Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO CHẤT THẢI CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐỊA LÝ

ĐỀ TÀI : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO CHẤT THẢI CỦA
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
GVHD: ThS. Ngô Tùng Lâm
Nhóm thực hiện:
Lê Thị Hiền 0956080045
Trịnh Thị Hồng 0956080054
Đinh Phạm Phương Thảo 0956080151
Lê Thị Thảo 0956080153
Thành phố Hồ Chí Minh-2012
I.KHÁI QUÁT CHUNG
1
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.Khái niệm môi trường
Theo UNESCO (1981) “ Môi trường sống của con người bao gồm hệ thống tự nhiên và
hệ thống do con người sáng tạo ra. Trong đó, con người sống và bằng lao động của
mình đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo cho phép để thỏa mãn
nhu cầu của con người”
1.2. Khái niệm đất
“Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp
của năm yếu tố hình thành gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian”
(Đacutraep 1879)
2.Tình hình sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới
Tổng diện tích của Trái Đất 510 triệu km
2
thì đại dương đã chiếm 361 triệu km
2



nghĩa là đại dương và biển cả chiếm một lượng lớn diện tích hành tinh (70,8%). Đất
liền- nguồn năng lượng lớn lao của con người thì chỉ có 149 triệu km
2
, chỉ chiếm
29,2% diện tích. Đất liền phân bố chủ yếu ở Bán cầu bắc, đất liền ở đó chiếm 30%
trong khi ở Nam bán cầu chỉ chiếm 19%
2.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam
Theo Niên giám thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,105 triệu
ha. Trong đó, diện tích sông suối, núi đá khoảng 1.370.100 ha (chiếm khoảng 4,16%
diện tích tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm 94,5 % diện tích tự
nhiên), và là một trong số những nước có diện tích tự nhiên nhỏ nhất, xếp vào nhóm
thứ năm có diện tích bình quân từ 0,3 – 0,5ha/ người, đứng thứ 203 trong số 218 nước
trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp 0,11 ha/ người, thuộc nhóm 7 có mức bình
quân diện tích đất từ 0,1 – 0,2 ha/ người.
Bảng: Diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên đầu người trên thế giới
Nhóm các nước theo bình quân diện tích Nhóm các nước theo bình quân diện tích
2
tự nhiên/ người đất nông nghiệp/ người
Nhóm Phân cấp
(ha)
Số nước % Nhóm Phân cấp
(ha)
Số nước %
1 >10 69 32 1 >10 59 27
2 5 - 10 17 8 2 5 - 10 4 2
3 1 - 5 76 35 3 1 - 5 33 15
4 0.5 - 1 29 13 4 0.5 - 1 44 20
5 0.3 – 0.5 12 6 5 0.3 – 0.5 31 14
6 <0.3 15 7 6 0.2 – 0.3 15 7

7 0.1 – 0.2 19 9
8 <0.1 13 6
Cộng 218 100 Cộng 218 100
Việt Nam trong nhóm 5 (0.38ha/ người) Việt Nam trong nhóm 7 (0,11ha/ người)
Nguồn: FAO năm 2005
Hiện nay, đất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản chiếm 79% diện tích đất (26,1
triệu ha), đáng chú ý là diện tích đất chưa đưa vào sử dụng vẫn còn lớn (3,3, triệu ha)
chiếm 10% ( bảng dưới). Phần lớn diện tích này là đất bị suy thoái và hoang mạc hóa,
mất giá trị sử dụng do khái thác không hợp lý. Một phần đất này hiện đang được cải
tạo thông qua dự án trồng rừng, khoanh nuôi rừng và phục hồi đồi núi trọc.
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
STT Chỉ tiêu Năm 2010
Diện tích Cơ cấu
Tổng diện tích các loại đất 33.093.857 100.00
I Diện tích đất nông nghiệp 26.100.160 78,87
3
1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.117.893 38,77
2 Đất lâm nghiệp 15.249.025 58,43
3 Đất nuôi trồng thủy sản 690.218 2,64
4 Đất làm muối 17.562 0,07
5 Đất nông nghiệp khác 25.462 0,10
II Đất phi nông nghiệp 3.670.186 11,09
1 Đất ở 680.477 18,54
2 Đất chuyên dùng 1.794.479 48,89
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 14.620 0,40
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 100.939 2,75
5 Đất sông xuối và MNCD 1.075.736 29,31
6 Đât phi nông nghiệp khác 3.936 0,11
III Đất chưa sử dụng 3.323.512 10,04
1 Đất đồng bằng chưa sử dụng 236.569 18,54

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2.769.796 48,89
3 Núi đá không có rừng cây 317.147 0,40
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất dai năm 2010, Bộ TN&MT, tháng 12/2010
Do vị trí của nước ta phức tạp làm cho tài nguyên đất rất đa dạng và phân hóa rõ từ
đồng bằng lên núi cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây, có thể phân thành 13 nhóm
đất chính và 31 loại. Với xu hướng tăng dân số nhanh, thì áp lực đối với khai thác, sử
dụng đất tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước cũng gây ra nhiều áp lực đối với đất đai. Tình trạng phổ biến hiện nay
là chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do đô thị
hóa. Tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp trên diện tích đât nông nghiệp tăng. Năm 2006
tỷ lệ này là 0,133%, năm 2009 là 0,139% .
4
Trước tình hình đó Chính Phủ đã ra quyết định thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô
thị, công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển golt. Do đó
diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh, diện tích phi nông nghiệp tăng mạnh
II. HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
1.Khái quát chung
5
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt
động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ
trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, vùng
lãnh thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, là cơ sở của các
ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo
cho các quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của các quốc gia.
Tuy nhiên bên cạnh những vai trò to lớn đó, các khu cụm công nghiệp cũng gây
ra hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt như tác động đến đời sống, sức khoẻ, sinh hoạt
của dân cư làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

Khu, cụm công nghiệp là hình thức ra đời và phổ biến ở các quốc gia đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Đây là một mô hình sử dụng các ưu đãi đặc biệt (thuê đất, ưu
đãi thuế, thủ tục hành chính, lao động, ) để thu hút vốn, khoa học công nghệ của các
nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Mô hình này được đánh giá là phù hợp với các quốc gia đang ở giai đoạn đầu
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, các khu, cụm công nghiệp cũng là
nơi tạo ra một nguồn thu ngân sách lớn cho các địa phương, cho các quốc gia, giải
quyết hàng ngàn, thâm chí hàng trăm ngàn lao động trong một khu, cụm công nghiệp
với diện tích từ vài chục đến hàng trăm ha
Tuy có nhiều đóng góp như vậy nhưng khu, cụm công nghiệp cũng còn rất
nhiều điều đáng bàn. Trước hết, đó là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp với
nhiều loại hình khác nhau, dù các cơ sở này có công nghệ hiện đại đến mấy cũng đều
tác động đến môi trường, ở những khía cạnh và mức độ khác nhau (ô nhiễm nước mặt,
nước ngầm, không khí, khói, bụi, tiếng ồn, giao thông, ô nhiễm nhiệt độ, độ ẩm ) làm
cho các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng.
Các khu, cụm công nghiệp là trung tâm, nơi duy trì và phát tán nguồn gây ô
nhiễm. Các tác động này không chỉ diễn ra trước mắt mà diễn ra lâu dài, không chỉ
diễn ra tại vị trí đặt cơ sở sản xuất mà còn lan rộng theo nguồn nước, theo gió
Trong thời gian qua, Việt Nam có tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh, cả về
tốc độ, quy mô và phân bố. Hiện nay, cả nước có gần 600 khu, cụm công nghiệp đã,
đang và sẽ đi vào hoạt động và 15 khu kinh tế (thực chất là một dạng khu công
6
nghiệp). Các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam mới chỉ đi vào hoạt động khoảng
20 năm. Tân Thuận là một trong những khu chế xuất hoạt động sớm nhất tại Việt Nam,
đã nảy sinh hàng hoạt vấn đề về kinh tế và tàn phá môi trường thiên nhiên, ảnh hưởng
lớn đến sinh hoạt và sức khoẻ dân cư. Hàng loạt các “con sông chết”, “vùng đất chết”,
“cánh đồng chết” kéo theo đó là những làng ung thư, những hồ tôm, ao cá với hàng
ngàn tấn cá chết hàng loạt xuất hiện khắp mọi vùng miền của đất nước.
2. Phân loại hoạt động công nghiệp:
Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công

nghiệp:
∗ Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công
nghiệp nhẹ
∗ Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công
nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, v.v
∗ Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương.
3.Các ngành công nghiệp chính ở Việt Nam
3.1 Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
3.1.1 Công nghiệp khai thác than
Than ở nước ta có trữ lượng đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á, tập trung chủ yếu ở
bể than Đông Bắc, khu vực Quảng Ninh chiếm 90% trữ lượng than đá của cả nước (3 –
3,5 tỷ tấn). Ngoài ra, còn có than ở Làng Cẩm (Thái Nguyên) và một vài mỏ khác.
Trong những năm gần đây, do mở rộng thị trường tiêu thụ và đầu tư trang thiết bị khai
thác nên sản lượng trung bình hàng năm lien tục tăng
3.1.2 Công nghiệp khai thác dầu, khí
Dầu khí ở nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu bên ngoài thềm lục địa ( các bể
trầm tích sông Hồng, Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai), trong
đó có 2 bể Cửu Long và Nam Côn Sơn có trữ lượng và triển vọng khai thác hơn cả.
Nước ta có trữ lượng khoảng vài tỷ tấn dầu thô và hàng trăm tỷ m
3
. Khai thác dầu khí
là ngành non trẻ, bắt đầu hoạt động năm 1986. Ngoài dầu thô, hiện nay khí thiên nhiên
được phục vụ cho các nhà máy điện (Phú Mỹ). Một ngành đang ra đời đó là ngành lọc,
hóa dầu (nhà máy Dung Quất, công suất 6,5 triệu tấn/năm).
3.1.3 Công nghiệp điện lực
7
Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện lực. Đó là trữ lượng than,
dầu, khí thuên nhiên và nguồn thủy năng dồi dào. Riêng về thủy năng, công suất có thể
đạt 30 triệu Kw với sản lượng 260 – 270 kWh và tập trung chủ yếu ở hệ thống sông
Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%). Một số nhà máy thủy điện lớn như:

thủy điện Hòa Bình (1920 MW), Yali (720 MW), Sơn La (đang xây dựng 2400 MW).
Nhiệt điện ( chạy bằng than) như Phả Lại ( tổng công suất 1040 MW) Uông Bí (150
MW). Nhiệt điện ( chạu bằng khí) như Phú Mỹ (1090 MW), Bà Rịa (328 MW)
3.2 Công nghiệp lương thực thực phẩm
Công nghiệp lương thực thực phẩm Việt Nam được phát triển sớm (từ thời Pháp
thuộc), đặc biệt là sản xuất bia và thuốc lá. Các nhà máy mọc lên ở nhiều nơi, ở cả ba
miền. Năm 2000, ngành chế biến lương thực thực phẩm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu tổng giá trị sản phẩm công nghiệp Việt Nam: 26,5%. Ngành này có số
lượng xí nghiệp nhiều nhất: gần 400 xí nghiệp quốc doanh, 200 xí nghiệp tập thể, hơn
2.600 xí nghiệp tư nhân.
3.3 Ngành dệt may
Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng đạt những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng. Ngành
dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trang thiết bị của ngành may
mặc đã đổi mới và hiện đại hóa 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng tốt hơn, đáp ứng
nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với
Nhiều nhà xuất nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới.
Bản than Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tiếp cận thị
trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng trong giai đoạn 2000 – 2007, tuy có giảm mạnh
trong năm 2008
8
Đến năm 2010, Dệt May Việt Nam đã vươn trở thành ngành đạt kim ngạch xuất khẩu
lớn nhất cả nước với doanh thu 11,5 tỷ đô la Mỹ
Hình: Tình hình phân bố các khu công nghiệp trên toàn quốc
9
10
III. Ô NHIỄM
1. Khái niệm

1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường.
- Theo điều 3.6 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam - 2005:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
-Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization):
“Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường
đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc
làm giảm chất lượng môi trường sống”.
-Theo Giáo sư Tiến sĩ Khoa Học Lê Hy Bá
“Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một giới hạn
cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và sinh vật”
1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất.
-Theo Giáo sư Tiến sĩ Khoa Học Huy Bá
“Ô nhiễm môi trường đất là sự thay đổi về thành phần và các tính chất lý, hóa, sinh của
đất vượt quá mức bình thường, sự thay đổi này đã làm thay đổi tính chất của đất, khiến
cho đất không còn phù hợp với mục đích sử dụng”.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đất là do quá trình lan truyền các chất ô
nhiễm từ môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước, các chất thải rắn
trong trong hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
2.Tình hình ô nhiễm môi trường đất trên thế giới và Việt Nam
2.1.Tình hình ô nhiễm môi trường đất trên thế giới
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất nói chung rất nhiều nhưng trước nhất và
quan trọng nhất phải nói là do việc thải bỏ không hợp lý những chất thải không hợp lý
những chất thải dưới dạng đặc hay lỏng từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp,
11
sinh hoạt,…. Làm cho đất bị ô nhiễm bẩn, thậm chí hoại cả môi trường đất, làm cho
đất không còn khả năng sản xuất được.
Từ năm 1990 trở lại đây, một số nước giàu như Mỹ, Canada, Anh, Đức,…đã xuất sang
các nước nghèo một lượng rác khổng lồ khoảng 4 triệu tấn/năm. Từ năm 1976, nước

Mỹ còn ban hành một hình phạt rất nặng nề việc xử lý chất thải không đúng. Ở Mỹ,
muốn xử lý một tấn rác tốn 276 đô la, còn tống ra nước ngoài mất có 36 đô la. Hàng
năm, cả thế giới có tất cả 45.000 triệu tấn chất thải. Tuy Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế
giới nhưng hơn 25% lượng chất thải từ thế giới là nước Mỹ mà ra. Năm 1989, hơn 100
nước trên thế giới đã cùng nhau ký công ước xuất khẩu rác.
Do tốc độ phát triển công nghiệp như vũ bão và vậy lượng chất thải trên thế giới ngày
một tích lũy nhiều them. Ở các nước công nghiệp, người ta còn biến lòng đất thành nơi
chôn cất bã phóng xạ, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
Ở Mỹ có 76.000 bãi rác công nghiệp không được thiêu đốt. Ở Đan Mạch có 3.200 bãi
thải, trong đó có 500 bãi thải hóa chất. Ở Nhật mỗi năm có hơn 50 triệu chất thải công
nghiệp.
Các phế thải công nghiệp rắn tạo nên nguồn quan trọng các chất gây ô nhiễm đất do
các sản phẩm hóa học độc hại gây ra. Theo ước tính, trong số 50% các phế thải công
nghiệp có tới 15% có khả năng gây độc hại nguy hiểm. Ở Mỹ, gần 10
6
tấn chất thải bỏ
không cháy, axit ăn mòn hoặc gây độc hại được xả bừa bãi ra môi trường xung quanh.
Nếu tính theo đầu người là 20kg chất thải công nghiệp/năm. Những chất hóa học độc
hại thường gặp ở trong đất là asen, flo, chì,…
Các chất phóng xạ từ các vụ nổ bom hạt nhân hoặc các chất thải phóng xạ phát ra từ
các trung tâm công nghiệp hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học lắng xuống mặt đất và
được tích tụ lại trong đất như các C
14
, Sr
90
, Cs,…Ngoài ra, còn có các yếu tố vi lượng
như Be, Bo, Se,…Các chất thải trên có thể lắng xuống mặt đât và tích tụ ở đó. Như
chất phóng xạ C
14
xâm nhập vào cơ thể động vật và vào đất. C

14
tham gia chuyển hóa
cacbon trong cây cỏ,…một số thực vật trên đất như nấm, địa y tích tụ C
3
gây nguy hại
cho động vật ăn phải thực vật đó.
12
Các chất rắn vô cơ có kích thước lớn như vật liệu xây dựng, phế liệu sắt, thép,…hoặc
các chat nhựa tổng hợp, Polyetilen,…bền vững trong đất. Chúng khó bị phân hủy và
khi thải vào đất sẽ ngăn cản sự phát triển của thảm thực vật, thay đổi cấu trúc đất và địa
hình. Vì thế, người ta thường tận dụng các loại này để san nền hoặc sử dụng lại.
Trên đất nông nghiệp với mục đích nâng cao năng suất, san lượng, con người đã dung
nhiều loại phân hóa học, làm cho đất ngày càng bị ô nhiễm bởi hóa chất.
Hiện nay, nhân loại đã mất đi 500 triệu ha đất đai canh tác trong suốt lịch sử của mình.
2.2 Tình hình ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam.
Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 nơi tập trung nhiều khu sản xuất lớn, nơi có
mật độ dân số khá cao nên dẫn đến ô nhiễm đất nhiều nhất so với các nơi khác trên cả
nước.
Sau đây chỉ nêu lên một số tình hình xử lý những chất thải bỏ trong sinh hoạt của Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm điển hình
Hà Nội với diện tích 4.300 ha rừng nhưng mới chỉ giành riêng có 120 chỗ tập trung
rác, thật là vô cùng ít so với thủ đô gần 2 triệu dân. Mỗi ngày Hà Nội có 2.000m
3
rác,
200m3 chất thải, 400.000m
3
nước thải công nghiệp, có 24 bệnh viện lớn và hang nghìn
phòng khám, hang ngày thải đổ ra cống rãnh thành phố không biết bao nhiêu chất thải
bẩn mà chưa qua xử lý nước. Mỗi con lợn hang năm bài tiết từ 3.000-4.000kg phân và
nước tiểu, nhưng một số hộ gia đình vẫn nuôi lợn giữa thành phố và tống luôn phân

vào nhà xí hoặc tuôn luôn ra cống rãnh công cộng… Hà Nội có 143 dự án của 22 nước
đầu tư xây dựng nhưng rất ít có dự án nào để đề cập đến vấn đề xử lý chất thải…
-Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố đông dân nhất nước, mỗi ngày sản sinh ra hơn
3000 tấn rác, đặc biệt nghiêm trọng là trong đó có từ 80 – 100 tấn rác từ các bệnh viện.
Mỗi ngày thành phố xử lý hơn 8.000 tấn rác, trong đó 5.895 tấn rác là rác hữu cơ,
2.300 tấn xà bần các loại. Tình trạng ùn tắc rác, không xử lý rác kịp. Rác là những chất
thải bẩn là thành phần và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất.
Trong những năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng, quy mô các
thành phố hiện có không đủ sức chứa với số dân hiện tại, thêm vào đó làn sóng di cư
13
tìm nguồn lao động, một bộ phận sống lang thang mà xã hội không quản lý hết đã góp
phần không nhỏ làm ô nhiễm môi trường đất ở những thành phố.
3. Phân loại đất bị ô nhiễm:
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các
tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
∗ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
∗ Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
∗ Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể
cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn
phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:
∗ Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón
trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.),
chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v ).
∗ Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh
trùng (giun, sán v.v ).
∗ Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất
thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).
∗ Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào có
nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ bầu không khí, từ nước chảy vào, do con người

trực tiếp thải vào đất.
Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng
này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm
nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô
nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá
nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều
công sức.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghiệp nhanh như hiện nay thì vấn đề ô nhiễm do
chất thải đô thị, đặc biệt là ở các dạng rắn, lỏng và khí là vấn đề lớn, thu hút sự quan
tâm của mọi người.
4. Nguyên nhân, cơ chế tác động của các loại chất thải công nghiệp đối với
môi trường đất.
4.1Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN)
14
Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên tốc độ đô thị hóa vô
hình thành các khu công nghiệp ngày một tăng nhanh.Tuy nhiên quá trình chuyển đổi
cơ cấu trong công nghiệp nhanh chóng xuất hiện ở Việt Nam không tương ứng với
những chú trọng về những vấn đề môi trường mà là một tất yếu gây ra nhiều vấn đề
môi trường. Một trong những vấn đề chính là chất thải rắn công nghiệp (CTRCN).
Ở nước ta chính sách quản lí môi trường vẫn chưa chặt chẽ và đặc biệt là vào lúc này
là trường hợp cho quản lí CTRCN. Một vài tổ chức có liên quan đến hệ thống quản lí
CTRCN nhưng hệ thống còn nhiều rối rắm. Chính phủ không thể thu thập và xử lí
chúng một cách có hiệu quả và triệt để. Nghĩa là những nguy hiểm đang đe dọa môi
trường vì phần lớn CTRCN là chất độc hại.
Chất thải rắn công nghiệp là tất cả những vật chất ở dạng rắn được thải vào môi
trường sau một quá trình sản xuất công nghiệp.Trong CTRCN có chứa 35-41% các
chất có tính độc hại cao.
Thành phần CTRCN thường rất phức tạp. Các chất rắn vô cơ có kích thước lớn như
vật liệu xây dựng, phế liệu sắt, thép,…hoặc các chat nhựa tổng hợp, Polyetilen,…bền
vững trong đất. Chúng khó bị phân hủy và khi thải vào đất sẽ ngăn cản sự phát triển

của thảm thực vật, thay đổi cấu trúc đất và địa hình. Vì thế, người ta thường tận dụng
các loại này để san nền hoặc sử dụng lại. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp thường thải
ra chất thải rắn là: sản xuất các sản phẩm tẩy rửa, nước chấm, sơn,in ấn; sản xuất
hàng mỹ nghệ, đan lát, CTRCN là chất thải rắn phát sinh ở các cơ sở sản xuất công
nghiệp bao gồm chất thải rắn phát sinh từ các dây chuyền sản xuất ( nguyên - nhiên
liệu, sản phẩm/bán sản phẩm phế thải, từ hệ thống xử lí chất thải, từ hoạt động của
cán bộ và công nhân ở cơ sở sản xuất). Các CTRCN có thể được thu gom đem xử lí
riêng hoặc đổ chúng vào bãi thải đô thị.
Lượng CTRCN thường chiếm 15-20% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Tổng chất thải
rắn phát sinh từ các đô thị và khu công nghiệp trong cả nước tích dần những năm cuối
thập kỉ 90của thế kỉ XX đã lên tới khoảng 11728 tấn/ngày. Trong đó rác thải sinh hoạt
là 7190 tấn, chất thải rắn xây dựng là 1789 tấn, chất thải rắn công nghiệp là 25000 tấn,
15
rác thải bệnh viện là 240 tấn. Nhiều cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ nên
mới chỉ thu gom được gần 55% lượng chất thải này.
Tới năm 2010 ở Việt Nam tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày sẽ là 32575
tấn (gấp 2,77 lần so với thập kỉ 90 của XX), dự báo năm 2020 con số này lên tới
59533 tấn (gấp 5,07 lần). Tới những năm đó khối lượng chất thải rắn phải phân loại,
thu gom vận chuyển và xử lí là 2350 tấn/ngày.
CTRCN sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý
chất thải là:
- Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy
- Cơ sở sản xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy.
- Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư.
- Chi phí cho xử lý, quản lý chất thải nằm trong hạch toán giá thành sản phẩm.
- Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn
rác sinh hoạt, do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
Một số chất thải rắn là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hoặc
tiềm ẩn đối với con nguời và các sinh vật khác do:

- Không phân hủy sinh học hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên.
- Gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát.
- Liều lượng tích lũy đến một mức độ nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra tác động
tiêu cực.
Các chất thải được phân loại là chất thải nguy hại khi có ít nhất một trong các tính
chất sau:
 Dễ nổ (N)
Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của
phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở
nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
16
 Dễ cháy (C)
- Chất thải lỏng dễ cháy
Là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc
lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.
- Chất thải rắn dễ cháy
Là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong
các điều kiện vận chuyển.
- Chất thải có khả năng tự bốc cháy
Là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình
thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa.
 Ăn mòn (AM)
Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các
mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng
hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất
có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng
12,5).
 Oxi hoá (OH)
Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt
mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất

đó.
 Gây nhiễm trùng (NT)
Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con
người và động vật.
 Có độc tính (Đ)
- Độc tính cấp
Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức
khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
17
- Độc tính từ từ hoặc mãn tính
Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung
thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
 Có độc tính sinh thái (ĐS)
Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi
trường, thông qua tích luỹ sinh học và tác hại đến các hệ sinh vật.
4.1.1. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như:
 Hệ thống các biện pháp và quy trình về bỏ vệ môi trường còn thiếu và không
đồng bộ.
 Tổ chức quản lí và kiểm soát chất thải rắn còn xảy ra chồng chéo hoặc bỏ lọt ở
một số địa phương.
 Năng lực hoạt động của các cơ sở còn nhiều hạn chế.
 Các khu công nghiệp chưa quy hoạch các bãi chôn lắp chất thải, có nhiều nơi xảy
ra sự cố môi trường như tràn nước rác.
 Ý thức chấp hành pháp luật của nhà sản xuất còn yếu kém.
 Đầu tư tài chính chưa cân đối và chưa đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.
4.1.2 Tác đông của CTRCN đến môi trường đất:
Phần lớn lượng chất thải rắn công nghiệp được sử dụng để tái chế các sản phẩm khác.
Hơn nữa, nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp chủ yếu là các khu công nghiệp,
khu chế xuất và các nhà máy lớn mà ở đây đã có quy trình xử lý và tái chế chất thải

rắn khép kín. Do vậy lượng chất thải rắn thực sự thải ra môi trường và ảnh hưởng xấu
tới môi trường đất không lớn và không sâu sắc như tác động của nước thải công
nghiệp chưa qua xử lý (như vụ nhà máy bột ngọt Vedan gây ô nhiễm cho dòng sông
18
Thị Vải,…). Mặt khác ảnh hưởng của chất thải đến môi trường thường được nghiên
cứu và đánh giá trên các phương diện tổng thể cả về môi trường đất, nước, không khí.
Một số ví dụ về việc sử dụng chất thải rắn công nghiệp để tái chế các sản phẩm khác:
- Ngành may mặc, dệt nhuộm: vải vụn do có giá trị thấp, đòi hỏi một khối lượng
lớn và qui trình tái chế phức tạp nên ít được vận dụng, chỉ một phần được sử dụng
lại cho mục đích khác như làm giẻ lau nhà, đan thành tấm chà chân; xơ sợi phế
phẩm được dùng để nhồi vào thú bông, tận dụng làm đệm…Khả năng tái sử dụng
ở ngành này nhìn chung là thấp do đa số các thành phần chất thải này bị đổ bỏ
chung với rác sinh hoạt. Mặt khác, trên thực tế các ngành này không có xu hướng
tái chế tại chỗ mà thường đổ bỏ họac bán với giá rẻ cả một số lượng lớn. Do chất
thải loại này trên thị trường sử dụng không nhiều và giá thành sản phẩm tương đối
rẻ nên có ít cơ sở tái sử dụng và chủ yếu chỉ làm bằng thủ công.
- Ngành chế biến thực phẩm: bao bì bằng giấy, nhựa… bán lại cho các cơ sở tái chế
giấy, tái chế nhựa, còn thành phấn chủ yếu là chất thải hữu cơ thì thích hợp làm
phân bón và thức ăn gia súc. Tuy nhiên do khả năng thu gom và quản lý chưa
thích hợp nên phần lớn lượng rác này được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc bị thải
bỏ bừa bãi. Hơn nữa, các hạn chế trong việc chế biến thành phân compost như đòi
hỏi chất thải phải được loại bỏ khỏi tạp chất, quỹ đất hạn hẹp của thành phố, sự ô
nhiễm môi trường xung quanh…cũng hạn chế khả năng tái sử dụng loại chất thải
này.
- Ngành sản xuất thủy tinh: chai lọ thủy tinh phế phẩm, mảnh vỡ thủy tinh…được
tái sản xuất tại nhà máy hoặc được các cơ sở tái chế thu gom gần như toàn bộ.
- Ngành giấy và bột giấy: giấy vụn, bột giấy, các loại giấy phế phẩm thường được
tái chế ngay tại nhà máy. Phần bột giấy lẫn trong nước thải được tuần hoàn trong
quá trình sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, do công nghệ sản xuất và thiết bị xử lý
của một số nhà máy quá lạc hậu nên có một lượng lớn bột giấy lẫn trong nước thải

và bị đổ bỏ chung với nước thải. Đây là nguồn ô nhiễm chính trong nghành công
nghiệp này.
19
- Ngành sản xuất gỗ: gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào…được tận dụng lại làm chất đốt.
- Ngành cơ khí-luyện kim: kim loại phế thải, vụn sắt được tái chế ngay trong nhà
máy. CÁc phế thải có lẫn nhiều tạp chất được bán cho các cơ sở tái chế khác bên
ngòai nhà máy hoặc đổ bỏ. Xỉ được bán với giá rẻ hoặc dùng san lấp mặt bằng.
- Ngành sản xuất nhựa – plastic : hầu như tất cả các loại nhựa phế phẩm, bao bì
nylon, ống nước PVA,…đều được tái sử dụng hoặc tái chế thành hững sản phẩm
khác ngay tại nhà máy hoặc được bán cho các cơ sở tái chế khác ngoài nhà máy .
- Ngành sản xuất hóa chất : thường chỉ có bao bì, chai lọ phế thải là có thể được tận
dụng để tái chế thành những sản phẩm khác. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các
hóa chất, dung môi có thể tái sinh, tận dụng lại trong sản xuất.
 Đánh giá tỉ lệ % khả năng tái chế chất thải của từng ngành sản xuất công
nghiệp( trừ công nghiệp khai khoáng):
Chế biến thực phẩm: 60 - 80%
Dệt nhuộm, may mặc: 80 – 90%
Thủy tinh: 100%
Giấy và bột giấy: 100%
Gỗ: 80 – 95%
Cơ khí: 90 – 100%
Hóa chất – Xi mạ: 30%
Luyện kim: 70 – 90%
Nhựa – plastic: 100%
Điện tử: 50 – 80%.
4.2 chất thải lỏng (nước thải công nghiệp)
20
Nước thải công ngiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh,
dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải. (theo QCVN 24-2009).
Trong quá trình sản xuất các nguồn nước thải công nghiệp hình thành do:

- Nước thải hình thành do phản ứng hóa học (chúng bị ô nhiễm bởi tác chất và
các sản phẩm của phản ứng).
- Nước ở dạng ẩm tự do và liên kết trong nguyên liệu và chất ban đầu, được tách
ra trong quá trình chế biến.
- Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị.
- Nước hấp thu, nước làm nguội.
4.2.1 nguyên nhân gây ô nhiễm
Nước thải công nghiệp chứa nhiều các chất vô cơ (như các kim loại nặng, các hợp
chất nito, photpho, lưu huỳnh, các cặn lắng vô cơ…) các chất hữu cơ đặc biệt là
lignin, chất hữu cơ tổng hợp, dung môi hữu cơ…các chất dầu mỡ, các chất tẩy rửa
mà thành phần chất ô nhiễm phụ thuộc vào đặc trưng ngành công nghiệp (đặc trưng
bằng chỉ số COD, BOD,SS…)
Con người khai thác các nguồn nước tự nhiên để cung cấp nước cho các nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất. Sau khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn do chứa nhiều vi trùng và
các chất thải khác. Nếu không được xử lý trước khi thải vào các nguồn nước công
cộng, chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường, trong đó môi trường đất sẽ chịu tác động
trước tiên. Vì nước thải được thải ra chảy vào các sông hồ và từ từ ngấm dần vào
đất. ngoài ra các hồ sử lý nước thải còn cố tình để nước thải ngấm xuống đất.
Đất chỉ có thể lọc bớt một số chất độc hại không thể lọc hết tất cả, như các kim loại
nặng, các ion NO
2
, NO
3
, . khoảng 70% lượng nước thải trong số 1 triệu m
3
/ ngày
không qua xử lý và được đổ trực tiếp ra các sông, hồ… các điểm nóng đang diễn ra
ô nhiễm là các lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ- Đáy, sông Cầu.
21
4.2.2 tác động của nước thải công nghiệp tới môi trường đất

Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn
gây ô nhiễm đất một cách trực tiếp (khi chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất)
hoặc gián tiếp (nguồn gây ô nhiễm được thải vào môi trường nước, môi trường không
khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng, chúng di chuyển đến đất và gây ô
nhiễm đất.
 Kim loại nặng
Trong quá trình sản xuất có nhà máy thải ra một số nguyên tố kim loại nặng như
Cd, Ni, Cr…các kim loại này khi được thải vào môi trường nước sẽ dễ dàng phân tán
ra trong môi trường rộng hơn và tích tụ ở trong đất, sinh vật do tiếp xúc trực tiếp hoặc
gián tiếp qua lưới thức ăn. Kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của
sinh vật hoặc gây chết sinh vật.
22
Tác động của kim loại nặng đến môi trường đất:
- Hình thành hay làm xuất hiện nhiều loại khoáng.
(VD: As với ái lực mạnh có khả năng hình thành hay làm xuất hiện khoảng hơn
200 loại khoáng vật ).
- Tồn tại dưới nhiều trạng thái và trong nhiều dạng hợp chất khác nhau, dễ gây tác
động xấu tới cấu trúc đất ở những điều kiện nhất định.
- Ảnh hưởng tới pH của môi trường đất.
- Có tác động qua lại tới một số nguyên tố khác làm giảm sự hòa tan của các
nguyên tố vi lượng làm giảm độ phì nhiêu của đất gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong
môi trường đất
Nguồn gốc công nghiệp của các kim loại nặng
Kim loại Nguồn gốc
As Nước thải công nghiệp thủy tinh, sản xuất phân bón
Cd Luyện kim, mạ điện, xưởng thuốc nhuộm
Cu Luyện kim, công nghiệp chế đồ uống, thuốc bảo vệ thực vật
Cr Luyện kim, mạ, nước thải xưởng in và nhuộm
Hg Xưởng sản xuất hợp chất có chứa Hg, BVTV có chứa Hg
Pb Nước thải luyện kim, BVTV, nhà máy sản xuất pin, ắc quy

Zn Nước thải luyện kim, xưởng dệt, nông dược chứa Zn và phân lân
Ni Nước thải luyện kim, mạ, luyện dầu, thuố nhuộm
F Nước thải sau khi sản xuất phân lân
Axit Nước thải nhà máy sản xuất axit Sunfuric, đá dầu, mạ điện
• chất hữu cơ
23
Nước thải hữu cơ sẽ làm tăng BOD trong môi trường sinh thái đất, có khi BOD
tăng lên đến 10.000 ppm trong khi ngưỡng của BOD trong dung dịch là 20 ppm
1
. Đồng
thời, khi đó DO trong đất sẽ giảm, hàng loạt các vi sinh vật gây thối nồng nặc xuất hiện
làm hại môi trường sinh thái. Các chất hữu cơ và sản phẩm của nó sau khi phân hủy tạo
thành lớp bùn chứa các chất độc hại gây nguy hiểm cho hệ sinh thái ở khu vực mà nó
có mặt.
• Ví dụ nước thải từ nghành công nghiệp sản xuất tinh bột mì:
Các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có trong
nguyên liệu củ mì tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải
của nhà máy sản xuất bột mì. Đặc biệt xianua có trong củ mì cũng là chất gây ô
nhiễm sau quá trình sản xuất nếu không được xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường.
* BOD liên quan tới việc xác định mức ô nhiễm của nước cấp, nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt, và COD cho biết mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ
và vô cơ chứa trong nước thải công nghiệp. Sự ô nhiễm các chất hữu cơ dẫn đến
suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Oxy hòa tan giảm sẽ dẫn đến suy giảm
sẽ tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thủy sinh, đặc biệt là hệ vi sinh vật. Khi xảy
ra hiện tượng phân hủy yếm khí với hàm lượng BoD quá cao sẽ gây thối nguồn
nước và giết chết hệ thủy sinh, gây ô nhiễm không khí xung quanh và phát tán
rộng theo chiều gió.
* chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên
thủy sinh đồng thời gây mất cảnh quan, bồi lắng lòng hồ, sông, suối

* axit HCN là chất tự nhiên có trong vỏ sắn, axit này gây độc toàn thân cho
người. Trong sản xuất HCN tồn tại trong nước thải, phản ứng với sắt thành sắt
xyanua có màu xám. Hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn là 0,001- 0,04%.
Sơ đồ sản xuất tinh bột mì:
1
Sinh thái môt trường đất, Lê Huy Bá
24
25

×