Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.78 KB, 21 trang )

Kỹ năng PCCC - Ý nghĩa công tác PCCC

Y nghĩa của công tác PCCC:
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, công tác PPCC
có một vị trí hết sức quan trọng. PCCC làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài
sản của Nhà nước, tài sản tập thể và của công dân. Vì cháy là một loại tai nạn dễ xảy ra và khi đã
xảy ra thì vật chất bị thiêu hủy, gây thiệt hại đến tính mạng con người và các cơ sở vật chất kỹ
thuật khác.
Mục tiêu của chế độ ta là xây dựng cho nhân dân có cuộc sống yên vui lành mạnh và hạnh phúc,
tính mạng và tài sản của nhân dân được bảo đảm. Để đảm bảo cho cuộc sống yên vui hạnh phúc
cần thực hiện nhiều công tác khác nhau trong đó có việc PCCC. Các đối tác của Công ty bảo vệ
BẢO VIỆT cũng rất quan tâm đến công tác PCCC để đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất, kinh
doanh của họ. Do đó, họ yêu cầu cao ở lực lượng bảo vệ trong việc PCCC.
Từ thực tế khách quan của tai nạn cháy và yêu cầu của khách hàng đối với Công ty, chúng ta cần
nắm vững những kiến thức về sự cháy nổ và việc phòng chống cháy nổ và chữa cháy khi xảy ra.

Mục đích của công tác PCCC:
Từ xa xưa ông cha ta đã tổng kết trong cuộc sống của con người có bốn loại tai nạn đáng kể đó là:
“Thủy, hỏa, đạo, tặc”. Giặc lửa là kẻ thù của con người. Do vậy phải phòng nó và dập tắt nó khi xảy
ra.
PCCC nhằm đạt được những mục đích sau:
1
Ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất không để nạn cháy xảy ra, chữa cháy kịp thời và có
hiệu quả.
Phát hiện các nguyên nhân, điều kiện gây cháy để có biện pháp phòng ngừa bảo vệ tài sản của
chủ quản.
Phát hiện và ngăn chặn kịp thời bọn tội phạm lợi dụng sự cháy để phá hoại hoặc thực hiện những
ý đồ xấu, bảo vệ tính mạng và tài sản mà ta có nghĩa vụ phải bảo vệ, giữ gìn an toàn chung cho
toàn xã hội.
Kỹ năng PCCC - Khái niệm về cháy nổ


Khái niệm về sự cháy, nổ:
Loài người phát minh ra lửa để nấu thức ăn và sưởi ấm nơi ở. Nhưng sự cháy là gì, thì phải trải
qua hàng ngàn năm mới có giải thích đúng về hiện tượng này.
Người ta cho rằng nhà bác học người Nga Mikhain – Valixép - Lômônôxốp (1711 - 1765) là người
có giải thích đúng đắn về sự cháy. Theo ông: “cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và chiếu
sáng”.
Trong phản ứng hoá học có bao gồm cả phản ứng hóa hợp và phản ứng phân tích cũng dẫn đến
tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng như trường hợp 2NCl3 = 3Cl2 + N2.
Nổ cũng là sự cháy nhưng ở tốc độ nhanh hoặc rất nhanh.
Quá trình nghiên cứu sau Lômônôxốp, người ta nhận thấy các chất cháy không chỉ cháy với oxy
mà còn có thể cháy trong môi trường của những chất oxy hoá khác như: Clo, Brôm, Lưu huỳnh
v v Do vậy ngày nay người ta đã định nghĩa: “cháy là tổng hợp của các quá trình biến đổi lý hoá
phức tạp có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng”.
Những yếu tố và điều kiện cần thiết cho sự cháy.
Sự cháy muốn xảy ra và tồn tại cần phải có 3 yếu tố là : chất cháy, chất ôxy hoá, nguồn nhiệt.
Chất cháy : Là những chất có khả năng tham gia phản ứng với chất ôxy hoá, khi cháy, nổ, bị biến
đổi thành phần hoá học tạo ra sản phẩm cháy đồng thời giải phóng năng lượng nhiệt và phát xạ
ánh sáng. Chúng ta có thể phân loại chất cháy theo trạng thái tồn tại và khả năng cháy của các
chất cháy như sau :
Chất Cháy Rắn: các chất này thường có các thành phần cấu tạo từ các nguyên tố : C, H, S, O, N.
Chất Cháy Lỏng: là những chất cháy ở trạng thái lỏng như xăng, dầu, rượu, benzen, chất cháy
lỏng bao giờ cũng bốc hơi sau đó mới tham gia phản ứng cháy, cho nên quá trình cháy của các
chất lỏng lan nhanh và liên tục.
2
Chất Cháy Khí: là chất cháy dễ dàng kết hợp với không khí hoặc các chất ô xy hoá khác thành
hỗn hợp cháy. Theo một tỷ lệ nhất định nào đó của chất cháy khí hoặc các chất ô xy hoá ở dạng
khí có thể gây nguy hiểm về nổ.
Nếu căn cứ theo khả năng cháy của các chất cháy thì các chất cháy được chia thành 3 dạng sau
Chất không cháy: là chất dưới tác dụng của chất ôxy hóa và nguồn nhiệt cao nhưng không bị bốc
cháy ( ví dụ : chất –CaCO

3
–H
2
SO
4
).
Chất khó cháy: là chất chỉ có khả năng bốc cháy khí có sự tác dụng liên tục của chất ôxy hoá và
nguồn nhiệt cao ( như kim loại sắt đồng …).
Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bốc cháy dưới tác dụng của nguồn nhiệt thông thường.
Chất Ôxy hoá:
Là những chất có khả năng ôxy hoá chất cháy. Trong phản ứng cháy với các chất cháy chúng là
những chất nhận thêm được điện tử hoá trị; ví dụ ôxy ở dạng nguyên chất ôxy trong không khí, các
chất trong nhóm Halogen (Clo, Flo – Brôm …) các chất chứa ôxy như : KmnO
4
, KclO các chất này
dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ phân tích và giải phóng ra ôxy.
Trong thực tiễn các đám cháy thường xảy ra ở môi trường không khí. Nên chất ôxy hoá ở đám
cháy này là ôxy trong không khí về thành phần ôxy trong một đơn vị thể tích không khí chiếm 21%
còn lại 79% là Nitơ và các khí trơ khác. Khi thành phần của ôxy trong không khí giảm xuống đến
14% thì đa số sự cháy của các chất cháy không còn tồn tại nữa.
Nguồn nhiệt:
Nguồn nhiệt của sự cháy là những nguồn cung cấp năng lượng nhiệt cần thiết cho phản ứng cháy.
Nguồn nhiệt có thể là nguồn nhiệt trựcc tiếp (ngọn lửa trần, tia lửa điện, kim loại nung nóng).
Nguồn nhiệt gián tiếp như nhiệt độ do ma sát, do phản ứng hoá học sinh ra.
Ba yếu tố cần cho sự cháy nói trên đó chỉ là điều kiện cần của sự cháy. Nghĩa là có đủ 3 yếu tố đó.
sự cháy chưa chắc đã xảy ra mà nó cần phải có những điều kiện đủ sau đây:
Chất cháy, chất ôxy hoá, nguồn nhiệt phải trực tiếp xúc và tác dụng với nhau thì sẽ không có
phản ứng hoá học xảy ra.
Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp nhiệt phải đủ lớn để phản ứng hoá học tỏa ra đủ để sự cung cấp
và kích thích phản ứng, cho tới khi xuất hiện ngọn lửa.

Công suất nguồn nhiệt: công suất nguồn nhiệt phải có giá trị thích hợp nào đó đối với đối với một
hỗn hợp chất cháy ( chất cháy + chất ô xy hoá ) có như vậy mới đảm bảo năng lượng cung cấp
kích thích của phản ứng xảy ra và đạt tới tốc độ làm xuất hiện sự cháy.
Nồng độ chất ôxy hoá: nồng độ chất ôxy hoá phải đảm bảo một giới hạn nào đó để duy trì sự
cháy. Đối với các chất cháy khác nhau nồng độ ôxy hóa đòi hỏi khác nhau, nhưng đa số các chất
cháy không cháy được nữa khi nồng độ ôxy trong không khí giảm xuống còn 14 – 15%.
Nồng độ chất cháy: đối với chất cháy rắn, dễ xảy ra sự cháy thì chất cháy cần phải đạt tới một
mức độ tập trung vào đó, hay nói cách khác là khối lượng chất cháy đó phải có độ lớn nhất định.
3
Như vậy điều kiện cần và đủ để sự cháy xảy ra và tồn tại phải có đầy đủ 3 yếu tố và 5 điều kiện
cần thiết cho sự cháy. Việc nghiên cứu những yếu tố và điều kiện cần thiết cho sự cháy. Việc
nghiên cứa những yếu tố và điều kiện cần thiết này có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng cháy
và chữa cháy. Giúp chúng ta có phương hướng biện pháp an toàn đối với việc ngăn ngừa sự cháy
xảy ra cũng như dập tắt đám cháy có hiệu quả.
Kỹ năng PCCC - Khái niệm về tự cháy
Khái niệm về tự cháy:
Chúng ta đã nghiên cứu quá trình tự bốc cháy của hỗn hợp chất cháy. Đó là quá trình mà hỗn hợp
chất cháy được nung nóng ban đấu bằng nguồn nhiệt bên ngoài sau đó tự nung nóng cho đến khi
xuất hiện sự cháy. Những hỗn hợp có tính chất lý hoá khác nhau thì có nhiệt độ tự bốc cháy khác
nhau. Cụ thể như một số chất cháy trong không khí có nhiệt độ bốc cháy cao hơn 773
0
K ( Metan,
etan, Pro Pain, than cốc ). Ngược lại những chất cháy có nhiệt độ tự bốc cháy thấp hơn nhiệt độ
bình thường của môi trường không khí là 193
0
K, (Phốt pho trắng, bột nhôm). Những chất này để
trong môi trường không khí với nhiệt độ bình thường, nó sẽ tự nung nóng và xuất hiện sự cháy mà
không cần nguồn nhiệt khác trực tiếp nung nóng. Những chất như vậy được gọi là chất tự cháy.
Như vậy: Quá trình tự cháy là quá trình những chất cháy có khả năng tự nung nóng cho tới khi
xuất hiện sự cháy ở điều kiện nhiệt độ ban đầu bình thường của môi trường xung quanh, mà không

cần tới nguồn nhiệt bên ngoài nung nóng nó.
Bản chất:
Bản chất của quá trình tự cháy cũng giống như quá trình tự bốc cháy. Đó là giữa chất cháy và chất
ôxy hóa xảy ra phản ứng hoá học kèm theo toả nhiệt. Trong mối quan hệ giữa tốc độ toả nhiệt và
4
tốc độ truyền nhiệt ra môi trường xung quanh thích hợp. Hỗn hợp cháy tích nhiệt và tự nung nóng
cho tới khi xuất hiện sự cháy. Hai quá trình này chỉ khác nhau là : quá trình tự cháy xảy ra ở điều
kiện nhiệt độ bình thường của môi trường, do nhiệt độ tự bốc cháy của các chất tự cháy thấp hơn
hoặc bằng nhiệt độ của môi trường xung quanh.
Một số chất tự cháy thường gặp:
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể gặp một số chất tự cháy. Căn cứ vào các chất tiếp xúc
với các loại chất cháy đó mà chúng ta phân ra thành các loại chất tự cháy sau:
Các chất tự cháy khi tiếp xúc với không khí : các chất tự cháy khi tác dụng với không khí, thường là
các loại dầu mỡ, thảo mộc, than mỡ và một số chất vô cơ. Bao gồm: Dầu thực vật (dầu lanh, dầu
trẩu, dầu lạc) than mỏ (than đá), gồm than nâu, than mỡ, than cốc, than Atraxít, than bùn, các loại
thảo mộc như cỏ khô, rơm rạ, lá cây, thuốc lá, thuốc lào… và một số hoá chất tự cháy khi tiếp xúc
với không khí như sun phua sắt FeS. Phốt pho trắng, Phốt hua Hydro, các bua kim loại kiềm, bột
nhôm…
Các chất tự cháy khi tiếp xúc với nước : Một số chất tự cháy khi tiếp xúc với nước như kim loại
kiềm, Hydro kim loại kiềm, phốt phua kim loại v.v… như : Kali, Natri, Rubiđi kim loại kiềm thô như
canxi, hydrô kim loại NaH, các loại kiềm Na
2
C
2
(cac buanatri) K
2
C
2
(cacbuakali).
Các chất tự cháy khi tiếp xúc với chất oxy hoá mạnh :

Nhiều chất cháy, nhất là chất cháy hữu cơ, khi tiếp xúc (tác dụng) với chất oxy hóa, có khả năng tự
cháy. Các chất oxy hóa mạnh đó bao gồm:
Đơn chất : như Halozen ( Clo, Flo, Brôm ).
Hợp chất : các ôxít có chứa ôxy như axít sunphuarít (H
2
SO
4
) ôxít Nitơrích (HNO
3
) các hợp chất ôxy
hóa mạnh như KMNO
4
, KClO
3,
các Pe oxit của kim loại kiềm và kiềm thô.
Kỹ năng PCCC - Biện pháp PCCC
5

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI MỤC
TIÊU


Biện pháp PCCC chung:


Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người có ý thức về PCCC, coi đó là trách nhiệm của bản thân mình để chấp hành những
quy định về phòng chống trong quá trình làm việc, vui chơi, giải trí.

Cung cấp những kiến thức cần thiết về PCCC để họ có thể hiểu và thực hiện những biện pháp phòng cháy và biết chữa
cháy khi xảy ra.


Tổ chức xây dựng phương án PCCC tại các mục tiêu bảo vệ : Thực tế cho thấy việc lập các phương án PCCC tại cơ
quan xí nghiệp, công trường v.v… và tổ chức thực hiện theo phương án đã đề ra đem lại nhiều kết quả thiết thực, góp
phần hạn chế các vụ cháy lớn, dập tắt kịp thời được nhiều vụ cháy, bảo vệ được tính mạng và tài sản.



Nội dung phương án PCCC của mục tiêu có các vấn đề sau:


6
+ Tóm tắt được tính chất đặc điểm có liên quan đến việc phòng cháy và chữa cháy: địa dư, diện tích của mục tiêu, đặc
điểm kiến trúc xây dựng, tính chất hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc, lực lượng và trang thiết bị PCCC.

+ Giả thiết được các tình huống xảy ra và các phương pháp cứu chữa phù hợp với các tình huống đó.

+ Sơ đồ phương án chữa cháy (nơi cháy đầu tiên, hướng lan truyền, bố trí lực lượng chữa cháy v.v…)

+ Kế hoạch thực tập theo mỗi quí, mỗi tháng.

Tổ chức các đội chữa cháy của chủ quản và lực lượng bảo vệ. Phân công vị trí đảm nhận mỗi khi có còi báo động cháy,
hướng dẫn sử dụng các phương tiện, công cụ chữa cháy cho các thành viên đội chữa cháy dự phòng.



Loại trừ tạo thành môi trường cháy:


Đối với các cơ sở sản xuất, các công ty, xí nghiệp mà hoạt động sản xuất để tạo nên môi trường cháy thì có giải pháp về
kỹ thuật an toàn PCCC như:


+ Thông gió để tránh tạo thành hỗn hợp cháy.

+ Các thiết bị sinh nhiệt phải có giải pháp kỹ thuật để khống chế quá trình truyền nhiệt sang vật dễ cháy.

+ Cách ly khu vực có ngọn lửa trần với nơi có chất dễ cháy.

Đề phòng sự tạo thành những nguồn cháy và sự tiếp xúc của chúng với môi trường cháy xung quanh.

Đảm bảo lối thoát cho người khi có cháy xảy ra.

Tổ chức tuần tra canh gác, kịp thời phát hiện cháy để xử lý.

Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy, có nguồn nước dự trữ cho chữa cháy, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho
lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.


7

Phòng cháy và chữa cháy điện:


Cháy do điện quá tải:

Quá tải là hiện tượng tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.

Dòng điện chạy trong dây dẫn lớn hơn trong định mức cho phép đối với từng loại dây.

a/Nguyên nhân:


Khi xây dựng công trình lắp hệ thống đường dây tính toán thiếu chính xác giữa sức tải của dây và công suất tiêu thụ điện
của công trình. Không tính đến việc sử dụng lắp thêm thiết bị khác.

Các công trình nhà lắp thêm dụng cụ tiêu thụ điện tuỳ tiện, thiếu tính toán nhất là các dụng cụ, thiết bị tiêu thụ điện năng
lớn.

Ngoài sự đồng bộ về dây và nơi tiêu thụ phải tính đến cả cấu dao, cầu chì, công tắc nếu không thì các thiết bị đó cũng
nóng lên do không đồng bộ với dây dẫn.

Khi động cơ làm việc quá tải, động cơ 3 pha bị mất 1 pha cũng gây nên hiện tượng quá tải.

Phân phối điện các bộ phận trong một công trình, xí nghiệp hay nhà ở thiếu cân đối gây nên lệch pha và dây dẫn no1ng
lên. đấu, nối tuỳ tiện sử dụng dây không đồng bộ, đồng cỡ, dây nhôm, đồng tiết điện to, nhỏ khác nhau gây nên sự quá
tải.



b/ Biện pháp đề phòng:

Phát hiện quá tải:

+ Dùng các dụng cụ đo để xác định ( nên dùng ampe kế để đo là tốt nhất )

+ Dùng nhiệt kế đo vỏ động cơ xem có bị nóng lên không.
8

Cách đề phòng quá tải:

+ Khi thiết kế công trình tuỳ theo mức tiêu thụ điện mà chọn dây dẫn phù hợp nhằm đảm bảo cường độ thực tế.


+ Không sử dụng quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện đặc biệt : là các dụng cụ có công suất lớn nếu mạng điện không được
tính trước khi lắp đặt cho các dụng cụ đó.

+ Một số dụng cụ điện (Suvrolteur) thường hay cháy do bị nóng kéo dài, do đó phải kiểm tra và khi thấy quá nóng phải cắt
điện, đặc biệt một số cơ quan khi ra về thường để máy biến áp ngậm điện liên tục dể gây cháy.

+ Lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao, cầu chì đúng kỹ thuật.

+ Đề phòng sử dụng nhầm lẫn giữa nguồn và vật tiêu thụ, tất cả thiết bị điện kể cả ổ cắm phải ghi rõ điện thế ( 110 –
220V ).



Cháy do chập mạch:


Chập mạch hay còn gọi là ngắn mạch là hiện tượng dây nóng chạm vào dây nguội, các pha chạm vào nhau.

a/Tác hại của chạm mạch:

Tác hại trước hết của hiện tượng này là cháy dây động cơ, các vật xung quanh.

b/Nguyên nhân gây chập mạch:

Do quá tải, để thiết bị ngậm điện nung nóng kéo dài làm lớp cách điện bị hỏng dẫn đến chập mạch, hiện tượng này
thường xảy ra cháy ở các đèn Neon, quạt điện, động cơ điện v.v…

Do lớp cách điện bị hỏng : nguyên nhân của lớp cách điện bị hỏng do va chạm cơ học, do bị lão hoá là các bó dây đi phía
ngoài nhà, dưới tác dụng của nắng mưa lớp cách điện bị lão hoá bong ra.


Do cây đỗ đè lên dây, đứt dây.
9

Do luồng qua mái tole bị gió tác động làm dây rung động cọ sát làm hỏng lớp cách điện.

Do các mối nối thiếu bọc lớp cách điện.

Bắt dây vào động cơ không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, trong quá trình hoạt động máy rung làm dây tuột chạm vào
nhau hoặc chạm vào máy.

Do tác động của hơi bụi trong môi trường sản xuất làm hỏng lớp cách điện.

c/Biện pháp đề phòng:

Dùng dây đúng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với môi trường tiêu thụ ( nóng ẩm, chất ăn mòn ).

Các mối nối phải so le và băng cách điện phải đảm bảo chắc chắn kết dính tốt không bị bong ra.

Dây bắt vào động cơ. cầu dao công tắc … phải chặt gọn.

Dây đàn đi qua phía ngoài nhà, các dây cách nhau ít nhất 0,25m chắc chắn đề phòng do gió thổi chạm vào nhau.

Không luồn qua mái tole hay thả dây trên mái tole.

Tỉa cây đề phòng cây đổ, cành gãy làm chập dây.

Các nơi sản xuất dùng dụng cụ điện di động, dây phải chịu được bào mòn cơ học; vị trí sử dụng ít ngườii qua lại, tránh
dẫm đạp lên nhau.

Những cơ quan, xí nghiệp có các bó cáp điện mắc phía ngoài phải chống nóng, chống mưa và kiểm tra vỏ bọc thường

xuyên.



Cháy chấn lưu đèn neon:


Rất nhiều vụ cháy chấn lưu đèn Neon dẫn đến cháy nhà, công trình.
10

a/Nguyên nhân cháy:

Là do sự cố ở các cuộn dây trong chấn lưu, quá trình ngậm điện làm nóng chảy nhựa Bitum và sau đó phát sinh cháy
nhựa dẫn đến chập mạch dây dẫn từ nguồn vào… các đèn Neon khi dùng có hiện tượng cháy nhấp nháy và có tiếng kêu
thì phải kiểm tra lại chấn lưu và thay thế ngay.

b/Biện pháp đề phòng cháy khi dùng đèn neon:

Không mắc đèn trực tiếp vào trần hay tường nhà bằng ván ép hay có bọc lót các chất dễ cháy.

Các kho có hơi dễ cháy ( xăng, dầu, cồn ) các cơ sở may, dệt có nhiều bụi nếu dùng đèn Neon phải lắp chấn lưu ở ngoài.

Cụm đèn ( 2 – 4 cái ) hay 1 cái khi lắp phải có giá treo chắc chắn cách trần 0,5m


Cháy do tia lửa điện, cháy do hồ quang điện, sự truyền nhiệt của vật tiêu thụ điện:


Cháy do tia lửa điện:


a/ Khái niệm và nguyên nhân:

Tia lửa điện xuất hiện khi hai bề mặt dây dẫn, thanh dẫn chạm vào nhau hoặc các mối nối bị lỏng.

Ví dụ: Đóng ngắt cầu dao hoặc các mối nối bị hỏng, phích cắm điện.

Tia lửa có nhiệt độ rất lớn từ 1500 độ C – 2000 độ C do đó khi có các chất dễ cháy ở gần như bụi lông, vài sợi, hơi ga,
hơi xăng thì sẽ bị cháy và cháy lan.

b/ Cách đề phòng:

Đối với môi trường hỗn hợp nổ của bụi xăng dầu với không khí thì các thiết bị đóng ngắt điện chiếu sáng phải chống nổ,
không được phép nối dây trong môi trường gây nổ.

11
Việc nối dây, kẹp, hộp dấu công tắc, cầu dao, cầu chì phải đảm bảo chặt và chắc chắn, không được khoảng hở trong
bảng thân các mặt tiếp xúc.



Cháy do hồ quang điện:


a/ Khái Niệm:

Hồ quang điện là sự phóng điện trong không khí tạo nên tia lửa hồ quang đạt nhiệt độ 600 độ C vì vật để cắt kim loại
người ta thường dùng que hàn điện cho phóng hồ quang.

Khi hàn các phôi sắt bắn ra ngoài và nhiệt độ vẫn đạt 1000 độ C do đó dễ đốt cháy các vật xung quanh.


b/ Cách đề phòng cháy, do hồ quang điện gây ra:

Tạo khoảng cách giữa nơi hàn và vật ccháy xung quanh ít nhất là 5 mét, các nơi có hơi xăng dầu khoảng cách là 20 mét,
đối với những vật khó di chuyển thì có biện pháp che cchắn chống hơi hàn rơi vào.

Đối với các ống dẫn xăng dầu, bồn chứa xăng dầu khi muốn hàn phải súc rửa và đo nồng độ hơi đạt mức cho phép mới
được hàn.

Dây dẫn điện đến máy hàn và từ máy hàn đến vật hàn phải đảm bảo chịu tải và phải đi qua môi trường không có nguy
hiểm về cháy nổ.



Cháy do sự truyền nhiệt của dụng cụ điện:


a/ Khái niệm:

Dụng cụ tiêu thụ điện được đề cập đến ở đây là các dụng cụ có diện tích bề mặt nóng tỏa nhiệt như : lò sưởng, bàn ủi,
bếp điện, bóng đèn tròn, đèn Neon.

12
b/ Nguyên nhân gây cháy:

Nhiệt độ bóng đèn tròn 75w có thể đạt 200
0
C nên khi thắp bóng đèn tròn phải để xa các vật dễ cháy và loại trừ ra ngoài
các hỗn hợp nổ.

Dùng giấy bao bọc bóng đèn ( che ánh sáng thay đèn ngủ ).


Đun bếp điện để nguên, khi cạn nước nồi nhôm nóng chảy gây chập mạch và gây cháy.

Dùng lò sấy bằng dây lò so trần, sau khi sấy khô chất cháy bốc cháy .

Ủi quần áo bỏ quyên nhất là khi cắm phích vào nhưng lại cúp điện khi có điện trở lại gây cháy.

c/ Biện pháp đề phòng:

Không dùng bóng đèn tròn nhất là các dụng cụ điện có công suất lớn để sấy quần áo, khoảng cách giữa bóng đèn và các
vật dễ cháy tối thiểu là 5 mét.

Dùng bếp điện phải có người trông coi, dây dẫn phải tốt phù hợp với công suất tiêu thụ.

Không để bàn ủi lên vật dễ cháy.



Cháy động cơ điện:


a/ Nguyên nhân:

Máy bi kẹt quay chậm do không tra dầu mỡ hoặc để bạc đạn hoặc bị vật cản.

Máy ngậm điện nhưng không quay, trường hợp này rất nguy hiểm.

c/ Biện pháp đề phòng:

13

Thường xuyên kiểm tra và bôi dầu mỡ vào các khớp chuyển động cơ, phải có vỏ bảo vệ cách quay đề phòng có vật cản.
Trường hợp máy bị kẹt thì phải cắt điện ngay và sửa chữa kịp thời.
Dùng điện thế đúng với điện thế ghi trên máy.
Kỹ năng PCCC - Các chất chữa cháy

Nước:
Nước là chất dùng để chữa cháy vì có sẵn trong thiên nhiên sử dụng đơn giản và chữa được nhiều
đám cháy.
Dùng nước chữa cháy có 2 tác dụng:
+ Nước có khả năng thu nhiệt lớn có tác dụng làm lạnh/
+ Nước bốc hơi (lít nước thành 1720 lít hơi) nên tạo thành màn ngăn oxy với vật cháy có tác dụng
làm ngạt.
Chú ý: Không dùng nước để chữa cháy các đám cháy kỵ nước như xăng, dầu vì xăng, dầu nhẹ
hơn nước không hòa tan trong nước nên gây cháy lan. Khi trong đám cháy có điện trước hết phải
cắt điện rồi mới chữabằng nước.

2/Cát:
Cũng như nước, cát dùng để chữa cháy rất phổ biến vì sử dụng đơn giản, dễ kiếm và rất có hiệu
quả với nhiều đám cháy.
Tác dụng chữa cháy của cát là làm ngạt và dẫn đến làm ngừng trệ đám cháy. Đối với chất lỏng
cháy, cát còn có tác dụng ngăn lan cháy.
14
Cát dùng chữa cháy phải chứa thành bể, hố cùng với xẻng, xô để khi có cháy sử dụng được nhanh
chóng.

3/Bọt chữa cháy:
Bọt chữa cháy gồm 2 dung dịch tạo bọt :
Dung dịch Sunfat nhôm Al
2
(SO

4
)
3
ký hiệu là A.
Dung dịch Natri Bicacbonnat NaHCO
3
ký hiệu là B.
Bọt có tác dụng chữa cháy các đám cháy lỏng như xăng dầu vì bọt nhẹ hơn nổi lên trên mặt cháy,
liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy với oxy.
Hạn chế của bọt là không chữa được các đám cháy kỵ nước vì trong bọt có nước.
Bình bọt thường có dung tích 10 lít hình trụ đường kính 0,2 met cao 0,5 mét dùng để đụng dung
dịch B, phía gần cổ bình có 1 vòi phun, đối diện với vòi phun ở cổ bình là quai xách, bên trong bình
có gắn một chai bằng nhựa hoặc bằng thuỷ tinh đựng dung dịch A. Khi bảo quản 2 dung dịnh này
tách biệt nhau.
Sử dụng: Khi có cháy xách bình đến cách đám cháy 2 đến 3 mét dốc ngược bình, xóc mạnh và
hướng vòi phun vào góc lửa.
Bảo quản: Để bình nơi dễ thấy, dễ lấy, tránh mưa nắng, định ký kiểm tra chất lượng bọt bằng cách
mở nắp lấy một ít dung dịch tạo bọt ( A=1/6 B trộn lẫn với nhau, nếu độ nở gấp 8 lần trở lên là bọt
vẫn còn tốt.

4/Khí chữa cháy CO
2
:
Khí CO
2
còn gọi là khí cacbonic là loại khí không màu, không mùi, không duy trì sự cháy và sự
sống, không dẫn điện. Khí CO
2
có thể tồn tại ở thể khí nén thành thể lỏng.
Khí CO

2
được bảo quản trong bình thép kín chịu áp lực cao từ 150 – 200 Apm. Từ thể lỏng sang
thể tích CO
2
tăng lên gấp 506 lần từ 1 Kg CO
2
khi phun ra cho ta 506 lít khí CO
2
. Khí CO
2
sinh ra tạo
thành dạng tuyết ( còn gọi là tuyết thần khí ) nhiệt độ rất thấp – 79 độ C, Khí CO
2
có công dụng
chữa cháy điện, mặt khác nó không huỷ hoại hàng hoá nên có thể dùng CO
2
để chữa cháy ở kho
hàng và các nơi lưu trữ tài liệu.
Căn cứ vào các đặc tính trên khí CO
2
có 2 tác dụng :
+ Tác dụng làm lạnh : do nhiệt độ khí CO
2
phun ra làm giảm nhiệt độ xung quanh nên có tác dụng
thu nhiệt của vật cháy nếu nhiệt độ của vật cháy giảm thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó thì ngọn
lửa sẽ tắt.
+ Tác dụng là ngạt : Khi phu vào đám cháy CO
2
lỏng chuyển sang thể khí tăng lên gấp 506 lần, mặt
khác CO

2
nặng hơn không khí nên đẩy không khí ra khỏi chỗ cháy, thiếu oxy vật cháy sẽ tắt. Ngoài
việc làm loãng oxy, khí CO
2
còn làmloãng nồng độ khí, hơi cháy đến giới hạn không cháy.
Cách sử dụng:
15
Khi có cháy nhanh chóng mang bình CO
2
đến nơi cháy, đặt bình xuống đất, tay trái rút chốt an toàn
ra và cầm đầu loa nhựa, hướng loa vào góc lửa, ấn cần bấm cho hơi thoát ra.
Chú y: Càng gần mặt lửa bao nhiêu càng tốt.
Khi chữa điện cao thế phải có găng tay, cao su, mang giày ủng cao su để đề phòng điện giật.
Khi phun phải liên tục, không để gián đoạn, khi tắt hẳn mới thôi.
CO2 chữa lửa các loại trừ Mg bột Al vì 2 hoá chất này phân tích được CO
2
.
Bảo quản:
Phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, không để ngoài trời nắng nơi có nhiệt độ cao mà phải để nơi nhiệt độ
thấp không quá 30
0
C, phải kiểm tra định kỳ, không nên kiểm tra bằng mắt mà phải sử dụng cho khí
phun ra. Sau đó nên cân, nếu bình giảm đi 20% trọng lượng thì phải đem sạc lại.

CÁCH THỨC BÁO CHÁY ĐẾN LỰC LƯỢNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP
Tai nạn gì: hỏa hoạn.
Địa điểm: Ở toà nhà số X, đường Y, Phường K ……
Toà nhà như thế nào? Toà nhà mấy tầng ( 6 tầng ).
Tình trạng: do đun nước tầng 5 bốc cháy, lửa lan ra cửa số ……
Ngoài ra: Hình như có 2 người không chạy kịp.

Người thông báo: Tôi là nhân viên bảo vệ của Công ty Cổ Phần BẢO VIỆT làm nhiệm vụ tại tòa
nhà.
Kỹ năng PCCC - Công tác lập phương án PCCC

16
LẬP PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA
CHÁY


I/- Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH:
Hầu hết các nước trên thế giới ngoài các Bộ luật hình sự, Luật lao động, Luật doanh nghiệp,
Luật thuế… thì không thể thiếu Bộ luật PCCC. Điều này cho thấy việc PCCC là hết sức quan
trọng, bởi lẻ nó làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, của
tập thể doanh nghiệp và của mỗi người dân.
Thực tế khách quan cho thấy, việc xảy ra hỏa hoạn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh do
nhiều nguyên nhân rất dễ xảy ra (do chất cháy lỏng, chất cháy khí, chất cháy rắn, tia lửa điện,
chất oxy hóa…). Làm công việc bảo vệ (bảo vệ chuyên nghiệp) trong đó có việc bảo vệ an toàn
không cháy nổ. Mỗi một nhân viên bảo vệ phải nắm chắc các phương án PCCC của từng mục
tiêu. Người chỉ huy càng cần phải nắm vững hơn và phải điều hành tổ chức chửa cháy khi hỏa
hoạn xảy ra. Lẽ dĩ nhiên không ai muốn có hõa hoạn xảy ra cả, chính vì vậy cần nắm vững những
nguyên tắc cơ bản của PCCC như sau:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn thể mọi người tham gia PCCC.
- Trong hoạt động PCCC thì lấy phòng ngừa là chính, phải tích cực phòng ngừa, hạn chế đến mức
thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do vụ cháy xảy ra.
- Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện
tại chổ.
- Phải chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xả ra
thì chửa cháy kịp thời, có hiệu quả.
Một thực tế khách quan khác, đa số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, văn phòng cao ốc
đều phải có phương án PCCC do bản thân chủ doanh nghiệp lập và trình cơ quan PCCC địa

phương duyệt. Song cũng có nơi chưa làm hoặc chưa kịp làm. Khi thuê bảo vệ chuyên nghiệp,
yêu cầu bảo vệ chuyên nghiệp lập phương án PCCC.
Là công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp chúng ta không có quyền từ chối (mặc dù đây
không phải là nhiệm vụ của bảo vệ). Vã lại việc tự mình lập ra phương án PCCC cho mục tiêu
mình quản lý sẽ giúp cho lực lượng bảo vệ hiểu rõ mục tiêu và hoàn thành tốt hơn trách nhiệm
của mình.
Với tất cả những phân tích trên, khẳng định rằng Chỉ huy trưởng mục tiêu cần thiết phải thông
thạo công việc lập phương án PCCC để chuẩn bị cho mọi tình huống và hoàn thành tốt nhiệm
vụ.
17
II/- YÊU CẦU CÔNG TÁC LẬP PHƯƠNG ÁN PCCC:
Cũng từ phân tích trên, ta có thể rút ra những yêu cầu tối thiểu của một phương án PCCC.
- Khi đã có Luật PCCC thì mọi phương án PCCC đặt ra phải phù hợp với qui định của pháp luật.
- Đối với một mục tiêu cụ thể phải đặt ra được phương án thiết thực sát với thực tế mục tiêu.
- Điều quan trọng là sau khi có phương án phù hợp với luật pháp sát với thực tế thì phải có sự
kiểm tra và duyệt của cơ quan PCCC địa phương (Phường, Xã, Huyện, Thành phố…) tùy theo
qui mô của cơ sở mục tiêu mà có yêu cầu xét duyệt của cấp nào.
III/- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP PHƯƠNG ÁN PCCC:
1/ Từ những yêu cầu trên có thể thấy cần áp dụng những phương pháp cơ bản sau:
a/- Khảo sát tình hình PCCC trên toàn mục tiêu.
b/- Lập sơ đồ bố trí các Phòng, Ban, Xưởng, lưu ý các khu vực có nguy cơ chấy nổ cao. Sơ đồ bố
trí các phương tiện PCCC theo tính chất, vị trí, qui mô của các địa điểm có nguy cơ cháy nổ, sơ
đồ lối thoát hiểm khi có sự cố cháy xảy ra.
c/- Tham khảo ý kiến chủ quản về tình hình PCCC và khả năng cung cấp trang thiết bị PCCC.
Ngoài những phương pháp trên tùy theo tình hình thực tế của các mục tiêu khác nhau có thể bổ
sung các phương pháp khác, để có thể xây dựng được phương án PCCC tối ưu cho từng mục
tiêu.
Qua yêu cầu của công tác lập phương án PCCC với những thông tin thu thập qua các phương
pháp đã tiến hành có thể hình thành cho mình qui trình lập phương án PCCC và áp dụng như
sau:

- Khảo sát tình hình PCCC tại mục tiêu.
- Lập phương án PCCC
- Thông qua chủ quản.
- Trình duyệt tại cơ quan PCCC địa phương.
- Kết hợp của quản triển khai phương án tới từng cán bộ công nhân viên của cơ quan chủ quản và
nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp của mình.
- Tổ chức tập vợt theo phương án thông qua tình huống cụ thể có khả năng xảy ra tại mục tiêu.
2/ Nội dung phương án PCCC:
Trong nội dung phương án PCCC của một mục tiêu nhất thiết phải bao quát được các vấn đề
sau:
2.1/ Đặc điểm của mục tiêu liên quan đến công tác PCCC:
- Vị trí địa lý: Ghi rõ các công trình, đường phố, lối, xóm, sông, hồ, ao tiếp giáp với mục tiêu.
- Đường giao thông trong và ngoài mục tiêu: Ghi rõ các tuyến đường, những tác động ảnh hưởng
đến việc lưu thông, khoảng cách đến đội cảnh sát PCCC, quản lý địa bàn mục tiêu, đặc biệt giao
thông nội bộ.
- Nguồn nước và các nguồn vật tư khác (nếu có) có thể sử dụng cho PCCC:
18

TT Nguồn nước Trữ lượng(m3) hoặc lưu
lượng (lít/h)
Vị trí, khoảng cách nguồn
nước tới “M” (m)
Những điểm cần lưu
ý
01 02 03 04 05
Bên trong
Bện ngoài

Trong phân vùng thống kê các nguồn nước hoặc các vật tư khác có thể phục vụ cho PCCC, ghi
rõ khả năng lấy nước vào mùa mưa, mùa khô, phương án lấy hiệu quả nhất, chỉ rõ vị trí, khoảng

cách tới mục tiêu từ nguồn bên ngoài.
- Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc hại tại mục tiêu:
Phần này cần ghi rõ đặc điểm kiến trúc xây dựng (bao nhiêu tầng, mái ngói, lá, tường gạch,
đất…) và bố trí các hạng mục công trình trên khuôn viên “M”, phân tích tính chất công nông sử
dụng vào các hạng mục liên quan đến nguy cơ cháy, nổ, độc.
Đặc điểm của nguy cơ cháy nổ, độc (chất gây cháy, nổ, độc, khối lượng, số lượng, vận tốc cháy,
đặc điểm cháy, khả năng cháy lan sang các khu vực xung quanh).
- Lực lượng, phương tiện chửa cháy tại mục tiêu:
* Lực lượng:
* Phương tiện PCCC:
Đối với phần này cần ghi rõ số đội viên trong đội PCCC của đơn vị chủ quản trong và ngoài giờ
làm việc, người phụ trách việc phân công của nhân viên bảo vệ trong ca làm việc, chủng loại, số
lượng vị trí đặt các phương tiện PCCC (Chỉ thống kê phương tiện PCCC đảm bảo chất lượng
theo qui định), lực lượng và phương tiện tại chổ có thể thường xuyên bổ sung.
2.2/ Phương án xử lý tình huống cháy lớn phức tạp nhất:
Tùy theo từng “M” có đặc điểm khác nhau mà chọn tình huống phức tạp nhất tại “M” đó.
2.2.1/ Giả định tình huống cháy:
Trong trường hợp này cần giả định tình huống xấu nhất:
Cháy dễ lan, gây thiệt hại vầ người và tài sản.
Gặp khó khăn phức tạp cho việc chửa cháy, cứu người.
Cần phải huy động nhiều lực lượng mới có thể xử lý được.
Trong tình huống giả định nêu rõ thời điểm xảy cháy, điểm xuất phát cháy, nguyên nhân xảy ra
cháy, chất cháy, thời gian cháy… dự kiến khả năng lan truyền của đám cháy và những ảnh
hưởng tác động tới việc chửa cháy (thời gian, khói, khí độc, sụp công trình, dự kiến vị trí số
lượng người làm nạn).
2.2.2/ Tính toán lực lượng, phương tiện chửa cháy:

TT Đơn vị huy động Số người huy động Số lượng, chủng loại phương Ghi chú
19
tiện huy động

01 02 03 04 05

Để làm việc này cần tính diện tính diện tích cháy (giả định), diện tích chửa cháy, lượng nước
cần thiết để chửa cháy, lực lượng, phương tiện để làm mát, chửa cháy, cứu người.
2.2.3/ Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chửa cháy:

TT Đơn vị huy
động
Điện thoại Số nước huy
động
Số chủng loại phương
tiện huy động
Số chủng loại phương tiện
huy động
01 02 03 04 05 05

2.2.4/ Kế hoạch triển khai chữa cháy:
Phần này cần giả định cụ thể từng việc cho từng lực lượng, vị trí cho các phương tiện chữa
cháy.
a/ Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chổ:
Ở đây cần phân rõ cho từng người, từng bộ phận các công việc cụ thể:
- Ai cắt điện, ở đâu ?
- Ai báo cháy ?
- Ai triển khai chửa cháy ?
- Ai tổ chức cứu người ?
- Ai đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham gia chửa cháy (trong trường hợp cháy kéo dài) ?
- Ai đón tiếp lực lượng được huy động đến ?
- Tổ chức bảo vệ hiện trường đám cháy.
- Khắc phục hậu quả đám cháy.
b/ Nhiệm vụ lực lượng Cảnh sát PCCC:

Trong phần này giả định phải nêu rõ nhiệm vụ của tiểu đội, đơn vị nhận tin.
- Điều động lực lượng, phương tiện đến đám cháy.
- Tính chất đám cháy.
- Chỉ huy chửa cháy, tham mưu tác chiến.
- Bố trí phương tiện chửa cháy, cứu người.
c/ Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác:
Ở phần này đề cập đến các nhiệm vụ của các lực lượng:
- Công an
- Quân đội
- Y tế
- Cấp nước
20
2.2.5/ Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để chửa cháy tình huống cháy lớn phức tạp nhất:
Vì đây là tình huống giả định phức tạp nhất, nên phải lập được sơ đồ bố trí lực lượng và phương
tiện chửa cháy cụ thể.
- Vẽ mặt đường tổng thể (Nếu là nhà cao tầng phải vẽ cả mặt cắt đường), bao gồm các công
trình, đường phố, sông, hồ… giáp ranh “M”.
- Chỉ hướng gió chủ đạo.
- Giao thông, nguồn nước bên trong và chỉ dẫn nguồn nước bên ngoài, kích thước các công
trình, khoảng cách giữa các hạng mục (Xưởng, nhà kho…) vị trí đám cháy giả định.
- Bố trí lực lượng để chửa cháy, hướng tấn công chính, vị trí ban chỉ huy… các ký hiệu, hình vẽ
trên sơ đồ phải thống nhất theo qui định.
2.3/ Phương án xử lý một số tình huống cháy cụ thể:
Ngoài phương án giả định tình huống phức tạp nhất, cần đặt ra phương án xử lý cháy ở diện hẹp
(cháy kho ở “M”, cháy khu văn phòng, cháy bãi xe vận tải…)
Về nội dung phương án viết như cho tình huống phức tạp nhất, song phải nêu biện pháp cụ thể
cho từng tình huống khác nhau, ở mức độ khác nhau.
21

×