hệ kinh doanh.
4. Có một cam kết chính sách tôn trọng nhân quyền.
5. Thực hiện các quyền con ngƣời phù hợp với bản chất, bối cảnh hoạt
động và mức độ nghiêm trọng của những rủi ro bất lợi đến quyền của con
ngƣời do tác động.
6. Cung cấp hoặc hợp tác thông qua các quá trình hợp pháp khắc phục
các tác động bất lợi về nhân quyền mà họ xác định rằng họ đã gây ra hoặc góp
phần ảnh hƣởng đến các tác động.
Hƣớng dẫn GRI G3
Global Reporting Initiative (GRI) là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm
thúc đẩy tính bền vững, kinh tế, môi trƣờng và xã hội. GRI cung cấp cho tất
cả các công ty, tổ chức một khuôn khổ báo cáo toàn diện bền vững đƣợc sử

×